Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Để việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể cung cấp thông tin tài chính
một cách chính xác, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, kiểm toán viên
tiến hành đánh giá qua nhiều bước với những phương pháp kỹ thuật khác
nhau. Trong đó bước công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một
vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra các thủ tục
kiểm toán thích hợp.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các công ty ngày càng phát triển
với sự đa dạng về hình thức, đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh. Các nghiệp vụ
kinh tế cũng phát sinh một ngày phức tạp dẫn đến việc kiểm toán các báo cáo
tài chính ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi kiểm toán viên phải có
óc xét đoán và phương pháp làm việc khoa học hợp lý. Việc đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ một cách chính xác sẽ giúp kiểm toán viên khoanh
vùng được rủi ro, qua đó rút ngắn được thời gian kiểm toán, tiết kiệm được
chi phí và đạt được hiệu quả trong công việc do giảm được đáng kể các thủ
tục kiểm tra chi tiết. Vì vậy, việc nghiên cứu quy trình đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính là một vấn đề cấp thiết và
cần quan tâm đúng mức.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và qua
quá trình thực tập tại công ty KPMG, đề tài “Quy trình đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH
KPMG Việt Nam thực hiện” được chọn làm chuyên đề nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia thành 2 chương :
Chương 1: Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam
thực hiện.
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty
TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG
VIỆT NAM THỰC HIỆN.
1.1 Khái quát quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty
TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp khách hàng là
một thủ tục hết sức quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán. Nó đóng góp vào
tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ việc chỉ đạo định hướng đến việc
làm giảm khối lượng công việc trong quá trình kiểm toán. Đánh giá đúng,
đầy đủ và hợp lý hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp KTV đạt được các bằng
chứng kiểm toán tin cậy hơn và chi phí ít hơn, từ đó đưa ra các ý kiến kiểm
toán tốt hơn.
Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại KPMG Việt Nam
cũng theo một quy trình chung do KPMG toàn cầu quy định dựa trên những
chuẩn mực quốc tế và Việt Nam, ngoài ra các bước trong quy trình có thể
điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Thông thường đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thường được thực
hiện vào đợt kiểm toán giữa kỳ từ trước khi kết thúc năm tài chính và được
cập nhật vào lần kiểm toán cuối kỳ sau khi khách hàng đã có báo cáo tài
chính.
1.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Đây là công việc quan trọng phục vụ cho cả hoạt động lên kế hoạch cũng
như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện ngay từ những
bước đầu tiên. Hoạt động này sẽ cung cấp thông tin hữu ích trong suốt
cuộc kiểm toán đồng thời góp phần lý giải cho những bằng chứng kiểm
toán mà KTV thu thập.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
a) Những thông tin mà KTV cần thu thập bao gồm
- Những hoạt động bên ngoài có khả năng tác động tới hoạt động kinh
doanh của khách hàng như sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ
mô của chính phủ, của ngành kinh doanh, biến động của thị
trường…
- Các hoạt động nội bộ của khách hàng: KTV cần thu thập thông tin
về những hoạt động có khả năng ảnh hưởng tới thông tin trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp như thay đổi nhân sự hội đồng quản
trị hay các vị trí nhân sự quan trọng khác ( kế toán trưởng, giám đốc
tài chính,…); các hoạt động đầu tư mới, thay đổi trong chiến lược
hoạt động kinh doanh của công ty….
b) Các phương pháp chủ yếu để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của
khách hàng:
Có 3 phương pháp chính bao gồm thu thập, kiểm tra tài liệu, phỏng vấn và
quan sát:
- Thu thập, kiểm tra tài liệu: KTV sẽ đưa ra một bản danh sách các tài liệu
cần thiết yêu cầu Ban giám đốc và Kế toán trưởng công ty cung cấp, tùy
theo từng đặc thù của doanh nghiệp mà tài liệu có thể khác nhau, song cơ
bản thường gồm: giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các hợp đồng quan
trọng và dài hạn, biên bản họp hội đồng quản trị, ban giám đốc, báo cáo tài
chính, thuyết minh báo cáo tài chính và các giải trình, các bảng kê liên
quan đến các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Tài liệu quan trọng nhất
là báo cáo tài chính năm kiểm toán cùng với giải trình của ban giám đốc
trong đó nêu rõ người lập và phê duyệt báo cáo tài chính và lời khẳng định
báo cáo tài chính được trình bày trung thực hợp lý.
- Phỏng vấn: Theo yêu cầu của cuộc kiểm toán Ban giám đốc sẽ giới thiệu
về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, về quá trình hình thành,
phát triển, các giải trình về báo cáo tài chính, các thông tin cơ bản về chính
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
sách kinh doanh, chính sách kế toán….
- Quan sát: KTV dựa vào những tài liệu thu thập được, hoặc dựa vào hoạt
động kinh doanh hàng ngày của khách hàng để tiến hành quan sát và tìm
hiểu, thu thập thêm thông tin cần thiết về hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng. Quan sát thường được sử dụng kết hợp với phỏng vấn hoặc
cũng có thể thực hiện để hỗ trợ cho việc thu thập tài liệu.
Đối với các khách hàng mới, KTV thường sử dụng cả ba phương pháp
trên. Còn với các khách hàng thường niên, KTV xem xét lại hồ sơ kiểm toán
chung, phỏng vấn Ban giám đốc đồng thời cập nhật những thông tin mới về
khách hàng.
1.1.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố
cấu thành
Khi đã có được thông tin ban đầu về khách hàng, KTV dựa vào những
thông tin đó để tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố
cấu thành.
1.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về môi trường kiểm soát
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan
điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong
doanh nghiệp. Môi trường kiểm soát là cơ sở để thành lập nên hệ thống
kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Đối với khách hàng mới, để tìm hiểu về môi trường kiểm soát, KTV tại
KPMG phải tập trung tìm hiểu từng yếu tố cấu thành trong môi trường
kiểm soát, đánh giá các yếu tố này có được thực hiện hay không, và nếu
được thực hiện thì có hiệu quả hay không :
- Cấu trúc tổ chức, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm trong hệ
thống kiểm soát nội bộ: có được tổ chức hợp lý với tình hình của
khách hàng, việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm có tốt
không…
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
- Quan điểm quản lý, phong cách quản lý và sự tận tâm nhằm đạt
được chất lượng, hiệu quả: Những quan điểm về quản lý có thể gây
rủi ro như thế nào với doanh nghiệp, đã đạt yêu cầu về chất lượng
hay chưa…
- Những quy chế, chuẩn mực về lòng tự trọng và các giá trị đạo đức
của khách hàng: liệu khách hàng có tạo được một chuẩn mực đạo
đức và tự trọng đúng đắn cho nhân viên không, và có truyền đạt
được những chuẩn mực, quy chế ấy tới nhân viên của mình không.
- Sự đóng góp của những người được phân công, chịu trách nhiệm
quản lý: Những người có trách nhiệm có làm việc hiệu quả không,
có hoạt động đúng với những gì mình chịu trách nhiệm không.
- Chính sách về con người và việc thực hiện chính sách ấy: Khách
hàng có những chính sách gì về con người, các chính sách ấy được
thực hiện như thế nào và có hiệu quả ra sao, có góp phần giảm được
rủi ro trong quá trình lập báo cáo tài chính hay không.
Để thực hiện mục đích này, KTV tiến hành những buổi gặp gỡ với Ban
Giám đốc khách hàng, thu thập tài liệu chứng minh cho việc thực hiện
những thủ tục kiểm soát như các quyết định, quy chế, văn bản của công ty
khách hàng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của nhân
viên, cơ cấu tổ chức… Bên cạnh đó, KTV còn phỏng vấn Ban Giám đốc,
phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính và những người có liên
quan. KTV cũng có thể sử dụng phương pháp quan sát đối với các hoạt
động của công ty hay kiểm tra chứng từ, tài liệu nhằm có được thông tin
đầy đủ nhất. Từ những thông tin có được, KTV có thể đánh giá tổng thể về
hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng cũng như thái độ,
nhận thức, hoạt động của các cá nhân có trách nhiệm trong hệ thống ấy
nhằm khẳng định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát.
Đối với các khách hàng cũ, thông thường hệ thống kiểm soát nội bộ ít
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
thay đổi, do đó KTV tiến hành cập nhật thông tin trên hồ sơ kiểm toán
chung và bổ sung những thay đổi (nếu có). Hoặc KTV cũng có thể thực
hiện các bước như trên tuy nhiên khối lượng công việc sẽ ít hơn so với
khách hàng lần đầu.
1.1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán là yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống kiểm soát nội
bộ, do kết quả của hệ thống này là số liệu mà KTV sẽ sử dụng trong kiểm
toán báo cáo tài chính. Vì thế, một hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả sẽ
làm giảm rủi ro kiểm soát, giảm công việc kiểm tra chi tiết mà KTV phải thực
hiện. Tại KPMG, các vấn đề mà KTV tập trung tìm hiểu bao gồm:
Chính sách kế toán của doanh nghiệp: Dựa vào các tài liệu thu thập
được, KTV sẽ đánh giá xem doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực
kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (nếu được áp dụng) hay
không và có phù hợp với luật định của Việt Nam hay không, nếu có những
khác biệt thì những khác biệt này có thể chấp nhận được không.
Hệ thống kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: KTV kiểm tra việc thực
hiện chế độ và phương pháp hạch toán kế toán hiện hành hoặc chế độ kế toán
cụ thể đã được Bộ tài chính phê duyệt xem có phù hợp với đặc điểm kinh
doanh, yêu cầu quản lý của khách hàng và có nhất quán không.
Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán: Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ
nhằm phục vụ cho việc ghi chép sổ sách kế toán. Chứng từ có được lập, luân
chuyển, sử sụng và bảo quản theo đúng mẫu biểu, nội dung và trình tự hay
không, số liệu có đúng không, có đạt được tính hợp lý, hợp pháp hay không.
KTV kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán về mặt tổ chức lập, ghi chép, sử dụng
và bảo quản để đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, đúng mẫu biểu để phục vụ cho
việc lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
Bộ máy kế toán và nhân sự: KTV KPMG tìm hiểu xem bộ máy kế toán
có được tổ chức phù hợp với các chính sách kế toán cũng như đặc điểm hạch
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
toán của doanh nghiệp chưa, có phù hợp nguyên tắc phân công, phân nhiệm
hay không. Nhân sự phòng kế toán có đạt trình độ phù hợp với hoạt động
được phân công không, có ý thức, thái độ làm việc, năng suất công việc được
giao như thế nào.
Tại KPMG, KTV thường sử dụng ba phương pháp là thu thập tài liệu,
quan sát và phỏng vấn để tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng.
Đối với những khách hàng thường niên, KTV thường xem xét dựa trên
những thông tin đã thu thập được từ những năm trước, sau đó cập nhật thêm
những thay đổi trong năm nay.
1.1.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát thường đan xen trong các bước tìm hiểu về môi
trường kiểm soát cũng như hệ thống kế toán, do đó KTV KPMG thường tiến
hành bước tìm hiểu này đan xen với hai bước trên, tập trung vào các nguyên
tắc thiết kế của thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc
phân công phân nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Các kỹ thuật
được áp dụng vẫn là thu thập tài liệu, phỏng vấn và quan sát.
Sau khi đã tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đã có cái nhìn sơ
bộ về tổng thể hệ thống kiểm soát, bước đầu đánh giá về những rủi ro kiểm
soát, từ đó quyết định dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
nhiều hay ít, và có cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm kiểm soát hay không.
Nếu KTV cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là không đáng tin cậy thì thử
nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện ở mức tối thiểu; còn nếu đánh giá ban
đầu chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy thì khối lượng các
thử nghiệm kiểm soát sẽ ở mức cơ bản.
1.1.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát không phải được tiến hành tại một
thời điểm mà được KTV KPMG tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán,
thường xuyên cập nhật trong giấy tờ làm việc cũng như trong kế hoạch kiểm
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
toán. Có như vậy KTV mới có thể đạt được cái nhìn toàn diện nhất về hệ
thống kiểm soát nội bộ và đưa ra bằng chứng thuyết phục về việc dựa vào độ
tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các kỹ thuật chính khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát này là thu thập,
kiểm tra tài liệu, quan sát, phỏng vấn và thực hiện lại. Các khoản mục
khác nhau sẽ có cách kiểm soát khác nhau, rủi ro kiểm soát khác nhau; vì
thế theo từng chương trình kiểm toán cụ thể, KTV KPMG sẽ áp dụng các
kỹ thuật trên theo các cách khác nhau, song có thể tóm tắt các công việc cụ
thể KTV cần tiến hành như sau:
- Thu thập và kiểm tra việc tuân thủ các quy chế, quy định, chính sách đối
với từng khoản mục.
- Thu thập và kiểm tra các quy định về mở sổ chi tiết theo dõi từng đối
tượng: doanh thu, phải thu, phải trả, tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố
định….
- Thu thập các văn bản, quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình
kiểm soát nội bộ với từng nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi kết thúc, lựa
chọn một số nghiệp vụ, thực hiện lại từng bước trong quy trình kiểm soát để
kiểm tra tính chính xác và đáng tin cậy của những thông tin trên, đồng thời
đánh giá được tính hiệu quả của quy trình kiểm soát đó. (Kỹ thuật thực hiện
lại).
1.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ. Từ những thông tin thu được ở ba bước trên, cùng với sự xét
đoán nghề nghiệp của mình, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng
khoản mục. Để việc đánh giá được chính xác, KTV cần trả lời các câu hỏi
sau:
- Các thủ tục kiểm soát có được thiết kế hợp lý với đặc thù quản lý
của khách hàng và với hệ thống kế toán khách hàng đang áp dụng
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
không.
- Nếu các thủ tục đó là hợp lý thì chúng có được thực thi một cách có
hiệu quả, hiệu lực ở các bộ phận, các phòng ban của khách hàng hay
không.
Nội dung, quy mô và thời gian thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro tùy
thuộc vào đặc điểm từng cuộc kiểm toán cụ thể như: quy mô của khách thể,
mức độ phức tạp trong các hoạt động của khách thể, sự hiểu biết của KTV về
khách thể. Đối với KPMG, các thủ tục để đánh giá rủi ro thường bao gồm:
- Phỏng vấn ban quản lí và các thành viên khác thuộc công ty khách hàng;
- Thủ tục quan sát và điều tra;
- Thủ tục phân tích.
Cho đến nay, mạng lưới KPMG toàn cầu đã xây dựng cho mình một
công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán
với khách hàng thường niên hay khách hàng tiềm năng. Theo đó, tất cả các
thành viên KPMG ở tất cả các nước đều sử dụng các thủ tục chung trong việc
đánh giá chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Và theo công cụ chung này, KPMG
phân biệt rủi ro ở 3 mức: cao, trung bình và thấp.
Rủi ro ở mức cao: áp dụng đối với các khách hàng hoạt động trong các
lĩnh vực có rủi ro cao (công nghệ thông tin, sản xuất vũ khí, y tế…); mô hình
hoạt động kinh doanh dựa trên những yếu tố không ổn định, có sự thay đổi
bất thường hoặc không giải thích được bằng các chỉ tiêu tài chính quan trọng;
có sự nghi ngờ về tính trung thực và năng lực của ban lãnh đạo; vấn đề liên
quan đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp;…
Rủi ro ở mức trung bình: áp dụng đối với các khách hàng được niêm
yết trên thị trường chứng khoán; ban quản lí chịu áp lực để hoàn thành kế
hoạch kinh doanh; khách hàng áp dụng những chính sách kế toán mang tính
chất “bảo thủ” hoặc “nóng vội”…
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Rủi ro ở mức thấp: áp dụng đối với các khách hàng không có những biểu
hiện rủi ro ở mức cao hay trung bình.
Cùng với việc đánh giá rủi ro liên quan đến việc chấp nhận hợp đồng
kiểm toán, trước khi kí hợp đồng chính thức, Giám đốc kiểm toán liên quan
trực tiếp đến khách hàng tiềm năng phải dự kiến nhân sự cho cuộc kiểm toán
để xem xét khả năng của KPMG trong việc cung cấp dịch vụ, trong đó việc
đánh giá tính độc lập và yếu tố đạo đức của KTV được xem xét. Đánh giá
này phải được trình bày trên giấy tờ làm việc trong đó đảm bảo rằng nhóm
kiểm toán có đầy đủ năng lực, thời gian để thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ
theo các chính sách của KPMG, các quy định liên quan đến nghề nghiệp, luật
pháp và bảo đảm rằng báo cáo kiểm toán được phát hành là phù hợp.
1.2 Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại
công ty A và công ty B
Để hiểu sâu hơn quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong
kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH KPMG Việt Nam như đã trình
bày ở trên, đề tài đưa ra hai cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty A và
công ty B mà công ty KPMG đã thực hiện.
Để tránh lặp lại và thuận tiện cho việc theo dõi, thực trạng quy trình
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của 2 công ty A, B sẽ được trình bày lấy
công ty A làm gốc, sau đó trình bày những điểm khác biệt tại công ty B, trong
đó công ty A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng mới
của công ty TNHH KPMG Việt Nam, công ty B là công ty cổ phần, khách
hàng thường niên của công ty.
1.2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Vì công ty A là khách hàng mới của công ty nên việc tìm hiểu thông tin
về hoạt động kinh doanh của công ty A được phân công cho trưởng nhóm
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
kiểm toán tiến hành thu thập từ trước khi kiểm toán và cập nhật trong suốt
quá trình kiểm toán.
Sau khi đã tiến hành phỏng vấn, thu thập tài liệu và quan sát hoạt động
của công ty, kiểm toán viên đã tập hợp kết quả của mình được trình bày trong
giấy tờ làm việc như dưới đây:
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chun đề thực tập
Bảng 1.1 : Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của cơng ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
Khách hàng
Cơng ty A
Kỳ kế tốn
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.05
Cơ cấu tổ chức
Cơng ty A (“Công ty”) là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đượcc thành lập tại Việt
Nam. Các hoạt động chính của Công ty là phát triển, sản xuất và bán các linh kiện điện tử.
Tổng số vốn đầu tư và vốn điều lệ của Công ty theo quy đònh trong Giấy chứng nhận Đầu tư tương
ứng là 75.000.000 USD và 43.180.000 USD.
Cơng ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 2558/GP ngày 22 tháng 3 năm 2006 do bộ Kế hoạch
đầu tư cấp. Giấy phép đầu tư có hiệu lực 41 năm kể từ ngày cấp.
Tên giao dịch của cơng ty: A COMPANY LTD
Trụ sở đăng ký Khu Công nghiệp Thăng Long
Huyện Đông Anh
Hà Nội, Việt Nam
Hội đồng Quản trò Ông Shigeru Ono Chủ tòch
Ông Shinya Abe Thành viên
Ông Masanori Sadano Thành viên
Ông Akio Iwase Thành viên (đến ngày 30 tháng 9 năm 2008)
Ông Echigo Kenichiro Thành viên (từ ngày 1 tháng 10 năm 2008)
Ban Giám đốc Ông Shigeru Ono Tổng Giám đốc
Ông Shinya Abe Giám đốc
Ông Masanori Sadano Giám đốc
Ông Akio Iwase Giám đốc (đến ngày 30 tháng 9 năm 2008)
Ông Echigo Kenichiro Giám đốc (từ ngày 1 tháng 10 năm 2008)
Mục tiêu và chiến lược
Mục tiêu Chiến lược
Dẫn đầu về chất lượng sản phẩm
Tăng trưởng về doanh thu và danh tiếng trên tất
cả các thị trường
Tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực nhân
viên
Tăng cường kiểm sốt chất lượng
Lắp đặt hệ thống thiết bị hiện đại
Các sản phẩm /hoạt động chính
Hoạt động chính của cơng ty là phát triển và sản xuất các linh kiện điện tử.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm tốn 48A
Chuyên đề thực tập
Cập nhật tình hình kinh doanh năm 2009
Năm 2009 là một năm mà tình hình kinh doanh của công ty có những bước tiến đáng kể, doanh thu
và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, công ty cũng cho ra mắt một số sản phẩm mới.
Năm 2010 được dự báo sẽ là một năm khó khăn hơn, do cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt
hơn, các đối thủ đưa ra chính sách giá gây bất lợi và nhu cầu thị trường cho một số sản phẩm sẽ
không cao. Bên cạnh đó là khó khăn trong việc đáp ứng một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Dự báo cho năm 2010, một số sản phẩm sẽ không có đơn đặt hàng từ tháng 4 đến tháng 6.
Nhân viên
Tổng số nhân viên cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 2.845 người, trong đó có 12 người nước
ngoài, 2.833 người Việt Nam
Khách hàng
100% doanh số của công ty là từ xuất khẩu. Công ty chỉ bán các sản phẩm cho các thành viên trong
tập đoàn mẹ và các công ty có quan hệ đối tác với tập đoàn mẹ.
Cách khách hàng chính bao gồm:
- PED Malaysia
- PED Hong Kong,
- PIA Singapore
- PT Malaysia
- Global Procurement Service Co.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp nguyên vật liệu chính là Sumitomo Co. Japan, ngoài ra các thành viên trong tập đoàn ở
Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng là những nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty.
Đồng thời KTV cũng tiến hành thu thập các thông tin về ngành và môi
trường kinh doanh của khách hàng và lưu trữ trên giấy tờ làm việc.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Bảng 2.2 : Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của công ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Khách hàng
Công ty A
Kỳ kế toán
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.05
1. Môi trường ngành
Công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử công nghệ cao và là công ty con của một trong những
tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này, do vậy công ty có một vị thế khá vững chắc trên thị
trường. Thị trường trọng tâm đều là các thị trường lớn và có nhu cầu cao trong lĩnh vực hoạt động
của công ty như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Không có vấn đề cần đặc biệt lưu ý về sự phát triển
của ngành kinh doanh. Tuy nhiên do sự phát triển và cải tiến không ngừng của các sản phẩm điện
tử công nghệ cao, công ty phải đối mặt với rủi ro các sản phẩm sẽ bị lỗi thời.
2. Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội
Kinh tế
Không có vấn đề nghiêm trọng cần lưu ý ngoài việc trong năm 2009 một số thay đổi về tỷ giá hối
đoái dẫn đến công ty phải tăng chi phí cho tiền lương nhân viên.
Chính trị và pháp luật
Môi trường chính trị và pháp luật ổn định, với các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam tạo điều kiện tốt cho công ty phát triển. Đặc biệt là gần đây để đẩy mạnh thu hút đầu tư
nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã tiến hành cải cách các thủ tục hành chính và các quy định
thông thoáng hơn cho nhà đầu tư.
Xã hội
Nguồn lao động rẻ và dồi dào ở Việt Nam là lợi thế cho hoạt động kinh doanh của công ty.
KẾT LUẬN: Không có sai phạm trọng yếu nào cần chú ý.
Đối với công ty cổ phần B, do là khách hàng thường niên của KPMG
Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 nên kiểm toán viên chỉ cần xem lại hồ
sơ kiểm toán và cập nhật lại thông tin năm nay. Theo kết quả thu thập tài liệu
và phỏng vấn với ban giám đốc công ty khách hàng, năm 2009 công ty có sự
thay đổi giám đốc điều hành do không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc. Hội
đồng quản trị công ty B đã ra 2 quyết định: quyết định 100109 ngày 15 tháng
01 năm 2009 quyết định chấp nhận đơn xin thôi việc của ông Trần Phú N,
giám đốc điều hành của công ty và quyết định 110109 ngày 15 tháng 1 năm
2009 bổ nhiệm ông Lê Hoàng B, phó giám đốc kinh doanh lên làm giám đốc
điều hành, ông Lê Duy B bổ nhiệm bà Nguyễn Phương T làm phó giám đốc
kinh doanh.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố
cấu thành
1.2.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về môi trường kiểm soát
Là khách hàng mới của công ty KPMG Việt Nam nên thông tin về môi
trường kiểm soát của công ty A phải được tìm hiểu từ đầu, tập trung vào xem
xét quan điểm, phong cách điều hành của Ban lãnh đạo cũng như các quy
trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mục
đích của bước công việc này là đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức và
hoạt động của Ban lãnh đạo nhằm khẳng định tính hợp lý và độ tin cậy của hệ
thống kiểm soát nội bộ.
KTV đã tìm hiểu một số thông tin và thể hiện trên giấy tờ làm việc.
Bảng 2.3 : Thông tin về môi trường kiểm soát của công ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Khách hàng
Công ty A
Kỳ kế toán
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.06
• Cơ cấu tổ chức và phân công quyền hạn, trách nhiệm
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về các chính sách, chiến lược quan trọng của công ty và định
hướng hoạt động chung cho toàn công ty. Tổng giám đốc có quyền ra các quyết định quan trọng
như: ký các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, ký và công bố các báo cáo tài chính, …
Trách nhiệm quản lý và giám sát công ty được phân bổ cho các phòng ban chức năng, như bộ phận
sản xuất, bộ phận hành chính...
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty A
• Duy trì và phổ biến các giá trị đạo đức trong toàn công ty
Ban lãnh đạo công ty thiết lập các chính sách và quy trình nghiêm khắc để tạo ra tính tuân thủ và
đồng thời khuyến khích nhân viên thực hiện.
Ban lãnh đạo không chỉ đưa ra các quy định mà còn làm gương để toàn thể nhân viên noi theo bằng
cách tạo ra một môi trường nghiêm túc nhưng cởi mở trong công ty, họ tham gia tích cực để đạt tới
các mục tiêu cho công ty.
Trong giao tiếp với các nhân viên cấp dưới, ban giám đốc luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
việc đạt tới các mục tiêu của công ty. Việc giao tiếp và trao đổi thông tin được thực hiện qua cả 2
kênh là chính thức và không chính thức, như là thư điện tử nội bộ công ty, thảo luận trực tiếp hay
các buổi họp. Nhân viên trong công ty có thể liên hệ với ban giám đốc bất cứ khi nào có vấn đề nảy
sinh thông qua hệ thống email nội bộ.
Các giá trị đạo đức được đề cao và khuyến khích, hình thức kỷ luật sẽ được thực hiện bất cứ khi nào
việc vi phạm các quy tắc, điều lệ của công ty xảy ra. Kết quả làm việc của mỗi nhân viên được giám
sát bởi trưởng bộ phận và được đánh giá hàng năm nhằm mục đích cho các chính sách lương
thưởng, thăng tiến.
Mặc dù công ty không có bộ phận kiểm toán nội bộ riêng biệt nhưng hàng năm công ty mẹ sẽ cử
nhóm kiểm toán nội bộ để soát xét các hoạt động tài chính và sản xuất của công ty.
• Triết lý và phong cách quản lý của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo công ty giám sát chặt chẽ các hoạt động hàng ngày của công ty, cuộc họp ban giám
đốc được diễn ra hàng tháng.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Công ty mẹ
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Bộ phận kế
toán
Bộ phận
hành chính
Bộ phận sản
xuất
Chuyên đề thực tập
Các hoạt động phải được tuân theo chính sách và kế hoạch của công ty, bất kỳ sự không tuân thủ nào
sẽ được báo cáo lên các trưởng bộ phận, giám đốc và ban giám đốc.
Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên là ưu tiên hàng đầu của công ty, trong đó họ được
khuyến khích cống hiến cho tập thể, tiếp cận với các cơ hội học tập năng cao kỹ năng và kiến thức,
được ghi nhận cho các đóng góp và khám phá năng lực bản thân.
Mặc dù công ty không có văn bản quy định các giá trị đạo đức của riêng mình, nhưng nó đã duy trì
và phát triển văn hóa doanh nghiệp đề cao và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực, liêm
khiết và đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cũng tuân theo các giá trị đạo đức mà công ty mẹ
đề ra.
Đối với khách hàng B, KTV xem xét hồ sơ năm trước và cập nhật
những thay đổi trong môi trường kiểm soát năm nay của công ty. Do nhân sự
trong Ban giám đốc công ty có nhiều thay đổi nên kiểm toán viên tiến hành
phỏng vấn và quan sát Ban giám đốc mới. Trong quá trình phỏng vấn và quan
sát, KTV rút ra kết luận Ban giám đốc mới của công ty có nhiệt tình, có thái
độ và ý thức nghiêm túc, có tác phong tốt và đã có kinh nghiệm quản lý nhiều
năm, môi trường kiểm soát của công ty B được đánh giá là vẫn chặt chẽ.
1.2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán
Sau khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát của công ty, KTV tiến hành
thu thập và tìm hiểu về hệ thống kế toán của công ty:
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Bảng 2.4 : Tìm hiểu các chính sách kế toán của công ty A
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chun đề thực tập
Cơ sở lập báo cáo tài chính
Cáo báo cáo tài chính trình bày bằng Đô la Mỹ (“USD”), được lập theo Chuẩn mực Kế toán Việt
Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán phổ biến được Việt Nam chấp
thuận.
Báo cáo tài chính, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc
giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp.
Cơng ty tổ chức hệ thống sổ sách kế tốn theo hình thức nhật ký chung.
Năm tài chính
Năm tài chính của Công ty từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12
Các giao dịch bằng ngoại tệ
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vò tiền tệ khác USD được quy đổi sang
USD theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dòch bằng các đơn vò tiền
khác USD trong kỳ được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái tại ngày
giao dòch.
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá chưa và đã thực hiện được hạch toán vào báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các
khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền
xác đònh, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trò và được sử dụng cho mục đích đáp ứng các
cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hay là các mục đích khác.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi
dự phòng phải thu khó đòi.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trò có thể thực hiện được. Giá
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm tốn 48A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
Khách hàng
Cơng ty A
Kỳ kế tốn
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.07
Chuyên đề thực tập
Nhân sự hệ thống kế toán của công ty
Phòng kế toán của công ty có kế toán trưởng và kế toán các phần hành. Tuy nhiên trình độ kế toán
không cao và thường xuyên luân chuyển nhân sự, gây hiện tượng thiếu kinh nghiệm, vì thế rủi ro
sai sót của hệ thống kế toán cao.
Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán
Kiểm tra hệ thống chứng từ sổ sách kế toán, KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát của công ty chưa
được tuân thủ. Phỏng vấn kế toán trưởng thì được biết hàng tháng có sự đối chiếu giữa sổ cái và sổ
chi tiết của từng phần hành cụ thể. Tuy nhiên qua thực tế kiểm tra thì không thấy dấu hiệu chứng
minh điều này, hơn nữa một số phần hành như dự phòng, doanh thu tài chính có số ghi trên sổ chi
tiết không khớp với sổ cái, điều này được kế toán trưởng giải thích là do sự sai sót trong ghi chép.
Cách sắp xếp và lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách cũng không hợp lý, có thể gây ra sự mất chứng
từ hay sai lệch sổ sách.
Đối với công ty cổ phần B, trình tự chu trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế
toán là xem lại thông tin năm trước và cập nhật thông tin năm nay, KTV đưa
ra kết luận là không có sự thay đổi trong chính sách kế toán của công ty, có
một vài sự thay đổi nhỏ trong nhân sự hệ thống kế toán (kế toán phần hành
tiền và lương nhân viên - chị Vũ Thị Nhung nghỉ đẻ nên công ty đã tuyển chị
Hà làm thay với hợp đồng ngắn hạn 6 tháng. Hiện tại chị Lê Minh Hà đã làm
được 2 tháng), nhưng không gây ảnh hưởng tới hệ thống kế toán của công ty.
1.2.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
KTV đã xem xét, tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán tại công ty A và đưa
ra nhận xét và đánh giá cho từng phần hành cụ thể trên các giấy tờ làm việc:
Bảng 2.5: Tìm hiểu và đánh giá các thủ tục kiểm soát của công ty A
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Khách hàng
Công ty A
Kỳ kế toán
31/12/2009
Người thực hiện
BT
Ngày thực hiện
11/2009
Số tham chiếu
C1.08
A. Trình tự xét duyệt chi tiêu
1. Chi tiền
Tiền mặt
Kế toán thanh toán chuẩn bị và gửi yêu cầu thanh toán kèm các chứng từ tới kế toán trưởng và Giám
đốc để phê duyệt. Trên cơ sở đó, kế toán thanh toán ghi vào phần mềm kế toán Oracle. Sau đó thủ
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
quỹ in phiếu chi và ghi vào Oracle để làm rõ tài khoản đối ứng.
Phiếu chi được phê duyệt bởi kế toán trưởng và một người trong Ban giám đốc rồi được gửi tới thủ
quỹ.
Công ty không có chính sách về hạn mức chi tiền mặt.
Tiền gửi ngân hàng
Công ty duy trì hai loại tài khoản: tài khoản hoạt động và tài khoản chuyên dụng. Tài khoản hoạt
động được sử dụng cho các giao dịch hàng ngày còn tài khoản chuyên dụng được sử dụng cho các
hợp đồng đặc biệt. Khách hàng của công ty sẽ chuyển tiền (theo hợp đồng) vào tài khoản này nhưng
công ty chỉ có thể dùng khi thực hiện các điều khoản trong hợp đồng.
Kế toán tiền gửi ngân hàng chuẩn bị Đề nghị chuyển khoản và các chứng từ đi kèm được Kế toán
trưởng và Giám đốc phê duyệt, rồi gửi tới ngân hàng.
2. Thu tiền
Tiền mặt
Dựa trên tờ khai được chuẩn bị bởi thủ quỹ, kế toán phải thu in Phiếu thu và các chứng từ đi kèm để
kế toán trưởng phê duyệt, rồi ghi vào phần mềm Oracle.
Tiền gửi ngân hàng
Hàng ngày, kế toán tiền gửi ngân hàng nhận sổ phụ ngân hàng và ghi chép tất cả các giao dịch vào
phần mềm.
3. Đối chiếu với ngân hàng
Dựa trên sổ phụ ngân hàng, kế toán tiền gửi ngân hàng ghi chép các giao dịch và đối chiếu giữa số
liệu ghi chép với sổ phụ ngân hàng vào cuối tháng.
4. Kiểm kê tiền mặt tại quỹ
Kiểm kê tiền mặt tại quỹ thường được tiến hành vào cuối năm và đôi khi thực hiện kiểm kê bất ngờ
trong một số trường hợp nhất định.
B. Quá trình mua hàng-nhập kho-lưu kho-xuất kho
1. Quá trình mua hàng:
Nhân sự phòng vật tư phụ trách quá trình mua hàng gồm trưởng phòng vật tư, trợ lý trưởng phòng và
nhân viên vật tư.
Trợ lý trưởng phòng lập báo cáo về lượng hàng tồn kho của từng loại vật liệu cho từng loại sản phẩm
do thủ kho cung cấp, trưởng phòng căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng sản phẩm đã được phòng kỹ
thuật kiểm soát và số vật liệu trong kho để xác định lượng hàng cần nhập, lập đề nghị mua hàng. Sau
đó trợ lý mua hàng lấy giấy báo giá của các nhà cung cấp trình lên cho phó giám đốc sản xuất, phó
giám đốc sẽ quyết định giá nhập và số lượng cần nhập rồi chuyển lên để giám đốc ký duyệt. Sau đó
trợ lý mua hàng gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp và chuẩn bị hợp đồng mua hàng. Sau khi ký kết
xong hợp đồng, đơn đặt hàng và hợp đồng mua hàng được chuyển sang cho phòng kế toán để chuẩn
bị thanh toán theo quy định trong hợp đồng.
2. Quá trình nhập hàng và lưu kho
Hàng hóa mua về được phòng kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau đó phòng vật tư giám sát
việc nhập kho, sau khi nhập kho, một liên phiếu nhập kho được chuyển sang bộ phận kế toán để ghi
sổ.
3. Quá trình xuất kho
Hàng tháng phân xưởng sản xuất tổng hợp nhu cầu các tổ sản xuất và chuyển cho phòng vật tư, hàng
ngày khi phát sinh nhu cầu trực tiếp, các tổ sản xuất lập phiếu đề nghị xuất kho, thủ kho vật tư căn cứ
vào phiếu này và kế hoạch đã đề ra từ đầu tháng để theo dõi và viết phiếu xuất vật liệu cho các tổ sản
xuất trong phân xưởng. Định kỳ thủ kho chuyển một liên các phiếu xuất kho này cho phòng kế toán
để ghi sổ lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Các nguyên vật liệu thừa sau khi sử dụng được
nhập lại kho và viết phiếu nhập.
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
C. Một số kiểm soát khác liên quan tới mua hàng, bán hàng và thu tiền
Dựa vào phiếu nhập kho của bộ phận kho, kế toán hàng tồn kho cập nhật vào phần mềm quản lý hàng
tồn kho số hóa đơn, ngày giao dịch và số lượng. Sau khi nhận và kiểm tra chứng từ hóa đơn, kế toán
thanh toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh (tên nhà cung ứng, số lượng và ngày giao dịch) trong phần mềm.
1. Ghi nhận doanh thu và phải thu
Kế toán doanh thu nhập thông tin về khách hàng, loại yêu cầu, thuế suất thuế GTGT vào yêu cầu mua
hàng. Sau khi hoàn thành, ấn “book order”. Khi yêu cầu đã được làm, kế toán phải thu sẽ chạy hóa đơn tự
động . Trong suốt quá trình này, phần mềm Oracle tự động xử lý các bút toán cho tới khi in hóa đơn. Sau
khi chạy hóa đơn tự động, kế toán phải thu kết chuyển nghiệp vụ này tới sổ cái và cập nhập vào sổ chi
tiết phải thu.
2. Xuất hàng và giá vốn hàng bán
Khi kế toán doanh thu cập nhật các nghiệp vụ bán hàng, thì cũng đồng thời cập nhật vào phần mềm quản
lý hàng tồn kho. Hệ thống tự động tính giá vốn hàng bán cho mỗi loại hàng hóa theo phương pháp nhập
trước xuất trước.
3. Khách hàng thanh toán
Dựa vào phiếu thu tiền mặt hoặc chuyển khoản từ khách hàng (gần như toàn bộ là chuyển khoản), kế
toán phải thu cập nhật vào hệ thống. Bút toán sẽ tự động thực hiện trên Oracle. Sau đó, kế toán phải thu
in phiếu thu với số lượng nhận được.
4. Hủy hóa đơn
Kế toán dựa vào biên bản hủy hóa đơn cập nhật số lượng và thông tin về khách hàng trên phần mềm về
hàng bán bị trả lại. Đồng thời, kế toán lập yêu cầu xuất hóa đơn mới có chữ ký của kế toán trưởng. Dựa
vào đó, kế toán doanh thu nhập yêu cầu bán vào phần mềm và quá trình được tự động xử lý như trên.
5. Khách hàng trả trước
Dựa trên khoản trả trước của khách hàng, kế toán phải thu, cập nhật số lượng ứng trước và thông tin
khách hàng vào phần mềm. Khi xuất hóa đơn, phần mềm tự động xử lý các bút toán trên tiểu khoản
của tài khoản 131.
D. Quản lý và kiểm soát các khoản Phải thu khách hàng và phải trả người bán
Thông thường, công ty yêu cầu khách hàng thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Nhìn
chung không có khoản nợ phải thu khó đòi.
Phải trả người bán là các khoản phải trả cho nhà cung cấp trong nước và nước ngoài nhưng chủ yếu
là hàng nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm thu thập, soát xét và lưu giữ hóa đơn chứng
từ hàng nhập khẩu và kiểm soát số dư với nhà cung cấp. Việc kiểm soát được thực hiện bằng cách đối
chiếu với nhà cung cấp thông qua hệ thống “Statement of account”.
E. Quản lý và kiểm soát đối với tài sản cố định
1. Mua tài sản cố định
Dựa trên nhu cầu mua tài sản cố định, mỗi phòng chuẩn bị Giấy đề nghị mua tài sản cố định. Tùy
thuộc vào giá trị mua, trưởng phòng đề nghị Giám đốc/Phó Giám đốc xem xét và phê duyệt. Sau đó
Đề nghị mua được chuyển tới phòng kế toán. Đề nghị thanh toán được phê duyệt bởi kế toán trưởng
và Phó Giám đốc trước khi thanh toán.
Sau khi nhận được đề nghị (đã duyệt), kế toán tài sản cố định thu thập báo giá của các nhà cung cấp
khác nhau. Nhà cung cấp tốt nhất (dựa trên điều kiện chất lượng, giá và thương hiệu) sẽ được chọn.
Khi đó lập Đề nghị mua hoặc hợp đồng với nhà cung cấp.
2. Bàn giao tài sản cố định
Dựa trên việc nhận tài sản cố định, trưởng phòng kiểm tra tài sản cố định và chữ ký trên biên bản bàn giao
tài sản cố định. Sau đó, biên bản bào giao tài sản cố định được chuyển tới phòng kế toán để ghi nhận vào
phần mềm kế toán tài sản cố định.
Công ty đã ghi nhận một số tài sản nhỏ hơn 10 triệu VNĐ là tài sản cố định. Điều này không tuân
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
theo Quyết định 206/2006/QĐ-BTC.
3. Quản lý tài sản cố định
Tài sản cố định được quản lý bởi phần mềm Oracle về nguyên giá, thời gian sử dụng hữu ích và hao mòn
lỹ kế. Tài sản cố định được dán nhãn với tên người sử dụng và mã số.
Kiểm kê tài sản cố định được thực hiện 1 lần /năm vào cuối năm và lập biên bản kiểm kê tài sản cố định
có chữ ký của 3 người kiểm kê và quan sát (một nhân viên phòng kế toán, một nhân viên IT và một nhân
viên phòng hành chính).
4. Thanh lý tài sản cố định
Để thanh lý tài sản cố định, bộ phận có tài sản cố định cần thanh lý lập Đề nghị thanh lý. Kế toán tài
sản cố định kiểm tra tình trạng của tài sản cố định đệ trình Đề nghị này để Giám đốc phê duyệt. Biên
bản thanh lý được lập và ký tuân theo quy định chung. Kế toán tài sản cố định cập nhật việc thanh lý
vào phần mềm.
F. Kiểm soát các khoản trả trước ngắn hạn
Là một số khoản tiền thuê dịch vụ của công ty A như dịch vụ bảo vệ, thuê nhà xưởng. Thông thường
được trả trước 2-3 tháng, khi nhận được hóa đơn hoặc đề nghị thanh toán, kế toán kiểm tra lại và đệ
trình kế toán trưởng phê chuẩn và ghi vào phần mềm, hàng tháng phân bổ vào chi phí. Tài khoản
này không trọng yếu, ít rủi ro.
G. Kiểm soát đối với tiền lương và nhân viên
1. Tuyển dụng nhân sự
Dựa trên nhu cầu và đề nghị của mỗi phòng ban, Trưởng phòng nhân sự tổ chức kế hoạch tuyển
dụng. Các nhân viên mới tuyển được chia thành 2 giai đoạn thử việc. Hợp đồng 6 tháng, 1 năm hoặc
lâu hơn sẽ được ký dựa trên kết quả của giai đoạn thử việc. Hợp đồng với lương cơ bản trên 10 triệu
phải được trình Giám đốc phê duyệt.
Trưởng phòng nhân sự cũng có trách nhiệm cập nhật thông tin của nhân viên mới vào hệ thống phần
mềm quản lý hành chính nhân sự.
2. Quy trình lương
Phòng hành chính nhân sự chuẩn bị bảng lương hàng tháng dựa trên thông tin của nhân viên được ghi
nhận trong phần mềm quản lý hành chính nhân sự và các chứng từ khác (như hợp đồng, thỏa thuận,
bảng đánh giá chất lượng nhân viên, quyết định tăng lương…). Phó phòng hành chính nhân sự và kế
toán trưởng kiểm tra bảng lương trước khi chuyển cho Giám đốc phê duyệt.
2 lần/năm (thường vào tháng 6 và tháng 12), Trưởng phòng đánh giá nhân viên dựa trên tiêu chuẩn và
kết quả hay thành tích làm việc của nhân viên.
Với các nhân viên, mỗi người sẽ tự mình đánh giá và sau đó chuyển cho trưởng phòng xem xét và
phê duyệt. Với trưởng phòng thì Ban Giám đốc sẽ là người xem xét, đánh giá và phê duyệt.
Cuộc họp giữa Ban Giám đốc, Phòng hành chính, kế toán trưởng, các trưởng phòng được tổ chức để
hoàn thành việc đánh giá nhân viên của các phòng ban. Việc đánh giá và quyết định tăng lương được
phê duyệt bởi Giám đốc và sau đó cập nhật vào phần mềm.
3. Thôi việc
Đơn xin thôi việc được đệ trình cho trưởng phòng để xem xét và đề nghị Giám đốc duyệt. Giám đốc
ký chấm dứt hợp đồng và chuyển cho phòng nhân sự cập nhật vào phần mềm và tính toán số tiền phải
trả cho người thôi việc. Phó phòng hành chính nhân sự sẽ kiểm tra lại số tiền phải trả và xóa tên nhân
viên đó ra khỏi danh sách.
4. Thưởng và trợ cấp
Thưởng (cố định)
Thưởng cố định hàng năm là tháng lương thứ 13.
Thưởng và trợ cấp
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
Cuối năm, công ty trích 10% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ khen thưởng và phúc lợi. Giám đốc phê
duyệt mức độ thưởng khác nhau cho từng phòng ban. Trưởng phòng sẽ phê duyệt mức thưởng cho
từng nhân viên dựa trên việc đánh giá kết quả/hiệu quả làm việc.
Làm thêm giờ
Trợ cấp làm thêm tuân theo Luật lao động : 150% lương gộp cơ bản hàng tuần (kể cả thứ 7), 200%
lương gộp cơ bản cho chủ nhật, 300% lương gộp cơ bản cho ngày lễ tết.
Thuế thu nhập cá nhân
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân được chuẩn bị cho từng nhân viên người Việt Nam và nước ngoài, rồi
gửi tới cơ quan thuế trước ngày 20 hàng tháng. Với lương thưởng (tháng lương thứ 13, thưởng, trợ
cấp), hệ thống sẽ tính toán lại lương trung bình cho mỗi nhân viên và bổ sung thuế thu nhập cá nhân
phải nộp.
Trợ cấp mất việc làm
Công ty bắt đầu tính và lập dự phòng 1% tổng lương cơ bản vào cuối năm 2008. Tổng số tiền trả cho
người thôi việc tính vào chi phí. Bảng lương được chuyển tới phòng kế toán kiểm tra và phê duyệt bởi
kế toán trưởng. Kế toán nhập vào phần mềm sau khi kế toán trưởng và Giám đốc soát xét và phê duyệt.
Thông thường, thanh toán lương đuợc xử lý ngay và gửi tới nhân viên vào cuối tháng. Lương tháng
này được trả vào ngày 12-15 tháng tiếp theo. Yêu cầu làm thêm giờ (nếu có) do Giám sát viên chuẩn
bị và ký kèm với danh sách nhân viên phải làm thêm giờ. Sau đó yêu cầu này được chuyển tới phòng
nhân sự để tính lương.
5. Tạm ứng cho nhân viên
Mỗi khoản tạm ứng cần có mẫu và ủy quyền bởi trưởng phòng trước khi chuyển cho phòng kế toán, kế
toán tổng hợp xem xét và phê duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ chi tiền và ghi sổ. Công ty có hệ thống
kiểm soát tạm ứng và thanh toán tạm ứng. Nhân viên sẽ bị phạt nếu bị nhắc nhở thanh toán tạm ứng quá
3 lần. Chính sách này của công ty đã thu hồi được các khoản tạm ứng vào cuối năm. Theo đó, tạm ứng
năm ngoái bằng 0.
KẾT LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT ( trong đó có đề cập đến các thiếu sót của các kiểm soát)
Kết luận về môi trường
kiểm soát
Cơ sở cho kết luận
Hiệu quả
Ban quản trị đã thiết lập được rất nhiều các kiểm soát thích hợp về
môi trường. Các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện cho thấy các
kiểm soát đó đã được thực hiện trong kì kế toán.
Sự thiếu hụt của hoạt động kiểm soát được ghi chú lại :
Không có ghi chú nào.
Đối với công ty B, việc tìm hiểu và đánh giá thủ tục kiểm soát vẫn được
tiến hành bằng cách xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật thông tin
của năm nay. Do có sự thay đổi về nhân sự ban Giám đốc nên KTV tập trung
tìm hiểu các thủ tục kiểm soát kể từ khi bắt đầu có sự thay đổi nhân sự. Quá
trình chọn mẫu kiểm tra cho thấy các chứng từ hóa đơn có sự phê duyệt đầy
đủ, việc đối chiếu giữa sổ chi tiết, sổ tổng hợp vẫn được thực hiện một cách
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A
Chuyên đề thực tập
thường xuyên và có bằng chứng của việc kiểm tra chéo, việc phân công phân
nhiệm được thực hiện nghiêm túc. Tóm lại, KTV KPMG kết luận rằng các
thủ tục kiểm soát vẫn được thực hiện liên tục và hiệu quả.
1.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Đối với các khoản mục mà KTV cho là không trọng yếu trên Báo cáo tài
chính (phải trả khác, phải thu khác, phải trả công nhân viên…), KTV chỉ giải
thích bản chất và kiểm tra chi tiết, không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Còn các khoản mục quan trọng theo nhận định có rủi ro thường được KTV
tập trung tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Sau đó KTV tập hợp lại trên giấy tờ
làm việc. Mỗi thử nghiệm kiểm soát thực hiện sẽ đạt được một số mục tiêu
nhất định. Trong đó các mục tiêu đạt được khi thực hiện từng thủ tục kiểm
soát sẽ được ký hiệu thống nhất.
C (Completeness): Tính đầy đủ hoặc trọn vẹn
E (Existence and Occurrence) : Tính có thực và hiện hữu
A (Accuracy): Tính chính xác số học
V (Valuation): Đánh giá
O (Obligations and Rights): Quyền và nghĩa vụ
P (Presentation and Disclosure): Thuyết minh và trình bày
Nguyễn Hồng Hạnh Kiểm toán 48A