Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.08 KB, 117 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM








NGUYỄN MINH THU




NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN








Thái Nguyên, năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







NGUYỄN MINH THU



NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP




Thái Nguyên, năm 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp.
Nội dung đề tài nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 23 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Thu














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 13
Chương 1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN – MỘT PHẠM TRÙ CỦA TỰ SỰ HỌC 13
1.1. Ngƣời kể chuyện là một kiểu nhân vật đặc biệt 13
1.1.1. Ngƣời kể chuyện với tƣ cách là một sản phẩm hƣ cấu để kể chuyện 15
1.1.2. Ngƣời kể chuyện thống nhất nhƣng không đồng nhất với tác giả 16
1.2. Các tiêu chí nhận diện ngƣời kể chuyện 20
1.2.1. Điểm nhìn kể chuyện 20
1.2.2. Ngôn ngữ kể chuyện 24

1.2.3. Giọng điệu kể chuyện 27
1.3. Vai trò của ngƣời kể chuyện 29
1.3.1. Ngƣời kể chuyện với vai trò tổ chức kết cấu tác phẩm 29
1.3.2. Ngƣời kể chuyện với vai trò dẫn dắt, định hƣớng ngƣời đọc 31
1.3.3. Ngƣời kể chuyện thay mặt tác giả trình bày quan niệm về nghệ
thuật, cuộc sống 33
Chương 2. NGÔI KỂ VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGƯỜI KỂ
CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 36
2.1. Vấn đề ngôi kể trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 36
2.1.1. Khái niệm ngôi kể 36
2.1.2. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất 39
2.1.3. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba 43
2.1.4. Ngôi kể trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ – những vấn đề cần
bàn luận 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.2. Một số loại hình ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 50
2.2.1. Ngƣời kể chuyện kể theo điểm nhìn hạn chế 50
2.2.2. Ngƣời kể chuyện kể theo điểm nhìn toàn tri 55
Chương 3. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU KỂ CHUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 60
3.1. Ngôn ngữ kể chuyện 60
3.1.1. Một vài đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 60
3.1.2. Các thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ kể chuyện 65
3.1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ ngƣời kể chuyện với ngôn ngữ của
nhân vật khác 81
3.2. Giọng điệu kể chuyện 84

3.2.1. Giọng điệu xót xa thƣơng cảm với những số phận gặp nhiều bất
hạnh trong cuộc sống 85
3.2.2. Giọng điệu ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời dân Nam Bộ . 88
3.2.3. Giọng điệu dân dã mộc mạc, pha chút hài hƣớc nhẹ nhàng 94
3.2.4. Giọng điệu giàu tính triết lí, chiêm nghiệm 99
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ý nghĩa lý luận
Tự sự học là một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng. Tự sự
đã có từ lâu, “có bản thân lịch sử loài ngƣời thì đã có tự sự” (Roland Barthes).
Trong lí thuyết tự sự ngƣời kể chuyện đóng vai trò rất quan trọng. Việc xác
định, làm rõ nội dung của khái niệm này sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc phƣơng
diện chủ thể của tác phẩm tự sự, hiểu tác phẩm đúng đắn, khoa học và sâu sắc
hơn. Nếu nhƣ trƣớc đây khi tìm hiểu tác phẩm tự sự ngƣời nghiên cứu thƣờng
chú tâm đến thế giới đƣợc kể thì bây giờ họ đã tìm hiểu cách kể của nhà văn.
Trƣớc đây, họ quan tâm đến nhân vật, đến tính cách điển hình của nhân vật thì
giờ đây họ chú ý cả đến cách thức nhà văn đã hƣ cấu nhân vật đó nhƣ thế nào.
Trong văn bản tự sự, ngƣời kể chuyện là một hiện tƣợng lí thuyết khá
phức tạp. Trƣớc đây, nếu có đề cập đến vấn đề này thì ngƣời ta cũng thƣờng
đồng nhất nó với ngôi kể, quan tâm xem truyện đó đƣợc kể theo “ngôi thứ
nhất” hay “ngôi thứ ba”. Nhƣng sự thực thì ngôi kể chẳng qua là một biểu

hiện ngữ pháp mang tính ƣớc lệ, khác biệt giữa hai loại ngôi kể này về thực
chất chỉ là ở mức độ bộc lộ hay hàm ẩn của ngƣời kể chuyện. Nếu chỉ dừng
lại ở việc xem xét ngôi kể thì ta chƣa thể nào khám phá đƣợc nét riêng biệt,
độc đáo làm nên sức hấp dẫn của truyện. Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
này, luận văn sẽ xem xét ngƣời kể chuyện từ góc độ ngôi kể, điểm nhìn, ngôn
ngữ, giọng điệu để từ đó khẳng định rằng ngƣời kể chuyện không chỉ đơn
thuần là ngƣời kể, ngƣời dẫn dắt, tổ chức câu chuyện mà ngƣời kể chuyện còn
là ngƣời định giá tƣ tƣởng thẩm mĩ của tác phẩm.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự ta sẽ có đƣợc một
công cụ để đi vào phân tích, khám phá tác phẩm của những nhà văn cụ thể, lí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
giải đƣợc một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ
thuật của họ. Tác giả mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu ở đây là Nguyễn
Ngọc Tƣ bởi trong những gƣơng mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam đƣơng
đại, chị nổi lên nhƣ một hiện tƣợng rất đáng chú ý. Chị đã nhận đƣợc nhiều
giải thƣởng văn học: Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II
với tác phẩm Ngọn đèn không tắt (2000), giải B giải thƣởng Hội nhà văn Việt
Nam với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (2001), tặng thƣởng dành cho
các tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt
Nam cho tập Ngọn đèn không tắt. Và truyện ngắn Cánh đồng bất tận của chị
là một trong mƣời truyện hay nhất năm 2005 do báo Văn nghệ bình chọn.
Năm 2006, Hội nghị ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6, khóa VI
đã quyết định trao tặng giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam cho Cánh đồng
bất tận. Năm 2008, chị lại đƣợc Hội nhà văn Việt Nam đề cử nhận giải
thƣởng văn học ASEAN. Đây cũng là năm đầu tiên Hội nhà văn đề cử trao
giải cho một tác giả trẻ dƣới bốn mƣơi tuổi. Đó là niềm vinh dự lớn của nhà

văn trẻ Nguyễn Ngọc Tƣ. Có thể nói, Nguyễn Ngọc Tƣ đã chiếm một vị trí
quan trọng trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại. Khi viết bài May mà có
Nguyễn Ngọc Tư đăng trên báo Văn nghệ, nhà văn Dạ Ngân viết “tôi nhớ mãi
cảm giác của một ngƣời trong nghề, lại là dân biên tập, tôi nghĩ mình đang
tiếp cận một ngôi sao không biết nó sẽ tỏa sáng đến đâu” [46, tr.1]. Gia tài
văn học của Nguyễn Ngọc Tƣ gồm cả tạp văn, truyện ngắn và thơ. Những tác
phẩm của nhà văn luôn đƣợc bạn đọc trong và ngoài nƣớc mong đợi, đón
nhận nồng nhiệt, đặc biệt là truyện ngắn.
Theo dõi hành trình truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, ta nhận thấy
truyện ngắn của chị lôi cuốn ngƣời đọc không phải ở cốt truyện tình tiết li kì
mà chủ yếu bởi cách kể hấp dẫn, có duyên. Chính vì thế, tìm hiểu nhân vật
ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ sẽ giúp ta lí giải đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
phần nào sức hấp dẫn đặc biệt trong các trang truyện của chị, lí giải đƣợc một
trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng hình thành nên phong cách nghệ
thuật đặc sắc của chị.
Nhƣ vậy, đề tài “Ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ”
mà chúng tôi nghiên cứu là một đề tài vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa
văn học sử. Nó đáp ứng đƣợc những tiêu chí cần thiết đối với đề tài của một
luận văn cao học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề người kể chuyện
Là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại, là
phƣơng diện quan trọng của lý thuyết tự sự, ngƣời kể chuyện từ lâu đã thu hút
đƣợc sự quan tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu. Có thể kể tên một số nhà
lý luận phƣơng Tây đã dành nhiều tâm huyết cho trần thuật học, tự sự học nói
chung và ngƣời kể chuyện nói riêng là: Genette, Todorov, Lispenski,

Lubbock, Barthes, Friendman, Chatman… Trong phạm vi luận văn này,
chúng tôi xin đề cập đến một số ý kiến tiêu biểu:
Genette trong công trình Các phương thức tu từ dựa vào tiêu chí tiêu cự -
mối quan hệ giữa thị giác và vật đƣợc nhìn thấy, cảm biết, đã đƣa ra sự phân
loại về ngƣời kể chuyện: Thứ nhất là tự sự với tiêu cự bằng không với ngƣời
kể chuyện biết hết, biết trƣớc, không có khoảng cách nào với sự việc đƣợc kể.
Thứ hai là tự sự với tiêu cự bên trong: ngƣời kể chuyện thông qua nhân vật mà
xác lập tiêu cự, sự biết của ngƣời kể chuyện ngang với nhân vật. Thứ ba là tự sự
với tiêu cự bên ngoài: Ngƣời kể chuyện xác lập tiêu cự bên ngoài đối với nhân
vật và cảnh vật chỉ miêu tả lời nói và hành động của nhân vật, không miêu tả nội
tâm, không phân tích tâm lý cũng không đánh giá chủ quan [Theo 26, tr.84].
Tz. Todorov trong Thi pháp học cấu trúc cũng đã đƣa ra ý kiến khá sâu
sắc về ngƣời kể chuyện. Ông khẳng định “ngƣời kể chuyện là yếu tố tích cực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
trong việc kiến tạo thế giới tƣởng tƣợng (…). Không thể có trần thuật thiếu
ngƣời kể chuyện”. Từ tƣơng quan về dung lƣợng hiểu biết của ngƣời kể
chuyện và nhân vật, nhà nghiên cứu đã chia thành ba hình thức ngƣời kể
chuyện: ngƣời kể chuyện lớn hơn nhân vật, ngƣời kể chuyện bằng nhân vật và
ngƣời kể chuyện bé hơn nhân vật [Theo 76, tr.126].
Ở hƣớng tiếp cận khác, nhà nghiên cứu ngƣời Anh P. Lubbock trong tác
phẩm Nghệ thuật văn xuôi đƣa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản: thứ nhất là
“toát yếu toàn cảnh”, hình thức trần thuật này có sự hiện diện cảm thấy đƣợc
của ngƣời trần thuật biết tất cả. Hình thức trần thuật thứ hai là “ngƣời trần
thuật kịch hóa”. Ở hình thức này ngƣời trần thuật đứng ở ngôi một, kể lại câu
chuyện từ sự cảm nhận riêng của mình. Hình thức trần thuật thứ ba là “ý thức
kịch hóa”. Đặc trƣng của hình thức trần thuật này cho phép miêu tả trực tiếp
đời sống tâm lý, những trải nghiệm bên trong của nhân vật. Hình thức trần

thuật thứ tƣ là “kịch thực thụ”. Trong hình thức này độc giả chỉ thấy đƣợc
hình dáng bề ngoài và các cuộc đối thoại của nhân vật mà không biết gì về đời
sống nội tâm. Theo P. Lubbock đây là hình thức trần thuật hoàn hảo nhất
[Theo I.P.Ilin – Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu
văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX/ 33, tr.223].
N.Friedman với tác phẩm Điểm nhìn trong tiểu thuyết đã đƣa ra cách
phân loại cụ thể về ngƣời kể chuyện. Thứ nhất là „toàn năng biên tập”, với
hình thức này ngƣời kể chuyện biết tất cả và có khả năng thâm nhập vào câu
chuyện dƣới dạng những bàn luận chung về cuộc sống. Ở hình thức thứ hai là
“toàn năng trung tính” thì không có sự can thiệp trực tiếp của ngƣời kể
chuyện. Thứ ba là hình thức trần thuật “tôi là nhân chứng” khi ngƣời kể
chuyện là một nhân vật trong truyện nhƣng chỉ nằm bên lề câu chuyện và biết
một phần về các nhân vật. Thứ tƣ là hình thức trần thuật “tôi là vai chính” khi
ngƣời kể chuyện là nhân vật chính. Thứ năm là hình thức trần thuật “toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
năng cục bộ đa bội”, ngƣời kể chuyện đứng ngoài và tựa vào điểm nhìn của
nhiều nhân vật để kể chuyện. Thứ sáu là hình thức trần thuật “toàn năng cục
bộ đơn bội” – ngƣời kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn của một
nhân vật trong truyện để kể. Thứ bảy là hình thức trần thuật theo “mô hình
kịch” và thứ tám là trần thuật theo kiểu “camera”. Trong cả hai hình thức này,
ngƣời kể chuyện hầu nhƣ chỉ khách quan ghi lại các sự việc, hiện tƣợng mà
không tỏ thái độ chủ quan [Theo I.P.Ilin 33, tr.227].
G.N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định vai trò
không thể thiếu của ngƣời trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trần thuật tự sự
bao giờ cũng đƣợc tiến hành từ phía một ngƣời nào đó. Trong sử thi, tiểu
thuyết, cổ tích, truyện ngắn trực tiếp hay gián tiếp đều có ngƣời trần thuật”
[58, tr.88]. Theo Poxpelov có hai kiểu ngƣời trần thuật phổ biến là: “Hình

thức thứ nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật
hóa mà đằng sau là tác giả. Nhƣng ngƣời trần thuật cũng hoàn toàn có thể
xuất hiện trong tác phẩm dƣới hình thức một cái tôi nào đó” [58, tr.89]. Đặc
biệt trong công trình nghiên cứu này, Poxpelov đã chỉ ra mối quan hệ giữa
ngƣời kể chuyện với nhân vật và với tác giả.
Timofiev trong giáo trình Nguyên lý lý luận văn học cũng đã khẳng định
việc tự sự ngay từ đầu đã đƣợc gắn chặt với một ngƣời kể chuyện nhất định:
“Ngƣời kể chuyện là ngƣời kể cho ta nghe về những nhân vật và biến cố” [73,
tr.32]. Ông đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, xem nó là một
yếu tố tích cực đem lại cho các nhân vật và các hiện tƣợng trong tác phẩm
một màu sắc căn bản, một sự đánh giá căn bản. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện
đƣợc cá tính hóa cả về mặt hình thức lẫn mặt ý nghĩa, nó có những đặc điểm
riêng phân biệt với ngôn ngữ các nhân vật khác: “Tính độc đáo của ngôn ngữ
ngƣời kể chuyện tức là vấn đề ngôn ngữ ngƣời kể chuyện có những đặc điểm
cá tính hóa, không hòa lẫn với đặc điểm của các nhân vật đƣợc miêu tả, trái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
lại đƣợc nêu lên một cách riêng biệt, ám chỉ một cá tính ẩn đằng sau nó. Cá
tính này mà ta thấy trong ngôn ngữ, dùng những biện pháp ngôn ngữ để tạo
nên hình tƣợng của nhân vật, ngƣời nhân danh mình theo quan điểm của
mình, quan niệm tất cả các nhân vật và biến cố đƣợc nhắc đến trong tác
phẩm” [73, tr.44].
Bên cạnh các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài, ở Việt Nam vấn đề ngƣời kể
chuyện cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chúng tôi xin nêu một số
nhận định tiêu biểu: Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:
“Hình tƣợng ƣớc lệ về ngƣời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi
nào câu chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [28, tr.221].
Nguyễn Thái Hòa trong chuyên luận Những vấn đề thi pháp của truyện

đã đề cập đến nhiều vấn đề ngƣời kể chuyện: “ngƣời kể chuyện là nhân tố tạo
nên lăng kính đối thoại trong truyện. Ở đây là đối thoại hai chiều giữa ngƣời
kể hàm ẩn và ngƣời nghe hàm ẩn. (…) Ông cho rằng ngƣời đọc hàm ẩn hay
còn gọi là cái bóng độc giả chính là ngƣời kể tự thân. Tức là ngƣời đọc truyện
đầu tiên không ai khác chính là ngƣời kể chuyện. Cuộc đối thoại giữa ngƣời
kể hàm ẩn và ngƣời nghe hàm ẩn góp phần hoàn thiện câu chuyện. (…)
Nguyễn Thái Hòa còn nêu vấn đề xác định giọng kể của ngƣời kể. Ông cho
đây là vấn đề rất quan trọng” [Theo 79].
Phùng Văn Tửu trong chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại tìm tòi, đổi
mới nhận định: “nói đến ngƣời kể chuyện là nói đến điểm nhìn đƣợc xác định
trong hệ đa phƣơng không gian, thời gian, tâm lý tạo thành góc nhìn. Ngƣời
kể chuyện là ai, kể chuyện ngƣời khác hay kể chuyện chính bản thân mình,
khoảng cách về không gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của ngƣời kể
chuyện cũng nhƣ độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc đƣợc
kể lại vẫn thƣờng đƣợc các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu”. Ông cũng nêu ra
một số loại ngƣời kể chuyện: “một dạng phổ biến của tiểu thuyết truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
là ngƣời kể chuyện giấu mặt, coi nhƣ đứng ở một ví trị nào đấy trong không
gian, thời gian, bao quát hết mọi diễn biển của câu chuyện và thuật lại với chúng
ta. Chuyện đƣợc kể ở ngôi thứ 3 số ít… một dạng phổ biến khác của tiểu thuyết
là lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất với ngƣời kể chuyện xƣng tôi” [89, tr.207].
Trong công trình Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử Trần Đình
Sử chủ biên, vấn đề ngƣời kể chuyện đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Từ những vấn đề mang tính cụ thể nhƣ Phương thức tự sự chủ yếu của Sử thi
Đam San của Đỗ Hồng Kì; Về mô hình tự sự truyện Kiều của Trần Đình Sử;
Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm Người tình của Trần Huyền Sâm;
Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn của Trần Đăng Xuyền; Một số

hình thức tự sự trong Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust của Đào Duy
Hiệp đến những vấn đề mang tính khái quát nhƣ Vấn đề người kể chuyện
trong thi pháp tự sự hiện đại của Đỗ Hải Phong; Sự phát triển nghệ thuật tự
sự ở Việt Nam – một vài hiện tượng đáng lưu ý của Đặng Anh Đào; Vấn đề kể
chuyện trong truyện ngắn đương đại của Bùi Việt Thắng; Về tiểu thuyết sử
dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỉ XVIII của Lê Nguyên
Cẩn… [63].
Ngoài các bài viết, công trình nghiên cứu trên ta còn bắt gặp một số ý
kiến khái quát về ngƣời kể chuyện trong một số bài báo, một số chuyên luận
nhƣ: Người kể chuyện trong văn xuôi của Lê Phong Tuyết; Hình tượng nhân
vật người kể chuyện trong truyện Lỗ Tấn của Lƣơng Duy Thứ; Đổi mới nghệ
thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào…
Nhƣ vậy vấn đề lý thuyết ngƣời kể chuyện đã thu hút đƣợc sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều nƣớc khác nhau. Điểm chung của các ý
kiến là ở chỗ khẳng định vai trò không thể thiếu của ngƣời kể chuyện trong
tác phẩm tự sự, khẳng định ngƣời kể chuyện là ngƣời đứng ra để kể lại câu
chuyện, ngƣời môi giới giữa tác phẩm với bạn đọc và là ngƣời thay mặt tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
giả phát biểu những tƣ tƣởng, quan điểm về con ngƣời, cuộc sống. Ngƣời kể
chuyện là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt tác phẩm tự sự với
tác phẩm thơ, trữ tình và kịch. Lý thuyết về ngƣời kể chuyện là phức tạp cho
nên trong suốt thế kỉ qua các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình từ nhiều
khuynh hƣớng đã tiếp cận vấn đề này một cách khác nhau nhƣng cho đến nay
nó vẫn đòi hỏi cần phải tiếp tục tìm hiểu, xem xét. Những ý kiến của những
ngƣời đi trƣớc thực sự là những gợi ý vô cùng quý báu giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
2.2. Tình hình nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tƣ là một trong những cây bút trẻ giàu tài năng đã và đang
khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn học đƣơng đại. Tác phẩm của
chị trong đó có truyện ngắn luôn gây đƣợc sự chú ý đối với bạn đọc nói chung
cũng nhƣ giới nghiên cứu phê bình văn học nói riêng bởi phong cách ngôn
ngữ đậm chất Nam Bộ của chị.
Về tình hình nghiên cứu ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tƣ ta thấy có một số điểm đáng lƣu ý:
Trƣớc hết, phần lớn các ý kiến chƣa đi vào xem xét nhân vật ngƣời kể
chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ một cách riêng biệt và toàn diện
mà mới chỉ ra một số bình diện liên quan đến nhân vật ngƣời kể chuyện. Nhà
văn Nguyễn Quang Sáng – Tổng thƣ kí hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh,
trƣởng ban chung khảo cuộc thi sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ II năm 2000
nhận thấy một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Ngọn
đèn không tắt chính là ngôn ngữ kể chuyện: “Tập truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt của Nguyễn Ngọc Tƣ có truyện Ngọn đèn không tắt là truyện ngắn
nổi bật nhất. Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thƣờng đã tạo
nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hƣơng vị của mảnh đất cuối cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Tổ Quốc – mũi Cà Mau của những con ngƣời mà cha ông là ngƣời tứ xứ về
mũi đất của rừng, của sông nƣớc, của biển cả đã dày công khai phá, đã đứng
lên khởi nghĩa” [60, tr.1]. Với Dạ Ngân, khi đọc tác phẩm Nguyễn Ngọc Tƣ
bắt đầu từ tập truyện Ngọn đèn không tắt nhà văn cho rằng: “Chính cái
chuyện lấy tên tập lại không thấy thích bằng những chuyện về cảnh ngộ,
những thân phận, những mảnh đời thƣờng nhật, nó cho thấy tác giả có thể dài
hơi về kiểu nhân vật này, tất cả đƣợc diễn tả bằng thứ ngôn ngữ Nam bộ lấp
lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm” [46]. Trong bài viết Bất tận với

Nguyễn Ngọc Tư, nhà phê bình Văn Công Hùng cho rằng: “…cái làm nên
Nguyễn Ngọc Tƣ còn là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc Tƣ đã thiết lập cho mình
một hệ thống ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ nhƣng không dị mọ ăn theo mà tung
tẩy, thăng hoa trong từng ngữ cảnh cụ thể” [95]. Nhà văn Nguyễn Viện nhận
định: “Với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tƣ đã chứng tỏ cô thực sự là
một nhà văn với tất cả tính chuyên nghiệp trong cách viết và ngôn ngữ sử
dụng” [65]. Nhà nghiên cứu Huỳnh Nhƣ Phƣơng chọn Cánh đồng bất tận là
tác phẩm hay nhất năm 2005 vì nó kết hợp đƣợc các phƣơng diện: “Một là, nó
vừa là chuyện con ngƣời. Hai, nó rất gần gũi với những vấn đề thời sự hiện
nay mà cũng không xa lạ với những vấn đề vĩnh cửu. Ba, nó vừa dữ dội, bạo
liệt vừa rất mềm mại đầy nữ tính. Thứ tƣ, ngôn ngữ của nó vừa thể hiện đƣợc
cái văn phong Nam Bộ đồng thời có sự trong sáng, phong phú của văn
chƣơng tiếng Việt” [65].
Ngoài các ý kiến chỉ ra một số bình diện liên quan đến nhân vật ngƣời kể
chuyện cũng đã có ý kiến trực tiếp bàn về ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ. Đoàn Ánh Dƣơng khi nhận xét truyện Cánh đồng bất tận
cho rằng: “dựa và sự vận động của tâm lý nhân vật, hành trình khám phá tác
phẩm là sự bóc tách từ bình diện ngôn ngữ trần thuật đến bình diện những tri
nhận, ẩn ức đã lắng đọng thành các biểu tƣợng ám ảnh đời sống nội tâm nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
vật. [12, tr.97]. Ở một đoạn khác Đoàn Ánh Dƣơng viết: “Để có một giọng
văn chân thật, một mặt nhƣ đã nói, tác giả rời chuyển ngôi kể từ ngƣời kể
chuyện sang nhân vật chính, cho nhân vật nói bằng ngôn ngữ cảm xúc, suy
tƣởng. Mặt khác, đẩy ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nhân vật khác lọc qua
lăng kính tâm lý của nhân vật chính, đƣa nó vào trƣờng cảm nhận của nhân
vật chính. Nhân vật tôi, vì vậy là ngƣời biết hết, hiểu hết, cảm hết, những gì
mình nói ra. Hơn thế, sự kể vừa nhƣ kết quả của những tác động bên ngoài

(những câu hỏi của Sƣơng), vừa nhƣ sự thúc bách nội cảm, tức nhu cầu muốn
phơi trải để đƣợc nhẹ lòng trƣớc không khí ngột ngạt bao bọc bởi cảm giác
một sự báo ứng đang dần tới, thứ ngôn ngữ tự nói với mình ấy là yếu tố cơ
bản tạo nên tính chân chất của văn phong Ngọc Tƣ” [12, tr.104]. Đến đây, tác
giả Đoàn Ánh Dƣơng đã chú ý việc “ai kể chuyện” để tạo nên sức hấp dẫn
của tác phẩm.
Từ sự phân tích trên có thể thấy, mặc dù truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
đã đƣợc giới nghiên cứu phê bình trao đổi, nhận xét, đánh giá làm sáng tỏ trên
nhiều phƣơng diện nhƣng phƣơng diện ngƣời kể chuyện thì chƣa đƣợc khảo
sát một cách tỉ mỉ, hệ thống, chƣa thực sự trở thành đối tƣợng nghiên cứu độc
lập của một công trình nào. Phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ mới bàn đến vấn
đề này một cách khái quát qua một ý kiến ngắn, một bài báo, một mục trong
chuyên luận. Tuy nhiên, những ý kiến này vẫn là những gợi ý, những định
hƣớng quý giá giúp chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách tƣơng đối
toàn diện, có hệ thống về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi không có điều kiện
khảo sát toàn bộ sáng tác trong sự nghiệp văn chƣơng của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tƣ mà chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn. Đối tƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Để có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra là nghiên cứu ngƣời kể chuyện trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, luận văn tập trung chủ yếu khảo sát trên 6 tập
truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt; Giao thừa; Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư;

Cánh đồng bất tận; Gió lẻ và 9 câu chuyện khác; Khói trời lộng lẫy.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhân vật ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tƣ sẽ giúp chúng ta lí giải đƣợc phần nào tài năng nghệ thuật, lí giải đƣợc
một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách nghệ thuật đặc
sắc của chị và đánh giá đƣợc khả năng tự sự mà Nguyễn Ngọc Tƣ đã đem đến
cho văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
5. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trƣớc hết, luận văn tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung về ngƣời kể
chuyện. Đó là những vấn đề: khái niệm ngƣời kể chuyện, vai trò của ngƣời kể
chuyện trong tác phẩm tự sự, các tiêu chí nhận diện ngƣời kể chuyện, mối
quan hệ giữa ngƣời kể chuyện với tác giả, với nhân vật…
Trên cơ sở những lý thuyết chung đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu
ngƣời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ – chỉ ra ngôi kể và một
số loại hình ngƣời kể chuyện, một số đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu của
ngƣời kể chuyện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng kết hợp một số
phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp loại hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
- Phƣơng pháp phân tích tác phẩm
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Các phƣơng pháp nghiên cứu này không tách rời nhau mà hài hòa với
nhau, bổ sung cho nhau. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phƣơng

pháp hệ thống và phƣơng pháp loại hình. Đây là phƣơng pháp quán xuyến
toàn bộ tiến hành luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn xác định nội hàm khái niệm ngƣời kể chuyện một cách tƣơng
đối nhất quán và hệ thống để có thể sử dụng khái niệm này nhƣ một yếu tố cơ
bản trong việc xem xét cấu trúc của tác phẩm tự sự.
- Vận dụng khái niệm ngƣời kể chuyện để xem xét một trong những nét
đặc sắc của văn phong Nguyễn Ngọc Tƣ, đồng thời khẳng định những khả
năng tự sự mà nhà văn này đem đến cho văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Có
thể nói trong luận văn của chúng tôi vấn đề ngƣời kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ đã đƣợc khảo sát tỉ mỉ, hệ thống, thực sự trở thành đối
tƣợng nghiên cứu chuyên biệt, độc lập.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc cấu
trúc thành ba chƣơng:
Chương 1: Ngƣời kể chuyện – một phạm trù của tự sự học
Chương 2: Ngôi kể và một số loại hình ngƣời kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
NỘI DUNG
Chương 1
NGƯỜI KỂ CHUYỆN – MỘT PHẠM TRÙ CỦA TỰ SỰ HỌC


1.1. Người kể chuyện là một kiểu nhân vật đặc biệt
Ngƣời kể chuyện tồn tại ngay từ khi có văn học, điều đó có nghĩa là có
tác phẩm thì phải có ngƣời kể chuyện. Thuật ngữ ngƣời kể chuyện có từ năm
1490 (Latinh: narrator) nhƣng lý luận về nó phải đến thế kỷ XX mới phát
triển. Đây là vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến. Nhƣng
cho đến nay, khái niệm ngƣời kể chuyện vẫn chƣa đƣợc các nhà lý luận văn
học thống nhất hoàn toàn. Ở mặt nội hàm khái niệm cũng có những cách hiểu
khác nhau, có nhà nghiên cứu gọi là “ngƣời trần thuật”, ngƣời khác lại gọi là
“ngƣời kể chuyện”, có ngƣời cho rằng hai khái niệm này là khác nhau. Trong
luận văn này chúng tôi xem đây là những khái niệm đồng nghĩa.
Về mặt nội hàm khái niệm cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo các
tác giả trong từ điển Wikipedia thì “một câu chuyện hay phải có một ngƣời kể
chuyện xác định rõ và kiên định (…). Ngƣời kể chuyện là một thực thể đơn
nhất (single entity) và giới hạn. Ngƣời kể chuyện không thể truyền đạt bất cứ
điều gì mà anh ta không đối mặt với nó” [17]. Với W. Kayser, ngƣời trần thuật
là một khái niệm mang tính chất rất hình thức: “ngƣời trần thuật – đó là một
hình hài đƣợc sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học. Ở
nghệ thuật kể, không bao giờ ngƣời trần thuật là vị tác giả đã hay chƣa nổi
danh, nhƣng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [33, tr.245]. Còn đối
với Todorov thì ngƣời kể chuyện không chỉ là ngƣời kể mà còn là ngƣời định
giá: “ngƣời kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hƣ
cấu. Chính ngƣời kể chuyện là hiện thân của những khuynh mang tính xét
đoán và đánh giá” [24, tr.490]. Các nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng đƣa ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
các cách hiểu không giống nhau về khái niệm ngƣời kể chuyện. Trong Từ
điển văn học (bộ mới), sau khi nêu định nghĩa ngắn gọn ngƣời kể chuyện là:

“thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là ngƣời đứng
ra kể trong tác phẩm văn học”, GS.TS Lê Ngọc Trà đƣa ra những hình thức
khác nhau của chủ thể này: vô nhân xƣng và ngƣời kể chuyện xƣng danh tôi,
chúng tôi. Theo các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học thì ngƣời kể
chuyện là “hình tƣợng ƣớc lệ về ngƣời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ
xuất hiện khi nào câu chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác
phẩm” [28, tr.221]. Lê Phong Tuyết trong bài viết Người kể chuyện trong văn
xuôi sau khi nêu lên những vấn đề ngƣời kể chuyện ở Việt Nam, ngƣời kể
chuyện trong văn học phƣơng Tây đã đi đến định nghĩa: “Ngƣời kể chuyện
đƣợc định nghĩa một cách đơn giản và thống nhất: ngƣời kể chuyện là ngƣời
kể lại câu chuyện” [79, tr.126]. Không phải trong bất kì tác phẩm văn học nào
cũng có nhân vật ngƣời kể chuyện. Trong kịch, sự quan sát, đánh giá các nhân
vật và sự việc chủ yếu đƣợc lồng vào ngôn ngữ, thái độ và hoạt động của
nhân vật (trực tiếp thể hiện trên sân khấu). Bởi thế, không thấy sự xuất hiện
của ngƣời kể chuyện trong kịch. Trong thơ trữ tình, tâm tƣ tình cảm của nhà
thơ đƣợc bộc lộ trực tiếp dƣới hình thức tự bộc lộ chứ không phải dƣới hình
thức câu chuyện kể về ngƣời khác. Trong tác phẩm tự sự nhà văn trình bày,
tái hiện một cách sáng tạo thế giới hiện thực thông qua lời kể, lời miêu tả…
của một ngƣời trần thuật nào đó. Pospelop khắng định: “Ngƣời trần thuật là
một loại ngƣời môi giới giữa các hiện tƣợng đƣợc miêu tả và ngƣời nghe (ngƣời
đọc), là ngƣời chứng kiến và cắt nghĩa sự việc xảy ra” [58, tr.88].
Ngƣời kể chuyện là một nhân vật nhƣng là một kiểu nhân vật đặc biệt, nó
có những đặc điểm khác so với các nhân vật khác trong tác phẩm. Tz.Todorov
tuyên bố: “Ngƣời kể chuyện không nói nhƣ các nhân vật tham thoại khác mà
kể chuyện. Nhƣ vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và ngƣời kể,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách đƣợc kể có một vị thế hoàn toàn đặc

biệt…” [64, tr.117]. Điều đó có nghĩa là ngƣời kể chuyện không chỉ là một
nhân vật tham gia trong tác phẩm mà còn đảm nhiệm chức năng tổ chức kết
cấu tác phẩm, tổ chức các nhân vật khác. L.I.Timofeev chỉ ra rằng: “Ngƣời kể
chuyện bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật mà họ nhắc tới phải lệ
thuộc vào mình ngay cả khi ngƣời kể chuyện cho nhân vật một sự độc lập đầy
đủ về mặt ngôn ngữ” [73, tr.32]. Khi đọc xong một tác phẩm tự sự, ngoài
những nhân vật đƣợc miêu tả thì ngƣời đọc chúng ta vẫn cảm nhận thấy có
một nhân vật đặc biệt đang quan sát, ghi chép, phân tích về chúng, về mọi sự
việc, đó là ngƣời kể chuyện. Có thể nói, trong bất cứ truyện kể nào cũng
mang dấu ấn, cũng thể hiện cách nhìn, cách cảm, phƣơng thức tƣ duy, năng
lực trí tuệ của nhân vật đặc biệt này.
Kế thừa và tổng hợp những định nghĩa, cách hiểu trên, chúng tôi bƣớc
đầu đi vào xác lập những vấn đề chung về ngƣời kể chuyện thông qua sự phân
biệt nó với ngƣời kể chuyện trong đời sống thực tế, với nhân vật và với tác giả.
1.1.1. Người kể chuyện với tư cách là một sản phẩm hư cấu để kể chuyện
Trong cuộc sống hàng ngày, kể chuyện, giao tiếp, đối thoại là hoạt động
không thể thiếu của con ngƣời bởi chỉ có thông qua hoạt động kể chuyện con
ngƣời mới có thể hiểu đƣợc con ngƣời, sự vật và hiện tƣợng quanh mình. Nếu
nhƣ trong tình huống truyện kể ngoài đời khi đối diện ta có một ngƣời kể
chuyện bằng xƣơng, bằng thịt, có hình hài, giọng nói, điệu bộ, một ngƣời mà
ta có thể nhìn thấy và nghe họ nói thì đến ngƣời kể chuyện nghệ thuật tất cả
những yếu tố hữu hình này đều đƣợc chuyển vào trong văn bản thông qua hệ
thống thủ pháp nghệ thuật. Ngƣời kể chuyện trong tác phẩm văn học là sản
phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, một sản phẩm từ sự hƣ cấu của nhà văn.
Điểm khác biệt giữa ngƣời kể chuyện thực tế với ngƣời kể chuyện trong tác
phẩm nghệ thuật là ngƣời kể chuyện thực tế có thể điều chỉnh câu chuyện kể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

theo phản ứng của ngƣời nghe còn ngƣời kể chuyện trong văn bản thì không
thể có quyền đó bởi câu chuyện họ kể đã đƣợc cố định trong văn bản bằng
câu chữ, không thể sửa chữa hay thêm bớt… Do đó, khác với ngƣời nghe –
đối tƣợng của ngƣời kể chuyện thực tế thì ngƣời đọc – đối tƣợng của ngƣời kể
chuyện trong văn bản nghệ thuật sẽ có điều kiện phát huy tối đa khả năng
tƣởng tƣợng, liên tƣởng của mình để đồng sáng tạo với ngƣời kể chuyện. Mỗi
ngƣời đọc với kinh nghiệm sống, với kiến thức, vốn văn hóa, vốn sống…
riêng có thể cảm nhận, tiếp thu, hình dung ra câu chuyện theo cách riêng của
mình. Ngƣời kể chuyện sẽ giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn, đi sâu tìm hiểu thế
giới nội tâm của nhân vật, hiểu sâu hơn những ý nghĩ thầm kín, những động
cơ trong từng hoạt động của nhân vật, từ đó hiểu sâu sắc nội dung tƣ tƣởng
nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
Có thể nói trong tác phẩm tự sự, ngƣời kể chuyện đóng vai trò quyết
định. Là ngƣời sắp đặt, môi giới, gợi mở giữa câu chuyện trong tác phẩm với
ngƣời đọc, ngƣời kể chuyện phải chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp. Từ
chỗ đứng, ngƣời kể chuyện có điểm nhìn, cách kể đối với câu chuyện sao cho
hữu ích theo ý đồ sáng tạo của tác giả. Điều đó không chỉ đem lại vai trò mà
còn làm nên một gƣơng mặt cụ thể của ngƣời kể chuyện.
1.1.2. Người kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả
Ngƣời kể chuyện thống nhất với tác giả trƣớc hết là bởi ngƣời kể chuyện
là ngƣời thể hiện cho tiếng nói, quan điểm của tác giả về con ngƣời và cuộc
sống. Một số nhà tự sự học cho rằng ngƣời kể chuyện chỉ là một yếu tố hình
thức thuần túy, dƣờng nhƣ tách rời khỏi mối quan hệ với tác giả thực tế nhƣ
chủ thể sáng tạo. W.Kayser viết về ngƣời kể chuyện nhƣ một vai trò ƣớc định:
“Trong nghệ thuật kể, ngƣời kể chuyện không bao giờ là tác giả đã hay chƣa
từng đƣợc biết đến, mà là một vai trò đƣợc tác giả nghĩ ra và ƣớc định” [63,
tr.117]. Còn R.Barthers và Tz.Todorov khẳng định: “Ngƣời kể chuyện và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
những nhân vật của anh ta bản chất là những thực thể trên mặt giấy; tác giả
(thực tế) của văn bản không có điểm gì chung với ngƣời kể chuyện” ; “Ngƣời
kể chuyện không thể đƣợc gọi tên; nếu anh ta có tên, thì sau cái tên đó không
có ai cả” [63, tr.117-118]. Tuy nhiên, những quan điểm này không tránh khỏi
sự cực đoan. Không ai có thể phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa ngƣời kể
chuyện và tác giả bởi: “ta đoán định âm sắc tác giả qua đối tƣợng của câu
chuyện kể cũng nhƣ qua chính câu chuyện và hình tƣợng ngƣời kể chuyện
(…) ngƣời kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan niệm tác giả
trong tác phẩm” [79]. Đọc tập Giamilia – Truyện núi đồi và thảo nguyên, qua
thái độ của ngƣời kể chuyện ta cảm nhận đƣợc: tấm lòng đồng cảm sâu sắc
của nhà văn với việc ngƣời chị dám bƣớc qua những tập tục “quái gở” để đi
tìm hạnh phúc đích thực, chân chính của mình; là thái độ phê phán quyết liệt
của Aimatốp đối với những hủ tục lạc hậu của lối sống gia trƣởng, lên án tƣ
tƣởng coi thƣờng phụ nữ, coi “hạnh phúc của ngƣời phụ nữ chỉ là sinh con đẻ
cái”. Đọc Anh béo và anh gầy, Con kì nhông… của Sêkhốp, qua nhân vật
ngƣời kể chuyện ta cảm nhận đƣợc sự xót xa của nhà văn trƣớc bản tính nô lệ,
xum xoe, qụy lụy của con ngƣời. Nhƣ vậy, có thể nói ngƣời kể chuyện là một
trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Quan
điểm của tác giả chỉ có thể đƣợc thể hiện qua “điểm nhìn”, “tầm nhận thức”
của ngƣời kể chuyện nhƣ một hình tƣợng ít nhiều tồn tại độc lập.
Trong những tác phẩm tự truyện thì sự thống nhất giữa ngƣời kể chuyện
và tác giả lại càng bộc lộ rõ. Tự truyện là thể loại văn học đặc biệt mà ở đó tác
giả tự viết về mình, tác giả lấy chính cuộc đời mình làm cơ sở cho sáng tạo
nghệ thuật. Vì thế, qua cái Tôi của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự truyện
ngƣời đọc có thể thấy đƣợc khá rõ cái Tôi của tác giả ngoài đời. Đọc bộ ba tự
truyện Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của Gorki, qua
những lời kể mộc mạc của nhân vật Tôi, ngƣời đọc phần nào thấy đƣợc thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
thơ ấu bất hạnh, cuộc đời cơ cực, gian khổ và những nỗ lực vƣơn lên không
ngừng của tác giả Gorki. Đọc Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ta thấy
bao nỗi đớn đau, tủi nhục; bao khao khát, ƣớc mơ mà nhân vật Tôi trải qua
cũng chính là những tâm trạng mà Nguyên Hồng đã từng trải qua trong quá
khứ gắn với những kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu của nhà văn. GS Phong Lê
đã bày tỏ niềm xúc động sâu sắc khi đọc tác phẩm này: “Tôi cứ ngẩn ngơ hoài
trƣớc một tuổi thơ sao mà cay cực đến thế, mà sao nhà văn có thể thành thực
đến thế. Một sự thành thực đến tận cùng chi tiết khiến ngƣời ta đọc đến mà sững
sờ, mà nổi gai lên trong tâm trí, mà run rẩy đến từng xúc cảm” [39, tr.131].
Nhƣ vậy giữa ngƣời kể chuyện và tác giả có nét tƣơng đồng, thống nhất
nhƣng ngƣời kể chuyện và tác giả không phải là một bởi:
Thứ nhất, quan điểm của tác giả bao giờ cũng rộng hơn quan điểm của
ngƣời kể chuyện. Quan điểm, tƣ tƣởng của tác giả đƣợc thể hiện trong toàn bộ
tác phẩm nhƣ một chỉnh thể nghệ thuật, nó không thể đƣợc thể hiện một cách
một cách đầy đủ qua bất kì một chủ thể lời nói riêng biệt nào trong tác phẩm
dù chủ thể lời nói đó có gần gũi tác giả đến đâu. Nếu chúng ta chỉ dựa vào
ngƣời kể chuyện để đánh giá, phán xét tác giả thì sẽ là phiến diện, cực đoan.
Chẳng hạn để có thể hiểu đƣợc tƣ tƣởng của đại văn hào Leptônxtôi trong
Chiến tranh và hòa bình ta không chỉ dựa vào tƣ tƣởng ngƣời kể chuyện hàm
ẩn mà còn cần phải tổng hợp tƣ tƣởng của các nhân vật khác nhƣ: Pie,
Anđrây, Natasa… So với tƣ tƣởng của ngƣời kể chuyện, tƣ tƣởng của tác giả
thƣờng là khái quát hơn. Trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn, nhận thức của
nhân vật ngƣời kể chuyện xƣng Tôi – ngƣời điên chỉ là những nhận thức cụ
thể, cảm tính, trực tiếp còn nhận thức của tác giả là nhận thức mang tính khái
quát, tổng hợp. Những kẻ ăn thịt ngƣời mà ngƣời kể chuyện xƣng Tôi nói đến
là những con ngƣời cụ thể: ông Cố Cửu, ông Triệu, lão thầy thuốc… còn hàm
ý của tác giả thì lại là ám chỉ lễ giáo và chế độ phong kiến.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Thứ hai, ngƣời kể chuyện không đồng nhất với tác giả bởi ngoài phần
thái độ chủ quan đƣợc thừa hƣởng của tác giả, ngƣời kể chuyện mang trong
mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới đƣợc phản ánh vào tác
phẩm; phần nội dung khách quan đó thƣờng thể hiện một loại hình thái độ
phản ứng với thực tại điển hình cho thời đại của nhà văn đƣợc nhà văn tái
hiện lại và miêu tả trong tác phẩm của mình. Chẳng hạn nhƣ qua nhân vật
ngƣời kể chuyện trong các tác phẩm Sống mòn, Trăng sáng, Cái mặt không
chơi được… ta vừa thấy hình ảnh nhà văn Nam Cao, vừa thấy hình ảnh những
ngƣời trí thức nghèo trong xã hội cũ. Nhà văn Nga M.Prisvin từng rút ra kinh
nghiệm qua thực tế sáng tác: “Vào khoảnh khắc khi tôi đặt bút lên giấy – đó
đã là “cái tôi”… thực thà mà nói, đó là “cái tôi – đƣợc sáng tạo nên”, đó là
“chúng ta”… bây giờ tôi hiểu rõ ràng sự biến hóa của “cái tôi” thành “chúng
ta” thể hiện bản chất của cả quá trình sáng tác” [63, tr.120].
Ngay cả trong những tác phẩm có tính tự truyện thì giữa ngƣời kể
chuyện và tác giả vẫn có những nét khác nhau. Tác giả của truyện kể là ngƣời
thật, con ngƣời của thế giới thực: ông có một cái tên hoặc một bút danh, một
tiểu sử. Ông có trách nhiệm về tác phẩm mà mình tạo ra, còn ngƣời kể chuyện
thì ngƣợc với tác giả, anh ta không phải là một ngƣời thực, anh ta chỉ là một
ngƣời thực hiện chức năng kể chuyện. Vì thế, mặc dù tác phẩm tự truyện
thƣờng lấy chính cuộc đời tác giả làm chất liệu sáng tác nhƣng thế giới tồn tại
của ngƣời kể chuyện hoàn toàn khác với thế giới tồn tại của nhân vật đƣợc kể
lại: khác nhau về không gian, thời gian, về cảm xúc, tƣ tƣởng. Ngƣời kể
chuyện chỉ có thể ý thức và tái hiện lại thế giới kia chứ không thể thâm nhập,
can thiệp vào thế giới kia. Những suy nghĩ, tâm trạng, hành động mà ngƣời kể
chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể là của nhà văn nhƣng đó là
những tâm trạng, hành động đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không
phải là của thời khắc hiện tại.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Qua sự phân tích ở trên ta thấy ngƣời kể chuyện là một kiểu nhân vật đặc
biệt trong tác phẩm tự sự. Đó là một hình tƣợng đƣợc nhà văn hƣ cấu nên để
kể chuyện, với vai trò tổ chức tác phẩm, liên kết, móc nối các nhân vật, sự kiện,
hành động trong tác phẩm. Giữa nhân vật ngƣời kể chuyện và tác giả có nhiều
điểm tƣơng đồng nhƣng không đƣợc đồng nhất ngƣời kể chuyện với tác giả.
1.2. Các tiêu chí nhận diện người kể chuyện
1.2.1. Điểm nhìn kể chuyện
Theo lí thuyết về điểm nhìn thì một truyện phải đƣợc kể theo một thức
(mode), một điểm nhìn (point of view) nào đó. Flubbock là một trong những
ngƣời đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa ngƣời kể chuyện với điểm nhìn. “Tôi
cho rằng toàn bộ vấn đề rắc rối về phƣơng pháp nghệ thuật sáng tác phụ thuộc
vào vấn đề điểm nhìn – vấn đề thái độ của ngƣời kể chuyện đối với việc trần
thuật” [63, tr.117]. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề điểm nhìn. M.Bakhtin khi bàn về tiểu
thuyết Đôxtôiepxki đã xem điểm nhìn nhƣ là “cái lập trƣờng mà xuất phát từ
đó câu chuyện đƣợc kể, hình tƣợng đƣợc miêu tả hay sự việc đƣợc thông báo”
[4, tr.86]. Cùng quan điểm này, Ju.Lotman cho rằng “điểm nhìn là khuynh
hƣớng đánh giá” [40, tr.212]. M.B.Khrapchenco lại chú ý đến tính cá nhân
của chủ thể điểm nhìn: “Sự thật của cuộc sống trong các tác phẩm nghệ thuật
không tồn tại bên ngoài cách nhìn nghệ thuật có tính cách cá nhân đối với thế
giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ” [36]. V.E.Khalizep cũng cho rằng:
“điểm nhìn là của ngƣời trần thuật với những gì mà anh ta miêu tả” [58,
tr.289]. Trong khái niệm này đã bao hàm chủ thể của điểm nhìn (ngƣời trần
thuật) và đối tƣợng đƣợc nhìn (những gì mà anh ta miêu tả). Tiến một bƣớc
xa hơn, trong công trình Tiểu thuyết pháp hiện đại tìm tòi đổi mới, tác giả
Phùng Văn Tửu quan niệm điểm nhìn là: “Kĩ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và

kể” [89, tr.182]. Cũng từ góc độ thi pháp học, khái niệm điểm nhìn đƣợc tác

×