Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 101 trang )



1
















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH





THÁI CAO ĐA







QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG PHẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






Nghệ An, 2014


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




THÁI CAO ĐA





QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG PHẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Chuyên Ngành Quản Lý Giáo Dục
Mã số: 60.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh



Nghệ An, 2014


3

LỜI TRI ÂN

“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng,

Nghĩa Thầy Cô muôn kiếp khó đáp đền”.
Dù vậy không gian vô cùng, thời gian vô tận, song nghĩa Thầy Cô vẫn thắm
sâu vào lòng người học trò. Thật hạnh phúc thay khi được các Thầy Cô tận tình chỉ
giáo. Soi sáng tâm trí em trong suốt hai năm học đã qua. Thầy Cô không những
trang bị cho em những kiến thức thế học mà còn truyền trao những kinh nghiệm
quý báu trong cuộc sống, để cho em làm hành trang trên bước đường phụng sự đạo
pháp. Kiến thức thì vô lượng, ví như lá trong rừng, còn sự hiểu biết của em ví như
nắm lá trong tay. Thành quả mà em đạt được hôm nay là niềm hạnh phúc của người
học trò.
Em thành thật tri ân xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy - Cô giảng viên
của Trường Đại học Vinh, các Phòng Ban và phòng Đào Tạo sau Đại học, đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài Khoa học.
Em cũng xin tri ân sâu sắc Thầy-Cô Ban giám hiệu và các nhân viên Trường
Đại học Đồng Tháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho em có nơi học tập,
tham khảo và thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.
Em xin cảm ơn Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã giúp cho em
có nơi nghiên cứu thực tế và tài liệu tham khảo bổ sung cho đề cương Luận văn
này.
Đồng thời em thành thật tri ân, biết ơn sâu sắc đến thân Phó Giáo sư Tiến sĩ
Nguyễn Thị Mỹ Trinh đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.



4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHẬT HỌC 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.2.1. Dạy học; Hoạt động dạy học ở trường Phật học 10
1.2.2. Chất lượng và chất lượng dạy học ở trường Phật học 12
1.2.3. Quản lý và Quản ly chất lượng dạy học ở trường Phật học 13
1.3. Khái quát về hoạt động dạy học ở trường Phật học Việt Nam Nam 15
1.3.1. Khái quát về hệ thống đào tạo Tăng Ni 15
1.3.2. Hoạt động dạy học ở các trường Phật học 17
1.4. Một số vấn đề về quản lý chất lượng hoạt động dạy học ở trường Phật học
1.4.1. Mục đích quản lý chất lượng dạy học ở các trường Phật học 21
1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng dạy học 22
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý chất lượng dạy học ở
truờng Phật học 25
Kết luận chương 1 27
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 28
2.1. Khái quát về trường Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh 28
2.2. Thực trạng chất lượng dạy học của truờng Phật giáo TP. HCM 30
2.2.1. Thành phần Hội đồng Điều hành Học viện 31
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên Học viện 33
2.2.3. Thực trạng dạy học 36


5

2.2.4. Kết quả dạy học 39
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở các truờng Phật giáo thành phố
Hồ Chí Minh 40
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành nhà truờng 40

2.3.2. Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động dạy 46
2.3.3. Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động học 48
2.3.4. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động dạy học 50
2.4. Đánh giá chung về thực trạng 52
Kết luận chương 2 53
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC Ở
TRƯỜNG PHẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 54
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 54
3.2. Các giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường Phật học ở thành phố
Hồ Chí Minh 55
3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức 55
3.2.2. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng hoạt động dạy 58
3.2.3. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng hoạt động học 64
3.2.4. Giải pháp tăng cường quản lý các điều kiện đảm bảo chất luợng dạy học 71
3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của giải pháp được đề xuất 80
Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
1-Kết luận 84
2-Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Phụ lục 90


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1.
ĐĐ
Đại Đức

2.
ĐHPG
Đại Học Phật Giáo
3.
GHPGVN
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
4.
HT
Hòa Thượng
5.
HVPG
Học Viện Phật Giáo
6.
HVPGVN
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
7.
NS
Ni Sư
8.
PG, GH
Phật Giáo, Giáo Hội
9.
PGVN
Phật Giáo Việt Nam
10.
SC
Sư Cô
11.
TNS
Tăng Ni sinh

12.
TP. HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
13.
TT
Thượng Tọa
14.
TW GHPGVN
Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam











7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê số lượng, trình độ Hội đồng Điều hành
Bảng 2.2. Điều tra về năng lực quản lý của Viện Trưởng
Bảng 2.3. Thống kê số lượng, trình độ đội ngũ giảng viên
Bảng 2.4. Điều tra về năng lực của đội ngũ giảng viên
Bảng 2.5. Điều tra ảnh hưởng của nguyên tắc, pháp lý đến việc quản lý dạy học
Bảng 2.6. Kết quả học lực của TNS năm 2011-2012

Bảng 2.7. Xếp loại hạnh kiểm - đạo hạnh năm 2011-2012
Bảng 2.8. Các biện pháp quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình và kế
hoạch nâng cao chất lượng dạy học
Bảng số 3.1. kết quả thăm dò nhu cầu mới của các cấp GH, của các cơ sở PG










8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và
hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
1

Từ khi Đức Phật thành Đạo dưới cội Bồ-đề ở Bodhgaya, với lòng đại từ bi,
Ngài đưa giáo pháp vào đời cứu đời thoát khổ đau giáo dục Phật giáo đã khởi sắc.

Điều này cũng có nghĩa là giáo dục Tăng Ni sinh không đủ để làm nên giáo dục
Phật giáo. Phật giáo phải mở rộng giáo dục đến mọi người, ở mọi lứa tuổi. Cơ sở
giáo dục Phật giáo phải là các trường Phật học, các trung tâm giáo dục, các hoàn
cảnh có đông người dự họp v.v…
Nói đến giáo dục Phật giáo là nói đến con đường tu học thông qua Giới
(sìla), Định (samàdhi) và Tuệ (pannà). Hòa thượng Viện trưởng Học viện Phật
Giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đường hướng giáo
dục của Đức Phật chính là sự hoàn thiện hay giải thoát của con người trên cơ sở
đánh thức, nuôi dưỡng và phát triển giới đức, tâm đức, tuệ đức của mỗi cá nhân. Do
đó một môi trường tu học đáp ứng được mục tiêu trên cần phải có đủ Giới - Định -
Tuệ và các điều kiện hỗ trợ cho việc phát triển giới đức, tâm đức, tuệ đức. Đạo Phật


1
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI



9

chú ý kiến tạo các môi trường giáo dục, khuyến khích sự phát triển giới đức, tâm
đức, tuệ đức của cá nhân”.
Các truờng Phật học có nhiệm vụ đào tạo Tăng Ni thành những tu sĩ Phật
giáo chân chính. Học để tu, để hoằng pháp và giúp đời. Học để trau giồi đạo đức và
trí tuệ, để thuận lợi hơn trên con đường tiến đến giải thoát tối hậu. Một trong những
yêu cầu của giáo dục là tạo cho người học sự thích nghi, được tự phát triển. Giáo
dục nhà chùa không nhằm nhồi nhét kiến thức, kỹ năng của con người trong thời
đại mới, mà nhằm giúp Tăng Ni thích nghi với thời đại mới mỗi khi phải chung
đụng với đời. Nhưng điều cần khẳng định là giáo dục Tăng Ni là giáo dục nhà
chùa, lấy sự phát triển tâm linh, đạo đức, thiền định làm mục tiêu cho mọi sinh

hoạt.
2

Hiện nay, số lượng Tăng Ni sinh, không chỉ đòi hỏi nắm vững giáo lý đạo
Phật mà còn cần được giáo dục, đào tạo bài bản hơn nữa để có đủ kiến thức trong
các công tác phục vụ đạo pháp và dân tộc. Vấn đề này, ngay từ nhiệm kỳ đầu Giáo
hội đã có sự quan tâm đặc biệt. Mặc dù vậy, đến nay công tác giáo dục, đào tạo
tăng tài còn nhiều thách thức đối với Giáo hội. Đó là chương trình giáo dục, đào tạo
ở cấp Học viện là tương đối thống nhất, theo sự phát triển xã hội, các chương trình
giáo dục đào tạo Phật học ở cấp thấp hơn thì còn nhiều bất cập, hệ quả là các Tăng
Ni sinh sau khi tốt nghiệp tại các trường Phật học có độ chênh nhất định về kiến
thức. Vấn đề này đã được Giáo hội nhìn nhận và đánh giá đúng mức là “chưa hoàn
toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế…Ban Trị sự và Ban Giám hiệu đã linh động tự
vạch ra cho trường những quy định về chương trình, nội dung giảng dạy, về tiêu
chuẩn, trình độ giảng viên và học viên… Vì vậy, chất lượng đào tạo và kết quả học
tập không đồng điều trong cả nước. Đó là lý do mà em chọn đề tài này.


2
Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VI


10

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Phật học tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý nâng cao chất lượng hoạt động

dạy học ở các trường Phật học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy
học ở các trường Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và thực hiện được những giải pháp có cơ sở khoa học, thực
tiễn, có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Phật
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng hoạt
động dạy học ở trường Phật học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường
Phật học Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường
Phật học Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nhằm thu thập các thông tin lý
luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Bao gồm: Phương pháp phân tích- tổng
hợp tài liệu; Phương pháp phân loại- hệ thống hoá và cụ thể hóa các vấn đề lý luận
có liên quan.


11

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm xây dựng cơ sở thực
tiễn cho đề tài. Bao gồm: Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
giáo dục; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia;
6.3. Phương pháp thống kê toán học: nhằm để xử lý số liệu thu được
7. Đóng góp mới của luận văn
Đề tài sẽ đóng góp tích cực vào việc khắc phục những yếu kém hạn chế

trong quản lý chất lượng dạy - học tại các Học viện Phật giáo nói chung và Học
viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM nói riêng. Thông qua đề xuất các giải pháp
mang tính khoa học sẽ giúp cho các Học viện Phật giáo nói chung và Học viện Phật
giáo Việt Nam tại TP. HCM nói riêng nâng cao chất lượng dạy của các giảng sư,
chất lượng học của Tăng sinh - Sinh viên (người học) Học viện Phật giáo Việt Nam
tại TP. HCM, giúp cho Học viện đào tạo ra sản phẩm là nguồn lực có chất lượng
cao, phục vụ lợi ích thiết thực cho giáo hội, cho xã hội và cho đất nước.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận
văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý nâng cao chất lượng hoạt động
dạy học ở trường Phật học.
Chương 2. Thực trạng quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường Phật
học Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường
Phật học Thành phố Hồ Chí Minh.





12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHẬT HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở ngoài nước
Trên thế giới có nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống tồn
tại và phát triển, đều quan tâm đến sự phát triển giáo dục. Nền giáo dục đã hình

thành từ lâu và không ngừng phát triển. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội, truyền thống văn hóa và con người…, cũng như khác biệt về mục tiêu phát
triển đã làm cho nền giáo dục các nước ngoài cái chung cũng có những đặc điểm
riêng. Giáo dục trong lĩnh vực Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Phật học không chỉ đóng vai trò là một hệ thống triết học, bởi Phật học vừa
mang lại cho người học những kiến thức, tri thức như bao nhiêu môn học khác, mà
Phật học còn phát huy trực giác, tuệ giác ở cấp độ cao, để người học Phật có thể trở
thành hành giả, trải nghiệm, tự thân chứng ngộ và giải thoát. Trong khi các khoa
học, triết học khác, ở mức đào tạo cao nhất chỉ đơn thuần đào tạo ra một học giả có
khả năng nghiên cứu độc lập.
Học Phật là một quá trình, và đương nhiên người học Phật thường trải qua
những lớp học sơ cơ theo từng cấp học, để có thể tham dự vào môi trường Phật học
cao hơn như học viện hay trường đại học. Tuy nhiên, sẽ rất thiếu sót nếu như người
học Phật lại không thể được tiếp cận và trải qua những quá trình tu tập cụ thể ở các
tự viện, nơi có những bậc chân tu khả kính rèn giũa và giúp trải nghiệm giáo lý một
cách căn bản. Chính quá trình tu tập giới, định, tuệ căn bản này mà những hạt nhân
Phật học nảy mầm và phát triển nhanh chóng ở các cấp học Phật học. Thậm chí, ở
những nơi có truyền thống giáo dục sơn môn tốt, dù không phải trường đại học hay
học viện, nhưng vẫn có thể sản sinh ra những học giả, hành giả đáng kính nể, một


13

khi quá trình tu tập chín muồi để công phu giới, định có thể phát triển trí tuệ ở mức
cao nhất, lợi ích nhất đối với công cuộc hoằng truyền chính pháp.
Ở Ấn độ cổ đại, có thể nói đại học Nālandā là trung tâm giáo dục nổi tiếng
nhất của Phật giáo. Ngài Nghĩa Tịnh, ngài Huyền Trang từng sống và tham học tại
đại học Nālandā. Theo ghi chép của 2 Ngài đại học này có hơn 3.000 sinh viên. Có
khi số lượng sinh viên lên 10.000. Tứ sự đều được cung cấp miễn phí cho sinh
viên. Sinh viên đến từ mọi miền của Ấn độ và ngay cả nước ngoài như Tây tạng,

Trung quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, Tích Lan, Nhật
Bản, Việt Nam vv…Luật nhập học rất nghiêm khắc chỉ có những ai thông thạo
những môn học cổ và hiện đại mới được nhập học. Như vậy đây là một học viện ở
mức độ nâng cao. Khoảng 1.500 giáo sư phụ trách 8.500 sinh viên. Hàng ngày có
đến trăm bài thuyết giảng. Nhiều vị tổ sư lỗi lạc của Ấn độ hoặc nước ngoài xuất
thân từ đây, như: ngài Đề -bà, Giới Hiền, Hộ Pháp, Pháp Hiển, Huyền Trang,
Nghĩa Tịnh, Minh Châu Hệ thống thư viện của Đại học rất phong phú.
3

Đại học Valabhī có thể nói là đối thủ của đại học Nālandā. Đại học toạ lạc ở
Valabhī, kinh đô của vương triều Maitraka (475-775). Đại học này cũng được
vương triều ủng hộ. Số lượng sinh viên đông tương đương với đại học Nālandā.
4

Đại học Vi kramaśilā cũng có vị trí như hai đại học trên. Hội đồng điều hành
đại học này cũng điều hành đại học Nālandā. Do vậy nên có sự trao đổi giáo sư
giữa hai đại học này. Ngoài ra còn có một số tu viện Phật giáo khác phát triển theo
hình thức đại học trong thời đại này. Học viên trong các đại học được phân chia ra
làm nhiều lớp tuỳ theo trình độ khác nhau. Lớp thấp nhất bao gồm những vị đọc
tụng kinh, lớp kế tiếp bao gồm những vị thông thạo luật, bàn luận luật với nhau, lớp


3
Sharma, S. N., Buddhist Social and Moral Education, Delhi: Parimal Publications, 1994.
4
S. Dutt, Buddhist Monk s and Monast eries of India: Their History and Their Contribution to Indian Cuture (Delhi: Motilal
Banars idas s Publis hers , 2000), 224 ff.


14


cao hơn nữa là những vị chuyên về luận, luyện tập thuyết giảng trước khi giảng
chính thức. Và lớp cao nhất là những vị thực hành bốn loại thiền định. Ngoài ra có
những vị xuất sắc về thế học. Như vậy chúng ta thấy rằng trong hệ thống giáo dục
Phật giáo từ ban đầu đã nhấn mạnh việc tranh luận (debate) để cho các Tỳ-kheo có
được những kinh nghiệm rèn luyện cần thiết trước khi đi truyền bá giáo pháp. Thật
sự trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh đức Phật đã gặp nhiều cuộc tranh luận,
giải thích với Bà-la-môn, Kỳ-na giáo và những câu hỏi được hội chúng đặt ra.
5

1.1.2. Ở trong nước
Dân tộc Việt Nam trải qua các đời vua chúa phong kiến đã chú trọng việc
giáo dục thi tuyển nhân tài cho đất nước. Giáo dục Phật giáo có vai trò hết sức quan
trọng trong giáo dục Việt Nam, nó ăn sâu trong dòng máu và tâm hồn người Việt từ
bao giờ không hay, như người ta hay nói: đừng làm ác, kiếp người, nợ trần gian hay
hiền như Bụt, v.v Cái trọng tâm của giáo dục Phật giáo là cứu lấy, giải thoát con
người từ bờ U Mê, Vô Minh đến bờ Giác Ngộ, An Lạc, muốn vậy phải có sự quản
lý chặt chẽ, giáo dục xuyên suốt, cho nên giáo dục Phật giáo được xây dựng trên
nền tảng ba phương diện: Giáo dục đạo đức (Giới), giáo dục chuyển hóa (Thiền) và
giáo dục tri thức giải quyết những vấn nạn (Tuệ). Hay nói cách khác: Giới là sự
quản lý, sự kìm chế, sự kiểm soát, Định hay Thiền là sự chuyển hóa, hay là sự suy
niệm tìm ra phương pháp, Từ thiền định, người tu tiến dần đến trí tuệ.
Tại Việt Nam, Luy Lâu được xem là một Trung tâm nghiên cứu và truyền bá
đạo Phật đầu tiên lại khá đồ sộ nhưng đứng về mặt giáo dục và đào tạo Tăng Ni thì
các ngôi chùa lại đóng vai trò cơ bản và quan trọng. Các ngôi chùa lần lượt được
xây dựng, khởi từ vị khai sơn, vị trụ trì và một số ít Tăng chúng, sự giáo dục,
truyền thọ hình thành trong từng chùa, biệt lập, đơn lẽ. Tuy thế, nhà chùa lại có thể


5

S.C.Ghosh, The History of Education in Ancient India: c.3000 BC to AD 1192 (New Delhi: Muns hinram Manoharlal Publis hers,
2001), 130 f.


15

được xem là những trường học đầu tiên của đất nước. Kể từ trước và suốt thời kỳ
Bắc thuộc, nhân dân lầm than cơ cực, bị áp bức đủ mọi mặt, chỉ riêng giới tu sĩ
Phật giáo tương đối đỡ bị khổ ải vì sưu dịch do bấy giờ Phật giáo mới du nhập và
phát triển ở Trung Quốc và giới tu sĩ ở đấy được kính trọng, có ảnh hưởng đến giới
cai trị Bắc phương tại Giao Chỉ. Các vị sư Giao Chỉ được xem là những bậc trí thức
vì ngoài kinh điển, chư vị còn học đủ môn ngoại điển của người Trung Hoa, từ đó
một số chùa còn thu nhận con em của dân trong xóm làng đến học.
Đến khi đạo Phật hưng thịnh ở Việt Nam, các chùa chiền, các Thiền phái và
các Tông phái phát triển, việc giáo dục, đào tạo Tăng Ni cũng được phát triển
nhưng vẫn mang tính cục bộ, chưa có hệ thống rõ rệt. Công cuộc giáo dục và đào
tạo Tăng Ni có khởi sắc vào thời kỳ chấn hưng. Năm 1920 đến 1934, tại Nam Kỳ,
Hòa Thượng Từ Phong ở đạo tràng Giác Hải Chợ Lớn dạy các Tăng sĩ. Ngài
Khánh Hòa mở lớp Phật học tại Bến Tre. Ngài Chí Thành cũng mở trường Phật học
tại Bến Tre, đặc biệt có một trường Ni tại Bạc Liêu. Ngài Huệ Quang, ngài Khánh
Anh cũng mở trường tại Trà Vinh, Long An, Phật học đường Lưỡng Xuyên mở lớp
Tăng, lớp Ni riêng biệt. Tại Bắc Kỳ bấy giờ có 2 lớp tiểu học cho Tăng và cho Ni ở
Phúc Yên, Hải Hưng. Chùa Quán Sứ mở trường Trung Học Phật Học, chùa Sở ở
Hà Đông mở trường Đại học. Giáo dục Phật giáo tại Bắc Kỳ bấy giờ đã có cấp Tiểu
học, Trung học và Đại học ngoài các khóa học trong các kỳ An cư. Tại Trung Kỳ,
ta thấy có trường Trung đẳng Phật học tại Bình Định (1937), trường Tiểu học Phật
học tại Phan Rang, Phật học đường gồm 2 cấp Tiểu và Trung học tại Đà Nẵng, tại
Huế, chùa Trúc Lâm mở trường An Nam Phật học sau đó là chùa Báo Quốc với
chương trình học có hệ thống hơn gồm 6 năm Tiểu học, 3 năm Trung học. Cấp Đại
học cũng được mở và thu nhận được 10 Tăng sĩ. Ngoài ra, các chùa Vạn Phước,

Tường Vân, Từ Đàm đều có mở trường Phật học.


16

Từ thời chấn hưng Phật Giáo, sự giáo dục vào đào tạo Tăng Ni đã đi dần vào
hệ thống. Chương trình 3 cấp Tiểu, Trung và Đại ở các địa phương khác nhau cũng
có nhiều nội dung giống nhau. Tuy vậy, số Tăng sinh mỗi trường lớp cũng chỉ từ
vài ba chục đến một trăm, lại nữa, hầu hết các trường lớp không mở được lâu dài,
phần lớn là do thời cuộc, do tài chánh, nhân sự. Từ những năm 50, 60, các trường
Phật học viện, tu viện được tổ chức tương đối quy củ và có chất lượng, tuy vậy số
Tăng Ni được đào tạo cũng rất hạn chế. Ta có thể kể: Phật học viện Việt Nam, tức
Phật học viện Hải Đức Nha Trang (1956), Phật học đường Phước Hòa ở Trà Vinh
(1956), Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định (1956), Ni học viện Tăng già ở Sài
Gòn (1957), Ni học viện Từ Nghiêm ở Sài Gòn (1960). Sau đó, Phật học viện Pháp
Hội, về sau chuyển sang chùa Xá Lợi, có một chương trình Đại học Phật học khá
hoàn bị và khi Đại học Vạn Hạnh được thành lập năm 1968 tại Saigon thì giáo dục
Phật giáo đã có cấp học cao nhất với nhiều phân khoa của Đại học đúng nghĩa.
Công cuộc giáo dục Tăng Ni đến đây đã có bước tiến dài, nội dung Giới
Định Tuệ được giảng dạy cụ thể, đầy đủ với tổ chức chặt chẽ, phương pháp sư
phạm đúng đắn và lực lượng giáo sư, giảng viên khá mạnh. Cái mới nữa là Tăng Ni
sinh còn được học nhiều môn ngoại điển, phù hợp với sự tiến triển của thời đại. Rõ
ràng Đại học Vạn Hạnh ngoài số đông sinh viên nam nữ Phật tử gồm nhiều ngàn
người, số Tăng Ni sinh ở phân khoa Phật học khá đông và ở các khoa khác cũng
không phải là ít. Tuy nhiên, một hệ thống giáo dục Phật giáo đúng nghĩa vẫn chưa
được hình thành về phần giáo dục và đào tạo cơ bản, tức là chưa thường xuyên và
chưa có hệ thống tổ chức đối với các trường Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng….
Trong nước có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản
lý trường học, quản lý hoạt động dạy học, v.v cũng như có rất nhiều đề tài thạc sĩ
nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ở các vùng miền, các cấp



17

học. Tuy nhiên, nghiên cứu dừng lại ở hệ thống giáo dục thế học, còn một hệ thống
giáo dục Phật học chưa được ai nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1. Hoạt động dạy học ở trường Phật học
Theo Triết học Hy Lạp cổ đại thì: “Dạy học không phải là chất đầy vào một
cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”. Nghĩa là ngọn lửa đã có
sẵn nhưng chưa có điều kiện, động lực tác động để nó bừng sáng.
Hoạt động dạy học là hoạt động của người dạy tổ chức và điều khiển hoạt
động của người học nhằm giúp người học lãnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự
phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của người học.
Hoạt động dạy học “Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động
nhận thức, học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức, qua đó
thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động lãnh đạo, tổ chức,
điều khiển của người giáo viên đối với hoạt động nhận thức và học tập của học
sinh”.
6

“Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của
người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển
hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy
học”.
7

Bác Hồ đã từng nói là giáo dục phải giúp cho sự phát triển “đầy đủ những
năng lực sẵn có” của người học; còn Cac-Mát thì nói chức năng giáo dục là “phát
triển năng lực - bản chất con người” và trong hoạt động dạy học luôn chú trọng đến

việc tôn trọng và phát triển “con người cá nhân”.


6
Trần Thị Tuyết Oanh ( chủ biên) GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC, NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, (2011) tr 135.
7
Trần Thị Tuyết Oanh ( chủ biên) GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC, NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, (2011) tr 139.


18

Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất trong các trường
Phật học, là một hoạt động chủ yếu của học viện Phật giáo, là con đường thuận lợi
nhất giúp cho tăng ni sinh, rèn luyện tri thức, kỹ năng thái độ phẩm chất đạo hạnh,
phẩm chất của người tu sĩ Phật giáo hiện nay.
Để hiểu được bản chất của hoạt động dạy học trong trường phật học, chúng ta
cần làm sáng tỏ:
8

- Mục đích, mục tiêu dạy học: có vai trò quan trọng là định hướng cho sự vận
động và phát triển của toàn bộ quá trình hoạt động dạy học và của mỗi thành tố là
tăng ni sinh. Bên cạnh đó cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại
thì đòi hỏi ở tăng ni sinh có năng lực tự học tự nghiên cứu, thói quen học tập
thường xuyên và học tập suốt đời mọi lúc mọi nơi.
- Nội dung hoạt động dạy học quy định hệ thống những tri thức, kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo và thái độ mà tăng ni sinh cần nắm vững kiến thức. Trong bối cảnh xã
hội hiện nay đang biến đổi, thì nội dung dạy học đang được đổi mới theo các nước
Phật giáo phát triển, hiện đại hóa nội dung dạy học, nhân văn hóa nội dung dạy
học, đề cao tính truyền thống trong nội dung dạy học.
- Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá

trình dạy học và luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo dục Phật giáo các nước
phương pháp dạy học hình thành động cơ nhận thức, nâng cao tính tích cực, độc
lập, sáng tao của tăng ni sinh, phát huy năng lực vận động, vận dụng tri thức trí tuệ
vào thực tiễn của mỗi tăng ni sinh.
- Phương tiện dạy học các thiết bị hiện đại cho phép đưa vào hoạt động dạy
học những nội dung sinh động và hứng thú làm thay đổi phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học.


8
PGS Lê Văn Hồng (chủ biên) TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM, NXB GIÁO DỤC, 1997, tr 78


19

- Nguồn lực (bao gồm nguồn lực tài chính) học viện Phật giáo hiện đại hóa
tài chính do chính giáo hội đài thọ. Về chất lượng, quy mô, phạm vi phục vụ, phải
mang tính chất phục vụ chúng sanh.
Để minh định rõ ràng mối tương quan giữa Thế Tôn với hàng đệ tử và nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự tự mình nỗ lực, kiên trì, và tự phát huy những gì mình
có, đức Phật dạy rằng: “Các con phải tự mình nỗ lực, các đấng Như lai chỉ là đạo
sư”. Như vậy đức Phật chỉ là người chỉ ra phương pháp, là người khơi dậy ngọn
lửa, đệ tử là người phát huy ngọn lửa, làm cho ngọn lửa đó càng sáng tỏa hơn.
Hình ảnh Ràhula là vị Sadi mới lên bảy đã biết vâng lời, tôn trọng giới luật
và chuyên cần tu học, mỗi ngày dậy thật sớm, ra ngoài bốc lên tay một nắm cát,
tung ra và nguyện: “Mong rằng ngày hôm nay ta học được nhiều như bao nhiêu cát
này”. Hình ảnh này minh chứng quá trình tự giác, tự học tập đó.
1.2.2. Chất lượng và chất lượng dạy học ở trường Phật học
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống
hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. Nếu

như một học viên được đào tạo tại một môi trường tốt có chất lượng thì nhất định
học sinh đó sau này đóng góp cho đất nước rất nhiều trong công cuộc xây dựng đất
nước. Đó là sản phẩm giáo dục có chất lượng góp phần làm giàu đất nước.
Chất lượng dạy học trong trường phật học là khả năng của tập hợp triển khai
và tiếp thu các đặc tính, nghệ thuật, phương pháp của hoạt động dạy học, làm cho
các yếu tố Tri thức, Kỹ năng và Thái độ người học thỏa mãn đòi hỏi nhất định để
đáp ứng các yêu cầu của Giáo hội.
Chất lượng dạy học ở trường Phật học đây là một vấn đề nóng bỏng được
Giáo hội Phật giáo cũng như Ban giáo dục tăng ni đặc biệt quan tâm, bởi nó là hiệu
quả của quá trình hoạt động dạy học sẽ cho ra nguồn nhân lực cho Giáo hội với


20

những thành tố tri thức, kỹ năng và thái độ được trang bị đáp ứng những đòi hỏi
nhất định được Giáo hội công nhận.
Hiện nay cơ sở giáo dục của Giáo hội gồm các lớp sơ cấp, 33 trường Trung
cấp, 9 lớp Cao đẳng Phật học, 4 lớp Học viện Phật giáo. Qua đó một số trường
Trung cấp chỉ có vài chục Tăng Ni, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đặc biệt, chương
trình giảng dạy dù đã được ban hành lại không được thực hiện đồng bộ, do thiếu
giảng viên. Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã thay đổi chương
trình học và điều lệ chiêu sinh, gây ra sự bất ngờ mất cân đối tại một số trường
Trung cấp Phật học và hầu như tách khỏi sự quản lý của Ban Giáo dục Tăng Ni
Trung ương. Sự liên hệ của ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với Học viện Phật
giáo Khmer Nam tông vừa mới được thành lập cũng chưa được liền lạc. Nói chung,
chúng ta chưa có một hệ thống giáo dục Tăng Ni chặt chẽ, hợp lý.
1.2.3. Quản lý và Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường Phật học
Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý

trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích
của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.
Theo Thái Văn Thành thì: “Quản lý là sự tác động có mục đích có kế hoạch
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
Theo Trần Kiểm trong giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học” đã nhận
định: “Quản lý chất lượng hoạt động dạy học là quá trình dạy của giáo viên và quá
trình học của học sinh. Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ ”
9
.


9
Trần Kiểm (1997), Quản lý Giáo dục & Trường học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.


21

Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học thực chất là những tác
động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học nhằm hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách của TNS theo mục tiêu đào tạo của các trường Phật giáo. Mục tiêu
quản lý chất lượng hoạt động dạy học là cở sở, là nền tảng cho việc xác định các
mục tiêu quản lý khác trong trường học.
Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Phật học là tổ chức
một cách khoa học cho hoạt động dạy học, bao gồm các hoạt động của một tập thể
cũng như công việc chuyên môn của từng người. Biện pháp quản lý chất lượng
hoạt động dạy học là cách thức thực hiện trên các nội dung giảng dạy và học tập cụ
thể của TNS theo kế hoạch dạy học và các chương trình môn học quy định do học
viện đề ra. Đó là cách sử dụng những phương tiện nguồn lực vật chất và tinh thần
để tạo ra các hoạt động hướng đích, nhằm đạt được mục tiêu dạy học chất lượng và

đạt hiệu quả cao, bao gồm trong đó cả việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học.
Nội dung quản lý nâng cao chất lượng dạy học có thể xem xét ở 1 số cách
tiếp cận cơ bản sau:
a) Tiếp cận theo chức năng quản lý:
- Lập kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học: xác định hệ thống mục tiêu, chỉ
tiêu, nội dung dạy học cần làm, các hoạt động: tuyển sinh, khai giảng, tổ chức
ngoại khóa; các nguồn lực tham gia, nhân lực, vật lực thời gian thực hiện
- Tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học: Xây dựng và hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy để quản lý hoạt động dạy học; xây dựng và ban hành
cơ chế, quy định…quản lý chuyên môn; tuyển chọn đội ngũ giảng viên nếu thấy
cần thiết sắp xếp và bố trí nhân sự để thực hiện chuyên môn được tốt hơn. Xác định
các mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp để thực hiện kế hoạch dạy học chỉ đạo kế hoạch
dạy học, tổ chức chuyên môn thực hiện mục tiêu, nội dung kế hoạch chất lượng dạy


22

học xây dựng kế hoạch trong năm học, quản lý giảng viên, bồi dưỡng và nâng cao
năng lực sư phạm cho giảng viên.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học: xây dựng nề nếp
dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với phương pháp kiểm tra đánh giá
TNS, phối hợp chùa chiền, bổn sư trường Phật học để quản lý việc tự học của TNS.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của TNS: thường xuyên, định kỳ tổng kết, phân
tích kết qủa đánh giá nguyên nhân, phản hồi thông tin đến người dạy người học,
bổn sư TNS.
b) Tiếp cận theo các thành tố cơ bản của quản lý dạy học: quản lý hoạt động
dạy; quản lý hoạt động học; quản lý các điều kiện phục vụ dạy học
Trong luận văn này chúng tôi theo cách tiếp cận thứ 2: coi nội dung quản lý

nâng cao chất lượng dạy học đó là quản lý nâng cao chất lượng dạy của thầy; quản
lý nâng cao chất lượng học của trò; quản lý các điều kiện phục vụ nâng cao chất
lượng dạy học của nhà trường.
1.3. Một số vấn đề về hoạt động dạy học ở trường Phật học ở Việt nam
1.3.1. Khái quát về hệ thống đào tạo Tăng Ni sinh
Ngành giáo dục Tăng Ni có nhiệm vụ đào tạo TNS thành những tu sĩ Phật
giáo chân chính. Học để tu, học để hoằng pháp và giúp đời, trong đó tu là chính, tu
từ khi bước chân vào chùa cho đến khi chấm dứt cuộc đời. Học để trau dồi đạo đức
và trí tuệ, để thuận lợi hơn trên con đường tiến đến giải thoát tối hậu.
Ở Việt Nam, từ sau ngày đất nước thống nhất, sau một thời gian khá dài vận
động và chuẩn bị, đến năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập,
thống nhất 9 tổ chức và hệ phái Phật giáo. Lại phải mất vài năm để củng cố, ổn
định tổ chức và sinh hoạt, Giáo hội đã hoạt động khá mạnh mẽ và từ đó đến nay, đã
đạt được nhiều thành quả khả quan. Nổi bật nhất là việc giáo dục và đào tạo Tăng


23

Ni. Trong vòng 30 năm trở lại đây, hiện đã có 33 trường cơ bản Phật học trên toàn
quốc, 4 Học viện Phật giáo Việt Nam và 9 lớp Cao đẳng Phật học. Đó là chưa kể
các lớp Phật học riêng lẻ tại các chùa, các khóa đào tạo giảng sư của ban Hoằng
Pháp và một số khoá chuyên ngành khác như y tế, từ thiện xã hội v.v… Như vậy
công cuộc giáo dục và đào tạo Tăng Ni được tiến hành khá đồng bộ trên khắp cả
nước. Số Tăng Ni sinh tại mỗi trường từ khoảng 60 đến 100, thậm chí có 2, 3, hay
5 trăm Tăng Ni sinh ở nhiều trường cơ bản. Học viện Phật học đã đào tạo được 9
khóa ở TP. Hồ Chí Minh và 5 khoá ở Hà Nội. Số Tăng Ni sinh tốt nghiệp Học viện
Phật học tính đến hết khóa hiện nay khoảng 5000 người. Một số đang theo học các
khóa Cao học, Tiến sĩ Phật học tại Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka và nhất là tại Ấn
Độ (riêng tại Ấn Độ, số Tăng Ni nghiên cứu sinh hiện khoảng 300 người). Chương
trình học của các lớp cùng cấp, cách tổ chức điều hành, sinh hoạt của các trường

tương đối giống nhau. Một ưu điểm nữa là các trường đều có dạy nhiều môn ngoại
điển, phù hợp với xã hội, thời đại như văn, triết, sử, sinh ngữ, sinh thái, quản trị,
văn minh, xã hội học. Đó là chưa kể các buổi ngoại khóa về một vấn đề thời sự,
khoa học, văn học…
Ngành giáo dục Tăng Ni chỉ trong vòng 10 năm, đã đạt được những thành
tựu tốt đẹp, mở ra những triển vọng mới đầy khích lệ. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu
của phát triển, những khó khăn, tồn đọng không phải là ít. Khó khăn tồn đọng lớn
nhất của ngành giáo dục Tăng Ni hiện nay cũng như các ngành khác là khó khăn về
tổ chức, nhân sự và tài chánh. Ba mặt này có liên hệ mật thiết với nhau vì một mặt
được phát triển, cải tạo thì các mặt kia cũng được phát triển, cải tạo.
Dù những khó khăn, hạn chế nói trên, ngành giáo dục Tăng Ni tại Việt Nam
vẫn phát triển mạnh. Sở dĩ như vậy là nhờ quyết tâm, nỗ lực toàn thể Tăng Ni và
Phật tử, do sự ủng hộ của nhiều cơ quan, tổ chức thân hữu trong và ngoài nước và
do một số Tôn túc, chuyên gia có tài năng, đức độ và kinh nghiệm trong ngành giáo


24

dục. Những thành quả của công việc giáo dục và đào tạo Tăng Ni sẽ lớn hơn nhiều
nếu những trở ngại trên được giải quyết.
Trung ương Giáo hội quản lý mọi sinh hoạt của các ban ngành, viện, các ban
Trị sự Tỉnh Thành hội Phật giáo, các cơ sở giáo dục và đặc biệt là chư vị Bổn sư
của các TNS cần nhất trí với chủ trương đào tạo Tăng Ni đạo hạnh, cần đẩy mạnh
việc đưa Tăng Ni vào hệ thống giáo dục do GH thiết lập, cần lấy đó làm tiêu chuẩn
để bổ nhiệm chức vụ, giao phó công tác Phật sự. TNS có thể trở thành những con
người tài ba, có những đóng góp hiệu quả cho đất nước, nhưng nếu không được đào
tạo trong hệ thống giáo dục của Giáo hội thì đấy không phải là đối tượng ưu tiên để
được Giáo hội bổ nhiệm giao phó công tác Phật sự sau này.
1.3.2. Hoạt động dạy học ở các trường Phật học
Mục tiêu dạy học ở các trường Phật học Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo

Tăng Ni thật sự có tài, có đức, thật tu thật học, là nhân tố kế thừa cho Giáo hội.
Mục tiêu dạy học ở Học viện phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đạo
hạnh của từng môn học, của mỗi hoạt động giáo dục. Mỗi môn học, mỗi hoạt động
dạy học đều có chuẩn kiến thức, kỹ năng, chuẩn phẩm hạnh đạo đức. Mỗi giai đoạn
dạy học đều xác định kiến thức, kỹ năng, đạo hạnh trong từng giai đoạn.
Mục tiêu dạy học trên cơ sở kiến thức căn bản, về đạo hạnh làm nền tảng của
TNS, đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của từng môn học, đảm bảo chất lượng
kiến thức thế học và Phật học.
Mục tiêu dạy học trước mắt để rồi xây dựng cái lâu dài, cho đến khi đạt cứu
cánh. Cái mục tiêu trước mắt là cái tùy thuận nhân duyên, là những phương tiện để
đạt cứu cánh giải thoát. Mục tiêu dạy học của đức Phật “chuyển pháp luân vô


25

thượng mà giáo hóa chư Bồ tát, giáo hóa, an lập vô số chúng sanh, khiến họ an trú
vào đạo chơn chánh vô thượng chuyển ác thành thiện, chuyển phàm thành thánh”
10

Chương trình; Nội dung dạy học ở các trường Phật học Xây dựng phong
trào học tập trong toàn thể tăng ni sinh, xây dựng môi trường giáo dục đa dạng hoá
các hình thức đào tạo, loại hình học tập, tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân
sách Giáo hội, tiếp tục thể chế hoá chủ trương chính sách của nhà nước về xã hội
hoá giáo dục và huy động cộng đồng xã hội. Một nội dung nữa cần tập trung là mối
quan hệ khăng khít hữu cơ giữa Học Viện và Bổn sư cùng với Giáo Hội. Chương
trình học các Trường Phật học toàn bộ Kinh, Luật, Luận (Tam tạng kinh) trong hệ
thống kinh điển Bắc Tông cũng như Nam Tông ( Đại thừa và tiểu thừa, Nam truyền
và Bắc truyền) văn hóa Phật giáo, các kiến trúc của nhà Phật, ngoài ra còn học một
số môn học đại cương quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo. Nội dung chưa
thật sự bám sát với thực tế, chưa thực sự đưa giáo pháp đi vào cuộc sống, nhất là

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kinh hay Kinh Tạng là những sự kiện, hiện tượng, câu chuyện và những điều
tốt, điều xấu diễn ra trong đời sống thường ngày của con người, được đức Phật đúc
kết, tích lũy qua kinh nghiệm nhiều đời nhiều kiếp, là hiện tượng xã hội chúng
sanh. Đó là hệ thống tư duy và trí thức về tự nhiên, về xã hội, về cách thức hoạt
động và những kinh nghiệm sáng tạo, thái độ ứng xử trong xã hội, cũng như trong
cộng đồng.
Luật hay Luật Tạng là những điều được làm và không được làm, điều cấm và
điều cho phép, là những khuôn mẫu, những nguyên tắc quản lý xã hội, quản lý giáo
hội cũng như Tăng-Ni đoàn để hoàn thiện mình nhằm hoàn thành nhiệm vụ, mục
đích yêu cầu. Luật còn là những nguyên tắc căn bản trong quan hệ của chúng sanh,


10
HT Thích Thiện Siêu, (nhiều tác giả) Giáo Dục Phật Giáo Trong Hiện Đại, NXB TPHCM, 2001, tr 31.

×