Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Tiểu luận văn học của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.99 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN THỊ THANH HOÀI
TIỂU LUẬN VĂN HỌC
CỦA HỒ ANH THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHAN THỊ THANH HOÀI
TIỂU LUẬN VĂN HỌC
CỦA HỒ ANH THÁI
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG
NGHỆ AN – 2014
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
6. Cấu trúc của luận văn 3
NHÌN CHUNG VỀ TIỂU LUẬN VĂN HỌC 4
TRONG VĂN NGHIỆP HỒ ANH THÁI 4
1.1. Khái niệm tiểu luận văn học 4
1.2.1. Những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ 8
1.3.1. Cuộc đời, con người và văn nghiệp của Hồ Anh Thái 12
Chương 2 23
TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI 23
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 23


2.1. Những chủ đề nổi bật trong tiểu luận Hồ Anh Thái 23
2.1.1. Những nền văn hóa phong phú, đa sắc màu 23
TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI 76
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC 76
3.1. Cách phản ánh, mô tả các vấn đề đời sống – xã hội 76
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu luận văn học là một loại bài viết ngắn, thường được viết từ
quan điểm riêng của tác giả. Nội dung tiểu luận rất đa dạng, bao gồm phê bình
văn học, các quan sát, khảo cứu về đời sống văn hóa – xã hội, hoặc những
cảm xúc và nhận thức của tác giả về các vấn đề của đời sống nhân sinh….
Viết tiểu luận đòi hỏi tư duy, sự bố trí ý tưởng và sử dụng hợp lí từng con
chữ. Hầu hết tiểu luận hiện đại được viết bằng văn xuôi.
Nước ta đang trên đà phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Ý
thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương.
Đó là cơ sở cho sự bừng nở của thể loại tiểu luận văn học. Không chỉ có giới
nghiên cứu, phê bình viết tiểu luận văn học mà các nhà văn, nhà thơ, bạn đọc
cũng tham gia vào công việc sáng tạo này. Sự phát triển của thể loại văn học
này trên thực tế cũng đòi hỏi sự quan tâm, chú ý của những người làm công
tác nghiên cứu.
1.2. Nhà văn Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ
An. Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái đã nổi lên như một hiện tượng. Ông
đã lao động nghiêm túc, cật lực trên từng con chữ, đã chứng tỏ được một sức
viết mãnh liệt và trở thành một trong những tác giả viết nhiều nhất trong vòng
20 năm nay với hơn 30 đầu sách. Sách của ông thường được phát hành với số
lượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ.
Hồ Anh Thái được biết đến là một cây bút viết truyện ngắn và tiểu

thuyết sừng sỏ. Tuy nhiên, nhắc đến văn nghiệp của ông mà không nói đến
mảng tiểu luận văn học thì quả là một thiếu sót không nhỏ. Hồ Anh Thái là
người từng trải, sống ở nhiều nơi, làm nhiều việc, giỏi ngoại ngữ, nền tảng
học vấn vững chắc, vốn sống phong phú, quen biết rất nhiều các văn, nghệ sĩ
nổi tiếng, am hiểu về nhiều vùng miền, nhiều nền văn hóa nên rất thuận lợi
1
cho việc viết tiểu luận văn học. Tiểu luận của ông có nhiều đặc sắc trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
Trên đây là những lý do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn Tiểu luận văn
học của Hồ Anh Thái làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngay từ những truyện ngắn đầu tay Hồ Anh Thái đã được dư luận quan
tâm chú ý. Xung quanh tác phẩm của nhà văn có rất nhiều những ý kiến,
những nhận xét, những đánh giá khá thú vị của bạn đọc, bạn văn, cũng như
các nhà nghiên cứu, phê bình. Có nhiều công trình nghiên cứu về văn chương
Hồ Anh Thái. Chỉ tính riêng tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Vinh đã có gần
ba chục khóa luận, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm và phong cách
văn chương của ông. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu này, chúng tôi
thấy các tác giả đã tập trung chủ yếu vào hai thể loại là truyện ngắn và tiểu
thuyết, trên hai phương diện cơ bản là đánh giá về giá trị chủ đề tư tưởng của
từng tác phẩm và đánh giá về nét độc đáo trong phong cách văn xuôi Hồ Anh
Thái.
Theo khảo sát, tìm hiểu của chúng tôi, công trình, bài viết nghiên cứu
về thể loại tiểu luận văn học của ông rất ít. Chỉ có một vài ý kiến nằm rải rác,
chủ yếu mới điểm qua hoặc nhắc tới để khẳng định chứ chưa thật sự đi sâu
vào vấn đề cụ thể để nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, hệ thống.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tiểu luận văn học của Hồ Anh
Thái

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, luận văn của chúng tôi
tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Vị trí của mảng sáng tác tiểu luận văn học trong sự nghiệp văn
chương của Hồ Anh Thái
2
- Chỉ ra các đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong tiểu luận
văn học của Hồ Anh Thái.
3.3. Phạm vi văn bản khảo sát
Các tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, tập trung trong các tác phẩm:
- Họ trở thành nhân vật của tôi, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2012.
- Hướng nào Hà Nội cũng sông, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2013.
- Salam! Chào xứ Ba Tư, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2013
- Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn của chúng tôi đã nghiên cứu một cách hệ thống về mảng tiểu
luận văn học trong văn nghiệp của Hồ Anh Thái, chỉ ra được những đặc điểm
riêng biệt, độc đáo về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm này. Qua đó,
góp phần tìm hiểu về phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái và những đóng góp
đặc sắc của ông cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi gồm có ba phần: Mở đầu, Nội dung chính và
Kết luận. Phần nội dung chính được triển khai theo ba chương sau:

Chương 1: Nhìn chung về tiểu luận văn học trong văn nghiệp của Hồ
Anh Thái
Chương 2: Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ phương diện
nội dung
Chương 3: Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ phương diện
hình thức
3
Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ TIỂU LUẬN VĂN HỌC
TRONG VĂN NGHIỆP HỒ ANH THÁI
1.1. Khái niệm tiểu luận văn học
Tiểu luận văn học là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong
đời sống và học thuật, tuy nhiên, cách hiểu về nó chưa thật sự thống nhất.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa tiểu luận như sau: “1. Một bài viết nhỏ
chuyên bàn về một vấn đề văn học, chính trị, xã hội ”. 2. Bài viết nhỏ có tính
chất bước đầu tập nghiên cứu” [59, 506].
Hán Việt tự điển giải nghĩa: “Tiểu: nhỏ” [2, 139.]; “Luận 1. bàn bạc,
xem xét sự vật rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận, như: công luận nghĩa là lời
bàn chung của số đông người bàn; dư luận nghĩa là lời bàn của xã hội công
chúng; 2. lối văn luận đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nên
chăng gọi là bàn luận” [2, 562].
Từ điển Bách khoa toàn thư, định nghĩa tiểu luận là: “Thể loại văn nghị
luận súc tích, bàn về một vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội, có tính chất bước
đầu tìm hiểu được đầy đủ về tài liệu. Ngày nay tiểu luận dùng thiên về phê bình
văn học, có khi dài 40–50 trang giấy in, đề cập nhiều tư liệu về tác giả, tác
phẩm và cách đáng giá nhưng vẫn hàm ý chưa thật đầy đủ, chưa thật chi tiết,
giống như một phác thảo trước khi phát triển thành một tác phẩm phê bình,
nghiên cứu hoàn chỉnh. Năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn dùng từ “cảo luận”
(phê bình và cảo luận) để chỉ loại này, (cảo có nghĩa là bản thảo), sau đó được
thay thế bằng từ tiểu luận cũng hàm ý khiêm tốn như thế” [15, 412].

Như vậy, từ những định nghĩa trên, ta có thể đi đến cách hiểu về khái
niệm tiểu luận văn học như sau: Tiểu luận là một loại văn nghị luận, nội dung
của nó khá phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều vấn đề đời sống xã hội và văn
hóa nghệ thuật. Trong tiểu luận, bao giờ cũng thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng
4
riêng của người viết. Nó cho thấy rõ những suy ngẫm, trăn trở, những khám
phá và đánh giá của cá nhân tác giả về nhiều vấn đề nhân sinh, thế sự, văn
hóa, lịch sử, nghệ thuật… Đi cùng việc trình bày kiến thức, quan điểm là một
hệ thống lập luận để bảo vệ chủ kiến và thuyết phục người đọc.
Người viết tiểu luận có ý thức về vai trò chủ quan của mình trong nhận
thức, thường có những thước đo riêng để nhìn nhận sự vật, nhiều khi chủ
quan đến mức không ngại đưa ra những ý kiến, kiến giải chủ quan một cách
lộ liễu, dám động đến cả những khái niệm, những tư tưởng được công nhận là
chân lí tuyệt đối, là bất di bất dịch. Ý thức được vai trò chủ quan trong nhận
thức không hẳn đã dẫn đến chủ nghĩa chủ quan. Người viết tiểu luận “không
lấy ý kiến của mình làm thước đo sự vật” mà xem ý kiến của mình chỉ làm
sáng tỏ “bằng thước đo nào mình nhìn sự vật”. Một mặt coi trọng vai trò chủ
quan trong nhận thức, mặt khác, người viết tiểu luận dè dặt với sự chủ quan
trong nhận thức. Người viết tiểu luận không phát ra những tri thức khẳng định
chân lí một cách tuyệt đối. Giọng văn quyết đoán, cao ngạo thường không
phù hợp với người viết văn tiểu luận. Thử đưa ra những lời bàn, sẵn sàng đem
đối chiếu với những lời bàn khác, đó là biểu hiện của sự dè dặt trong tư duy
của người viết tiểu luận. Sự dè dặt có khi thể hiện ngay trong văn phong.
Giọng văn tiểu luận thường là giọng văn nhấn nhá, thong thả của một người
suy ngẫm đương dò dẫm và thấy hết những khó khăn của nhận thức, lời văn
tiểu luận có sự mềm mại, uyển chuyển của một người biết nhân nhượng, biết
tôn trọng ý kiến của người khác nhưng trước sau vẫn cậy vào chủ quan của
mình.
Trong một bài tiểu luận có thể có tất cả triết luận sáng tạo hình tượng
nghệ thuật, tìm tòi nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn,

không loại trừ cảm hứng đạo đức và tôn giáo. Kiểu tư duy đặc thù của người
viết tiểu luận là mặc dù không chuyên một lĩnh vực nhận thức nào vẫn có thể
xây dựng được những điển hình bất ngờ, thú vị với những phát hiện sâu sắc
5
và xuất sắc, có khi còn gây ngạc nhiên cho cả chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Hơn nữa, tiểu luận có thế mạnh trong việc tập hợp được những tầng lớp độc
giả có trình độ khác nhau bởi cách trình bày lời văn có tính phổ cập, người
ngoại đạo có thể hiểu được.
Bố cục tự do là một đặc trưng riêng của thể loại tiểu luận. Trong bài
tiểu luận, ý tứ được triển khai, dẫn dắt theo kiểu ý này mắc vào ý kia. Theo
kiểu này, mạch lạc trong bài tiểu luận không giống như trong một luận văn
khoa học hay một bài kí thông thường, ở đây nội dung được triển khai ý này
nối vào ý kia theo tuyến tính, “ý sau nhìn vào gáy của ý trước” (Montennho).
Với sự “tưởng tượng miên man” (Nguyễn Tuân), những ý kiến đưa ra có thể
ngổn ngang, bề bộn, chính sự liếc nhìn nhau giữa các ý tạo ra sự thống nhất
của bài tiểu luận. Đây là sự mạch lạc ở mức độ cao nên đòi hỏi cả người viết
lẫn người đọc một sự trực giác tốt, bao quát và quản xuyến được nhiều tọa độ
tư duy. Bố cục tự do còn thể hiện ở sự thoải mái xáo trộn những sự kiện cụ
thể với những trừu tượng cao xa: những sự việc đời thường được đánh giá từ
khoảng cách triết học và ngược lại những vấn đề triết học được suy ngẫm từ
kinh nghiệm đời thường.
Tiểu luận văn học là một thể tài nằm trong phê bình văn học. Phê bình
văn học là hoạt động nghiên cứu, thẩm định giá trị của một hiện tượng văn
học, cụ thể đó là tác giả, tác phẩm, tiếp nhận văn học. Phê bình văn học có
nhiệm vụ vạch ra ưu, khuyết điểm của tác phẩm, những điểm tương đồng hay
khác biệt so với các tác phẩm cùng thời hoặc trong quá khứ, xác định vị trí
của tác giả, tác phẩm trong môt giai đoạn, một thời kì văn học. Phê bình văn
học cũng làm nhiệm vụ phát hiện và thẩm định sự hình thành, tiến triển, suy
thoái của một xu hướng văn học hoặc trào lưu văn học. Như thế, các tác phẩm
khảo cứu về tác giả, tác phẩm, xu hướng, trào lưu văn học phải được coi là

những tác phẩm thuộc về phê bình văn học. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các
hoạt động của phê bình văn học thường nhằm vào các tác phẩm, tác giả
6
đương thời, vào những hiện tượng văn học có tác động trực tiếp đến tiến trình
văn học hiện đại.
Căn cứ vào nội dung phản ánh, tiểu luận văn học được chia thành các
dạng chủ yếu sau:
Tiểu luận du kí: “Du kí là thể ký ghi chép những điều mắt thấy tai nghe
và những suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong một chuyến đi xa. Trong du
ký, tác giả có thể tả cảnh thiên nhiên, kể lại những sự việc xảy ra, ghi tâm
trạng và hành động của những người mình tiếp xúc hay tâm trạng của chính
mình. Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi
(1876) của Trương Vĩnh Ký đều là những thiên du ký” [15, 796].
Tiểu luận chân dung văn học: Chân dung là một thể loại của nghệ thuật
tạo hình thể hiện hình ảnh của nhân vật (một hay nhiều người có tên tuổi cụ
thể, có tính cách riêng của nhân vật) trong hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện
ảnh. “Chân dung văn học là một thể loại phê bình văn học viết về một nhà văn
nhằm thể hiện diện mạo, hình dáng, tính tình nhà văn ấy, như vẽ một bức
chân dung. Có nhiều cách viết chân dung văn học. Các nhà nghiên cứu
thường có thiên hướng dựng chân dung bằng cách bàn luận về tính tình, phẩm
chất, tư tưởng, phong cách sống và làm việc của nhà văn. Còn các nhà văn thì
có sở trường khai thác những kỷ niệm, những hồi ức, những chi tiết về cuộc
đời riêng tư có ý nghĩa và những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của đối tượng.
Cũng có thể viết chân dung về những nhà văn trong quá khứ, sử dụng những
tư liệu như hồi ức của những người thân thuộc, bạn bè, thư từ, hồi ký, bút ký
của chính nhà văn và những điều nhà văn viết về mình trong tác phẩm, thậm
chí có thể nghiên cứu những nhân vật trong đó nhà văn gửi gắm tâm sự. Có
những nhà văn chuyên viết chân dung văn học như A. Maurois nổi tiếng với
những chân dung về F.R.de Châuteaubriand, P.B.Shelly, H.de Banzac,
V.Hugo, v.v.” [15, 514].

7
Chân dung văn học là một thể loại mới trong hệ thống thể loại văn học
dân tộc và thế giới. Tuy vậy trong những năm gần đây dường như việc viết
chân dung văn học đang trở thành một trào lưu sáng tác khá phổ biến. Có thể
kể đến sự xuất hiện một loạt tác phẩm đã khá thành công khi sử dụng thể tài
này trong đời sống văn học Việt gần đây như: Chân dung và Đối thoại (Trần
Đăng Khoa), Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài), Kí ức vụn, Bạn văn,
Chuyện đời vớ vẩn của Nguyễn Quang Lập Trong số đó, Họ trở thành nhân
vật của tôi của Hồ Anh Thái nổi lên với những nét độc đáo riêng trong cách
dựng, vẽ chân dung “bạn văn”.
1.2. Sự phát triển của tiểu luận văn học trong văn xuôi Việt Nam
sau 1986
1.2.1. Những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ
Ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế quốc Mỹ kết
thúc thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Kỉ
nguyên độc lập – tự do và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, bước ra
từ cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi năm để chuyển sang thời kì hậu chiến,
đất nước rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên
cạnh niềm vui chiến thắng là sự lo lắng, khủng hoảng trước những hậu quả,
tổn thất nặng nề do chiến tranh để lại. Trước tình hình bộn bề, phức tạp đó,
Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) được tổ chức.
Nghị quyết của Đại hội đã chỉ rõ: Đổi mới là “nhu cầu bức thiết”, là “vấn đề
có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. Từ năm 1986, đất nước Việt Nam
bước vào công cuộc Đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc. Tinh thần
ấy thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có sự tôn trọng con người cá nhân, tôn
trọng các hoạt động sáng tạo nghệ thuật như một lĩnh vực tinh thần đặc thù.
Văn học không nằm ngoài sự vận động đó. Văn học giai đoạn này phát triển
đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, quan niệm, cảm hứng, hình thức nghệ thuật
Do vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn
8

sâu sắc nên văn học đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn
nhận, cách tiếp cận hiện thực đời sống và con người. Văn học được phép nói
tới những vấn đề trước đó không ai nói tới và cũng không dám nói tới; cho
phép mỗi con người được bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc
sống. Bầu không khí xã hội dân chủ đã thực sự tạo điều kiện cho thể loại tiểu
luận văn học xuất hiện.
Bước sang những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, đời sống văn học
có nhiều Đổi mới, con người có nhu cầu bàn về những cái đã qua với cái nhìn
thỏa đáng hơn, công bằng hơn chính điều đó đã thúc đẩy tiểu luận văn học
phát triển.
Song hành với sự thay đổi của xã hội, lịch sử, đời sống văn học cũng có
những chuyển biến mới, tích cực. Văn học được chú trọng đổi mới, kéo theo
quan điểm sáng tác cũng thay đổi. Văn học thực sự gắn bó, có nhu cầu phán
ánh chân thực về cuộc sống con người. Đây cũng là cơ sở để tiểu luận văn
học phát triển.
1.2.2. Một số cây bút tiểu luận văn học tiêu biểu
Từ lâu các thể loại tiểu luận văn học đã xuất hiện trên các trang báo,
qua một số bài viết tuy nhiên vẫn chưa nhiều. Từ sau năm 1986, cùng với sự
đổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại, thể loại này đã và đang nhận
được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và sáng tác. Có rất nhiều các
tác giả đã tìm đến thể loại này với niềm say mê sáng tác và họ đã rất thành
công. Hàng loạt tác phẩm của Chế Lan Viên, Lê Đạt, Tô Hoài, Trần Đăng
Khoa, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái xuất hiện và gây được
ảnh hưởng tích cực trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
Nhắc đến tác giả Chế Lan Viên, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến một nhà
thơ. Thế nhưng, tổng số trang in văn xuôi của ông lại nhiều hơn tổng số trang
in thơ. Điều đó có nghĩa là: có một nhà thơ Chế Lan Viên bên cạnh một nhà
văn Chế Lan Viên. Không có gì ngạc nhiên bởi một người làm nghề văn
chuyên nghiệp mà sáng tác theo nhiều thể loại thì cũng là sự thường.
9

Văn xuôi tiểu luận của Chế Lan Viên có từ rất sớm. Tập Kinh nghiệm
tổ chức sáng tác Nhà xuất bản “Thép Mới” in năm 1951 tại Liên khu IV, là
lời tâm sự của một người có nghề đi truyền nghề và lí sự về nghề của mình.
Trong khoảng ba mươi năm sau, ông đã in được bảy tập tiểu luận phê bình.
Trong đó, đáng chú ý là hai cuốn Từ gác Khuê văn đến quán Trung Tân và
Nghĩ cạnh dòng thơ đều in năm 1981, nói về ý thức của một người làm nghề
văn trước sự đổi thay của thời cuộc. Qua đó, Chế Lan Viên đã tự vẽ chân
dung mình với một tính cách độc đoán và quyết đoán. Người đọc còn dễ nhận
ra tính chất tự bộc bạch trong sáng tác văn xuôi tiểu luận của ông.
Lê Đạt có hai tập tiểu luận, đoản ngôn là Đối thoại với đời và thơ (Nxb
Trẻ, 2008) và Đường chữ (Nxb Hội nhà văn, 2009). Tiểu luận của Lê Đạt
cuốn hút người đọc bởi đó là những suy nghĩ, chiêm nghiệm qua hơn nửa thế
kỷ của cả một đời người, đời thơ của một con người đặc biệt: Lê Đạt. Đối
thoại với đời và thơ là cuốn sách gồm năm chương, tập hợp những bài viết,
phát biểu của ông về thơ và về chuyện đời, chuyện người trên các tờ báo lớn
trong nước. Trong bài viết Chất vàng mười Lê Đạt, nhà phê bình văn học Chu
Văn Sơn đánh giá cao về Đối thoại với đời và thơ: “Là một cuốn tiểu luận,
nhưng lối tiểu luận khá đặc biệt. Ta hoàn toàn có thể nói đến một phong cách
tiểu luận Lê Đạt. Từ chối lối tiểu luận hàn lâm với những logic hình thức
nặng nề, những trích dẫn rườm rà, cũng không giống những lối tiểu luận nghệ
sĩ thường gặp, vốn ưa phóng túng đến độ la đà thừa thãi. Tiểu luận của ông là
triết luận đầy chất thơ. Mỗi câu đều có được sự cô đúc, súc tích của một đoản
ngôn. Thậm chí, có thể nói không ngoa rằng: tiểu luận Lê Đạt được dệt từ
những đoản ngôn thông minh, mà mỗi ý tứ đều muốn trở thành một châm
ngôn, dù không định áp đặt cho người đọc bất cứ lẽ gì gọi là tất định. Đây
cũng là nét độc đáo của một phong cách viết coi trọng nguyên lí đối thoại”.
Đường chữ là cuốn sách khá đồ sộ với 650 trang in, gồm bốn phần, ghi lại
lịch sử một đời người giữa thăng trầm của dân tộc và cuộc kiếm tìm không
mệt mỏi của một “phu chữ” trong rừng chữ nghĩa.
10

Cuốn Chân dung và đối thoại của “thần đồng thơ ca” Trần Đăng Khoa
ra đời vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã nhanh chóng trở
thành một “hiện tượng” của đời sống văn học giai đoạn này. Đó là cuốn tiểu
luận dựng lại chân dung của các nhà văn tên tuổi trong làng văn Việt Nam
như: Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đức Mậu, Nguyên Ngọc, Phù
Thăng Tác phẩm thể hiện sự hiểu biết tường tận của tác giả về sự nghiệp
văn chương và cuộc đời thực của các nhà văn được chọn dựng chân dung.
Những bài viết về Lê Lựu , Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đức Mậu là
những chân dung văn học có bản sắc độc đáo của của Trần Đăng Khoa. Bài
viết về Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma là một bài
viết độc đáo: vừa vẽ chân dung Nguyễn Khắc Trường vừa mượn cái “không
khí” của Mảnh đất lắm người nhiều ma để phán định nhiều vấn đề lớn của
văn học như: tiểu thuyết hay truyện vừa thì hợp với các nhà văn Việt Nam,
đánh giá lại một loạt những tên tuổi cùng tác phẩm của các “cây đa, cây đề”
như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Khải.
Viết về Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa đã dựng lên cuộc đối thoại
giữa Lê Lựu và Trần Đăng Khoa về cuốn tiểu thuyết Chí Phèo mất tích của
Nguyễn Đức Mậu. Qua đối thoại đó, Trần Đăng Khoa phác họa được những
nét lớn về chân dung Nguyễn Đức Mậu. Trần Đăng Khoa đã viết một cách rất
thú vị, dí dỏm, hài hước và chân thực về cuộc đời thực và bi kịch đời văn của
Phù Thăng. Đây được đánh giá là bài viết hay nhất, viết giỏi nhất trong Chân
dung và đối thoại. Viết về nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Đăng Khoa đã nêu lên
những nhận xét rất chuẩn về tác phẩm, đồng thời thể hiện được những hiểu
biết về bi kịch của cuộc đời Nguyên Ngọc.
Nhà văn Tô Hoài là một người hội đủ các phẩm chất cần thiết của một
người viết tiểu luận chân dung văn học. Mặc dù số lượng tác phẩm không
nhiều so với tổng số trên 160 đầu sách song ông đã ghi dấu ấn sâu đậm ở
mảng sáng tác còn khá mới mẻ và độc đáo này. Chân dung văn học nằm trong
11
hồi kí, tự truyện của ông. Từ Cỏ dại, Tự truyện đến Những gương mặt, Cát

bụi chân ai, và Chiều chiều đều là những dòng chân dung văn học tỉ mỉ, chân
thực, trong đó tác giả đã dựng lại cả một đời sống văn học của cả một thời kì
lịch sử. Rất nhiều những gương mặt quen thuộc trong làng văn Việt Nam hiện
đại như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyễn Huy
Tưởng, Tú Mỡ, Nguyễn Hoàng Chương, Trần Dần, Ngô Tất Tố xuất hiện
trong tác phẩm của Tô Hoài. Họ đều là những người có tên tuổi, có vị thế trên
văn đàn của dân tộc, đồng thời họ cũng là những con người có cuộc đời, số
phận, tâm hồn phong phú, nhiều khi cay đắng và éo le.
Phan Thị Vàng Anh không chỉ thành công trên thể loại thơ, truyện
ngắn, điện ảnh, mà còn rất thành công ở thể loại tiểu luận. Các bài viết của chị
mang đậm tính thời sự, giàu ý nghĩa xã hội. Viết bằng một tinh thần dân chủ
và thẳng thắn, không ngần ngại “tấn công” trực diện vào những vấn đề gai
góc, tác giả mong muốn một sự đổi thay tích cực trong đời sống xã hội.
Hồ Anh Thái một mặt kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước, mặt
khác không ngừng tìm tòi, sáng tạo, lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc
đã đem lại cho văn xuôi nói chung và thể loại tiểu luận văn học nói riêng
những tác phẩm có giá trị.
1.3. Vị trí của tiểu luận văn học trong văn nghiệp Hồ Anh Thái
1.3.1. Cuộc đời, con người và văn nghiệp của Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở xã
Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1977, ông tốt nghiệp
THPT; năm 1983 tốt nghiệp Đại học ngoại giao chuyên nghành Quan hệ
Quốc tế, sau đó làm việc tại Bộ Ngoại giao. Ông tham gia nghĩa vụ quân sự
hai năm. Giải ngũ, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều
quốc gia Âu - Mỹ, đặc biệt là Ấn Độ, Iran. Giỏi ngoại ngữ, ông là một nhà
ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường
Đại học nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay, ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa
phương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, làm việc ở Đại sứ quán
Việt Nam tại Iran.
12

Hồ Anh Thái thuộc thế hệ các nhà văn lớn lên trong những năm chiến
tranh và trưởng thành trong thời hậu chiến. Ông là nhà văn đạt được nhiều
thành tựu và được xem là “hiện tượng” của văn học thời kì này. Ðến nay, Hồ
Anh Thái đã có tới vài chục đầu sách. Trong khi nhiều cây bút, sau một vài
tác phẩm gây được sự chú ý, bỗng dưng mất hút thì Hồ Anh Thái đã chứng tỏ
một “sức rướn” thật đáng nể. Không trông chờ vào ngẫu hứng, Hồ Anh Thái
tìm cảm hứng trên bàn làm việc, tìm thấy gương mặt thế giới chính trong bản
thể mình. Ðây là một cách viết mang tính chuyên nghiệp. Hồ Anh Thái là một
người năng động, có vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, làm nhiều công
việc khác nhau và đặc biệt ông rất “say” với nghiệp văn chương. Với ông,
nghề văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ khó mà cưỡng lại được. Ông tâm sự: “Hễ
định viết một cuốn sách mang tính nghiên cứu tôi lập tức nhớ ra rằng phải
dành thời gian cho mấy cái truyện cần viết. Tôi thích sáng tác hơn. Thứ ngôn
ngữ văn học không bị phủ bụi kinh viện quyến rũ tôi. Những ý tưởng táo bạo,
những cảm xúc mê đắm, những nhân vật sinh động, những tình huống khác
lạ vẫn làm tôi say mê hơn cả những trang nghiên cứu”. Ông là người có sở
trường và nhạy cảm nắm bắt cái mới, những vấn đề thời sự của cuộc sống
hiện đại. Tác phẩm của ông có khả năng bao quát phạm vi hiện thực cả ở bề
rộng lẫn chiều sâu.
Sáng tác đầu tay là truyện ngắn Bụi phấn đã gây được ấn tượng với độc
giả bởi cách viết già dặn so với tuổi đời 17 của tác giả. Với niềm đam mê
nghệ thuật và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, “vật lộn với từng con
chữ”, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị và ông đã tạo cho
mình một vị trí trong nền văn xuôi đương đại.
Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với
giọng văn trẻ trung, tươi mới, viết về đời sống thanh niên, sinh viên với
những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Những tác phẩm
tiêu biểu của ông thời gian này là Trong sương hồng hiện ra, Người và xe
13
chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Món tái dê, Chàng trai ở bến

đợi xe Ở giai đoạn này, kênh giọng chủ đạo của văn xuôi Hồ Anh Thái là
trữ tình đôn hậu, và tác phẩm xuất sắc là cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng
hiện ra (1989). Với cuốn tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã làm được một sự
khác trên mặt bằng văn học đương thời. Trước hết là một cốt truyện lạ, đầy
chất huyễn tưởng - một thứ của hiếm trong văn xuôi lúc bấy giờ: trong cơn
hôn mê cận kề cái chết (do bị điện giật) nhân vật chính của tiểu thuyết đã từ
năm 1987 ngược thời gian trở lại với năm 1967, khi anh ta còn chưa ra đời! Ở
đó, anh ta gặp bà nội, bà ngoại, cha mẹ và những người hàng xóm trong bối
cảnh Hà Nội đang còn bời bời bom đạn chiến tranh. Tất cả đều trẻ hơn hai
mươi tuổi so với chính họ ở thời điểm bắt đầu chuyện kể. Và điều quan trọng
là, họ sống hồn nhiên hơn, cởi mở hơn, đối xử với nhau thân ái hơn so với hai
mươi năm sau. Tính luận đề của tác phẩm được bật ra từ chính điểm này: qua
cặp mắt trong veo của cậu trai mười bảy tuổi, tấm màn quá khứ vén lên, và
người ta chợt nhận ra rằng thời gian đã hủy hoại con người đến thế nào! Thậm
chí ở đây, từ bản thân các chi tiết được cài vào cốt truyện, ta còn có thể nói
đến một triết luận về thời gian của Trong sương hồng hiện ra: quá khứ - hiện
tại - tương lai. Đưa nhân vật của mình trở lại với hai mươi năm trước, Hồ Anh
Thái đã mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn khoăn trước thực tại
của con người thời đổi mới: hãy xem chúng ta đã làm gì để nhận quả đắng
ngày hôm nay, và chúng ta sẽ phải làm gì để cho ngày mai được tử tế hơn! Có
thể nói, trên mạch cảm hứng phê phán thực tại của tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ đổi mới, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo
được một ngã rẽ khá bất ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tính phổ
quát.
Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở các
nước Âu - Mỹ, đặc biệt là 6 năm sống tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với
những tác phẩm độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một
14
chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác với kênh
giọng chủ đạo là tỉnh táo, sắc lạnh Nói về Tiếng thở dài qua rừng kim tước,

tiến sĩ K. Pandey trên tờ The Hindustan Times, nhận định đây là “những mũi
kim châm cứu theo kiểu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”.
Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh
luận như Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà
cười, Mười lẻ một đêm Không như các giai đoạn trước - đôn hậu trong sáng
hoặc tỉnh táo sắc lạnh - giọng điệu văn xuôi Hồ Anh Thái lúc này nghiêng về
giễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề nương nhẹ trước đối tượng.
Nhà văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai thác đến
cùng phương diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện
một cách thật nhuần nhuyễn. Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội Nhà
văn Hà Nội cho đến năm 2010. Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành
hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010.
Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phật,
nàng Savitri và tôi. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái
hiện chân dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong
giản dị, một đa cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kích không gian và thời
gian. Có thể nói mảnh đất Ấn Độ xa xôi là nơi có nhiều duyên nợ với Hồ Anh
Thái; không chỉ bằng lòng với những ghi chép hay cảm nhận có tính bề nổi,
Hồ Anh Thái đã cố gắng chạm đến nỗi đau thân phận, những bi kịch xót xa,
những cảnh tượng dở khóc dở cười.
Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số
phận của người Việt và đất nước thời hiện đại. Ông là nhà văn có phát kiến về
ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt
phong phú hơn. Những tác phẩm tiêu biểu của ông vì vậy cũng khó chuyển
dịch sang ngôn ngữ khác. Sách của ông thường được phát hành với số lượng
15
lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Thụy Điển
Việc xuất bản các cuốn tiểu luận văn học Họ trở thành nhân vật của
tôi, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Salam! Chào xứ Ba Tư và Hướng nào Hà

Nội cũng sông vào những năm cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ này càng
khẳng định vững chắc hơn khả năng sáng tạo cũng như thái độ lao động nghệ
thuật nghiêm túc của nhà văn Hồ Anh Thái.
Các giải thưởng Hồ Anh Thái đã đạt được: Giải thưởng truyện ngắn
1983-1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe); Giải thưởng
văn xuôi 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng); Giải thưởng văn học
1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tập truyện ngắn
Người đứng một chân); Giải thưởng (hạng mục văn xuôi) của Hội Nhà văn
Hà Nội 2012 (tác phẩm SBC là săn bắt chuột).
Điểm qua những sáng tác và những giải thưởng của Hồ Anh Thái, ta
thấy ông đã tạo dựng được một sự nghiệp văn học với số lượng tác phẩm khá
dày dặn, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị. Ông không những tạo được vị
thế vững chắc trên văn đàn mà còn có khả năng tiến xa hơn nữa trong nền văn
xuôi Việt Nam đương đại.
1.3.2. Quan niệm sáng tạo của Hồ Anh Thái
Bất cứ nhà văn nào muốn có những đóng góp đích thực cho văn học đều
ý thức tìm tòi làm mới quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của mình. Hồ Anh Thái
luôn ý thức được điều này. Là một cây bút rất nhạy cảm với môi trường công
nghiệp hiện đại, lại có vốn văn hóa sâu sắc, Hồ Anh Thái đã lựa chọn cho mình
con đường đi riêng, đặc biệt là phương thức thể hiện trong tác phẩm rất mới lạ,
có sự kết hợp hài hòa, đồng điệu giữa phương Đông và phương Tây.
Hồ Anh Thái đã chứng tỏ năng lực của mình và đạt được thành tựu nhất
định trên nhiều lĩnh vực: nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà báo và trên hết
16
ông khẳng định mình là một nhà văn. Ông có quan niệm rõ ràng về trách
nhiệm của nhà văn và công việc sáng tác văn chương.
Trong bài viết Ngồi với nhau ở miền Đông nam Á, Hồ Anh Thái chỉ rõ
trách nhiệm của nhà văn trước tình phức tạp của chiến tranh: “Chúng tôi,
những nhà văn Đông Nam Á vô cùng đau xót trước mọi hình thức giết chóc

và bạo lực điên cuồng nhằm vào những người vô tội Các nhà văn nên làm
mọi việc trong phạm vi khả năng của mình để viết về những giá trị lớn lao, về
ý nghĩa của hòa bình, đề cao phẩm giá và đưa con người lại gần nhau. Theo
truyền thống và lương tâm của xã hội chúng ta, là những người giữ gìn phẩm
chất và nhân đạo, chúng tôi phản đối việc giết chóc đang diễn ra nhân danh
bất kì ai” [62, 381].
Đấy là những tuyên bố cho thấy rất rõ ý thức trách nhiệm xã hội, lương
tri và tinh thần nhập thế tích cực của người nghệ sỹ. Bằng những phát ngôn
ấy, đồng thời nhà văn cũng kêu gọi những người cầm bút chân chính của các
dân tộc khác nhau trên thế giới cùng làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, giữ gìn
phẩm chất và nhân đạo, phản đối chiến tranh dưới mọi hình thức. Về bản chất
của sáng tạo nghệ thuật và vai trò của người nghệ sỹ, cũng trong bài viết này,
ông khẳng định: “Giới văn nghệ sĩ phải là những người háo hức làm ra cái
mới, và hân hoan chào đón cái mới” [62, 158]. Hồ Anh Thái cũng kêu gọi các
nhà văn “Sáng tạo ra những hình thức và lí thuyết riêng của chúng ta cho phê
bình văn học” [62, 379]. Cần phải có lí luận phê bình phù hợp với thực tiễn
sáng tác thì mới có thể nâng cao hiệu quả của bình luận văn học. Bên cạnh đó,
trong sáng tạo, rất cần óc phản biện tỉnh táo. Hồ Anh Thái đưa ra quan niệm
về hoạt động phản biện: “Phản biện là để thận trọng hơn, lật qua lật lại vấn đề
nhiều lần hơn, xem xét và đánh giá kĩ hơn, làm cho công trình hoàn chỉnh
hơn. Phản biện đâu phải nhằm mục đích xóa bỏ” [63, 159]. Đó là những tư
tưởng, quan niệm hết sức xác đáng.
17
Hồ Anh Thái có cách nhận thức và lý giải riêng về con người. Con
người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái khá phức tạp, đa dạng, và đều là những
lát cắt chân thực của cuộc sống đương đại với đầy đủ những cung bậc “đa sự -
đa đoan” của nó. Đó không phải là con người “đơn trị”, “dễ hiểu” mà là con
người đa chiều, đa diện. Con người được nhìn nhận là một cá thể bình
thường, trần trụi, chân thực. Đó là những con người phàm tục, chỉ biết hưởng
thụ thu mình vào thế giới cá nhân vị kỉ.

Từ quan niệm nghệ thuật về con người đã dẫn đến những thay đổi tích
cực trong nhận thức về hiện thực của Hồ Anh Thái. Với ông hiện thực không
chỉ là những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm mà hiện thực còn là cái ta cần
nữa, đời sống tâm linh cũng chính là hiện thực. Các sáng tác của Hồ Anh Thái
dù là truyện ngắn, tiểu thuyết thì luôn gắn với cảm hứng “nhận thức lại” – đây
là nhân tố quan trọng làm thay đổi tích cực diện mạo của văn xuôi đương đại.
Điều đáng quý ở Hồ Anh Thái là dù viết về cái gì, người xấu hay tốt, hôm nay
hay hôm qua… thì cái đích trong sáng tác của ông vẫn là đời sống hiện đại,
với khát vọng mong muốn cuộc sống nhân văn, tốt đẹp.
Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện
ở chỗ ông biết vượt qua lối mòn tư duy coi văn học là tấm gương phản ánh
hiện thực một cách đơn giản – hiện thực thô sơ – để nhìn cuộc đời như nó vốn
có. Để hấp dẫn người đọc, theo tác giả, hiện thực ngoài đời phải thông qua sự
cảm thấy của nhà văn được nhào nặn bằng những suy tưởng và tưởng tượng
của chủ thể sáng tạo. Do đó Hồ Anh Thái không thừa nhận sự độc tôn của
phương pháp thuần túy hiện thực.
Nhìn lại quan niệm về chủ nghĩa hiện thực thô sơ, Hồ Anh Thái cho
rằng: Thật quá thì cũng không phải đã đến gần hiện thực. Đồng thời ông
mong muốn được đọc và viết những tác phẩm có sức tưởng tượng phi thường,
tạo dựng được những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê đắm, những
nhân vật “không chịu mặc đồng phục”. Chính quan niệm táo bạo và ước mơ
18
chẳng giống ai ấy đã dẫn nhà văn đến với cái kỳ ảo, tận dụng nó như một thủ
pháp để tạo ra sự quyến rũ khó cưỡng cho những trang viết của mình.
Là một nhà văn trực tiếp dựng chân dung cho bạn văn của mình đồng
thời động viên các nhà văn Ma Văn Kháng, Hòa Vang viết hồi kí rất thành
công nhưng Hồ Anh Thái có cái nhìn rất nghiêm khắc đối với thể loại tự
truyện, hồi kí: “Bởi lẽ hơn nửa thế kỷ qua ở ta hầu như không có tự truyện
hoặc hồi kí đúng nghĩa. Hầu hết đều là những chiếc gương nịnh mặt, soi vào
đấy, các nhân vật đều mịn màng, đẹp đẽ, không tì vết. Cuốn sách kia trở thành

một tác phẩm hiếm hoi vì nó chân thật, từ một nhân vật mà nhìn thấy thời đại,
lại được chuyển tải bằng văn chương đúng nghĩa” [63, 160]. Trong thời buổi
bùng nổ công nghệ thông tin, công nghệ in ấn, phát hành như hiện nay thì ai
cũng có thể viết và xuất bản tự truyện, hồi kí. Xã hội không thiếu những kẻ
“tư duy mù sương”, “làm ăn chỉ dừng lại ở mức độ thành đạt tầm tầm” mà
“cứ lao theo thơ như một thứ ma túy không thể cai nghiện. Làm thơ rồi lại
không muốn giữ trong sổ tay cho riêng mình. Xuất bản” [63, 75]. Chính vì
thế, tự truyện và hồi kí thì nhiều nhưng cái được gọi là tác phẩm đúng nghĩa
thì “hiếm hoi”. Chúng ta có thể thấy, Hồ Anh Thái xem nhẹ loại tác phẩm
“nịnh mặt” và đánh giá cao những tác phẩm chân thực. Ông cũng đòi hỏi cao
ở thể loại này: “từ một nhân vật mà nhìn thấy thời đại, lại được chuyển tải
bằng văn chương đúng nghĩa”. Điều đó có nghĩa là người cầm bút phải có tài
và có tâm.
Văn học nghệ thuật không ngừng đổi mới, thậm chí biến dạng để phục
vụ nhu cầu người thưởng thức ngày càng đa dạng. Người sáng tạo có quyền
dùng mọi hình thức, yếu tố gây chú ý nhằm tăng lợi nhuận. Không thể phủ
nhận rằng, từ văn học, phim ảnh, ca nhạc chúng ta đang thưởng thức hiện
nay có rất nhiều chất “li kì, éo le, ngang trái”. Tuy nhiên, Hồ Anh Thái cho
rằng: “mê say, lâm ly nhưng cũng cần dành chỗ cho sự gián cách giữa tác
phẩm và sự chiêm nghiệm, sự thấu thị, sự tri ngộ” [63, 129] và “nghệ sĩ đích
19
thực thì biết dùng nó làm gia vị, gia vị không bao trở thành món ăn, nhưng
món ăn sẽ vô vị nhạt nhẽo vì thiếu nó. Nghệ sĩ đích thực thì biết gia giảm cái
sến, tận dụng nó, điều khiến nó, không để nó dẫn dụ ra bên ngoài mục tiêu tư
tưởng và nghệ thuật của mình [63, 134].
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định Hồ Anh Thái là một nhà
văn đúng nghĩa, có trách nhiệm và hơn hết ông là người có ý thức sâu sắc về
nghề viết như một lĩnh vực sáng tạo tinh thần đặc thù.
1.3.3. Tiểu luận trong văn nghiệp Hồ Anh Thái – những mô tả khái lược
Bên cạnh những thành công về truyện ngắn và tiểu thuyết, những tiểu

luận văn học của Hồ Anh Thái như Họ trở thành nhân vật của tôi; Hướng
nào Hà Nội cũng sông; Namaskar! Xin chào Ấn Độ; Salam! Chào xứ Ba Tư
cũng thu hút mạnh mẽ độc giả và được giới nghiên cứu đánh giá cao.
Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái gồm có các dạng tiểu luận du kí,
tiểu luận chân dung văn học, tiểu luận khảo cứu. Thật ra, sự phân chia này
cũng chỉ mang tính tương đối. Chúng ta có thể thấy trong Họ trở thành nhân
vật của tôi một phần lớn là chân dung văn học về các văn nghệ sĩ nổi tiếng
trong và ngoài nước, với đầy đủ tính cách đời thường và thành tựu trong công
việc của họ. Phần cuối cuốn sách là tiểu luận du ký, ghi chép về các chuyến đi
đến đất Phật Ấn Độ, đến Ba Tư quê hương của những câu chuyện thần kỳ với
những khu chợ và những tấm thảm, sang đất cố đô Lào “cùng ngồi với nhau ở
miền Đông Nam Á”, đến Hàn Quốc, hay sang châu Mỹ, châu Úc, châu Âu…;
Hướng nào Hà Nội cũng sông có du kí về các vùng miền của đất nước, khảo
cứu về nền văn hóa truyền thống của một thời và lối sống thực dụng hiện tại
Namaskar! Xin chào Ấn Độ là cuốn sách kết hợp hài hòa chất du ký khi đi
vào chiều sâu các miền văn hóa Ấn Độ, chất tản văn về tính cách Ấn, chất
biên khảo về phong tục, tập quán, tôn giáo, lịch sử và đời sống muôn mặt của
đất nước, con người Ấn Độ Tương tự cuốn Namaskar! Xin chào Ấn Độ là
cuốn Salam! Chào xư Ba Tư, tác giả cũng kết hợp du ký dành cho các miền
20

×