Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đồ án thực tập tốt nghiệp tự động hóa tại nhà máy Mỏ Nickel Bản Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.23 KB, 23 trang )

Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

XÁC NHẬN VÀ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
INTERNSHIP CONFIRMATION AND ASSESSMENT

Được sự đồng ý của quý công ty, trong thời gian từ ngày 15 tháng 7 năm 2014 đến ngày
30 tháng 10 năm 2014, tôi đã được trực tiếp đến nhà máy Mỏ Nickel Bản Phúc để thực tập, làm
quen với cơng việc thực tế, tìm hiểu mức độ hoạt động tự động của dây truyền sản xuất, quy
trình tuyển của cơng ty. Trong thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo
của lãnh đạo Công ty cũng như các kỹ sư điện và anh/chị làm việc tại nhà máy, tôi đã có cơ hội
hồn thành tốt đợt thực tập của mình./ Under the agreement of the Company, during the period
of time from 15th July to 30th October 2014, I had an oppurtunity to take part in the internship to
understand more about the process circuits, the plant automatic operation and its automatic
control. The special fact that I work here gives me enormous support and guide from the
electricians, electrical supervisor and the manager. I really appreciates the time spent here to
complete my internship.
Tôi xin chân thành cảm ơn./ Thank you very much!
Sơn La, ngày tháng năm 2014

Nhận xét của đơn vị thực tập/ Comments by the Electrical supervisor
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Eletrical supervisor:

Plant manager:

________________________________

_________________________________




Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ CƠNG NGHỆ CHÍNH.............................................1
1. Vị trí, vai trị của cơng ty trong lĩnh vực kinh doanh................................................................................1
2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠNG TY......................................................................................................................2
3. cơng nghệ chủ yếu của XÍ NGHIỆP...........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG..........................................................6
4. Hệ thống cung cấp điện xí nghiệp............................................................................................................6
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỘT CƠNG ĐOẠN TỰ ĐỘNG HĨA TRONG DÂY CHUYỀN...................................10
5. Phân tích khu 100..................................................................................................................................10
6. Phân tích bộ khởi động mềm và chương trình điều khiển cơn tinh trạm nghiền...................................11
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................22


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ CƠNG
NGHỆ CHÍNH
1.

VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA CƠNG TY TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH

Công ty TNNH Mỏ Nickel Bản Phúc là một trong rất ít các dự án sunfua nickel hàm lượng cao
có tuổi thọ khai thác ngắn, nickel Bản Phúc là cơ hội phát triển duy nhất của ngành công nghiệp
nickel tại Việt Nam.

Asian Mineral Resources Limited (“AMR”) là một cơng ty thăm dị và khai thác hoạt động độc
lập trên toàn cầu đã được niêm yết trên thị trường chứng khốn Toronto có mã viết tắt là ASN.
Trọng tâm ban đầu của AMR là đầu tư 90% cổ phần trong Dự án Nickel Bản Phúc (do Công ty
TNHH Mỏ Nickel Bản Phúc điều hành) tại Việt Nam. 10% cổ phần cịn lại thuộc sở hữu của một
doanh nghiệp có trụ sở tại Sơn La, nơi mỏ được phát triển.
Mỏ nickel Bản Phúc chứa hơn 200.000 tấn nickel và 18.000 tấn đồng trong các thân quặng sulfur
đặc sít và xâm tán. Các thân quặng phát triển về phía đơng và tây theo đường phương và có
hướng cắm xuống dưới nên theo dự đoán trữ lượng sẽ tăng nhiều. Dự án nằm tại vị trí cách 180
km về phía tây của Hà Nội, có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt về đường giao thông, đường điện, cấp
nước trong phạm vi 1 km.
Ngồi ra, thơng qua cổ phần tại Dự án Nickel Bản Phúc, AMR cũng sở hữu 90% diện tích thăm
dò các khu vực lân cận của Dự án bao gồm các điểm quặng triển vọng đã được khoan thăm dò
kỹ bề mặt. Các điểm quặng này trong khu vực cấp phép có các dấu hiệu địa vật lý và các kết quả
phân tích mẫu đá đáng tin cậy.
Sau khi được cấp Giấy phép khai thác vào tháng 12 năm 2007, BPNM bắt đầu các hoạt động
phát triển với mục tiêu đưa Dự án vào sản xuất vào giữa năm 2009. Tính đến tháng 9 năm 2008,
Dự án đã đạt được những bước tiến đáng kể với tổng chi phí đã đầu tư vào dự án lên tới 40 triệu
USD.

1


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, Dự án đã tạm dừng các hoạt động xây dựng và phát triển
mỏ và thực hiện các hoạt động duy tu bảo dưỡng cho đến khi các điều kiện thị trường được cải
thiện. Khoảng thời gian này cũng là một cơ hội quan trọng để Công ty đàm phán và giải quyết
những vướng mắc liên quan đến chính sách của chính phủ Việt Nam về xuất khẩu tinh quặng
nickel, thuế xuất khẩu, và thuế tài nguyên. Ngoài ra đây cũng là dịp để Công ty tiếp cận với rất
nhiều các cơ hội khác sẵn có trong Khu vực này.

Tháng 6 năm 2013 nhà máy bắt đầu hoạt động và đưa ra được những tấn quặng nickel đầu
tiên. Đến nay đã sản xuất được khoảng 5500 tấn nickel.

2.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

2


Đồ án Thực tập tơt nghiệp – Thân Văn Giang

3.

CƠNG NGHỆ CHỦ YẾU CỦA XÍ NGHIỆP

Nhà máy tuyển quặng gồm bẩy khu vực chính được đánh số như trong bảng phía dưới.
Mơ tả Khu vực nhà máy BPNM
Các khu vực Nhà máy
Trạm nghiền

100

Khu Nghiền mịn

200

Khu Tuyển nổi

300


Khu khử nước tinh quặng

400

Khu khử thải

500

Khu hóa chất

600

Khu dịch vụ

3.1

Đánh số khu vực

700

Khu 100
Khu 100 là một khu hoạt động độc lập so với tồn bộ quy trình nhà máy. Mục đích của trạm

nghiền là lấy quặng từ lò ra và nghiền ra kích thước phù hợp để khu 200 sử dụng đảm bảo sự
hoạt động liên tục của nhà máy.
Hoạt động khu 100 được hiển thị trên màn hình SCADA trong phịng điều khiển trạm
nghiền. Điều khiển chạy và dừng trạm nghiền được thực hiện tự động theo từng bước. Lập trình
điều khiển trạm nghiền dựa trên SIMANTIC STEP 7 (S7-400) và phần mềm TIA Portal. Các
thiết bị chính của trạm nghiền bao gồm bộ tiếp liệu rung, côn thô, côn tinh và hệ thống động cơ

các băng tải. Côn thô, côn tinh và kẹp hàm được điều khiển bằng soft-starter. Tiếp liệu rung chạy
bằng biến tần VSD.

3


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

3.2

Khu 200

Khu 200 lấy quặng từ kho quặng nghiền mịn. Các thiết bị chính trong khu bao gồm băng tải cấp
liệu cho máy nghiền bi, máy nghiền bi, cyclone, tuyển nổi nhanh và các bơm. Máy nghiền bi cần
điện áp 3.3kV cấp từ tủ đóng cắt qua biến tần VFD. Có một hệ thống các khóa liên động trong
chu trình để đảm bảo rằng thiết bị sẽ không thể khởi động nếu tất cả sự an toàn chưa được đảm
bảo. Như vậy, nếu một thiết bị nào đó lỗi/ khơng chạy thì những thiết bị có liên quan sẽ dừng/
khơng khởi động được.
Việc hoạt động khu 200 được theo dõi trên màn hình SCADA trong phịng điều khiển trung tâm.
3.3

Khu 300

Cũng giống như khu 100 và 200, khu 300 khơng có khả năng tự chạy/dừng một cách tuần tự.
Việc hoạt động khu tuyển nổi sẽ được theo dõi trên màn hình SCADA trong phịng điều khiển.
Chu trình mạch bao gồm những thiết bị như sàng rác (300-SC-301), 2 bể điều hòa (300-TK-301
& 300-TK-302), 3 ô tuyển thô (300-FC-301 đến 300-FC-303), 2 ô tuyển vét (300-FC-304 &
300-FC-305), bể chứa cấp liệu cho tuyển tinh (300-TK-303), 3 ô tuyển tinh (300-FC-306 đến
300-FC-308), 2 ô tuyển vét của tuyển tinh (300-FC-309 & 300-FC-310), các bơm liên quan và
máy phân tích mẫu MSA. Tất cả các thiết bị được thiết kế điều khiển từ xa bằng chế độ

REMOTE, được điều khiển trên màn hình SCADA. Tất cả thiết bị sẽ dừng theo như khóa liên
động. Máy MSA hoạt động với chương trình điều khiển PLC của hãng riêng và truyền dữ liệu
lên màn hình SCADA đặt trên phòng điều khiển.
3.4

Khu 400

Khu 400 nhận tinh quặng cuối cùng từ khu vực tuyển nổi, sau đó tạo ra sản phẩm cuối cùng sẵn
sàng để vận chuyển đi bán và hồi nước công nghệ về để tái sử dụng. Các thiết bị bao gồm bể cô
đặc quặng tinh (400-TH-401), bể chứa cấp liệu máy ép lọc (400-TK-402), máy ép lọc (400-FL401) và các bơm liên quan. Hoạt động của khu 400 được theo dõi và điều khiển trên SCADA.
Máy ép lọc hoạt động với chương trình điều khiển riêng và mọi thao tác reset lỗi đều thực hiện
trên màn hình điều khiển tại chỗ. Các thiết bị cũng được liên động với nhau trong quá trình hoạt
động.
4


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

3.5

Các khu khác

Khu xử lý quặng thải lấy đuôi thải từ khu tuyển nổi và bơm đẩy đuôi thải đến đập chứa thải và
hồi nước thô từ đập về để sử dụng trong nhà máy. Các thiết bị trong khu vực này bao gồm bể cô
đặc quặng thải (500-TH-501), phễu chứa quặng thải (500-HP-501) và các bơm đuôi thải (500PP-501 to 500-PP-504).
Khu 600: Điều khiển việc pha trộn và phân phối thuốc tuyển phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại
thuốc tuyển.
Khu 700: Bao gồm việc phân phối nước và khí.

5



Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ
ĐỘNG
4.

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN XÍ NGHIỆP

4.1

Phân tích sơ đồ một sợi
Nguồn điện lực cấp cho nhà máy lấy từ đường dây 35KV, cấp cho trạm biến áp trung gian

Niken với công suất là 8000KVA, hiện tại mới sử dụng hết một nửa công suất này tức 4MVA.
Từ trạm biến áp này, cấp ra sáu phụ tải, trong đó có hai đường dây trên khơng, đó là đường dây
trên khơng 673 cấp nguồn cho các trạm biến áp phục vụ cho bơm thải trên đập TSF. Và lộ 675
cấp nguồn cho khu vực kho mìn và cửa lị trên phục vụ cho việc khai thác hầm lò.
Các phụ tải còn lại là bốn tuyến cáp 6.3kV, bao gồm các tuyến cáp:


671 cấp nguồn cho trạm biến áp S1 6.3/0.4 kV – 3000 KVA cấp nguồn cho các phụ tải
của nhà máy;



672 cấp nguồn cho trạm biến áp S4 6.3/1 kV – 2500 KVA cấp nguồn cho các phụ tải cửa
lò dưới;




674 cấp nguồn cho trạm biến áp S2 6.3/0.4 kV – 750 KVA cấp nguồn cho các phụ tải của
trạm nghiền thô (khu 100);



676 cấp nguồn cho trạm biến áp S3 6.3/3.3 kV – 2500 KVA cấp nguồn cho máy nghiền
bi.

Các lộ 671, 673 và 675 được cấp nguồn từ thanh cái 631 của trạm trung gian 35/6.3 kV
Nickel. Các lộ 672, 674 và 676 được cấp nguồn từ thanh cái 632 của trạm trung gian 35/6.3 kV
Nickel. Hai phân đoạn thanh cái 631 và 632 được nối với nhau thông qua các dao cách ly liên lạc
và máy cắt liên lạc 612. Lộ tiếp nhận điện sẽ được trang bị bảo vệ dòng ngắn mạch, sự cố chạm
đất, quá tải và mất pha.

6


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

4.2

Phân tích tủ phân phối, tủ điều khiển đóng cắt (MCC)
Tủ điện điều khiển động cơ MCC bao gồm MCC 01 và MCC 02 có kết cấu kiểu đứng, vỏ

bằng thép tấm, được trang bị các bộ kiểu ngăn kéo. Trung tâm điều khiển động cơ có kích thước
giống nhau về chiều cao và chiều sâu và được sắp xếp cạnh nhau.
Trung tâm điều khiển động cơ phù hợp với các yêu cầu sau:
- Điện áp vận hành: 400V, 50Hz

- Dòng ngắn mạch tổng: Nhỏ nhất 50KA
- Cấp bảo vệ: IP41
- Kiểu lắp đặt: Trong nhà
- Đường cáp vào: Phía dưới
- Chế độ vận hành: Liên tục

Hình 1 : Hệ thống tủ phân phối điều khiển, đóng cắt (MCC)

7


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Tất cả các MCC phải giao diện phù hợp với DCS bằng kết nối I/O. Các Module điều khiển
động cơ cấp công suất lớn hơn hoặc bằng 70kW sử dụng Khởi động mềm, và các module điều
khiển động cơ dùng Biến tần đều kết nối với các PLC theo Profibus-DP. Các module cịn lại kết
nối với DCS bằng cáp tín hiệu thông thường.
Tất cả lộ cấp trong MCC là kiểu ngăn kéo với giắc cắm bố trí ở đằng sau đảm bảo tiếp xúc
với thanh cái hoặc các đường cáp.
Đầy đủ bản vẽ Tủ điện – điều khiển được để sau các tủ MCC. Mỗi khu có một tủ PLC
(Panel I/O 200, 300, 400, 500) riêng kết nối với PLC chủ trong nhà MCC.
Nhà máy có phịng điều khiển trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống vận hành nhà máy.
Trong phịng điều khiển có hai máy tính và ba màn hình SCADA là những worksation và một
máy chủ trong nhà MCC để theo dõi, điều khiển, vận hành các thiết bị và quy trình vận hành nhà
máy.

4.3

Hệ thống điều khiển tự động


Các thiết bị Điều khiển đầu ra (bơm
điều khiển qua biến tần, van điều 8
khiển,…)


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Các thiết bị Đo đầu vào (que thăm, đồng hồ, lưu lượng
kế, đồng hồ áp suất …)

Bộ điều khiển/DCS/PLC/Hệ thống Bảng điều khiển

Vận hành

Giao diện Vận hành
DCS/Hệ SCADA

Hình 2: Level thể hiện cấp độ điều khiển các thiết bị nhà máy
Thiết bị điều khiển và Cơ cấu chấp hành điều khiển (Mức 1)
Đây là những thiết bị đo chính ngồi thực địa, có tác dụng cấp tín hiệu điện tử (thơng tin)
cho các thành phần ở mức 2 (như DCS/PLC).
Cũng ở mức 1 là các cơ cấu chấp hành điều khiển cuối, thường là một bơm hoặc một van
điều khiển các thơng số q trình mà thiết bị điều khiển đọc được.
Hệ thống ở mức 2 giao tiếp với các cơ cấu chấp hành điều khiển cuối thông qua những
ngăn (rãnh) vào/ra (I/O).

9


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang


Các ngăn I/O được đặt trong các tủ quanh nhà máy. Thiết bị được nối bằng dây điện tới các
ngăn I/O. Các đầu dây được đấu nối tới những điểm nhất định trong ngăn I/O. DCS được lập
trình để nhận thơng tin cần thiết từ những điểm này.
Hơn nữa, khi DCS đã nhận được thơng tin cần thiết và tính tốn giá trị phản hồi, nó gửi tín
hiệu phản hồi trở về điểm được đánh dấu trên rãnh I/O. Thiết bị điều khiển cuối được đấu nối
dây điện tới điểm được xác định này, nhận tín hiệu phản hồi và chấp hành theo.
Bộ điều khiển và Giao diện Vận hành (Mức 2)
Đây là hệ thống điều khiển nhận thông tin từ thiết bị điều khiển ngoài thực địa. Hệ thống
bao gồm các bộ điều khiển gắn ở tủ điện và các bộ điều khiển được gắn ngồi thực địa. Thơng
tin được xử lý điện tử và gửi phản hồi về các thiết bị điều khiển ở mức 1.


DCS - Hệ thống điều khiển phân tán
Hệ thống điều khiển phân tán dựa trên các phần cứng và phần mềm điều khiển và thu

thập dữ liệu trên cơ sở 1 đường truyền thông tin tốc độ cao, các module được phân tán và tổ chức
theo 1 cấu trúc nhất định với một chức năng và nhiệm vụ riêng. Các thiết bị giao tiếp trên đường
truyền tốc độ cao này cho phép ghép nối dễ dàng với các bộ PLC, các bộ điều khiển Controller,
các máy tính điều khiển giám sát khác.


PLC

PLC có thể được lập trình bằng mã logic để kích hoạt tự động theo trình tự những thiết bị và
quy trình trong nhà máy. PLC được sử dụng cho những ứng dụng điều khiển theo trình tự (ví dụ
Khởi động bơm, mở van, dừng bơm, kích hoạt bộ đếm thời gian, …)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỘT CƠNG ĐOẠN TỰ ĐỘNG HĨA TRONG
DÂY CHUYỀN

5.

PHÂN TÍCH KHU 100

10


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Thiết bị động lực gồm động cơ tiếp liệu rung, kẹp hàm, côn tinh, động cơ côn thô, động
cơ bơm dầu, động thủy lực, băng tải, sàng. Các động cơ này lấy điện từ thanh cái trên phòng điều
khiển, qua 1 áp tômat, qua 1 contactor hoặc qua biến tần hoặc khởi động mềm nếu có, rồi đến
động cơ. Aptomat có tác dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch các thiết bị sau nó, khơng có tác dụng
điều khiển các thiết bị. Để điều khiển chạy và dừng, ta dùng 1 contactor. Để contactor đóng hay
ngắt phải thỏa mãn các điều kiện, ví dụ đối với mỗi động cơ có dừng khẩn cấp, bảo vệ quá nhiệt,
liên động,..do PLC S7400 điều khiển, nhận các lệnh đầu vào và xuất đầu ra.
Điện áp lưới được sử dụng là 3pha 380V.
Khởi động mềm gồm côn tinh, côn thô, kẹp hàm. Biến tần điều khiển tiếp liệu rung.
Để dây chuyền không rối loạn: khởi động từ cuối về đầu, dừng từ đầu về cuối.
Các thiết bị có 2 hệ thống điều khiển từ xa trên HMI và tại chỗ, nút start stop
Mô đun khởi động kẹp hàm, cơn thơ và cơn tinh có bộ báo dòng nhằm theo dõi dòng điện động
cơ trong MCC.
Trạm nghiền có tất cả 7 băng tải được đánh số từ CV101 đến CV107. Tất cả băng tải đều được
gắn cơng tắc giật dừng khẩn cấp.

6.

PHÂN TÍCH BỘ KHỞI ĐỘNG MỀM VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN CƠN TINH TRẠM
NGHIỀN


6.1

Bộ khởi động mềm của côn tinh
Công suất của côn tinh: 90kw
11


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Bộ khởi động mềm dùng để khởi động động cơ côn tinh
Bộ khởi động mềm là bộ điều áp xoay chiều, gồm 3 cặp Thyristor mắc song song ngược
Do tải là động cơ không đồng bộ ba pha đấu sao không có dây trung tính nên trong thực tế
thường dùng sơ đồ sau:

Hình 3: Sơ đồ bộ điều áp xoay chiều động cơ không đồng bộ
Nguyên lý hoạt động của mạch động lực
Giả sử các cuộn dây của động cơ đối xứng. Xét đường con điện áp trên pha A, khi góc mở α
phaA

= 60o

Tại thời điểm t1 ( α

phaA

= 60o ), pha A dương nhất, pha B âm nhất, phát xung X 1 để điều khiển

T1, đồng thời phát xung đệm X1-4 cho T4 (xung mở thứ hai của T4), T1 và T4 cùng dẫn, lúc này
pha C đang dẫn do cuộn dây đang xả năng lượng nên T 5 dẫn ho đến thời điểm t’1. Do đó điện áp
trên tải sẽ trung với điện áp pha A (u dA = ua). Tại t’1, chỉ còn T1 và T4 dẫn đến thời điểm t2, điện

áp trên tải bằng 1/2 điện áp dây uab (udA = 1/2 uab).

12


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Tại thời điểm t2, pha A vẫn đang dương nhất, pha C âm nhất, phát xung đệm X1-6 cho T1 (xung
mở thứ hai của T1) và xung chính X6 để mở T6, pha B đang dẫn do cuộn dây đang xả năng lượng
nên T4 dẫn đến thời điểm t’2. Điện áp trên tải sẽ trùng với điện áp pha A (udA = ua). Tại thời điểm
t’2, cuộn dây đã xả hết năng lượng nên T4 khóa (pha B khơng dẫn), điện áp trên tải bằng 1/2 điện
áp dây uac (udA = 1/2 uac).
Tại thời điểm t3, pha B dương nhất, pha C âm nhất. Phát xung chính X3 để mở T3, đồng thời phát
xung đệm X6-3 cho T3 (xung mở thứ hai của T3), pha A dẫn do cuộn dây đang xả năng lượng nên
T1 dẫn đến thời điểm t’3. Điện áp trên tải trùng với điện áp pha A (udA = ua).
Tương tự như vậy, tại thời điểm t4, phát xung chính X2 mở T2 và xung đệm X3-2 cho T3. Tại thời
điểm t5, phát xung chính X5 mở T5 và xung đệm X2-5 cho T2. Tại thời điểm t6, phát xung chính X4
mở T4 và xung đệm X5-4 cho T5.
Nhận xét:
Khi góc mở α nhỏ thì xung đệm chỉ có ý nghĩa ở chu kỳ đầu, ngay sau khi đóng điện. Khi
góc mở α lớn, điện áp gián đoạn nhiều thì bắt buộc phải có xung đệm mới hoạt động được.
Do đó, bộ điều áp xoay chiều ba pha phải có các góc mở α bằng nhau (mỗi van được mở
cách nhau 60o) và độ rộng xung mở mỗi van là 120o điện để đảm bảo lượng sóng hài tối thiểu và
mở chắc chắn.
Khả năng điều chỉnh điện áp chỉ có thể xảy ra khi góc dẫn của Thyristor trong khoảng φ
< α ≤ 150o

6.2

Các chương trình điều khiển chính của cơn tinh

Một số chương trình điều khiển sử dụng ngơn ngữ lập trình LADDER – phần mềm TIA

PORTAL V11 – S7-400 điều khiển chạy côn tinh CR-103.S7- 400 là thiết bị điều khiển logic
khả trình được dùng trong các ứng dụng và lĩnh vực lớn. Hầu hết các nhiệm vụ tự động hóa có
thể thực hiện với cá thành phần được lựa chọn phù hợp.

13


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

PLC S7- 400 có các ưu điểm vượt trội hơn so với các bộ điều khiển logic khả trình trước
nó về cả phần cứng và phần mềm. Đó là:
- CPU được phân loại chuyên biệt và rõ ràng
- Tốc độ xử lý của CPU cao
- Module nhỏ gọn
- Có nhiều loại module phù hợp cho cấu hình trung tâm và cấu hình trạm phân tán.
- Các module tín hiệu có thể lắp vào, gỡ ra khi hệ thống đang có điện. Thuận tiện khi thay thế
các module
Process I/O
Địa chỉ logic của các module I/O là toàn bộ tuyến vùng địa chỉ có kích cỡ thích hợp.
Địa chỉ của trạm tớ được kết nói bằng giao diện DP và cũng sắp xếp trong tuyến vùng địa chỉ
tuyến này. Các I/O phân tán có thể truy cập cùng một đường giống như các I/O trung tâm trong
chương trình sử dụng.
Các thơng số, địa chỉ của cả trung tâm và các I/O phân tán được quy định trong STEP 7

Thơng số kỹ thuật chính của dòng CPU S7-400

14



Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Các chương trình chính điều khiển cơn tinh bao gồm 14 network được viết bằng ngôn ngữ LAD
sau đây:

15


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

16


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

17


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

18


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

Network 10

19



Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

20


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

KẾT LUẬN
Nhà máy Mỏ Nickel Bản Phúc là nhà máy hiện đại, quy trình sản xuất hồn tồn tự động.
Mọi thao tác vận hành có thể được điều khiển tuần tự một cách tự động trong phòng điều khiển
trung tâm. Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy lấy từ trạm biến áp 35kV. Nhà máy có trung tâm
điều khiển đóng cắt tất cả các động cơ thiết bị. Trạm nghiền là một khu vực hoạt động khá độc
lập. Điều khiển trạm nghiền được thực hiện trên màn hình HMI với chương trình điều khiển
riêng. Với cơng suất 90Kw, cơn tinh được khởi động bằng khởi động mềm và chương trình điều
khiển viết bằng ngôn ngữ LAD.

21


Đồ án Thực tập tôt nghiệp – Thân Văn Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tài liệu tham khảo, bản vẽ, chương trình điều khiển lưu hành Nội bộ trong cơng
ty
2. Chương trình đào tạo vận hành
3. “Điện tử Cơng suất” Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Trần Trọng Minh

22




×