Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.5 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ QUỲNH LƯU


THƠ NỮ VIỆT NAM THẾ HỆ 197X, 198X
(Diện mạo và đặc điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ QUỲNH LƯU
THƠ NỮ VIỆT NAM THẾ HỆ 197X, 198X
(Diện mạo và đặc điểm)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60. 22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG
NGHỆ AN - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8


6. Bố cục của luận văn 8
Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ THƠ NỮ TRONG THƠ VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI
VÀ THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X 9
1.1. Tổng quan về thơ Việt Nam đương đại 9
1.1.1. Sự góp mặt của nhiều thế hệ 9
1.1.2. Sự đa dạng của những xu hướng tìm tòi 12
1.1.3. Sự phân hóa sâu sắc trong quan niệm về thơ và thực hành thơ 27
1.2. Thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại 31
1.2.1. Sự hình thành một “quyền lực riêng” của nữ giới trong thơ 31
1.2.2. Những chủ đề, hình tượng nổi bật 35
1.2.3. Những giới hạn trên một số phương diện 41
1.3. Về lớp nhà thơ nữ thế hệ 197x, 198x 45
1.3.1. Điểm danh 45
1.3.2. Điều kiện sáng tạo 50
1.3.3. Những thành tựu đã được ghi nhận 52
Chương 2
CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ NỮ THẾ HỆ 197X,
198X 54
2.1. Các đặc điểm nổi bật ở phương diện nội dung 54
2.1.1. Khát khao khẳng định nữ quyền 54
2.1.2. Khẳng định quyền được riêng trong sáng tạo 61
2.1.3. Cảm hứng đối thoại 65
2.2. Các đặc điểm nổi bật ở phương diện hình thức 72
2.2.1. Sự “quá khích” của hệ thống hình tượng 72
2.2.2. Sự táo bạo của hệ từ vựng 80
2.2.3. Một số thể nghiệm cực đoan về thể loại 84
2.3. Những nỗ lực cân bằng truyền thống và hiện đại 92
2.3.1. Cơ sở của vấn đề 92

2.3.2. Nỗ lực tạo sự cân bằng trong cảm hứng sáng tạo 95
2.3.3. Nỗ lực tạo sự cân bằng trong các thể nghiệm hình thức 99
Chương 3
MỘT SỐ GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU
CỦA THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X 104
3.1. Vi Thuỳ Linh 104
3.1.1. Vi Thùy Linh và hành trình sáng tác thơ ca 104
3.1.2. Quan niệm sáng tạo nghệ thuật 110
3.1.3. Nhìn chung về thế giới nghệ thuật trong thơ Vi Thuỳ Linh 113
3.2. Trang Thanh 116
3.2.1. Vài nét về giải thưởng Lá trầu 116
3.2.2. Trang Thanh với tập thơ Bay lặng im 117
3.3. Nguyễn Ngọc Tư 122
3.3.1. Nguyễn Ngọc Tư và hành trình nghệ thuật 122
3.3.2. Tập thơ “chấm” 125
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
2
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng một số ký hiệu viết tắt như sau:
1. Nxb: Nhà xuất bản
2. KHXH và NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách tân là thuộc tính của sáng tạo, là quy luật bản chất, là con đường
sống còn của văn học nghệ thuật. Tìm đến với cái mới là khát vọng của bất cứ
người nghệ sĩ nào. Đó vừa là khát vọng, vừa là thử thách đặt ra cho các nhà
thơ trên bước đường sáng tác, nhất là đối với các nhà thơ trẻ. Những nhà thơ
đương đại coi việc sáng tác của mình như một sự khai phóng, như bứt phá,
như giải thể để làm nên một cuộc cách mạng tâm thức, cách tân thơ để thơ có

địa vị và chức năng sáng tạo, ngoài sự sáng tạo, bản chất thơ còn mang tính
nghệ thuật như những nghệ thuật khác, đôi khi còn vượt xa hơn thế nữa. Mọi
sự cố gắng của họ có khi được tán đồng, có khi bị phê phán kịch liệt, tuy
nhiên họ đã và đang làm nên một cuộc cách mạng mới trong thi ca, đưa thơ
Việt Nam từng bước hoà nhập với thơ ca thế giới.
Trong hành trình hội nhập ấy của thơ ca đương đại, các nhà thơ nữ đã
đóng góp một phần không nhỏ. Thơ nữ là sự phản ánh tâm hồn, tình cảm của
một nửa nhân loại qua lăng kính của chính những người phụ nữ. Những người
phụ nữ làm thơ đã vượt lên những rào cản, định kiến về giới để cất lên tiếng
nói tự trái tim mình cùng những nỗi khát khao, trăn trở Đặc biệt, các nhà
thơ nữ trẻ thế hệ 7x, 8x đã cố gắng khám phá và thể nghiệm một giọng thơ
riêng, vừa mang hơi thở thời đại, vừa có nét thuần Việt không thể trộn lẫn
Có thể nói, những nhà thơ nữ muôn đời vẫn gửi gắm vào trang viết của mình
những ước mong, những thông điệp về tình yêu, hạnh phúc nhưng để có một
cái tôi bản thể trỗi dậy mạnh mẽ và dữ dội, thì đến thơ nữ trẻ đương đại mới
bắt đầu trổ những nụ hoa đầu tiên. Họ đang cố gắng tạo dựng cho mình một
phong cách mới trong trào lưu thơ Việt Nam đương đại.
1
Chính sự nỗ lực ấy của các nhà thơ nữ nói chung, thơ nữ thế hệ 7x, 8x
nói riêng đã là động lực thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này làm đối tượng
nghiên cứu cho luận văn của mình. Việc góp thêm một tiếng nói về sự khẳng
định giá trị văn học của giới nữ, đặc biệt là thế hệ 7x, 8x, bất cứ lúc nào cũng
cần thiết, và trên hết, thay đổi nhận thức về việc tiếp nhận, sẵn lòng đón nhận
cái mới cũng là một đóng góp cho nền văn hoá, văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ nữ trẻ đã và đang đạt những bước tiến mới trong dòng chảy chung
của văn học đương đại. Rất nhiều cây bút nữ thế hệ 7x, 8x đã có những tác
phẩm ghi được dấu ấn trong lòng độc giả. Thơ của họ là tiếng nói của thế hệ
biết tận hiến và tận hưởng những vang âm của đời sống. Họ không muốn chỉ
là người biểu hiện cuộc sống trên trang viết mà còn muốn tạo dựng, phơi mở

một thế giới khác trong chính thế giới hiện thực này, thế giới của sự vươn tới
mãnh liệt và đầy khao khát, thế giới của yên bình và tình yêu. "Tâm hồn thi
ca của họ đa cảm, tinh tế, luôn rung lên những nhịp cảm xúc nóng bỏng,
chân thực và đầy liều lĩnh" (Trần Hoàng Thiên Kim).
Vì lẽ đó, thế giới thơ nữ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới
nghiên cứu. Theo tìm hiểu sơ bộ của chúng tôi, hiện nay, thơ nữ 197x, 198x
thường được đề cập đến dưới hai hình thức:
Một là, các công trình, các bài viết nghiên cứu một cách khái quát, tổng
thể diện mạo và đặc điểm chung của thơ Việt Nam, giai đoạn sau năm 1975,
trong đó, thơ nữ 197x, 198x là một trong những đối tượng được nhắc đến.
Hai là, những bài viết, những công trình nghiên cứu riêng về một vài
tác giả nữ nào đó.
Xin lược thuật về một số ý kiến đánh giá tiêu biểu:
Tác giả Phạm Quốc Ca, trong chuyên luận Mấy vấn đề về thơ 1975 -
2000, Nxb Hội Nhà văn, 2003, khi đề cập lực lượng sáng tác thơ giai đoạn
2
1975 - 2000, có nhắc đến một số nhà thơ nữ 197x, 198x : "Những năm gần
đây đã xuất hiện các tác giả trẻ mà tiêu biểu là: Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh,
Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh… Dư luận công chúng đánh giá về
thơ họ còn rất phân tán". Phạm Quốc Ca dẫn lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:
"Thơ họ thường chứa đựng đầy ắp những trăn trở của tuổi trẻ trước biến
động khôn lường của xã hội. Đọc họ thấy cả tin yêu lẫn chán chường, trinh
bạch bên cạnh xác thịt, cao siêu chứa đựng bỉ ổi, tởm lợm. Họ khiến ta vừa
hy vọng, vừa lo lắng" và đưa ra ý kiến: "Về cơ bản có thể đồng ý với nhận
định này trừ một đôi từ dùng với sắc thái hơi quá như "bỉ ổi", "tởm lợm" [3,
40].
Tác giả Nguyễn Việt Chiến, khi tuyển chọn và giới thiệu Thơ Việt Nam
- Tìm tòi và cách tân 1975-2005, Nxb Hội Nhà văn - Công ty văn hóa trí tuệ
Việt, 2007, đã nói đến lực lượng thơ trẻ thời hậu chiến trong đó có cả các cây
bút nữ như Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trương Quế Chi

"Họ đã làm nên dòng chảy đầy sức sống sáng tạo và đa dạng của nền thơ
đương đại" [7, 27].
Trong bài viết Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại, PGS.TS. Lưu
Khánh Thơ cũng đề cập đến những cây bút đương đại, trong đó có các nhà
thơ nữ 197x, 198x: "…các tác giả trẻ đang khao khát thể hiện tiếng nói của
thế hệ mình như một giá trị. Giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái hiện
đại trong quan niệm về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thể hiện…
Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa trở thành xu hướng chủ đạo, chưa dễ
tìm được sự đồng thuận trong đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng
vẫn có thể cảm nhận được một nguồn sinh lực mới đang tiềm ẩn trong thơ
hiện nay” (http:// vannghetre.net)
3
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra cái nhìn khái quát về thơ
đương đại, các nhà thơ nói chung (cả nam lẫn nữ), chứ chưa có công trình nào
tập trung nghiên cứu về thơ nữ 197x, 198x.
Năm 2010, tác giả Hoàng Thị Xuyên, trong luận văn thạc sĩ Ý thức cá
nhân trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1975 - 1995, Trường đại học Vinh, đã
có cái nhìn tương đối hệ thống về thơ nữ nhưng chỉ dừng lại ở giai đoạn 1975
- 1995 với lực lượng các cây bút nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ như: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Ý Nhi, Nguyễn
Thị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Phạm Thị Ngọc Liên, Đoàn Thị Lam Luyến…
Rải rác có một số bài viết về thơ nữ, đáng kể như Nhận diện thơ nữ trẻ
đương đại của Trần Hoàng Thiên Kim. Tác giả này viết: “Gần đây, mặc dù
đã bớt đi những ồn ào, nhưng có lẽ chúng ta khó có thể quên một đội ngũ thơ
nữ trẻ đương đại đã từng khuấy động đời sống văn học nữ thời gian qua, có
thể kể những cái tên như như Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư,
Bình Nguyên Trang, Vũ Thị Huyền, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Thúy Hằng,
Trương Quế Chi, Trang Thanh, Lê Ngân Hằng, Lynh Bacardy, Nguyệt Phạm,
Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Trần Lê Sơn Ý Họ là những cây bút
trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn học trên thế

giới, có những nét phá cách và có nhiều thể nghiệm mới mẻ. Tuy họ đã trổ
được những hoa văn, nhưng chưa tạo thành mảng, chưa tạo nên khuôn cửa
để mở ra một thế giới khá” (http:// suckhoevadoisong).
Trong số các nhà thơ nữ 197x, 198x, có lẽ người được nói đến nhiều
nhất là Vi Thùy Linh với những ý kiến đa chiều, có khi trái ngược nhau. Có
những người tích cực ủng hộ giọng thơ này như: Trần Đăng Khoa, Nguyễn
Huy Thiệp, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Thanh Thảo Nhưng
cũng có những người chưa mấy tin vào hướng tìm tòi của chị, tiêu biểu là:
Hoàng Xuân Tuyền, Chu Thị Thơm, Nguyễn Thanh Sơn… Trong số đó,
4
chúng tôi rất tâm đắcvới ý kiến của tác giả Chu Văn Sơn trong bài viết: Thi sĩ
Vi Thùy Linh: Bạo chữ và cật lực: “Cuộc dấn thân của Vi Thùy Linh (còn gọi
là ViLi), vậy là, đã mười lăm năm. Để được chấp nhận, thật lắm truân
chuyên. Nhớ hồi mới trồi lên, mầm thơ Linh chưa được nâng niu đã phải
đương đầu. Mưa đá của hoài nghi tới tấp trút xuống. Nếu non bấy, hẳn chồi
mầm kia đã tiêu rồi. May nhờ nội lực, nó đã thách thức những bài bác cay
nghiệt để gắng vượt lên. Mỗi tập mới là một vụ nổ chữ mới. Mười lăm năm,
dẹp sang bên những băng rôn khua chiêng, hàng tít gõ trống, Linh vẫn là
hiện tượng trẻ khuấy được dư luận nhất trong đời sống thơ Việt. Đến nay,
mỗi xuất hiện mới của Linh xem chừng đều muốn làm bận rộn cả người đọc
lẫn giới truyền thông”. Vậy là đã gần hai mươi năm, Linh hiện hữu trong thơ
ca Việt. Không dừng lại ở năm tập thơ mà là bảy tập. Thêm hai tập tùy bút.
Tiếc là chưa có cái nhìn toàn vẹn về Vi Thùy Linh, cho đến thời điểm này.
Trong bài viết Mười khuôn mặt thơ trẻ đương đại, tác giả Bùi Công
Thuấn đã có những nhận xét về thơ Phan Huyền Thư: “Thơ cuả Phan Huyền
Thư cũng không dễ đọc dễ cảm, đó là thơ cuả lý trí. Phan Huyền Thư sử
dụng cách nói ngụ ý, từ đó tứ thơ phát triển thành ẩn dụ. Những liên tưởng
nhiều khi nhảy vọt, đứt đoạn, lắp ghép, khiến cho trí tưởng tượng cuả người
đọc không theo kịp. Mỗi bài thơ là một mảnh cuả suy tư và tâm trạng, vì thế
cần ghép nhiều mảnh lại với nhau mới có thể đọc được tiếng nói trái tim nhà

thơ. Chỉ khi người đọc cùng nhà thơ thâm nhập sâu vào thế giới cảm thức
đằng sau hình ảnh, ngôn từ, lúc ấy mới nhận ra ánh sáng rất riêng trong thơ
Phan Huyền Thư” [59].
Thi sĩ, dịch giả Dương Tường, người đầy tâm huyết với các tác giả trẻ,
đã nói về thơ Lê Ngân Hằng: "Tôi là người rất dễ dãi trong cuộc sống thường
nhật nhưng rất khó tính trong vai trò của một người đọc. Nhưng khi đọc thơ
của Hằng, tôi thấy hài lòng và tin tưởng vào thế hệ trẻ". Và chính ông, khi
5
đọc tập thơ “ORIENT – Trên những vòm cây” đã từng đánh giá: “Chưa phải
là một tác phẩm toàn bích nhưng tôi nhận thấy trong đó một trường lực, một
mỏ quặng mà nếu khéo tinh luyện thì sẽ thành vàng”.
Năm 2007, năm thành công của giải thưởng Lá trầu, cũng là dịp để các
nhà nghiên cứu đánh giá về thơ nữ. Hàng loạt bài viết xoay quanh các nhà thơ
được đánh giá cao như: Trang Thanh, Lê Mỹ Ý, Từ Huy, Trần Lê Sơn Ý,
Trương Thị Kim Dung, Đinh Thị Như Thúy. Ngoài giải cao nhất thuộc về
Trang Thanh, ba dấu ấn thuộc về các nhà thơ nữ 197x, 198x bao gồm: Độc
đáo cho tập Chữ cái của Từ Huy, Ngôn ngữ đẹp cho Căn phòng và bóng tối
của Lê Mỹ Ý, Mới lạ cho Cơn ngạt thở tình cờ của Trần Lê Sơn Ý. Đấy cũng
là ý kiến xác đáng nhất của Hội đồng thẩm định về những giọng thơ nổi bật
tham gia dự giải Lá trầu.
Từng nổi danh với những truyện ngắn đặc sắc, Nguyễn Ngọc Tư vẫn
khiến cho các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực khi công bố tập thơ đầu tay
của mình: Chấm. Đến với Tư, sẽ thấy: “những vần thơ giàu tính gợi hình và
mang nặng một nỗi niềm khôn nguôi. Thơ của cô là những khúc buồn của
tâm hồn được lọc qua một lăng kính khác. Có lần, cô bảo, ở thơ, nỗi buồn
của cô như được chắt lại. Với tập thơ Chấm, người đọc sẽ được thử chạm vào
những nỗi buồn ấy của Nguyễn Ngọc Tư, đôi lúc đặc quánh, khiến cổ họng
như thấy nghèn nghẹn, có khi lại mênh mang, thoang thoảng như những cơn
gió chiều vô định ”(Nguồn: internet).
Dự báo phi thời tiết, tập thơ của nhóm Năm con ngựa trời cũng khiến

dư luận hết sức ồn ào. Có người cho là “tập thơ quái đản”. Có người ra sức
tung hô. Cuối cùng, tập sách bị thu hồi. Người ta cũng ít nói về Năm con
ngựa trời hơn. Và giờ đây, có chăng, chỉ còn cái tên Nguyệt Phạm, người
“lành” nhất trong nhóm là được nhắc đến nhiều. Tập thơ Mắt giấy của chị
được Nguyễn Đức Hiệp đánh giá : “Tác giả có ý thức trong việc sáng tạo, tìm
6
tòi lối viết mới, mang lại những hình ảnh, cảm giác và góc nhìn mới cho
ngưòi đọc. Và trong thực tế, Nguyệt Phạm đã dùng nhiều phưong thức để đưa
những tác phẩm của cô đến đông đảo những ngưòi yêu thơ một cách ấn
tưọng và hiệu quả nhất, cụ thể là trình diễn thơ….Hành trình tâm linh qua
thơ của Nguyệt Phạm là một hành trình tiêu biểu của tuổi trẻ ngày nay đang
trên đường tự khám phá mình là ai trong một xã hội càng ngày càng đa dạng
và có lẽ chính xã hội này đang mất đi định hướng, không những ở Việt Nam
mà ở nhiều nơi trên thế giới hiện tại…” (Nguồn:
/>Trên đây là những nhận định, đánh giá về thơ nữ đương đại nói
chung, thơ nữ 197x, 198x nói riêng mà chúng tôi đã thu thập được. Tuy
chưa thể liệt kê hết nhưng chúng ta cũng nhận thấy việc nghiên cứu, đánh
giá về thơ nữ 197x, 198x chưa nhiều. Đặc biệt, chưa thấy có một công trình
nào tương đối đầy đủ về thơ nữ 197x, 198x để có cách nhìn nhận và đánh
giá đúng mức sự đóng góp của các chị trong tiến trình thơ ca đương đại.
Tiếp nối hướng ngiên cứu mà những người đi trước đã gợi mở, chúng tôi
muốn đi sâu khám phá thơ nữ 197x, 198x trên hai phương diện nội dung và
hình thức nghệ thuật để có cái nhìn trọn vẹn hơn về một thế hệ thơ nữ trong
văn học nước nhà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam
thế hệ 197x, 198x.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thơ của các nhà thơ nữ như: Vi

Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Nguyễn
Thúy Hằng, Trương Quế Chi, Trang Thanh, Trần Hoàng Thiên Kim, Lynh
Bacardy, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Trần Lê Sơn
7
Ý… Đặc biệt là thơ của các nhà thơ nữ sau đây: Vi Thùy Linh với các tập thơ
Linh, Khát, Đồng Tử, Vili in love; Trang Thanh với Bay lặng im; Nguyễn
Ngọc Tư với Chấm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Khái quát về vị trí của thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại và thơ
nữ thế hệ 197x, 198x.
4.2. Tìm hiểu các đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức của thơ nữ
Việt Nam thế hệ 197x, 198x.
4.3. Nghiên cứu sâu một số hiện tượng tiêu biểu của thơ nữ thế hệ
197x, 198x (Vi Thùy Linh, Trang Thanh, Nguyễn Ngọc Tư).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng các
phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp…
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Nhìn chung về thơ nữ trong thơ Việt Nam đương đại và thơ
nữ thế hệ 197x, 198x
Chương 2. Các đặc điểm nổi bật của thơ nữ thế hệ 197x, 198x
Chương 3. Một số gương mặt tiêu biểu của thơ nữ thế hệ 197x, 198x
8
Chương 1

NHÌN CHUNG VỀ THƠ NỮ TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
VÀ THƠ NỮ THẾ HỆ 197X, 198X
1.1. Tổng quan về thơ Việt Nam đương đại
Sau thời kỳ Thơ mới (1932-1945), thi ca Việt Nam đi thẳng vào khói
lửa trận mạc ròng rã suốt 30 năm với tên gọi thơ ca kháng chiến (1945-1975).
Và trong suốt 30 năm ấy, thơ Việt Nam đã thăng trầm cùng số phận dân tộc
để vượt lên và tồn tại, làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của mình. Chiến tranh đi
qua, thế hệ thơ Hậu chiến đã và đang tiếp nối, hướng tới một cuộc cách tân để
đưa thơ Việt hội nhập với thơ ca thế giới. Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (12/1986), đời sống văn học nghệ thuật nước nhà đã được
thổi một luồng gió mới về không khí dân chủ, tạo điều kiện cho sự cởi mở
trong đời sống cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Thơ Việt từ mốc Đổi mới
này được hiểu là thơ ca đương đại.
1.1.1. Sự góp mặt của nhiều thế hệ
Nhìn lại chặng đường gần 30 năm qua (1986-2014), có thể thấy thơ ca
đương đại vừa có sự tiếp nối gánh nặng văn chương từ thế hệ các nhà thơ đã
hành trình trong suốt 30 năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ (1945-
1975), vừa có sự bứt phá ngoạn mục để đưa thơ ca sải những bước dài trên
con đường hiện đại hóa. Và trên hành trình thơ ấy có sự góp mặt của nhiều
thế hệ.
Ấn tượng đầu tiên là thế hệ các nhà thơ đã thành danh trong chiến tranh
vẫn tiếp tục viết và tiếp tục được khẳng định: Lưu Quang Vũ (mất 1988),
Phùng Khắc Bắc, Bế Kiến Quốc, Hoàng Hưng, Thanh Thảo, Trúc Thông, Thi
Hoàng, Ý Nhi, Nguyễn Trọng Tạo… Đây là lớp nhà thơ trưởng thành từ
những năm chiến tranh nhưng vẫn giàu nội lực sáng tạo trong những tìm tòi
9
đổi mới chính thơ mình trong giai đoạn Hậu chiến. Không chỉ cách tân về
hình thức nghệ thuật, lớp nhà thơ kháng chiến đã đổi mới cách phản ánh bản
chất đời sống của thơ bằng chính những cảm nhận về cuộc đời trầm luân khó
nhọc này với những suy tưởng đớn đau và nhân bản về một thế giới đang phải

tự hàn gắn những đổ vỡ sau những đêm dài chiến tranh và bạo lực. Dù căn
bản vẫn là sự cách tân trên nền mỹ học truyền thống, cách tân một phần của
cảm hứng, bút pháp…, một số nhà thơ chống Mỹ vẫn tạo được những dấu ấn
sáng tạo riêng. Một Hoàng Hưng với những thể nghiệm thơ gây khá nhiều
tranh cãi. Một Thi Hoàng với lối nói trạng nửa ỡm ờ, nhấm nhẳng; nửa uyên
thâm, triết lý. Một Thanh Thảo luôn trăn trở với những tìm tòi, thể nghiệm
trên con đường tìm nguồn-nước-thi-ca…
Một điều khá thú vị là một loạt các nhà thơ đã từng xuất hiện trong
phong trào Thơ mới, trong cuộc cách tân lần thứ nhất của thi ca Việt, giờ đây,
chính họ lại là những người đầu tiên đặt nền móng cho ngôi nhà cách tân thơ
lần thứ hai. Không giống như các nhà thơ cách tân nửa vời khác, Trần Dần đã
âm thầm triển khai “cuộc-chơi-thể-nghiệm-thơ” với rất nhiều cung bậc trong
suốt cuộc đời thơ của mình.(Và chính những thể nghiệm ấy đã trở thành ngọn
gió tinh thần cứu rỗi lớn nhất trong những năm tháng hoạn nạn của ông).
Cùng với Trần Dần là Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Dương
Tường… Với những tư duy thẩm mỹ hiện đại, đầy mới mẻ, thơ của họ đã
vượt thoát khỏi những khuôn sáo ước lệ của vần điệu để thắp lên những hình
tượng thơ mới. Không gian thơ được mở rộng hơn, đào sâu hơn, vươn tới các
chiều kích của những suy tưởng lớn mang tính khái quát cao. Và trong
trường-thẩm-mỹ này, những vấn đề tưởng chừng lớn lao lại được khái quát
lên từ những cái tầm thường nhỏ bé của đời sống quê hương máu thịt hàng
ngày. Người đọc sẽ không thể nào quên được một Trần Dần - “Thi-sơn-thơ”,
một Hoàng Cầm - “tràng-giang-thơ”, một Lê Đạt -“phu-chữ-thơ”, một Đặng
10
Đình Hưng với bến mê đầy kỳ bí và một Dương Tường với “nẻo-đường-nhạc-
lạ”. Với những cách định danh này, có thể thấy được tâm huyết và tiềm năng
sáng tạo của một thế hệ kỳ tài (chữ dùng của Nguyễn Việt Chiến) trong thơ ca
đương đại.
Song hành với các nhà thơ nói trên là cả một thế hệ thơ mới, họ là
những gương mặt của thời kỳ Hậu chiến nối tiếp đến hôm nay. Họ đã làm nên

dòng chảy đầy sức sáng tạo và đa dạng của nền thơ đương đại.
Trước hết, phải kể đến nhóm tác giả thành danh sau năm 1986. Ấy là:
“một Nguyễn Lương Ngọc bừng cháy và ngạo nghễ trong tìm tòi; một
Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ-trường-thơ mới; một Dư Thị Hoàn độc
đáo trong sáng tạo thơ; một Nguyễn Khắc Thạch thích sự nguyên khối của ý
tưởng hơn là sự gia công bằng cảm xúc; một Mai Văn Phấn đang hành trình
tới bến bờ của sự cách tân; một Trần Tiến Dũng say mê thử nghiệm các cấu
trúc thơ; một Lãng Thanh kỳ bí và ám ảnh; một Dương Kiều Minh hướng về
bản ngã phương Đông; một cõi thơ lạ đến say đắm của Nguyễn Bình Phương;
một Đỗ Minh Tuấn lập trình thơ bằng những suy tưởng mới; một Đặng Huy
Giang luôn hướng tới tính triết luận; một Trần Anh Thái đang tìm tòi để trở
lại chính mình; một Inrasara cất cánh từ văn hóa Chăm sang chân trời mới;
một Thảo Phương luôn khát vọng đổi mới thơ; một Tấn Phong đang soạn tiếp
những giao-hưởng-thơ; một Nguyễn Linh Khiếu đang mê man trong dạo khúc
phồn sinh, một Phan Thị Vàng Anh đang cố gắng vượt lên bằng một bản lĩnh
thơ mới…” (Nguyễn Việt Chiến). Trong số những gương mặt vừa kể trên, có
thể nói Nguyễn Quang Thiều là một trong những giọng thơ nổi bật nhất. Bằng
những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, Nguyễn Quang Thiều
đã xác lập được một giọng điệu mới trong thơ Việt. Và giải thưởng của Hội
nhà văn Việt Nam năm 1993 trao cho tập Sự mất ngủ của lửa của Nguyễn
Quang Thiều chính là sự ghi nhận những tìm tòi, đổi mới thơ của anh cho nền
văn học Việt Nam đương đại.
11
Một thế hệ thơ táo bạo và đầy tài năng - đấy là nhận định chung nhất
cho những nhà thơ trẻ đương đại. Điểm nổi bật nhất trong những sáng tác của
họ là ở sự trẻ trung, tươi mới và giàu chất trí tuệ. Những cây bút trẻ đương đại
được nhắc tới nhiều nhất có thể kể đến: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly
Hoàng Ly, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn
Vĩnh Tiến, Trương Quế Chi, nhóm Mở miệng, nhóm Năm con ngựa trời…
Hầu hết các tác giả này còn rất trẻ, trên dưới 20 tuổi vào thời điểm họ xuất

bản các tập thơ đầu tay của mình (cá biệt có Trương Quế Chi trình làng thơ
khi mới 16 tuổi). Điểm chung nhất ở họ là sự khao khát thể hiện tiếng nói của
thế hệ mình như một giá trị. Và giá trị ấy được đảm bảo bằng cái mới, cái
hiện đại trong quan niệm về thơ, trong giọng điệu, bút pháp, hình thức thể
hiện… Dù có thể những tìm tòi, cách tân chưa dễ tìm dược sự đồng thuận
trong đánh giá và tiếp nhận của người đọc nhưng vẫn có thể cảm nhận được
một nguồn sinh lực mới trong thơ trẻ hôm nay.
Cuối cùng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của các nhà
thơ hải ngoại: Nguyễn Đăng Thường, Nguyễn Thị Khánh Minh, Đỗ Kh., Lê
Thị Thẩm Vân, Nguyễn Thị Hoàng Bắc… Nhờ sự hỗ trợ tích cực của những
phương tiện thông tin hiện đại, những cây bút xa quê hương đã thể hiện được
vị thế của mình trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam đương đại.
1.1.2. Sự đa dạng của những xu hướng tìm tòi
Có thể nói, đặc điểm bao trùm của văn học đổi mới là tính chất “phi sử
thi hóa” (chữ dùng của GS Trần Đình Sử). Điều đó đồng nghĩa với sự phá vỡ
hệ thống quy phạm chi phối văn học suốt ba mươi năm chiến tranh, thậm chí
còn tiếp tục ảnh hưởng đến văn học mười năm sau đó như một quán tính.
Khuynh hướng phi sử thi hóa đưa văn học thâm nhập sâu hơn những khía
cạnh bộn bề, phức tạp của đời sống và thế giới tinh thần của con người, đặc
biệt là những vấn đề về con người cá nhân. Nó cũng kích thích văn học phát
12
triển nhiều thể nghiệm, tìm tòi đa dạng phong phú về nội dung tư tưởng,
phương pháp sáng tác, giọng điệu… Văn học đổi mới, vì thế, có xu hướng đa
thanh hóa, hội tụ trong mình nhiều dòng mạch. Cốt lõi sâu xa của những
chuyển động ấy là những đổi thay trong ý thức con người, trong cách nhìn
nhận những vấn đề của đời sống. Quan sát những diễn biến trong thơ ca thời
kỳ đổi mới có thể thấy được điều đó.
Thơ ca thời kỳ đổi mới là sự hợp lưu của nhiều dòng chảy khác nhau.
Hầu hết các công trình nghiên cứu về thơ giai đoạn này đều cố gắng nhận
diện, phân loại những xu hướng đáng chú ý của nó. Theo Mai Hương, Phạm

Quốc Ca, ba khuynh hướng tương đối nổi bật của thơ ca thời kỳ đổi mới là:
xu hướng hiện đại chủ nghĩa (Mai Hương gọi là xu hướng hiện đại hóa), xu
hướng tự do hóa hình thức thơ và xu hướng đổi mới trên truyền thống thơ dân
tộc. Theo Nguyễn Đăng Điệp, có thể kể đến các xu hướng: tiếp nối mạch sử
thi, trở về với cái tôi các nhân, hướng về cõi tâm linh, hiện đại chủ nghĩa. Lê
Lưu Oanh trong chuyên luận “Thơ trữ tình 1975-1990” dựa vào đặc điểm loại
hình của cái tôi trữ tình phân chia thơ giai đoạn này thành ba xu hướng chính:
xu hướng sử thi, xu hướng thế sự và đời tư, xu hướng hiện đại chủ nghĩa…
Mỗi cách phân loại đều có cái lý của nhà nghiên cứu, hoặc căn cứ vào cách
ứng xử đối với những chuẩn mực truyền thống (phá vỡ hay kế thừa) hoặc xuất
phát từ nội dung - thể tài. Trong đó, xu hướng hiện đại chủ nghĩa được các
nhà nghiên cứu nhất trí dùng để gọi những thể nghiệm cách tân thơ quyết liệt,
táo bạo, được biểu hiện một cách cực đoan, kịch phát nhằm rũ bỏ ảnh hưởng
của thi pháp truyền thống. Mặt khác, cần nói thêm là các cách phân loại như
trên đang còn bao hàm cả văn học giai đoạn hậu chiến (trước đổi mới) và từ
1986 cho đến năm 2000. Theo ý kiến của chúng tôi, thi đàn hôm nay không
có người “lĩnh xướng” như ở thời kỳ trước mà mỗi người có cách thể hiện
nhãn quan nghệ thuật riêng của mình. Sự gần gũi về quan niệm và phong cách
13
ở mỗi nhà thơ có thể hình thành một xu hướng, một phái nhóm chứ không
xuất phát từ một xu hướng độc tôn nào đó. Cũng như ở mỗi tác giả có những
biểu hiện thuộc nhiều xu hướng khác nhau chứ không thuộc về một xu hướng
sáng tác nhất định. Điều quan trọng nhất là những xu hướng ấy sẽ tạo nên
những đường nét đa dạng trong diện mạo thơ ca của một thời kỳ văn học.
Trong luận văn này, chúng tôi tạm xếp các khuynh hướng tìm tòi vào
hai “ô” nội dung và hình thức như sau:
1.1.2.1. Về phương diện nội dung
a. Tiếp nối mạch nguồn truyền thống
Chiến tranh đã lùi xa, các nhà thơ thời chống Mỹ vẫn hiện diện trong
thơ đương đại với tư cách công dân, mang cảm hứng thời đại, cảm hứng lịch

sử dân tộc. Giọng điệu thơ, dẫu trầm lắng, đầy trăn trở trước sự đổi thay của
thời cuộc nhưng vẫn một lòng thủy chung với cách mạng, vẫn thể hiện niềm
tin tưởng vào tương lai của đất nước.
Với các nhà thơ trẻ như Trang Thanh, Lệ Bình Quan, Phạm Vân Anh,
Quốc Sinh…, cuộc sống hàng ngày hàng giờ hiện đại hóa đến chóng mặt đã
cuốn họ theo những vòng xoay bất tận nhưng từ trong máu thịt và hơi thở vẫn
mãnh liệt sức sống làng quê:
Vẫn thường ám ảnh tôi là chiếc nón mê
Mẹ chông chênh đội cạn mùa giông bão
(Tự dỗ - Bùi Đức Vinh)
Và phía sau những ồn ào của cuộc sống phố phường là những âm thanh
vi diệu vẫn ngân lên trong tâm tưởng mà người ta chỉ có thể cảm nhận bằng
tình yêu, bằng sự tĩnh lặng của tâm hồn:
Trong giai điệu nắng
Gió tấu lên vũ khúc mùa màng
Ngàn mắt nắng nhíu mày băn khoăn trên mái lá
14
Có bài ca nào vang lên trên vòm cây
(Mùa thơm - Phạm Vân Anh)
Và vì thế, những thao thức trở trăn của con người cũng dịu mềm
như cỏ:
Giá vùi mặt xuống đất kia như cỏ
Thì nỗi niềm có dễ chịu hơn không?
(Đom đóm rừng dương - Thụy Anh)
b. Băn khoăn đi tìm cái tôi bản thể
Đất nước qua chiến tranh, nền kinh tế thị trường được chấp nhận, sự kế
thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ, sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy
nghệ thuật, sự tiếp thu các luồng văn hóa văn học khác nhau trên thế giới đã
tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam đương
đại. Vì lẽ đó, xu hướng cơ bản bao trùm nhất vẫn là sự trở về với cái Tôi cá

nhân, đào sâu vào bản ngã của người nghệ sĩ. Trước sự đổi thay mạnh mẽ của
xã hội, con người trở nên hoang mang trước sự phức tạp của đời sống với sự
đảo lộn của những giá trị, những quan hệ, chuẩn mực cũ. Trong thơ xuất hiện
nhu cầu nhận thức lại đời sống, nhận thức lại những nỗi đau, bi kịch của con
người trong điều kiện lịch sử mới. Trong đó có nỗi buồn về thần tượng bị gẫy
đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng
Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện
tồn tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về
riêng tư, đôi lứa: Em chết trong nỗi buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi
không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ). Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành
gam giọng phổ biến.
Tôi/ ta là ai? Câu hỏi lớn muôn thuở của kiếp người. Với những người
trẻ, câu hỏi này càng thường trực và đầy bức bối:
Những được mất, có và không có
15
Hạnh phúc, khổ đau, buồn vui
Cứ mãi là câu hỏi
Tôi là ai?
(Sao tôi thấy tôi ngày càng giống họ - Đoàn Văn Mật)
Nỗi khát khao tìm mình, giải đáp chính mình đã thôi thúc họ đi tìm câu
trả lời ở ngoài mình. Họ lao ra biển nhân loại, cuốn vào thế giới vô tận, tìm
mình trong đời sống cả trong cả giấc mơ.
Lọt qua kẽ tay
Tôi muốn nhoài ra biển lớn
Tìm mình
(Sóng sánh mẹ và anh - Trương Gia Hòa)
Vẫn còn đó những câu hỏi đầy nhức nhối:
Em là ai mà chưa chính mình?
(Chữ gọi mùa đam mê - Nguyệt Phạm)
Và còn đó, nỗi khổ sở, đau đớn trên con đường tìm lại chính mình:

Tôi chạy mãi không đuổi kịp bóng mình…
Bóng đuổi tôi ngã dúi dụi vào sa mạc toàn là nắng…
Tôi không nhận ra tôi nữa
(Sự điên rồ của ngày - Hồ Huy Sơn)
Rơi vào trạng thái hoang mang, hoài nghi, bất lực, trống rỗng, cô đơn,
họ luôn cảm thấy mình bị ngăn cách với thế giới:
máu chảy tự khô
vết đau tự liếm láp
cúc tự cài,
hát mình nghe
chưa bao giờ mình mời ai tới đó
16
nơi ấy không mặt nạ
không lời ngọt nhạt lạ xa
chỉ mình thôi với ngọn gió cuối cùng
(Chốn về - Nguyễn Ngọc Tư)
Và đây là nỗi cô đơn lớn nhất khi người ta trẻ:
Giữa thế giới
Con người lấy lại thăng bằng bằng hoang tưởng, diệu vợi
và ngộ nhận
Tất cả chúng ta đều bội thực u buồn
Có những nỗi buồn mặt người không lộ diện
(Huyền tích - Vi Thùy Linh)
Dù có những lúc cô đơn, không được chia sẻ, nhưng họ vẫn không
ngừng khát khao và tin tưởng:
Không thấy, không nghe, không hiểu
là những gì tôi rút ra được từ cuộc sống này
Dưới bầu trời, chiếc gương sẽ thấy, sẽ nghe, sẽ hiểu
những lời không được thốt qua môi
(Bầu trời và chiếc gương soi - Lê Thị Mỹ Ý)

Những nỗi buồn, niềm đau mang nặng tính nhân văn tạo nên một xu
hướng thơ nổi bật luôn là điều khiến người đọc phải suy ngẫm.
c. Hướng tới tình yêu như là chốn cứu rỗi tinh thần
Nếu như trong chiến tranh, tình yêu là nơi bình yên nhất, là sự thanh
thản, là biểu hiện của sự sống bất diệt trong bom đạn; là hậu phương, nơi gửi
gắm, đợi chờ của người ra trận thì tình yêu trong thơ hôm nay là một cõi riêng
tư với rất nhiều dạng vẻ: mất mát, tan vỡ, hờn giận, đớn đau, sự trống rỗng,
day dứt, nồng nàn… phức tạp và đầy trần tục. Viết về tình yêu là xu hướng cơ
bản của thơ ca đương đại. Bởi đó là nơi mà người ta có thể phơi mở mọi ngóc
ngách tâm hồn mình:
17
Anh yêu của em
Em yêu Anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em
Ào tung ký ức
………………
Về đi anh!
Cài then tiếng khóc của Em bằng đôi môi Anh
Đưa em vào giấc ngủ nồng nàn, quên đi những đêm chập chờn,
trĩu nặng
………………
Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ những nỗi buồn - những sợi tầm gai
- không ai nhìn thấy
Gai tầm gai đâm em đau đớn
Em chờ Anh mãi……
(Người dệt tầm gai - Vi Thùy Linh)
Không còn nhiều những tiếng nói dịu dàng ca ngợi tình yêu. Bao trùm
hơn là tiếng nói quyết liệt, táo bạo, bột phát từ những hoàn cảnh bức bối, tréo
ngoe, buộc người trong cuộc phải tỉnh táo, nhận diện, cắt nghĩa, bình giá và
cảnh báo:

Em
không là đối tượng anh chiếm đoạt rồi treo bảng coi chừng chó
dữ
là chủ thể bên ngoài anh tham lam thống trị
không là cánh đồng anh lục xục xới đào rồi bỏ quên mùa màng
cho cỏ hoang
………….
Em là mùa xuân, mùa xuân
(Không là cái giống thứ hai - Thanh Tuyền)
18

×