Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

thực tập thực tế được tìm hiểu về các thiết bị Viễn thông tại phòng máy của bộ môn Vô tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 45 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, hệ thống
viễn thông ngày nay là phương tiện phổ biến để mọi người trao đổi thông tin, dữ liệu,
hình ảnh, video…Nó là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển
i
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhanh chóng, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của mọi người, của từng quốc gia,
châu lục. Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông con người ngày càng phong phú và đa
dạng vì vậy để đáp ứng được các nhu cầu đó đòi hỏi các hệ thống viễn phải luôn được
nâng cấp và đổi mới cả về công nghệ, tính năng và dịch vụ…
Ngày nay nhiều hệ thống hệ thống viễn thông hiện đại, tiến tiến không ngừng
được nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào khai thác. Các dịch vụ trở nên đa dạng và phong
phú hơn, các yêu cầu của khách hàng ngày càng được đáp ứng như yêu cầu về tốc độ,
băng thông, chất lượng âm thanh, hình ảnh…
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Viễn thông ở bộ môn Vô tuyến được hướng
dẫn học tập và tiếp xúc với các thiết bị thực tế, bản báo cáo thực tập em xin trình bày về
các vấn đề sau:
Chương I: Đo MS tiêu chuẩn GSM bằng máy Agilent 8922M
Chương II: Thiết bị ViBa RMD-904
Chương III: Hệ thống SDH DMR300S
Do thời gian và kiến thức bản thân có hạn nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót về mặt nội dung, rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các Thầy Cô.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo trong Khoa Viễn Thông đã
dạy dỗ và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quí giá và đặc biệt gửi lời biết ơn
sâu sắc tới Cô giáo Phạm Thúy Hiền đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình
thực tập và làm báo cáo.
Sinh viên thực hiện

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


AXE
Automatic Cross-Connection
Equipment
Thiết bị nối chéo tự động
ATT Attenuator Ăng ten
ii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
AMP
FET
Amplifier FET
Bộ khuếch đại tranzitor
trường
BPF Band Pass Filter Bộ lộc thông dải
BR CKT Branching Circuit Mạch rẽ nhánh
DIST Distributor Phân phối
FDM Frequency Division Multiplexer
Ghép kênh phân chia theo tần
số
GSM
Global System for Mobile
communication
Hệ thống thông tin di động
toàn cầu
HPA High Power Amplifier Bộ khuyếch đại công suất cao
HYB Hybrid Lai ghép
IF Intermedia Frequency Sóng trung tần
IP Internet Protocol Giao thức mạng
INTFC Interface Giao diện
ITU-R
International Telecommunication

Union
Radio Communication Sector
Khu vực Liên hiệp viễn thông
quốc tế
LNA Low Noise Amplifier Bộ khuyếch đại tạp âm thấp
MGW Media Gateway Cổng đa phương tiện
MS Mobile Station Trạm di động
NGN Next Generation Nextwork Mạng thế hệ sau
PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã
PSK Phase Shift Key Khóa chuyển pha
PSTN Public Switching Telephone Network Mạng điện thoại công cộng
RF Radio Frequency Sóng vô tuyến
RX– IF Receiver Intermediate Frequency Thu tần số trung cấp
RX – RF Receiver Radio Frequency Thu tần số vô tuyến
SD Space Diversity Phân tập không gian
STM Synchronous Transport Module Module vận chuyển đồng bộ
TDM Time Division Multiplexer
Ghép kênh phân chia theo
thời gian
TWT Travelling Wave Tube Đèn sóng chạy
TR-X Transmitter Receiver Thiết bị thu phát
TX-SW Transmitter Switching Chuyển mạch đầu thu
TX-RF Transmitter Radio Frequency Thu tần số vô tuyến
VMS Message System Hệ thống bản tin thoại
VoIP Voice over IP Thoại qua IP
VSAT Very Small Aperture Terminal
Thiết bị đầu cuối có độ mở rất
nhỏ
iii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Máy đo kiểm Aligent 8922M
Hình 1.2 Cấu trúc MS
Hình 1.3 Giao diện của Aligent 8922M
iv
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.4 Màn hình hiển thị công suất đỉnh
Hình 1.5 Bảng hiển thị lỗi pha và lỗi tần số
Hình 1.6 Phổ công suất sườn lên
Hình 1.7 Phổ công suất sườn xuống
Hình 1.8 phổ công suất tín hiệu
Hình 2.1: Sơ đồ khối thiết bị phát thu
Hình 2.2: Sơ đồ khối máy phát RMD - 904
Hình 2.3: Sơ đồ khối PBA băng tần cơ sở phát
Hình 2.4. Sơ đồ khối băng tần cơ sở phụ
Hình 2.5 Sơ đồ khối cấp nguồn
Hình 2.6 Sơ đồ khối kích thích
Hình 2.7 Sơ đồ bộ tổng hợp tần số
Hình 2.8 Sơ đồ khối khuếch đại công suất
Hình 2.9 Sơ đồ khối máy thu
Hình 2.10 Sơ đồ khối biến đổi hạ tầng
Hình 2.11 Sơ đồ khối Modul trung tần
Hình 2.12 Sơ đồ khối mạch giải điều chế và khôi phục sóng mang
Hình 3.1 Sơ đồ mặt trước của thiết bị vi ba số SDH DMR3000s
Hình 3.2 Cấu hình chi tiết thiết bị hệ thống 3+1
Hình 3.3 Sơ đồ cấu hình hệ thống SDH DMR3000s tại phòng thực hành
v
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I : ĐO MS TIÊU CHUẨN GSM BẰNG MÁY ĐO AGILENT
8922M
1.1. Giới thiệu máy đo Aligent 8922M
- Agilent 8922M GSM Test Set là máy đo, kiểm tra các thông số của trạm di
động MS theo tiêu chuẩn GSM.
- Máy có thể làm việc ở 3 chế độ: Ô tích cực (Active cell), chế độ kiểm tra (Test
mode), tạo sóng mang liên tục (CW-Generator).
- Máy làm việc ở băng tần 900MHz.
-8922M kết hợp với Opt 010: 83220E tạo nên 8922P- Hệ thống kiểm tra đa băng
tần.
- Máy có thể thực hiện các phép đo cơ bản: Công suất sóng mang đỉnh, lỗi pha và
lỗi tần số, mặt nạ công suất, BER, phổ tín hiệu RF đầu ra.
- Máy có thể được định cấu hình làm việc như: máy phân tích phổ, máy hiện sóng,
máy đo âm tần, máy đo sóng mang liên tục.

Hình 1.1 Máy đo kiểm Aligent 8922M
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.2 Cấu trúc MS
1.2 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
 Bước1: Chọn chế độ do ACTIVE CELL.
ACTIVE CELL MODE là chế độ mặc định, khi này máy đo Agilent 8922M làm
việc như một trạm gốc BTS ở mạng GSM. Vì vậy cho phép thực hiện các cuộc gọi từ
máy đo Agilent 8922M đến máy di động (MS) và ngược lại. Dựa vào các loại tín hiệu và
các phép đo có thể có giữa MS và 8922M cho phép tổ chức thực hiện các phép đo kiểm,
các phép đo và tín hiệu được 8922M thể hiện dưới dạng các trường Field trên màn hình
ví dụ: số kênh, biên độ tín hiệu, khe thời gian mà MS đang làm việc, cũng như các loại
phép đo được minh hoạ bằng màn hình sau:


Hình 1.3 Giao diện của Aligent 8922M
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Bước2: Tổ chức cuộc gọi:
� Thực hiện một cuộc gọi từ máy di động đến Agilent 8922M:
• Bật nguồn máy đo hoặc ấn phím PRESET
• Lắp tấm SIM test [Subscriber Identity Module] lưu trữ thông tin khách hàng vào máy
di động.
• Kết nối MS với đầu nối RF IN/OUT của Agilent 8922M
• Bật máy di động và chờ để MS và 8922M thu nhận thông tin của nhau Camp on.
• Quay số bất kỳ nào đó và ấn phím gửi.
Khi cuộc gọi đã được thiết lập, thì trường trạng thái CALL STATUS trên hàm hình⇒
hiển thị CONNECTED, khi này các thông số sau được hiển thị:
• Công suất phát đỉnh của MS.
• Các thông số được MS báo cáo: Mức công suất phát TX level, mức công suất thu RX
level, chất lượng tín thu RX Qual
• Hiển thị kênh lưu lượng và khe thời gian.
Nếu cuộc gọi không được xử lý, thì cần phải giải quyết MS. Khi cuộc gọi đã được
nối thông, ta có thể kiểm tra chất lượng MS bằng cách nói vào MS âm thanh đó được
Agilent 8922M gửi trở lại MS với thời gian trễ là 0,5 giây.
� Thực hiện một cuộc gọi từ Agilent 8922M đến máy di động:
Để thực hiện một cuộc gọi (hoặc tìm gọi MS) từ Agilent 8922M đến MS, cần phải
cho Agilent 8922M biết số SIM trong MS đây là IMSI [International Mobile Subcriber
Identity] con số này và thông tin khác của MS được lưu trữ trong SIM Card.
Có hai cách để Agilent 8922M biết nhận được thông tin này:
• Thực hiện một cuộc gọi từ MS đến Agilent 8922M: Khi cuộc gọi được khởi
nguồn từ MS thì Agilent 8922M tự động đọc số IMSI trên SIM Card. Nếu có một cuộc
gọi trước đã thành công với cùng một SIM card thì có thể thưc hiện cuộc gọi tới MS
bằng
cách ấn phím ORG CALL.

• Vào màn hình MS INFORMATION và nhập số IMSI trực tiếp từ bàn phím: ấn
các phím sau đây để thực hiện:
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
� SHIFT, CELL CONFIG (MS INFO)
� Vào trường Paging IMSI và nhập số IMSI từ bàn phím.
� CELL CNTL, ORG CALL.
Thay đổi kênh, khe thời gian và mức phát.
Trước khi thiết lập cuộc gọi, hoặc đang thực hiện cuộc gọi (Handover) có thể thay
đổi các thông số sau đây ở vùng (4) như: Channel, Tx Level, Timeslot.
- Channel: Khi chuyển đổi kênh không làm gián đoạn cuộc gọi, khi này thực hiện
Handover.
- Tx Level: Mức công suất phát được 8922M ra lệnh cho MS phát ở mức cụ thể
thích hợp. Khi thay đổi mức công suất phát của MS, Tx Level thì xẩy ra hai trường hợp.
+ Công suất phát của MS được thay đổi.
+ Trường biên độ Amplitude trong vùng (5) Expected Input tự động điều chỉnh
theo giá trị danh định được xác định bởi trường Tx Level. cho phép bộ phân tích RF⇒
của 8922M đồng chỉnh theo biên độ đầu ra mong muốn của MS. Nếu tín hiệu không nằm
trong phạm vi 3dB so với biên độ mong muốn, thì cần phải điều chỉnh trường biên độ
Amplitude sao cho mằm trong phạm vi 3 dB.
- Timeslot: Các khe thời gian số 0, 1 và 7 được dành riêng cho việc duy trì thông
tin giữa MS và 8922M cho phép mô phỏng việc thực hiện Handover.⇒
 Bước 3: Thực hiện đo phổ
� Lựa chọn trường OUT RF SP từ màn hình điều khiển Cell
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thực hiện lần lượt các bước sau:
• Đảm bảo trường Frep Offset được đặt giá trị 0 (1)
• Lựa chọn Ramp Ref hay Mod Ref (2) (phụ thuộc vào phép đo điều chế hay
chuyển mạch)

Hai bước trên nhằm thiết lập mức tham khảo để so sánh các giá trị tại các độ lệch
tần số.
• Lựa chọn Ramping hay Modulation (3)
• Đặt các giá trị Freq Offset (4)
• Có thể xem sự biến đổi của phổ RF đầu ra MS bằng cách lựa chọn View-Trace
� Quan sát phổ tín hiệu đầu ra MS trên một dải rộng:
Chọn trường SPEC ANL trên màn hình CEL CNTL
• Main – Màn hình hiển thị các chức năng cơ bản của bộ phân tích phổ
• RF Generator – Đùng để điều khiển bộ tạo tín hiệu cao tần trong máy đo
Agilent 8922M
• Marker – Màn hình điều khiển điểm đánh dấu
• Auxiliary – Màn hình điều khiển các đầu vào và các thiết lập suy hao.
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sử dụng trường (2) và trường (3) kết hợp với việc thay đổi độ phân giải băng tần
của
máy đo để khảo sát phổ tín hiệu một cách chi tiết.
Bước 4: Đánh giá
- Ghi các kết quả đo vào bảng.
- Dựa vào tiêu chuẩn
- Dựa vào sự phân bố tần số của hệ thống.
1.3. Kết quả đo kiểm và phân tích kết quả đo
Các kết quả đo ở dưới tương ứng với RF Chanel: 18 và Time slot: 6
1.3.1 Đo công suất đỉnh sóng mang
Mục đính: Thực hiện đo và tính trung bình công suất sóng mang máy phát cho
một cụm đơn
Peak Power : 13,96 dBm
Hình 1.4 Màn hình hiển thị công suất đỉnh
1.3.2 Đo lỗi pha và lỗi tần số
Mục đích: Xác định giá trị lỗi pha và lỗi tần số của tín hiệu do quá trình điều chế

và tạp âm.
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sau khi thực hành thí nghiệm, chúng ta có thể xác định được lỗi pha và lỗi tần số
của tín hiệu do quá trình điều chế và tạp âm đối với hướng phát phần vô tuyến. Bảng giá
trị đo được về sai pha và sai tần:
Hình 1.5 Bảng hiển thị lỗi pha và lỗi tần số
Single burst
Items Measure Values Unit Ranges
Tx Phase Error RMS 1.18 Deg
°≤
5
Tx Phase Error peak 2.42 Deg
°≤ 20
Tx Frequency Error 25.9 hz
Hz90

Các giá trị về lỗi pha RMS, lỗi pha đỉnh và lỗi tần số thể hiện trong bảng đều nằm
trong giới hạn đo cho phép.
Bảng giá trị đo tiếp theo là về lỗi pha chi tiết:
Phase Error View
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Items Measure Values Unit Ranges
Phase Error at bit 15 0.32 Deg
°≤
20
Phase Error at bit 50 1.47 Deg
°≤ 20
Phase Error at bit 75 1.68 Deg

°≤
20
Phase Error at bit 115 -0.68 Deg
°≤ 20
Các giá trị đo thể hiện lỗi pha theo các bít số liệu. Chúng ta có thể thấy được rằng
giá trị về lỗi pha trong phần thực nghiệm tương đối nhỏ chứng tỏ phép đo khá chính xác.
1.2.3 Đo và phân tích mặt nạ phổ công suất
Mục đích: Thực hiện hiển thị xung tín hiệu phát của MS trong khoảng thời gian
một cụm và kiểm tra xem mức này có phù hợp với các chuẩn GSM hay không. Để
nghiên cứu sâu về mặt nạ phổ công suất , chúng tôi đi vào đo đạc và phân tích Rise Edge
( sườn tăng của xung), Top 2dB (khoảng giữa cụm), fall edge ( sườn xuống của xung)
1. Rise Edge

Hình 1.6 Phổ công suất sườn lên
Màn hình Rise Edge View thể hiện mức công suất đỉnh 30dB trong phần sườn
tăng củadạng sóng. Thang biên độ giới hạn từ -40 đến 5 dBm, thang thời gian giới hạn từ
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-8 đến 4 Tb.Trong phần thực hành này, chúng tôi đã tiến hành đo đạc và có được kết quả
theo như bảng sau
Items Measure Values
Un
it
Ranges
Rising Period 4.4Tb
÷
0.2Tb Tb -8Tb
Tb4
÷
Level Range -40dB

÷
0.03dB db -40
db5÷
Level at -2Tb -37.16 db
Trong phần thực hành, chúng tôi đưa ra được khoảng thời gian tăng của sườn lên
từ t=-3,2Tb đến t=0,2 Tb.Mức công suất thấp nhất (-40dB) và cao nhất (-0,21dB) đo
được đều nằm trong giải giới hạn. Tại vị trí bít trung tâm (t= -2Tb) đo được mức công
suất là -8,03 dB.
2. Fall Edge
Hình 1.7 Phổ công suất sườn xuống
Màn hình Fall Edge hiển thị mức công suất tín hiệu trong khoảng thời gian cuối
của cụm ( sườn xuống của xung ), cho phép xác định thời gian giảm của tín hiệu. Giới
hạn về thang biên độ là từ -40 dBm đến 5 dBm và giới hạn về thang thời gian là từ 144
đến 156 Tb. Chúng tôi tiến hành đo và đưa ra được kết quả như sau:
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Items Measure Values
Un
it
Ranges
Falling Period 147.4
÷
150.8 Tb 144Tb
÷
156Tb
Level Range -40
÷
-0.45 db -40
db5÷
Level at 148Tb -0.92 db

1.2.4 Phân tích phổ
Mục đích:
• Xác định, đánh giá phổ tín hiệu RF của phần phát MS
• Đánh giá chất lượng của bộ điều chế và các bộ lọc trong phần phát của MS trong
băng tần hệ thống. Kiểm tra nhiễu do điều chế, kiểm tra nhiễu do Ramping của biên độ
tín hiệu
• Xác định giới hạn cho mỗi phép đo tại độ lệch tần số cụ thể và mức nhiếu
Phổ tín hiệu đầu ra:
Hình 1.8 phổ công suất tín hiệu
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng kết quả đo tổng hợp
Level Range -0.1
÷
0.14 dB -1.2
÷
+1.2dB
Complied Ok Ok
Total Test Time
Remarks: Points Passed: ; Points Failed
Others:
Telecommunication Faculty I
Radio Section
Date: 27 /04 / 2012 Time: 14h
Class: H10VT1
Mark:
Name of Students:
1 Lê Trường Nam 2
ITEMS
MEASURE

VALUES
UNIT RANGES
A. Pre-Test
I. Test Conditions
CCH
RF Channel Number 18 1
÷
124
Level -68 dBm -127
÷
-7dBm
TCH
RF channel Number 18 1
÷
124
TS 6 2
÷
6
Level 16 1
÷
19(41
÷
5dBm)
Expected Input 11dBm dBm -27,9
÷
+41dBm
II. Call Status
Type of Call (MTC, MOC) MTC
MS ONUM (Originate
Number)

462022111661406
MS IMSI
MS Reports
Tx Level 16( 11dBm ) dBm 1
÷
19(41
÷
5dBm)
Rx Level 41( -60
÷
-69dBm) dBm 7
÷
63(-104
÷
-48dBm)
Rx Quality (BER) 0( <0.2% ) BER 0
÷
7 ( <0.2%
÷
>12.8%)
III. Handover Conditions
New TS 3 2
÷
6
New RF Chanel Number 16 1
÷
124
Status OK Ok
B. GSM Specific Measurements
I. Peak Carrier Power

Peak Power 13.96 dBm dBm 0
÷
40dBm
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ VI BA SỐ RMD-904
2.1. Sơ đồ khối và chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị vi ba số RMD 904
2.1.1. Sơ dồ khối của thiết bị vi ba số RMD-904
Hãng AWA sản xuất các hệ thống vi ba số làm việc ở các băng tần 900MHz,
1500MHz và 1800MHz. Các thiết bị và tuyến vi ba số của hãng này sử dụng phương
thức điều chế pha vuông góc (QPSK - Quadrature Phase Shift Keying). Hệ thống cho
phép truyền dẫn các luồng 2Mb/s, 2×2Mb/s và 4×2Mb/s mã đường HDB3 ở mức công
suất +37dBm (5Wat). Cấu trúc Modul của thiết bị cho phép dễ dàng bảo quản và sửa
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chữa. Đây là thiết bị vi ba băng hẹp do hãng AWA của ÚC sản xuất. Hiện nay hầu hết
các tỉnh huyện đều đang khai thác thiết bị này.
Trong phạm vi đề tài này ta nghiên cứu thệ thống vi ba số làm việc ở băng tần
900MHz. Sơ đồ khối thiết bị thu phát vi ba số RMD904 được cho ở hình 2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ khối thiết bị phát thu
2.1.2. Chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị vi ba số RMD-904
- Dung lượng: 2*2Mb/s (60 kênh thoại).
- Tần số vô tuyến: 820 MHz - 960 MHz.
- Công suất ra nối ANTEN: +36dBm.
- Ngưỡng thu: -90(dbm)
- Điều chế tín hiệu số: OQPSK.
- Đầu vào số liệu: HDB3 2,048Mbit/s, 75Ω không cân bằng.
- Điều chế kênh nghiệp vụ: FM.
- Đáp tuyến tần số kênh nghiệp vụ 300 ÷ 2200Hz: 2 dB ÷ 3 dB.
- Mức vào/ra kênh nghiệp vụ 600Ω: 0 dBm.

- Tỉ số tín hiệu/tạp âm S/N: >40 (dBm op/chặng)
- Tần số tone gọi: 2 KHz.
- Điều chế kênh giám sát: FM.
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Di tần kênh giám sát: 5khz/tone
- Đáp tuyến tần số kênh giám sát 2,7Khz - 5,0Khz: +2 dB÷3dB
- Mức vào kênh giám sát (600Ω): -10(dBm)
- Mức ra kênh giám sát (600Ω): -10(dBm)
- Nguồn cung cấp cho thiết bi điện áp DC: -24 VDC hoặc -48 VDC
- Công suất tiêu thụ toàn bộ trên một máy đầu cuối:
+ Với công suất ra 5 w: 63w
+ Với công suất ra 1w: 43w
Các phương pháp dự phòng:
+ Dự phòng ấm (warm standby).
+ Dự phòng nóng (hot standby).
+ Phân tập tần số (frequency diversity).
+ Phân tập không gian (space diversity).
- Để thực hiện việc bảo vệ, trạm viba có dự phòng được lắp bộ chuyển mạch bảo
vệ (Protection switch).
- Thiết bị thu phát làm việc với phido là cáp đồng trục trở kháng 50

.
- Tùy thuộc theo điều kiện thực tế yêu cầu , thiết bị viba làm việc với anten
parabol đường kính: 0.9 m, 1.2m, 1.8m, 2.4m.
2.2. Phần phát
2.2.1. Sơ đồ khối và chỉ tiêu kỹ thuật
2.2.1.1. Sơ đồ khối.
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.2: Sơ đồ khối máy phát RMD - 904
Sơ đồ khối phần phát của RMD 904 được cho ở hình 2.2. Máy phát RMD-904
gồm có các khối chính sau đây
- Khối băng tần cơ sở phát (TxBaseBand).
- Khối kích thích (Exciter).
- Khối khuếch đại công suất phát PA (Power Amplifier).
- Tấm mạch hiển thị máy phát (Tx Display).
2.2.1.2. Chỉ tiêu kỹ thuật
Chỉ tiêu kỹ thuật của phần phát như sau:
- Công suất ra: +37dBm.
- Trở kháng ra: 50 Ω.
- Độ ổn định tần số: �}15 ppm.
- Bước nhẩy tần số: 100KHz.
- Công suất tiêu thụ.
+ Khi công suất ra 5W: 51w.
+ Khi công suấtra 1W: 31W.
2.2.2. Khối băng tần cơ sở phát
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ khối mô tả nguyên lý hoạt động của khối băng tần cơ sở phát được mô tả ở
hình 2.3
Hình 2.3: Sơ đồ khối PBA băng tần cơ sở phát
Khối thực hiện bốn chức năng chính sau:
- Xử lý tín hiệu băng tần cơ sở chính (số).
- Xử lý tín hiệu băng tần cơ sở phụ (tương tự).
- Cấp nguồn một chiều.
- Khuyếch đại logarit và các hiển thị cảnh báo.
Nguyên lý hoạt động: Khối thực hiện nhận 2 luồng 2048Kb/s mã HDB3 từ tổng
đài hoặc máy ghép kênh hoặc các thiết bị khác đến ghép thành một luồng 4,245Mb/s mã
NRZ, sau đó được ngẫu nhiên hoá, chia thành 2 luồng 2,1225 Mb/s, được mã hoá vi sai

trước khi đưa khối điều chế. Tín hiệu kênh nghiệp vụ, kênh giám sát được ghép thành tín
hiệu băng tần cơ sở phụ 5KHz đưa đến điều tần vào sóng mang RF.
2.2.2.1. Khối băng tần cơ sở phát chính
Khối thực hiện các chức năng sau:
� Khôi phục CLK từ luồng số HDB3 vào.
� Biến đổi luồng số từ mã HDB3 thành mã NRZ.
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
� Ghép hai luồng số 2048Kb/s thành luồng 4,245Mb/s.
� Ngẫu nhiên hoá luồng số 4,245Mb/s.
� Biến đổi nối tiếp thành song song luồng số 4,245Mb/s và mã hoá vi sai.
� Chèn AIS (Alarm Indication Signal) trong trường hợp các luồng số vào bị sự
cố.
� Ngoài ra còn có mạch hội chuẩn để đưa ra các hiển thị cảnh báo hay giao tiếp
với mạng quản lý.
2.2.2.1.1. Khôi phục xung đồng hồ từ luồng số HDB3 vào
Với mỗi luồng số liệu 2048Kb/s mã HDB3 vào: Được qua biến áp T1 tại phía
cuộn thứ biến áp T1 xuất hiện dãy xung HDB3+ và HDB3- đưa qua hai bộ so sánh N1&
N4, qua mạch OR đầu ra của mạch OR điều khiển mạch dao động cộng hưởng LC gồm
cuộn sơ của biến áp T3 và tụ C4 mắc song song. Bộ dao động này được thiết kế để có tần
số cộng hưởng tại tần số đồng hồ 2048KHz. Đầu ra của bộ dao động được biến đổi thành
dạng xung bằng cách sử dụng các bộ so sánh N2a .
2.2.2.1.2. Biến đổi mã\ HDB3 thành NRZ
Với mỗi luồng vào 2048Kb/s mã HDB3 được đưa đến biến áp phối hợp trở
kháng/cách ly T1 và T2. Các xung RZ (là xung HDB3+ và HDB3-) tại đầu ra của biến
áp được tách ra bởi các bộ so sánh N1 và N2. Các bộ so sánh này đưa ra các xung RZ có
biên độ +5V. Sau đó các xung RZ (là xung HDB3+ và HDB3-) này được đưa đến vi
mạch IC, tại đây dưới sự điều khiển của xung đồng hồ khôi phục hai dẫy số liệu HDB3+
và HDB3- biến đổi thành luồng số 2048Kb/s mã NRZ.
2.2.2.1.3. Ghép hai luồng 2048Kb/s mã NRZ thành luồng 4,245Mb/s mã NRZ.

Hai luồng số 2048Kb/s mã NRZ dưới sự điều khiển của các xung đồng hồ khôi
phục 2048KHz và đồng hồ 4,245MHz được tạo ra trong mạch chúng được ghép thành
luồng 4,245Mb/s trong vi mạch D1 trong đó gồm các bit dữ liệu, các bit của từ đồng bộ
khung (FAW), các bit chèn và bit chỉ thị chèn.
2.2.2.1.4. Ngẫu nhiên hoá
Luồng số liệu 4,245Mb/s mã NRZ được ngẫu nhiên hoá bởi mạch ngẫu nhiên
hoá .
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mục đích ngẫu nhiên hoá như sau:
• Đễ truyền đồng hồ cho đồng bộ phía thu
• Để tránh phổ vạch dẫn đến khoá nhầm pha phía thu
• Để giảm nhiễu giữa các máy vi ba hoạt đồng gần tần số
2.2.2.1.5. Chèn AIS
Trong trường hợp luồng số liệu vào có sự cố thì mạch giám sát cảnh báo tạo ra tín
hiệu cảnh báo đưa điến điều khiển hiển thị đồng thời cho phép bộ dao động AIS
2048KHzchèn vào luồng số bị sự cố đó. Nếu bộ ghép kênh (hai luồng 2048Kb/s thành
4,245Mb/s) bị sự cố thì cũng tạo ra tín hiệu cảnh báo sự cố ghép kênh đi đến điều khiển
hiển thị cảnh báo đồng thời mạch dao động AIS 4,245MHz chèn tín hiệu AIS vào luồng
4,245Mb/s.
2.2.2.2. Khối băng tần cơ sở phụ phát
Khối chức năng xử lý , kết hợp các đầu vào tín hiệu tương tự tần số thấp thành tín
hiệu băng tần cơ sở phụ xử lý tiếng nói và các đầu ra tai nghe.
- Các tín hiệu ra:
+ Đầu ra tín hiệu băng tần cơ sở phụ đưa tới khối kích thích để điều tần sóng
mang RF.
+ Đầu ra tín hiệu tiếng nói đã được xử lý đưa tới giao diện bên ngoài.
+ Đầu ra tiếng nói kênh nghiệp vụ đưa tới tổ hợp Handset.
- Các tín hiệu vào gồm:
+ Đầu vào micro, nhận tiếng nói từ ống nói tổ hợp đưa tới mạch khuyếch đại và

lọc thông thấp 2 KHz để có biên độ đủ lớn.
+ Đầu vào tiếng nói, hai mạch sẵn sàng nhận tín hiệu thoại từ máy thu bên cạnh
và một để nhận tiếng thoại từ máy phát bên cạnh (trạm chuyển tiếp).
+ Đầu vào tín hiệu tone gọi 2KHz (tín hiệu báo gọi cho kênh nghiệp vụ), tín hiệu
này chỉ được tạo ra khi người vận hành ấn nút Call trước máy phá.
+ Đầu vào tín hiệu kênh giám sát (2,7 -5 kHz), có hai đầu vào một để nhận thông
tin từ máy thu bên cạnh một để nhận thông tin từ thiết bị giám sát.
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.4. Sơ đồ khối băng tần cơ sở phụ
2.2.3. Khối cấp nguồn
Nguyên lý hoạt động của khối nguồn nuôi được cho ở hình 2.5: Khối nguồn máy
phát có thể làm việc với điện áp vào là -24VDC hoặc -48 VDC . Bộ nguồn có mạch bảo
vệ chống đấu ngược điện áp một chiều, mạch bảo vệ quá áp, mạch bảo vệ quá dòng,
mạch chống nhiễu do làm việc ở chế độ xung. Nguồn này thực hiện biến đổi và ổn áp
theo nguyên lý điều chế độ rộng xung.
Hình 2.5 Sơ đồ khối cấp nguồn
• Các điện áp vào:
19

×