Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vai trò của lực lượng vũ trang hà tĩnh trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




CAO THỊ THU HUYỀN




VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
HÀ TĨNH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ






NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH




CAO THỊ THU HUYỀN




VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
HÀ TĨNH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VŨ TÀI


NGHỆ AN - 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều
các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Vũ Tài
- người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, khoa đào tạo Sau đại học trường Đại học
Vinh, Bảo tàng quân khu 4 (Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An), Phòng Tham
mưu Công an tỉnh Hà Tĩnh, Thư viện tỉnh Hà Tĩnh đã cung cấp các nguồn tư
liệu quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè
và Trường Chính trị Nghệ An đã luôn động viên giúp tôi nỗ lực hết mình để
hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Quá trình thực hiện luận văn tuy đã cố gắng hết sức, song không thể
tránh khỏi những thiếu sót do chưa có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ. Rất
mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả


Cao Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6

6. Bố cục của luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chương 1. KHÁI QUÁT VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HÀ TĨNH
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954) 8
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Hà Tĩnh 8
1.1.1. Vị trí chiến lược của tỉnh Hà Tĩnh 8
1.1.2. Truyền thống yêu nước của nhân dân Hà Tĩnh 9
1.2. Vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp 13
1.2.1. Chiến đấu bảo vệ quê hương 13
1.2.2. Chi viện cho các chiến trường, góp phần làm nên thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp 22
Tiểu kết chương 1 26
Chương 2. VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 1954 - 1964 28
2.1. Xây dựng và bảo vệ quê hương 28
2.1.1. Góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương Hà Tĩnh 28
2.1.2. Bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh 36
2.2. Chi viện cho chiến trường miền Nam và giúp đỡ cách mạng Lào 47
Tiểu kết chương 2 51


Chương 3. VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 53
3.1. Góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 53
3.1.1. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế
quốc Mỹ 53
3.1.2. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
quốc Mỹ 65
3.2. Chi viện cho chiến trường miền Nam 72
3.2.1. Chi viện sức người 72

3.2.2. Chi viện sức của và đảm bảo mạch máu giao thông. 75
3.3. Chi viện cho chiến trường Lào 76
3.4. Góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 - 1975) 82
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC






1
A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đã
lùi xa gần 40 năm nhưng dư âm của thiên anh hùng ca vĩ đại ấy vẫn còn mãi
với không chỉ dân tộc Việt Nam mà cả nhân loại tiến bộ. Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch
sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng
ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con
người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một
sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc". Thắng
lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến gian khổ kéo dài 21 năm đó là
thành quả của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí kiên cường
không quản hy sinh, gian khổ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; cùng với

đó sự ủng hộ, viện trợ quốc tế của các nước yêu chuộng hòa bình trên thế
giới, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước trở thành đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
học giả trong và ngoài nước. Trong phạm vi nhỏ hơn - địa phương - chúng ta
thấy được đóng góp của từng vùng miền trên mảnh đất Việt Nam cho công
cuộc “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đặc biệt, phải kể tới vai trò
của lực lượng vũ trang địa phương trong cuộc kháng chiến này.
1.2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh cùng các
tỉnh trong Quân khu IV là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến miền Nam và
là tiền tuyến của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhận thức sâu
sắc vai trò chiến lược của mình, nhân dân Hà Tĩnh đã cùng lực lượng vũ trang


2
duới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã lập nên những chiến công oanh liệt trong
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và thứ hai, làm phá sản chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, đồng thời bảo đảm giao thông vận tải,
chi viện cho tiền tuyến, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Trong chiến công oanh liệt đó của nhân dân Hà
Tĩnh phải kể đến vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh. Với sự nỗ lực cao
độ, những hy sinh to lớn, tinh thần không ngại khó khăn, lực lượng vũ trang
Hà Tĩnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến lược của mình trong thời kì
chống Mỹ cứu nước: tiến hành khôi phục phát triển kinh tế, củng cố quốc
phòng an ninh, chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện sức người, sức của
cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.3. Gần nửa thế kỉ qua, có rất nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên
cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng, hệ thống toàn
diện về quá trình phát triển và đóng góp của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). Nghiên cứu về vai trò lực

lượng vũ trang Hà Tĩnh có đóng góp quan trọng trong việc hệ thống hóa về
quá trình phát triển và đóng góp của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đối với quê
hương nói riêng, đất nước nói chung, đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Vì vậy, tôi xin chọn vấn đề: “Vai trò của lực lượng vũ trang
Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)” làm đề
tài luận văn cao học Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước có một số công trình như: “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 - 1975)” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Sự thật, 1990 - 1991),
“Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam,


3
1994); “Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ và hai mươi năm xây dựng đất
nước sau chiến tranh” (Viện Sử học, 1995); “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 - 1975)” gồm 6 tập (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 1995 -
2003); “Lịch sử Đảng bộ Quân khu IV trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954 - 1975)” (Đảng ủy Quân khu IV, Nxb Quân đội nhân dân, 2009);
"Những trận đánh của lực lượng vũ trang Quân khu IV (1945 - 1975)" (Bộ tư
lệnh Quân khu IV, Nxb Quân đội nhân dân, 2005) có đề cập tới lực lượng
vũ trang Hà Tĩnh nói riêng những ở mức độ khác nhau trong một bức tranh
tổng thể về lực lượng vũ trang của cả nước.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố đề cập
tới lịch sử địa phương Hà Tĩnh nói chung. Tuy nhiên, chỉ mới được đề cập
rải rác, thiếu hệ thống từ những góc độ chuyên môn khác nhau; đáng chú ý
là những công trình đã công bố sau: “Hà Tĩnh lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” (Bộ Chỉ Huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, 1994), đã
trình bày khá chi tiết cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Hà Tĩnh,
trong đó có đề cập tới những hoạt động và thắng lợi của lực lượng vũ trang

Hà Tĩnh đã đạt được. “Lịch sử Đảng Bộ quân sự tỉnh Hà Tĩnh (1945 -
2005)” (Đảng ủy quân sự Tỉnh Hà Tĩnh biên soạn, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, 2011) đã trình bày về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh nói
chung, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, trong đó có đề
cập tới hoạt động của lực lượng vũ trang nói riêng. Bên cạnh đó, trong các
công trình xuất bản của các địa phương trong toàn tỉnh Hà Tĩnh, Ban chỉ
huy Quân sự các huyện đã ít nhiều đề cập tới hoạt động của lực lượng vũ
trang. Tuy nhiên, những hoạt động của lực lựng vũ trang chỉ mới đề cập
như là một bộ phận của lực lượng cách mạng, một số khía cạnh hoạt động
của lực lượng vũ trang địa phương hoặc tổng hợp qua những tấm gương
anh hùng hay trận đánh tiêu biểu.


4
Có thể nói nghiên cứu đề tài “Vai trò lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” chưa có tác phẩm nào
đi sâu, phân tích có hệ thống và toàn diện, tập trung vào: quá trình xây dựng,
trưởng thành và hoạt động của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ; vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ trên cả hai phương diện bảo vệ hậu phương và chi viện cho
tiền tuyến lớn miền Nam. Trên cơ sở kế thừa những công trình đã công bố
trên cả hai phương diện nguồn tư liệu và phương pháp tiếp cận, chúng tôi sẽ
hệ thống và mô tả một cách toàn diện về vai trò lực lượng vũ trang Hà Tĩnh,
trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá khoa học cũng như những bài
học kinh nghiệm trong việc xây dựng và củng cố an ninh, quốc phòng ở Hà
Tĩnh hôm nay.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Quá trình xây dựng, trưởng thành và hoạt động của lực lượng vũ trang
Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ trên cả hai phương diện bảo vệ hậu phương và chi viện cho tiền tuyến lớn
miền Nam.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá và nêu lên các bài học kinh nghiệm
về công tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ở Hà Tĩnh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung phản ánh trong phạm vi thời gian
của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), trong đó chúng tôi chú trọng


5
đến vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong hai lần chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, để làm rõ nội dung nghiên cứu, chúng tôi cũng
đề cập tới giai đoạn 1945 - 1954, với sự ra đời và sự trưởng thành của lực
lượng vũ trang Hà Tĩnh để làm cơ sở so sánh cho giai đoạn sau.
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung phản ánh những hoạt động xây
dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung làm rõ vai trò của lực lượng vũ
trang Hà Tĩnh trên cả 2 phương diện: chiến đấu bảo vệ quê hương và chi viện
cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Tài liệu lưu trữ bao gồm các công văn, chỉ thị, các báo cáo của Đảng
bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh lưu trữ ở Văn phòng Tỉnh
ủy, Ủy ban nhân nhân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban nghiên cứu

lịch sử, Ban tuyên giáo tỉnh Hà Tĩnh, Ban Khoa học xã hội tỉnh Hà Tĩnh, Thư
viện tỉnh Hà Tĩnh
Tài liệu thành văn bao gồm các công trình chuyên khảo về hậu phương
trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung và về
Hà Tĩnh nói riêng. Các công trình về lịch sử và lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh cũng
như các công trình về lịch sử của các địa phương trong toàn tỉnh.
Tài liệu hồi cố gồm các hồi ký, ghi chép của các nhân chứng lịch sử
đã từng hoạt động, chiến đấu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời kháng chiến
chống Mỹ.
Tư liệu điền dã là tư liệu có được thông qua việc điền dã, khảo sát của
tác giả ở những địa điểm đã từng diễn ra các hoạt động xây dựng, chiến đấu
của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ.


6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khi thực hiện đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công tác xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Chúng tôi sử dụng 2 phương pháp
chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra,
chúng tôi sử dụng các phương pháp liên ngành như điều tra xã hội học, điền
dã dân tộc học, phỏng vấn báo chí nhằm đảm bảo tính khoa học của quá
trình phân tích, lí giải các sự kiện của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu đã khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về vai trò lực
lượng vũ trang Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên cơ
sở phân tích những hoạt động chiến đấu của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh để
đánh giá vai trò và đặc điểm của lực lượng này trên cả hai phương diện: bảo

vệ hậu phương miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Bước đầu
luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển
lực lượng vũ trang.
Luận văn tập hợp được nguồn tư liệu phong phú về lực lượng vũ trang
Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần vào việc nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Hà Tĩnh nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung thời chiến tranh
cách mạng.
Luận văn là nguồn tham khảo tốt cho việc giảng dạy lịch sử địa
phương, góp phần giáo dục thêm truyền thống yêu nước, niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào của nhân dân Hà Tĩnh, ý chí tự cường cho
thế hệ trẻ.


7
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung chính của luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1. Khái quát vai trò lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Chương 2. Vai trò lực lượng vũ trang Hà Tĩnh giai đoạn 1954 - 1964.
Chương 3. Vai trò lực lượng vũ trang Hà Tĩnh giai đoạn 1965 - 1975.




8
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VAI TRÒ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HÀ TĨNH
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)


1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1. Vị trí chiến lược của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh nằm về phía bắc miền Trung, một vùng "địa linh nhân
kiệt", nơi có lịch sử hình thành từ rất sớm. Hà Tĩnh được định vị từ 17053’36”
đến 18
0
46’24’’ vĩ độ bắc và 105
0
10’48’’ đến 106
0
29’30’’ kinh độ đông. Phía
Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển
Đông, phía Tây giáp 2 tỉnh Khăm Muộn và Bôlykhămxây của nước bạn Lào.
Trong lịch sử dân tộc, Hà Tĩnh là vùng đất “phên giậu”, “then khóa”
của các triều đại, là một vùng văn hóa phát triển. Hà Tĩnh là vùng đất có dấu
tích của người việt cổ thời kỳ đồ đá mới sinh sống, vốn là vùng đất phên dậu
của đất nước các thời kỳ trước nên việc du nhập dân cư vào Hà Tĩnh từ nhiều
vùng khác nhau của đất nước, thường thuộc những dòng giỏi tài ba, ngoan
cường chống giặc hoặc là những người chống đối bị triều đình đưa đi đày ải ở
vùng khó khăn. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê tính đến năm 2009 là
1.227.554 người, chủ yếu là người Kinh cư trú đông nhất ở đồng bằng. Trong
tỉnh có bốn dân tộc ít người là dân tộc Chứt, Lào, Mường, Mán. Người Hà
Tĩnh còn đi ra định cư ở nhiều vùng khác của đất nước. Tuy có nguồn gốc
khác nhau, song tất cả các dân tộc sống trên đất Hà Tĩnh đã đoàn kết, thương
yêu, đùm bọc nhau trong cuộc sống.
Với vị trí địa lí quan trọng như trên, Hà Tĩnh trở thành địa bàn có một
vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng
của nước ta. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu



9
nước, đây là nơi cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra khẩn trương, phức
tạp, quyết liệt nhất trong suốt cả quá trình đấu tranh giành thống nhất Tổ
quốc. Địa bàn này phản ảnh rõ nhất, nhạy bén nhất, trực tiếp nhất mối quan
hệ khăng khít giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, giữa
cách mạng hai miền của nước ta và giữa cách mạng của ba nước Đông
Dương. Vì vậy, với địa thế tự nhiên vốn có, kết hợp với những thế mạnh
truyền thống về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Hà Tĩnh có một vị trí hết
sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, xứng đáng là một địa bàn chiến lược.
1.1.2. Truyền thống yêu nước của nhân dân Hà Tĩnh
Trong lịch sử mấy nghìn năm của đất nước, nhân dân Hà Tĩnh luôn anh
dũng, kiên cường cùng cả dân tộc đấu tranh chống ngoại xâm, dựng nước và
giữ nước. Đây chính là truyền thống yêu nước của quê hương Hà Tĩnh - mảnh
đất anh hùng được tạo nên bởi những người dân anh hùng. Hà Tĩnh vừa là
miền đất đứng mũi chịu sào, vừa là hậu phương vững chắc của đất nước. Hà
Tĩnh đã từng gánh biết bao trọng trách nặng nề qua mọi cơn thử thách gian
lao của lịch sử. Trong quá trình đó, người dân Hà Tĩnh được tôi luyện, hun
đúc thêm lòng kiên trung bất khuất trong chiến đấu, tự lực tự cường vươn lên
trong mọi khó khăn.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Tuy triều đình
phong kiến nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng nhưng nhân dân Hà Tĩnh
cùng với cả nước đã anh dũng bất khuất đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân Hà Tĩnh đã ra sức xây dựng và củng
cố quê hương thành căn cứ chống Pháp. Dưới sự chỉ huy của Lê Ninh (tháng
11 năm 1885) cuộc khởi nghĩa nổ ra hạ đạo thành Hà Tĩnh lần thứ hai, điển
hình hơn tất cả trong phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa Phan Đình
Phùng kéo dài 12 năm (1885 - 1896). Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng



10
đã giữ vai trò trung tâm, có tác dụng thống nhất các phong trào về một mối;
cuộc khởi nghĩa lan rộng ra bốn tỉnh: Hà Tĩnh vào Quảng Bình, trở ra Nghệ
An và Thanh Hóa. Cụ Phan Đình Phùng (quê ở Đức Thọ) đã cùng với tướng
quân Cao Thắng (quê ở Hương Sơn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chuẩn bị
lương thực mua sắm vũ khí, lập xưởng sản xuất, xây dựng căn cứ. Đặc biệt là
Cao Thắng đã cùng với Lê Phát và Lê Quyên (quê ở Đức Thọ) chế tạo thành
công loại súng trường theo mẫu 1874 của Pháp. Phong trào phát triển mạnh
mẽ nhưng cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp. Tuy thất bại nhưng phong trào
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về tổ chức lực lượng và đấu tranh
vũ trang, về tổ chức xây dựng căn cứ địa và nghệ thuật tác chiến trong chiến
tranh du kích, về lòng dũng cảm, kiên cường của quân dân.
Đến đầu thế kỷ XX, phong trào Đông du do cụ Phan Bội Châu (quê ở
Nghệ An) khởi xướng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Hưởng ứng phong trào, nhiều
văn thân sĩ phu Hà Tĩnh đã tích cực đấu tranh như ông Lê Võ (quê ở Đức
Thọ), Nguyễn Quỳnh Lâm, Đinh Doãn Tế (quê ở Hương Sơn), Mai Lão
Bạng, Phan Trọng Cúc, Kiều Văn Doan (quê ở Đức Thọ). Cùng với phong
trào Đông Du, ở Hà Tĩnh ra đời và lan rộng phong trào chống thuế, các phong
trào đấu tranh của quần chúng nhân dân như mít tinh, biểu tình, tuần hành, rải
truyền đơn đòi giảm sưu cao thuế nặng liên tiếp nổ ra. Ở Hương Khê có cụ
Nguyễn Duy Phương; Đức Thọ có các cụ Lê Văn Huân và Phạm Văn Ngân; ở
Can Lộc có cụ Nguyễn Hàng Chi; Nghi Xuân có cụ Trịnh Khắc Lập là
những người lãnh đạo chủ chốt phong trào này. Đặc biệt, đến năm 1910, một
vụ binh biến lớn đã nổ ra do Đinh Văn Tuyền và Hồ Bá Phấn phụ trách đã
trừng trị đích đáng bọn quan lại ở thị xã Hà Tĩnh.
Bước vào thời đại cách mạng vô sản, phong trào cách mạng Việt Nam
phát triển mạnh mẽ, sôi nổi và rộng khắp, dẫn tới yêu cầu bức thiết phải thành
lập một chính đảng thống nhất trong cả nước. Quá trình Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin với phong trào



11
công nhân và phong trào yêu nước. Và quá trình này gắn liền với vai trò của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, từ ngày 6/1- 7/2/1930,
Hội nghị thành lập Đảng đã thống nhất hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành
một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi tên là
Đảng Cộng sản Đông Dương. Sự kiện này đã thúc đẩy nhanh chóng việc xây
dựng tổ chức và phát triển lực lượng Cộng sản ở Hà Tĩnh.
Ngay sau khi Đảng ra đời, một cao trào cách mạng đã bùng cháy và lan
trong cả nước đó là cao trào cách mạng 1930 - 1931. Dưới sự cai trị, bóc lột
nặng nề của thực dân Pháp và phong kiến Nam triều, các tầng lớp nhân dân
lao động đã đứng lên đấu tranh để tự giải phóng cho dân tộc, cho mình. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các địa phương Hà Tĩnh cùng với các địa
phương Liên khu IV đã vùng lên đánh một đòn nặng vào ý chí xâm lược của
kẻ thù. Cao trào 1930 - 1931 và Xô Viết là cuộc tổng diễn tập đầu tiên sau khi
Đảng ra đời, là trận chiến rung trời chuyển đất của công nông Xô Viết Nghệ -
Tĩnh. Ngay trong khi Xô Viết Nghệ Tĩnh còn tồn tại, Hội nghị lần thứ 11 Ban
chấp hành Quốc tế Cộng sản (tháng 4 năm 1931) đã công nhận Đảng Cộng
sản Đông Dương là một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Đánh
giá về Xô Viết Nghệ Tĩnh, trong thư gửi Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng
sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Nhân dân Nghệ - Tĩnh nổi
tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ Pháp xâm lược cũng như trong các phong trào
cách mạng quốc gia (1905-1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu
tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ - Tĩnh vẫn giữ vững truyền
thống cách mạng của mình. Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu “đỏ””
[26; 40]. Lực lượng “Tự vệ đỏ” trong cao trào chính là lực lượng vũ trang
cách mạng đầu tiên sinh ra trong cao trào này, trở thành tiền thân của lực
lượng vũ trang nhân dân sau này.
Tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương. Nhân dân

Việt Nam rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”, chịu hai tầng áp bức, bóc lột


12
của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn
ra mạnh mẽ như khởi nghĩa Đô Lương, Bắc Sơn, Nam Kỳ; nhiều tổ chức vũ
trang và bán vũ trang được thành lập. Đặc biệt là sự ra đời của Đội Việt Nam
tuyên truyền Giải phóng quân (ngày 22/12/1944), ở các địa phương có các đội tự
vệ, tổ chức mặt trận, đoàn thể thanh niên, phụ nữ cứu quốc vừa phát triển và
củng cố lực lượng, vừa đẩy mạnh hoạt động, chuẩn bị đón thời khởi nghĩa giành
chính quyền. Ở Hà Tĩnh, cùng với hoạt động cứu đói, các tổ chức cách mạng Hà
Tĩnh đã hướng dẫn nhân dân tiến hành đấu tranh chống lại hoạt động của những
tổ chức có xu hướng chính trị phản động, mở rộng mặt trận Việt Minh.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 12 tháng 3 năm
1945, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Ngay khi biết tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng
Minh vô điều kiện, Hội nghị khẩn cấp đã được triệu tập tại Cẩm Xuyên, nhận
định thời cơ cách mạng đã đến, quyết định sử dụng sức mạnh bạo lực quần
chúng là chủ yếu để đập tan chính quyền bù nhìn tay sai, cử ra Ủy ban khởi
nghĩa tỉnh do đồng chí Lê Lộc làm Chủ tịch. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Can
Lộc đã nhanh chóng khởi nghĩa giành được chính quyền trong toàn huyện.
Chỉ trong vòng 5 ngày (từ ngày 17 tháng 8 đến 21 tháng 8 năm 1945), cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Tĩnh đã giành được thắng lợi trọn vẹn,
toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Như vậy, Hà Tĩnh lại lần nữa ghi danh
là một trong bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất trong cả nước.
Ngày 24 tháng 8 năm 1945 Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hà
Tĩnh đã ra mắt đồng bào. Từ đây thời kỳ thống trị đẫm máu của thực dân,
phát xít và phong kiến đã chấm dứt, thời kỳ đất nước mở ra bước ngoặt lịch
sử mới bắt đầu. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An, Thanh Hoá đã trở thành

căn cứ hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Có thể
nói, Hà Tĩnh vừa là hậu phương chiến lược của chiến trường Bắc bộ, hậu


13
phương trực tiếp của "Bình - Trị - Thiên" khói lửa, là niềm tin của nhân dân
các vùng bị tạm chiếm ở đồng bằng Bắc bộ.
1.2. Vai trò của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh trong kháng chiến
chống Pháp
1.2.1. Chiến đấu bảo vệ quê hương
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa
phong kiến, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ
nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do. Và cũng từ đây cách
mạng Tháng Tám cũng mở đầu cho một giai đoạn mới của lịch sử: giữ vững
nền độc lập non trẻ, xây dựng chính quyền mới bảo vệ thành quả của cách
mạng, làm tiền đề cho thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
sau này.
Từ ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã
đạt được những thành tích to lớn trong cả hai lĩnh vực xây dựng và chiến đấu.
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ chính quyền
cách mạng (bảo vệ biên giới phía Tây, đối phó với quân Trung Hoa dân quốc,
hưởng ứng phong trào Nam tiến) và củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt
bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì.
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vũ trang quần
chúng và xây dựng quân đội thường trực của giai cấp vô sản, kế thừa và phát
huy truyền thống quân sự của dân tộc nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng,
Đảng và chính quyền tỉnh chủ trương “Động viên toàn dân, vũ trang toàn
dân” [20; 152], xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ
quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Đầu tháng 9/1945, tỉnh thành lập Quân chính cục do đồng chí Lê Lộc,

ủy viên quân sự trong chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh phụ trách. Quân
chính cục có nhiệm vụ chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang địa phương.
Quân chính cục là tiền thân của cơ quan chỉ huy Tỉnh đội sau này. Lực lượng


14
dân quân, tự vệ được gấp rút tổ chức và hoạt động. Đây là lực lượng chiến
đấu ở cơ sở, là lực lượng đông đảo quần chúng được vũ trang thường xuyên
và có tổ chức, không thoát ly sản xuất. Tất cả những người nằm trong lứa tuổi
từ 18 đến 45 tuổi đều được tổ chức vào tự vệ. Khắp các thôn, xã đều thành lập
các đơn vị dân quân tự vệ. Trên cơ sở lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi, các
xã đều chọn một số thanh niên khỏe mạnh hăng hái, tổ chức thành lập các đội
dân quân du kích (ở nông thôn) và tự vệ chiến đấu (ở thành thị). Dân quân tự
vệ được trang bị chủ yếu là gậy gộc, gươm đao, có số rất ít được trang bị lựu
đạn và súng trường. Ở các huyện, mỗi huyện thành lập từ một đến hai trung
đội du kích thường trực. Mỗi xã, khu phố, nhà máy thành lập từ một trung đội
đến một đại đội dân quân, tự vệ, có nhiệm vụ đảm nhiệm phòng thủ, sẵn sàng
chiến đấu ở các địa phương, đơn vị. Các cơ quan trinh sát, cảnh vệ được xây
dựng đã phối hợp chặt chẽ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, bảo vệ
Đảng và chính quyền.
Ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh, thanh niên nam nữ hăng hái
tham gia tòng quân. Sau ngày chính quyền về tay nhân dân, lực lượng tự vệ,
du kích tập trung và dân quân phát triển đến từng thôn xóm; được tổ chức
thành tiểu đội, trung đội và đại đội.
Tháng 12/1945 để phù hợp hơn với tình hình đặc điểm nhiệm vụ công
tác quân sự, các tổ chức quân sự địa phương được tổ chức sắp xếp lại. Các
tỉnh, huyện bỏ ủy viên quân sự trong Ủy ban nhân dân để tổ chức tỉnh đội,
huyện đội trực tiếp chỉ đạo lực lượng vũ trang các huyện bỏ tổ chức Giải
phóng quân địa phương. Các chi đội Giải phóng quân tỉnh được củng cố kiện
toàn và đổi thành chi đội Vệ quốc đoàn, đến đầu năm 1946 đổi thành chi đội

Vệ quốc quân. Việc huấn luyện quân sự cho bộ đội và dân quân tự vệ trong
toàn tỉnh được đẩy mạnh. Phong trào học tập quân sự được mọi tầng lớp nhân
dân tham gia sôi nổi.


15
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hà Tĩnh đang phải
đương đầu với nhiều khó khăn thử thách bởi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại
xâm. Ở Hà Tĩnh, giữa lúc quân Nhật chưa rút hết thì trên hướng đường 8 và
dọc biên giới tiếp giáp Lào, thực dân Pháp đã cho quân nhảy dù xuống nhiều
nơi, kết hợp với các lực lượng phản động tại chỗ đánh chiếm hầu hết các vị trí
quan trọng trên đất Lào, những nơi có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến
địa bàn của tỉnh. Một số nơi Pháp chọn để chiếm đóng đó là Na Pê, Lạc Xao,
Căm Cớt, Khăm Muộn, Na Xa Lum, cùng với các làng bản tiếp giáp huyện
Hương Khê và Hương Sơn, hình thành nên một hành lang chiến lược làm bàn
đạp tấn công hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An từ phía Tây. Trong nội địa, bọn đế
quốc phản động cấu kết với nhau núp dưới danh nghĩa quân đồng minh vào
giải giáp vũ khí quân đội Nhật, chúng lũ lượt kéo vào chiếm đóng nhiều nơi
trên địa bàn tỉnh; đặc biệt chúng triển khai lực lượng dọc tuyến đường sắt,
đường quốc lộ 1, đường 8…, ra sức hoạt động ráo riết, móc nối với bọn tay
sai phản động, uy hiếp, tấn công chống phá chính quyền cách mạng ở nhiều
địa phương.
Phối hợp với các lực lượng yêu nước Lào, bộ đội giải phóng quân
huyện Hương Khê cùng lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã chặn đánh địch
trên đường hành quân từ Nhom Ma Rát đến Na Pê, diệt 6 tên trong đó có tên
quan hai Pháp chỉ huy, thu 6 khẩu súng. Tiếp đó, một đơn vị biệt động gồm
lực lượng giải phóng quân của hai huyện Hương Sơn và Đức Thọ, phối hợp
tấn công địch ở Na Xa Lum, tiêu diệt 4 tên Pháp và 5 ngụy Lào, thu toàn bộ
đồ dùng, quân trang, quân dụng. Liên tiếp trong thời gian từ tháng 9 đến
tháng 10 năm 1945, các lực lượng Giải phóng quân Hà Tĩnh đã tích cực phối

hợp với lực lượng cách mạng Lào liên tục tấn công uy hiếp các vị trí quân
Pháp trên dọc biên giới hai nước, chặn đứng nguy cơ xâm lược của thực dân
Pháp vào Hà Tĩnh. Bộ đội Hà Tĩnh còn đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên


16
truyền, xây dựng lực lượng và chính quyền cách mạng ở hai huyện Căm Cớt,
Lạc Xao thành những căn cứ kháng chiến đầu tiên của tỉnh Khăm Muộn.
Sau những chiến thắng liên tiếp của ta ở mặt trận phía Tây, thực dân
Pháp vẫn tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền ở một số khu
vực dọc biên giới phía Tây của tỉnh. Tỉnh xác định Na Pê là hướng phòng
thủ chủ yếu ở mặt trận phía Tây. Từ đó đã nhanh chóng cho thành lập mặt
trận phòng thủ đường 8- Na Pê. Ủy ban nhân dân tỉnh đã điều động thêm hai
đại đội Giải phóng quân của huyện Can Lộc và Thạch Hà lên tăng cường
cho hướng Na Pê, tổ chức tuyến phòng thủ ở khu vực này với nhệm vụ sẵn
sàng chiến đấu, ngăn chặn mọi hành động lấn chiếm, xâm lược của địch.
Các hoạt động đó đã có tác động tích cực đến tình hình an ninh chính trị ở
khu vực biên giới và làm tăng cường thêm tình đoàn kết chiến đấu giữa hai
dân tộc Việt - Lào.
Cùng với việc đánh trả và ngăn chặn quân Pháp ở biên giới Việt - Lào,
lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với nhân dân các địa phương tiến
hành đấu tranh chống lại âm mưu và những hành động khiêu khích của quân
Tưởng và bè lũ tay sai, bảo vệ thành quả cách mạng. Đây là một nhiệm vụ hết
sức khó khăn và phức tạp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh luôn giữ
tinh thần và thái độ kiên quyết, đấu tranh không khoan nhượng. Việc tuần
phòng biên giới, ven biển, các vùng xung yếu được tổ chức thường xuyên. Bộ
đội còn phối hợp vơi nhân dân xây dựng làng, xã chiến đấu. Lực lượng dân
quân tự vệ và du kích ở các huyện xã tích cực đấu tranh. Lực lượng công an
mở rộng phạm vi hoạt động về cơ cở nông thôn, phát triển các mạng lưới điệp

báo viên, trinh sát viên và biệt động đội ở các thôn xã.
Như vậy, từ tháng 9 năm 1945 đến cuối 1946, lực lượng vũ trang Hà
Tĩnh ra đời và dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy trực tiếp là Tỉnh ủy, lực lượng vũ


17
trang Hà Tĩnh đã luôn biết dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân, kiên
quyết, khôn khéo và linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ chính quyền,
bảo vệ thành quả cách mạng, làm nòng cốt cho toàn dân trong tỉnh tập trung
thực hiện thắng lợi những chủ trương của tỉnh, diệt giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến sắp tới.
Trước sự gây hấn trắng trợn của thực dân Pháp, ngày 19 tháng 12 năm
1946, Thường vụ trung ương Đảng đã điện cho các chiến khu và các tỉnh
chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Cũng trong ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, lực
lượng vũ trang Hà Tĩnh cùng với toàn dân trong tỉnh bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vượt lên tất cả
những khó khăn, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã có sự trưởng thành và góp
phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của cuộc kháng chiến.
Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến của Chính phủ và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến, từ đầu
tháng 2 năm 1947, lực lượng vũ trang phối hợp với nhân dân trên địa bàn toàn
tỉnh tiến hành công cuộc tiêu thổ kháng chiến. Với tinh thần “Thà phá bỏ tất
cả, chứ không để cho quân địch lợi dụng phá hoại ta”, lực lượng công an, dân
quân tự vệ cùng hàng vạn nông dân, công nhân các huyện hăng hái tham gia
công tác tiêu thổ kháng chiến.
Vừa đẩy mạnh công tác phá hoại, chính quyền Hà Tĩnh vừa chỉ đạo lực
lượng vũ trang và nhân dân kết hợp tiến hành công tác phòng thủ. Gắn liền
với công tác phá hoại, việc tản cư, di chuyển được đẩy mạnh. Đông đảo nhân

dân ở Bình - Trị - Thiên, ở vùng địch tạm chiếm tản cư ra vùng tự do, một số
đông tản cư ra Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính quyền tỉnh còn thành lập trại tăng
gia sản xuất ở vùng trung du và đồng bằng như trại Đá Bạc, trại Tây Hồ.


18
Cùng với đó, lực lượng vũ trang tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ
bảo vệ an ninh, quốc phòng tỉnh ở vùng biên giới phía Tây và ven biển. Ở mặt
trận phía Tây, bộ đội ta và bạn liên tiếp lập công và giành được thế chủ động
trên chiến trường. Thực dân Pháp buộc phải rút về thế phòng ngự bị động.
Đồng thời trước những hành động phá hoại của thực dân Pháp và bon tay sai
phản động, với tinh thần cảnh giác cao độ, cùng tinh thần sẵn sàng chiến đấu,
các lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã phối hợp với nhân dân làm thất bại âm
mưu của kẻ thù, bảo vệ an toàn an ninh vùng ven biển.
Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Hà Tĩnh đã thành lập Ban
chỉ huy tác chiến ở mặt trận đường số 8. Các lực lượng vũ trang địa phương
của tỉnh đã phối hợp chiến đấu với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào.
Mặt trận đường số 8 là mặt trận chủ yếu của Tỉnh do tiểu đoàn 391 của
Trung đoàn 103 đảm nhận, đồng chí Lê Hữu Lài, Tiểu đoàn trưởng Tiểu
đoàn 391 được chỉ huy làm Chỉ huy trưởng mặt trận. Tiểu đoàn có nhiệm vụ
dựa vào vùng rừng núi hiểm yếu ở khu vực này để tổ chức các trận địa chốt
giữ, bảo vệ tuyến cửa khẩu đường 8, khi có thời cơ thuận lợi, tổ chức tấn
công tiêu diệt căn cứ của địch ở bên kia biên giới, bảo vệ biên giới, củng cố
căn cứ địa miền tây của tỉnh, ngăn chặn âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp đánh chiếm Hà Tĩnh.
Ngày 10 tháng 1 năm 1947, địch cho một đại đội lính Âu - Phi có pháo
cối yểm trợ từ Na Pê hành quân đến sông Nậm Tuồng chia làm hai mũi tiến
công vào khu vực tiểu đoàn đứng chân. Trinh sát ta đã nắm chắc âm mưu của
địch và tiến hành phân tán lực lượng tổ chức trận địa mai phục đón lõng. Khi
toàn bộ quân địch lọt vào trận địa phục kích của ta, bộ đội ta đồng loạt nổ

súng tiêu diệt tại chỗ 17 tên, thu 10 khẩu súng các loại. Bị đánh bất ngờ địch
phải bỏ dở cuộc hành quân, rút chạy về Na Pê. Đây là trận đánh đầu tiên của
bộ đội chủ lực tỉnh thu nhiều thắng lợi, chặn đứng âm mưu tiêu diệt lực lượng


19
bộ đội chủ lực của ta. Trong trận chiến đấu này đồng chí Nguyễn Tấn - Trung
đội trưởng đã anh dũng hy sinh. Tinh thần chiến đấu dũng cảm và hy sinh
oanh liệt của liệt sĩ Nguyễn Tấn đã nêu tấm gương sáng cho toàn đơn vị học
tập và noi theo. Sau trận chiến này, Tiểu đoàn 391 rút về sau củng cố, tỉnh
điều động Tiểu đoàn 400 lên thay; đồng chí Trường Sinh được điều động bổ
nhiệm làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Nghĩa làm Chính trị viên mặt
trận. Lực lượng vũ trang của tỉnh ở mặt trận đường 8 lúc này ngoài Tiểu đoàn
400, tỉnh còn tổ chức thêm hai đại đội biệt động, một đại đội được bố trí ở
vùng Na Pê, một đại đội hoạt động ở Hương Khê. Trong điều kiện đơn vị
phân tán ở nhiều nơi, thời tiết khắc nghiệt, đời sống sinh hoạt thiếu thốn; song
cán bộ chiến sĩ đã vượt lên khắc phục mọi khó khăn, giữ vững ý chí chiến
đấu, bám trụ, giữ vững địa bàn được giao.
Sau trận chiến đấu mở đầu của Tiểu đoàn 391, lực lượng vũ trang Hà
Tĩnh tiếp tục tổ chức nhiều trận đánh trên mặt trận đường 8. Ngày 3/2/1947,
Tiểu đoàn 400 đã phục kích chặn đánh một đại đội địch từ Lào vượt biên giới
tiến công xuống Hương Sơn trên đoạn kilômét số 83 đường quốc lộ 8, tiêu
diệt 22 tên địch, thu nhiều trang bị vũ khí. Ngày 11/2/1947, Đội biệt động 1
của Trung đoàn 103 do Phân đội trưởng Nguyễn Cao Cầu và Chính trị viên
Lê Như Xương chỉ huy đã chủ động tổ chức lực lượng chặn đánh một đại đội
quân Pháp ở vùng biên giới thuộc Hương Khê, giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Trận đánh diễn ra rất ác liệt, quân địch có ưu thế hơn về quân số và vũ khí,
đơn vị vẫn lợi dụng địa hình, địa vật dũng cảm mưu trí chiến đấu tiêu hao dần
sinh lực địch; đồng chí Lê Như Xương hy sinh, đồng chí Nguyễn Cao Cầu bị
thương gãy một cánh tay vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị xông lên áp đảo quân

địch, sau đó đồng chí đã anh dũng hy sinh. Sau trận đánh, đồng chí Trần Hữu
Duyệt - Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Hà Tĩnh đã cùng với lãnh
đạo chỉ huy Trung đoàn 103 về tận làng Phật Não, xã Thạch Bình, huyện


20
Thạch Hà tổ chức trọng thể lễ truy điệu liệt sĩ Nguyễn Cao Cầu. Hành động
chiến đấu hy sinh dũng cảm của Nguyễn Cao Cầu và Lê Như Xương đã được
phát động và tổ chức thành phong trào “Tòng quân diệt giặc” trong lực lượng
vũ trang Hà Tĩnh. Trước ý chí tiến công kiên cường và dũng mãnh của bộ đội
ta, quân địch bị đánh bật về phía bên kia biên giới, để lại một số xác chết và
nhiều trang bị, vũ khí. Sau đó một tuần, địch tổ chức lực lượng vượt biên giới
tấn công về khu vực Trại Rò (Vũ Quang - Hương Khê).
Ngày 21/2, một đại đội của tiểu đoàn 400 phối hợp với quân dân huyện
Hương Khê tiếp tục tấn công quân địch ở Trại Rò, diệt 30 tên Pháp và ngụy
Lào. Cùng ngày hôm đó, vào hồi 4 giờ 30 phút, một đại đội khác của tiểu
đoàn 400 cùng với lực lượng vũ trang các huyện Hương Sơn, Đức Thọ và bộ
đội Pha Thét - Lào đột kích vào đồn Na Pê, Quân ta dùng liềm, mã tấu, lưỡi
lê, báng súng đánh giáp lá cà với địch. Bị đánh bất ngờ, địch rút lên nhà
Bang-ga-lô cố thủ, ta tiếp tục dùng súng và lựu đạn tấn công, tiêu diệt 32 tên
địch và làm nhiều tên khác bị thương.
Sau thất bại nặng nề trong cuộc hành quân lớn lên Việt Bắc Thu - Đông
1947, đầu năm 1948 thực dân Pháp phải chuyển sang đánh kéo dài để tiếp tục
chiến tranh xâm lược với thủ đoạn mới là ra sức càn quét, bình định vùng tạm
bị chiếm và đánh phá hậu phương ta. Đối với ta, tổ chức Đảng và chính quyền
các cấp qua quá trình chỉ đạo kháng chiến đã từng bước kiện toàn củng cố,
lực lượng vũ trang địa phương ngày càng phát triển trưởng thành.
Đến cuối năm 1949, dân quân, du kích xã đã có bước tiến đáng kể cả về
tổ chức lực lượng, trình độ chiến đấu và về thống nhất chỉ huy. Ở nhiều nơi,
dân quân, du kích đã tự bảo vệ xóm làng để bộ đội chủ lực tập trung, đã phối

hợp tác chiến có hiệu quả với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực. Trong thời
gian từ tháng 11 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949, bộ đội địa phương Hà Tĩnh
đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân Quảng Bình đáng

×