Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Xây dựng phần mềm từ điển Việt – Anh chuyên ngành Thú Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.91 KB, 11 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề tài: “Xây dựng phần mềm từ điển Việt – Anh chuyên ngành Thú Y”
Những người thực hiện:
1. Đinh Thế Duy
2. Nguyễn Thị Thơ Mây
3. Nguyễn Huy Thao
4. Đinh Huy Tưởng
Lớp Tin học A – K51 – Khoa CNTT – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
5. Nguyễn Thị Huế
Lớp Tin học A – K51 – Khoa CNTT – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn:
CN. Lê Thị Nhung – Khoa CNTT
BSTY. Nguyễn Văn Giáp – Khoa Thú Y
MỤC LỤC
Mục Tiêu đề Trang
I Tống quan về đề tài
I.1 Tính cấp thiết 3
I.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 4
I.3 Phạm vi ứng dụng 5
II Nội dung nghiên cứu
II.1 Công cụ hỗ trợ 5
II.2 Quy trình nghiên cứu 7
III Kết quả
III.1 Bản phân tích thiết kế hệ thống 7
III.2 Phần mềm từ điển 9
IV Kết luận và đề nghị
IV.1 Kết luận 11
IV.2 Đề nghị 11
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong tiến trình phát triển của trí tuệ nhân loại, sự chia sẻ về kiến thức và


các kết quả nghiên cứu là điều tất yếu, điều đó tạo nên sự phát triển đồng đều và
hỗ trợ cho việc phổ biến các công trình khoa học tới cộng đồng. Tuy nghiên sự
khác biệt về ngôn ngữ chính là rào cản, để tìm hiểu được các tài liệu, các công
trình nghiên cứu, … của nước ngoài, điều tất yếu là sự hỗ trợ trong biên dịch
ngôn ngữ. Đó cũng là lý do tất yếu có sự ra đời của các bộ từ điển nhằm mục
đích tổng hợp các từ, thuật ngữ kèm theo việc giải nghĩa, phiên âm, …
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đem lại bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử nhân loại, là một ngành non trẻ nhưng tầm ảnh hưởng của công nghệ
thông tin đã bao trùm và đi sâu vào từng ngõ ngách của kinh tế, văn hóa, đời
sống xã hội, dần trở thành phần không thể thiếu trong các nhiều hoạt động của
con người. Những ứng dụng của công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự tiến bộ
nhanh của con người, tăng hiểu quả trong lao động và tiện lợi trong các hoạt
động sống. Trong lĩnh vực từ điển, việc ra đời các bộ từ điển điện tử đã tăng
hiệu quả lớn trong tra cứu nhờ khả năng lưu trữ số lượng lớn từ và thuật ngữ
(các từ điển dạng bản cứng là những cuốn sách đồ sộ, người dùng phải tra cứu
theo các trang sách, hạn chế việc giải nghĩa chi tiết), tra cứu nhanh (ví dụ: gõ từ
và kết thúc bằng phím Enter sẽ có ngay kết quả trong chốc lát), phong phú và
đa dạng từ, cung cấp hình ảnh minh họa (đây là điều rất hạn chế với từ điển bản
cứng vì mức giả cả cho tính năng trên), dễ sử dụng, giá thành thấp và có thể
miễn phí
Tuy nhiên các từ điển hiện nay chủ yếu đáp ứng việc tra cứu tổng quát, về
mặt chuyên ngành hoặc các lĩnh vực cụ thể rất hạn chế và không đáp ứng đủ
nhu cầu tra cứu của người dung khi nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành trong
đó có lĩnh vực Thú Y. Yêu cầu của những người trong chuyên ngành luôn cần
có một sự giải nghĩa chính xác và đầy đủ, đồng thời với các hình ảnh minh họa
cụ thể giúp ích rất lớn trong công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Chính
vì vậy việc ra đời các phần mềm từ điển phục vụ cho chuyên ngành riêng là một
điều tất yếu và là yêu cầu cấp thiết từ phía sinh viên, giáo viên, người nghiên
hay những người đang hoạt động trong một lĩnh vưc cụ thể như ngành Thú Y.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước:

Tình hình nghiên cứu trong nước:
Về lĩnh vực phần mềm từ điển ở Việt Nam, hiện nay đã có sự ra đời từ rất
sớm của phần mềm LacVietmtd (1995), bên cạnh đó có các phần mềm ra đời
muộn hơn như phần mềm dịch văn bản tự động EV Tran, EV Sult, … Với các
từ điển dạng trực tuyến đang có mặt và phổ biến trên mạng Internet Việt Nam là
Vdict.com, từ điển Lạc Việt trực tuyến, Tratu.vn hoặc công cụ dịch văn bản của
Google.
Tuy nhiên trong mảng chuyên ngành, Thú Y chưa được quan tâm nhiều và
chưa có một phần mềm từ điển riêng biệt phục vụ chuyên về Thú Y trên thị
trường nước ta. Các bản từ điển dạng bản cứng, theo ý kiến của một số sinh
viên và giáo viên, cũng như thông qua tìm kiếm, chúng tôi mới chỉ thấy các kết
quả biên dịch từ kèm theo các tài liệu được dịch từ nước ngoài (nằm trong phần
phụ lục) trong từng môn riêng lẻ như Miễn dịch học, Vi sinh vật gây bệnh, …
hoặc có trong Từ điển Sinh học, tuy nhiên số lượng từ không đáng kể, và giải
nghĩa ngắn gọn, không có hình ảnh minh họa. Về mặt hình ảnh, các tài liệu
cung cấp khá ít, hoặc rất hiếm ví dụ như: Tập ảnh màu về bệnh gia súc của
JICA – Nhật Bản Đối với các phần mềm hiện nay trên thị trường cũng chưa
đưa Thú Y vào một bộ từ điển chuyên ngành riêng, ví dụ website tratu.vn đã có
chia một số lĩnh vực như Toán – Tin, Y học, Y Sinh, Xây dựng, … tuy nhiên
không có Thú Y.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Theo nghiên cứu của chúng tôi, hiện tại trong cộng đồng mạng chưa có
một phần mềm dạng trực tuyến hay hoạt động độc lập (off-line) chuyên cho
ngành Thú Y. Đồng thời phần mềm từ điển biên dịch từ ngôn ngữ khác sang
Tiếng Việt về lĩnh vực Thú Y cũng đưa kết quả về không.
3. Phạm vi ứng dụng:
Mục tiêu của sản phẩm trước tiên là phục vụ công tác tra cứu của sinh
viên, giáo viên, người nghiên cứu và những người đang hoạt động trong lĩnh
vực Thú Y có nhu cầu đọc hiểu các tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành Thú Y
cũng như các công việc khác,

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Công cụ hỗ trợ:
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic .Net
Là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và môi trường phát triển tích hợp
(IDE), được phát triển đầu tiên bởi Alan Cooper dưới tên Dự án Ruby (Project
Ruby). Visual Basic.Net ra đời thay thế hoàn toàn Visual Basic 6.0. Phục vụ lập
trình viên phát triển các giao diện người dùng đồ họa (GUI) theo mô hình phát
triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development, RAD) (Đây là ưu thế
của các ngôn ngữ .Net ví dụ C#, J#); truy cập các cơ sở dữ liệu dùng DAO
(Data Access Objects), RDO (Remote Data Objects), hay ADO (ActiveX Data
Objects); và lập các điều khiển và đối tượng ActiveX. Với nguồn thư viện
phong phú tích hợp trong .Net và được dùng chung, ưu thế của lập trình .Net là
có thể sử dụng đa dạng ngôn ngữ mà không sợ bị cản trở của ngôn ngữ khác
cùng được tích hợp trong .Net (ví dụ người lập trình VB có thể cùng làm việc
với người lập trình C# hay J#).
Với cú pháp trong sang, dễ học, dễ lập trình, Visual Basic.Net là ngôn ngữ
thuộc hàng phổ biến nhất trong giới lập trình, với sự hỗ trợ đắc lực từ công cụ
Visual Studio của hãng Microsoft, giúp lập trình viên tạo ra các ứng dụng trên
nền .Net một cách nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình kiểm tra lỗi.
Hệ quản trị CSDL Access
Microsoft Office Access, thường được gọi tắt là MS Access hoặc đơn giản
là Access, là một phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ do hãng
Microsoft giữ bản quyền. Access thường được đóng gói cùng các phần mềm
khác trong bộ Microsoft Office và được sử dụng rộng rãi trong các máy tính cài
hệ điều hành WindowsGiao diện người sử dụng của Access bao gồm một loạt
cửa sổ mở ra bên trong cửa sổ chính Access. Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu của
Access bao gồm các Tables (bảng), Queries (truy vấn, tìm kiếm), Forms (mẫu),
Reports (báo cáo), Macro (các macro lệnh), Modules (các khai báo, thư viện
chương trình con). Mỗi một đối tượng trên sẽ được hiện ra trong một cửa số
riêng.

Tables là công cụ xây dựng cơ sở dữ liệu trong Access. Đây là đối tượng
cơ bản. Mỗi bảng gồm tên bảng, trường dữ liệu (field) nhận các giá trị khác
nhau (như text, number, v.v…), bản ghi (records), trường khóa (primary key).
Giữa các table có liên hệ với nhau.
Queries là một công cụ quan trong khác. Đây là công cụ xử lý dữ liệu
trong Access. Có 7 loại queries tương ứng với 7 loại xử lý dữ liệu mà Access có
thể thực hiện. Đó là :
• Select Queries : dùng để trích, lọc, kết xuất dữ liệu
• Total Queries : dùng để tổng hợp dữ liệu
• Crosstab Queries : dùng để tổng hợp dữ liệu theo tiêu đề dòng và cột dữ
liệu
• Maketables Queries : dùng để lưu kết quả truy vấn, tìm kiếm ra bảng
phục vụ công tác lữu trữ lâu dài.
• Delete Queries : dùng để loại bỏ các dữ liệu hết hạn
• Update Queries : dùng để cập nhật dữ liệu
• Ngoài ra còn có Append Queries.
MS Access là một hệ quản trị CSDL cá nhân, nó khác biệt với các hệ quản
trị CSDL đa người dùng đồng thời như SQL Server, MySQL, Foxpro hay
Oracle. Do vậy nó rất thích hợp với người dùng quản lý các dữ liệu mức vừa và
nhỏ, vì dễ cài đặt và sử dụng thuận tiện, không tốn nhiều không gian của ổ cứng
lưu trữ. Với phạm vi là nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn MS Access.
2. Quy trình nghiên cứu:
• Khảo sát yêu cầu người sử dụng (giáo viên, sinh viên Khoa Thú Y).
• Thu thập và chuẩn hóa từ và thuật ngữ chuyên ngành thông qua các
tài liệu Thú Y và Từ điển sinh học, cùng các công cụ trực tuyến phục vụ
việc giải nghĩa, bổ xung hình ảnh.
• Phân tích và thiết kế hệ thống phần mềm.
• Cập nhật từ vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
• Lập trình theo các tính năng.
• Kiểm thử và đóng gói sản phẩm.

III. KẾT QUẢ
1. Bản phân tích thiết kế hệ thống:
Dựa trên yêu cầu người dùng chúng tôi xây dựng phần mềm cung cấp các tính
năng theo sơ đồ sau:
Hình 1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Phân tích luồng xử lý dữ liệu theo sơ đồ sau:
Hình 2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Và kết quả của quá trình phân tích thiết kế hệ thống là tệp cơ sở dữ liệu:
Hình 3. Tệp cơ sở dữ liệu
2. Phần mềm từ điển:
Sau khi có sự tổng quát về thống nhóm nghiên cứu lập trình xây dựng phần
mềm theo tính năng. Dưới đây là một số giao diện làm việc của hệ thống:
Hình 4. Giao diện khi khởi động
Người dùng tra cứu và nghe phát âm của từ vừa tra, đồng thời phần mềm
có chức năng hiển thị các từ đã tra cứu.
Nghe
phát
âm
tiếng
Anh
của từ
Hình 5. Cập nhật cơ sở dữ liệu
Phần mềm cung cấp tính năng mở về CSDL, để người dùng có thể chuẩn
hóa đúng từ cũng như cập nhật thêm từ, xóa từ theo yêu cầu, sao lưu, phục hồi
cơ sở dữ liệu trên máy tính cục bộ.
Hình 6. Chức năng nghe đọc văn bản
Người dùng nhập vào đoạn văn bản muốn nghe, điều chỉnh tốc độ giọng
nói cho phù hợp để nghe phát âm Tiếng Anh của đoạn văn bản.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:

Với các chức năng hiện tại, phần mềm cung cấp các tiện ích cơ bản nhất để
người dùng có thể tra cứu, nghe đọc, tìm hiểu sâu về thuật ngữ và hình ảnh.
Nhờ tính năng mở về CSDL, chúng tôi mong muốn có sự đóng góp nhiệt tình
của người sử dụng để chuẩn hóa chính xác, đầy đủ và làm cho dữ liệu từ phong
phú hơn. Đó cũng là khó khăn lớn nhất của nhóm nghiên cứu, vì phải hiểu
những từ ngữ chuyên ngành.
Hiện tại phần mềm đang hạn chế về số lượng từ do các từ chưa được chuẩn
hóa hết, tính năng mở về CSDL mới chỉ giới hạn trên máy tính cục bộ.
2. Đề nghị:
Trên cơ sở kết quả đạt được và phân tích các hạn chế mà sản phẩm chưa
cung cấp đầy đủ. Nhóm nghiên cứu hi vọng được sự công tác của người sử
dụng (cụ thể là sinh viên, giáo viên, người nghiên cứu và những người quan tâm
về Thú Y) giúp đỡ xây dựng phân dữ liệu phong phú, đầy đủ, thống nhất và
chính xác hơn. Hướng phát triển tương lai của sản phẩm mong muốn mở rộng
thêm tính năng trực tuyến về dữ liệu và khi các dữ liệu phong phú hơn có thể
phân loại từ theo từng mảng riêng (như Miễn dịch học, Bệnh nội, ngoại khoa,
Truyền nhiễm, …) Để giúp người dùng tối ưu hơn trong tra cứu.
HẾT

×