Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Điều khiển thiết bị qua đường dây điện (mạng điện 220VAC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 36 trang )

Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 1
Mục lục
Giới thiệu 2
Nghiên cứu lý thuyết 4
Nội dung chính 23
Kế hoạch thực hiện đề tài 31
Kết luận và hướng phát triển 32
Phụ lục 33
Tài liệu tham khảo 36
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 2
Giới thiệu
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, những nhu cầu về gửi âm thanh, hình
ảnh, tiếng nói và dữ liệu internet đưa đến từng căn nhà, văn phòng hoặc những tòa nhà
khác ngày càng tăng cao. Tuy nhiên việc lắp đặt dây dẫn phục vụ cho nhu cầu này ngày
càng đắt, mất thời gian và nhiều khi gây rối trong quá trình sử dụng.
Trong bối cảnh như vậy, việc không dùng thêm bất cứ loại dây dẫn nào khác mà
sử dụng dây điện hiện có để đưa các tín hiệu và dữ liệu tốc độ cao đến từng căn nhà là
điều hữu ích . Hệ thống đường dây điện thoại và đường dây điện lực là những hệ thống
tiêu biểu để có thể áp dụng công nghệ “không thêm dây dẫn”.
Ích lợi của việc sử dụng đường dây điện để truyền tải tín hiệu điều khiển chính là
trong mỗi hộ gia đình hoặc trong mỗi tòa nhà đều có các thiết bị điện được kết nối với
mạng lưới điện.
Trong hầu hết các trường hợp thì việc này sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn
và rẻ hơn so với việc sử dụng đường dây riêng hoặc sử dụng vô tuyến. Hiện nay trên thế
giới cũng đã có nhiều các giải pháp gắn với nhiều công nghệ và giải thuật trong lĩnh vực
quản lý các thiết bị điện đang được nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng vào lĩnh vực
công nghiệp, thương mại và dân dụng. Tuy nhiên ở nước ta việc quản lý các thiết bị điện
bằng các giải pháp kết hợp phần cứng, chương trình phần mềm và giao diện điều khiển
thân thiện vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế.


Phương pháp nghiên cứu và thực hiện đề tài: từ kiến thức sẵn có, tham khảo tài liệu trong
thư viện, trên mạng và quan trọng nhất là sự hướng dẫn của GVHD thực hiện đề tài.Với
phương pháp và mục đích trên, đề tài hoàn toàn có tính ứng dụng thực tiễn cũng như tính
khả thi cao.
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 3
1.2 Tìm hiểu đề tài
Nhóm đã tìm hiểu nhiều nguồn trên internet và các khóa đi trước thì thấy rằng đề
tài này đã có nhiều nhóm thực hiện , qua đó nhóm đã đúc kết được một số kiến thức cũng
như rút được nhiều kinh nghiệm.
Trong hệ thống truyền thong tin qua đường dây điện, đường dây điện được sử
dụng không chỉ để truyền tải năng lượng mà còn được dùng như một môi trường truyền
dữ liệu. Mạng sử dụng đường dây điện cho phép người sử dụng đầu cuối hoặc khách
hang có thể sử dụng hệ thống thống dây điện sẵn có để nối những trang thiết bị ở nhà với
nhau hoặc với Internet. Mạng này có thể điều khiển tất cả các thiết bị cắm vào ngõ ra AC.
Thiết bị bao gồm: đèn, quạt, tivi, điều hòa nhiệt độ và nhiều loại khác.
1.3 Mục tiêu chính của đề tài
Trong đề tài này mục tiêu chính là khảo sát và nghiên cứu công nghệ truyền dẫn
sử dụng mạng điện lực (Power Line Communication):
• Nghiên cứu giải pháp quản lý thiết bị điện qua mạng điện hạ thế.
• Thiết kế và thi công hệ thống điều khiển thiết bị chiếu sáng.
• Thiết kế giao diện tương thích điều khiển thiết bị.
• Đánh giá hiệu quả sử dụng thực tế của hệ thống.
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 4
Nghiên cứu lý thuyết
1.4 Truyền bất đồng bộ (Asynchronous Transmission)
• Đặc điểm: Phương pháp truyền này cần: một bit start (0) tại đầu bản tin, một hoặc
nhiều bit stop (1) ở cuối bản tin và tồn tại khoảng trống giữa các byte .
• Chú ý: Không đồng bộ ở đây được hiểu là không đồng bộ ở cấp độ byte, nhưng

vẫn đồng bộ ở từng bit, do chúng có khoảng thời gian giống nhau.
• Ví dụ:
Hình 1: Truyền bất đồng bộ (1)

• Hiệu suất truyền = số bit dữ liệu / tổng số bit truyền. Ví dụ: dữ liệu truyền 8 bit,
suy ra hiệu suất truyền là: 8/10 = 0,8.
• Ưu điểm: Đơn giản, chi phí truyền thấp, hiệu quả tương đối cao.
• Khuyết điểm: Do Tồn tại các bit start và bit stop, khoảng trống dẫn đến thời
gian truyền chậm.
• Phương thức này là một chọn lựa tối ưu trường hợp truyền với tốc độ thấp. Ví dụ:
quá trình truyền dữ liệu giữa bàn phím và máy tính, theo đó người dùng chỉ gởi
một lần một ký tự, và thường để lại những khoảng thời gian trống đáng kể giữa hai
lần truyền.
1.5 Truyền thông nối tiếp RS-232
Việc trao đổi dữ liệu qua cổng nối tiếp trong các trường hợp thông thường đều qua
đường dẫn truyền nối tiếp TxD và đường dẫn nhận nối tiếp RxD. Tất cả các đường dẫn
còn lại có chức năng phụ trợ khi cần thiết và khi điều khiển các đường truyền dữ liệu.
Đặc trưng về điện của đường truyền đã được khẳng định trong tiêu chuẩn RS232.
Trạng thái LOW tương ứng với mức điện áp từ +3V đến +12V, còn trạng thái HIGH
tương ứng với mức điện áp tử -3V đến -12V. Tất cả các lối ra đều có đặc tính chống chập
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 5
mạch và có thể cung cấp dòng điện từ 10mA đến 20mA. Giữa hai điện áp chuyển mạch
(mức logic 0 và logic 1) sẽ có một khoảng thời gian trễ.
Ở trạng thái tĩnh, trên đường dẫn có điện áp -12V. Một bit khởi động (bit START)
sẽ mở đầu cho việc truyền dữ liệu bằng cách đặt điện áp -12V lên +12V. Tiếp đó là các
bit dữ liệu riêng lẻ, trong đó có những bit thấp (bit 0) sẽ được gửi đến trước. Số bit dữ
liệu có thể thay đổi từ 5 đến 8 bit. Ở cuối dòng dữ liệu là một bit dừng (bit STOP) để đặt
trạng thái lối ra trở về -12V. Ngoài ra trước khi đặt bit Stop UART còn có thể đính kèm
bit Parity (kiểm tra chẵn lẻ), thao tác này được thiết lập bằng lập trình.

1.6 Phương pháp điều chế tín hiệu số - tương tự FSK (điều chế tần số)
• Phương pháp điều chế tần số (FSK: Frequency Shift Keying)
• Nguyên lý hoạt động của phương pháp điều chế FSK:
Trong phương pháp này, tần số của tín hiệu sóng mang thay đổi để biểu diễn các
bit 1 và 0, trong khi biên độ và góc pha được giữ không thay đổi. Do máy thu chỉ
quan tâm đến yếu tố thay đổi tần số trong một chu kỳ, nên bỏ qua được các nhiễu điện
áp. Yếu tố giới hạn lên FSK là khả năng vật lý của sóng mang.
• Dạng sóng của phương pháp điều chế FSK:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 2: Dạng sóng FSK (1)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 6
• Băng thông của FSK:
Do FSK dịch chuyển giữa hai tần số sóng mang, nên cũng đơn giản trong phân
tích chúng như hai tần số cùng tồn tại. Băng thông cần thiết để truyền dẫn FSK chính
là tốc độ baud của tín hiệu cộng với độ dịch tần số (sai biệt giữa hai tần số sóng
mang).
BW = f
C2
– f
C1
+ R
baud
f
C1
, f
C2
: hai tần số sóng mang trong phương pháp FSK
R
baud
: tốc độ baud: số đơn vị tín hiệu trong mỗi giây

Tuy chỉ có hai tần số sóng mang, nhưng quá trình điều chế cũng tạo ra tín hiệu hỗn
hợp là tổ hợp của nhiều tín hiệu đơn giản, với các tần số khác nhau.
1.7 Tổn hao đường truyền (Transmission Impairment)
Trong đề tài này nhóm chỉ thực hiện trong phạm vi truyền ngắn (trong hộ gia đình,
phòng làm việc) nên yếu tố tổn hao đường truyền là không đáng kể, cùng với việc sử
dụng Modem PLC (Power Line Communication) có tần số điều chế sóng mang mặc định
là 60KHZ cũng tránh được tần số của mạng điện xoay chiều (50HZ – 60HZ). Sau đây
nhóm cũng sẽ trình bày sơ lược qua một số dạng tổn hao đường truyền: có 3 dạng tổn
hao: suy giảm, méo dạng, nhiễu:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 3: Băng thông FSK (1)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 7
 Suy giảm (Attenuation):
• Là thất thoát năng lượng.
• Để bù suy hao, dùng bộ khuếch đại tín hiệu.
Hình 4: Suy giảm tín hiệu (1)
 Méo dạng (Distorsion):
• Là tín hiệu bị thay đổi hình dạng.
• Tín hiệu hỗn hợp, tạo nên từ nhiều tín hiệu tần số khác nhau.
• Mỗi tần số có tốc độ truyền khác nhau trong môi trường, nên tín hiệu tại
điểm thu khi tổng hợp lại bị méo.
Hình 5: Méo dạng tín hiệu (1)
 Nhiễu (Noise):
• Là thành phần không mong muốn xuất hiện tại nơi thu có khả năng làm xấu
tín hiệu.
• Phân loại: nhiễu nhiệt, nhiễu cảm ứng (induced noise), nhiễu xuyên kênh
(crosstalk) và nhiễu xung.
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 8
 Nhiễu nhiệt : Khi nhiệt độ thay đổi, chuyển động ngẫu nhiên của

electron trong dây dẫn tạo ra thêm vào các tín hiệu không do máy
phát chuyển đi. Khắc phục: dùng máy điều hoà.
 Nhiễu cảm ứng: do động cơ hay thiết bị điện, khi đó các thiết bị này
hoạt động giống như một anten và môi trường đóng vai trò bộ thu
sóng. Khắc phục: không dùng các thiết bị tạo điện từ trường trong
lúc truyền số liệu.
 Nhiễu xuyên kênh: ảnh hưởng của một dây dẫn lên dây khác. Một
dây đóng vai trò anten và dây còn lại là bộ thu sóng. Khắc phục:
dùng dây chống nhiễu như cáp STP.
 Nhiễu xung: Do các thiết bị công suất, tia chớp… Khắc phục: dùng
chống sét, không đóng ngắt các thiết điện trong phòng truyền số liệu.
Hình 6: Tín hiệu bị nhiễu (1)
1.8 Máy tính chủ
Máy tính chủ (máy tính điều khiển trung tâm): là máy tính quản lý điều khiển việc
đóng cắt các thiết bị trong hệ thống. Phần mềm điều khiển được cài trên máy tính. Máy
tính sẽ giao tiếp với các phần khác trong hệ thống thông qua module USB to Serial để gửi
thông tin điều khiển (truyền thông nối tiếp).
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 9
1.9 Khối chuyển mức logic
Module USB to Serial:
Chức năng các chân:
Chân Chức năng
3.3V Ngõ ra điện áp 3.3V
TXD Chân truyền dữ liệu
RXD Chân nhận dữ liệu
GND Ground
5V Ngõ ra điện áp 5V
Bảng 1: Chức năng các chân module USB to Serial
Chương 1: Giới thiệu

Hình 7: Module USB to Serial (2)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 10
1.10 PLC Modem chính
PLC Modem chính (bộ phát): là thiết bị nhận lệnh điều khiển từ máy tính và cung
cấp thông tin đến PLC Modem phụ. Mọi dữ liệu sẽ được gửi lên dây dẫn điện trong mạng
điện 220V. Trong đề tài này nhóm sử dụng 2 PLC BWP09 Demo V1.0 cho modem chính
và phụ.
PLC BWP09 Demo V1.0 có nhiệm vụ điều chế tín hiệu đưa lên mạng điện và giải
điều chế tín hiệu từ mạng điện đưa vào vi điều khiển, tất cả đều làm việc thông qua
truyền thông nối tiếp chuẩn RS232.
Hình 8: Modem PLC BWP09 Demo V1.0 (3)
Một số đặc điểm cơ bản của PLC BWP09 Demo V1.0:
• Nguồn làm việc: 9 - 16V
• Tần số sóng mang: 60KHZ (có thể điều chỉnh từ 45KHZ – 370KHZ)
• Chuẩn giao tiếp: TTL
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 11
• Tốc độ sóng mang: 300BPS
• Tốc độ truyền nối tiếp: 9600bps
• Điều chế: FSK
Sơ đồ chân PLC BWP09 Demo V1.0:
Chân Chức năng
V Điện áp làm việc từ 9V – 16V, dòng điện 400mA
G Ground
+5 Ngõ ra điện áp 5V
R Ngõ nhận dữ liệu
T Ngõ truyền dữ liệu
P0, P1,
P2
A(L),

G(N)
Ngõ cắm vào ổ cắm điện
Bảng 2: Chức năng các chân modem PLC BWP09
1.11 PLC Modem phụ
PLC Modem phụ (bộ thu): giao tiếp PLC Modem chính thông qua mạng điện
220V để nhận lệnh, thực hiện lọc bỏ nhiễu, tín hiệu không phù hợp sau đó giải điều chế.
1.12 Khối giao tiếp
Sử dụng vi điều khiển AT89C51, giao tiếp trực tiếp với PLC Modem phụ để nhận
lệnh và điều khiển đóng mở đèn.
Vi điều khiển AT89C51:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 9: Vi điều khiển AT89C51 (2)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 12
Các đặc điểm chính:
• 4 KB PEROM
• 8 KB Flash RAM
• bộ Timer/Counter 16 bit
• 128 Byte RAM nội
• 4 port xuất/nhập (I/O) 8 bit
• Giao tiếp nối tiếp
• 64 Kb vùng nhớ mã ngoài
• 64 Kb vùng nhớ dữ liệu ngoại giao tiếp với bộ nhớ mở rộng
• Xử lý Boolean (hoạt động trên bit đơn)
• 210 vị trí nhớ có thể định vị bit
Sơ đồ chân vi điều khiển AT89C51:
Hình 10: Sơ đồ chân VĐK AT89C51 (3)
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 13
Chức năng các chân vi điều khiển AT89C51:
Các chân chính Chức năng

Chân số 40 (VCC) nối nguồn
Chân số 20 (GND) nối GROUND
Chân 18, 19 (XTAL1 và XTAL2) cấp xung đồng hồ ngoài để chạy
Chân số 9 (RST) Reset
Chân số 31 (EA)
EA có nghĩa là truy cập ngoài (External
Access)
Chân 30 (ALE) chân cho phép chốt địa chỉ
Cổng P0 (chân 32 – chân 39) Các chân dữ liệu/địa chỉ
Cổng P1 (chân 1 – chân 8) Các chân dữ liệu
Cổng P2 (chân 21 – chân 28) Các chân dữ liệu
Cổng P3 (chân 10– chân 17) Các chân dữ liệu/và chưc năng khác
Bảng 3: Chức năng các chân VĐK AT89C51
1.13 Khối điều khiển công suất
Nhận tín hiệu điều khiển từ khối giao tiếp và điều khiển công suất phát trên thiết
bị. Sử dụng opto MOC3020, triac BT134.
 Opto MOC3020: Opto hay còn gọi là cách ly quang là linh kiện tích hợp có
cấu tạo gồm 1 led và 1 photo diot hay 1 photo transistor. Được sử dụng để cách
ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay công suất như khối có công suất
nhỏ với khối điện áp lớn.
Hình 11: Opto MOC3020 (2)
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 14
• Sơ đồ chân, sơ đồ cấu tạo của opto MOC3020:
• Sơ đồ kết nối opto MOC:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 12: Sơ đồ chân và sơ đồ cấu tạo của Opto MOC3020 (5)
Hình 13: Sơ đồ kết nối Opto MOC3020 (5)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 15
• Chức năng các chân của opto MOC3020:

Các chân Chức năng
Chân số 1
Ngõ nối với cực A của diode bên trong
opto MOC, đây là chân đầu vào của opto
Chân số 2
Ngõ nối với cực K của diode bên trong
opto MOC, đây là chân đầu vào của opto
Chân số 3
Không có kết nối bên trong, chân này
không sử dụng
Chân số 4
Ngõ nối với một đầu của phototransistor
bên trong opto MOC, đây là chân đầu cuối
của opto
Chân số 5 Không sử dụng
Chân số 6
Ngõ nối với một đầu của phototransistor
bên trong opto MOC, đây là chân đầu cuối
của opto
Bảng 4: Chức năng các chân Opto MOC3020
 Triac BT134:
• Các thông tin cần biết về triac khi sử dụng:
-Điện áp phân cực thuận và nghịch.
-Dòng điện cực đại.
-Dòng giữa IH.
-Điện áp cổng và dòng cổng kích.
-Tốc độ chuyển mạch.
• Triac có thể được coi như SCR lưỡng cực vì nó có thể dẫn điện
theo hai chiều. Từ cấu tạo, ta thấy Triac như được gộp bởi
SCR PNPN dẫn điện theo chiều từ trên xuống dưới, kích bởi

dòng cổng dương và một SCR NPNP dẫn điện theo chiều từ
dưới lên, kích bởi dòng cổng âm. Hai cực còn lại T1 và T2 còn
được gọi là hai đầu cuối chính.
• Đầu T2 dương hơn T1, để triac dẫn điện ta kích dòng cổng
dương và khi đầu T2 âm hơn T1 ta có thể kích dòng cổng âm.
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 16
• Sơ đồ chân, sơ đồ cấu tạo, chức năng các chân của triac:
Chân Ký hiệu Chức năng Sơ đồ chân Ký hiệu
1 T1 Chân đầu cuối 1
2 T2 Chân đầu cuối 2
3 G Chân cổng, nhận xung để hoạt động
Bảng 5: Chức năng các chân Triac
Chương 1: Giới thiệu
Hình 14: Triac BT134 (3)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 17
1.14 Khối hiển thị dữ liệu gửi nhận
LCD 16x2:
• Sơ đồ chân LCD 16x2:
• Bảng chức năng LCD:
Chân Ký hiệu Mô tả
1 Vss
Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với GND của
mạch điều khiển
2 VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
Chương 1: Giới thiệu
Hình 15: LCD 16x2 (2)
Hình 16: Sơ đồ chân LCD 16x2 (2)
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 18
VCC=5V của mạch điều khiển

3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD.
4 RS
Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với logic “0” (GND)
hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi.
+ Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở chế
độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” -
read)
+ Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong
LCD.
5 R/W
Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W với logic “0” để
LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối với logic “1” để LCD ở chế độ
đọc.
6 E
Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus DB0-
DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân E.
+ Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào(chấp nhận)
thanh ghi bên trong nó khi phát hiện một xung (high-to-low transition)
của tín hiệu chân E.
+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện
cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến
khi nào chân E xuống mức thấp.
7 - 14 DB0 - DB7
Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU. Có 2
chế độ sử dụng 8 đường bus này :
+ Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit MSB là bit
DB7.
+ Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit
MSB là DB7
15 A Nguồn dương cho đèn nền

16 K GND cho đèn nền
Chương 1: Giới thiệu
Bảng 6: Chức năng các chân LCD 16x2
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 19
1.15 Lập trình vi điều khiển
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 20
 Lưu đồ giải thuật bên truyền:
 Lưu đồ giải thuật bên nhận:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 17: Lưu đồ giải thuật VĐK bên truyền
Hình 18: Lưu đồ giải thuật VĐK bên nhận
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 21
1.16 Lập trình giao diện giao tiếp trên máy tính
 Lưu đồ giải thuật:
Hình 19: Lưu đồ giải thuật giao diện máy tính
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 22
 Giao diện:
1.17 Các phần mềm hỗ trợ
• Proteus: là phần mềm chuyên dụng để mô phỏng, thiết kế mạch cũng như vẽ sơ
đồ mạch in.
• Keil C: là phần mềm viết code lập trình nạp cho vi điều khiển.
• Visual C#: là phần mềm thiết kế giao diện windows trên máy tính.
Chương 1: Giới thiệu
Hình 20: Giao diện điều khiển trên máy tính
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 23
Nội dung chính
1.18 Các yêu cầu của hệ thống
• Chỉ thiết kế và thi công hệ thống để điều khiển sáng tắt thiết bị chiếu sáng sử dụng

công nghệ PLC (điều khiển 2 bóng đèn).
• Hiển thị trạng thái làm việc của thiết bị chiếu sáng.
• Chỉ điều khiển và quan sát các thiết bị khi máy tính hoạt động liên tục trong ngày.
• Hoạt động ổn định, an toàn.
• Tương đối chính xác.
• Có khả năng mở rộng tính năng, phát triển dễ dàng.
1.19 Sơ đồ khối
Hình 21: Sơ đồ khối hệ thống
Chương 1: Giới thiệu
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 24
1.20 Sơ đồ nguyên lý
 Sơ đồ tổng quát:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 22: Sơ đồ nguyên lý tổng quát hệ thống
Đồ án môn học 2 – Điều khiển thiết bị qua đường dây điện Trang 25
 Sơ đồ bên truyền:
 Sơ đồ bên nhận:
Chương 1: Giới thiệu
Hình 23: Sơ đồ nguyên lý phía truyền
Hình 24: Sơ đồ nguyên lý phía nhận

×