Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

40 BÀI TẬP HAY LUYỆN THI Học sinh GIỎI ĐỊA 11 ( Lý thuyết và thực hành NÂNG CAO: Địa 11 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.92 KB, 16 trang )

40 BÀI TẬP HAY- LUYỆN THI H.S. GIỎI ĐỊA 11- NĂM 2013
( Lý thuyết và thực hành NÂNG CAO: Địa 11 )
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ KT – XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CM KH
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
1 ) Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo các
xu hướng nào và tạo ra các hiện tượng kinh tế tương ứng gì ?
Đáp án: a ) – Giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp > Đây là hiện tượng công
nghiệp hóa
b ) - Giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp, tăng dịch vụ > Đây là hiện tượng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
c ) - Giảm nông nghiệp & công nghiệp, tăng dịch vụ > Đây là hiện tượng
hiện đại hóa
=> + Trường hợp a & b : diễn ra ở các nước thuộc nhóm đang phát triển
+ Trường hợp c : diễn ra ở các nước công nghiệp mới ( cũng thuộc nhóm nước đang
phát triển ), nhưng chủ yếu là ở các nước thuộc nhóm phát triển.
2 ) - Em hiểu thế nào là cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ?
- Kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ?
Đáp án: a. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là :
- Cách mạng khoa học là : đổi mới về lý thuyết ( qua phát minh )
- Cách mạng kỹ thuật là : đổi mới về kỹ thuật ( qua ứng dụng, sáng chế )
- Hiện đại là : CM KH KT diễn ra từ cuối thế kỉ XX, đầu thế kĩ XXI
b. Kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là :
- Hình thành 4 ngành công nghệ trụ côt : sinh học, vật liệu, năng lượng,
thông tin > Nền kinh tế tri thức ra đời.
3 ) Vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét, giải thích về cơ cấu GDP phân theo các ngành
kinh tế của Braxin trong năm 1999 và 2001. ( Đơn vị : tỉ USD )

Đáp án: a) Vẽ biểu đồ : * Vẽ 2 biểu đồ tròn với yêu cầu : đúng, đủ, đẹp.
- Xử lý số liệu ra % :
Năm Ngành Tổng GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1999 435,0 60,9 156,6 217,5


2001 502,5 45,2 170,9 286,4
1
-
Tính bán kính vòng tròn : R1 = 1 ( cm ) => R2 = √ ( ∑2 : ∑1 ) = √(502,5 : 435,0 )
= 1,07 ( cm )
b) Nhận xét :
-Tỉ USD : giảm nông, tăng công và dịch vụ.
- % : giảm nông công, tăng dịch vụ.
- Dẫn chứng.
- Dịch vụ : cao nhất, TB : công nghiệp, thấp nhất: nông nghiệp.
c) Giải thích :
- Đây là chuyển dịch cơ cấu ngành theo xu hướng tiến bộ chung của thế giới, dưới
tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Đã hoàn thành công nghiệp hóa hay đang tiến hành hiện đại hóa.
- Là nước có biểu hiện kinh tế phát triển hay là một nước công nghiệp mới. ( NIC )


Bài 2 : XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
& Bài 4 : THỰC HÀNH : TÌM HIỂU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN
CẦU HÓA
1 ) Toàn cầu hóa kinh tế. Hãy nêu :
- 2 động lực chính thúc đẩy ?
- 3 cơ hội và 3 thách thức chủ yếu đối với các nước đang phát triển ?
- 4 biểu hiện cơ bản ?
Đáp án: a. 2 động lực chính thúc đẩy là :
- Giao thông vận tải
- Và công nghệ thông tin, viễn thông phát triển vượt bặc
b. 3 cơ hội và 3 thách thức chủ yếu đối với các nước đang phát triển là :
- Mở rộng xuất khẩu
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư

- Và chuyển giao công nghệ
+ Phụ thuộc vào phân công lao động
+ Và vốn đầu tư quốc tế
+ Tiếp nhận công nghệ gây ô nhiễm môi trường
c. 4 biểu hiện cơ bản là :
- Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Đầu tư nước ngoài tăng nhan
Năm Ngành Tổng GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1999 100,0 14 36 50
2001 100,0 9 34 57
2
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
2 ) Vì sao nước ta vừa tham gia hợp tác thương mại thế giới ( WTO ), vừa tham gia
hợp tác thương mại khu vực ( như tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA
trong ASEAN ) ?

Đáp án: - Hiểu đại khái: WTO là một cái chợ lớn, các tổ chức kinh tế khu vực là những
cái chợ nhỏ. Không vào chợ thì ta biết mua bán với ai. Mà không đầy mạnh
được thương mại,
đặc biệt là mở rộng thị trường xuất khẩu thì làm sao đẩy mạnh sản xuất để phát
triển kinh tế.
- Mỗi một tổ chức thương mại có các ràng buộc hoạt động cho thành viên theo
nhiều hiệp định và nguyên tắc quản lý khác nhau. > Từ đó tạo ra các cơ hội
và thách thức cũng khác nhau. => Vậy, tham gia nhiều tổ chức thương mại sẽ
giúp nước ta tiếp cận được nhiều cơ hội và tránh né được nhiều thách thức
trong cạnh tranh thương mại.
3 ) Quốc gia A có tổng xuất nhập khẩu : 90 tỉ USD, cán cân xuất nhập khẩu :
- 25 tỉ USD. Hãy tính : a ) Xuất khẩu, Nhập khẩu ? b ) Tỉ lệ xuất nhập khẩu ?
Đáp án: a ) * Xuất khẩu : 32,5 tỉ USD * Nhập khẩu : 57,5 tỉ USD

Cụ thể : Theo đề bài ta có X ( Xuất ) + N ( Nhập ) = 90 tỉ USD
X - N = - 25 tỉ USD

Cộng 2 vế của hệ phương trình bậc nhất trên ta có : 2X = ( 90 – 25 ) = 65
=> X ( Xuất ) = 65 : 2 = 32,5 ( tỉ USD )
N ( Nhập ) = 90 – 32,5 = 57,5 ( tỉ USD )

b ) Tỉ lệ xuất nhập khẩu : 56,5 %
Cụ thể : ( X : N ) x 100 % = ( 32,5 : 57,5 ) x 100 % = 56.5 %

Bài 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
1 ) - Trình bày biểu hiện, hậu quả của hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát
triển và hiện tượng già hoá dân số ở các nước phát triển ?

Đáp án : a. Bùng nổ dân số :
- Tháng 7 nâm 2011 : Số dân thế giới là hơn 7 tỉ người
- Các nước đang phát triển chiếm hơn 80 % tổng số dân thế giới
- Và 95 % số dân gia tăng hằng năm
3
- Gây hậu quả lớn về kinh tế - xã hội - môi trường

b. Già hóa dân số :
- Dưới 15 tuổi giảm - Trên 65 tuổi tăng
- Do tỉ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng -Thiếu lao động
2 ) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị so sánh và nhận xét, giải thích : về độ
che phủ rừng của nước ta qua các năm. Biết rằng : - Độ che phủ rừng ( % ) =
( Tổng diện tích rừng từng năm ÷ Tổng diện tích nước ta ) x 100 %
- Tổng diện tích nước ta = 329297 km², ( 1km² = 100 ha ) =› = 32,9 triệu ha

Bảng số liệu : Tổng diện tích rừng nước ta thời kỳ 1943 – 2005

( Đơn vị : triệu ha )
Đáp án : a ) Tính độ che phủ rừng :
Năm 1943 1975 1983 1990 1999 2005
( % ) 14,0 9,6 7,2 9,2 10,9 12,4
b ) Vẽ biểu đồ : cột đơn ( đúng, đủ và đẹp )
c) Nhận xét : - Cả diện tích và độ che phủ : đều tăng giảm không ổn định, nhìn chung
là giảm
- 1943 > 1983 : giảm liên tục, - 1983 > 2005 : tăng liên tục
d ) Giải thích : - Diện tích rừng giảm chủ yếu là do : chiến tranh và khai thác bừa bãi
- Từ 1983 > 2005 : tăng do chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước
về bảo vệ rừng và trồng rừng mới.
3 ) Nêu nguyên nhân và hậu quả của giảm sút tài nguyên rừng ở nước ta ?
Đáp án: a. Nguyên nhân : - Lấy đất rừng làm đất nông nghiệp
- Khai thác gỗ, củi bừa bãi
- Cháy rừng
b. Hậu quả : - Mất cân bằng sinh thái như :
+ Tăng CO2 > Làm khí hậu trái đất nóng lên
+ Tăng xói mòn đất và sa bồi, thủy phá > Diện tích đất nông
nghiệp suy thoái
+ Dòng chảy và khí hậu giảm khả năng điều hòa > Nguy cơ
lũ lụt, hạn hán gia tăng
+ Tăng nguy cơ tuyệt chủng cho nhiều loài động thực vật
Năm
1943 1975 1983 1990 1999 2005
Triệu ha
14,0 9,6 7,2 9,2 10,9 12,4
4
quý hiếm

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC

Tiết 1 & 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
1 ) Vì sao phần lớn lãnh thổ Châu Phi có khí hậu nóng và khô ?
Đáp án : - Nằm giữa 2 chí tuyến - Ven biển có các dãy núi cao
- Các dòng biển lạnh - Hình khối và bờ biển ít bị cắt xẻ.
2 ) Trình bày đặc điểm và ý nghĩa kinh tế của tài nguyên : đất, khí hậu, khoáng sản
của Mĩ La Tinh ?
Đáp án : - Khoáng sản : nhiều ( hay phong phú ) à - Thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Khí hậu : nhiệt đới, - ẩm. - Đất đai màu mỡ
à - Thuận lợi phát triển nông nghiệp.
3 ) Tại sao thảm thực vật dưới chân núi An-đet của Mĩ La tinh có sự khác biệt giữa
sườn đông và sườn tây ? ( ở sườn đông là rừng nhiệt đới, còn ớ sườn tây là thực
vật nửa hoang mạc )
Đáp án : - Gió tín phong thối quanh năm từ Đại Tây Dương vào
> Sườn đông đón gió, mưa nhiều - Sườn tây khuất gió, ít mưa
- Ven bờ tây đại dương là dòng biển lạnh.
- Ven bờ đông đại dương lại là dòng biển nóng.

4 ) Vì sao về mặt xã hội thì Hoa Kì và Ca Na Đa: được gọi là Châu Mĩ Ăng lô xắc
xông ; Còn Mê Hi Cô, eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng Ti, đại lục Nam Mĩ: được
gọi là Châu Mĩ La Tinh ?
Đáp án : a. Hoa Kì và Ca Na Đa được gọi là Châu Mĩ Ăng lô xắc xông vì cư dân :
phần lớn là con cháu người Anh, mà bộ tộc xa xưa của nước Anh là Ăng lô
và Xắc Xông.
b. Mê Hi Cô, eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng Ti, đại lục Nam Mĩ được gọi là
Châu Mĩ La Tinh vì cư dân phần lớn là con cháu người Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha, mà tiếng nói người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là theo ngữ hệ
La Tinh.
5) Tính độ cao của một đỉnh núi thuộc dãy An-Đet, biết rằng : cùng một độ cao
nhưng điểm A ( ở chân núi bên sườn phía đồng ) có nhiệt độ 25ºc với trời mưa
5

thì điểm B ( ở chân núi bên sườn tây ) có nhiệt độ 39°c với trời nắng ?
.
Đáp án : - Bên A : cứ lên cao 100 mét thì t°c giảm 0,6°c => 1000 mét sẽ giảm 6°c
- Bên B : cứ đi xuống 100 mét thì t°c tăng 1°c => 1000 mét sẽ tăng 10°c
=> Bình quân 1000 mét ( hay 1 km ) thì t°c tăng ( 10 – 6 ) = 4°c
- t°c giữa 2 sườn núi chênh nhau : ( 39 – 25 ) = 14°c
=> Vậy đỉnh núi đó cao : ( 14 : 4 ) = 3,5 km ( hay 3500m )

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( tiếp theo )
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
1 ) Căn cứ vào hoa thị chỉ phương hướng, em hãy xác định trong 6 ô sau thuộc lãnh
thổ Châu Á thì : 2 ô nào là ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ?

Đông

Bắc Nam
Tây
Đáp án : * G ( Tây Nam Á ) *
C ( Trung Á )
2 ) Nguyên nhân cơ bản về vị trí địa lí, tài nguyên, xã hội nào mà khu vực Tây Nam
Á và Trung Á trở thành trung tâm bất ổn chính trị của thế giới hiện nay ?

Đáp án : a. Cả 2 khu vực đều có vị trí chiến lược quan trọng. Cụ thể :
- Tây Nam Á nằm giữa 3 châu lục Âu – Á - Phi
- Trung Á nằm ở trung tâm lục địa Á – Âu, tiếp giáp với 2 cường quốc : L.B.
Nga và Trung Quốc mà các cường quốc Âu – Mĩ muốn khống chế.
b. Cả 2 khu vực đều có tiềm năng lớn về tài nguyên : dầu mỏ
( Tây Nam Á chiếm 50 % trữ lượng dầu mỏ thế giới )
c. Cả 2 khu vực đều hay xảy ra bất ổn về mặt xã hội


B

D


A C E



G
6
( Thường xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố )
> Các nước đế quốc lợi dụng điều này để kiếm cho mình nhiều lợi hơn bằng
cách ủng hộ riêng cho mình một thế lực chính trị ở các quốc gia, biến 2
khu vực trên thành nạn nhân của những tham vọng mang tầm cỡ quốc tế.
3 ) Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục và trục Trái Đất vuông góc với mặt
phẳng quỹ đạo thì 6 hiện tượng tự nhiên nào không xảy ra ở khu vực Tây Nam Á
- Trung Á ?
Đáp án : - Sự luân phiên ngày đêm
- Chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể + Sự sống
- Lực Côriôlit ;
- Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời - Mùa
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
.

Bài 6 : HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1 : TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
1 ) Thủ đô Tô-ki-ô của Nhật Bản ở kinh độ 140º Đ. Thủ đô Oa-sin-tơn của Hoa Kì ở
kinh độ 67,5º Tây. Khi Tô-ki-ô vào lúc 8 giờ 45 phút ngày: 1 /5 / 2013 thì
Oa-sin-tơn là mấy giờ, phút của ngày tháng năm nào ?

* Gợi ý lý thuyết để làm bài tập 1 :
- Mỗi múi giờ có 15º kinh tuyến=> cho ví dụ : múi giờ +3 nằm từ kinh độ đến kinh độ
là : ( 3 x 15º = 45º Đông ) . Vậy, trong khoảng : 45º Đ – 7,5º = 37,5º Đ và 45º Đ
+ 7,5º = 52.5º Đ.
- Gìơ GMT : chia Trái Đất làm 24 múi giờ là : ( múi + là kinh độ Đông ; múi – là
kinh độ Tây )
Múi giờ : 0, +1, +2, +3, +4, +5, +6, +7, +8, +9, +10, +11, +12, -11, -10, -9, -8, -7, -6,
-5, -4, -3, -2, -1.

Đáp án : - Múi giờ của Tô-ki-ô : ( 140 : 15 ) = 9, 3 => Múi giờ : + 9
- Múi giờ của Oa-sin-tơn : ( 67.5 : 15 ) = 4, 5 => Múi giờ : - 4
=> Oa-sin-tơn vào lúc 19 giờ 45 phút ( tức là 7 giờ 45 phút tối ) của ngày hôm
trước ( tức là ngày 30 / 4 / 2013 )
2 ) Một bức điện về “ thông điệp vì hoà bình và môi trường cho Trái Đất ” được đánh
đi từ trụ sở Liên Hợp Quốc vào giờ nào để các nước trên toàn thế giới cùng nhận
trong một ngày, tuy khác nhau về giờ ?
7
* Gợi ý lý thuyết để làm bài tập 3 :
- Gìơ GMT : chia Trái Đất làm 24 múi giờ là : ( múi + là kinh độ Đông ; múi – là kinh
độ Tây )
Múi giờ : 0, +1, +2, +3, +4, +5, +6, +7, +8, +9, +10, +11, +12, -11, -10, -9, -8, -7, -6,
-5, -4, -3, -2, -1
- Khi toàn bộ bán cầu Đông là ban ngày của ngày hôm nay : thì toàn bộ bán cầu Tây
còn là ban đêm của ngày hôm trước => Múi giờ sớm nhất bắt đầu một ngày mới là:
+ 12, và múi giờ muộn nhất có ngày mới là : -11.
Đáp án : - Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt ở thành phố New Iooc – Hoa Kì, vậy ở múi giờ số
- 4 => Vậy, bức điện được đánh vào lúc : ( -4 + 11 ) = 7 giờ.
3 ) Qua sơ đồ sau, hãy xác định các điểm : B, C, D, E, G, H nằm về hướng nào so
với điểm A ?
Đáp án : B: Nam ; C: Đông Nam ; D: Đông ;

E: Bắc ; G: Tây Bắc ; H: Tây
4 ) Nếu trục Trái Đất giảm độ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo :thay vì 66°33'
như hiện nay, có độ nghiêng mới giảm xuống là 22°30' thì các hệ quả chuyển
động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất vẫn xảy ra nhưng tính chất trong
từng hệ quả sẽ thay đổi như thế nào? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến
khí hậu Hoa Kì ?
Đáp án : - Mặt Trời chuyển động biểu kiến giữa 2 chí tuyến mới là :
( 90° - 22°30´ ) = 67,5° Bắc và Nam
> Vậy, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời sẽ dài hơn về khoảng vĩ độ
8
> Đường chí tuyến Bắc sẽ đi ngang qua thủ đô Oa-sin-tơn làm khí hậu
nơi đây chuyển từ lạnh ẩm qua nóng khô.
> Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ của Hoa Kì chuyển từ khí hậu chủ yếu
là ôn đới sang chủ yếu là nhiệt đới và cận nhiệt đới.
> Vĩ độ xa nhất có Mặt Trời lên thiên đỉnh dài hơn là :
( 67,5° Bắc và Nam - 23°27´ Bắc và Nam ) = 44°3´ ´ Bắc và Nam
> Độ dài ngày đêm chênh lệch theo mùa và theo vĩ độ dài hơn.

Bài 6 : HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ ( tiếp theo )
Tiết 2 : KINH TẾ
1) a. Hãy tính tỉ suất : gia tăng dân số, gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học củadân
số Hoa Kì trong 2005? ( Biết rằng: số dân Hoa Kì năm 2004 là 293 triệu
người. Vào năm 2005: số dân là 296,5 triệu người, tỉ suất sinh là 14 ‰ và tỉ
suất tử là 8 ‰ )

Đáp án : a. Tính tỉ suất gia tăng dân số Hoa Kì :
- Số dân tăng ( 296,5 - 293 ) = 3,5 triệu người
=> Tỉ suất gia tăng dân số : ( 3,5 : 293 ) x 100 % = 1,19 % ≈ 1,2 %
b. Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên :
14 ‰ - 8‰ = 6‰ = 0,6 %

=> Tỉ suất gia tăng cơ học là : ( 1,2 – 0,6 ) ≈ 0,6 %
2 ) So với các quốc gia khác trên thế giới, đặc điểm gia tăng dân số của Hoa Kỳ
có gì khác biệt ? Sự khác biệt này tác động như thế nào đến kinh tế Hoa Kì ?

Đáp án: a. Gia tăng dân số của Hoa Kì : chủ yếu là do gia tăng cơ học
( nhập cư > xuất cư )
- Những năm gần đây, do chính sách hạn chế nhập cư nên tỉ suất gia tăng
cơ học có giảm nhưng vẫn ngang bằng với gia tăng tự nhiên.

b. Gia tăng cơ học đã mang lại cho Hoa Kì lợi ích kinh tế to lớn. Cụ thể :
- Hình thành dòng chảy máu chất xám từ nhiều quốc gia đến Hoa kì
> Hoa Kì không phải chi phí đào tạo mà chỉ lo đầu tư trang thiết bị nghiên
cứu để có thể thu hút đông đảo lao động có tay nghề cao hơn.
> khắc phục được nạn thiếu lao động do già hóa dân số.
3 ) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất và nhận xét, giải thích về cơ cấu xuất nhập khẩu của
Hoa Kì giai đoạn: 1990 - 2004. ( Đơn vị: tỉ USD )

Năm 1990 1995 2000 2004
Xuất khẩu 393,6 584,7 781,9 818,5
Nhập khẩu 517,0 770,9 1259,3 1525,7
9

Đáp án : a ) Xử lí số liệu ra % :

b ) Vẽ biểu đồ: miền Yêu cầu : đúng, đủ, đẹp.
c ) Nhận xét : - Xuất nhập khẩu tăng liên tục về tỉ USD nhưng xuất khẩu giảm
liên tục, nhập khẩu tăng liên tục về %.
- Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu nên nhập siêu ngày càng lớn.
- Xuất > nhập và dẫn chứng.
d ) Giải thích : - Cán cân thương mại bị âm nhưng Hoa Kì luôn đứng đầu thế giới về

qui mô ngoại thương.
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới đã tạo nguồn
thu ngoại tệ ngày càng lớn: giúp Hoa Kì cân đối cho nhập siêu.

Bài 7 : LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU )
Tiết 1 : EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1 ) - Một trận bóng đá ngoại hạng Anh diễn ra vào lúc 15 giờ, tại thủ đô Luân Đôn,
được tiếp phát trực tiếp đến thủ đô quốc gia A vào lúc 13 giờ cùng ngày. Vậy,
thủ đô quốc gia A ở múi giờ nào? Và nằm trong khoảng từ kinh độ nào đến
kinh độ nào?
- Trận bóng đá nầy cũng được Đài truyền hình Việt Nam tiếp sóng trực tiếp.
Vậy, lúc ấy là mấy giờ ở Việt Nam?

* Gợi ý lý thuyết để làm bài tập 1 :
- Giờ GMT : viết tắt từ tiếng Anh : Greenwich Mean Time.
=> Mỗi múi giờ cách nhau : 360º kinh tuyến ÷ 24 = 15º kinh tuyến.
- Ta biết thủ đô Hà Nội ở kinh độ 105º Đông.
Đáp án : a ) - Quốc gia A trước nước Anh : ( 15- 13 ) = 2 ( giờ )
- Mà nước Anh ở múi giờ 0 => quốc gia A ở múi giờ -2, nằm trong
khoảng từ kinh độ: 22°30' Tây > 37°30' Tây.
b ) - Việt Nam hơn nước Anh : 7 múi giờ
=> Lúc ấy là ( 15 + 7 ) = 22 giờ cùng ngày ( hay 10 giờ đêm )
Năm 1990 1995 2000 2004
Xuất khẩu 43,2 43,1 38,3 34,9
Nhập khẩu 56,8 56,9 61,7 65,1
10

Bài 7 : LIÊN MINH CHÂU ÂU ( tiếp theo )
Tiết 2 : EU – HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
1 ) Việc hình thành thị trường chung châu Âu với tự do lưu thông và sử dụng đồng

tiền chung Euro : đã có ý nghĩa phát triển kinh tế EU như thế nào?
Đáp án : - Xóa bỏ những trở ngại để tăng cường sức mạnh trong phát triển kinh tế.
- Và khả năng cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
- Hạn chế những rủi ro trong chuyển đổi tiền tệ.
- Tạo thuận lợi chuyển vốn và thủ tục kế toán giữa các nước trong khối EU

Bài 8 : LIÊN BANG NGA
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1 ) - Trên đất nước Liên Bang Nga : thành phố Vlađivôxtôc ( phía đông) ở kinh độ
130º Đ và thành phố Caliningrat ( phía tây) ở kinh độ 20º Đ.
- Vậy, khi TP Vlađivôxtôc : 6 giờ sáng ngày 1 / 5 / 2013 thì TP Caliningrat là
mấy giờ của ngày tháng năm nào ? ( Tính theo múi giờ cùa giờ GMT )

Đáp án : - Caliningrat ở múi giờ: (20 ÷ 15 ) = 1,3 = +1
- Vlađivôxtôc ở múi giờ:(130 ÷15) = 8,7 = +9
=> Hai thành phố cách nhau : ( 9-1) = 8 múi giờ
=> Theo giờ GMT : khi đó Caliningrat là 22 giờ đêm, của ngày: 30 /4 / 2013
( Thực tế : từ đông sang tây, lãnh thổ L.B. Nga trải dài trên 11 múi giờ )
2 ) Từ Bắc xuống Nam, lãnh thổ nước Nga trải rộng từ 50° Bắc lên 80° Bắc. Vậy,
trải rộng là bao nhiêu km ?
Đáp án : - Từ 50° Bắc lên 80° Bắc => kéo dài 30° Bắc.
- 1´ ( phút ) trên kinh tuyến có độ dài là 1 hải lý = 1852 m
=> 1° = 1852 x 60 = 111 km
Vậy, 38° có độ dài ( 111 x 38 ) = 3330 km
3 ) - Hãy giải thích hiện tượng: ‘‘ Đêm trắng’’ xảy ra ở thành phố Xanh Pêtécbua
( của Liên Bang Nga ) thuộc vĩ độ 60º B và hiện tượng ‘‘Ngày trắng’’ xảy ra tại
thành phố Muốc-man ( trên bán đảo Cô-la của L B Nga) ở vĩ độ 69º B ?
Đáp án : a. ‘‘Đêm trắng’’ Thực ra là : ban ngày với ánh sáng mờ mờ : do góc chiếu
Mặt Trời quá nhỏ.
b. “Ngày trắng’’ Thực ra là : ban đêm nhưng vẫn có ánh sáng Mặt Trời mờ

11
mờ : do ngày kéo dài 24 giờ với góc chiếu quá nhỏ.
4 ) Vì sao về mùa đông, khí hậu Liên Bang Nga có nhiệt độ giảm dần từ tây
sang đông?
Đáp án : - Do biển và đại dương bị đóng băng nên mất khả năng điều hòa nhiệt độ.
- Gió tây ôn đới suy yếu dần từ tây sang đông.
> Càng về phía đông lượng hơi nước càng giảm, tính lục địa càng tăng.
5 ) Tính góc nhập xạ cao nhất và thấp nhất tại thành phố Vla-đi-vô-xtốc
của Liên Bang Nga ở vĩ độ 42,4° Bắc ?
Đáp án : - Góc nhập xạ lớn khi mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc
- Góc nhập xạ nhỏ khi mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam
( Vì Liên Bang Nga nằm ở Bán cầu bắc )

- Góc nhập xạ lớn = 90° - φ + 23°27´ Bắc = 90° - 42,4° Bắc + 23°27´ Bắc
= 47°36´ + 23°27´ = 71°3´
- Góc nhập xạ nhỏ = 90° - φ - 23°27´ Nam = 90° - 42,4° Bắc - 23°27´ Nam
= 47°36´ - 23°27´ = 24°9´


Bài 9 : NHẬT BẢN
Tiết 2 : CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
1 ) Chứng minh rằng : Nhật Bản là quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển ?
Đáp án: a. Giao thông vận tải biển : - Đứng thứ 3 thế giới, nhờ :
+ Có các hải cảng lớn như : Cô-bê ( cảng lớn nhất Châu Á về lượng hàng qua
cảng ), I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca
+ Có ngành đóng tàu biển phát triển (chiếm khoảng 41 % sản lượng xuất khẩu
của thế giới )
12
b. Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước mặn : là ngành kinh tế quan
trọng, do :

- Là nước quần đảo nên có ngư trường rộng lớn, nhiều loài cá – nhất là
vùng gặp nhau giữa các dòng biển nóng và lạnh.
- Có ngành đóng tàu và khoa học kỹ thuật tiên tiến.

c. Du lịch biển và khai thác khoáng sản biển : đạt hiệu quả kinh tế cao.
2 ) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất và nhận xét, giải thích về cơ cấu xuất, nhập khẩu của
Nhật Bản giai đoạn: 1990 - 2004. ( Đơn vị: % )




Đáp án : a. Vẽ biểu đồ dạng miền : ( Yêu cầu : đúng, đủ, đẹp )
b. Nhận xét và giải thích :
- Nhìn chung xuất khẩu tăng, - nhập khẩu giảm.
- Xuất luôn > nhập ( - xuất siêu )
- Nhận xét từng giai đoạn. – Dẫn chứng.
- Nhật Bản đứng 4 thế giới về thương mại . ( chỉ sau Hoa Kì, CHLB Đức,
Trung Quốc )
- Hiện nay, xuất siêu : vẫn là động lực chính giúp Nhật Bản phát triển kinh tế.


Bài 10 : CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC )
Tiết 1 : TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1 ) Dựa trên cơ sở tự nhiên nào mà : miền Đông Trung Quốc đã hình thành cơ cấu
ngành kinh tế đa dạng ?
Đáp án : - Địa hình : có 4 đồng bằng châu thổ rộng lớn :
- Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
- Do phù sa màu mỡ từ 4 sông lớn bồi đắp : Liêu Hà, Hoàng Hà, Trường Giang,


Năm :
Ngoại thương :
1990 1995 2000 2004
Xuất khẩu 55,0 56,9 55,8 55,4
Nhập khẩu 45,0 43,1 44,2 44,6
13
Tây Giang.
- Đồng thời : Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa + ôn đới gió mùa.
> Thuận lợi phát triển nông nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.
- Phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương, thuận lợi hoạt động kinh
tế biển.
- Khoáng sản : nổi tiếng về kim loại màu, thuận lợi phát triển công nghiệp.

Bài 10 : CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ( tiếp theo )
Tiết 2 : KINH TẾ
1 ) Qua hiện đại hóa công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc, em rút ra bài
học kinh nghiệm gì để phát triển nền kinh tế nước nhà ?
Đáp án : a. Hiện đại hóa công nghiệp với các biện pháp :
- Đổi mới cách quản lí ( chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường )
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng công nghệ cao
b. Hiện đại hóa nông nghiệp với các biện pháp :
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
- Miễn thuế nông nghiệp
- Xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi
- Đưa kỹ thuật mới vào sản xuất
- Tổ chức dịch vụ nông nghiệp
2 ) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét, giải thích về cơ cấu xuất nhập khẩu của
Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2004. ( Đơn vị : % )
Năm :

Ngoại thương :
1985 1995 2000 2004
Xuất khẩu 39,3 53,5 ? 51,4
Nhập khẩu 60,7 46,5 ? 48,6
( Cho năm 2000 : có tổng xuất nhập khẩu là : 474,3 tỉ USD và cán cân xuất nhập khẩu
là : 24,1 tỉ USD. Hãy tính giá trị tỉ USD và % của xuất khẩu, nhập khẩu năm 2000 ? )
Đáp án : * Năm 2000 có : - Xuất khẩu : 249,2 tỉ USD ( 52,5 % )
- Nhập khẩu : 225,1 tỉ USD ( 47,5 % )
a ) Vẽ biểu đồ : miền * Yêu cầu : đúng, đủ, đẹp
b ) Nhận xét : * Từ 1985 > 2004
- XK tăng giảm không ổn định, nhìn chung là tăng 12,1 %
- XK Từ 1985 > 1995 : tăng, từ 1995 > 2004 giảm liên
14
tục, dẫn chứng.
- NK tăng giảm không ổn định, nhìn chung là giảm 12,1 %
- NK Từ 1985 > 1995 : giảm, từ 1995 > 2004 tăng liên
tục, dẫn chứng.
* Trong từng năm : chỉ có 1985 là XK < NK ( nhập siêu 21,4
%, các năm còn lại đều XK > NK ( xuất siêu ) : 7%, 5%, 2,8
% => Tỉ lệ nhập siêu giảm dần
c ) Giải thích : - Đây là kết quả hiện đại hóa công nghiệp
- Và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài

Bài 11 : KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1 : TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1 ) Nêu tên ( nước ) và thủ đô của 11 quốc gia Đông Nam Á ?
Đáp án : * 5 quốc gia lục địa là :
- Việt Nam ( Hà Nội ) - Campuchia ( Phnôm Pênh )
- Lào ( Viêng Chăn ) - Thái Lan ( Băng Cốc )
- Mianma ( I an Gun )

* 6 quốc gia biển đảo là :
- Malaixia ( Cuala Lămpơ ) - Sin ga po ( Xingapo )
- Brunây ( Bêgaoan ) - Đông Ti mo ( Đi Li )
- Inđônêxia ( Giacacta ) - Philippin ( Manila )

2 ) Hãy xác định kinh độ điểm B, biết rằng khi điểm A ( thành phố Quảng Ngãi ) ở
khoảng kinh độ 108°48´ Đông là 6 giờ địa phương thì ở B là 6h 10´ địa phương ?
Đáp án : - Điểm B cách điểm A về phía tây là 10 phút ( giờ địa phương )
- Mà mỗi giờ Trái Đất quay được : 360° : 24 ( múi giờ ) = 15°
=> Mỗi múi phút quay được quanh trục : ( 15° x 60 ) : 60 = 15´
=> Độ lệch kinh độ là : 10´ x 15´ = 150´ = 2°30´
=> Vậy, B ở kinh độ : 108°48´ - 2°30´ = 106°18´ Đông

3 ) Vì sao về mùa đông, ngoài biển Đông hay hình thành áp thấp nhiệt đới ?
Đáp án : - Mùa đông có các đợt gió mùa Đông Bắc với các khối không khí lạnh tràn
xuống Đông Nam Á .
- Lục địa : nhiệt độ giảm nhanh > hình thành áp cao.
- Biển : nhiệt độ giảm chậm nên còn cao > hình thành áp thấp.
15
4 ) Vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét, giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trong GDP ở nước ta giai đoạn 1995 – 2011. ( Đơn vị : % )
Năm :
Khu vực :
1995 1997 2002 2011
I ( Nông-lâm-ngư nghiệp ) 27.2 25.8 23.0 22.0
II ( Công nghiệp-xây dựng ) 28.8 32.1 38.5 40.3
III ( Dịch vụ ) 44.0 42.1 38.5 37.7

Đáp án : a ) Vẽ biểu đồ : miền * Yêu cầu : đúng, đủ, đẹp
b ) Nhận xét : * Từ 1995 > 2011

- KV ( khu vực ) I : giảm liên tục, nhìn chung giảm 5,2 %
- KV II : tăng liên tục, nhìn chung tăng 11,5 %
- KV III : giảm liên tục, nhìn chung giảm 6,3 %
* Nhận xét cụ thể từng giai đoạn + dẫn chứng
* Trong từng năm :
- KV I : luôn thấp nhất
- KV II : cao nhất ( 2011 ), trung bình ( 1995, 1997 )
- KV III : cao nhất ( 1995, 1997 ), trung bình ( 2011 )
c ) Giải thích : - Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa
- Đồng thời cũng tiến hành hiện đại hóa ( vì có tỉ % dịch vụ cao )

Trường : T.H.P.T. Phạm Văn Đồng
( huyện : Mộ Đức, tỉnh : Quảng Ngãi )
Biên soạn ngày: 03 / 3 / 2013
G.V. ĐỊA LÍ : Huỳnh Thà
16

×