Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lý của học sinh dân tộc thái và dân tộc kinh lứa tuổi 12 15 tại huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 87 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

NGUYN TH VINH
Sự PHáT TRIểN MộT Số CHỉ TIÊU
THể LựC, THể CHấT Và SINH Lý CủA HọC SINH
DÂN TộC THáI Và DÂN TộC KINH LứA TUổI 12 - 15
TạI HUYệN QUỳ HợP, TỉNH NGHệ AN
LUN VN THC S KHOA HC SINH HC
NGH AN - 2014
B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
NGUYN TH VINH
Sự PHáT TRIểN MộT Số CHỉ TIÊU
THể LựC, THể CHấT Và SINH Lý CủA HọC SINH
DÂN TộC THáI Và DÂN TộC KINH LứA TUổI 12 - 15
TạI HUYệN QUỳ HợP, TỉNH NGHệ AN
Chuyờn ngnh: Sinh hc thc nghim
Mó s: 60.42.01.14
LUN VN THC S KHOA HC SINH HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. NGUYN NGC HI
NGH AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt
của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, các nhà khoa học cũng như gia đình
và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sinh học,
phòng Đào tạo Sau đại học và các phòng ban khác của trường Đại học Vinh.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hợi,
người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình


thực hiện luận văn.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo các trường
Trung học cơ sở huyện Quỳ Hợp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Tác giả
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Những đóng góp mới của đề tài
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3. Vài nét về khu vực nghiên cứu (Nguồn: [64], [65], [66])
1.3.1. Tỉnh Nghệ An
1.3.2. Huyện Quỳ Hợp
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Thời gian nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2. 3. 1. Phương pháp chọn mẫu

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể chất
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu chỉ số IQ và học lực của học sinh

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 25
ii
3.1. Các chỉ số thể lực của học sinh
3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh
3.1.2. Cân nặng của học sinh
3.1.3. Vòng ngực trung bình
3.1.4. Chỉ số BMI của học sinh
3.1.5. Chỉ số Pignet của học sinh
3.2. Các tố chất vận động
3.2.1. Tố chất nhanh
3.2.2. Tố chất mạnh
3.3. Một số chỉ số về chức năng một số hệ cơ quan
3.3.1. Tần số tim
3.3.2. Huyết áp động mạch
3.3.3. Tần số thở
3.3.4. Thời gian nín thở tối đa của học sinh
3.4. Chỉ số IQ và kết quả học lực của học sinh THCS
3.4.1. Chỉ số IQ
3.4.2. Kết quả học tập của học sinh
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN PHỤ LỤC 74


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
DT : Dân tộc
HSSH : Hằng số sinh học
IQ : Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh)
Nxb : Nhà xuất bản
SD : Standard Diviation (Độ lệch chuẩn)
THCS : Trung học cơ sở
VNTB : Vòng ngực trung bình
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu 19
Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet 21
Bảng 2.3. Phân loại theo các mức trí tuệ 24
Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh 25
Hình 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh 26
Hình 3.2. Sự khác nhau trong phát triển chiều cao của học sinh nam dân tộc
Kinh và dân tộc Thái 26
Hình 3.3. Sự khác nhau trong phát triển chiều cao của học sinh nữ dân tộc
Kinh và dân tộc Thái 27
Bảng 3.2. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo nghiên cứu một số tác giả30
Bảng 3.3. Sự tăng trưởng cân nặng của học sinh 30
Hình 3.4. Sự tăng trưởng cân nặng của học sinh nam và nữ 31
Hình 3.5. Sự khác nhau trong phát triển cân nặng của học sinh nam dân tộc
Kinh và dân tộc Thái 31
Hình 3.6. Sự khác nhau trong phát triển cân nặng của học sinh nữ dân tộc
Kinh và dân tộc Thái 32
Bảng 3.4. Cân nặng (kg) của học sinh theo nghiên cứu của một số tác giả34

Bảng 3.5. Sự phát triển vòng ngực trung bình của học sinh 35
Hình 3.7. Sự phát triển vòng ngực trung bình của học sinh 35
Hình 3.8. Sự khác nhau trong phát triển vòng ngực trung bình của học sinh
nam dân tộc Kinh và dân tộc Thái tỉnh Nghệ An 36
Hình 3.9. Sự khác nhau trong phát triển vòng ngực trung bình của học sinh nữ
dân tộc Kinh và dân tộc Thái tỉnh Nghệ An 36
Bảng 3.6. VNTB (cm) của học sinh theo nghiên cứu của một số tác giả 38
Bảng 3.7. Sự biến đổi chỉ số BMI của học sinh 39
v
Hình 3.10. Sự biến đổi chỉ số BMI của học sinh 39
Hình 3.11. Sự khác nhau về chỉ số BMI của học sinh nam dân tộc Kinh và
dân tộc Thái huyện Quỳ Hợp 40
Hình 3.12. Sự khác nhau về chỉ số BMI của học sinh nữ dân tộc Kinh và dân
tộc Thái ở huyện Quỳ Hợp 40
Bảng 3.8. Chỉ số BMI (kg/m2) của học sinh theo nghiên cứu một số tác giả42
Bảng 3.9. Sự biến đổi chỉ số Piget của học sinh 42
Hình 3.13. Sự biến đổi chỉ số Pignet của học sinh 43
Hình 3.14. Sự khác nhau về chỉ số Pignet của học sinh nam dân tộc Kinh và
dân tộc Thái huyện Quỳ Hợp 43
Hình 3.15. Sự khác nhau về chỉ số Pignet của học sinh nữ dân tộc Kinh và
dân tộc Thái ở huyện Quỳ Hợp 44
Bảng 3.10. Sự biến đổi tố chất nhanh của học sinh 46
Hình 3.16. Sự biến đổi tố chất nhanh của học sinh 46
Bảng 3.11. Sự biến đổi tố chất mạnh của học sinh 47
Hình 3.17. Sự biến đổi tố chất mạnh của học sinh 47
Bảng 3.12. Sự biến đổi tố chất dẻo của học sinh 48
Hình 3.18. Sự biến đổi tố chất dẻo của học sinh 48
Bảng 3.13. Sự biến đổi tần số tim của học sinh 49
Hình 3.19. Sự biến đổi tần số tim của học sinh 49
Bảng 3.14. Sự biến đổi huyết áp tâm thu của học sinh 50

Hình 3.20. Sự biến đổi huyết áp tâm thu của học sinh 51
Bảng 3.15. Sự biến đổi huyết áp tâm trương của học sinh 52
Hình 3.21. Sự biến đổi huyết áp tâm trương của học sinh 52
Bảng 3.16. Sự biến đổi tần số thở của học sinh 53
Hình 3.22. Sự biến đổi tần số thở của học sinh 53
Bảng 3.17. Sự biến đổi thời gian nín thở tối đa của học sinh 54
vi
Hình 3.23. Sự biến đổi thời gian nín thở tối đa của học sinh 54
Bảng 3.18. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS 55
Hình 3.24. Phân bố học sinh nam, nữ theo các mức trí tuệ 56
Hình 3.25. Phân bố học sinh mức trí tuệ giỏi (II) 56
Hình 3.26. Phân bố học sinh mức trí tuệ khá (III) 57
Hình 3.27. Phân bố học sinh Quỳ Hợp mức trí tuệ trung bình (IV) 57
Hình 3.28. Phân bố học sinh Quỳ Hợp mức trí tuệ dưới trung bình (V) 58
Hình 3.29. Phân bố học sinh mức trí tuệ kém (VI) 58
Bảng 3.19. Kết quả học tập của học sinh THCS Quỳ Hợp 61
Hình 3.30. Phân bố học sinh theo học lực loại giỏi 62
Hình 3.31. Phân bố học sinh theo học lực loại khá 62
Hình 3.32. Phân bố học sinh theo học lực loại trung bình 63
Hình 3.33. Phân bố học sinh theo học lực loại yếu 63
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người luôn tuân theo những quy luật sinh học nhất định, đồng thời
cũng thường xuyên biến đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền, môi
trường, chủng tộc, giới tính, nội tiết, bệnh tật…Đó là quá trình biến đổi liên
tục về kích thước, hình dáng, chức năng sinh lý và trưởng thành sinh học của
cơ thể. Theo thuyết phát triển theo giai đoạn, quá trình tăng trưởng của con
người từ lúc trứng được thụ tinh phát triển thành phôi thai đến khi ra đời,
trưởng thành trải qua nhiều thời kỳ khác nhau: thời kì phát triển phôi, sơ sinh,

nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên, dậy thì, trưởng thành, trung niên, lão
hóa và tử vong; trong đó giai đoạn phát triển dậy thì chiếm vị trí quan trọng.
Tuổi dậy thì đánh dấu sự kết thúc của thời niên thiếu và chuẩn bị bước sang
tuổi trưởng thành. Đây là bước ngoặt có vai trò hết sức quan trọng biến đổi cả
về lượng và chất.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái con người nói chung và lứa tuổi học
sinh nói riêng ở các chỉ số: chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình…sẽ
đánh giá được tốc độ phát triển của con người trong mỗi giai đoạn, đồng thời
là dữ liệu chứng minh cho mối quan hệ phụ thuộc sự phát triển cơ thể với điều
kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
Sự phát triển cơ thể con người có mối liên quan mật thiết với các yếu tố
tự nhiên, xã hội của môi trường sống như: chế độ dinh dưỡng, cơ sở vật chất,
thời tiết, khí hậu, mức độ ô nhiễm môi trường cũng như trình độ, ý thức, tình
cảm phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
Bên cạnh đó, guồng quay của nền kinh tế thị trường, nhịp sống đô thị,
ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo trong thời đại bùng nổ công nghệ thông
tin… cũng đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển
1
của trẻ em. Trẻ em dậy thì sớm hơn, trưởng thành về mặt sinh học nhanh hơn
so với trưởng thành về mặt nhận thức xã hội. Đã có những trường hợp trẻ bỏ bê
học hành, yêu đương sớm, có thai ngoài ý muốn…gây đau đầu cho các bậc phụ
huynh, nhà trường và xã hội. Nghệ An là một tỉnh lớn, là một trong những
trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của vùng B•c Trung Bộ, môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội đa dạng, phong phú, là nơi giao lưu của nhiều nền
văn hóa, điều đó không khỏi ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý trẻ em.
Vấn đề đó cần được làm rõ và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giáo
dục trẻ em nhằm làm cho trẻ phát triển tốt và thuận lợi hơn, tránh những tiêu
cực, ảnh hưởng xấu của môi trường trong giai đoạn phát triển quan trọng
chuyển biến từ trẻ em sang người lớn. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:
“Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lý của học sinh dân tộc

Thái và dân tộc Kinh lứa tuổi 12 - 15 tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”
với mong muốn góp phần giúp các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh có
những cách nhìn, định hướng và biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học,
thích hợp hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá xu hướng phát triển của một số chỉ tiêu thể lực, thể
chất và sinh lý của học sinh dân tộc Thái và dân tộc Kinh lứa tuổi 12 - 15 ở
huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An.
- So sánh xu hướng phát triển của một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và
sinh lý của học sinh dân tộc Thái và dân tộc Kinh lứa tuổi 12 - 15 ở huyện
Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực của học sinh THCS huyện Quỳ
Hợp (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số
BMI, chỉ số thân, hệ số cân đối).
2
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu chức năng sinh lý của học sinh THCS
huyện Quỳ Hợp (tần số tim, tần số hô hấp, huyết áp động mạch).
- Nghiên cứu một số tố chất vận động của học sinh THCS huyện Quỳ
Hợp (tố chất nhanh, tố chất mạnh, tố chất dẻo).
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá được đặc điểm phát triển của một số chỉ tiêu thể lực, thể
chất và sinh lý của học sinh dân tộc Thái và dân tộc Kinh lứa tuổi 12 - 15 ở
huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An.
- Các chỉ số về thể lực thể chất và sinh lý ở các lứa tuổi không phải là
một hằng định và không giống nhau ở các vùng miền. Cùng với sự phát triển
kinh tế, xã hội, các chỉ số luôn có sự biến đổi nên luận văn góp phần bổ sung
những số liệu cần thiết về sự phát triển thể lực của trẻ em, làm cơ sở khoa học
cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao tầm vóc người việt nam.
- Kết quả luận văn là tài liệu tham khảo cho vệc nghiên cứu và giảng

dạy về đặc điểm phát triển của trẻ em lứa tuổi học đường
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và lợi ích cuộc sống của con người, việc
nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, tâm lí, trí tuệ của con người nói
chung và trẻ em nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm trên thế giới. Cuốn
sách đầu tiên viết về sự tăng trưởng chiều cao con người của Stocller được
xuất bản tại Đức năm 1729. Tác giả đã nghiên cứu học sinh quý tộc trường
Carxchile. Sau đó là hàng loạt các công trình khác của Mondiere (1875),
Beegon (1902), Thondihee (1903), Heman (1937), Freemon (1971), đã
nghiên cứu sự phát triển hình thái và trí tuệ trẻ em ở các lứa tuổi và địa
phương khác nhau.
Từ giữa thế kỉ XVIII, việc nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển ở
trẻ em b•t đầu được chú ý. Công trình đầu tiên nghiên cứu về thể lực của con
người là do Christian Friedrich Jumpert tiến hành vào năm 1754. Khi đó ông
đã nghiên cứu về chiều cao, cân nặng và một số chỉ tiêu khác của trẻ em từ 1
đến 25 tuổi. Kết quả của công trình này được giới nghiên cứu đánh giá cao
[60]. Cũng trong khoảng thời gian này Philibert Guerneau de Montbeilard thực
hiện nghiên cứu dọc trên con trai mình từ năm 1759 đến năm 1777. Đây là
phương pháp rất tốt đã được áp dụng cho đến nay. Sau đó còn có nhiều công
trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức, H.P. Bowditch ở
Mỹ… Năm 1977 Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập đánh dấu
một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới [60].
Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới vì sức khỏe cộng đồng ra đời đã nghiên
cứu, đánh giá sự phát triển của trẻ em thông qua hai chỉ số chiều cao, cân nặng
và đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em.
4
Những năm 1960 nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra hiện tượng “gia

tốc” phát triển cơ thể ở trẻ em lứa tuổi học đường và nhận thấy trẻ em có sự
gia tăng các chỉ tiêu hình thái so với các trẻ em cùng lứa tuổi những thập kỉ
trước đó. Các tác giả đã có những giả thiết khác nhau để giải thích hiện tượng
này, điển hình là thuyết “Thành thị hóa” của Rudder.
Trong cuốn: "Giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em", A. N Kabanop và A.
Trabopxcaia đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả và
bản thân. Các tác giả cho rằng: Trước khi trở thành người lớn, trẻ em phải trải
qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng, nhiều năm cần sự giúp đỡ của
người trưởng thành, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng
như nhu cầu cơ thể, những phản ứng của cơ thể đối với điều kiện bên ngoài
đều được thay đổi. Để tạo nên những điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và
phát triển của trẻ em, để dạy dỗ và giáo dục trẻ em một cách đúng đ•n thì cần
phải n•m vững những đặc trưng của từng giai đoạn phát triển của trẻ để có
biện pháp tác động thích hợp
Kabanôp (1972) nghiên cứu thấy rằng: Sự tăng thể lực và thể chất ở trẻ
em ngoài sự quyết định bởi yếu tố di truyền thì nó còn liên quan chặt chẽ đến
chế độ dinh dưỡng, sự luyện tập và chế độ chăm sóc của gia đình và xã hội .
Xukhomlinxki - nhà sư phạm nổi tiếng của Nga cho rằng: Khả năng
vận động, kỹ năng, kỹ xảo ở con người nói chung, học sinh nói riêng được
hình thành trong đời sống cá thể, điều đó có ý nghĩa phải trải qua quá trình
luyện tập. Quá trình vận động nói chung, tập thể dục thể thao nói riêng có vai
trò quyết định đối với sự phát triển toàn diện của con người. Đặc biệt, lứa tuổi
thanh thiếu niên chỉ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thân hình cường tráng,
phát triển cân đối thì hệ thần kinh mới nhạy bén, phản xạ mới linh hoạt.
Năm 1905, Binet và Simon đã dùng tr•c nghiệm (test) nghiên cứu trí
tuệ để phân biệt các trẻ em học kém bình thường và các trẻ em học kém do trí
5
tuệ chậm phát triển. Sau đó, test này được cải tiến nhiều lần để dùng cho trẻ
em và người lớn [55]. Để đánh giá trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em ở từng
lứa tuổi, năm 1912, Stern V. đã đưa ra cách tính chỉ số thông minh (IQ) bằng

thương số giữa trí tuệ (MA) và tuổi thực (CA) [55]. Meili R. sử dụng test trí
tuệ vào việc tư vấn nghề nghiệp và tư vấn học đường [56]. Với mục đích
chuẩn đoán trình độ phát triển trí tuệ của trẻ em, người ta xây dựng nhiều loại
test đo lường trí tuệ khác như test “Trí tuệ đa dạng”, test “Khuôn hình tiếp
diễn” của Raven, test “WISC”, test “Hình thức hợp REY”. Người đầu tiên
nghiên cứu về trí tuệ là F.J.Gall, vào đầu thế kỷ XVII, ông đã đưa ra thuật ngữ
“não tướng học” và cho rằng chức năng trí tuệ tập trung ở các vùng chuyên
biệt nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua đường nét và đo sọ não. Ngoài
ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của F.Galton (1893), Alled
Binnet và Simon (1905), Petersalovey và John Mager [32],
Philipôven (1975) đã chứng minh rằng hoạt động điện não đồ ở trẻ em
có nhiều dao động so với người lớn, đặc biệt là sóng bê-ta ở tuổi dậy thì, biên
độ sóng đạt tới 4 - 5 micro Vôn, tần số 10 - 12 Hz (nhanh hơn ở người lớn).
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, sinh lý ở các lứa
tuổi được tiến hành từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nhân học thuộc
Viện Viễn Đông B•c Cổ. Kết quả nghiên cứu được công bố tập trung trong 9
số kỉ yếu phân khoa Nhân học (1936 - 1944) gồm nhiều loại kích thước của
các đoạn thân thể theo tuổi và thành phần khác nhau, đặc biệt là kích thước
của bộ xương người Việt Nam hiện đại.
Sau ngày miền B•c giải phóng và nhất là sau ngày đất nước thống nhất,
các công trình khoa học thuộc mọi lĩnh vực được đẩy mạnh và thu được nhiều
thành tựu to lớn. Trong các nghiên cứu về chỉ tiêu hình thái ở người lớn, Đỗ
Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền có một số công trình có tính hệ thống và
6
toàn diện như: "Hằng số sinh học người Việt Nam" (1967), "Bàn về những
hằng số giải phẫu nhân học người Việt Nam và ý nghĩa đối với y học" (Một
số chuyên đề y học, 1967). Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá đã được nhiều tác
giả nghiên cứu, nổi bật trong đó là "Hằng số sinh học người Việt Nam" - công
trình đúc kết nhiều năm nghiên cứu của các tác giả Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn

Tấn Gi Trọng, Vũ Triệu An, Trần Thị Ân … (1975); "Về những thông số sinh
học người Việt Nam" của Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn
Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982); "Sinh lý trẻ em" của Tạ Thuý Lan
(1995) [16], [35], [62].
Bên cạnh hàng loạt công trình nghiên cứu về người lớn, có không ít công
trình nghiên cứu về trẻ em và học sinh Việt Nam như: "Hằng số phát triển trẻ
em Việt Nam" của Chu Văn Tường; "Phát triển thể lực ở trẻ em dưới 7 tuổi";
"Một số hằng số của trẻ em Việt Nam" của Chu Văn Trường và Nguyễn Công
Khanh (Báo cáo tại Hội nghị Hằng số sinh học người Việt Nam - 1972).
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và CS đã nghiên cứu một số chỉ số
sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 110 tuổi [68]. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, ở mọi lứa tuổi, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam nhỏ hơn so với
người châu Âu, châu Mĩ, nhịp độ tăng trưởng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo
dài hơn và bước vào thời kỳ nhảy vọt tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn.
Tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện vào lúc 12-13 tuổi, của
nam lúc 13-16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng trưởng nhảy vọt về
cân nặng ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trưởng cân nặng
cơ thể lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam. Do đó, nữ bước vào thời kỳ tăng tiến
và ổn định về chiều cao, cân nặng sớm hơn so với nam.
Từ năm 1980 đến năm 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp nghiên cứu trên
101 học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi [19]. Với 31 chỉ tiêu nhân tr•c học được
nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11-
7
12 tuổi ở nữ, 13-15 tuổi ở nam, chiều cao trung bình của nữ trưởng thành là
158 cm và của nam là 163 cm. Cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ
và 15 tuổi ở nam. Vòng ngực trung bình của nữ trưởng thành là 79 cm và của
nam là 78 cm.
Năm 1989, tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs đã tiến hành nghiên cứu
chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dưới trên 8000 người từ 1-55
tuổi ở cả ba miền B•c, Trung, Nam [20]. Nhóm tác giả nhận thấy, chiều cao

của nam tăng nhanh đến 18 tuổi, của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi và có quy luật
gia tăng chiều cao cho người Việt Nam (tăng 4cm/20 năm). Vòng ngực tăng
nhanh nhất ở nam lúc 13-16 tuổi và ở nữ lúc 11-14 tuổi.
Năm 1992, Trịnh Văn Minh và cs đã tiến hành điều tra một số chỉ số
nhân tr•c trên 1309 người bình thường trưởng thành tại xã Liên Minh, Hà Nội
và tại phường Thượng Đình và xã Định Công, Hà Nội [51]. Kết quả đáng chú
ý qua hai cuộc điều tra này là các kích thước nhân tr•c cũng như các chỉ số
thể lực vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến tuổi 19- 20 ở nữ và 22 tuổi ở nam.
Cũng năm này, Trần Thiết Sơn và cs chọn ngẫu nhiên 165 sinh viên năm thứ
nhất Đại học Y Hà Nội để nghiên cứu đặc điểm hình thái và thể lực. Kết quả
cho thấy, thể lực của sinh viên Y Hà Nội thuộc loại trung bình và có chiều cao
trung bình (nam 162,9 cm và nữ là 155,5 cm) cao hơn so với thanh niên Việt
Nam cùng lứa tuổi [52].
Năm 1991-1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs nghiên cứu trên
13747 học sinh từ 8-14 tuổi ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình
về các chỉ số chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình [12]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, so với số liệu trong cuốn “HSSH” [62] thì sự phát triển
chiều cao của trẻ em từ 6-16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố, thị xã,
nhưng sự gia tăng cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ở khu vực nông
thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Học sinh thành phố và thị xã có xu
hướng phát triển thể lực tốt hơn so với ở nông thôn.
8
Năm 1995, Nguyễn Đức Hồng đã nghiên cứu “Đặc điểm nhân tr•c của
người Việt Nam trong lứa tuổi lao động giai đoan 1981-1985” trên 13223
người thuộc cả 3 miền đất nước. Kết luận của công trình nghiên cứu này là
người Việt Nam trong lứa tuổi lao động có chiều cao (trung bình là 163 cm ở
nam và 153 cm ở nữ) thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Một số chỉ số
nhân tr•c hình thái có số đo trung bình tăng dần từ B•c vào Nam.
Năm 1996, Trần Đình Long và cs qua nghiên cứu đặc điểm sự phát
triển cơ thể học sinh phổ thông tại một số trường học ở Hà Nội đã cho thấy, từ

17 đến 18 tuổi sự phát triển cơ thể của cả hai giới đều chậm lại rõ rệt hoặc
chững lại [45], [48]. Điều này cũng có thể thấy trong công trình nghiên cứu
trên học sinh 18 tuổi của Nguyễn Kim Minh [50].
Năm 1998 Nguyễn Kỳ Anh và cs, sau khi đối chiếu so sánh các kết quả
nghiên cứu của mình với một số tác giả khác đã đưa ra một số nhận xét rằng,
thanh niên Việt Nam từ 14 - 18 tuổi ở nữ và 16 - 18 tuổi ở nam lớn chậm hơn
so với các lớp tuổi trước đó [3].
Năm 1998, Nguyễn Hữu Chỉnh và cs nghiên cứu ở sinh viên lớp tuổi từ
18- 25 khu vực Kiến An Hải Phòng cho thấy: vẫn có sự tăng trưởng, song sự
khác biệt theo các chỉ số nghiên cứu giữa các lớp tuổi kế tiếp nhau không có ý
nghĩa thống kê và dân cư ở khu vực Kiến An Hải Phòng có các chỉ số nhân
tr•c tốt hơn so với “Hằng số sinh học, 1975” [8], [9], [62]. So sánh giữa nam
và nữ, tác giả cho rằng từ 10 đến 11 tuổi, nữ phát triển nhanh hơn nam nhưng
từ 14 đến 15 tuổi các kích thước của nam b•t kịp và vượt trội nữ. Sau tuổi 25
chiều cao không tăng nữa, cân nặng tăng đến tuổi 30 - 39 tuổi sau đó ổn định
rồi suy giảm, trong đó nam giảm chậm hơn nữ.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường nghiên cứu trên đối tượng học sinh THCS
các dân tộc của tỉnh Hoà Bình đã nhận thấy, các chỉ tiêu hình thái tăng dần
theo tuổi và khác nhau giữa các trẻ em thuộc các dân tộc khác nhau [11].
9
Như vậy, các công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của trẻ em
Việt Nam khá phong phú. Kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa nam và
nữ, giữa trẻ em thành thị và nông thôn, giữa trẻ em thuộc các địa bàn nghiên
cứu khác nhau, giữa các nhóm dân tộc khác nhau và giữa các thời điểm
nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các chỉ số hình thái thể lực đều tăng dần theo
tuổi, nhưng tốc độ tăng không đều, có thời kỳ tăng nhảy vọt. Mốc đánh dấu sự
nhảy vọt tăng trưởng của các công trình tương đối thống nhất, chiều cao tăng
nhanh nhất khoảng 12 - 15 tuổi ở nam và 11 - 13 tuổi ở nữ, cân nặng cũng
tăng nhanh nhất từ 13 - 15 tuổi ở nam và 11 - 13 tuổi ở nữ, vòng ngực trung
bình tăng nhanh nhất từ 14 - 16 tuổi ở nam và 12 - 14 tuổi ở nữ.

Các tác giả còn nhận thấy, sự phát triển thể lực của trẻ em phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi
trường [4], [38], [67], [68]. Dưới tác động của yếu tố di truyền và điều kiện
sống, đã diễn ra quá trình cải tổ về mặt hình thái, chức năng làm cho cơ thể
trẻ em ngày càng hoàn thiện.
Việc nghiên cứu tần số tim và huyết áp động mạch của trẻ em đã được
nhiều tác giả thực hiện [5], [11], [17], [21], [39], [42], [43], [61], [62]. Theo
các tác giả, tần số tim của trẻ em giảm dần theo tuổi, sự giảm dần đó có liên
quan đến hoạt động của nút xoang và sự giảm ảnh hưởng của các dây thần
kinh ngoài tim. Tần số tim có thể thay đổi theo trạng thái cơ thể, khí hậu,
bệnh lí.
Khi nghiên cứu trên trẻ em trước tuổi đến trường và trẻ em tuổi học
đường, nhiều tác giả đã nhận thấy, huyết áp động mạch của học sinh tăng dần
theo tuổi nhưng tăng không đều, thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nữ là 9 -
12 tuổi, ở nam là 9 - 13 tuổi [15], [16], [42], [43], [49], [68]. Một số tác giả
cho rằng, có sự khác biệt huyết áp theo giới tính. Ở các châu lục khác nhau,
huyết áp động mạch của trẻ em cũng khác nhau. Nghiên cứu của các tác giả
10
cho thấy, huyết áp động mạch phụ thuộc rất nhiều vào di truyền và yếu tố
dinh dưỡng [16], [43], [62]. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu
về tần số tim và huyết áp của trẻ em. Theo số liệu trong “HSSH” [62], thì
huyết áp động mạch của trẻ em từ 3 - 15 tuổi tăng dần. Huyết áp của nam cao
hơn của nữ cùng tuổi. Huyết áp thay đổi theo tư thế của trẻ khi đo, khi đứng
cao hơn khi nằm và ngồi.
Năm 1993, Đoàn Yên và cs nghiên cứu tần số tim và huyết áp của
người Việt Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch
biến đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn
định đến 49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25 tuổi,
sau đó ổn định đến 69 tuổi. Huyết áp động mạch trên người Việt Nam ở mọi
lứa tuổi thấp hơn so với người Âu, Mỹ [68].

Năm 1996, Trần Đỗ Trinh và cs đã tiến hành nghiên cứu trị số huyết áp
người Việt Nam và công bố trong chương trình nghiên cứu một số chỉ số sinh
học người Việt Nam thập kỷ 90. Công trình được tiến hành tại 20 tỉnh thuộc 7
vùng địa lý trong cả nước từ lứa tuổi 15 trở lên. Kết quả cho thấy trị số huyết
áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng chậm nhất ở nhóm tuổi 15 -
19. Huyết áp ở nam giới cao hơn so với nữ giới, dù mức chênh lệch không
nhiều, chỉ khoảng 1 - 3 mmHg, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê [61].
Năm 1995, Trần Thị Loan nghiên cứu tần số tim và huyết áp động
mạch của học sinh từ 6 - 17 tuổi ở Hà Nội đã cho thấy, tần số tim của học sinh
giảm dần theo tuổi nhưng tốc độ giảm không đều, có thời gian giảm nhanh, có
thời gian giảm chậm, giảm nhanh ở lứa tuổi dậy thì. Huyết áp tâm thu và tâm
trương tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng không đều, có thời gian tăng
nhanh, có thời gian tăng chậm. Thời điểm tần số tim giảm nhanh nhất và
huyết áp tăng nhanh nhất đối với nam là lúc 13 - 14 tuổi và đối với nữ là lúc
11 - 12 tuổi [43].
11
Năm 2001, Nguyễn Văn Mùi nghiên cứu đặc điểm biến đổi tần số
mạch và huyết áp của trẻ em lứa tuổi 7 - 15 ở ngoại thành Hải Phòng, nhận
thấy tần số mạch của các em nam và nữ giảm dần theo tuổi còn huyết áp tâm
thu và huyết áp tâm trương tăng dần theo tuổi. Tần số mạch ở lứa tuổi 7 - 12
của các em nam nhanh hơn so với các em nữ cùng tuổi, nhưng từ 13 - 15 tuổi
không có sự khác biệt.
Tuy nhiên, từ đó đến nay với khoảng thời gian tương đối dài, điều kiện
môi trường tự nhiên và xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sau ngày đất nước
hoàn thành thống nhất, đã mở ra một địa bàn mới, những đối tượng mới cho
việc nghiên cứu hình thái, sinh lý cũng như sinh hoá ở nước ta. Nhiều công
trình của nhiều tác giả đã thực hiện trên kh•p đất nước như: các công trình
nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của
Nguyễn Quang Quyền: "Các chỉ tiêu phát triển hình thái của trẻ em và người
lớn Tây Nguyên" (1980 - 1990); "Các chỉ tiêu hình thái, sự phát triển thể lực

và thể chất của trẻ em và học sinh miền đồng bằng, thành phố Vinh và miền
núi Nghệ An" của Nghiêm Xuân Thăng, Nguyễn Ngọc Hợi, Ngô Thị Bê,
Hoàng Thị Ái Khuê[25], [26], [27], “Nghiên cứu sự phát triển hình thái, thể
lực của học sinh 6 - 17 tuổi ở Thừa Thiên Huế của Lê Đình Vấn (2002)”
[67], Đặc biệt đề tài cấp Nhà nước "Đặc điểm sinh thể, tình trạng dinh
dưỡng của người Việt Nam và biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ" do
trường Đại học Y Hà Nội chủ trì mang mã số KX07 đã góp phần to lớn vào
việc nghiên cứu con người Việt Nam [28].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về sự phát triển thể lực, thể chất
của trẻ em, còn có rất nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu sự phát triển trí tuệ, tư
duy của trẻ g•n liền với sự phát triển sinh lý, đặc biệt là sự phát triển của bộ
não của trẻ.
Các công trình của Hoàng Xuân Hinh (1971), Phạm Hoàng Gia (1977),
Trần Cường, Trọng Thuỷ (1989) [55], Tạ Thuý Lan (1993) [33] đã cho thấy
12
sự phát triển năng lực trí tuệ và tư duy của trẻ qua nhiều giai đoạn. Năng lực
tư duy trừu tượng g•n liền sự phát triển vốn từ của trẻ. Vốn từ của trẻ phát
triển thuận lợi nhất từ 2 - 3 tuổi. Muốn cho trẻ phát triển vốn từ chúng ta cần
cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh.
Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam còn mới mẻ. Trước năm 1975
nghiên cứu về trí tuệ chỉ mới hạn chế trong ngành y tế do các cán bộ ngành y
tế thực hiện nhằm mục đích chuẩn đoán bệnh tâm thần ở một số bệnh viện.
Trước những năm 80, ở Miền B•c vấn đề dùng test rất ít được phổ biến, việc
sử dụng toán thống kê trong nghiên cứu tâm lý học còn rất ít [1], [2]. Kết quả
nghiên cứu của các công trình [1], [22], [23], [24], [30], [32], [33], [34], [36],
[53], [55] cho thấy, có thể sử dụng test Raven để chuẩn đoán khả năng hoạt
động trí tuệ của trẻ em Việt Nam.
Từ thập kỉ 80 đến nay các công trình nghiên cứu về trí tuệ ngày càng
nhiều. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Thủy [55], [56],
Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [53], Bùi Văn Huệ [28], Trần Thị Loan [40], [41],…

Năm 1989, Trần Trọng Thủy tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bằng test Raven, đã đưa ra nhận xét rằng sự phát
triển trí tuệ của học sinh phổ thông cơ sở diễn ra theo chiều hướng chung giữa
các lứa tuổi, các khối lớp, chỉ khác nhau về cường độ phát triển [55]. Nhìn
chung, cường độ phát triển trí tuệ từ trung bình trở lên. Tỉ lệ (%) học sinh ở
mỗi trình độ tăng theo khối lớp, riêng trình độ “rất tốt” giảm theo lứa tuổi.
Điểm test trung bình tăng theo lứa tuổi. So với học sinh nước ngoài, trình độ
phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém.
Nghiên cứu về quá trình hình thành tư duy, Trịnh Bỉnh Dy (1996) đã
coi chức năng trí tuệ là một chức năng sinh lý chỉ có ở loài người, nhờ có
chức năng này con người làm chủ muôn loài, cải tạo thiên nhiên vì lợi ích của
loài người. Nghiên cứu chức năng trí tuệ bao gồm nghiên cứu nhiều vấn đề
như tư duy, tri thức, ý thức, học tập,… [18].
13
Tìm hiểu về vai trò của yếu tố di truyền đối với trí tuệ, Trịnh văn Bảo
và cs (1993) cho thấy, chỉ số thông minh (IQ) và nhận thức trong quá trình
học tập của học sinh phù hợp với kết quả học tập [4].
Nhóm nghiên cứu dưới sự chủ trì của Tạ Thúy Lan tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội từ năm 1990 đến nay đã nghiên cứu trí tuệ của nhiều đối
tượng [37]. Các kết quả nghiên cứu tương đối đa dạng và phong phú, trong đó
đáng chú ý là quy luật tăng dần năng lực trí tuệ của học sinh theo lứa tuổi và
có tương quan thuận với kết quả học tập của học sinh [43]. Khả năng hoạt
động trí tuệ tương quan với quá trình hoàn chỉnh hóa điện não đồ, cụ thể là
nhịp
α
ở vùng chẩm và nhịp
β
ở vùng trán. Do đó, có thể dùng test Raven và
hình ảnh điện não đồ để đánh giá và phân loại khả năng hoạt động trí tuệ của
trẻ [58]. Giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối tương quan thuận khá chặt

chẽ. Môi trường tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng nhất định đến năng lực trí
tuệ của học sinh, sinh viên [35].
Mai Văn Hưng (2003) đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực
trí tuệ của sinh viên một số trường đại học phía B•c Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, các chỉ số thể lực tương quan thuận với năng lực trí tuệ [29].
Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng (1991) nghiên cứu trí tuệ của học sinh
Thanh Hóa cũng nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và
năng lực trí tuệ của học sinh có mối tương quan thuận với học lực [36]. Trần
Thị Loan (2002) nghiên cứu phát triển trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ học sinh diễn ra liên
tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt theo giới [43]. Trí tuệ và
học lực của học sinh có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ.
Nhiều tác giả đã sử dụng các hình thức tr•c nghiệm trí thông minh để
nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ. Cho đến nay, một số hình thức
test trí tuệ đã và đang được thích nghi hoá và sử dụng ở Việt Nam. Hai cơ sở
14
quan trọng nhất trong lĩnh vực này là Viện tâm sinh lý lứa tuổi thuộc Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội với
nhiều đề tài trọng điểm. Trong các loại hình tr•c nghiệm đó, tr•c nghiệm
Gille, tr•c nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Ra-ven (Test Ra-ven) đã được
ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả (Võ Văn Toàn - 1995, Trần Trọng Thuỷ -
2001, Võ Thị Chí, Lưu Thị Minh Trí - 2001). Test Ra-ven được xây dựng trên
cơ sở hai thuyết: thuyết tri giác hình thể tâm lý học Ghetxytan và thuyết "tâm
phát sinh" của Speaman. Sau nhiều lần chuẩn hoá vào các năm 1954, 1956
đến năm 1960, test Ra-ven được UNESCO chính thức sử dụng để chuẩn hoá
trí tuệ của con người. Đây là loại hình tr•c nghiệm phi ngôn ngữ được dùng
để đo năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất và được sử dụng rộng rãi trên
nhiều đối tượng. Số liệu thu được cho phép chuyển đổi thành chỉ tiêu đánh giá
trí tuệ tổng quát. Có thể nói Test Ra-ven là công cụ s•c bén cho việc đánh giá
mức độ phát triển trí tuệ [7], [57], [58].

Ở Nghệ An đã có các công trình về hình thái và sinh lý của học sinh
Tiểu học và Trung học của Nguyễn Ngọc Hợi, Nghiêm Xuân Thăng, Ngô Thị
Bê,… chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm hình thái và thể lực [25], [26], [27].
1.3. Vài nét về khu vực nghiên cứu (Nguồn: [64], [65], [66])
1.3.1. Tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An có số dân trên 3,2 triệu người (đứng thứ 4 cả nước)
trong đó, có 6 dân tộc chính (Kinh, Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông, Ơ Đu) và
một số dân tộc thiểu số. Dân tộc thiểu số có 442.787 người, chiếm 15,2% dân
số toàn tỉnh và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi, gồm 5 dân tộc có dân
số đông: Thái 299.490 người; Thổ 62.751 người; Kh’Mú 45.890 người;
H’Mông 30.433 người; Ơ Đu 1.085 người; các dân tộc còn lại có 3.128 người
và phân bố ở 12 huyện, thị: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong,
Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Quỳnh
15
Lưu và thị xã Thái Hoà, gồm 146 xã, 1.339 xóm, bản; 27 xã biên giới tiếp
giáp với nước bạn Lào với đường biên giới dài 419,5 km. Mỗi một dân tộc
đều có bản s•c văn hóa khác nhau, góp phần tô th•m trong vườn hoa bản s•c
văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Nghệ An thuộc vùng B•c Trung Bộ. Phía B•c giáp tỉnh Thanh Hóa,
phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây B•c giáp
tỉnh Huaphanh (Lào), phía Tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía Tây Nam
giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt:
xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu
ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông b•c lạnh và ẩm ướt.
• Diện tích: 16498.5 km².
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.
• Nhiệt độ trung bình: 25,2°C.
• Số giờ n•ng trong năm: 1.420 giờ.

• Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.
• Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ B•c.
• Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh Đông.
Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và
ven biển. Phía Tây là dãy núi B•c Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi,
trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền
Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển
miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng B•c Trung Bộ, trên tuyến giao
lưu B•c - Nam và đường xuyên Á Đông - Tây, cách thủ đô Hà Nội 300 km về
16

×