A. LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa –
xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có bước phát triển đáng kể. Trong đó chủ yếu là
việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam người nước ngoài. Bên cạnh những mặt tích
cực thì hiện nay việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài đã bộc
lộ không ít hạn chế, trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận xã hội quan tâm. Vì
vậy em xin chọn nghiên cứu đề tài “Vấn đề kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với
người nước ngoài hiện nay và một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ
nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài”
B. NỘI DUNG
I-MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI.
1. Khái niệm.
- Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân
nước ngoài và người không quốc tịch.
2.Một số quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000, Nghị định của chính phủ số 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về
1
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định của chính phủ số
69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002, Thông tư của Bộ tư pháp số 07/2002/TT-BTP
ngày 16/12/2002 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-
CP ngày 10/7/2002.
II-VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI HIỆN NAY.
1.Tình hình chung.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1995 đến năm 2007 có khoảng 180.000 người
Việt Nam kết hôn với người của 60 nước như Mỹ, Úc, Pháp, Canađa, các nước
Bắc Âu, Đông Nam Á và Đông Á. Trong đó phụ nữ chiếm tới 80% tức là khoảng
hơn 140.000 người, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và chủ yếu là kết
hôn với công dân Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện tượng phụ nữ Việt Nam
kết hôn với người Đài Loan xuất hiện từ năm 1989 và tăng nhanh tại TP HCM, sau
đó giảm mạnh tại thành phố nhưng lan rộng ra các tỉnh phía Nam như: Cần Thơ,
Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang...Còn việc kết hôn của
phụ nữ Việt Nam với người Hàn Quốc chỉ mới xuất hiện từ năm 2000, song đã
tăng nhanh về mặt số lượng từ năm 2003 đến năm 2005 đã có 4.409 trường hợp.
Có thể lấy ví dụ điển hình ở một số tỉnh, thành phố như:
Thành phố Hồ Chí Minh: so với cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh là địa
phương có số lượng kết hôn với người nước ngoài cao nhất. Về trường hợp phụ nữ
Việt Nam lấy chồng là công dân Trung Quốc (Đài Loan) có khoảng 13.000 trường
hợp. Tuy nhiên từ năm 2003 đến nay thì giảm dần, tỷ lệ giảm mỗi năm từ 30 đến
40%. Trong khi đó, phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân Hàn Quốc lại có chiều
hướng tăng so với các năm trước đây nhưng không đáng kể, mỗi năm có khoảng
100 trường hợp. Tuy nhiên, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Hàn Quốc quy
2
định rất “thoáng” như không cần có mặt cả hai bên nam nữ vẫn được đăng ký kết
hôn, điểm này chưa phù hợp với pháp luật Việt Nam nên phát sinh tình trạng ghi
chú công nhận kết hôn Hàn – Việt tăng cao. Chỉ trong hai năm 2006, 2007 đã có
hơn 300 trường hợp ghi chú công nhận kết hôn.
Ở tỉnh Long An, từ năm 2005 tình hình phụ nữ lấy chồng nước ngoài tăng
nhanh về số lượng và có đến 90/284 trường hợp kết hôn với người Đài Loan
(chiếm gần 30%). Phụ nữ Long An kết hôn với người nước ngoài chủ yếu tập trung
ở các huyện vùng sâu, vùng biên giới có điều kiện kinh tế khó khăn, trong đó nhiều
nhất ở hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Trong năm 2006, riêng hai huyện Đức Hòa
và Đức Huệ có 122/339 trường hợp kết hôn với người nước ngoài (chiếm hơn 30%
cả tỉnh), trong đó có 65 trường hợp ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc. Mười
tháng đầu năm 2007, số trường hợp kết hôn với người nước ngoài ở hai huyện trên
là 149/325, chiếm gần 50% cả tỉnh, trong đó kết hôn với người Hàn Quốc là 101
trường hợp.
Kết hôn với người nước ngoài là quyền nhân thân của mỗi người trên cơ sở
đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ theo Luật Hôn nhân và gia đình. Luật pháp
Việt Nam không có bất cứ quy định nào ngăn cản việc kết hôn của công dân Việt
Nam với người nước ngoài nhưng những năm gần đây việc phụ nữ Việt Nam kết
hôn với người nước ngoài diễn ra rất phức tạp và bộc lộ nhiều mặt trái.
2. Mặt trái của việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Trong các trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, bên
cạnh những cuộc hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính, đạt được hạnh phúc thì
cũng có không ít các trường hợp kết hôn do môi giới bất hợp pháp, lừa đảo. Nhiều
đối tượng người nước ngoài câu kết với một số cò mồi, môi giới người địa phương
hình thành những đường dây buôn bán người xuyên quốc gia.
Thời gian qua, các cô gái Việt Nam lấy chồng ngoại quốc phần lớn đều
thông qua hoạt động dịch vụ môi giới hôn nhân đơn lẻ, tự phát; trong đó chủ yếu là
3
bất hợp pháp dưới các hình thức tư vấn hỗ trợ kết hôn và dịch vụ tổ chức lễ cưới.
Kết hôn với người nước ngoài qua các dịch vụ này, quyền lợi của người phụ nữ
không được đảm bảo, không có tổ chức, đoàn thể nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của
họ sau khi kết hôn, mức độ rủi ro rất lớn và đặc biệt quan trọng hơn là họ không
được tư vấn, trang bị các điều kiện cần thiết trước khi đi làm dâu. Do mang lại lợi
nhuận lớn nên hoạt động môi giới hôn nhân nhanh chóng được thương mại hóa,
làm hình thành một thị trường thực sự, có sự cạnh tranh giữa các tổ chức, cá nhân
môi giới. Hoạt động dịch vụ môi giới hôn nhân bất hợp pháp ở các tỉnh phía Nam
được tổ chức rất chặt chẽ, tinh vi nhằm đối phó với sự phát hiện của cơ quan chức
năng. Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị tổng kết mô hình giảm tiêu cực tình trạng
phụ nữ kết hôn với người nước ngoài giai đoạn 2008-2009, tổ chức tại Vĩnh Long
ngày 10/12/2009 thì từ năm 2007 đến tháng 7/1009, các cơ quan chức năng tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 38 vụ, 170 đối tượng tổ chức môi
giới hôn nhân trái pháp luật cho người Đài Loan, Hàn Quốc.
Như chúng ta đã biết thì mục đích lấy chồng nước ngoài của đa số phụ nữ là
lấy chồng giàu nên hầu hết các cuộc hôn nhân diễn ra nhanh chóng, thực chất là
hoàn tất sự chuẩn bị của người môi giới hoặc tổ chức môi giới về các thủ tục pháp
lý trên cơ sở thỏa thuận mà không dựa trên cơ sở hiểu biết về văn hóa, lối sống, về
tình cảm và không xuất phát từ tình yêu nam nữ tự nguyện. Chính vì thế mà các cô
dâu Việt Nam sau khi xuất ngoại đã gặp không ít khó khăn. Trở ngại đầu tiên mà
các cô dâu Việt Nam gặp phải khi lấy chồng ngoại là vấn đề quốc tịch. Bởi họ là
những người mới nhập cư, chưa đủ điều kiện để nhập quốc tịch đặc biệt là với
những người lấy chồng ngoại thông qua các tổ chức môi giới trái phép. Không
được cấp giấy tờ tùy thân của nước sở tại nên hầu hết đều không có việc làm, chỉ ở
nhà nuôi con, nội trợ và phục vụ công việc gia đình, giao tiếp xã hội của họ hầu
như rất hạn chế. Thứ hai, đa số các cô gái Việt Nam lấy chông Hàn Quốc, Đài
Loan có trình độ văn hóa thấp nên trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, không thạo tiếng
4
địa phương, không hiểu biết về lối sống, văn hóa, phong tục tập quán, chính sách
pháp luật của quốc gia mình đang cư trú trước khi kết hôn nên các cô dâu Việt
Nam rất khó hòa nhập vào đời sống cộng đồng. Đặc biệt có nhiều cô gái lấy chồng
già hơn mình cả mấy chục tuổi, chênh lệch tuổi tác quá lớn nên giữa hai vợ chồng
rất khó có sự hòa hợp, đồng cảm. Mục đích lấy vợ của những ông chồng này chủ
yếu là để có người chăm sóc, phục vụ nên cuộc sống của những cô dâu Việt Nam
bị quản lý rất khắt khe, chặt chẽ. Đã có nhiều trường hợp cô dâu Việt Nam phải
trốn ra ngoài do không chịu đựng nổi sự cực khổ hoặc không phù hợp với cuộc
sống nơi xứ người; cũng có trường hợp bị chồng hành hạ, phải nhờ chính quyền
địa phương can thiệp…Theo điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam
kết hôn với công dân Đài Loan, Hàn Quốc có một số đặc điểm như: Về độ tuổi, từ
18-20 tuổi chiếm 18%, từ 21-30 tuổi chiếm 52%, trên 30 tuổi chiếm 30%. Về nghề
nghiệp, đa số chưa có việc làm, chỉ ở nhà nội trợ chiếm 86,3%, công nhân 2,8%,
kinh doanh 5% và làm thuê 5%. Một số đặc điểm nam giới là công dân Trung
Quốc (Đài Loan), Hàn Quốc: đa số có nghề nghiệp là nông dân, công nhân, làm
thuê chiếm 83%, kinh doanh 11%, không có công chức và người thất nghiệp. Về
độ tuổi, nhiều nhất là từ 20 đến 40 tuổi chiếm 69%, từ 40-50 tuổi chiếm 20% và
trên 50 tuổi chiếm 11%. Về hoàn cảnh gặp gỡ, quen biết và điều kiện tìm hiểu
trước khi đăng ký kết hôn, có đến 85% thông qua sự môi giới của người quen, bạn
bè, họ hàng đã có chồng ở Đài Loan, Hàn Quốc giới thiệu và qua trung tâm môi
giới. Thời gian tìm hiểu rất ngắn, chỉ từ 1 đến 3 tháng là tiến tới hôn nhân. Và có
đến 60% chung sống với nhau trước khi đăng ký kết hôn.
Ngoài ra còn phải kể đến những trường hợp buôn bán phụ nữ núp dười hình
thức kết hôn với người nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, từ năm 2004 đến năm 2009 cả nước xảy ra 1.218 vụ mua bán
phụ nữ với trên 2.300 đối tượng và trên 3.000 nạn nhân; 191 vụ mua bán trẻ em
với 268 đối tượng và 491 nạn nhân; mua bán cả phụ nữ và trẻ em là 17 vụ, với 310
5