BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI THƯƠNG
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VINAFREIGHT
DANH SÁCH NHÓM 1C:
1.
ĐINH THỊ THANH XUÂN
2. TRƯƠNG THỊ QUỐC TÚ
3. TRẦN HỮU SƠN
4. DƯƠNG THỊ THANH KIM
THÁNG 06 NĂM 2015
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu và đặc trưng quan trọng của thế giới
hiện nay. Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc giao
lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những
nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ,… Cùng với sự phát triển
của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học – cơng nghệ, Logistics có cơ hội phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh và trở thành một ngành
dịch vụ đóng một vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh
tế. Trong hai thập niên vừa qua, ngành Logistics Việt Nam đã phát triển nhanh
chóng, từ cơ sở hạ tầng (cảng biển, giao thông tủy, hàng không,..) đến kiến trúc
thượng tầng (hệ thống pháp luật về Logistics,..) đã tạo ra những thuận lợi cho
phát triển trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ Logistics cũng có điều kiện phát triển lớn mạnh hơn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay đã có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt
động logistics tại Việt Nam. Công nghệ quản trị hiện đại về chuỗi cung ứng cũng
đã được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, như hệ thống kho phân phối, cảng cạn, hệ thống gom hàng
container, các ga hàng hóa hiện đại tại các sân bay. Với hệ thống hơn 30 cảng
biển tại Việt Nam, sản lượng hàng hóa đã khai thác thông qua các cảng từ 181
triệu tấn (năm 2007), lên đến 286 triệu tấn (2011) và năm 2012 vừa qua là trên
300 triệu tấn. Sản lượng vận chuyển container cũng tăng nhanh, bình quân
10%/năm. Hệ thống tàu biển Việt Nam với hơn 60 tàu hàng, năm 2012 sản lượng
khai thác đạt trên 8 triệu TEUs. Và, với trên 51 hãng hàng không hoạt động tại
Việt Nam, sản lượng khai thác hàng hóa hàng khơng (Aircargo) đạt trên 290.000
tấn trong năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10%/năm. Đối với cộng đồng
các doanh nghiệp trong ASEAN, ngành logistics Việt Nam đang trỗi dậy mạnh
mẽ. Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam được bầu chọn làm chủ tịch Liên đoàn các
Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN. Điều này cho thấy sự đánh giá cao cho hoạt
động giao nhận vận tải và logistics của nước Việt Nam trong con mắt bạn bè
quốc tế.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam
trong những năm qua vẫn chưa phát triển đúng với kì vọng mà chúng ta mong
Trang 2
muốn. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng ghi nhận, nhưng hoạt
động của ngành dịch vụ Logistics Việt Nam cịn đang trong q trình hồn thiện
và phát triển nên còn nhiều những nhược điểm, hạn chế cần được khắc phục.
Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải nhắc đến ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
kinh tế mạnh mẽ vào năm 2008 lan rộng từ Mỹ làm cho việc mua bán hàng hóa
giữa các nước bị sụt giảm đã tác động gián tiếp đến sự phát triển hoạt động dịch
vụ Logistics trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, khủng
hoảng nợ cơng ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng
cũng làm cho nhu cầu tiêu dùng ở châu Âu – một trong những thị trường xuất
nhập khẩu lớn của Việt Nam – yếu đi dẫn đến nhu cầu về giao nhận hàng hóa
cũng yếu đi. Kinh tế Mỹ - Nhật đều không mấy khả quan, sự trì trệ của nền kinh
tế Nhật Bản sẽ gây áp lực gián tiếp lên sự phát triển của hoạt động Logistics.
Thêm vào đó là xảy ra sự xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền đảo, các
nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,… đều khơng cịn giữ được
phong độ phát triển lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước, quan hệ về đầu tư và
xuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam về cơ bản chưa có gì khởi sắc. Những
điều trên làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua
hạn chế, nợ công nhiều hơn, và ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình hoạt động
dịch vụ Logistics ở Việt Nam.
Mặc khác, các doanh nghiệp kinh doanh Logistics hiện nay của Việt Nam
phần lớn là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhỏ và vừa nên cũng chưa
có năng lực đủ mạnh để tham gia vào hoạt động Logistics tồn cầu. Thêm vào đó
là tính liên kết giữa các doanh nghiệp cịn yếu nên làm giảm sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đối với các tập đồn Logistics nước ngồi.
Vì thế, mặc dù giá cả cho dịch vụ Logistics tại Việt Nam so với một số nước
khác trên thế giới là tương đối rẻ nhưng chất lượng của dịch vụ lại chưa cao và
phát triển chưa bền vững. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động
Logistics chưa được đảm bảo, cơ sở vật chất kĩ thuật tại các công ty vẫn cịn
nhiều hạn chế, tính cạnh tranh gay gắt của thị trường khá cao (giữa công ty
Logistics với công ty Logistics, giữa công ty Logistics với hãng tàu, giữa các
công ty Logistics nội địa với các công ty Logistics nước ngồi).
Đứng trước tình hình đó, để có thể tồn tại cũng như giữ vững vị thế của mình,
và khơng ngừng phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các
doanh nghiệp Logistics của Việt Nam phải từng bước hoàn thiện và phát triển
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ giá cả cạnh tranh của bản
thân cơng ty. Vinafreight là một cơng ty có thế mạnh cũng như được biết đến khá
nhiều trong ngành vận tải giao nhận. Tuy nhiên, vẫn chưa phát triển mạnh về lĩnh
Trang 3
vực Logistics một cách triệt để. Chính vì thế, việc đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ Logistics của công ty để có thể ngày càng phát triển hơn khi Việt
Nam đang dần mở cửa và hội nhập thế giới là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa nên nhóm em
quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khầu
nguyên container tại Công ty Cồ Phần Vinafreight”.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN
1.1
Một số khái niệm về dịch vụ Logistics
Logistics phát triển trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, cho nên
đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về Logistics. Hiện có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau về Logistics, được xây dựng dựa trên từng góc độ và mục
đích nghiên cứu khác nhau về Logistics.
- Trong lịch sử nhân loại ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên
môn trong quân đội, với nghĩa công tác hậu cần. Theo Napoteon: “Logistics
là hoạt động để duy trì hoạt động quân đội”. Logistics phát triển nhanh chóng,
trở thành một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu của các doanh
nghiệp.
- Trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa Logistics một cách đơn
giản, ngắn gọn nhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên
Trang 4
nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ,… cho hoạt động của tổ chức,
doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả; bên cạnh đó
cịn tham gia vào q trình phát triển sản phẩm mới.
- Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là q trình tối ưu hóa về
vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát
đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay
người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. [xem
Logistics and Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy
của World Maritime University, 1999]
- Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một
tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện
chiến lược. Logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên
sản phẩm từ các yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối
cùng.
- Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới
tất cả nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay
dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Ở đây nguồn tài nguyên
không chỉ bao gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà cịn bao hàm cả dịch vụ, thơng
tin, bí quyết cơng nghệ,…
- Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất liên
quan đến vấn đề vị trí, cịn cấp độ thứ hai liên quan đến vấn đề vận chuyển và
lưu trữ.
Ngoài các định nghĩa được nêu trên, trong thực tế còn tồn tại một số định nghĩa
khác cũng khá phổ biến như:
- Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch
nhằm quản lý nguyên nhiên liệu, dịch vụ, thơng tin và dịng chảy của vốn…
nó bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày càng một phức tạp, sự truyền
thơng và hệ thống kiểm sốt cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay.
- Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối/ sắp xếp và thay thế nguồn nhân
lực và nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc,…
- Logistics là quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt q trình
lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ,… từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi
tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các
hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Trang 5
-
-
-
-
-
-
1.2
Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch và thực hiện những lợi ích
và cơng dụng của các nguồn tài nguyên cần thiết nhằm giữ vững hoạt động
của toàn bộ hệ thống,…
Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ: “Quản trị Logistics là quá trình
hoạch định, thực hiện và kiểm sốt một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự
trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng
dịng thơng tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối
cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng.”
Martin Christopher (2005) lại cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến
lược thu mua, di chuyển và dự trữ ngun liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
(và dịng thơng tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối
của công ty và qua các kênh phân phối của cơng ty để tối ưu hóa lợi nhuận
hiện tại và tương lai thơng qua việc hồn tất các đơn hàng với chi phí thấp
nhất.”
Theo quan điểm “5 Right” thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp
cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.
Theo GS.TS Đồn Thị Hồng Vân thì “Logistics là q trình tối ưu hóa về vị
trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của
dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng
loạt các hoạt động kinh tế”.
Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics
được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao”.
Các loại hình dịch vụ Logistics
1.2.1
Các dịch vụ Logistics chủ yếu
Là dịch vụ thiết yếu trong hoạt động Logistics và cần phải tiến hàng tự do hóa để
thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ, bao gồm:
1.2.1.1 Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa
Là hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng ở kho bao gồm các dịch vụ chính như
cho thuê kho để chứa, bảo quản và vận chuyển hàng hóa,… Ngồi ra cịn có các
dịch vụ khác như: xếp dỡ, đóng gói, giám định chất lượng hàng hóa,…
Trang 6
-
Dịch vụ lưu kho hàng hóa đối với những hàng hóa khác nhau thì cũng
khác nhau. Thơng thường việc lưu kho hàng hóa được chia thành 3 loại là:
lưu kho hàng hóa thơng thường, lưu kho hàng lạnh và lưu kho hàng hóa
giá trị cao.
-
Kho bãi nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng
hoá trong suốt quá trình lưu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây
truyền cung ứng, đồng thời cung cấp những thông tin về tình trạng và điều
kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hố bị lưu kho.
-
Hiện nay dịch vụ kho ngoại quan đang ngày càng chứng tỏ ưu thế của
mình trong giảm chi phí, đặc biệt là rút ngắn thời gian vận chuyển hàng.
Đặc điểm:
- Dịch vụ kho bãi phụ thuộc rất lớn và nhu cầu khách hàng nên hoạt động
dịch vụ có thể diễn ra thất thường, không liên tục.
-
Khối lượng hàng gửi qua kho phụ thuộc vào tuyến đường và phương tiện
chuyên chở. Nếu phương tiện chuyên chở tiện lợi và liên tục thì nhu cầu
gửi hàng sẽ tăng.
1.2.1.2
Dịch vụ đại lý vận tải
Đây là cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của
người chuyên chở hoặc cũng có thể là đại lý của người gửi hàng như đại lý tàu
biển, đại lý hàng không,…
- Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc
người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động
tại cảng, bao gồm:
+ Việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng;
+ Ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp
đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền
viên;
+ Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;
+ Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển;
+ Trình kháng nghị hàng hải; thơng tin liên lạc với chủ tàu hoặc
người khai thác tàu;
Trang 7
+ Dịch vụ liên quan đến thuyền viên;
+ Thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu;
+ Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn
hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.
-
Công ty kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải có trách nhiệm tiến hành các
hoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp
pháp của người uỷ thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người
uỷ thác; nhanh chóng thơng báo cho người uỷ thác về các sự kiện liên
quan đến công việc được uỷ thác; tính tốn chính xác các khoản thu, chi
liên quan đến công việc được uỷ thác.
1.2.1.3
Dịch vụ bổ trợ khác
Bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến
vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics; hoạt động xử lý
lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt
và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container, dịch vụ
bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
1.2.2 Các dịch vụ Logistics liên quan khác
1.2.2.1
Dịch vụ phân phối
-
Phương thức phân phối trực tiếp bao gồm việc cung cấp sản phẩm và dịch
vụ trực tiếp cho khách hàng,…
-
Phương pháp gián tiếp bao gồm việc có một trung gian, ví dụ, bằng cách
sử dụng bán bn và nhà phân phối, hoặc nhà bán lẻ,…
1.2.2.2
-
-
Dịch vụ hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin Logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức
(doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin
trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kỹ thuật, kế tốn, marketing… ),
thơng tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho hàng, bến bãi, vận
tải,… ) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận công đoạn trên.
Hệ thống thông tin là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và
kiểm soát hệ thống Logistics, với hệ thống xử lý đơn hàng là trung tâm.
Trang 8
1.2.2.3
-
Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng có vai trị đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt,
chúng không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng cũ mà có
thể lội kéo, thu hút thêm được khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu
chốt giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành cơng
Ngồi các dịch vụ trên, cịn có các dịch vụ khác như: dịch vụ vật tải đường sắt,
dịch vụ vận tải đường bộ, và các dịch vụ bổ trợ khác.
1.3 Đặc điểm của dịch vụ Logistics
Logistics là q trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu
tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động
liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa,
thơng tin, vốn… trong suốt q trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người
ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một q trình,
chấp nhận chi phí cao ở cơng đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng
giảm. Trong q trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics bên trong
sản xuất và Logistics bên ngoài sản xuất.
Logistics là q trình hoạch định và kiểm sốt dịng chu chuyển và lưu kho
bãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mãn khách
hàng. Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong
của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.
Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới
tất cả nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay
dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên khơng chỉ
bao gồm: vật tư, vốn, nhân lực mà cịn bao hàm cả dịch vụ, thơng tin, bí quyết
cơng nghệ…
Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ thứ nhất các
vấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, dịch vụ,… ở đâu? khi nào? và vận chuyển đi đâu? Cấp độ thứ hai quan
tâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/ các
yếu tố đầu vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng?
Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thơng tin về vị trí,
thời gian, chi phí, u cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận;
quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cung
ứng và đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm gây tổn hại đến lợi ích tồn cục,
lợi ích quốc gia.
Trang 9
1.4 Vai trò của dịch vụ logistics
1.4.1 Vai trò của Logictics đối với nền kinh tế
Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn
cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường. Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Xét ở góc tổng thể, Logistics là mối liên kết kinh
tế xuyên suốt gần như tồn bộ q trình sản xuất, lưu thơng và phân phối hàng
hóa. Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào
đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ cho luồng
chu chuyển các giao dịch kinh tế. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn
ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản
phẩm và điều qua trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản
xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người.
Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của
nền kinh tế, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển
và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động Logistics hiệu
quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế.
1.4.2 Vai trò của Logictics đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trị rất lớn. Logistics giúp giải
quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay
đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa q trình chu chuyển ngun
vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,… Logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu
thông phân phối, tăng khả năng canh tranh cho doanh nghiệp.
Mở rộng thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn thiện và
tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán và vận tải
quốc tế.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm tăng
cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn
nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ thơng qua nhiều kêng phân phối khác nhau,… Thêm vào đó
doanh nghiệp cịn chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn
kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất.
Trang 10
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Logistics được xem là công
cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập
trung.
Logistics có vai trị hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, Logistics cịn là hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing hỗn hợp. Logistics đóng vai trị then chốt trong việc đưa sản phẩm đến
đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp.
1.5
Chức năng của dịch vụ Logistics.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các dịch vụ logistics có các chức năng
sau:
- Các dịch vụ logistics thực hiện chức năng hỗ trợ cho quá trình sản xuất cũng
như quá trình phân phối lưu thơng hàng hố tới người tiêu dùng cuối cùng
cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Muốn sản xuất ra các sản phẩm
thì phải cần đến các yếu tố đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết
bị, nhân công...Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nguồn cung cấp các yếu
tố này thì nhiều vơ kể. Nhưng làm thế nào để có thể mua được những yếu tố
đầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách? Dịch vụ
logistics hoặc cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp những yếu tố này hoặc
tư vấn cho các doanh nghiệp các nguồn hàng đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu
của các doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng về lượng vật tư tồn kho là bao
nhiêu để vừa đảm bảo cho việc sản xuất lại vừa hạn chế được các chi phí
khơng cần thiết. Trong q trình sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ tư
vấn cho các doanh nghiệp về quy trình sản xuất, lượng hàng hoá cần sản xuất,
lượng hàng dự trữ bao nhiêu...Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng tư vấn
cho các doanh nghiệp các kênh phân phối, các chương trình marketing và xúc
tiến bán hàng. Đặc biệt, các nhà kinh doanh dịch vụ logistics cung ứng các
dịch vụ vận tải, đảm bảo hàng hoá đến với người tiêu dùng đúng thời gian và
địa điểm, chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo uy tín cho các doanh nghiệp đồng
thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Như vậy, trong cả
quá trình từ tiền sản xuất, sản xuất, phân phối lưu thơng đều có sự góp mặt
của các dịch vụ logistics, hỗ trợ cho các hoạt động của các doanh nghiệp sao
cho với những chi phí thấp nhất, hiệu quả kinh doanh lớn.
- Thông qua các hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra, các dịch vụ tư
vấn... các dịch vụ logistics thực hiện chức năng gắn sản xuất với thị trường,
gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở
Trang 11
cửa nền kinh tế. Để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào,
đầu ra, các dịch vụ tư vấn...thì các nhà cung ứng dịch vụ logistics phải nghiên
cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực
nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp các dịch vụ logistics có chất lượng tốt
nhất, đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm phù
hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dịch vụ logistics cũng thiết lập hợp lý
các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ kinh tế thế
giới thơng qua việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho q trình sản xuất ở
nước ngồi rẻ hơn ở trong nước, vận chuyển hàng hoá qua các nước trên thế
giới... Từ đó gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện
chính sách mở cửa nền kinh tế.
1.6
Nhiệm vụ của dịch vụ Logistics
Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng cách thoả mãn đầy
đủ, kịp thời và thuận lợi các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng như trong quá trình sản
xuất của doanh nghiệp. Khi có nhu cầu từ phía các doanh nghiệp, các nhà cung
ứng dịch vụ logistics phải đảm bảo sao cho cung cấp đầy đủ, kịp thời, có chất
lượng đáp ứng các yêu cầu để thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong sản xuất
cũng như hoạt động phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng, đồng thời giúp
doanh nghiệp cắt, giảm các chi phí khơng cần thiết.
Phát triển dịch vụ logistics, đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối lưu thơng
hàng hố trên thị trường được thơng suốt, dễ dàng.
Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước:
vốn, việc làm, cơng nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế
quốc dân.
Góp phần hồn thiện bộ máy quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua các hoat động tư vấn quản lý, tư vấn sản xuất kinh doanh.
Phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế với các quốc gia trên thế giới thông
qua các hoạt động vận tải ngoại thương, tư vấn ngoại thương...
1.7
Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu gồm các quy phạm pháp
luật của nhà nước Việt nam
1.7.1
Công ước quốc tế
Công ước viên 1980 – công ước liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế
được phát triển bởi Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương Mại Quốc Tế.
Trang 12
Các công ước vận tải như:
- Công ước quốc tế để thống nhất một số nguyên tắc về vận đơn đường biển
ký tại Brussel ngày 24/08/1924 còn được gọi là nguyên tắc Hague. Công
ước cho đến nay đã được chỉnh lý 2 lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tại
Visby - Thụy Điển nên được gọi là nghị định thư Visby 1968 và lần thứ 2
vào năm 1979, gọi là định thư SDR.
-
Ngoài ra còn có công ước Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển ký tại Haburg 1978, thường được gọi tắc là Công ước
Hamburg hay quy Hamburg 1978.
-
Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2010 giải thích các điều kiện
thương mại của phòng thương mại quốc tế
Quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 của phòng thương
mại quốc tế là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên thanh toán bằng L/C,
điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia
nghiệp vụ, quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ trong thanh toán bằng
L/C.
1.7.2
Các văn bản vi phạm pháp luật Việt Nam
Các cơ quan tổ chức có liên quan, ngoài mối liên hệ giữa người gửi hàng và
người nhận hàng, người giao nhận cần phải liên hệ với nhiều cơ quan, tổ chức
khác nhau trong suốt giai đoạn làm dịch vụ cho khách hàng như:
- Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam ngày 30/06/1990 “quy định về các hoạt động
hàng hải bao gồ các hoạt động về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, lluo62ng
hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường
và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích
kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công cụ và nghiên cứu khoa học”.
-
Luật Hàng hải quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khầu, quá cảnh phương tiện vận tải, tổ chức và hoạt động của Hải Quan.
-
Luật thương mại Việt Nam 2005, nghị định 12 quy định chi tiết về thi
hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
-
Các thông tư, nghị định khác có liên quan đến hoạt động giao nhận. Gần
đây nhất là việc ban hành thông tư 128/2013/tt-btc có hiệu lực từ ngày
Trang 13
01/11/2013 quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan, thuế
xuất nhập khẩu…..
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỞ PHẦN
VINAFREIGHT
2.1
Lịch sử hình thành
2.1.1
-
-
Tên tiếng Việt:
Cơng ty Cổ phần Vinafreight
Tên tiếng Anh:
Vinafreight Joint Stock Corporation.
Tên giao dịch:
Vinafreight
Tên viết tắt:
Vinafreight
Logo:
Cơng ty là cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện
hành của Việt Nam. Tổng giám đốc điều hành là đại diện pháp luật của công
ty.
Trụ sở đăng ký của Công ty: Văn phịng cơng ty
• Địa chỉ:
A8, Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TpHCM.
• Điện thoại:
84.8 844 6409
• Fax:
84.8 844 7813
• Email:
• Website:
www.vinafreight.com
2.1.2
-
Sơ lược về cơng ty Vinafreight
Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty Vinafreight
Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty Vinafreight được thể hiện ở Bảng
2.1 Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của cơng ty Vinafreight.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của công ty Vinafreight.
Thời gian
Thông tin
Trang 14
-
Vinafreight là đơn vị chuyên về vận tải hàng
Những
không thuộc công ty Giao nhận kho vận ngoại
năm thập
thương Tp.HCM (Vinatrans), chuyên thực
niên 90
hiện các dịch vụ về vận chuyển hàng không,
-
dịch vụ hậu cần và đại lý tàu biển.
Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành quyết
định số 0964/2001/QĐ/BTM phê duyệt
phương án cổ phần hóa thành lập Cơng ty Cổ
phần Vận tải Ngoại thương với tên giao dịch
Vinafreight và số vốn điều lệ ban đầu 18 tỷ
Năm
đồng. Chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải nội
2001
địa quốc tế, kinh doanh kho bãi, cho th văn
phịng, xuất nhập khẩu,…
-
Đại hội cổ đơng đầu tiên của công ty được
tiến hành thông qua điều lệ, cơ cấu tổ chức, cơ
-
cấu quản lý công ty.
Công ty chính thức hoạt động theo tư cách
pháp nhân được Sở kế hoạch và Đầu tư
TpHCM cấp phép.
-
Cơng ty chính thức trở thành thành viên của
VIFFAS, đánh dấu một bước ngoặc quan
Năm
trọng trong sự nghiệp phát triển của công ty.
2002
Từ thời điểm đó, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường, công ty không
ngừng phát triển, mở rộng thêm chi nhánh,
góp vốn liên doanh liên kết vào các cơng ty
-
Năm
2003
trong và ngồi ngành.
Thành lập văn phịng tại Khu cơng nghiệp
Việt Nam – Singapore.
-
Góp vốn thành lập cơng ty Vận tải Việt – Nhật
(Konoike-Vina)
Trang 15
-
Thành lập chi nhánh công ty tại thành phố Hà
Nội. Trụ sở đặt tại số 2 Bích Câu, Đống Đa.
Nay dời về tòa nhà Vocarimax số 8 Cát Linh,
Đống Đa, Hà Nội.
-
Thành lập Phòng Đại lý hãng tàu UASC tại số
12 Nguyễn Huệ, Quận 1. Nay dời về số 05
Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Tp.HCM.
-
Thành lập chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.
Trụ sở đặt tại số 115 Trần Hưng Đạo, Quận
Hải An, thành phố Hải Phòng.
-
Đặt văn phòng tại khu chế xuất Amata (Đồng
-
Nai)
Góp vốn thành lập cơng ty TNHH Vector
Quốc tế chuyên về dịch vụ Tổng Đại lý cho
các hãng Hàng Không, lần lượt là Tổng đại lý
hàng hóa của Malaysia Airlines, China
Southern
Airways,
Năm
2004
Airlines,
Egypt
K-miles,
Air,
Uzbekistan
Scandinavian
Air
Services và nhiều hãng hàng khơng khác.
-
Thành lập các phịng Sales hàng khơng, phịng
Giao dịch Xuất Hàng khơng, phịng Logistics
trên cơ sở phịng Giao nhận Hàng khơng.
-
Góp vốn thành lập Cơng ty TNHH 3 thành
viên vận tải ơ tơ V-Truck.
-
Năm
2005
Góp vốn thành lập Cơng ty TNHH 2 thành
viên VAX Global.
Góp vốn thành lập Cơng ty Liên doanh TNHH
Kintetsu Vietnam.
-
Góp vốn thành lập Cơng ty TNHH Viễn Đông
(Far East) chuyên về dịch vụ giao nhận, dịch
vụ hàng không. Công ty Viễn Đông được chỉ
Trang 16
định là Tổng Đại lý Hàng hóa của hãng Hàng
khơng Cargo Italia.
-
Bộ Giao thông vận tải cấp phép kinh doanh
-
vận tải phương thức cho Vinafreight.
Công ty triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh
nội địa và quốc tế - Vinaquick.
Năm
-
2006
Góp vốn thành lập Cơng ty Liên doanh TNHH
Jardine Shipping Services Vietnam.
-
Vinaquick.
Chính thức đăng ký công ty đại chúng với Ủy
-
Năm
Thành
ban Chứng Khốn Nhà Nước.
Cơng ty thực hiện trọn gói việc vận chuyển
2007
lập
phịng
chuyển
phát
nhanh
Năm
máy móc thiết bị, ngun vật liệu sản xuất cho
2008
một số khách hàng lớn từ nước ngoài về Việt
Nam để sản xuất và tái xuất đi các nước.
-
Mở văn phòng tại Bình Dương để thực hiện
các dịch vụ trọn gói cho các khách hàng lớn
Năm
thuộc các khu công nghiệp ở Bình Dương.
2009
-
Cơng ty Vector được chỉ định làm đại lý cho
hãng Hongkong Air, khai thác máy bay
Freighter của hãng Transacro.
Năm
2010
-
Ngày 22/11/2010 là ngày giao dịch chính
thức của cổ phiếu VNF của CTCP Vận tải Ngoại
thương trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Trang 17
-
Tháng 10/2011, Hội đồng thành viên Công
ty TNHH Dịch vụ Vận tải Hàng khơng Tồn cầu
Vinatrans quyết định giải thể công ty, là một trong
Năm 2011
số các công ty liên kết của Vinafreight (chiếm 40%
vốn góp).
-
Tháng 11/2011, cơng ty góp vốn liên doanh
vào công ty TNHH United Arab Shipping Agency
(Việt Nam).
-
Năm
2012
Công ty tăng vốn đầu tư vào công ty TNHH
Dịch vụ Hàng không Véc Tơ Quốc tế nâng tỷ lệ
vốn góp lên 88,2%.
-
Cơng ty góp vốn thành lập cơng ty TNHH
Hậu cần Tồn cầu SFS Việt Nam.
Năm
2014
-
Đởi tên thành Cơng ty Cổ Phần Vinafreight
[Nguồn: Bản cáo bạch của công ty]
2.2
Chức năng – Nhiệm vụ
2.2.1
-
Chức năng
Theo như quy định trong giấy phép kinh doanh số: 401 300 07781 do Sở kế
hoạch và Đầu tư cấp ngày 14/01/2002, gồm các chức năng chính:
+ Các dịch vụ về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Đại lý tàu biển, đại lý lưu cước, đại lý quản lý vỏ container cho các
hãng tàu, cung ứng tàu biển.
+ Đại lý giao nhận cho các Hãng giao nhận vận tải nước ngoài.
+ Kinh doanh các dịch vụ về kho gom hàng lẻ xuất nhập khẩu (CFS).
+ Kinh doanh kho bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Kinh doanh vận tải công cộng.
Trang 18
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
+ Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi theo quy định pháp
+
+
+
+
+
+
+
luật.
Dịch vụ các thủ tục hải quan và các dịch vụ liên quan đến giao nhận
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: tái chế, bao bì, mua bảo hiểm,
kiểm kiện,…
Các dịch vụ thương mại.
Kinh doanh vận tải đa phương thức.
Đại lý bán vé máy bay.
Sản xuất bao bì bằng giấy (khơng sản xuất bột giấy, tái chế tại trụ sở).
In ấn (không hoạt động tại trụ sở)
Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
2.2.2 Nhiệm vụ
Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao và phát
triển cơng ty càng lớn mạnh, góp phần đóng góp cho ngân sách Nhà Nước.
Giải quyết việc làm cho người lao động.
Liên tục cải tiến chất lượng phục vụ khách
hàng ngày càng tốt hơn, đa dạng hóa và
phong phú sản phẩm.
Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội.
-
-
2.3
Cơ cấu tổ chức – Bộ máy quản lý
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
-
Cơ cấu tổ chức của Vinafreight được thể hiện
bởi sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vinafreight
dưới đây.
Sơ đồ 2.3.1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức
của cơng ty Vinafreight.
[Nguồn: Báo cáo hạch cơng ty Vinafreight]
•
Đại hội đồng cổ đơng: là cơ quan có thẩm
quyền cao nhất của công ty theo Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ của cơng ty. Đại hội đồng
cổ đơng có trách nhiệm thảo luận và phê
Trang 19
chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của công ty, quyết
định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh của cơng ty.
•
•
•
•
•
•
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cơng ty, có tồn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng
ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không
được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát
triển, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức,
quy chế quản lý công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được
các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Ban kiểm sốt: là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát,
đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách khách
quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đơng.
Ban Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động
của công ty, quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của Hội
đồng quản trị về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến
nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm,
miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc
quyền quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định lương và phụ cấp đối với
người lao động trong công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan
đến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên.
Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc
trong công tác quản lý nguồn lực, trực tiếp thực hiện công tác tổ chức, lao
động, định mức chi phí tiền lương của Cơng ty và các hoạt động hỗ trợ cho
các bộ phận chức năng về hành chính quản trị.
Phịng Kế tốn – Tài chính: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc
đồng thời thực hiện các công tác quản lý tài sản, vốn và các hoạt động kế tốn
tài chính. Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế,
tài chính về hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Các chi nhánh (Hà Nội, Hải Phịng): Đại diện cho cơng ty thực hiện và duy
trì các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ vận tải cho khách hàng trên
phạm vi của chi nhánh, tiếp nhận thông tin tại các khu vực thị trường để báo
cáo về công ty.
Trang 20
•
•
•
•
-
-
•
-
-
Kho 196 Tôn Thất Thuyết: Tham mưu cho Lãnh đạo cơng ty trong cơng tác
lưu kho, tồn trữ hàng hóa và tổ chức thực hiện quá trình xuất, nhập, bảo quản,
vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng quy định của công ty và kinh
doanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại hai địa điểm kho 196 Tôn Thất Thuyết và
31 Bến Vân Đồn, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.
Kho 18 Tân Thuận Đông: Tham mưu cho Lãnh đạo công ty trong cơng tác
lưu kho, tồn trữ hàng hóa và tổ chức thực hiện quá trình xuất, nhập, bảo quản,
vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng quy định của công ty và kinh
doanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại hai địa điểm kho 18 Tân Thuận Đôngvà
kho số 1 Lý Hải, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Phịng Dịch vụ Logistics: là đơn vị kinh doanh chuyên về các dịch vụ nhập
khẩu và hậu cần như cung cấp các dịch vụ giao nhận tận nơi (door to door),
nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng, làm thủ tục hải quan
hàng xuất nhập khẩu, kinh doanh xe tải, đầu kéo, kho bãi,…
Phịng dịch vụ xuất Hàng khơng:
Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận
với đa dạng các mặt hàng: giày dép, hàng may mặc thời trang, hàng máy
móc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả;
Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không;
Dịch vụ chuyển phát nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm);
Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu;
Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa;
Dịch vụ đại lý hải quan;
Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn
trên thế giới cam kết tại Việt Nam như SQ, TG, VN, BA.
Phòng đường biển:
Cung cấp cho khách hàng dịch vụ Gửi hàng lẻ đường biển từ Việt Nam đi mọi
nơi trên thế giới (LCL/FCL) với các thị trường mạnh như Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản và Châu Á….
Dịch vụ nhập hàng nguyên container (FCL) với giá cạnh tranh và có hỗ trợ
phí lưu kho;
Dịch vụ hàng cơng trình và triễn lãm tại Việt Nam và các nước khu vực như
Lào, Campuchia.
Trang 21
•
Phòng Phát triển kinh doanh: Nghiệp vụ chủ lực của phòng là bán cước và
các dịch vụ hậu cần tại sân bay Tân Sơn Nhất.
2.3.2 Bộ máy quản lý
-
Bộ máy quản lý của Vinafreight được thể hiện tại sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lý
của Vinafreight bên dưới
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phịng giao nhận
đường biển
Phịng giao nhận
hàng khơng
Phịng
kế toán
tài vụ
Bộ phận
Documentation
Bộ phận
Customer
service
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
Sale Marketing
Bộ phận
hiện trường Operation
Hàng xuất
Hàng nhập
Hàng xuất
Hàng nhập
Phòng giao phát triển
kinh doanh
Trang 22
-
Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ thể hiện bộ máy quản lý của công ty Vinafreight
[Nguồn: Báo cáo bạch công ty Vinafreight]
Hội đồng quản trị: Thực hiện vai trò đảm nhận công tác quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh và định ra chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt
động của công ty.
Giám đốc: Thay mặt cho Hội Đồng Quản Trị tổ chức, điều hành hoạt động
kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và trước các cơ
quan quản lý Nhà nước về hoạt động của cơng ty.
Phó Giám đốc: Phụ trách cơng tác quản trị trực tiếp các phịng ban trong
công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và cơng tác được
giao. Phụ trách các phịng ban sẽ có các trưởng phó phịng và các trưởng bộ
phận.
Phịng kế tốn tài vụ: Đây là bộ phận chun phụ trách các công việc như
tổng hợp dự án tài chính, kế hoạch thu chi và kế hoạch dự trữ tài chính của
cơng ty, thực hiện hoạch tốn kết quả kinh doanh rõ ràng, chính xác theo định
kỳ hoặc có yêu cầu đột xuất và thực hiện quyết toán hằng năm đầy đủ.
Phịng giao nhận đường hàng khơng: Thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường Hàng không. Phối hợp các đại lý
giao nhận quốc tế khai thác nghiệp vụ giao nhận quốc tế. Phòng bao gồm các
bộ phận trực thuộc sau:
Bộ phận Sales – Marketing:Đảm nhận đầu vào trong hoạt động kinh doanh
của phịng. Bộ phận này sẽ tìm kiếm, khai thác nguồn hàng cho công ty.
Bộ phận Operation (Bộ phận hiện trường): Thực hiện các cơng việc làm hàng
ngồi hiện trường và hồn tất các thủ tục liên quan đến cơng tác giao nhận
hàng xuất nhập khẩu.
Trang 23
Bộ phận Documentation (Bộ phận phát hành chứng từ): Phát hành bộ chứng
từ hàng xuất để giao cho khách hàng và hãng hàng không gửi kèm theo hàng.
- Bộ phận Customer Service (Bộ phận dịch vụ khách hàng): Giám sát tuyến
đường vận chuyển của hàng, trả lời cho khách hàng những thông tin liên quan
về lô hàng, đồng thời hỗ trợ đại lý và khách hàng khi có sự cố xảy ra cho lơ
hàng.
- Bộ phận kế tốn: Theo dõi thanh tốn, thu chi và báo cáo doanh thu.
Phịng giao nhận đường biển: Thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, gồm các bộ phận tương tự như
Phòng giao nhận đường hàng khơng.
Phịng phát triển kinh doanh: Đây là một phịng mới được thành lập. Phịng
có chức năng tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và ký kết các hợp đồng vận tải
cho công ty, lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện, giao dịch
trực tiếp với khách hàng và hệ thống nhà phân phối. Bên cạnh đó phòng cũng
thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển và đường hàng khơng, gồm các bộ phận tương tự như Phịng giao
nhận đường hàng không.
-
2.4
Cơ sở vận chất – Trang thiết bị kỹ thuật
2.4.1
-
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Vinafreight bao gồm hệ thống kho bãi, hệ thống xe tải, xe
đầu kéo, xe nâng và thiết bị xếp dỡ.
Hệ thống kho bãi của công ty Vinafreight được thể hiện tại Bảng 2.2 Bảng hệ
thống kho bãi của công ty Vinafreight như sau:
Bảng 2.4.1: Bảng hệ thống kho bãi của công ty Vinafreight.
Cơ sở vật chất
CFS
CFS
CFS
CFS
Tôn Thất
Bến Vân
Tân Thuận
Lý Hải,
Thuyết
Đồn
Đông
Q.7
Số năm hoạt động
10 năm
08 năm
05 năm
02 năm
Tổng diện tích (m²)
3,000 m²
1,500 m²
1,500 m²
10,000 m²
Tên kho bãi
Kho
bãi
[Nguồn Báo cáo hạch công ty Vinafreight]
Trang 24
-
Để phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế đa phương
thức, Vinafreight đã liên tục đầu tư, phát triển một cách đồng bộ các thiết bị
phục vụ choviệc bốc dỡ hàng tại kho như xe nâng, băng tải, palet,… phục vụ
việc quản lý hàng hóa trong kho...
-
Hệ thống xe tải, hệ thống đầu kéo và hệ thống xe nâng của công ty
Vinafreightđược thể hiện ở Bảng 2.3 Bảng hệ thống xe tải, đầu kéo và xe
nâng của công ty Vinafreight dưới đây:
Bảng 2.4.1: Bảng hệ thống xe tải, đầu kéo và xe nâng của cơng ty Vinafreight.
Cơ sở
vật chất
Kích thước
Xe tải
Xe cont 20’DC
3 x 2 tấn,
6 x 20’DC
10 năm
3 x 5 tấn
14 x 40’DC
08 năm
Xe nâng
1 x 10 tấn,
1 x 7 tấn
Loại
Số năm
hoạt động
10 năm
10 năm
[Nguồn: Báo cáo bạch công ty Vinafreight]
2.4.2
-
-
-
Trang thiết bị kỹ thuật
Sau gần 10 năm trưởng thành và phát triển, Vinafreight đã từng bước thực
hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, các hoạt động kinh doanh riêng biệt
được liên kết với nhau tạo thành chuỗi dịch vụ khép kín đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Để thực hiện được điều đó, ngồi việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc,
trang thiết bị kỹ thuật và con người, công ty cũng đã đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ và hệ thống quản lý mạng kết nối nội bộ LAN đã được thiết lập tại trụ
sở chính từ năm 2003. Trong mỗi khu vực sử dụng đường truyền cáp quang
tốc độ cao, kết nối và trao đổi thông tin giữa các khu vực và trung tâm.
Về phần mềm, công ty cũng đã từng bước đầu tư các phân hệ phần mềm quản
trị doanh nghiệp do các nhà cung cấp trong nước sản xuất phục vụ cho các bộ
phận chun mơn như tài chính kế tốn, nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản trị doanh nghiệp.
Trang 25