Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 88 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Phan Văn Đồng 1 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
AS/2 Phương pháp kiểm toán Audit System 2
BBKK Biên bản kiểm kê
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BĐS Bất động sản
CCDC Công cụ dụng cụ
DN Doanh nghiệp
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
TB Bảng cân đồi thử (Trial Balance)
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình
VACO Công ty TNHH Kiểm toán VACO
WP Giấy tờ làm việc (Working Paper)
Phan Văn Đồng 2 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khái quát trình tự hạch toán TSCĐ
Sơ đồ 1.2: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ tài sản cố định


Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định
Bảng 1.2: Rủi ro thường gặp khi kiểm toán tài sản cố định và mục tiêu kiểm toán
hướng tới
Bảng 1.3: Ước tính PM dựa trên Doanh thu tại VACO
Bảng 1.4: Chương trình kiểm toán TSCĐ tại VACO
Bảng 1.5: Tính cỡ mẫu tại VACO
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty NA
Bảng 2.1: Tính toán mức trọng yếu tại khách hàng NA
Bảng 2.2: Kế hoạch kiểm toán chi tiết TSCĐ với khách hàng NA
Bảng 2.3: WP 5610 – Giấy tờ Leadsheet tài sản cố định khách hàng NA
Bảng 2.4: WP5640 – Tổng hợp tài sản cố định khách hàng NA
Bảng 2.5: WP 5640 – kiểm tra chi tiết tăng tài sản cố định khách hàng NA
Bảng 2.6: WP5640 – Tính toán lại khấu hao khách hàng NA
Bảng 2.7: WP5640 – Thuyết minh TSCĐ sau điều chỉnh khách hàng NA
Bảng 2.8: WP 5610 – Giấy tờ Leadsheet tài sản cố định khách hàng NB
Bảng 2.9: WP 5640 – Tổng hợp tài sản cố định khách hàng NB
Bảng 2.10: WP5640 – Tính toán lại khấu hao khách hàng NB
Bảng 2.11: WP5640 – Kiểm tra số dư TSCĐ đầu kỳ khách hàng NB
Bảng 2.12: So sánh sự khác biệt về quy trình kiểm toán TSCĐ đối với khách hàng
NA và khách hàng NB
Bảng 3.1: Thử nghiệm kiểm soát với TSCĐ
Phan Văn Đồng 3 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽ
với nền kinh tế thế giới do đó nhu cầu về sự trung thực, đầy đủ và kịp thời của
thông tin cũng như yêu cầu quản lý kiểm soát ngày càng cao. Trong bối cảnh đó
kiểm toán ngày cáng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các công
ty kiểm toán độc lập được thành lập ngày càng nhiều như một yêu cầu tất yếu. Dịch
vụ chính mà các công ty này cung cấp là kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC),

BCTC là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu,
cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền
của doanh nghiệp (DN) đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc
đưa ra các quyết định về kinh tế. Chính vì vậy, việc BCTC đã được kiểm toán sẽ tạo
niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị DN, các cổ đông và các nhóm đối
tượng quan tâm khác.
Trên BCTC thì tài sản cố định (TSCĐ) chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Có
thể nói, TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh năng lực sản xuất, và
khả năng cạnh tranh của một DN. Do đó những thông tin liên quan đến tài sản cố
định của DN luôn rất quan trọng với người sử dụng. Hơn nữa, đây thường là khoản
mục có tỷ trọng cao trong BCTC, mỗi tài sản (TS) đều có giá trị lớn và tham gia
vào nhiều chu kỳ kinh doanh, điều này sẽ làm ảnh hưởng trọng yếu là lan tỏa tới
BCTC. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, tài sản cố định
ngày cang trở lên hiện đại hơn, đa dạng hơn, và mang tính đặc thù hay tồn tại ở
những dạng vô hình như phát minh, bằng sáng chế…nên việc kiểm toán đòi hỏi
kiểm toán viên (KTV) phải có những kiến thức thực tế nhất định hoặc có sự tham
gia của các chuyên gia bên ngoài. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng, cũng
như những rủi ro khi kiểm toán khoản mục này, em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng
quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong Kiểm toán
báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện” để làm chuyên
đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Phan Văn Đồng 4 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận thì nội dung của chuyên đề bao gồm các phần
sau:
Chương 1: Đặc điểm kế toán tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài
chính tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO.
Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán tài sản cố
định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực
hiện tại khách hàng

Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán
vào kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH
Kiểm toán VACO thực hiện .
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh, chị trong Công ty TNHH
Kiểm toán VACO đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
tại công ty và TS. Đinh Thế Hùng – giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
các thầy cô và các anh, chị trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Văn Đồng
Phan Văn Đồng 5 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO
1.1 Đặc điểm Tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính
1.1.1 Đặc điểm tổng quát về Tài sản cố định
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đòi hỏi DN
phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng TS nhất định. TSCĐ trong các
DN là những TS có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN.
Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 (áp dụng từ 10/06/2013) ban
hành thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính (áp dụng cho thời gian trước 10/06/2013) thì TSCĐ là những TS hữu hình
có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với
nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ
một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời
cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với nhau, trong
đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận
nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng
do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận TS thì
mỗi bộ phận TS đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi
là một TSCĐ hữu hình (TSCĐHH) độc lập.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thì việc phân
loại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau trong đó phổ biến
nhất là phân loại theo tính chất và đặc trưng kĩ thuật của TS. Theo đó TSCĐ được
Phan Văn Đồng 6 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
phân chia thành TSCĐHH, tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) và TSCĐ thuê tài
chính.
TSCĐHH: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các
tiêu chuẩn của TSCĐHH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải
TSCĐVH: là những TS không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã
được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐVH, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh
doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát
hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả Các chi phí phát sinh
trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ DN nếu
thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
1. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản
vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
2. DN dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
3. DN có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
4. TS vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

5. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để
hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng TS vô hình đó;
6. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn
triển khai để tạo ra TS vô hình đó;
7. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định
cho TSCĐVH.
TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại TS thuê hoặc tiếp
tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số
tiền thuê một loại TS quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương
với giá trị của TS đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả
mãn các quy định nêu trên được coi là TSCĐ thuê hoạt động.
Phan Văn Đồng 7 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Ngoài cách phân loại như trên, có thể phân loại TSCĐ theo nhiều cách khác nữa
như: phân loại theo công dụng kinh tế của TS, phân loại theo tính chất sở hữu, phân
loại theo nguồn hình thành TS
Trong các DN mà VACO kiểm toán thì tỷ trọng TSCĐ trong tổng TS có sự
chênh lệch rất lớn tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Có những DN hầu như không
có TSCĐ như công ty cổ phần Công nghệ thông tin Hanel hay công ty cổ phần Top
Star Việt Nam… đó là nhưng DN thương mại và dịch vụ. Còn đối với các DN sản
xuất thì tỷ trọng TSCĐ trong tổng TS có thể chiếm từ 50 - 60% tổng TS như công
ty cổ phần Gốm xây dựng Giếng Đáy Quảng Ninh, công ty cổ phần nhựa Tường
An….
1.1.2 Đặc điểm kế toán Tài sản cố định
Hạch toán TSCĐ căn cứ vào Chuẩn mực Kế toán quốc tế, Chuẩn mực kế toán
Việt Nam, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính,
riêng đối với việc tính và trích lập khấu hao TSCĐ, đơn vị căn cứ vào khung thời
gian sử dụng TSCĐ đã được quy định trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày
25/04/2013.

1.1.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ
Trong quá trình quản lý và hạch toán TSCĐ, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Quyết định tăng (giảm) TSCĐ; Tờ trình mua sắm có phê duyệt của cấp có thẩm
quyền; Đơn đặt hàng; Hợp đồng khung, hợp đồng mua bán; Hóa đơn; Bảng tổng
họp chi phí; Biên bản bàn giao hàng hóa; Biên bản nghiệm thu tạm thời, biên bản
nghiệm thu cuối cùng; Biên bản bàn giao TS hình thành do xây dựng cơ bản; Bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản đánh giá lại
TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ Tùy thuộc vào loại hình, quy mô của DN mà
mức độ đầy đủ và phức tạp của hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ được áp dụng
và sử dụng khác nhau.
Phan Văn Đồng 8 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán về TSCĐ
Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống tài khoản kế toán theo dõi TSCĐ bao
gồn các tài khoản sau:
Tài khoản 211 - TSCĐHH dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm toàn bộ TSCĐHH của DN theo nguyên giá. Tài khoản này có 6 tài
khoản cấp 2:
− Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình
XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các
công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như
đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng
− Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc,
thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của DN bao gồm những máy móc
chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những
máy móc đơn lẻ.
− Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại
phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông,
hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn (Thông tin, điện nước,
băng chuyền tải vật tư, hàng hoá).

− Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết
bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính (Máy
vi tính, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra
chất lượng hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt ).
− Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản
ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm (Cà phê, chè, cao su,
vườn cây ăn quả ) súc vật làm việc (Voi, bò, ngựa cày kéo ) và súc vật
nuôi để lấy sản phẩm (Bò sữa, súc vật sinh sản ).
− Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa
phản ánh ở các tài khoản nêu trên (Như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên
môn kỹ thuật ).
Phan Văn Đồng 9 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của DN.
Tài khoản 213 – TSCĐVH dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm TSCĐVH của DN. Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2:
− Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn bộ
các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm:
Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt
bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai
đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có) Tài
khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên
đất. Trường hợp DN được Nhà nước giao đất mà không phải trả tiền hoặc
phải trả tiền thuê đất hàng năm thì tiền thuê đất hàng năm được tính vào chi
phí, không được ghi nhận quyền sử dụng đất đó là TSCĐVH vào Tài khoản
2131.
− Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn bộ các
chi phí thực tế DN đã chi ra để có quyền phát hành.
− Tài khoản 2133- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐVH là các

chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
− Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TSCĐVH là các chi
phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
− Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐVH là toàn
bộ các chi phí thực tế DN đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
− Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị
TSCĐVH là các khoản chi ra để DN có được giấy phép hoặc giấy phép
nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấy phép
sản xuất loại sản phẩm mới,
− Tài khoản 2138 - TSCĐVH khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐVH khác
chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị
hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản (BĐS) đầu tư
Phan Văn Đồng 10 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư và những khoản tăng,
giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐS đầu tư. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2:
− Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐHH: Phản ánh giá trị hao mòn của
TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những
khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐHH.
− Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn
của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ
thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê
tài chính.
− Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐVH: Phản ánh giá trị hao mòn của
TSCĐVH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐVH và những
khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐVH
− Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư: Tài khoản này phản ánh giá trị
hao mòn BĐS đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt
động các BĐS đầu tư của DN.

1.1.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán về TSCĐ
Các sổ sách được sử dụng cho mục đích kế toán TSCĐ bao gồm: sổ (thẻ) TSCĐ,
sổ đăng ký TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, các sổ chi tiết, sổ tổng họp
khác
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định của khách hàng
TSCĐ là những TS có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài vì thế cần phải có
chế độ bảo quản và quản lý riêng để sử dụng có hiệu quả đồng thời có kế hoạch đổi
mới khi TS hết giá trị sử dụng.
1.1.3.1 Về nguyên tắc quản lý tài sản cố định
Theo điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, có bốn nguyên tắc quản lý
bao gồm:
Phan Văn Đồng 11 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
1. Mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ,
hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi
TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng
đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị
còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế
toán của TSCĐ
= Nguyên giá của TSCĐ -
Số hao mòn luỹ kế của
TSCĐ
3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,
DN phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích
khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
4. DN phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng
vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

1.1.3.2 Thực hiện quản lý tài sản cố định
TSCĐ là những TS có giá trị lớn và là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả
năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động cho đơn vị. Chính vì vậy đơn
vị cần phải quản lý tốt TSCĐ về cả hiện vật và giá trị.
Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm quản lý về số lượng và chất lượng. Về số
lượng, Đơn vị cần phải đảm bảo cung cấp đủ công suất để có thể đáp ứng kịp thời
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Về chất lượng, cần phải kiểm tra TSCĐ thường
xuyên, nếu có sự hỏng hóc cần phải sửa chữa kịp thời; đồng thời cần phải bảo quản
cẩn thận, sử dụng TSCĐ một cách hợp lý để có thể kéo tài tuổi thọ của TSCĐ
(nhằm giảm chi phí cho DN). Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, DN phải tiến
hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện chênh lệch TSCĐ đều phải lập biên
bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Phan Văn Đồng 12 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Quản lý về mặt giá trị: xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.
Đơn vị cần xác định chính xác nguyên giá của TSCĐ dựa vào nguồn gốc của nó,
theo dõi chặt sự tăng, giảm giá trị TSCĐ. Đồng thời, DN cần có cách tính chi phí
khấu hao phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Để quản lý tốt TSCĐ, mỗi đơn vị đều xây dựng các quy định, các nguyên tắc và
thủ tục bảo quản TSCĐ. Mọi bộ phận trong đơn vị phải tôn trọng và thực hiện
nghiêm túc các quy định đó. Các định hướng cơ bản cho các quy định đó bao gồm:
• Tách biệt giữa công tác bảo quản, trông coi với công việc ghi chép các
nghiệp vụ. Theo đó, người quản lý TSCĐ không được đồng thời là kế toán
TSCĐ. Nếu không tách rời hai loại nghiệp vụ này sẽ dễ dàng xảy ra các
sai phạm hay khả năng kiểm soát bị hạn chế.
• DN cần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê
chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ như mua mới, điều
chuyển, thanh lý hay nhượng bán TSCĐ. Do TSCĐ có giá trị lớn nên
nguyên tắc này cần được đặc biệt coi trọng.
• DN cần cách ly quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ, tránh tình

trạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việc
mua bán, thuyên chuyển TS, dễ dẫn tới thất thoát TS do lạm dụng quyền
hành tự do mua bán, thuyên chuyển hoặc thanh lý TSCĐ.
• DN cần xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ như kho bãi, hàng rào bảo vệ;
phân định trách nhiệm bảo vệ TSCĐ, quy định thủ tục chặt chẽ về việc
đưa TSCĐ ra khỏi đơn vị.
Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên việc quản lý TSCĐ đòi
hỏi phải chặt chẽ ngay từ khâu mua sắm, chuyển giao đến thanh lý TSCĐ. Trong kỳ
kế toán thực hiện chặt chẽ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát TSCĐ. Quy trình chung về tổ chức
chứng từ TSCĐ ở các DN được khái quát chung trong sơ đồ sau:
Phan Văn Đồng 13 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Sơ đồ 1.2: Trình tự lập và luân chuyển chứng từ tài sản cố định
Doanh nghiệp cần xây dựng quy chế quản lý TSCĐ như:
•Đối với biến động tăng TSCĐ: TSCĐ mua sắm, cần có yêu cầu mua của bộ phận sử
dụng, có quyết định và phê chuẩn của cấp có thẩm quyền (thường là giám đốc).
Mỗi TSCĐ cần có bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: hợp đồng, bảng báo giá, quyết định
mua, biên bản bàn giao, HĐGTGT, phiếu chi/chứng từ ngân hàng liên quan).
•Đối với biến động giảm TSCĐ: Khi TSCĐ cần được thanh lý, nhượng bán thì cần
có tờ trình lên BGĐ phê duyệt. Bộ chứng từ đầy đủ như: Quyết định thanh lý
TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao cho bên mua.
1.2 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định
Kiểm toán TSCĐ cũng nhằm hướng tới mục tiêu chung của kiểm toán tài chính
được xác định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên
Phan Văn Đồng 14 CQ530862
Hội đồng
giao

nhận
Chủ sở
hữu, ban
giám đốc
Kế toán
TSCĐ
Bảo
quản
lưu
trữ
Nghiệ
p vụ
TSCĐ
Giao
nhận,lập
các biên
bản liên
quan
Lập hoặc hủy
thẻ TSCĐ,
lập bảng tính
phân bổ khấu
hao, ghi sổ kế
toán
Quyết
định tăng
giảm
TSCĐ
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và

doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là:
− Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện
tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó
giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp
với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các
khía cạnh trọng yếu hay không
− Lập báo cáo kiểm toán (BCKT) về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin
theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện
của KTV.”
Theo đó, mục tiêu kiểm toán TSCĐ bao gồm các mục tiêu sau đây:
Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định
Mục tiêu kiểm
toán chung
Mục tiêu kiểm toán đặc thù
1. Tính hiện hữu
- Tât cả TSCĐ được trình bày trên Bảng cân đối kế toán (bao gồm cả
TS thuê tài chính) tồn tại thực sự trong thực tế tại ngày kết thúc năm
tài chính.
- Các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ trong kỳ đều thực sự
phát sinh và có căn cứ ghi sổ hợp lý
2. Tính trọn vẹn - Tất cả TSCĐ do đơn vị sử hữu (hoặc đơn vị đi thuê tài chính) tại thời
điểm kết thúc năm tài chính phải được ghi nhận trên Bảng cân đối kế
toán.
- Các nghiệp vụ mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
phát sinh trong kỳ đều được ghi sổ
- Khấu hao TSCĐ phát sinh trong kỳ được tính toán, ghi sổ đầy đủ
Phan Văn Đồng 15 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
- Thu nhập và chi phí phát sinh từ hoạt động thanh lý, nhượng bán
TSCĐ được phán ánh đủ trên sổ sách kế toán.

3. Quyền và
nghĩa vụ
- Đơn vị có quyền sở hữu hoặc sử dụng đối với tất cả TSCĐ (bao gồm
cả TSCĐ đi thuê dưới hình thức thuê tài chính) được thể hiện trên
Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính.
- Tất cả TSCĐ nhận giữ hộ, không thuộc sở hữu của DN hay đem đi
ký quỹ, ký cược hoặc bị phong tỏa phải được theo dõi riêng
4. Tính giá và
phân bổ
- Giá trị TSCĐ được ghi nhận chính xác, hợp lý (bao gồm cả nguyên
giá, khấu hao, giá trị còn lại)
• TS bị giảm giá phải được ghi nhận tại giá trị ước tính hợp lý.
• TSCĐ giữ nhằm mục đích thanh lý được ghi nhận ở giá trị thấp
hơn giá trị còn lại (nguyên giá trừ khấu hao lũy kế) hoặc ở mức
giá trị hiện tại thuần .
- Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng, phương pháp tính phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của đơn vị và áp dụng một cách nhất quán giữa
các kỳ.
- Phân bổ khấu hao TSCĐ vào các khoản mục chi phí hợp lý và phù
hợp với quy định hiện hành.
5. Phân loại và
trình bày
- TSCĐ và các nghiệp vụ liên quan đên TSCĐ phải được phân loại,
diễn giải đúng theo các qui định về báo cáo tài chính hiện hành và
được trình bày trên báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính
6. Chính xác cơ
học
- Đảm bảo sự đúng đăn trong các con số cộng dồn (cộng số phát sinh),
chuyển sổ, các chi tiết trong số dư của TSCĐ trên sổ cái phải trùng
khớp với các số liệu trên các sổ chi tiết TSCĐ; các số chuyển sổ, sang

trang phải thống nhất với nhau
Phan Văn Đồng 16 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Trong đó, đối với kiểm toán TSCĐ thì mục tiêu hiện hữu và quyền và nghĩa vụ
quan trọng nhất, đối với kiểm toán khấu hao thì mục tiêu tính giá lại được ưu tiên
hàng đầu.
1.2.2 Rủi ro thường gặp khi kiểm toán Tài sản cố định
Khi kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi ro kiểm toán
gắn với các gian lận và sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Các rủi ro
thường gặp gắn với từng khoản mục và mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Rủi ro thường gặp khi kiểm toán tài sản cố định và mục tiêu kiểm toán
hướng tới
Rủi ro thường gặp Mục tiêu
kiểm toán
Với khoản mục TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
Quản lý TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn
chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên bảng cân
đối kế toán (BCĐKT), không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ.
Tất cả mục
tiêu
Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kỳ, biên bản kiểm kê (BBKK)
không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao.
Số chênh lệch trên sổ sách với BBKK chưa được xử lý.
Tất cả mục
tiêu
TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận. Hiệu lực
Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đủ hóa đơn và các chứng từ hợp lệ
khác: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao đưa
vào sử dụng…

Hiệu lực, tính
giá
Không theo dõi sổ, thẻ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo
dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp.
Quyền và
nghĩa vụ
Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và
giải phóng mặt bằng…; ghi nhận nguyên giá TSCĐ vô hình những nội
Phân loại và
trình bày,
Phan Văn Đồng 17 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
dung không đúng quy định như chi phí thành lập DN, chi phí trong giai
đoạn nghiên cứu…
tính giá
Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối số phát sinh,
sổ cái và sổ chi tiết.
Chính xác cơ
học
Phân loại sai giữa TSCĐ và công cụ dụng cụ (CCDC) hay TSCĐ hữu
hình và vô hình.
Phân loại và
trình bày
Chưa lập phiếu thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản tự làm hoàn
thành.
Tính giá
Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ,
chưa xác định lại thời gian sử dung hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải
trích trong kỳ.
Đầy đủ, tính

giá
Hạch toán nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng theo chế độ
quy định như: ghi vào nguyên giá các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã
đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa, chi phí sửa
chữa lớn không mang tính nâng cấp hoặc ghi tăng nguyên giá không
đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…
Tính giá
Chưa đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương;
áp dụng phương pháp tính khấu hao không phù hợp, không nhất quán
hay thời gian trích khấu hao không hợp lý, mức khấu hao không đúng
quy định.
Tính giá
TSCĐ đã hết thời gian sử dụng mà chưa hết khấu hao, số chưa trích hết
không được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
Tính giá, đầy
đủ
Trích khấu hao đối với TSCĐ đã hết khấu hao những vẫn còn tiếp tục sử
dụng.
Tính giá,
Hiệu lực
Trích khấu hao vào chi phí những TSCĐ không sử dụng cho mục đích
sản xuất kinh doanh.
Hiệu lực
Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý: thành lập hội đồng thanh lý
TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản
không có chữ ký của người có thẩm quyền.
Hiệu lực
Phan Văn Đồng 18 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ hay chưa có

quyết định của hội đồng quản trị, ban giám đốc (BGĐ)…
Hiệu lực
Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập từ hoạt động thanh lý. Đầy đủ
TSCĐ không còn sử dụng chưa được thanh lý, TSCĐ không còn sử
dụng chờ thanh lý chưa được xuất ra khỏi sổ sách theo biên bản xác
định giá trị, không được theo dõi ngoại bảng, vẫn tính và trích khấu hao.
Phân loại và
trình bày
Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 30 triệu đồng
thành CCDC theo Thông tư 45/2013.
Phân loại và
trình bày
TSCĐ nhận bàn giao, góp vốn không tiến hành đánh giá lại giá trị. Tính giá
Hạch toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 211, 213. Phân loại và
trình bày
TSCĐ nhận điều chuyển theo quyết định cấp trên chỉ ghi tăng nguyên
giá mà không ghi nhận giá trị đã khấu hao.
Tính giá, đầy
đủ
Điều chuyển TSCĐ nội bộ, giá trị trên Quyết định điều chuyển và sổ
sách kế toán không khớp nhau.
Chính xác cơ
học
Một số TSCĐ có thời gian sử dụng còn lại khác nhau được gộp chung
lại thành một TS hay một nhóm TS.
Phân loại và
trình bày
TSCĐ thuê tài chính
Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính. Phân loại và
trình bày

Thiếu hợp đồng thuê. Hiệu lực
Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. Phân loại và
trình bày
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài
chính không đúng theo hợp đồng thuê.
Tính giá
Không theo dõi hoặc phân bổ tiền lãi thuê vào chi phí các kỳ không theo
tiêu thức hợp ký. Hạch toán lãi vay TSCĐ thuê tài chính vào nguyên giá
TSCĐ thuê tài chính.
Tính giá
TSCĐ đem đi góp vốn liên doanh
Phan Văn Đồng 19 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Không có hồ sơ, hợp đồng góp vốn. Hiệu lực
Góp vốn không theo hợp đồng liên doanh. Hiệu lực
hoặc đầy đủ
Góp vốn liên doanh bằng TS nhưng không có biên bản giao nhận TS,
đánh giá lại TS.
Hiệu lực, tính
giá
TSCĐ đầu tư từ xâu dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành
Chi phí XDCB dở dang cuối kỳ xác định chưa phù hợp, không có cơ sở
ước tính hợp lý.
Tính giá
Không chi tiết các khoản đầu tư XDCB cuối kỳ là của công trình nào. Phân loại và
trình bày,
tính giá
Hồ sơ, chứng từ đầu tư, thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị
không có hóa đơn, chi trả tiền cho các đối tác nước ngoài không qua
ngân hàng.

Hiệu lực
Giá trị trên báo cáo chi tiết đầu tư cho từng công trình chênh lệch với sổ
kế toán.
Chính xác cơ
học
Khoản chi cho XDCB không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Hiệu lực
Thực hiện sửa chữa lớn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Hiệu lực
Hạch toán sai: chi phí nâng cấp TSCĐ không ghi tăng nguyên giá mà
ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Phân loại và
trình bày
Phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao TSCĐ vào giá trị công
trình chưa hợp lý, không có tiêu thức phân bổ thích hợp.
Tính giá
Công trình hoàn thành, bàn giao đã đưa vào sử dụng nhưng chưa hạch
toán tăng TSCĐ, chưa trích khấu hao.
Đầy đủ
Hạch toán vào chi phí XDCB dở dang những chi phí không có đầy đủ
hóa đơn, chứng từ hoặc tập hợp thiếu.
Hiệu lực
Sửa chữa lớn không có kế hoạch, không có dự trù kinh phí. Sửa chữa
khi không có phiếu báo hỏng, khi hoàn thành không có quyết toán kinh
phí sửa chữa, biên bản nghiệm thu bàn giao hoàn thành.
Hiệu lực
Phan Văn Đồng 20 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
1.3 Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
Công ty TNHH Kiểm toán VACO (VACO) phân chia đối tượng kiểm toán thành
phần hành kiểm toán theo khoản mục trong chương trình kiểm toán (Audit System

2 - AS/2). Theo đó, đối tượng kiểm toán được chia thành từng nhóm khoản mục
hoặc nhóm các khoản mục trong các BCTC vào một phần hành. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện kiểm tra, KTV cũng chú ý quan tâm đến mối liên hệ chặt chẽ
giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình để kiểm
soát được các rủi ro kiểm toán.
Đối với TSCĐ, các giấy tờ làm việc chủ yếu được sử dụng theo phương pháp
AS/2 tại VACO bao gồm:
- Leadsheet: Phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ các tài khoản - 5610
- Chương trình kiểm toán - 5630
- Các giấy tờ làm việc cho sử dụng các thử nghiệm cơ bản - 564X
- Ngoài ra còn có các giấy tờ trong giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện thử nghiệm
kiểm soát, kết thúc kiểm toán.
Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng theo trình tự chung của cuộc kiểm toán báo
cáo tài chính gồm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết
thúc kiểm toán. Tuy nhiên, tùy phạm vi kiểm toán và đặc điểm cụ thể của khách
hàng mà trình tự kiểm toán cũng được thay đổi cho phù hợp để đảm bảo mục tiêu
kiểm toán. Cụ thể, quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do VACO thực hiện được
tiến hành theo trình tự sau đây:
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Phan Văn Đồng 21 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
a. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Trong giai đoạn lập kế hoạch để giúp KTV xác định và đánh giá những rủi ro có
sai sót trọng yếu vì vậy đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Giai đoạn này
cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thi hành các thử nghiệm kiểm toán phù hợp cho
những rủi ro đã được xác định.
Khi thực hiện việc công việc này, VACO sử dụng giấy tờ làm việc số 1410
(WP1410). Trong đó, bao gồm các thông tin cần tìm hiểu sau:
Đánh giá các yêu tố bên trong:

• Thông tin chung (giấy phép, ngành nghề…): Đối với khoản mục TSCĐ thì đặc
điểm khách hàng và môi trường kinh doanh của nó tác động đa dạng đến công
việc kiểm toán. Khi KTV hiểu rõ về loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động thì
sẽ có những hiểu biết, hình dung ban đầu về chủng loại, quy mô, tính chất của
TSCĐ trong DN. Ví dụ như, DN dịch vụ thường có tỉ trọng TSCĐ thấp, đặc biệt
có những đơn vị không có TSCĐ do đó rủi to đối với khoản mục này thường
nhỏ; DN kỹ thuật thường có tỉ trọng TSCĐ cao do đó rủi ro đối với khoản mục
này rất lớn do đó cần tập trung hơn trong việc kiểm toán khoản mục này; khách
hàng là DN trong lĩnh vực công nghệ cao thì TSCĐ rất khó xác định giá trị và
thời gian hữu ích vì tính đặc thù của chúng do đó cần cân nhắc sử dụng ý kiến
chuyên gia.
• Mục đích, chiến lược hoạt động, rủi ro kinh doanh: Mỗi DN được thành lập đều
đạt ra những mục tiêu, tầm nhìn nhất định. Để đạt được điều đó họ cần có chiến
lược kinh doanh cụ thể. Chiến lực kinh doanh sẽ ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc
TS của DN. Đối với khoản mục TSCĐ, nếu DN mở rộng kinh doanh thì họ có
thể đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà xưởng hoặc mua sắm mới điều này khiến
các nghiệp vụ liên quan TSCĐ phát sinh nhiều hơn. Hoặc có những DN nhà
nước mà VACO kiểm toán, do sức ép phải có lãi từ công ty mẹ thì KTV đánh giá
Phan Văn Đồng 22 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
việc trích khấu hao TSCĐ có thể không đầy đủ nhằm giảm chi phí, tăng lợi
nhuận….
• Cấu trúc quản lý và sở hữu, các bên liên quan: Từ việc tìm hiểu về cấu trúc và
mô hình tổ chức của khách hàng cho phép KTV hiểu được cách thức quản lý DN
từ đó biết được mối liên hệ giữa các phòng ban của khách hàng. Khi kiểm toán
TSCĐ, nếu DN có nhiều giao dịch TSCĐ với các bên liên quan thì có thể giá trị
TSCĐ được xác định không hợp lý (đặc biệt là các DN có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài)…
KTV có thể cần thu thập thêm các thông tin liên quan như các thông tin về tình
hình tài chính, sự kiện quan trọng và giao dịch không thường xuyên thông qua trao

đổi với KTV năm trước, các phương tiện thông tin, hoặc trực tiếp tham quan DN và
gặp gỡ trao đổi với BGĐ… Đối với khoản mục TSCĐ, KTV sẽ cần xác định những
vấn đề còn tồn tại từ năm trước, có kế hoạch tham gia kiểm kê với khách hàng nếu
có thể thực hiện được…
Đánh giá môi trường máy tính
Cùng với sự phát triển của công nghệ làm cho xu hướng sử dụng công nghệ
thông tin trong các DN ngày càng rộng rãi, do đó VACO đã tiến hành đánh giá môi
trường máy tính của khách hàng.
Đánh giá môi trường máy tính của khách hàng trên 3 cấp độ vượt trội, quan
trọng, thứ yếu trên 3 tiêu chí:
1. Mức độ sử dụng trong DN
2. Độ phức tạp của môi trường máy tính
3. Tầm quan trọng đối với hoạt động của DN
Đối với khoản mục hoặc chu trình mà có phát sinh nhiều nghiệp vụ và phức tạp
thì môi trường máy tính có tác động rất lớn. Chính vì vậy KTV cần kiểm soát điều
này. Đối với TSCĐ, KTV cần xem xét phần mềm sử dụng, quyền ghi chép và truy
cập dữ liệu về TSCĐ, cách thức xử lý thông tin và tính bảo mật…
Phan Văn Đồng 23 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
Đánh giá các yếu tố bên ngoài bao gồm:
• Những vấn đề trong ngành và xu hướng phát triển: môi trường cạnh tranh,
nhà cung cấp, mối liên hệ khách hàng, sự phát triển công nghệ sản phẩm
liên quan đến sản phẩm dịch vụ DN cung cấp
• Môi trường kinh doanh DN hoạt động
• Môi trường luật lệ: Các bộ luật, chính sách và quy định hiện hành liên quan
đến hoạt động của DN như Chính sách kế toán, khung pháp lý liên quan
như các hoạt động giám sát của các cơ quan chức năng, chính sách thuế,
kiểm soát tỷ giá hối đoái, giới hạn về thương mại
• Những nhân tố bên ngoài khác như điều kiện kinh tế nói chung, sự biến
động của lãi suất, lạm phát

Môi trường bên ngoài có quan hệ mật thiết với môi trường bên trong của DN và
có tác động đến hoạt động kinh doanh, chiến lược của DN. Ví dụ khi lợi nhuận hấp
dẫn thì họ có thể mở rộng đầu tư TSCĐ. Hoặc khi một mảng kinh doanh của họ có
sức ép từ cạnh tranh lớn hoặc có xu hướng bão hòa hay giảm mạnh thì DN có thể
cắt giảm bộ phận đó. Họ có thể bán bớt TS hoặc nhượng bán các công trình xây
dựng dở dang. Đối với các yếu tố pháp luật, chính sách: mỗi thay đổi có thể ảnh
hưởng đến công việc kiểm toán. Ví dụ trong năm 2013, Bộ Tài Chính ban hành
Thông tư 45 về “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” thì
TSCĐ phải có giá trị lớn hơn 30 triệu. Vậy nên khi kiểm toán TSCĐ, mọi TSCĐ
của DN cần phải đảm bảo tiêu chí này, những TSCĐ không đủ tiêu chuẩn phải được
chuyển sang CCDC.
b. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Phần này cũng được thể hiện trong giấy tờ làm việc số 1410, các yếu tố mà KTV
xem xét bao gồm: hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) của đơn vị, đánh giá rủi ro
kiểm soát, tìm hiểu hệ thống thông tin và giám sát từ đó đưa ra các nhược điểm,
thiếu sót trong HTKSNB và cuối cùng là kết luận về tính hiệu lực của HTKSNB
trong đơn vị (có lợi với kiểm soát nội bộ (KSNB) không, có giúp ngăn ngừa rủi ro
Phan Văn Đồng 24 CQ530862
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đinh Thế Hùng
liên quan tới BCTC không…).
Đối với kiểm toán TSCĐ, KTV sẽ xem xét HTKSNB trên những yếu tố sau:
 Môi trường kiểm soát: Nếu môi trường kiểm soát tốt thì KTV có thể nhận thức
được công tác quản lý TSCĐ của khách hàng là đáng tin cậy. Môi trường kiểm
soát bao gồm chức năng quản trị, quản lý và thái độ, nhận thức, hành động của
những người chịu trách nhiệm quản trị và quản lý đối với KSNB và tầm quan
trọng của nó với đơn vị. KTV cần xem xét điều này thông qua việc nhà quản
lý có tạo, duy trì văn hóa trung thực và ứng xử đạo đức hay không. Phong
cách lãnh đạo, triết lý quản lý của nhà quản lý…
 Hoạt động đánh giá rủi ro: Hoạt động đánh giá rủi ro của đơn vị nhằm thiết
lập và duy trì quy trình hiệu quả trong việc xác định và phân tích, đánh giá rủi

ro trong chuẩn bị BCTC. Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị thực hiện bao
gồm 4 bước: Xác định rủi ro kinh doanh liên quan với mục đích lập BCTC của
đơn vị; Ước tính mức độ rủi ro; Đánh giá khả năng xảy ra; Quyết định hành
động xử lý rủi ro. KTV phải phỏng vấn khách hàng để thu thập những hiểu
biết này.
 Hệ thống thông tin của đơn vị: Công việc tìm hiểu hệ thống thông tin của đơn
vị được trình bày riêng tại phần tìm hiểu hệ thống kế toán. Đây là yếu tố kiểm
soát quan trọng vì KTV có thể dễ dàng đánh giá tác động tới BCTC cũng như
các khoản mục kiểm toán.
 Hoạt động kiểm soát: Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách, thủ tục
được thiết kế để ngăn chặn, phát hiện, sửa lỗi liên quan đến sự phê chuẩn,
phân công phân nhiệm, kiểm soát vật chất, xử lý thông tin. Đối với khoản mục
TSCĐ có thể tìm hiểu qua quy trình mua sắm và thanh lý có phê duyệt không,
mỗi TSCĐ có mã số và có sổ đăng ký TSCĐ hay không, có xác định quyền
truy cập hạn chế tới sổ sách và TSCĐ, có các hoạt động kiểm soát vật chất với
TSCĐ không (như kiểm kê định kỳ…), có thực hiện thao tác đối chiếu thường
kỳ giữa sổ sách và TSCĐ thực tế kiểm kê …
 Giám sát kiểm soát: DN có thực hiện việc đánh giá về thiết kế, hoạt động của
KSNB và có những biện pháp cải thiện hay không? Đơn vị có bộ phận kiểm
Phan Văn Đồng 25 CQ530862

×