MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TẬP CÓ HIỆU
QUẢ TRONG
ÔN LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
1. Nhớ kiến thức một cách lôgic
Muốn có tư duy lôgic, phải có một hệ thống kiến thức nhất
định. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học sư phạm trên
thế giới chỉ ra rằng, sở dĩ trong môn Địa lí, HS THPT hiện
nay có tư duy không tốt là do thiếu những kiến thức cần
thiết, trong đó đặc biệt là hệ thống khái niệm địa lí. Việc
nắm vững một hệ thống kiến thức địa lí cơ bản làm cơ sở
cho tư duy, sẽ tạo cơ sở cho việc nắm những kiến thức địa lí
mới. Kiến thức mới lại tiếp tục làm cơ sở cho tư duy để
nhận thức được những kiến thức khác mới hơn
Hiện nay, một số HS có quan niệm cực đoan rằng chỉ cần có
tư duy tốt là đủ để nắm được các kiến thức cần thiết ; hay
nói cách khác, chỉ cần thông minh là thi được HS giỏi địa lí.
Đó là một quan niệm không đúng. Cần nhớ rằng mục tiêu
của việc học tập là vừa có được những kiến thức cơ bản,
vừa phát triển được năng lực tư duy. Muốn tư duy phải có
kiến thức (tựa như "có bột mới gột nên hồ" vậy). Không có
đủ kiến thức cần thiết, như nói ở trên, không thể có tư duy
địa lí được. Chính vì vậy, học để nắm chắc kiến thức là việc
làm hết sức quan trọng, không chỉ riêng đối với HS giỏi địa
lí, mà đối với tất cả các em học sinh nói chung.
Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được, nhớ lâu bền kiến
thức địa lí cần thiết và có thể vận dụng được vào các trường
hợp cụ thể. Để nhớ lâu bền, cần phải có trí nhớ lôgic. Muốn
ghi nhớ lôgic, trong quá trình ghi nhớ phải hiểu và vận dụng
được các quy luật của trí nhớ.
a) Trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện. Muốn lập được
phản xạ có điều kiện, thông tin phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
Do vậy, trong ghi nhớ kiến thức, việc ôn tập thường xuyên
tỏ ra hết sức cần thiết. Sau một số bài, sau một chương hoặc
một số chương, cần phải ôn tập để tăng cường ghi nhớ.
b) Nhớ lâu được dựa trên ấn tượng mạnh. Một kiến thức hay,
một cách giải quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm và
nhận ra được, là những ấn tượng khó quên, lưu lại lâu bền
trong trí nhớ mỗi HS. Vì vậy, khi học bài địa lí, cần chú ý
tạo ra các ấn tượng sâu về kiến thức. Các ấn tượng có thể
bắt nguồn từ việc sử dụng phương tiện trực quan trong khi
học bài (ví dụ khi học về các sự vật, hiện tượng địa lí nên sử
dụng Atlát địa lí, hay bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường ;
khi học về các tầng đất nên quan sát phẫu diện ; khi học về
hình thái địa hình nên dựa vào lát cắt địa hình ), từ việc
kết hợp nghe và nhìn (quan sát videoclip, băng hình địa
lí ), từ việc làm (trao đổi, tranh luận với bạn ; làm các bài
thực hành, giải các bài tập địa lí ). Một kết quả nghiên cứu
sư phạm đã chỉ ra : kiến thức được nhớ là nhờ 10% qua đọc,
20% qua nghe, 30% qua nhìn, 50% qua nghe và nhìn, 80%
qua nói và 90% qua làm. Vì vậy, để tăng cường ghi nhớ,
nên chọn các biện pháp học tập đề cao vai trò của trao đổi,
thảo luận, thực hành, hoặc kết hợp nghe và nhìn, hỏi thầy và
bạn về những điều chưa rõ
c) Nhớ lâu bắt nguồn từ hứng thú học tập. Nếu một HS đam
mê với việc giải thích các hiện tượng địa lí, HS đó sẽ nhớ về
các mối liên hệ nhân quả tốt hơn ; nếu thích thú với các hiện
tượng địa lí diễn ra xung quanh môi trường sống, HS đó
quan tâm nhiều hơn đến việc quan sát thực tế và vận dụng
kiến thức địa lí vào giải quyết những vấn đề đó Như vậy,
hứng thú có thể ví như một chất men kích thích việc học
tập. Hứng thú học tập phải được tạo ra bằng thái độ, động
lực học tập (ví dụ học giỏi để thi đạt kết quả cao) và được
nuôi dưỡng suốt trong quá trình học tập. Mỗi khi gặp khó
khăn, phải tìm cách giải quyết thích hợp để đạt được nguyện
vọng chính đáng đã xác định ban đầu của bản thân.
d) Kiến thức mới được ghi nhớ trong mối quan hệ với kiến
thức đã có. Những kiến thức đã có làm cơ sở cho việc ghi nhớ
các kiến thức mới cùng loại. Do đó, khi học kiến thức mới cần
phải liên hệ với kiến thức đã có. Đồng thời, khi có được một
kiến thức mới, cần phải xếp chúng vào hệ thống các kiến thức đã
có một cách hợp lí