MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã có biết
bao vĩ nhân, anh hùng mà cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và nhân cách của họ tiêu
biểu cho lý tưởng, ý chí, khát vọng của dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người như vậy. “Hồ Chí Minh” - những
chữ ấy đã trở thành một biểu tượng, một niềm tự hào của dân tộc ta và của nhân loại
tiến bộ trên toàn thế giới.
Dân tộc ta sinh ra Hồ Chủ tịch, và chính Người - Anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hoá thế giới - người mà tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa
Liên Hợp quốc (UNESCO) đánh giá là đã “để lại dấu ấn trong quá trình phát triển
của nhân loại” - đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Cuộc
đời và sự nghiệp, tư tưởng và lý luận cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta và
nhân loại là một di sản vô cùng quý giá. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại” và “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho
1
cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng
và dân tộc ta”.
Chính vì vậy, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Tư tưởng của Người bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn, phong phú, trong đó
vấn đề “Lãnh đạo công tác tư tưởng” chiếm một vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhiều lần khẳng định: Tư tưởng dẫn đầu; Đảng phải quan tâm đến giáo dục
tư tưởng và lãnh đạo quá trình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội. Người nhấn
mạnh: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mỗi
cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư
tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc”, theo Người “Tư tưởng không đúng
đắn thì công tác ắt sai lầm”. Trong tổ chức thực hiện, lãnh đạo công tác tư tưởng
phải đi trước một bước và quan trọng nhất, không ngừng đổi mới để phù hợp với
những điều kiện cụ thể của hoàn cảnh, đối tượng, nâng cao hiệu quả, phục vụ cho
sự nghiệp chung của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà tư tưởng lớn mà Người còn là
một nhà lãnh đạo công tác tư tưởng kiệt xuất. Lãnh đạo công tác tư tưởng là một
trong những thực hành lớn và có ý nghĩa quan trọng của Hồ Chí Minh. Trong suốt
cuộc đời cách mạng của mình, chúng ta có thể nhận thấy rằng, Người đã có những
thực hành biện chứng trên mọi lĩnh vực: Công tác tư tưởng, giáo dục tư tưởng và
lãnh đạo công tác tư tưởng, dân chủ, đạo đức cách mạng, đoàn kết và đại đoàn
kết, Những thực hành đó không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với thời kỳ cách
mạng trước đây mà còn rất quan trọng đối với thời kỳ đổi mới và hội nhập của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Nắm bắt được tầm quan trọng của “tư tưởng” và “lãnh đạo công tác tư
tưởng” trong công cuộc dựng nước và giữ nước, Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú trọng
tới công tác và quá trình lãnh đạo tư tưởng và coi đây là một trong những hoạt động
cấp thiết của mọi thời đại. Tư tưởng lòng dân có vững, có mạnh thì đất nước mới
phát triển, do đó Hồ Chí Minh đã xây dựng lên một hệ thống các quan điểm về vấn
đề lãnh đạo công tác tư tưởng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Trong
những hoạt động này vấn đề cốt lõi là lãnh đạo phải thống nhất, dân chủ, khoa học
2
và cách mạng. Vấn đề tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực tế đến nay nhiều lúc,
nhiều nơi vẫn làm chưa tốt.
Tình hình tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng của Đảng ta chịu nhiều tác động sâu
sắc của đời sống chính trị - kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công
nghệ thông tin và sức ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa. Các thế lực cơ hội chính
trị ngoài nước đã, đang và sẽ cấu kết, ra sức chống phá cách mạng Việt Nam bằng
chiến lược “Diễn biến hòa bình”, trong mọi lĩnh vực và dưới mọi hình thức; phản
bác quyết liệt chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bác mục tiêu, lý tưởng và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt
Nam, Cuba… Sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta 28
năm qua do Đảng lãnh đạo đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, toàn diện.
Nhờ đó cũng cố được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, định hướng của Đảng
ta trên con đường đi tới CNXH. Điều này đặc biệt quan trọng về mặt tư tưởng và lý
luận đối với toàn Đảng và toàn dân ta. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được,
quá trình xây dựng và phát triển đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề gay gắt và thách
thức. Những yếu kém, hạn chế về năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của bộ
máy nhà nước các cấp. Từ đó gây bức xúc và giảm lòng tin của nhân dân đối với
khả năng cầm quyền và lãnh đạo của Đảng. Trong khi đó căn bệnh tham nhũng,
lãng phí, quan liêu của cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi, gây bức xúc cho quần
chúng nhân dân: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục
diễn biến phức tạp” [16, tr.173]. Những hiện tượng đó là tiếng chuông cảnh báo để
chúng ta phải làm tốt hơn nữa lãnh đạo công tác tư tưởng.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về Lãnh đạo công tác tư tưởng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
nhằm để đấu tranh thắng lợi các âm mưu, diễn biến và thủ đoạn của các thế lực thù
địch; xây dựng, bảo vệ và phát triển thành công nền chủ nghĩa xã hội ở nước ta; xây
3
dựng Đảng ta vững mạnh về tư tưởng chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin, sự
kiên định trong tư tưởng và hành động của quần chúng nhân dân hiện nay.
Lãnh đạo công tác tư tưởng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng,
là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo công tác tư
tưởng không chỉ là định hướng, chỉ đạo, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là phương thức thu hút nhân
dân vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đó.
Trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, một nội dung quan trọng là xây
dựng về tư tưởng chính trị, trình độ trí tuệ, nâng cao năng lực, phương thức cầm
quyền của Đảng, Toàn bộ hoạt động của Đảng, trước hết là hoạt động tư tưởng có
yêu cầu tự thân phải giáo dục hóa, lãnh đạo hóa, kể cả nhận thức và hành động.
Thực tiễn đó đòi hỏi những cán bộ, đảng viên làm công tác xây dựng Đảng về tư
tưởng chính trị phải quan tâm thường xuyên đến vấn đề lãnh đạo công tác tư tưởng
nhằm giúp Đảng hình thành quan điểm, đường lối, chủ trương để tổ chức, lãnh đạo
và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Từ nhận thức một cách sâu sắc vai trò, sức lan tỏa, tính thời sự cấp bách của
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và vấn đề lãnh đạo công tác tư tưởng của Người
nói riêng, trên cơ sở tiếp thu thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, tôi lựa
chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng - giá trị lý
luận và thực tiễn”. Từ đó, mở rộng thêm nhận thức về Hồ Chí Minh, góp phần đưa
tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng vào thực tiễn đời sống để giải
quyết những vấn đề cấp bách về tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng đang đặt ra
của xã hội Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về lãnh đạo công tác tư tưởng
nói riêng là mảng đề tài được nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cách linh hoạt
và sáng tạo, mạnh mẽ và rộng khắp trong Đảng và nhân dân, giới học thuật và các
nhà nghiên cứu. Đến nay, có nhiều công trình với nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học,
nhiều sách chuyên đề, bài viết liên quan đến đề tài này. Mỗi tác giả có cách tiếp
cận, nhìn nhận vấn đề khác nhau và rất riêng, cụ thể:
4
Một số tác phẩm và công trình khoa học của các nhà lãnh đạo tư tưởng, các
các cơ quan của Đảng về lĩnh vực tư tưởng, như: “Hồ Chí Minh về công tác tư
tưởng” của Ban Tuyên huấn Trung ương (Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1985); “Tạo một
chuyển biến mạnh mẽ về công tác tư tưởng” của Lê Duẩn (Nxb. Sự Thật, Hà Nội,
1962); “Công tác tư tưởng của Đảng” của Trường Chinh (Nxb. Sự Thật, Hà Nội,
1962); “Một số vấn đề về công tác tư tưởng” của Đào Duy Tùng (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999); “Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và tổ chức
của Đảng trong thời kỳ đổi mới” của PGS.TS Tô Huy Rứa (Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2012); “Góp phần nghiên cứu một số vấn đề phát triển của Việt Nam”
của GS.TS Tạ Ngọc Tấn (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012); “Tuyển tập Đào
Duy Tùng”, Tập 1 (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Sơ khảo lược sử công
tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “70 năm công tác tư tưởng – văn
hóa của Đảng truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn” của Ban Tư tưởng - Văn
hóa Trung ương (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Một số văn kiện của
Đảng về công tác tư tưởng – văn hóa” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000).
Các công trình của các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về công tác tư tưởng
và lãnh đạo tư tưởng, như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận”
của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (kỷ yếu hội thảo khoa học) (Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng văn hóa”
của Hữu Thọ (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Hồ Chí Minh văn hóa và
đổi mới” của GS. Đinh Xuân Lâm, PTS Bùi Đình Phong (Nxb Lao động, Hà Nội,
1998); “Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam” của
Đào Duy Quát (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Nguyên lý công tác tư
tưởng” của Lương Khắc Hiếu (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, Tập 1);
“Nguyên lý công tác tư tưởng” của Đào Duy Quát, Lương Khắc Hiếu (Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Tập 2); “Giáo trình công tác tư tưởng của Đảng” của
Đỗ Ngọc Ninh, (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2003); “Công tác tư tưởng” của
Hoàng Tùng (Nxb. Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1986); “Văn hóa chính trị
và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” của Phạm Ngọc
5
Quang (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); “Công tác tư tưởng và vấn đề đào
tạo cán bộ làm công tác tư tưởng” của PGS.TS Trần Thị Anh Đào (Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2010); “Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng
hiện nay” của TS Ngô Huy Tiếp (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011); “Góp
phần đổi mới công tác lý luận - tư tưởng” của Trần Trọng Tân (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996); “Về công tác tư tưởng - văn hóa” của Trần Trọng Tân (Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005); “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng chính
trị cách mạng đối với cán bộ, công chức đảng viên, đoàn viên Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới” của Minh Tiến, Thanh Hà (Nxb. Lao
động Xã hội, Hà Nội, 2006); “Giáo dục và quản lý sự phối hợp công tác tư tưởng”
của I.D.Tơrốtchencô (Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1984); “Đổi mới và nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” của Hà Ngọc Hợi, Ngô Văn Thạo
(Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Những công trình khoa học trên tập
trung phân tích, nghiên cứu những vấn đề về tư tưởng, hệ tư tưởng, những
nguyên lý về công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận và
công tác tư tưởng trong tình hình mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các các bài viết đăng ở các tạp chí như: Trần Thị Kim Cúc với bài viết “Hồ
Chí Minh và những nguyên lý công tác tư tưởng - lý luận” (Tạp chí Tư tưởng Văn
hóa, số 9, 2005); Lý Thị Bích Hồng với bài viết “Quán triệt quan điểm Hồ Chí
Minh về công tác tư tưởng, lý luận trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay” (Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 3, 2005); Hữu Thọ với bài viết “Một vài điều thu hoạch về
phong cách Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng” (Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 7,
2005) Trần Bạch Đằng (2004); “Suy nghĩ về thực trạng văn hóa và công tác lãnh
đạo, quản lý của chúng ta” (Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 9, 2004); NguyễnVân
với bài viết “Tuyên truyền chính trị trước những đòi hỏi và thách thức mới” (Tạp
chí Tư tưởng - Văn hóa số 10, 1993); Trần Quang Nhiếp với bài viết “Mấy vấn đề
về bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên hiện nay” (Thông tin Công tác
tư tưởng lý luận số 9, 2004); Hà Đăng với bài viết “Đổi mới, tăng cường hoạt động
báo cáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả tư tưởng” (Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa,
số 10, 1994); Hoàng Chí Bảo với bài viết “Về chất lượng nghiên cứu lý luận chính
trị” (Tạp chí Lý luận chính trị số 4, 2005); Hữu Thọ với bài viết “Từ thực tiễn, cần
6
suy nghĩ sâu hơn về công tác tư tưởng” (Thông tin Công tác tư tưởng số 3, 2001);
Nguyễn Khoa Điềm với bài viết “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung
ương V về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”
(Thông tin Công tác tư tưởng lý luận số 1, 2005); Hồng Vinh với bài viết “Vai trò
của công tác tư tưởng – văn hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”
(Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 5, 2005); Nguyễn Viết Thông với bài “Công tác tư
tưởng với phát triển bền vững” (Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 12, 2004); Tô Huy
Rứa với bài viết “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong giai đoạn
phát triển mới” (Tạp chí Tư tưởng Văn hóa, số 6, 2006).
Các công trình, sách, báo, bài viết nói trên đã góp phần làm rõ hơn tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng cũng như những hoạt động của Người trên mặt
trận tư tưởng, sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo và định
hướng về lĩnh vực tư tưởng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu, phân tích tư tưởng của Hồ Chí
Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng và giá trị của tư tưởng này trong giai đoạn hiện
nay. Chính vì vậy, trên tinh thần cầu thị và tiếp thu những kết quả của những nhà
nghiên cứu đi trước và mong muốn tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề
tài này để đi vào tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng;
giá trị lý luận và thực tiễn mà tư tưởng đó mang lại, góp phần vào việc vận dụng tư
tưởng đó của Người trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận của Hồ Chí
Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng.
- Nghiên cứu, phân tích, hệ thống về thực hành lãnh đạo công tác tư tưởng
của Hồ Chí Minh.
- Phân tích và đánh giá những giá trị mà tư tưởng này mang lại trong tình
hình mới.
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích, làm rõ, tổng hợp những quan điểm, nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng.
7
- Hệ thống và phân tích những thực hành lãnh đạo công tác tư tưởng của Hồ
Chí Minh.
- Phân tích và đánh giá về giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh
về lãnh đạo công tác tư tưởng trong kho tàng lý luận dân tộc và Mác xít; đối với sự
nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là về phương thức lãnh đạo của Đảng
trên mặt trận tư tưởng chính trị trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng trong hệ thống tư
tưởng phong phú của Người.
- Những giá trị về lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo
công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Lãnh đạo công tác tư tưởng là một lĩnh vực rộng lớn, đặc thù và phức tạp của
giới lý luận, của Đảng. Trên cơ sở các nguồn tài liệu, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu, phân tích, khái quát một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo
công tác tư tưởng và hoạt động thực tiễn lãnh đạo công tác tư tưởng của Người; Nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng: Vị trí và vai trò của
lãnh đạo công tác tư tưởng trong lãnh đạo nói chung; sự cần thiết, nhu cầu khách
quan của lãnh đạo công tác tư tưởng; chủ thể, nội dung và phương thức của lãnh
đạo công tác tư tưởng; cán bộ lãnh đạo công tác tư tưởng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện lập trường, quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin về hệ tư tưởng và hoạt động tư tưởng; tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác tư tưởng và lãnh đạo công tác tư tưởng; trên quan điểm, đường lối, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tư tưởng; kế thừa những luận điểm và tư tưởng
các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lãnh
đạo ngành tư tưởng, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, học giả
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
8
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử đề làm rõ vấn đề.
- Ngoài ra luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội -
nhân văn:
Phương pháp tổng hợp: sử dụng phương pháp tổng hợp trong quá trình tìm
kiếm thông tin, tài liệu có liên quan; sắp xếp, phân loại chúng theo các luận điểm
liên quan đến nội dung chính của luận văn.
Phương pháp phân tích: trên cơ sở các thông tin và tài liệu liên quan đã được
tổng hợp, tiến hành nghiên cứu các vấn đề nhằm nêu bật được nội dung chính của
luận văn. Từ đó rút ra nhận định, đánh giá cho luận văn.
Phương pháp logic - lịch sử: được sử dụng trong luận văn khi viện dẫn
những thực hành và quan điểm của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực lãnh đạo tư tưởng.
Qua đó đánh giá những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng đó đối với công
cuộc đổi mới hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu góp phần làm rõ, tổng hợp, hệ thống và luận giải những
nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng, những thực
hành lãnh đạo công tác tư tưởng của Người, đồng thời góp phần tổng kết, đánh giá
những giá trị đặc sắc về lý luận và thực tiễn của tư tưởng này đối với việc xây dựng
Đảng trên mặt trận tư tưởng ở nước ta hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy chuyên
ngành Hồ Chí Minh học và Chính trị học về lãnh đạo công tác tư tưởng; bên cạnh
đó luận văn đưa ra một số vấn đề tham chiếu cho Đảng ta trong lĩnh vực tư tưởng
mà đặc biệt là vấn đề lãnh đạo công tác tư tưởng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái luận chung về lãnh đạo công tác tư tưởng
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo công tác tư tưởng
9
Chương 3: Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về
lãnh đạo công tác tư tưởng
CHƯƠNG 1:
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
1.1 Công tác tư tưởng và những nguyên tắc của công tác tư tưởng
1.1.1 Khái niệm tư tưởng
Thuật ngữ “tư tưởng” (idea) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hình
thức. Cho đến ngày nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “tư tưởng”: tư tưởng
là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người đối với
thế giới chung quanh [52, tr. 43]; tư tưởng là những quan điểm, ý nghĩ phản ánh thế
giới vật chất trong nhận thức của con người và thể hiện mặt này hay mặt khác của
thế giới khách quan [42, tr. 57]; v.v…
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, đời sống xã hội có hai loại nhu cầu cơ
bản: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần; do đó có hai lĩnh vực sản xuất là sản
xuất vật chất và sản xuất tinh thần để đáp ứng hai nhu cầu đó. Lĩnh vực vật chất
quyết định lĩnh vực tinh thần, nhưng mặt khác, lĩnh vực tinh thần có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại lĩnh vực vật chất. Ph. Ăngghen viết: “nhân tố lịch sử
một khi được những nhân tố khác, xét tới cùng là nguyên nhân kinh tế, làm nảy sinh
ra thì nhân tố lịch sử đó cũng có thể tác động trở lại đến môi trường của nó, và thậm
chí đến những nguyên nhân đã tạo ra nó” [2, tr. 90]
10
Vì vậy, tinh thần, tư tưởng - một bộ phận của lĩnh vực tinh thần, có vai trò rất
quan trọng trong đời sống con người.
Trong lịch sử xã hội loài người, lúc đầu con người tiến hành các hoạt động
sản xuất vật chất để đảm bảo nhu cầu sinh tồn của mình, sau đó cùng với sản xuất
vật chất, xã hội thường xuyên diễn ra các quá trình sản xuất tinh thần. Ph. Ăngghen
viết: “con người trước hết cần phải ăn, uống, chổ ở và mặc đã rồi mới có thể làm
chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, và v.v. được” [3, tr. 500]. Ph. Ăngghen đã
chỉ ra ý thức đầu tiên của con người được hình thành trên cơ sở bộ não - dạng vật
chất có tổ chức cao, dưới “hai sức kích thích chủ yếu” là lao động và ngôn ngữ. Sau
đó, do nhu cầu không ngừng nhận thức để cải biến thế giới, phục vụ con người và
giao tiếp xã hội, sản xuất tinh thần ra đời và ngày càng phát triển. Quá trình sản
xuất tinh thần này sinh ra ý thức bảo vệ lợi ích con người. Ở xã hội nguyên thủy
chưa xuất hiện giai cấp, đời sống tinh thần còn nghèo nàn, song lúc đó đã có một
dạng tâm lý xã hội - như tình cảm, tâm trạng mong muốn… của con người - hình
thành tự phát dưới dạng ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống.
Có quan điểm cho rằng, xã hội nguyên thủy đã có tư tưởng. Điều đó chỉ
đúng, nếu hiểu khái niệm tư tưởng theo nghĩa ban đầu của nó. Thực ra, xã hội
nguyên thủy mới chỉ có “mầm mống tư tưởng”. Khi xã hội phát triển, phân chia
thành giai cấp, có sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay, tầng lớp trí
thức xuất hiện thì mới có các nhà tư tưởng bảo vệ lợi ích cho những người mà mình
đại diện một cách có ý thức. Có thể thấy rõ sự xuất hiện tư tưởng trong xã hội Hy
Lạp cổ đại - quốc gia có chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình - từ những “mầm mống
tư tưởng” như thế nào. Trong cuốn Lược khảo Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa, giáo sư Đỗ Tư cho rằng: “Trên quan điểm khoa học, vào thế kỷ
XI - IX trước công nguyên, hình thái kinh tế - xã hội Hy Lạp về cơ bản vẫn còn là
hình thái kinh tế cộng đồng nguyên thủy và sự xuất hiện của các nhân tố giai cấp,
nhà nước cũng chỉ mới là bắt đầu. Tình hình kinh tế - xã hội Hy Lạp trong thời kỳ
này được phản ánh trong hai tập sử thi Iliát và Ôđixê mà theo truyền thuyết thì tác
giả là Hôme” [51, tr.11]. Dù tác giả đó là có thật hay không, thì một điều chắc chắn
phải có một hoặc một số ít người có trình độ tri thức nhất định mới có thể sáng tác
ra các bản trường ca đó, thể hiện rõ ý muốn bênh vực lợi ích của nô lệ, đầy tớ -
11
những người phải lao động dưới sự cai quản khắc nghiệt và dã man của chủ nô. Vào
thế kỷ VIII - VI trước công nguyên, trong xã hội Hy Lạp, giai cấp và nhà nước mới
chính thức ra đời thì các tập sử thi nói trên đã từ truyền miệng được ghi lại bằng chữ
Hy Lạp cổ ở thế kỷ VI trước công nguyên. Việc ghi chép đó chỉ có các nhà trí thức
mới làm được, trên cơ sở kế thừa và phát triển những mầm mống tư tưởng xã hội
trước đó.
Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất
của con người quyết định. Khi phân tích mối quan hệ giữa các nhà tư tưởng tiểu tư
sản, C. Mác chỉ ra: sở dĩ hộ là đại biểu của giai cấp tiểu tư sản, chính là vì tư tưởng
của họ bị quy định bởi lợi ích vật chất và địa vị xã hội của tiểu tư sản. Từ đó, C.
Mác đi tới kết luận: “Nói chung, mối quan hệ giữa những đại biểu chính trị và văn
học của một giai cấp với giai cấp mà họ đại diện là như thế đó” [6, tr. 183-184].
Như vậy, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực thông qua lăng kính của nhà tư tưởng.
Chẳng hạn, người ta vẫn có thể dễ dàng nhận biết trong những dự báo về tương lai ở
cấp độ toàn cầu của nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ Alvin Toffler lập trường
giai cấp tư sản, ở việc đề cao quá mức vai trò kỹ trị trong xã hội hiện đại.
Cũng theo C. Mác, tư tưởng phải gắn với lợi ích, tư tưởng mà không gắn với
lợi ích là điều hết sức vô nghĩa. Chẳng hạn, khi nói về tư tưởng của Luít Napôlêông
mang danh đại diện cho giai cấp nông dân Pháp giữa thế kỷ XIX nhưng hoàn toàn
không gắn với lợi ích của giai cấp nông dân. C. Mác viết: “Những tư tưởng ấy chỉ là
những ảo giác trong cơn hấp hối, là những từ đã biến thành những câu nói suông, là
những thần linh đã biến thành những bóng ma” [7, tr. 272]
Các nhà tư tưởng thường bảo vệ lợi ích giai cấp dưới hình thức lý tưởng hóa,
tức là gắn cho giai cấp mình một sứ mệnh đại diện chân chính cho toàn xã hội, và
do đó, lợi ích được bảo vệ cũng chính là lợi ích chung, phổ biến trong xã hội. Trong
Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “mỗi giai cấp mới thay thế cho giai
cấp thống trị trước mình, muốn thực hiện được mục đích của mình, điều nhất thiết
phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi thành viên
trong xã hội hay nói một cách trừu tượng: phải gắn cho những tư tưởng của bản
thân mình một hình thức phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những
tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến” [8, tr 68]. Lấy giai cấp tư sản
12
trong chế độ tư bản làm ví dụ. C. Mác viết: “Trong chế độ này, mỗi lợi ích, mỗi
thiết chế xã hội đều biến thành một tư tưởng chung, và được luận giải như là một tư
tưởng” [9, tr. 201]. Chỉ có tư tưởng vô sản mới thực sự bảo vệ lợi ích chung phổ
biến trong toàn xã hội, vì lợi ích của giai cấp vô sản phù hợp với lợi ích của đại đa
số tầng lớp nhân dân.
Lẽ dĩ nhiên, trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai
cấp. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Lịch sử
tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần
cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao
giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [10, tr. 625]. Trong xã hội có
giai cấp luôn có sự đấu tranh để truyền bá, thu phục lòng người, lôi kéo quần chúng
nhân dân theo quan điểm tư tưởng của giai cấp thống trị, nhằm biến tư tưởng thành
sức mạnh để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp. Thực chất đấu tranh tư
tưởng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp. Ph. Ăngghen viết: tất cả mọi cuộc đấu
tranh trong lịch sử, không kể nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay
trên bất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt
của cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội…” [11, tr. 373-374]. Trong cuộc
đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đấu tranh tư tưởng đã góp phần quan trọng
giúp giai cấp vô sản giành chính quyền. Sau khi có chính quyền, đấu tranh tư tưởng
vẫn tiếp tục để chống các tàn dư tư tưởng của xã hội cũ, những khuynh hướng tư
tưởng lệch lạc và các tư tưởng thù địch, phản động để làm cho ý thức xã hội chủ
nghĩa chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tính thần của xã hội.
Qua đó, có thể hiểu khái niệm tư tưởng như sau: Tư tưởng là sự phản ánh
của hiện thực trong ý thức, biểu thị những lợi ích ít nhiều có tính phổ biến của con
người, của xã hội.
Như vậy, tư tưởng là ý thức phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng khái quát, trừu
tượng; phản ánh lợi ích của tập đoàn, giai cấp, dân tộc, thời đại nhất định (lợi ích có
tính phổ biến) và trong xã hội có giai cấp, luôn có sự đấu tranh tư tưởng giữa các
giai cấp. Trong lịch sử, các giai cấp thống trị xã hội đã phát triển tư tưởng (hệ thống
hóa, khái quát hóa tư tưởng của giai cấp mình thành lý luận, thành các học thuyết
13
chính trị - xã hội) làm vũ khí lý luận trong đấu tranh giai cấp. Hệ tư tưởng cũng là
sản phẩm của nhà tư tưởng trên cơ sở hệ thống hóa, bảo vệ và phát triển các quan
điểm tư tưởng phản ánh lợi ích giai cấp của họ. Ăngghen viết: “Hệ tư tưởng là một
quá trình do con người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý
thức” [12, tr. 776]. Hoạt động tư tưởng của các giai cấp có hệ tư tưởng diễn ra qua
các khâu như: sản xuất ra hệ tư tưởng (xây dựng các quan điểm, tư tưởng của giai
cấp mình thành hệ thống lý luận); tái sản xuất hệ tư tưởng (bảo vệ, phát triển và
truyền bá hệ tư tưởng trong giai cấp và toàn thể xã hội); vật chất hóa hệ tư tưởng
(biến hệ tư tưởng thành sức mạnh vật chất thông qua việc thúc đẩy con người hành
động vì lợi ích giai cấp).
Tư tưởng và hệ tư tưởng đều ra đời trong xã hội có giai cấp, là sự phản ánh
lợi ích của giai cấp thông qua lăng kính của các nhà tư tưởng. Hình thức biểu hiện
của nhà tư tưởng là các hình thái của ý thức xã hội như triết học, chính trị, tôn giáo,
khoa học và văn học - nghệ thuật.
Sự ra đời, tồn tại của tư tưởng và hệ tư tưởng gắn liền với lợi ích của giai cấp
và xã hội. Muốn truyền bá hoặc giải quyết các vấn đề về tư tưởng có hiệu quả phải
quan tâm đến lợi ích thiết thân, chính đáng của đối tượng.
1.1.2 Khái niệm công tác tư tưởng
Trong lịch sử, các hoạt động tư tưởng do giai cấp thống trị thực hiện thường
chi phối các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội nhằm tác động vào ý thức
xã hội; từ giáo dục quốc dân đến định hướng các giá trị, chuẩn mực đạo đức, từ
sáng tạo tri thức đến hình thành các quan điểm triết học, chính trị, tôn giáo… Các
lĩnh vực này thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Mọi chính đảng, mọi nhà nước
đều tiến hành công tác tư tưởng, coi đó là hoạt động quan trọng của mình. Do đó,
họ sử dụng mọi thành quả trí tuệ, văn hóa và công nghệ tiến tiến phục vụ công
tác này.
Có nhiều cách tiếp cận để đi đến khái niệm công tác tư tưởng:
- Cách tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng
của các giai cấp trong lịch sử. Theo cách này, công tác tư tưởng được hiểu với nghĩa
rộng: “là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành,
14
phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động
vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng” [22, tr. 11]
- Cách tiếp cận theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng
của giai cấp vô sản: “Công tác tư tưởng là hoạt động đa dạng và quan trọng vào bậc
nhất của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng, xác lập,
phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin, định hướng giá trị
đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho con người hành động tích
cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”
[41, tr. 23]
- Gắn liền với công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam có một số
cách trình bày như sau:
“Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân - thông
qua Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị nhằm bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin khoa học, thúc
đẩy quần chúng tham gia vào sự nghiệp đổi mới đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội” [22, tr. 12].
“Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta nhằm xây dựng
cho con người có tư tưởng đúng để hành động đúng” [46. tr. 35]; “Công tác tư
tưởng là một bố phận cấu thành rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng
của Đảng… Nó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách
của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, nhằm nâng cao tính tự giác, chủ
động, sáng tạo của họ trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng
đề ra; góp phần vào việc hình thành đường lối, chính sách của Đảng; góp phần quan
trọng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, vào việc hình thành
thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái ý thức” [50, tr. 5-6].
“Công tác tư tưởng ở Việt Nam hiện nay là hoạt động tư tưởng có mục đích
của giai cấp công nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Thông qua
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác tư tưởng có nhiệm vụ
bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin theo định hướng của Đảng
15
trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác tư tưởng nhằm xây dựng ý thức xã
hội chủ nghĩa; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin cách mạng
có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tích cực tham gia vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện thực hóa đất nước, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh, đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Các khái niệm về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản nói lên bản chất
công tác tư tưởng là hoạt động làm cho tư tưởng của giai cấp công nhân chi phối
toàn bộ xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
Vai trò của công tác tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo
là đem đến cho nhân dân lao động tri thức cách mạng và tình cảm cách mạng. Cốt
lõi tri thức cách mạng đó là hệ tư tưởng giai cấp vô sản giúp cho quần chúng nhân
dân hiểu và hành động hợp quy luật vận động của xã hội, vì lợi ích cách mạng trong
đó có lợi ích thiết thân của họ. Tình cảm cách mạng là động lực thúc đẩy quần
chúng thực hiện mục tiêu, lý tưởng của giai cấp vô sản trong việc cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới mà cụ thể và trực tiếp là biến chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước xã hội chủ nghĩa thành hiện thức trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
dân tộc.
Có thể phân định ba hình thái cơ bản cấu thành trong công tác tư tưởng là:
Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động.
Công tác lý luận hướng vào nghiên cứu để ngày càng nhận thức đúng đắn và
đầy đủ hơn bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của đất nước, đề ra đường lối lãnh
đạo chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, làm cơ sở giáo dục hệ tư tưởng và đường
lối đó trong nhân dân. Bởi vậy, công tác lý luận là toàn bộ cái gốc của công tác tư
tưởng.
Công tác tuyên truyền nhằm truyền bá và giải thích sâu rộng trong quần
chúng nhân dân hiểu rõ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối của Đảng Cộng sản, trang bị cho quần chúng nhân dân tri thức về các quy
luật phát triển của xã hội, trên cơ sở đó xây dựng niềm tin vào lý tưởng cộng sản và
16
nâng cao tính tích cực, sáng tạo của quần chúng trong cuộc đấu tranh xây dựng xã
hội mới.
Công tác cổ động nhằm tác động trực tiếp vào tâm lý và tình cảm quần
chúng bằng việc thông tin, giải thích cho quần chúng hiểu biết kịp thời những sự
kiện đang diễn ra trong đời sống, có liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước; động viên, cổ vũ họ tham gia hành động cách mạng cụ thể.
Lênin đã xác định ba hình thái này của công tác tư tưởng. Ba hình thái này
có cùng một nội dung, chung một mục đích tác động đến ý thức, tính tích cực hành
động của quần chúng, nhưng hình thức và phương pháp tác động khác nhau. Mỗi
hình thái đó có vị trí, vai trò nhất định trong công tác tư tưởng nói riêng và sự
nghiệp cách mạng nói chung.
Đối tượng của công tác tư tưởng bao gồm giai cấp, các tầng lớp nhân dân,
các cộng đồng dân tộc, các tập thể và cá nhân trong toàn xã hội tiếp nhận tác động
của công tác tư tưởng. Trong xã hội ta, đó là toàn thể cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân, trong đó có lực lượng nòng cốt xây dựng xã hội mới là liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Đối tượng của công
tác tư tưởng không những tiếp nhận tác động của công tác tư tưởng một cách thụ
động mà còn chủ động hướng tới công tác tư tưởng, và còn có tác động trở lại to lớn
thậm chí chi phối chủ thể công tác tư tưởng ở một số mặt nào đó. Chẳng hạn, với
trình độ dân trí ngày càng cao, môi trường thông tin ngày càng đa dạng và nhiều
chiều, trên mỗi vấn đề tư tưởng xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau. Không ít ý kiến
sắc sảo, nhiều góc cạnh, nhiều lập luận đòi hỏi chủ thể công tác tư tưởng phải nâng
cao trình độ, cải tiến phương pháp và hình thức để thuyết phục được ý kiến đi đến
thống nhất. Thậm chí, đôi khi có những vấn đề đối tượng đưa ra mà chủ thể công
tác tư tưởng chưa từng biết đến hoặc biết chưa đầy đủ buộc chủ thể sau đó phải tìm
hiểu kỹ hơn, qua đó mà kiến thức chủ thể được nâng lên.
Trình độ nhận thức các vấn đề tư tưởng - lý luận của đối tượng là không
đồng đều. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:
“Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác
nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu” [30, tr. 336]. Do đó, cần
phải đi sâu tìm hiểu đối tượng thông qua ý kiến, phản ứng của họ trong mỗi vấn đề
17
tác động của công tác tư tưởng để điều chỉnh, đưa ra nội dung giáo giáo dục tuyên
truyền phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể. Đối tượng có trình độ cao có thể đưa
ra những vấn đề ở tầm khái quát cao hoặc mức độ tìm hiểu sâu, nhưng đối với
những đối tượng có trình độ còn hạn chế thì vấn đề đưa ra cần cụ thể, dễ hiểu, v.v
Công tác tư tưởng không được bỏ sót bất cứ đối tượng nào, bởi nếu không
nhận được tác động, công tác tư tưởng của Đảng lập tức đối tượng sẽ bị tác động
bởi các luồng tư tưởng trái ngược khác như tuyên truyền thù địch của phần tử cơ
hội, bất mãn, các thế lực thù địch; tác động tiêu cực của tôn giáo, mê tín dị đoan, hủ
tục lạc hậu…
Công tác tư tưởng của ta hiện nay cần chú trọng hơn nữa đối với đồng bào
các tôn giáo, dân tộc, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ. Thực
tế cho thấy việc lơi lỏng các trận địa này sẽ có nguy cơ tổn hại cho cách mạng bởi
sự lôi kéo, lợi dụng “diễn biến hòa bình” của kẻ địch.
1.1.3 Các nguyên tắc trong công tác tư tưởng
1.1.3.1 Nguyên tắc tính đảng trong công tác tư tưởng.
Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều có tư tưởng chủ đạo của mình. Tư
tưởng đó phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, địa vị kinh tế của một giai cấp. Giai
cấp nào giữ địa vị thống trị trong xã hội, thì tư tưởng của giai cấp đó sẽ là tư tưởng
thống trị trong xã hội. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph.
Ăngghen khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ
là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [4, tr. 625]. Chừng nào trong xã hội còn
có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì không thể có hệ tư tưởng nói chung, không thể
có hệ tư tưởng phi giai cấp. Bất cứ quan điểm lý luận nào, một học thuyết nào cũng
đều mang dấu ấn của giai cấp, đều có tính chất giai cấp, đều phản ánh lợi ích của
một giai cấp nhất định và bảo vệ lợi ích của giai cấp ấy. V.I. Lênin viết “… vấn đề
đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc là hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ
ba” nào cả; vả chăng, trong một xã hội bị những sự đối kháng giai cấp chia sẽ thì
không bao giờ có hệ tư tưởng ở ngoài hoặc trên các giai cấp). Vì vậy, mọi sự coi
nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có
nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản” [55, tr.49-50].
18
Tính đảng là biểu hiện tập trung của tính giai cấp. Tính đảng trong công tác
tư tưởng của Đảng là biểu hiện tập trung của tính giai cấp công nhân. Chủ nghĩa
Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, phản ánh lợi ích của giai cấp công
nhân và bảo vệ lợi ích của giai cấp đó. Đặc điểm của giai cấp công nhân là sự phát
triển của nó phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, lợi ích của nó nhất trí với lợi
ích của những người lao động. Cho nên, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân cũng
bảo vệ lợi ích của những người lao động.
Nguyên tắc tính đảng trong công tác tư tưởng đòi hỏi chúng ta phải đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân, luôn luôn xuất phát từ thế giới quan
Mác - Lênin, từ quan điểm của Đảng để giải thích cho quần chúng hiểu biết đúng
đắn những sự kiện và hiện tượng của đời sống xã hội. Vì vậy, tính đảng trong công
tác tư tưởng cũng thống nhất với tính khoa học. Tính đảng đòi hỏi người làm công
tác tư tưởng phải có tính trung thực. Xa rời lập trường giai cấp công nhân, xa rời
quan điểm của Đảng trong công tác tư tưởng là biểu hiện nghiêm trọng của sự xa
rời tính đảng trong công tác tư tưởng. Nếu xa rời tính đảng, thì người làm công tác
tư tưởng sẽ lý giải sai lầm những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, dễ dàng tiếp thu
quan điểm của giai cấp tư sản. Đứng trước khó khăn của cách mạng, họ dễ dao
động, không chịu đựng nổi khó khăn; không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của khó
khăn; thậm chí cắt nghĩa, giải thích những khó khăn trái với cách nhìn, quan điểm
của Đảng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hạt nhân của thế giới quan khoa học và cách mạng
của Đảng Cộng sản. Đường lối của Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nguyên tắc tính đảng đòi
hỏi công tác tư tưởng phải tuyên truyền không mệt mỏi cho tư tưởng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, cho đường lối, quan điểm của Đảng. Mỗi bài viết, bài nói đều phải có
nội dung tư tưởng chính trị, nghĩa là bài viết, bài nói đó phải thấm nhuần quan điểm
của Đảng, thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin, V.I. Lênin đã phê bình rằng:
“không có một nội dung tư tưởng rõ ràng, có suy nghĩ chính chắn, thì công tác cổ
động sẽ thoái hóa thành những lời nói suông” [55, tr. 95]. Người còn nhấn mạnh:
“Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị
và tư tưởng của các bài giảng” [55, tr. 248].
19
Tính chiến đấu chính là một biểu hiện của tính đảng trong công tác tư tưởng.
Tính chiến đấu trong công tác tư tưởng đòi hỏi các chiến sỹ của Đảng phải đấu
tranh không khoan nhượng chống những tư tưởng thù địch với chủ nghĩa Mác -
Lênin, đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ quan điểm của Đảng. Tính chiến đấu
trong công tác tư tưởng là một yêu cầu cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng,
đồng thời là thước đo chất lượng công tác tư tưởng. Hiệu quả của công tác tư tưởng
phụ thuộc một phần quan trọng ở tính chiến đấu của nó.
Một người kém tính đảng và không có tính đảng cao không thể được lựa
chọn vào hàng ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng. Bồi dưỡng về tính đảng phải là
một nội dung rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ làm công
tác tư tưởng. Dựa vào tính đảng, các cấp ủy, các cơ quan tham mưu làm công tác tư
tưởng có được căn cứ quan trọng để đánh giá một bài giảng, một bài báo, một buổi
phát thanh v.v
Tính đảng phụ thuộc rất lớn vào trình độ lý luận, trình độ chính trị và tư
tưởng của người làm công tác tư tưởng. Một cán bộ có trình độ lý luận, nhạy cảm
với cái mới và có lập trường, tư tưởng vững vàng nhất định sẽ quán triệt sâu sắc
tính đảng trong công tác tư tưởng. Do đó, để nâng cao tính đảng trong công tác tư
tưởng một vấn đề quan trọng hàng đầu là phải chú ý nâng cao trình độ lý luận,
chính trị và tư tưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng.
1.1.3.2 Nguyên tắc tính khoa học trong công tác tư tưởng.
Tính khoa học là một nguyên tắc rất cơ bản của công tác tư tưởng. Quán triệt
tính khoa học có nghĩa là toàn bộ công tác tư tưởng phải luôn luôn xuất phát từ chủ
nghĩa Mác - Lênin, lấy đó làm cơ sở lý giải cho quần chúng hiểu một cách có căn
cứ khoa học những vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ đó họ hành động
một cách tự giác và có hiệu quả. Sở dĩ chủ nghĩa Mác - Lênin có thể làm được như
vậy là vì nó đã kết hợp được trong bản thân nó hai đặc tính cơ bản: tính khoa học
chặt chẽ và cao độ… với tinh thần cách mạng, như V.I. Lênin đã nêu ra.
Tính khoa học trong công tác tư tưởng đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch
sử cụ thể, quan điểm biện chứng, trong khi đề cập, lý giải hoặc phân tích các sự
kiện và hiện tượng của đời sống xã hội. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta phân tích
một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong những điều kiện không gian, thời gian
20
nhất định, phải vạch rõ quá trình phát triển, biến đổi của nó, chỉ rõ bản chất của nó
và phải giải quyết như thế nào cho khoa học và đạt kết quả cao.
Tính khoa học trong công tác tư tưởng đòi hỏi nội dung công tác tư tưởng
phải phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Vì thế, giai cấp công nhân và chính
đảng của nó đặc biệt coi trọng việc phát hiện, nắm vững những quy luật vận động,
biến đổi, phát triển của thế giới khách quan, quan tâm sâu sắc đến việc vận dụng các
quy luật ấy. Bảo đảm tính khoa học trong việc giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin cho quần chúng là làm cho quần chúng hiểu được các quy luật vận động và
phát triển của xã hội, thấy rõ được vị trí và vai trò lịch sử của mình, do đó mà nâng
cao tính tự giác trong hoạt động cách mạng, trong việc sáng tạo lịch sử. Tính khoa
học trong công tác tư tưởng càng cao bao nhiêu thì tính tự giác của quần chúng
càng sâu sắc bấy nhiêu, do đó công tác tư tưởng càng phục vụ tốt cho sự nghiệp giải
phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Tính khoa học trong công tác tư tưởng còn thể hiện ở tính chân thật. Tính
chân thật là một tiêu chuẩn quan trọng của công tác tuyên tuyền, giáo dục quần
chúng. Đối với quần chúng, Đảng ta luôn luôn nói lên sự thật. Tính chân thật làm
cho quần chúng ngày càng tin tưởng sâu sắc vào sự đúng đắn của các quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng.
Hoạt động vì lợi ích của nhân dân, người cộng sản không thể che giấu sự thật
với nhân dân. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “…giai cấp vô sản cần biết sự thật, và
chẳng có gì tai hại hơn cho sự nghiệp của họ bằng những lời dối trá có vẻ đẹp đẽ và
êm tai của bọn tiểu tư sản” [56, tr. 112]. Vì vậy, người cộng sản phải nhìn thẳng vào
sự thật, bằng quan điểm của Đảng, nói thẳng cho quần chúng biết rõ sự thật đó và
hướng họ hành động đúng.
Tính chân thật có nghĩa là trình bày nội dung vấn đề một cách khách quan,
chẳng hạn, trong tuyên truyền chúng ta có thể trình bày cả thành tích, thắng lợi cũng
như khuyết điểm, sai lầm nếu có, nói rõ thuận lợi, đồng thời nêu những khó khăn,
thách thức. Chúng ta phải đối quan điểm “tô hồng” làm cho quần chúng say sưa với
thành tích, thắng lợi, không thấy hết khó khăn, khuyết điểm cần khắc phục. Đồng
thời, chúng ta cũng kiên quyết chống lại quan điểm “bôi đen”, chỉ khuếch đại
khuyết điểm, sai lầm, khó khăn nhất thời mà không thấy hoặc phủ nhận thành tích,
21
thắng lợi. Các Nghị quyết của Đảng là một tấm gương lớn về tính chân thực về
đánh giá tình hình chung cũng như tình hình xây dựng Đảng ta. Điều đó giúp đảng
viên và quần chúng hiểu một cách khách quan, có căn cứ khoa học về những thành
tích chúng ta đã đạt được trên các lĩnh vực, về những khuyết điểm, sai lầm và
những nguyên nhân của nó mà Đảng ta đã mắc phải, để từ đó Đảng và quần chúng
cùng ra sức phát huy những ưu điểm và hạn chế hay nhanh chóng khắc phục khuyết
điểm, sai lầm.
Tính khoa học trong công tác tư tưởng còn đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu
đặc điểm của các tầng lớp quần chúng lao động, nắm vững quy luật của quá trình
nhận thức, sử dụng phương pháp thích hợp, nhằm đưa tư tưởng của Đảng đến với
quần chúng một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác là phải tiến hành công tác tư
tưởng một cách khoa học, phải vận dụng những thành tựu mới của khoa học tâm lý,
khoa học sư phạm, tổng kết kinh nghiệm công tác tư tưởng của Đảng ta, tham khảo
những bài học về công tác tư tưởng của các Đảng anh em, tạo cho công tác tư tưởng
một cơ sở khoa học vững chắc.
1.1.3.3 Nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống.
Những nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học đã nhiều lần nó rõ tầm
quan trọng của lý luận đối với cách mạng và nhấn mạnh học thuyết của mình
“không phải là một giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động”. C.Mác đã chỉ rõ:
triết học không phải chỉ để nhận thức thế giới, mà quan trọng hơn là để cải tạo thế
giới. Điều đó nói lên sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn; lý luận soi
đường cho thực tiễn; thực tiễn kiểm nghiệm lý luận. Toàn bộ cuộc đời và hoạt động
của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin là tấm gương sáng về sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn. Xuất phát từ những luận điểm nói trên, những người làm công tác
tư tưởng phải có ý thức sâu sắc rằng, truyền bá cho quần chúng lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng không phải chỉ là trang bị cho họ lý
luận, những nhận thức mới mà điều quan trọng là phải làm cho họ nắm được lý
luận, biết dùng nó để cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, cải tạo bản thân mình, nhằm
đưa đất nước và xã hội ta tiến nhanh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chính sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đòi hỏi công tác tư tưởng phải gắn
liền với thực tiễn cuộc sống.
22
Công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống thể hiện trước hết ở chỗ, nó
phải bám chắc và thực tiễn cách mạng, vào quá trình đấu tranh của quần chúng cải
tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, phải luôn luôn tính đến đặc điểm và tâm tư, nguyện
vọng của các tầng lớp nhân dân. Nói cách khác, mục tiêu, nội dung, hình thức,
phương pháp công tác tư tưởng phải xuất phát từ yêu cầu của đời sống. Công tác tư
tưởng phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, phải gắn với nhiệm vụ chính trị, có nghĩa là
phải gắn với cuộc sống. Bởi vì, đường lối chính trị, nhiệm vụ chính trị không có gì
khác là những giải pháp cụ thể do Đảng đề ra nhằm giải quyết những nhiệm vụ của
cách mạng. V.I Lênin luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác tư tưởng
không được xa rời cuộc sống. Người nói: “Hãy bớt làm rùm beng về chính trị đi.
Hãy bớt những nghị luận kiểu trí thức đi. Hãy gần gũi đời sống hơn nữa. Hãy chú ý
nhiều hơn nữa xem trong công việc thường ngày của họ, quần chúng công nông
đang thực tế sáng tạo cái mới như thế nào. Hãy kiểm nghiệm kỹ hơn xem cái mới đó
có tính chất cộng sản đến mức độ nào”. [57, tr.109].
Công tác tư tưởng không chỉ gắn với cuộc sống mà còn góp phần thúc đẩy
cuộc sống tiến lên. Nó phải trang bị cho quần chúng nhưng tư tưởng mới, tình cảm
mới, những kiến thức khoa học để quần chúng có thể lý giải được những vấn đề
trong cuộc sống, xác định phương hướng hành động đúng, tích cực tham gia vào
việc hoàn thành những nhiệm vụ chính trị cụ thể. Nó phải hóp phần quyết định vào
việc xây dựng con người mới, xây dựng thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái
- ý thức xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống đòi hỏi những
người làm công tác tư tưởng phải đi sát thực tế, để kịp thời giải đáp những vấn đề
do thực tiễn đặt ra, nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Chỉ có
gắn với thực tiễn, chúng ta mới phát hiện được những nhân tố mới, những kinh
nghiệm hay để tổng kết và phổ biến rộng rãi; những nhược điểm, khuyết điểm để
khắc phục. Gắn với thực tiễn, công tác tư tưởng mới giàu sinh động, giàu sức sống
và có tính thuyết phục. Đó cũng là điều kiện để khắc phục bệnh chủ quan, lý luận
suông và quan điểm duy tâm trong công tác tư tưởng.
Khi vận dụng nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống,
chúng ta phải đề phòng và khắc phục hai thiên hướng: một là, chủ nghĩa giáo điều,
tách công tác tư tưởng xa rời cuộc sống, xa rời những nhiệm vụ chính trị cụ thể,
23
không trả lời những vấn đề của quần chúng nêu lên, tuyên truyền cổ động theo lối
sách vở; hai là, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường lý luận, không biết sử dụng thế
giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng
nhằm giúp cho quần chúng nâng cao nhận thức, để tạo cơ sở tự giác cho hành động
của quần chúng.
Trong bản tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng,
đồng chí Trường Chinh đã phân tích sâu sắc chủ nghĩa kinh nghiệm với chủ nghĩa
giáo điều trong thời kỳ ấy: “Chủ nghĩa kinh nghiệm biểu hiện ở chỗ công tác tư
tưởng của chúng ta phần nào còn tách rời lý luận; việc phân tích, phê phán những tư
tưởng sai lầm nhiều khi còn hời hợt, đơn giản, gò ép; sức thuyết phục còn yếu. Chủ
nghĩa giáo điều biểu hiện ở chỗ nhiều khi chúng ta thoát ly thực tế, vận dụng một
cách máy móc những kinh nghiệm hoặc những kết luận có tính chất lý luận của một
số đảng an hem, chưa phát huy hết tinh thần độc lập nghiên cứu của mình, chưa đi
sâu nghiên cứu đầy đủ thực tế của nước mình để làm cho công tác lý luận, công tác
tư tưởng được sinh động, phong phú và có sáng tạo”.
Các nguyên tắc của công tác tư tưởng nêu trên có quan hệ hữu cơ, chặt chẽ
với nhau, tác động và bổ sung lẫn nhau, đó là một thể hoàn chỉnh, không thể tách
rời nguyên tắc nọ với nguyên tắc kia một cách máy móc. Đó là những nguyên tắc
chung, song khi vận dụng cần chú ý điều kiện và hoàn cảnh từng nơi và chức năng,
nhiệm vụ của từng binh chủng của công tác tư tưởng thì mới đem lại hiệu quả cao.
1.2 Lãnh đạo và lãnh đạo công tác tư tưởng
1.2.1 Khái niệm lãnh đạo
Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo.
Theo H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người
sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ
chức. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh, và đi trước. [20, tr. 499]
Theo P. Hersey và Ken Blanchard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng
đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được tình huống nhất
định [20, tr. 120].
Từ những quan niệm về lãnh đạo, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý
có thể đưa ra một định nghĩa về lãnh đạo (theo nghĩa rộng) như sau:
24
Lãnh đạo là tác động gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và
phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ
chức. Khi đề cập đến lãnh đạo như là một hoạt động thực tiễn đặc biệt, trước hết
chúng ta nói đến hoạt động đặc biệt của các nhà lãnh đạo, các thủ lĩnh, người đứng
đầu tổ chức và có thầm quyền đặc biệt trong tổ chức (khái niệm tổ chức ở đây được
hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm các loại tổ chức khác nhau, các phạm vi và quy
mô khác nhau).
Bất kể một dạng lao động nào của nhiều người nhằm mục đích chung đều
cần lãnh đạo. Nhà tâm lý học Xôviết A.G.Kôvaliốp đã viết “Việc thực hiện các mục
tiêu đòi hỏi phải có một hoạt động có kế hoạch, một mối liên hệ hữu cơ giữa thành
viên này với thành viên khác trong tập thể. Do đó, nảy sinh sự cần thiết phải phối
hợp hoạt động của mọi người với nhau và điều đó sẽ do một người được cử ra lãnh
đạo, thực hiện. Nếu không có sự lãnh đạo thì không thể xây dựng được một tập thể.
Ngay cả trong những cộng đồng người tạm thời như trò chơi cũng cần có người
lãnh đạo”[24, tr. 149].
Theo Từ điển Tâm lý học: “Người lãnh đạo là người được giao các chức
năng quản lý tập thể và tổ chức hoạt động của nó một cách chính thức” [53, tr. 248].
Qua đó, có thể hiểu người lãnh đạo là người có quyền hạn quyết định và ra
quyết định, tổ chức việc thực hiện các quyết định đó. Người lãnh đạo là người có
chức vụ đứng đầu tổ chức, có quyền điều hành, kiểm tra kỹ thuật và có quyền ra
quyết định chiến lược và thay đổi tổ chức trong quá trình phát triển không ngừng
của tổ chức. Có những người quản lý thực hiện chức năng lãnh đạo nhưng không
thể có quyền hạn như những nhà lãnh đạo đứng đầu tổ chức. Có những người không
có chức vụ có thể gây ảnh hưởng làm thay đổi những quá trình cụ thể, nhưng cũng
không thể quyết định được những vấn đề trọng đại của tổ chức. Chỉ có nhà lãnh đạo
đứng đầu tổ chức mới có đủ năng lực, bản lĩnh đương đầu với các vấn đề khó khăn,
nan giải của tổ chức.
Một cách hiểu khác về lãnh đạo: “Lãnh đạo là một phạm trù của chính trị học
và quản lý học. Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính
trị và đạo đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền,
lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh,
25