GV : NguyÔn m¹nh hïng tr êng thcs
yªn th¾ng
Tuần 1 Ngày soạn:
Tiết 1 Ngày
dạy:
PHẦN I: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG
TRỌT
Bài 1, 2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN
CỦA ĐẤT TRỒNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của trồng trọt, nhiệm vụ của trồng trọt, đất trồng là gì?
- Vai trò của đất trồng đối với cây trồng, Đất trồng gồm những thành phần nào?
2/ Kỹ năng:
- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
- Phân biệt được thành phần của đất.
3/ Thái độ:
- Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng
trọt.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV:Tranh ảnh vai trò của trồng trọt hình1/5.Tranh vẽ hình2/7SGK, Bảng
câm thành phần của đất trồng.
2/ HS: - Đọc trước bài 1 và bài 2, Thiết kế thí nghiệm .
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Ở lớp 6 các em dã được học 1 phân môn của bộ môn công nghệ.Trong phân
môn đó các em đã được biết về may,thêu,đan đặc biệt là chế biến thực phẩm và
thu chi trong gia đình.Trong năm học này các em được tiếp tục làm quen với
phân môn mới của bộ môn công nghệ đó là nông-lâm-ngư nghiệp,bao gồm 4
phần:trồng trọt,chăn nuôi,lâm nghiệp và thủy sản.Đầu tiên chúng ta nghiên cứu
phần trồng trọt.Phần này gồm 2 chương,hôm nay chúng ta bước vào chương
đầu tiên của phần trồng trọt là:đại cương về kĩ thuật trồng trọt. Bài đầu tiên giúp
ta biết được vai trò,nhiệm vụ của trồng trọt.
Gi¸o ¸n : c«ng nghÖ 7
b/ Phát triển bài
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của
trồng trọt:
- GV treo tranh H1. Hình vẽ có 4 mũi
tên chỉ 4 vai trò của trồng trọt
- GV giới thiệu H1 SGK/5
Hs: quan sát hình vẽ và trả lời
H/ Trồng trọt có vai trò gì trong nền
kinh tế?
H/ Vai trò thứ 2 của trồng trọt là gì?
H/ Vai trò thứ 3 của trồng trọt ?
H/ Vai trò thứ 4 của trồng trọt?
H/ Em hãy kể 1 số cây lương thực, thực
phẩm, cây công nghiệp trồng ở điạ
phương em?
Gv: Nhận xét
I.Vai trò của trồng trọt
- Trồng trọt cung cấp:
* Thực phẩm, lương thực cho
con người
* Thức ăn cho chăn nuôi
* Nguyên liệu cho công nghiệp
* Nông sản để xuất khẩu
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của
trồng trọt
GV: phân nhóm
HS: thảo luận nhóm
H/ Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai sắn là
nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
H/ Trồng cây rau, dâu, vừng lạc là
nhiệm vụ của lĩnh vực nào?
Gv: Nhận xét
II. Nhiệm vụ của trồng trọt:
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực,
thực phẩm để đảm bảo đời sống
cho nhân dân và phát triển công
nghiệp
-Đảm bảo nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp
thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt
- GV cho HS làm phần III vào vở bài
tập
- GV quan sát
- HS: làm bài tập và trả lời
H/ mục đích của khai hoang lấn biển?
H/ Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất
trồng?
H/ Mục đích của áp dụng biện pháp kỹ
thuật tiên tiến?
GV: Nhận xét
III. Để thực hiện nhiệm vụ của
trồng trọt, cần sử dụng những
biện pháp gì?
Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ
của trồng trọt: khai hoang lấn
biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp
kỹ thuật tiên tiến
2
Hoạt động 4:Tìm hiểu khái niệm về
đất trồng
GV: Cho HS đọc mục 1 phần I SGK.
H/ Đất trồng là gì?
H/ Lớp than đá tơi xốp có phải là đất
trồng không
Tại sao?
GV: nhấn mạnh: chỉ có lớp bề mặt tơi
xốp của
Trái đất trên đó thực vật có thể sinh
sống được mới gọi là đất trồng.
GV: Cho hs quan sát hình 2 SGK
H/ Đất có tầm quan trọng như thế nào
đối với cây trồng?
H/ Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở
môi trường nào?
H/ Trồng cây trong môi trường đất và
nước có gì giống nhau và khác nhau?
HS: Mỗi cá nhân tự trả lời.
IV/ khái niệm về đất trồng
1. Đất trồng là gì?
- Khái niệm (SGK)
2. Vai trò của đất trồng.
- Đất cung cấp nước, chất dinh
dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho
cây đứng thẳng.
HS: môi trường nước.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu thành
phần của đất trồng:
- GV giới thiệu cho HS sơ đồ 1/ 7 SGK
H/ Đất trồng gồm những thành phần
nào?
H/ Phần khí gồm những khí nào?
H/ Phần rắn gồm có những chất gì?
H/ Phần lỏng có những chất gì?
HS: trả lời, nhận xét.
V/ Thành phần của đất trồng:
- Gồm 3 thành phần:
* Phần khí
* Phần rắn
* Phần lỏng
4/ Củng cố:
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi trong SGK
5/ Dặn dò:
Học thuộc bài, trả loài câu hỏi SGK.
6/ Rút kinh nghiệm:
3
Tuần: 2 Ngày
soạn: 22/08/2011
Tiết :2 Ngày
dạy: 24/08/2011
Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì? Thế nào là đất chua,
đất kiềm và đất trung tính?
Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
2/ Kỹ năng : Phân biệt được các loại đất, nhận biết thế nào là đất phì nhiêu.
3/ Thái độ : Có ý thức bảo vệ duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
- Mẫu vật: cát, sét, thịt (thật khô) , 3 ống nghiệm, nước
HS: - Mỗi nhóm mang theo các loại: cát, sét, thịt, Đọc trước bài 3
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Trồng cây trong đất và trong nước có gì giống và khác nhau?
H/ Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối
với cây trồng
3/ Giảng bài mới :
a/ Giới thiệu bài : Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất.
Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông
sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của
đất. Để hiểu rõ ta đi vào bài
b/ Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cơ giới
của đất
GV: cho hs nghiên cứu tt SGK.Đặt câu hỏi.
H/ Phần rắn của đất bao gồm những thành
phần nào?
Trên cơ sở HS đã nghiên cứu SGK hãy cho
biết thành phần cơ giới của đất
HS: Thảo luận nhóm.
Thành phần khoáng của đất bao gồm: cát,
limon, sét tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là
I. Thành phần cơ giới
của đất:
Tỉ lệ các hạt: cát limon,
sét quyết định thành phần
cơ giới của đất
4
thành phần cơ giới của đất
HS: Ý nghĩa thực tiễn việc xác định thành
phần cơ giới của đất
Hoạt động 2: Phân biệt độ chua, độ kiềm
của đất
GV: Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng
độ pH
GV: giới thiệu dụng cụ đo, bảng đo, cách đo
H/ Đất trồng thường có độ pH từ đâu đến
đâu?
GV treo bảng phụ
HS: Trả lời
- GV nhận xét, sửa sai
- Căn cứ vào độ pH người ta chia đất làm
mấy loại
H/ Ta xác định đất chua, đất kiềm , đất trung
tính để làm gì?
Vì mỗi loại cây trồng sinh trưởng phát
triển tốt trong một phạm vi pH nhất định
Việc nghiên cứu xác định độ ph của đất giúp
ta bố trí cây trồng phù hợp với đất. Đối với
đất chua cần bón vôi để cải tạo.
II. Thế nào là độ chua,
độ kiềm của đất
- Dựa vào độ pH có ba
loại đất
* Đất chua pH < 6,5
* Đất trung tính
pH = 6,6 – 7,5
Đất kiềm pH > 7,5
Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước
và chất dinh dưỡng :
GV: Dùng 3 ống nghiệm cho 3 mẫu đất: cát,
sét, thịt vào 1 ít nước như nhau vào 3 ống
- Cho HS quan sát nhận xét khả năng giữ
nước trên bề mặt đất.
Đất sét giữ nước tốt nhất đất thịt đất
cát
H/ Hạt đất có kích thước như thế nào thì có
khả năng giữ nước tốt?
H/ Đất giữ được nước, chất dinh dưỡng nhờ
vào thành phần nào?
HS: quan sát , trả lời.
GV: Nhận xét.
III. Khả năng giữ nước
và chất dinh dưỡng của
đất
- Đất giữ được nước và
chất dinh dưỡng là nhờ
các hạt cát, limon, sét và
chất mùn
-Đất càng chứa nhiều
mùn và các hạt có kích
thước bé thì khả năng giữ
nước và chất dinh dưỡng
càng tốt
5
Hoạt đ ộng 4 : Tìm hiểu độ phì nhiêu của
đất
GV nêu vấn đề yêu cầu hs trả lời
H/ Ở đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng
cây trồng phát triển như thế nào?
H/Đất sét có khả năng giữ nước và chất dinh
dưỡng nhưng thực tế cây trồng có sống tốt
trên đất sét không?
H/ Đất đủ nước, oxi, dinh dưỡng nhưng có
chất độc hại hoặc bị ô nhiễm thì cây phát
triển như thế nào?
H/ Đất có độ phì nhiêu cao đem lại kết quả
như thế nào?
H/ Ngoài độ phì nhiêu của đất còn yếu tố nào
tác động đến năng suất cây trồng ?
GV: Nhận xét
IV. Độ phì nhiêu của
đất:
Độ phì nhiêu của đất là
khả năng cung cấp đủ
nước, oxi, chất dinh
dưỡng đảm bảo cho năng
suất cao và không chứa
chất độc hại cho sự sinh
trưởng phát triển cây
4/ Cũng cố : Phát phiếu học tập
1. Hãy hoàn thành các câu đúng nghĩa của nó
1. Tỉ lệ cát, limon, sét
a. giữ được nước và chất dinh dưỡng cho đất
2. Cát, limon, sét, mùn
b. Quyết định thành phần cơ giới cho đất
2. Định nghĩa về đất phì nhiều
a. Đủ nước, chất dinh dưỡng
b. Đủ nước, chất dinh dưỡng, oxi
c. Đủ nước, chất dinh dưỡng, oxi và không có chất độc hại
d. Cả 3 câu trên
5 . Dặn dò : HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
- Nhận xét: về sự chuẩn bị, thái độ học tập và rèn luyện HS
- Dặn dò: chuẩn bị 3 loại đất: cát, sét, thịt để tiết sau thực hành
6. Rút kinh nghiệm :
6
Tuần : 3 Ngày soạn:
Tiết : 3 Ngày dạy:
Bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lý
- Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
2/ Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát
3/ Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: - Tranh phóng to H3, 4, 5 SGK/ 14
- Tìm hình chụp một khu đồi trọc, sói mòn trơ trọi sỏi đá
2/ HS: - Đọc trước bài 6
- Sưu tầm các tranh ảnh rừng đồi trọc
III. Hoạt động dạy học:
1/Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :
H/ Thành phần cơ giới của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là gì?
3/ Giảng bài mới :
a/ Giới thiệu bài: Nhu cầu của con người là đất luôn luôn có độ phì nhiêu, nghĩa
là có đủ chất dinh dưỡng, nước, không khí đồng thời không có chất độc hại cho
7
cây trồng nhưng thực tế lại luôn mâu thuẫn ngược lại, do thiên nhiên và canh tác
mà đất luôn bị rửa trôi, xói mòn
Mặt khác nhiều đất còn bị tích tụ những chất độc hại. Làm thế nào có
năng suất cao, mà độ phì nhiêu của đất ngày càng phát triển. Bài hôm nay sẽ
giải quyết vấn đề này.
b/ Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
Hoạt đ ộng 1 : xác định những lý do phải sử
dụng đất hợp lý.
-GV cho HS điền vào vở bài tập theo mẫu
SGK/14
- GV theo dõi nhận xét
- Đất phải như thế nào mới có thể cho cây trồng
có năng suất cao
- Loại đất nào sau đây đã và sẽ giảm độ phì nhiêu
nếu không sử dụng tốt
- Vì sao lại cho rằng đất đó đã giảm độ phì nhiêu
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lý
- GV tổng kết và ghi kết luận
I. Vì sao phải sử dụng đất
hợp lý
Phải sử dụng đất hợp lý, để duy trì
độ phì nhiêu luôn cho năng suất
cây trồng
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp sử dụng, cải
tạo và bảo vệ đất:
- GV cho HS nghiên cứu SGK
- GV treo tranh H3, H4, H5/14 SGK
- HS quan sát và trả lời
H/ mục đích của các biện pháp đó là gì?
H/ Biện pháp đó dùng cho các loại đất nào?
- GV cho HS trả lời câu hỏi vào vở bài tập phần
II/15
- GV gọi 1, 2 em đọc bài làm của mình
- GV kết luận
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ
đất
- Những biện pháp thường dùng để
cải tạo và bảo vệ đất:
* canh tác
* Thuỷ lợi
* bón phân
4/ Củng cố
- Gọi 1,2 học sinh đọc lại phần ghi nhớ
- Trả lời câu 1: Đúng hay sai
a. Đất đồi dốc cần bón vôi
b. Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần
c. Đất đồi núi cần trồng cây nông nghiệp để chống xói mòn.
d. Cần dùng các biện pháp canh tác, thuỷ lợi và bón phân để cái tạo đất
5/ D ặn dò :
- Xem trước bài thực hành : bài 4, bài 5
- Chuẩn bị các dụng cụ để chuẩn bị thực hành yêu cầu sgk
6/ Rút kinh nghiệm :
…………
8
…………
…………
………
Tuần: 4 Ngày soạn:
Tiết : 4 Ngày dạy:
BÀI 4, 5: THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN
(Vê tay)
ĐỘ Ph CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
I. Mục tiêu ;
Sau bài học HS :
- Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành.
- Xác định được độ pH của đất trồng bằng phương pháp so màu.
- Có ý thức lao động cẩn thận , chính xác.
- Có kĩ năng quan sát thực hành và ý thức lao động chính xác ,
II. Chuẩn bị:
- Một số ống hút nước.
- Mẫu đất : HS tự chuẩn bị.
- GV:chuẩn bị cho mỗi bàn 1 lọ chỉ thị màu tổng hợp ,1 thang màu chuẩn,1
thìa nhỏ màu trắng.
III. Tổ chức thực hành.
Hoạt đ ộng 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (Vê tay):
9
- GV: nêu mục tiêu , yêu cầu của bài : về nội dung yêu cầu HS phải biết
cách xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
Về trật tự vệ sinh : phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, không làm mất trật
tự, ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
- Nêu nội quy, quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Nhắc HS
khi thực hành phải cẩn thận không để đất ,nước rơi ra bàn ghế , sách vở ,
quần áo.
- Giới thiệu quy trình sau đó yêu cầu HS nhắc lại.
Hoạt động a : Tổ chức thực hành.
- Kiểm tra dụng cụ và mẫu đất của HS.
- Phân công việc cho HS.
Hoạt động b : thực hiện quy trình .
Bước 1 : GV thao tác mẫu , HS quan sát.
Bước 2 : HS thao tác , GV quan sát , nhắc nhở HS cẩn thận khi cho nước
vào đất.
Hoạt động 4 : đánh giá kết quả . (5 phút)
- HS thu dọn dụng cụ, mẫu đất, dọn vệ sinh nơi mình thực hành.
- HS tự đánh giá , xếp loại mẫu đất của mình thuộc loại đất nào?
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS và đánh giá , nhận xét về giờ học:
+ Sự chuẩn bị của HS ( tốt, đạt và chưa đạt yêu cầu)
+ Thực hiện quy trình ( đúng , chưa đúng)
+ Về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (tốt, đạt và chưa đạt yêu
cầu)
+ Đánh giá cho điểm thực hành.
Hoạt động c : đánh giá kết quả .
- HS thu dọn dụng cụ, mẫu đất, dọn vệ sinh nơi mình thực hành.
- HS tự đánh giá , xếp loại mẫu đất của mình thuộc loại đất nào?
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS và đánh giá , nhận xét về giờ học:
+ Sự chuẩn bị của HS ( tốt, đạt và chưa đạt yêu cầu)
+ Thực hiện quy trình ( đúng , chưa đúng)
+ Về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (tốt, đạt và chưa đạt yêu
cầu)
+ Đánh giá cho điểm thực hành.
Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO
MÀU
- GV: nêu mục tiêu , yêu cầu của bài : về nội dung yêu cầu HS phải biết
cách xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
Về trật tự vệ sinh : phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, không làm mất trật
tự, ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.
- Nêu nội quy, quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Nhắc HS
khi thực hành phải cẩn thận không để đất ,nước rơi ra bàn ghế , sách vở ,
quần áo.
- Cá nhân HS thực hành bằng mẫu đất chuẩn bị ở nhà.
- Giới thiệu quy trình sau đó yêu cầu HS nhắc lại.
Hoạt động a : Tổ chức thực hành.
10
- Kiểm tra dụng cụ và mẫu đất của HS.
- Phân công việc cho HS.
Hoạt động b : thực hiện quy trình .
Bước 1 : GV thao tác mẫu , HS quan sát.
Bước 2 : HS thao tác , GV quan sát , nhắc nhở HS cho chất chỉ thị màu
tổng hợp vào đất đúng như quy trình (B
2
SGK). Chờ đủ thời gian 1 phút sau đó
tiến hành so màu ngay(B
3
SGK)
Hoạt động c : đánh giá kết quả .
- HS thu dọn dụng cụ, mẫu đất, dọn vệ sinh nơi mình thực hành.
- HS tự đánh giá , xếp loại mẫu đất của mình thuộc loại đất nào?
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS và đánh giá , nhận xét về giờ học:
+ Sự chuẩn bị của HS ( tốt, đạt và chưa đạt yêu cầu)
+ Thực hiện quy trình ( đúng , chưa đúng)
+ Về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (tốt, đạt và chưa đạt yêu
cầu)
+ Đánh giá cho điểm thực hành.
IV/ D ặn dò: - Đọc trước bài 5.
V/ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 5 Ngày soạn:
Tiết : 5 Ngày dạy:
Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất
và cây trồng.
11
- Giải thích được vai trò của phân bón đối với đất trồng, với năng suất và chất
lượng sản phẩm
2/ Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ: Có ý thức tận dụng nguồn phân bón và sử dụng phân bón và phát
triển sản xuất
II. Chuẩn bị:
GV - Các loại phân hoá học, Hình vẽ một số cây làm phân xanh.
- Ảnh chụp phóng to về một số loại thí nghiệm cây thiếu N, P, K, vi
lượng sẽ sinh trưởng kém, năng suất thấp.
HS: Học thuộc bài cũ ; Đọc trước bài 7
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ngay từ xa xưa ông cha ta đã nói "nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống" câu tục ngữ này đã phần nào nói lên tầm quan trọng của phân bón
trong trồng trọt. Bài này chúng ta tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì trong
sản xuất nông nghiệp.
b/ Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về phân bón
- GV cho các em quan sát các loại phân bón
- HS: quan sát và trả lời.
H/ Tại sao các mẫu vật này gọi là phân bón?
- Những thứ gọi là phân bón có sẵn trong tự
nhiên hay do con người tạo ra và cung cấp cho
cây trồng
H/ Phân bón là gì?
- GV tổng kết và viết lên bảng
- GV nêu vấn đề phân bón gồm những loại nào?
- Gọi 1, 2 HS đọc SGK/15, 16 hoàn thành sơ đồ
H/ Những phân bón trên khác nhau như thế
nào?
I.Phân bón là gì?
- Phân bón là thức ăn do con người chế
tạo ra và cung cấp cho cây trồng
- Có 3 nhóm:
* Phân hữu cơ
* Phân hoá học
* Phân vi sinh
12
Phân bón
?
?
?
? ?
?
? ?
?
? ?
?
H/ Theo em trong mỗi gia đình nông nghiệp có
thể sản xuất ra những thứ gì cho cây trồng?
H/ Nếu gia đình làm nông nghiệp em làm thế
nào để có nhiều phân bón?
- Cho HS làm vào vở bài tập
GV: Nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của phân
bón
- GV treo hình vẽ 6/ 17
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
H/ Qua hình vẽ em cho biết phân bón có tác
dụng như thế nào? Tốt với sinh trưởng và năng
suất cây trồng
H/ Phân bón có tác dụng chất lượng sản phẩm
không?
H/ Phân bón có tác dụng như thế nào?
H/ Các mũi tên trong hình thể hiện điều gì?
- GV kết luận
II. Tác dụng của phân bón:
- Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của
đất, làm tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm
4/ Củng c ố:
- Gọi 2 em đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu 1,2,3
5/ Dặn dò: -Đọc "Em có biết", Trả lời câu 1, 2, 3 vào vở bài tập
- Đọc trước bài 9
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 6 Ngày soạn:
Tiết : 6 Ngày dạy:
Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN
THÔNG THƯỜNG
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
thường dùng.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát
3/ Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh phóng to H 7, 8, 9, 10 SGK và sưu tầm các tranh ảnh minh hoạ
cách bón phân.
2. HS: Đọc trước bài 9.
13
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H/ Nêu tác dụng của phân bón trong trồng trọt?
3. Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trong các bài 7 và 8 chúng ta đã làm quen với một số loại
phân bón thường dùng trong nông nghiệp hiện nay. Bài này chúng ta sẽ học
cách sử dụng các loại phân bón đó sao cho cơ thể thu hoạch được năng suất cây
trồng cao, chất lượng nông sản tốt và tiết kiệm được phân bón ta đi vào bài mới.
b/ Phát tri ển bài:
TG HO ẠT Động NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Cách bón phân:
GV yêu cầu HS đọc và quan sát kỹ các hình vẽ 7,
8, 9, 10
HS quan sát hình vẽ trả lời.
H/ Căn cứ vào thời kỳ bón người ta chia làm mấy
cách bón phân?
H/ Thế nào là bón lót,mục đích?
H/ Thế nào là bón thúc ,mục đích?
- Cho HS điền vào vở bài tập H 7, 8, 9, 10
H/ Có mấy hình thức bón phân? Đó là những hình
thức bón nào?
- GV theo dõi nhận xét
I/ Cách bón phân:
1/ Dựa vào thời kì bón:
+Bón lót: bón vào đất trước khi gieo
trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng
ngay từ đầu khi cây mới mọc hoặc bén
rễ.
+Bón thúc: bón phân trong thời gian
sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu chất dinh dưỡng cho cây.
2/ Dựa vào hình thức bón:
Bón vải.
Bón theo hốc.
Bón theo hàng.
Phun lên lá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng các loại
phân bón thông thường:
Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón thông
thường
- GV cho HS làm phần II vào vở bài tập
- GV theo dõi HS làm bài
- Gọi 2 em nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét.
II. Cách sử dụng các loại phân bón
thông thường :
+Phân hữu cơ,phân vi sinh,phân lân
thường được dùng để bón lót
+Phân đạm,phân kaly,phân hỗn
hợp(NPK) thường được dùng để bón
thúc
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản các loại
phân bón thường dùng
- GV cho HS đọc SGK/ 22
H/ Vì sao không để lẫn lộn các loại phân với
nhau?
H/ Tại sao phải dùng bùn ao để phủ kín đống
phân ủ?
III. Bảo quản các loại phân bón
thường:
+Phân hữu cơ thường được ủ rồi trát
bùn cẩn thận.
+Phân hóa học thường được đựng trong
14
H/ Phải bảo quản các loại phân bón như thế nào?
GV: Kết luận.
chum, vại sành hoặc bao gói rồi để nơi
cao ráo,thoáng mát.
4/ Củng cố
- Gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ
- Trả lời các câu hỏi SGK
5/ Dặn dò:
1. Đọc trước bài 10
2. Làm bài tập câu 3
3. Vẽ hình 11/ 23
6 /Rút kinh nghiệm:
Tuần: 7 Ngày soạn:
Tiết : 7 Ngày dạy:
Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO
GIỐNG
CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống
cây trồng
2/ Kỹ năng: Biết chọn lọc và lai tạo một số cây giống trồng địa phương
3/ Thái độ: Có ý thức quý trọng và bảo vệ các giống cây trồng.
II/ Chuẩn bị:
1. GV: H 11, 12, 13, 14 SGK. Tranh ảnh có liên quan để minh hoạ
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh một số giống cây trồng có năng suất cao
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Thế nào là bón lót, bón thúc? Khi bón lót, bón thúc người ta dùng những
loại phân gì?
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV đưa một câu tục ngữ “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”
nói lên vai trò của giống trong trồng trọt .
b / Phát tri ển bài:
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
15
Hoạt đông 1: Tìm hi ểu vai trò của giống cây
trồng:
GV: Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng
- GV treo H 11/ SGK và giới thiệu tranh
- HS quan sát, trả lời
H/ Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao
có tác dụng gì? (GV có thể nêu một vài ví dụ về
việc thay giống lúa cũ bằng giống lúa mới đã tăng
năng suất lên rất nhiều
H/ Sử dụng giống lúa ngắn ngày có tác dụng gì?
Đến các vụ gieo trồng trong năm
H/ Sử dụng giống mới ngắn ngày ảnh hưởng như
thế nào đến cơ cấu cây trồng? (GV giải thích HS
rõ về tăng vụ và phá vỡ độc canh cây lúa)
I. Vai trò của giống cây trồng:
Giống cây trồng tốt có tác dụng làm
tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng
vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng
Hoạt đông 2: Tìm hi hiểu Tiêu chí của giống
cây trồng tốt:
Giới thiệu tiêu chí của giống tốt
- GV cho HS đọc SGK và lựa chọn tiêu chí của
một giống tốt
H/ Một giống tốt cần đạt tiêu chí nào?
GV giải thích từng tiêu chí ưu nhược điểm và
kết luận
II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt:
+Sinh trưởng,phát triển tốt trong điều
kiện khí hậu,đất và trình độ canh tác
của địa phương
+Có chất lượng tốt
+Có năng suất cao và ổn định
+Chống chịu được sâu bệnh
Hoạt đ ộng 3 : Tìm hi ểu Phương pháp chọn tạo
giống cây trồng:
Giới thiệu một số phương pháp chọn tạo giống
cây trồng
- GV cho HS đọc và quan sát H 12
- Thế nào là phương pháp chọn lọc? (Từ nguồn
giống khởi đầu (a) chọn cây có đặc tính tốt thu hạt
- Chọn lọc giống có ưu điểm gì?
-GV:bằng pp này từ trước tới nay người ta đã tạo
được khá nhiều giống tốt: bưởi Phú Trạch, bưởi
Năm Roi, vải thiều, lúa 8 thơm, đậu sẻ…
- GV cho HS quan sát H13 và đọc SGK
III. Phương pháp chọn tạo giống
cây trồng
1. Phương pháp chọn lọc:
- Từ giống khởi đầu chọn các cây có
đặc tính tốt,thu lấy hạt tốt đem
gieo,so sánh với giống khởi đầu và
giống địa phương.Nếu đảm bảo 4 tiêu
chí của giống tốt thì cho nhân giống
để cung cấp cho sản xuất đại trà.
2. Phương pháp lai:
16
H/ Thế nào là phương pháp lai?
- GV giải thích qua hình vẽ
H/ Cây lai có ưu điểm gì? Khác so với cây mẹ ?
GV: gt đặc điểm sai của hình
GV cho HS đọc SGK (3)
H/ Muốn tạo cây đột biến người ta sử dụng tác
nhân gì?
GV: Phương pháp hiện đại nhất hiện nay là nuôi
cấy mô, thuờng dùng để tạo ra những cây con mới
chống các loạ bệnh.
H/ Trong những phương pháp trên phương pháp
nào hiện nay được dùng phổ biến nhất ở địa
phương em?
H/ Theo em phương pháp nào là ưu điểm nhất?
Lấy phấn hoa của cây làm bố thụ với
nhụy của cây làm mẹ.Lấy hạt của cây
mẹ đem gieo được cây lai.Chọn
những cây lai tốt làm giống
3. Phương pháp đột biến:
Dùng tác nhân lý,hóa học xử lý lên
các bộ phận của cây ở từng giai đoạn
khác nhau(mầm,hạt phấn,lúc hạt nảy
mầm…)từ đó tạo ra đột biến.Chọn
những cây có đột biến có lợi làm
giống
4. Phương pháp nuôi cấy mô:
Tách lấy mô( hoặc tế bào)đem nuôi
cấy trong môi trường đặc biệt sẽ tạo
dược cây mới,đem trồng và chọn lọc
rồi nhân lên tạo thành giống mới.
4/ Củng cố
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Cho cụm từ năng suất, ngắn ngày, độc canh, cơ cấu. Điền vào chỗ trống
* Giống là một yếu tố làm tăng…………… cây trồng. Sử dụng giống…………
có tác dụng làm số vụ gieo trong năm, làm thay đổi………… cây trồng, phá
vỡ………… cây lúa.
5/ D ặn dò:
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK .
- Đọc trước bài 11
6/ rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………
17
Tuần: 8 Ngày soạn:
Tiết : 8 Ngày dạy:
BÀI 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng
- Nắm được cách bảo quản hạt giống
2/ Kỹ năng: Quan sát, nhận biết so sánh
3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loại giống cây trồng nhất là giống quý, đặc
sản
18
II. Chuẩn bị:
1/ GV: Sơ đồ 3 phóng to/ 26, Hình vẽ 15, 16, 17 SGK/ 27
2/ HS: Đọc trước bài 11, Nhớ lại kiến thức cũ Sinh học lớp 6
III. Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
H/ Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?Một giống cây trồng
tốt phải đảm bảo những tiêu chí nào?
H/ Nêu phương pháp chọn lọc và phương pháo lai tạo giống cây trồng
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Ở bài trước chúng ta đã biết giống cây trồng là yếu tố quan
trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống
cây tốt phục vụ sản xuất đại trà. Chúng ta phải biết quy trình sản xuất giống và
làm tốt công tác bảo quản giống cây trồng. Để hiểu rõ hơn hôm nay cô và các
em nghiên cứu bài mới.
b/ Phát triển bài:
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nắm được sản xuất
giống cây trồng bằng hạt:
- GV yêu cầu HS nghiên sgk, trả lời.
- Cho HS tự nghiên cứu SGk, trả lời.
H/ Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
- GV treo bảng phụ 3/ SGK/ 26 cho HS quan
sát
H/ Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến
hành qua mấy bước?
H/ Nội dung công việc bước thứ 1?
H/ Tại sao phải phục tráng giống?
H/ Nội dung công việc bước thứ 2?
H/ Qua sơ đồ em cho biết nội dung của bước
thứ 3?
H/ Bước thứ 4 làm gì?
GV: Hạt giống siêu nguyên chủng có số lượng
ít nhưng chất lượng cao (độ thuần khiết cao,
không bị sâu bệnh…)
I/ Sản xuất giống cây trồng:
1/ Mục đích:
Tạo ra nhiều hạt giống và cây con giống
tốt cung cấp cho sản xuất đại trà
2/ Phương pháp:
a/ Sản xuất hạt giống:
Gồm 4 bước:
- Bước 1:Phục tráng giống.
- Bước 2:Tạo hạt giống siêu nguyên
chủng.
- Bước 3: Tạo hạt giống nguyên chủng.
- Bước 4: Tạo hạt giống cung cấp cho
sản xuất đại trà.
19
H/ Hạt giống siêu chủng là như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nắm được sản xuất
giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
GV treo hình vẽ 15, 16, 17 SGK/ 27
HS: Quan sát, tra lời câu hỏi.
H/ Qui trình giâm cành gồm những công đoạn
nào?
- Các em nhớ lại kiến thức Sinh học lớp 6
H/ Thế nào là giâm cành?
H/ Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt
lá ?
H/ Thế nào là chiết cành?
H/ Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng
nilon bó kín bầu đất?
H/ Thế nào là ghép mắt?
H/ Ghép mắt thường ở những cây nào?
GV kết luận giâm cành, chiết cành, ghép
mắt
- GV cho HS điền vào vở bài tập giâm cành,
chiết cành, ghép mắt.
2/ Sản xuất cây con giống bằng nhân
giống vô tính :
- Giâm cành:tách 1 đoạn thân hoặc cành
cây mẹ giâm vào đất ẩm cho ra rễ tạo
thành cây con mới.
VD: mía, mì, sắn dây ,rau lang, rau
muống…
- Chiết cành:ngay trên cây mẹ tạo cho
cành ra rễ thành cây con mới
VD:hoa hồng,sapoche…
- Ghép mắt:lấy mắt của cây thuộc giống
này ghép vào thân của cây thuộc giống
khác(gốc ghép)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nắm được các điều
kiện bảo quản hạt giống cây trồng :
- GV cho HS đọc phần II SGK/ 27.
- HS Nghiên cứu sgk trả lời.
H/ Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì?
H/ Muốn bảo quản hạt giống tốt phải đảm bảo
những yêu cầu gì?
H/ Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch
không lẫn tạp chất?
H/ Nơi cất giữ hạt giống như thế nào?
H/ Trong quá trình bảo quản ta phải kiểm tra
như thế nào?
H/ Dụng cụ gì bảo quản hạt giống?
GV nhận xét rút ra kết luận
II/ Bảo quản hạt giống cây trồng:
1/ Mục đích:
Giữ gìn và duy trì chất lượng hạt giống
2/ Yêu cầu:
- Hạt giống phải khô, chắc, không bị sâu
bệnh, lẫn tạp.
- Nơi cất giữ phải khô ráo, thoáng mát.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ
ẩm, sâu mọt… để kịp thời xử lí .
3/ Phương pháp:
- Bảo quản trong chum,vại,bao nilon:hạt
đậu
- Bảo quản trong nhà kho: lúa, ngô.
- Bảo quản trong hầm lạnh
4/ Củng cố
- Gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ
- Gắn bìa giấy vào sơ đồ 3 SGK/ 26
5/ Dặn dò:
- Đọc trước bài 12.
20
- Quan sát một số cây bệnh sâu phá hại
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết : 9 Ngày dạy:
BÀI 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Biết được tác hại của sâu bệnh. Hiểu được khái niệm của côn trùng, bệnh cây.
- Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hại.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác
hại
II/ Chuẩn bị:
1/ GV:- Tranh phóng to H 18, 19, 20 SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh sâu, bệnh
2/ HS: Đọc trước bài 12, Quan sát các loại cây bị sâu, bệnh
III/ Hoạt động :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: H/ Bảo quản hạt giống như thế nào?
21
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Trong qui trình sản xuất trồng trọt muốn đạt năng xuất
cao,phẩm chất tốt không chỉ biết bón phân hợp lí,làm đất tốt, giống tốt mà còn
phải biết phòng trừ sâu,bệnh hại cây trồng.Vậy thế nào là sâu bệnh hại,mức độ
gây hại ra sao ma chúng ta phải tích cực phòng trừ.Đó là nội dung của bài học
hôm nay
b/ Phát tri ển bài:
HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu
bệnh
- GV cho HS đọc kỹ phần I SGK/ 28
- HS quan sát tranh, nghiên cứu sgk, trả lời.
H/ Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời
sống cây trồng ?
H/ Em hãy kể cách gây hại của sâu, bệnh trên
cây trồng mà em biết?
H/ Sâu bệnh ảnh hưởng ntn đến con người?
- GV kết luận
I/ Tác hại của sâu bệnh:
- Sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cây
trồng:cây trồng sinh trưởng, phát triển
kém, bị tổn thương hoặc chết .
- Sâu bệnh gây hại gián tiếp đến con
người:tăng chi phí,tốn công,làm giảm
năng suất,phẩm chất nông sản
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về côn
trùng và bệnh cây:
- GV cho HS đọc phần II SGK/ 28
H/ Em nào có thể kể một số côn trùng mà em
biết?
H/ Bằng kiến thức sinh học em hãy cho biết thế
nào là côn trùng?
- Phần đầu có 1 đôi râu,phần ngực mang 3 đôi
chân và thường có 2 đôi cánh
H/ Có phải tất cả côn trùng đều có hại cho cây
trồng không?
*Vậy côn trùng chia thành mấy nhóm?VD
GV: Côn trùng có hại cho cây trồng gọi là sâu,
côn trùng có lợi cho nông nghiệp gọi là thiên
địch.
H/ Thế nào là vòng đời?
GV :trong vòng đời côn trùng trải qua nhiều
giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau,có
cấu tạo và hình thái khác nhau. Sự biến đổi hình
thái của côn trùng trong vòng đời gọi là biến
II/ Khái niệm về côn trùng và bệnh
cây:
1/ Côn trùng:
a/ Khái niệm:
Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành
chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu,
ngực, bụng.
Côn trùng gồm 2 nhóm:
+ Có lợi:ong mắt đỏ,bọ rùa…
+ Có hại(sâu):sâu đục thân,sâu cuốn
lá…
b/ Vòng đời của côn trùng:
22
thái.
*Côn trùng có mấy kiểu biến thái?
- GV treo hình vẽ 18, 19 SGK/ 28
H/ Côn trùng ptr theo kiểu BTHT vòng đời trải
qua mấy giai đoạn?đó là những giai đoạn nào?
H/ Vì sao gọi là biến thái không hoàn toàn ?
H/ Trong giai đoạn sinh trưởng của sâu hại, giai
đoạn nào của cây phá hại cây trồng mạnh ?
GV; Nhận xét, kết luận .
b. Tìm hiểu về bệnh cây
H/ Thế nào là bệnh cây?
H/ Quan sát màu lá lúa em có nhận xét gì?
H/ Cây bị bệnh có biểu hiện như thế nào?
H/ Bệnh cây do những nguyên nhân nào gây ra?
c. Quan sát một số hình về sâu, bệnh gây hại
GV: cho hs quan sát mẫu vật.
GV cho HS quan sát các hình vẽ 20 SGK/ 29
GV cho HS đọc SGK 29
H/ Cây bị sâu, bệnh phá hại khác nhau như thế
nào?
GV: kết luận
- Biến thái hoàn toàn:
Vòng đời trải qua 4 giai đoạn:trứng,sâu
non,nhộng,sâu trưởng thành.Giữa các
giai đoạn hình thái bị biến đổi hoàn
toàn.
VD:sâu đục thân,sâu cuốn lá…
- Biến thái không hoàn toàn:
Vòng đời trải qua 3 giai đoạn:trứng,sâu
non,sâu trưởng thành.Giữ các giai đoạn
hình thái ít bị biến đổi hoàn toàn
VD:rầy nâu,bọ xít,châu chấu…
2/ Bệnh cây:
a/ Khái niệm:
- Bệnh cây là trạng thái không bình về
chức năng sinh lí,cấu tạo và hình thái
của cây.
b/ Phân loại:
-Do VSV gây ra,lây lan mạnh,mức đọ
gây hại lớn
VD:bệnh đạo ôn, bạc lá…
- Do điều kiện sống bất lợi, ít gây hại
đến cây trồng
VD:cành bị gãy, đất,phân bón…
3/ Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu,
bệnh phá hại:
- Khi bị sâu bệnh phá hại thường màu
sắc, cấu tạo, hình thái các bộ phận của
cây bị thay đổi
4/ Củng cố :
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ
- Trả lời câu 1
* Sâu phá hại cây trồng mạnh ở giai đoạn nào?
a. Nhộng
c. Trứng
b. Sâu non
d. Sâu trưởng thành
5/ D ặn dò: Học bài và soạn trước bài 13
6/ Rút kinh nghiệm:
23
……………
…………
Tuần: 10 Ngày soạn:
Tiết : 10 Ngày dạy:
BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I. Mục tiêu :
1/ Kiến thức: Hiểu được nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
2/ Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu,
bệnh tại vườn trường hay gia đình.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: SGK , SGV
2/ HS: Đọc trước bài 13
III/ Hoạt động :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: H/ Hãy nêu các tác hại của sâu, bệnh
3. Giảng bài mới:
24
a/ Giới thiệu bài: Hàng năm ở nước ta, sâu bệnh đã làm thiệt hại 10 – 12% sản
lượng nông sản. Nhiều năm sản lượng thu hoạch được rất ít. Do vậy việc phòng
trừ sâu bệnh phải được tiến hành thường xuyên kịp thời. Bài học này sẽ giúp
chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến.
b/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
TG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG
HOẠT Đ ỘNG 1 : Tìm hiểu nguyên tắc phòng
trừ sâu bệnh .
- GV cho HS đọc I. SGK/ 30
- GV đặt câu hỏi .
- HS Nghiên cứu sgk, Trả lời.
H/ Phòng là chính có nghĩa như thế nào?
H/ Trừ sớm kịp thời nhanh chóng và triệt để
như thế nào?
H/ Tại sao phải sử dụng tổng hợp các biện
pháp?
GV: nhận xét, kết luận.
I/ Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh:
- Phòng là chính: bón nhiều phân hữu
cơ, làm cỏ , vun xới, luân canh, sử dụng
giống chống sâu
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt
để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng
trừ
HOẠT Đ ỘNG 2 : Tìm hiểu các biện pháp
phòng trừ sâu, bệnh hại.
- GV cho HS nghiên cứu và làm bài tập phần II
SGK/ 31
- GV theo dõi
- GV gọi HS đọc bài làm của mình
- GV: kết luận để HS ghi
- GV treo hình 21, 22
H/ Hãy nêu ưu điểm của biện pháp thủ công
phòng trừ sâu bệnh
H/ Em hãy nêu nhược điểm của biện pháp thủ
công phòng trừ sâu bệnh
- GV treo H 23 SGK
H/ Em hãy cho biết thuốc hoá học được sử
dụng trừ sâu, bệnh bằng cách nào?
H/ Em hãy kể các biện pháp sinh học phòng trừ
sâu mà em biết?
II/ Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
hại:
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống
chống sâu, bệnh hại
+Vệ sinh đồng ruộng, làm đất; trừ mầm
mống sâu bệnh, nơi ẩn náu
+luân canh; làm thay đổi đk sống và
thức ăn của sâu, bệnh
+gieo trồng đúng thời vụ: để tránh thời
kì sâu, bệnh phát sinh mạnh
+chăm sóc kịp thời bón phân hợp lí: để
tăng sức chống chịu sâu, bệnh
2. Biện pháp thủ công
+Ưu điểm: - Đơn giản dễ thực hiện
-Có hiệu quả khi sâu,bệnh mới phát sinh
+Nhược điểm: Hiệu quả thấp(khi sâu
bệnh phát sinh nhiều)
-Tốn công
3. Biện pháp hoá học
+Ư: diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công
+N: -Dễ gây độc cho người và vật nuôi
- Ô nhiễm môi trường, làm chết nhiều
sinh vật khác.
4. Biện pháp sinh học
+ KN(SGK)
25