Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn nguyễn kiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.3 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THU HIÊN

NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THU HIÊN
NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐINH TRÍ DŨNG
NGHỆ AN - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7


7. Cấu trúc luận văn 7
Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN TRONG MẢNG TRUYỆN NGẮN
VIẾT VỀ NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN 8
1.1. Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Việt Nam hiện
đại 8
1.1.1. Nông thôn trong truyện ngắn trước 1945 8
1.1.2. Nông thôn trong truyện ngắn từ 1945 đến 1975 15
1.1.3. Nông thôn trong truyện ngắn từ 1975 đến nay 23
1.2. Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên 27
1.2.1. Vài nét về con người 27
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 30
1.3. Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
35
1.3.1. Khái niệm truyện ngắn 35
1.3.2. Nguyễn Kiên - nhà văn trọn cuộc đời chung thủy với đề tài
nông thôn và người nông dân 37
1.3.3. Cơ sở hình thành cảm hứng viết về nông thôn và người
nông dân 40
Tiểu kết chương 1 42
Chương 2
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG NÔNG THÔN VÀ HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN 43
2.1. Hiện thực cuộc sống nông thôn 43
2.1.1. Những tình cảm tốt đẹp ở nông thôn 43
2.1.2. Nét đẹp một thời của phong trào hợp tác hóa 49
2.1.3. Những chấm phá về cuộc sống bấp bênh, đói nghèo và tâm
lý tiểu nông của người nông dân 55
2.2. Hình tượng người nông dân 61
2.2.1. Hình tượng thanh niên nông thôn 61

2.2.2. Hình tượng người phụ nữ nông thôn 66
2.2.3. Hình tượng những người cán bộ lãnh đạo ở nông thôn 70
2.3. Hình tượng thiên nhiên 75
2.3.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê 75
2.3.2. Thiên nhiên gắn bó hài hòa với tâm trạng con người 79
Tiểu kết chương 2 83
Chương 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG
NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN 84
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 84
3.1.1. Chú trọng miêu tả ngoại hình 85
3.1.2. Khắc họa hành động kết hợp với khắc họa nội tâm 91
3.1.3. Ngôn ngữ đối thoại sinh động 96
3.2. Giọng điệu 101
3.2.1. Giọng ngợi ca, tin tưởng 102
3.2.2. Giọng trữ tình, thương cảm 107
3.2.3. Giọng phê phán nhẹ nhàng 110
3.3. Ngôn ngữ 113
3.3.1. Ngôn ngữ dân dã, đời thường, gần gũi với người nông dân
113
6
3.3.2. Sử dụng thủ pháp so sánh 117
3.3.3. Sử dụng phương ngữ Bắc bộ 122
Tiểu kết chương 3 127
KẾT LUẬN 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nông thôn và người nông dân là một trong những mảng đề tài lớn

và có vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà văn,
nhà thơ lớn viết và thành công trên đề tài này, trước hết phải kể đến Nguyễn
Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Kiên, Đào Vũ Nói riêng về truyện ngắn, văn học Việt Nam đã có số
lượng lớn tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân, khám phá
nhiều phương diện về hiện thực cuộc sống cũng như con người nông thôn.
Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Kiên, chúng ta sẽ hiểu hơn mảng sáng tác quan
trọng này trong văn học Việt Nam hiện đại.
1.2. Nguyễn Kiên là nhà văn có nhiều thành công ở thể loại truyện
ngắn, đặc biệt là các truyện viết về nông thôn khoảng những năm 60,70 của
thế kỷ XX. Những truyện ngắn của ông đầy ắp hơi thở cuộc sống, là sách
hay trong thời của nó, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Là người "cày sâu
cuốc bẫm" trong mảng đề tài nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên
đã xác lập được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tìm
hiểu truyện ngắn Nguyễn Kiên viết về đề tài nông thôn và người nông dân,
chúng ta có điều kiện nhìn lại và hiểu hơn sự nghiệp văn học của ông - một
người tâm huyết với đề tài nông thôn và nông dân trong văn học Việt Nam
hiện đại.
1.3. Luận văn “Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn
Nguyễn Kiên” sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu văn học cũng như
việc giảng dạy truyện ngắn nói chung và truyện ngắn về đề tài nông thôn,
người nông dân nói riêng trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông.
1
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình, bài viết bàn về sự nghiệp sáng tác Nguyễn
Kiên nói chung
Nguyễn Kiên vào làng văn với một sự nghiệp văn học không phải là đồ
sộ nhưng cũng khá dày dặn trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa,
truyện thiếu nhi và tiểu thuyết. Những tác phẩm của Nguyễn Kiên đã được
xuất bản: Trong làng (truyện ngắn, 1965, 1995); Vụ mùa chưa gặt (Tuyển

chọn, 1974, 1982); Nơi xa (tuyển chọn, 1996); Đáy nước (truyện ngắn, 1985);
Miếu hoang (truyện ngắn, 1992); Những mảnh vỡ (truyện ngắn, 1995); Chim
khách kêu (truyện ngắn, 2001); Lá rụng (truyện vừa,1962); Chân sông (truyện
vừa, 1967); Chặng đường nhớ lại (truyện vừa, 1984); Vùng quê yên tĩnh (tiểu
thuyết, 1974), Nhìn dưới mặt trời (tiểu thuyết, 1981); Một cảnh đời (tiểu
thuyết, 1992); Những ngày đi lưu động (truyện thiếu nhi, 1956, 1986) Đặc
biệt năm 2002, cùng với Chim khách kêu, nhà văn Nguyễn Kiên đã được nhận
giải thưởng văn học Đông Nam Á. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình
lớn nào tập trung nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Kiên. Bàn về
những sáng tác của ông còn rất ít, là những bài lẻ tẻ, chỉ dừng lại ở những
khái quát, nhận xét mang tính chung chung.
Trên trang có đăng tải nhận xét về nhà văn như sau:
“Nguyễn Kiên vào làng văn với truyện thiếu nhi “Chú đất nung” (kiểu “Chú
lính chì”của Andersen) cách nay gần 60 năm, có viết và có thành tựu về tiểu
thuyết: “Vùng quê yên tĩnh” và “Nhìn dưới mặt trời” là sách hay trong thời
của nó, nhưng bạn đọc vẫn nhớ Nguyễn Kiên như một bậc thầy truyện ngắn.
Nhiều truyện ngắn của ông đạt đến kinh điển do bố cục vững chãi, miêu tả
tâm lý tự nhiên và tinh tế. Đáng kể nhất trong văn Nguyễn Kiên là, do giữ các
trọng trách trên văn đàn, ông không thể không viết về chiến tranh, về hiện
thực đời sống (công trường, hợp tác xã…) nhưng ông biết nhanh chóng lách
2
qua cái nền thoáng và trong, đưa ngòi bút lách sâu vào số phận éo le của các
nhân vật khiến bây giờ đọc lại, những con người ấy vẫn đọng lại còn thời thế
thì đã nhiều chồng lấn nhạt nhòa”. Như vậy trong lời nhận xét này, người viết
đã ghi nhận những thành công của Nguyễn Kiên ở lĩnh vực truyện ngắn so
với tiểu thuyết và truyện viết cho thiếu nhi. Đặc biệt trong lĩnh vực truyện
ngắn Nguyễn Kiên đã có những khai thác sâu vào số phận éo le của các nhân
vật chứ không đơn thuần là phản ánh một cách đơn điệu những vấn đề lịch sử
dân tộc như chiến tranh, lao động sản xuất và thể hiện một nghệ thuật viết
truyện ngắn già dặn, cao tay. Chính vì thế mặc dù không phải là người đầu

tiên viết về nông thôn và người nông dân và trước ông đã có những cây đại
thụ nhưng Nguyễn Kiên vẫn để lại dấu ấn trong lòng độc giả vì những tìm tòi,
sáng tạo riêng của mình.
Trên trang với bài viết: Nhà văn Nguyễn Kiên-
Vụ mùa chưa gặt có nhận xét: “Với những tác phẩm đầy ắp hơi thở của cuộc
sống, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, Nguyễn Kiên đã xác lập được chỗ
đứng của mình tại Hội Nhà văn Việt Nam với tư cách là một nhà văn chuyên
nghiệp”. Trong lời nhận xét trên, người viết một lần nữa khẳng định vị trí của
nhà văn Nguyễn Kiên trong làng văn học Việt Nam và trong lòng độc giả.
Điều tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của văn ông chính là tính chất sinh động,
hấp dẫn, mang hơi thở cuộc sống, máu thịt như cuộc sống.
Nhà văn Vũ Tú Nam - một người bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn
Kiên đã nhận xét như sau: “Anh như người thợ thủ công, làm việc cặn kẽ, cẩn
thận, tỉ mỉ, chu đáo. Chúng ta thấy trong sáng tác của Nguyễn Kiên ngôn ngữ
Bắc Bộ tinh tế, sinh động” [33, 2]. Lời nhận xét của Vũ Tú Nam lại nghiêng về
đánh giá những ưu điểm của phẩm chất, đạo đức nhà văn và giá trị nổi bật về
mặt nghệ thuật trong sáng tác của ông. Quả thực trong sáng tác của Nguyễn
Kiên, nhất là ở mảng viết về nông thôn và người nông dân, Nguyễn Kiên đã sử
3
dụng phương ngữ Bắc bộ trong việc miêu tả khung cảnh nông thôn và xây
dựng nhân vật, tạo nên những trang văn hấp dẫn, ấn tượng, sinh động.
Đặc biệt sau khi nhà văn Nguyễn Kiên qua đời có một số bài viết đăng
tải đánh giá về con người, cuộc đời, đóng góp và sự nghiệp sáng tác của ông.
Đáng chú ý là nhận xét của Nguyễn Thanh Hóa với bài viết “Di cảo nhà văn
Nguyễn Kiên” đăng trên nguồn như sau: “Nhà văn Nguyễn Kiên
(1935-2014) tên thật là Nguyễn Quang Hưởng, quê gốc ở làng Vạn Phúc, Hà
Đông, là một nhà văn của đồng quê với văn phong giản dị, hàm súc. Đằng sau
mỗi nhân vật, thân phận, mỗi cốt truyện của ông đều ẩn chứa một sự chiêm
nghiệm, một triết lý nhân sinh khiến người đọc phải suy ngẫm. Với ông, điều
quan trọng là “phải sống thường xuyên và phải đạt đến độ sâu sắc để cảm

nhận cuộc sống một cách trực tiếp”. Theo Nguyễn Thanh Hóa thì cái hay của
văn Nguyễn Kiên chính là ở chỗ giản dị, hàm súc. Không cầu kì, hoa mĩ, trau
chuốt mà sức nặng của văn Nguyễn Kiên chính là những bài học nhân sinh
sâu sắc được rút ra sau những cốt truyện, mỗi nhân vật. Những cảm nhận về
cuộc sống của môt nhà văn từng trải, Nguyễn Kiên gửi gắm vào hình tượng
nhân vật và từ hình tượng nhân vật, người đọc lại được chiêm nghiệm về nó.
Trên trang , trong bài: “Những năm tháng
được mùa đẹp đẽ”, Nguyễn Trung Đỉnh đã cho rằng: “Nhà văn Nguyễn Kiên
với các tác phẩm đặc sắc viết về nông nghiệp, nông thôn: Vùng quê yên tĩnh,
Lá rụng, Nhìn dưới mặt trời, Chặng đường nhớ lại, Một cảnh đời. Sách của
ông, cũng như cách sống khiêm nhường ấm áp của ông không bao giờ là
những chuyện gây ồn ào. Nó như cuộc sống đầy ắp tình người của ông vậy.
Thời gian đi qua, nhưng cái tình còn lại. Nó vẫn là tiếng nói ấm áp đầy truyền
cảm của một thời đầy biến động mà đất nước ta phải trải qua - thời gian khó”.
Như vậy Nguyễn Trung Đỉnh cho rằng sự nghiệp của Nguyễn Kiên gắn với
đề tài nông thôn và người nông dân. Những tác phẩm của Nguyễn Kiên hấp
4
dẫn bởi nó chứa đựng tình người ấm áp, nó lưu lại một thời không thể nào
quên của dân tộc - thời gian khó.
Như vậy theo thống kê của chúng tôi thì những bài viết về sáng tác của
Nguyễn Kiên chưa nhiều và còn lẻ tẻ, vụn vặt. Có thể nói rằng đây là một
mảnh đất còn để ngỏ, hứa hẹn nhiều thú vị, hấp dẫn với những ai có hứng thú
khám phá, khai thác về nó.
2.2. Những công trình, bài viết bàn về truyện ngắn Nguyễn Kiên (ở
đề tài nông thôn và nông dân)
Nguyễn Kiên là người chung thủy với đề tài nông thôn và người nông
dân. Trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại (1945-1975), khi đánh giá về
những thành tựu của văn xuôi 1954-1964, tác giả Mã Giang Lân có viết:
“Thành tựu nổi bật của văn xuôi viết về nông thôn thể hiện trong những sáng
tác về thời kì xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp. Những tác phẩm tiêu biểu:

Xung đột (Nguyễn Khải), Cái hom gió (Vũ Thị Thường), Cái lô cốt (Châu
Diên), Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Hãy đi xa hơn nữa, Người trở
về (Nguyễn Khải), Đồng tháng năm (Nguyễn Kiên), Con trâu bạc (Chu
Văn) Không chỉ bám sát hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, phản ánh
cuộc đấu tranh giữa hai con đường đang diễn ra quyết liệt, đa dạng ở nông
thôn mà còn giải quyết được nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn nông
dân từ vị trí làm chủ cá thể sang cương vị làm chủ tập thể” [39, 26]. Trong
đánh giá chung về thành công của các tác giả viết về nông thôn và người nông
dân giai đoạn văn học 1954-1964, Mã Giang Lân ghi nhận vai trò đóng góp
của Nguyễn Kiên, đặc biệt là ở mảng truyện ngắn.
Có thể xem công trình nghiên cứu quy mô, toàn diện và sâu sắc về sáng
tác của Nguyễn Kiên với đề tài nông thôn và người nông dân là luận văn thạc
sỹ của Bùi Thị Thanh (2012): Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết
Nguyễn Kiên. Trong luận văn này người viết đã đánh giá khá toàn diện về nội
dung cũng như nghệ thuật và những đóng góp của Nguyễn Kiên trong tiểu
5
thuyết viết về đề tài nông thôn và người nông dân. Theo tác giả ở phương
diện nội dung tiểu thuyết Nguyễn Kiên không dừng lại ở việc khám phá
những mặt nổi lên dễ nhìn thấy ở bề ngoài mà đi sâu khai thác những vấn đề
mang tính bản chất của đời sống nông thôn vào những thời điểm lịch sử nhất
định. Nhà văn cũng đã xây dựng được những hình tượng đẹp về người cán bộ
lãnh đạo, người thanh niên, người phụ nữ nông thôn và những bức tranh đẹp
về thiên nhiên mang những đặc điểm riêng của nó. Về nghệ thuật, Nguyễn
Kiên đã có những tìm tòi, sáng tạo trong xây dựng nhân vật, trong sử dụng
ngôn ngữ và xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật. Chính vì thế Nguyễn
Kiên đã xác lập được vị trí của mình trong làng văn học Việt Nam.
Với nhận xét đăng trên trang http: /vnca.com.vn, người viết cho rằng:
“Bạn đọc vẫn nhớ đến Nguyễn Kiên như một bậc thầy truyện ngắn. Nhiều
truyện ngắn của ông đạt đến độ kinh điển do bố cục vững chãi, miêu tả tâm lý
tự nhiên và tinh tế”. Như vậy, nhiều ý kiến đều cho rằng thành công hơn cả

trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Kiên vẫn là mảng truyện ngắn, nhất là ở
mảng đề tài viết về nông thôn và người nông dân. Đáng tiếc là cho đến nay
chưa có một công trình nghiên cứu lớn nào về mảng đề tài này trong truyện
ngắn của ông. Chính vì lẽ đó ở luận văn này chúng tôi mạnh dạn khai thác đề
tài: Nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Kiên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề nông thôn và người nông
dân trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Nguyễn Kiên chủ yếu sáng tác trên hai thể loại truyện ngắn và tiểu
thuyết. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về
truyện ngắn của ông. Văn bản khảo sát là tập Truyện ngắn Nguyễn Kiên, Nxb
Công an nhân dân, HN, 2004.
6
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về nông thôn và người nông dân đặt ra trong
truyện ngắn Nguyễn Kiên.
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện vấn đề nông thôn và người nông dân
trong truyện ngắn Nguyễn Kiên.
- Bước đầu xác định vai trò, vị trí của truyện ngắn Nguyễn Kiên trong
mảng truyện ngắn viết về nông thôn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn phân tích và làm rõ những khám phá riêng về con người,
cuộc sống ở nông thôn và những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện con
người, cuộc sống ở nơi đây trên thể loại truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Kiên.

- Luận văn có thể được dùng tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên,
học viên ngành Ngữ văn và những ai quan tâm đến sáng tác của Nguyễn Kiên,
nhất là mảng truyện ngắn của ông viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn chia làm ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Kiên trong mảng truyện ngắn viết về
nông thôn và người nông dân
Chương 2: Hình tượng con người và cuộc sống nông thôn trong
truyện ngắn Nguyễn Kiên
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người và cuộc sống nông thôn
trong truyện ngắn Nguyễn Kiên
7
Chương 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KIÊN TRONG MẢNG TRUYỆN NGẮN
VIẾT VỀ NÔNG THÔN VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
1.1. Đề tài nông thôn và người nông dân trong truyện ngắn Việt
Nam hiện đại
1.1.1. Nông thôn trong truyện ngắn trước 1945
Xã hội Việt Nam trước 1945 có sự biến đổi to lớn, từ chế độ thuần nhất
phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Nghĩa là có sự thay đổi
trong cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, cơ cấu giai cấp. Nhưng riêng ở nông thôn
Việt Nam thì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến
gắn liền với sự tồn tại của giai cấp địa chủ và nông dân về cơ bản vẫn như
trước. Và sự áp bức giai cấp giữa địa chủ và nông dân ngày một gay gắt, căng
thẳng hơn. Thêm vào đó là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
khiến cho nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa, phá sản trở thành nguồn nhân
công đông đảo, rẻ mạt cho các hãng buôn, các chủ thầu, chủ đồn điền của
Pháp. Ruộng đất bị chiếm đoạt tập trung trong tay thực dân Pháp và quan lại
tay sai. Bức tranh đời sống xã hội đó của nước ta đã được phản ánh qua nhiều

tác phẩm kí sự, tiểu thuyết và truyện ngắn. Riêng mảng truyện ngắn viết về
nông thôn và người nông dân thời kì này cũng có nhiều thành tựu.
Nguyễn Bá Học thuộc lớp những nhà văn nổi tiếng đầu tiên ở Việt
Nam viết truyện ngắn phản ánh xã hội thành thị và cuộc sống nông thôn lúc
bấy giờ. Trong một loạt truyện ngắn của ông: Câu chuyện gia đình, Chuyện
ông lý Chắm, Có gan làm giàu, Chuyện cô chiêu Nhì ta thấy một sự đối lập
giữa cuộc sống nông thôn và thành thị. Ở thành thị là một cuộc sống náo
động, xô bồ, chen chúc với những “ca quán”, “đổ trường” và những kẻ phản
trắc, trụy lạc. Trong khi đó ở nông thôn ngày càng tàn tạ, vắng lặng, ngưng
8
đọng với sự sụp đổ của Nho học, với những người nông dân, đặc biệt là người
phụ nữ, sống an phận thủ thường theo nền nếp cũ.
Tiếp đến phải kể đến Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Trong
truyện tác giả đã cho ta thấy cảnh ngộ thương tâm của những người nông dân
trong cảnh phu phen, tạp dịch: hàng nghìn dân phu đang vật lộn với mưa và
bùn, cố làm chắc con đê đang bị nước sông đe dọa; trong khi ấy, giữa đình
làng, viên quan huyện với lính tráng phục dịch sòng bài, với nha lại, chánh
tổng thù tiếp, đang đánh tổ tôm để tiêu khiển. Bỗng có một người nhà quê
mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, xông vào đình, thở không ra hơi:
“Bẩm quan lớn Đê vỡ mất rồi!”. Anh ta bị quan đuổi thẳng cánh. Trong
khi ấy thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà
cửa trôi băng, lúa má ngập
Có thể nói, văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX đến
1930 là giai đoạn văn học cận đại có tính chất giao thời. Truyện ngắn nói
chung, truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân nói riêng cũng nằm
trong tính chất giao thời đó, nghĩa là nó chưa có những thành công thực sự.
Văn học Việt Nam viết về nông thôn và người nông dân thực sự nở rộ, nhiều
thành tựu phải kể đến những năm 30, 40 của thế kỉ XX.
Văn học lãng mạn Việt Nam xuất hiện như một trào lưu trong thời kì
1932-1945, bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào “Thơ mới”.

Riêng với nhóm Tự lực văn đoàn với những cây bút nổi tiếng như: Nhất Linh,
Khái Hưng, Thạch Lam các sáng tác của các nhà văn trong Tự lực văn đoàn
đã để lại một dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của văn học Việt Nam thời kì
này. Thành tựu chủ yếu của Tự lực văn đoàn vẫn là tiểu thuyết. Một loạt các
tiểu thuyết viết về nông thôn và người nông dân như: Hai vẻ đẹp, Con đường
sáng, Gia đình, Đoạn tuyệt đã thể hiện được sự quan tâm của các tác giả về
đề tài này. Riêng về truyện ngắn thành tựu không nhiều, đặc biệt là truyện
9
ngắn viết về nông thôn và người nông dân. Tuy nhiên ta vẫn thấy thấp thoáng
trong các truyện ngắn của họ hình bóng của nông thôn và người nông dân.
Trong truyện ngắn Nô lệ, Nhất Linh vạch trần những thủ đoạn cướp
bóc ruộng đất nông dân của một tên chủ đồn điền cà phê ở Thanh Sơn và hệ
lụy là những người nông dân đang sống một cuộc sống tự do “ruộng mình
mình cấy; đường mình mình đi, nghêng ngang ai nạt ai cấm” bây giờ mất
ruộng, hóa thành những nô lệ làm phu trong đồn điền. “Trước là ông chủ, nay
hạ xuống bậc người làm công, trước làm tôi tớ cho miếng đất, bây giờ đem
thân nô lệ một người. Buổi chiều đến, thấy ngọn đèn sáng trên núi cao, tiếng
chó Tây cắn người inh ỏi, anh em ngồi quanh bếp nói với nhau: “Ấy đèn ông
chủ”, “Ấy chó ông chủ”. Như vậy trong truyện ngắn Nô lệ, Nhất Linh đã bộc
lộ thái độ phê phán bọn địa chủ phong kiến và sự cảm thông chân thành với
nỗi khổ cực của người dân quê: những người làm công, cuộc sống phụ thuộc
vào những ông chủ, bà chủ.
Thái độ phê phán bọn địa chủ, phong kiến quan liêu bóc lột, sự cảm
thông chân thành với nỗi khổ cực của người dân quê sau lũy tre xanh, sau này
còn được thể hiện trong các sáng tác của Nhất Linh như Tối tăm, Người quay
tơ”. Trong các sáng tác này thể hiện một sự thông cảm, gần gũi và bênh vực
người nông dân của ông. Tuy nhiên ta cũng thấy tư tưởng cải lương, có tính
chất ảo tưởng, ngây thơ của Nhất Linh: cải cách đời sống dân quê bằng cách
dựa vào lòng tốt cá nhân của những địa chủ tân học.
Thạch Lam là một tài năng trẻ hình thành trong thời kì Mặt trận Dân

chủ và chắc chắn có chịu ảnh hưởng ít nhiều của phong trào. Trong sáng tác
của mình Thạch Lam thể hiện một tinh thần dân tộc đậm đà và có một sự
cảm thông chân thành đối với những người dân quê nghèo khổ: Gió lạnh
đầu mùa, Nhà mẹ Lê. Cả một đời thơ ấu Thạch Lam sống gần gũi bên những
người mẹ nghèo lam lũ và đông con như mẹ Lê, mẹ Đối, những người dân
10
quê ở Hà Nam, Phủ Lý vì bị lụt lội, đói kém nên phải tha phương cầu thực,
kéo nhau đến kiếm ăn ở một phố huyện vùng trung du. Thạch Lam viết về
những người dân nghèo với một niềm cảm thương chân thành, man mác.
Niềm cảm thương đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi nói đến thân phận những
bà mẹ, người vợ Việt Nam đang tần tảo, nhưng chịu đựng, hy sinh thầm lặng
trong cuộc đời cũ. Có thể nói trong Tự lực văn đoàn, Thạch Lam là người có
khuynh hướng hiện thực hơn cả. Kết thúc các truyện ngắn của ông có lúc
đau đớn quá, tàn nhẫn quá, nhưng đó lại là sự thật. Ở đó Thạch lam đã sử
dụng một bút pháp hiện thực tỉnh táo, ông không bằng lòng với bất cứ một
sự tô màu mỹ học lộ liễu nào.
Nếu như Thạch Lam viết nhiều về người dân nghèo làm thuê, làm
mướn ở cái phố chợ tồi tàn gần ngay huyện lỵ Cẩm Giàng vùng trung châu thì
Trần Tiêu hướng hẳn về nông thôn. Trong tác phẩm Con trâu ông nói lên cái
ước mơ suốt đời của người nông dân là có được một con trâu cày để làm ăn
mát mặt hơn. Sau lũy tre ông đi sâu vào những phong tục lễ nghi phiền phức,
tranh nhau ngôi thứ ở nông thôn của bọn hào lý, kì mục sâu mọt, hiếu danh.
Ông cảm thông với nỗi khổ của người đàn bà nông thôn “hết khổ về chồng lại
khổ về con”, suốt đời thầm lặng hy sinh. Trần Tiêu không có được cái phong
cách hiện thực nghiêm ngặt của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan trong khi
trực tiếp miêu tả cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa nông dân và địa chủ,
cường hào gian ác. Nếu bút pháp hiện thực của Thạch Lam mang màu sắc
tình cảm thì ở Trần Tiêu nó mang màu sắc phong tục. Màu sắc phong tục trở
thành đặc điểm phong cách trong sáng tác của Trần Tiêu.
Viết về nông thôn và người nông dân, truyện ngắn của Tự lực văn đoàn

cũng không ít những hạn chế: cải lương, nửa vời, ảo tưởng trong việc giải
phóng người nông dân; bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề xã hội; thậm
chí đôi lúc họ còn tỏ ra khinh bỉ, miệt thị người nông dân.
11
So với Tự lực văn đoàn nói riêng và văn học lãng mạn nói chung thì
văn học hiện thực phê phán có một tiếng nói mạnh mẽ hơn, sắc lạnh, hiệu quả
hơn trong việc thúc đẩy đấu tranh của quần chúng lao động chống lại bóc lột.
Hơn nũa khi phản ánh nông thôn và người nông dân các nhà văn hiện thực đã
dùng cái nhìn tỉnh táo, nghiêm ngặt, trả lại cho nông thôn Việt Nam hình ảnh
thực của nó không hề có chút lạc quan nào “sau lũy tre làng”. Một xã hội
nông thôn trong truyện ngắn hiện thực phê phán hiện lên tiêu điều, xơ xác,
trên con đường bần cùng hóa một cách sâu sắc; người nông dân bị bóc lột đến
tận xương tủy, bị đẩy vào cảnh bần cùng hóa, lưu manh hóa; mẫu thuẫn giai
cấp: địa chủ và nông dân ngày một quyết liệt, dữ dội. Bức tranh nông thôn ấy
được phản ánh trong các truyện ngắn của Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng Trong những gương mặt đó tiêu biểu phải kể
đến: Nguyễn Công Hoan và Nam Cao.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn thuộc lớp kì cựu, sáng tác từ hồi văn
xuôi “quốc ngữ” còn chập chững. Sau hơn mười năm cầm bút ông đã để lại
một khối lượng tác phẩm có thể nói là đồ sộ. Trong sáng tác của Nguyễn
Công Hoan nói chung và trong truyện ngắn nói riêng, chủ đề bao trùm là sự
mâu thuẫn giàu-nghèo trong xã hội. Mâu thuẫn giàu- nghèo trong xã hội là ám
ảnh thường trực, trở thành ý thức nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, chi phối
cả cách dựng truyện, cách kết cấu, xây dựng nhân vật. Bọn người nghèo
không những khổ vì đói rách mà còn khổ vì bị xúc phạm về nhân phẩm và bị
chà đạp phũ phàng. Dư luận thành kiến bất công trút lên kẻ nghèo đói đủ mọi
thứ tội lỗi xấu xa, trong khi họ chỉ có “tội nghèo đói”. Trong lúc đó bọn nhà
giàu chỉ là một lũ bất nhân, vô đạo, sống xa hoa, phè phỡn từ quan phụ mẫu,
đến những cụ Chánh, ông Lý
Chiếc quan tài là bức tranh thương tâm về số phận thê thảm của người

nông dân lao động. Truyện không có chuyện này lại nói được những gì thật
12
xúc động. Cái xác chết người nghèo đã chôn rồi còn bị bật lên để trôi nổi dập
dềnh trên cánh đồng quê lụt lội, mênh mông kia, chẳng là biểu tượng xót xa
cho kiếp sống khốn khổ, chết còn bị đầy đọa, gió dập sóng dồi không yên của
người nông dân trong cõi trần gian mà như địa ngục rùng rợn. Tinh thần thể
dục (I, II) là hai truyện ngắn chung chủ đề, đã lật mặt trái cái chủ trương thể
dục, thể thao bịp bợm của chính quyền thực dân nhằm tô vẽ cho cái trật tự
thối nát của mình và làm lạc hướng thanh niên. Cuộc đá bóng mà quan trên,
quan dưới dàn dựng hết sức hăng hái và hò hét, đôn đốc người xem một cách
gắt gao ấy, đối với người nông dân lại là một tai họa. Ta thấy một thảm cảnh
của người nông dân khi bị điều đi xem bóng đá: người van xin, lạy lục, đút
lót, lẩn trốn và cuối cùng, trời chưa sáng cả làng náo loạn vì cuộc lùng sục,
tróc nã những kẻ được cử đi xem đá bóng mà lẩn trốn.
Tuy nhiên trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan phạm vi phản ánh
hiện thực vẫn còn chủ yếu xoay quanh đời sống thành thị. Bức tranh nông
thôn và người nông dân chưa thật sự xuất hiện nhiều và có những thành công
đáng kể.
Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930
- 1945. Tác phẩm của Nam Cao phần lớn ra đời trong Chiến tranh thế giới lần
thứ hai, đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán
trong một thời kì tưởng như bế tắc. Những tác phẩm của Nam Cao đã phản
ánh chân thật cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến, và
thể hiện sinh động thân phận khổ đau bế tắc của những người nông dân những
năm 1940 - 1945.
Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền
miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945. Lão
Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói. Anh Cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà
ẩm thấp trước đôi mắt "dại đi vì quá đói " của hai đức con. Bà cái Tí chết vì
13

một bửa quá no, một kiểu chết đói. Cảnh đám cưới chạy đói. Một đám cưới
của Dần trong cảnh nghèo, không đón đưa, không may mặc, không cỗ bàn,
một đám cưới có sáu người cả nhà gái nhà trai: : “cả bọn đi lũi lũi trong sương
lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt nhau đi tìm chỗ ngủ".
Còn biết bao nhiêu truyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa nhục
nhằn xung quanh cái đói: Trẻ em không biết ăn thịt chó, Nghèo, Từ ngày mẹ
chết, Ðòn chồng, Chí Phèo
Nam Cao chú ý đến những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất
công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu. Những kẻ cố cùng như Bình
Chức “làm thì cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mùng tơi, chỉ vì một
miếng ăn mà “cũng không giữ được mà ăn, đứa nào vớ được nó cũng xoay
mà đứa nào xoay cũng chịu”; như Chí Phèo bị cả xã hội bỏ rơi ngay từ khi
mới ra đời; đó là Thị Nở một người đàn bà ế chồng, sinh ra từ một gia đình có
mả hủi, bị loài người xa lánh; đó là một mụ Lợi, Cu Lộ Lang Rận, những
người không được loài người coi là người; đó là thân phận trâu ngựa của
những đứa ở cho nhà giàu: những cái Tí, cái Dần, anh Cu Phúc ăn thì chẳng
bao giờ đủ no mà công việc và những lời chửi rủa thì thừa bửa tứa tát.
Trong tác phẩm của Nam Cao ta thường gặp những nhân vật nông dân
xấu xí, thô lỗ, nhục nhã trong cuộc sống của họ. Ðiều đó khiến cho một số
người hoài nghi ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện Nam Cao.
Ðúng là trong sự biểu hiện một số truyện Nam Cao có vẻ tự nhiên chủ nghĩa.
Nhưng không như những nhà văn chủ nghĩa nhìn quần chúng như một lũ vật -
người ngu dốt đầy thú tính. Trái lại từ cái bề ngoài xấu xí, có khi rất thú vật
của người nông dân đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Nam Cao không
chỉ nói đến tình cảnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào nổi khổ, tâm hồn
con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt:
Một bữa no là câu chuyện cay đắng thê thảm về cái chết nhục nhã của một bà
14
lão khốn nạn; Ðòn chồng là câu chuyện về một người đàn bà khác bị sỉ nhục,
bêu riếu hành hạ dã man. Nam Cao đã đanh thép lên án cái xã hội chà đạp

người nông dân lượng thiện và dõng dạc bênh vực nhân phẩm của họ ngay
trong khi bị nhục mạ một cách độc ác bất công. Số phận người nông dân có
thay đổi được không ? Câu hỏi đó, Nam Cao cũng như mọi nhà văn hiện thực
phê phán chưa trả lời được. Truyện Nam Cao bao trùm một không khí buồn
thảm, u ám. Ðó là cái u ám của hiện thực. Nhưng cũng là u ám trong tâm hồn
Nam Cao.
Có thể nói đời sống nông thôn và số phận người nông dân trong văn
học hiện thực phê phán đã được nhìn nhận khác, một cách tiến bộ hơn so với
cái nhìn của các nhà văn lãng mạn. Đi sâu vào bản chất của đời sống hiện
thực, các nhà văn đã phản ánh được mâu thuẫn đang diễn ra gay gắt trong xã
hội, lật tẩy bộ mặt thống trị, gieo vào lòng người đọc một tinh thần phản
kháng mạnh mẽ. Đồng thời phát hiện, nâng niu trân trọng vẻ đẹp của người
nông dân kể cả khi họ mất hết cả nhân hình và nhân tính.
Tuy nhiên viết về nông thôn và người nông dân truyện ngắn hiện thực
phê phán vẫn tồn tại những hạn chế: người nông dân vẫn là những con người
bất lực trước hoàn cảnh, là nạn nhân của hoàn cảnh, chưa có ý thức và khả
năng thay đổi cuộc sống của mình. Mặt khác nông thôn trong con mắt của các
nhà văn hiện thực chỉ là những bức tranh xám xịt, đen tối. Các nhà văn chưa
nhìn thấy được tương lai của nông thôn Việt Nam.
1.1.2. Nông thôn trong truyện ngắn từ 1945 đến 1975
Cách mạng tháng Tám thành công đưa đất nước ta sang một kỉ nguyên
mới, kỉ nguyên độc lập, tự do, thủ tiêu nền thống trị của thực dân phong kiến.
Nhưng chỉ mấy hôm sau với sự đồng lõa của thực dân Anh, giặc Pháp quay
lại gây hấn ở Nam Bộ. Ngày 23-9-1945 Nam Bộ bắt đầu cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Tình hình lịch sử đó đã đem lại một sứ mệnh mới cho
15
người nông dân: vừa bắt tay thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa phải tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải
phóng đất nước.
Văn xuôi nói chung, truyện ngắn viết về nông thôn thời kì này nói

riêng phải kể đến những gương mặt tiêu biểu như: Kim Lân, Bùi Hiển,
Nguyễn Văn Bổng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngoc. Mặc dù các nhà văn có
thể còn gặp phải những lúng túng khi chứng kiến và phản ánh những đổi thay
của làng quê sau cách mạng, nhưng dù sao cũng thuận lợi hơn nhiều so với
việc tìm hiểu và tái tạo lại bằng phương tiện nghệ thuật những môi trường
mới mẻ khác. Xét một cách tổng quát, trong mảng đề tài lớn này các nhà văn
có nhiều thành công khi nói tới người nông dân trong chiến đấu và lao động
sản xuất (về đề tài cải cách ruộng đất, kết quả thu được còn hạn chế).
Có thể coi truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những truyện
ngắn hay nhất của được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống
Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai
Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của
ông. Tình cảm và ý nghĩ này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân Việt
Nam ta trong những ngày đầu chống Pháp. Phải thực sự am hiểu sâu sắc về
con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm
trang nhân vật như vậy. Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa
hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất
phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.
Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng. Thêm vào đó là một vốn
ngôn ngữ sinh động. Kim Lân đúng là một nhà văn, như nhận xét của Nguyên
Hồng “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc
sống nông thôn”.
Cũng viết về người nông dân nhưng Tô Hoài đã đi vào lĩnh vực riêng
biệt: ông chuyên tâm phản ánh quá trình chuyển biến cách mạng của đồng bào
16
vùng Tây Bắc.Tập truyện Tây Bắc thể hiện một cách xúc động sự thức tỉnh và
cuộc đổi đời tất yếu của người nông dân miền núi trong cách mạng dân tộc
dân chủ. Số phận của Mị và A Phủ (Vợ chồng A Phủ), cô Ính (Mường Giơn),
bà Ảng (Cứu đất cứu mường) đã chứng minh và khẳng định con đường tất
yếu giải phóng các dân tộc ít người là đi cùng với cách mạng, khẳng định sức

mạnh lớn lao của cách mạng đối với việc giải phóng nhân dân miền núi. Ở
đây quá trình hình thành con người mới là quá trình nhiều gian khổ, hi sinh
đòi hỏi sự nỗ lực bản thân của người nông dân và tác động lớn lao của cách
mạng đối với họ. Truyện Tây Bắc là một bản cáo trạng, chứa chất căm hờn tố
cáo thực dân phong kiến miền núi vừa là bản tình ca ca ngợi cảnh đẹp, tập
quán hay tinh thần cách mạng, quan hệ giữa người với người, giữa quần
chúng và cán bộ ở Tây Bắc và tất cả những điều ấy được thể hiện bằng một
bút pháp giàu chất thơ.
Truyện Đợi chờ của Nam Cao kể về một người phụ nữ nông thôn, nuôi
con, tăng gia sản xuất khi chồng công tác ở nơi xa. Đánh trận giặc lúa của
Bùi Hiển miêu tả cuộc sống sản xuất chiến đấu của cán bộ nhân dân ở một
vùng gian khổ nhất: Bình Trị Thiên trong hình thái cài răng lược của cuộc
chiến tranh nhân dân. Con đường sống của Minh Lộc, hình ảnh người nông
dân hiện lên rõ nét, tính cách có sự vận đông phát triển. Bị giặc dồn đến bước
đường cùng, những người nông dân Nam Bộ hiền lành, lương thiện đã phải
đấu tranh mưu trí dũng cảm để tìm con đường sống
Về đề tài cải cách ruộng đất thời kì này mặc dù chưa có nhiều thành
tựu, tuy nhiên ta vẫn thấy những truyện ngắn xuất hiện trong những năm 1953
- 1954 và 1955. Những đợt thâm nhập thực tế theo phương thức cùng ăn,
cùng ở, cùng làm với quần chúng đã giúp cho người viết hiểu sâu hơn những
tội ác và sự bóc lột dã man của địa chủ, từ đó mà lý giải nguyên nhân nỗi khổ
của người nông dân. Truyện Vạch khổ của nhiều tác giả, tập truyện Gợi khổ
17
của Trọng Hứa, Bóng nó còn bám lấy xóm làng của Nguyễn Tuấn, Thửa
ruộng vỡ hoang của Xuân Trường đều đã phản ánh chân thành cuộc đấu
tranh chống phong kiến ở nông thôn và thể hiện tình cảm gắn bó chân thành
với nông dân của các nhà văn.
Có thể nói truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân thời kì này
đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Đặc biệt nếu như những anh Pha, chị
Dậu, Chí Phèo của văn học hiện thực phê phán trước đây xuất hiện với tư

cách là những nạn nhân của xã hội, bị những quy luật ác độc của cuộc sống cũ
đè bẹp, giờ đây người nông dân không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh tù
đọng, u ám mà họ được đặt trong những hoàn cảnh rộng lớn, bão táp của cách
mạng và thời đại, đã từng bước nhận thức, làm chủ hoàn cảnh, tác động ngày
càng tích cực vào hoàn cảnh để cải tạo nó. Đó là ưu điểm của văn học viết
dưới sự soi rọi áng sáng của Đảng.
Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam từ sau năm 1954 đã có những thay
đổi hết sức cơ bản: Miền Bắc được giải phóng và bắt đầu xây dựng cuộc sống
mới. Nhưng tiến lên chủ nghĩa xã hội với một gánh nặng của lối làm ăn nhỏ,
phân tán và những tổn thất nặng nề của chiến tranh Chúng ta phải chấp nhận
và vượt qua những thử thách hết sức gian khổ, quyết liệt về chủ quan và
khách quan. Hơn nữa Miền Nam vẫn còn chìm trong máu lửa, vẫn không chịu
sống quỳ, vùng lên tự giải phóng càng làm tăng lên tính chất quyết liệt của
cuộc đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Ở nước ta thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là thời kì cải tạo xã
hội và con người. Cải cách ruộng đất là sự kiện trọng đại mở đầu thời kì xây
dựng cuộc sống mới, con người mới ở nông thôn. Đó cũng là mảng hiện thực
lớn đầu tiên mà các nhà văn hướng tới. Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công
Hoan), Truyện anh Lục (Nguyễn Huy Tưởng) là những truyện ngắn đã đi vào
lý giải sự kiện cải cách ruộng đất như là trận tuyến chiến đấu đầu tiên cho sự
18

×