Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và phác đồ điều trị 2 loại thuốc Norcoli và Gentatylo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.3 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ HỒNG TẤM



Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON
TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO
BẰNG VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HAI LOẠI THUỐC
NORCOLI VÀ GENTATYLO


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014






Thái Nguyên - 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ HỒNG TẤM



Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON
TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO
BẰNG VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HAI LOẠI THUỐC
NORCOLI VÀ GENTATYLO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 42 - TY
Khóa học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Hữu Dũng
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái Nguyên - 2014


i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của thầy
giáo TS.Trương Hữu Dũng đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Trạm Thú y huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng cùng toàn thể lãnh đão cán bộ và nhân dân 3 xã, thị trấn Đông Khê, Xã
Lê Lai, Vân Trình huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi,
quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động
viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đề tài đúng thời
gian quy định.
Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt
trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 29 tháng 12 năm 2014
Sinh viên




Lê Hồng Tấm




ii
LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính của nước ta,
có tới gần 70% dân số sống bằng nông nghiệp, do đó nó đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nhà nước không ngừng khuyến
khích phát triển ngành nông nghiệp để đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Cùng với sự phát triển đi lên của ngành trồng trọt, thì ngành chăn nuôi
cũng dần dần khẳng định được vị thế của mình, lợi ích của nó mang lại là rất
lớn: cung cấp các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao như: thịt, sữa, trứng cho
con người, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến và
nó còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt. Biết được lợi ích của
ngành chăn nuôi, nhà nước đã đầu tư vốn vào các trường Nông Nghiệp trong
cả nước để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành góp phần phát huy trí tuệ
của mình cho quốc gia. Theo phương châm của Đảng, theo xu hướng của nhà
nước, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những trường với
các thầy cô có bề dày kinh nghiệm, sự tâm huyết với nghề đã đào tạo nhiều
sinh viên có trình độ chuyên môn giỏi cho đất nước.
Với phương châm đào tạo “học đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn với thực
tiễn sản xuất”, trước khi kết thúc khóa học nhà trường luôn tổ chức cho sinh viên
đi thực tập tại cơ sở để củng cố kiến thức lý thuyết cũng như nâng cao tay nghề
trong thực tiễn sản xuất. Để khi ra trường sinh viên sẽ trở thành người cán bộ kỹ
thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, tay nghề thạo, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

Nhằm làm giảm mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây nên,
nhanh chóng đưa những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng thầy giáo hướng
dẫn TS. Trương Hữu Dũngvà sự tiếp nhận của trạm Thú y huyện Thạch
An, tỉnh Cao Bằng, em đã thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm bệnh
phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và
phác đồ điều trị hai loại thuốc Norcoli và Gentatylo”.


iii

Được sự quan tâm tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trương Hữu
Dũng, cùng sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận. Nhưng do
bước đầu tiến hành làm nghiên cứu khoa học và thời gian thực tập có hạn nên
bài khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em kính
mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô để bài khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18
Bảng 2.2: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại các xã điều tra 48
Bảng 2.3: Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo giống lợn 49
Bảng 2.4.: Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 50
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt 53
Bảng 2.6: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tình trạng vệ sinh 54

Bảng 2.7: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng trong năm 56
Bảng 2.8: Triệu chứng của bệnh phân trắng lợn con 58
Bảng 2.9: Bệnh tích mổ khám lợn con chết do phân trắng 59
Bảng 2.10: Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của hai phác đồ 60



i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến
nay em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của thầy
giáo TS.Trương Hữu Dũng đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Trạm Thú y huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng cùng toàn thể lãnh đão cán bộ và nhân dân 3 xã, thị trấn Đông Khê, Xã
Lê Lai, Vân Trình huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi,
quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động
viên, cùng nỗ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đề tài đúng thời
gian quy định.
Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt
trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 29 tháng 12 năm 2014
Sinh viên




Lê Hồng Tấm




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QL : Quốc lộ
TL : Tỉnh lộ
GTNT : Giao thông nông thôn
THPT : Trung học phổ thông
PTDT : Phổ thông dân tộc
PTCS : Phổ thông cơ sở
THCS : Trung học cơ sở
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
E.coli : Escherichia coli
Cs : Cộng sự
TS : Tiến sĩ
TT : Thể trọng
Nxb : Nhà xuất bản




vii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI NÓI ĐẦU ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỤC LỤC vii
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 8
1.1.4. Đánh giá chung 10
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 11
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 11
1.2.2. Phương pháp thực hiện 11
1.2.3. Công tác khác 17
1.3. Kết luận và đề nghị 19
1.3.1. Kết luận 19
1.3.2. Đề nghị 20
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 21
2.1. Đặt vấn đề 21
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 22
2.1.2. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn 23
2.2. Tổng quan tài liệu 23
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 23
2.2.2. Những hiểu biết về vi khuẩn E. Coli 27


viii
2.2.3. Những hiểu biết về bệnh lợn con phân trắng (Colibacillosis) 31

2.2.4. Giới thiệu về thuốc sử dụng trong nghiên cứu 40
2.2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 41
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 43
2.3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 43
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 46
2.4. Kết quả và thảo luận 47
2.4.1. Kết quả theo dõi tổng đàn lợn tại một số xã trên địa bàn huyện Thạch
An, tỉnh Cao Bằng 47
2.4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng lợn con 48
2.4.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo giống lợn 49
2.4.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 50
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt 53
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tình trạng vệ sinh 54
2.4.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi 56
2.4.8. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh phân trắng lợn con 57
2.4.9. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của hai phác đồ 59
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 61
2.5.1. Kết luận 61
2.5.2. Tồn tại 62
2.5.3. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
I. Tài liệu tiếng Việt 63
II. Tài liệu dịch 65
III. Tài liệu nước ngoài 65



1


Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thạch An là huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Nam
tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên là 69.079,56 ha, cách trung tâm tỉnh 39
km. Vị trí địa lý của huyện như sau:
- Phía Đông giáp với huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
- Phía Tây giáp với huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp với huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn
- Phía Bắc giáp với Thành phố Cao Bằng và huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng.
Huyện Thạch An có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 01 Thị trấn,
trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (vùng 3), 03 xã, thị trấn thuộc
vùng 2. Huyện có 01 xã biên giới là xã Đức Long tiếp giáp với huyện Long
Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 5,2 Km và 01 lối
mở (cửa khẩu tiểu ngạch Nà Lạn) đã và đang được đầu tư xây dựng để giao
thương hàng hoá với huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An có địa hình dốc
nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, xen giữa các dẫy núi là các thung
lũng, phần lớn là các thung lũng nhỏ hẹp. Điểm cao nhất so với mực nước
biển là núi Khuổi Moọng thuộc xã Quang Trọng (1.009 m), điểm thấp nhất
thuộc Bản Luồng xã Thụy Hùng (200 m).
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 69.079,56 ha. Trong đó:
- Đất Nông, lâm nghiệp là: 65.671,53 ha, chiếm 95,07% tổng diện tích
tự nhiên, trong đó:



2

+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 5.921,84 ha chiếm 8,57 %;
+ Đất lâm nghiệp: 59.645,44 ha chiếm 86,35%;
+ Đất nuôi trồng thủy sản là: 104,25 ha chiếm 0,15 %;
- Đất phi nông nghiệp là: 1.590,91 chiếm 2,3%.
- Đất chưa sử dụng là: 1.817,12 ha chiếm 2,63 %.
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Thạch An có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành hai
mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10 trong năm; mùa đông lạnh, có sương muối, ít mưa diễn biến từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng
khí hậu khác nhau.
- Nhiệt độ trung bình năm 13 - 14,5
0
C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ -
1,3
0
C đến - 0,9
0
C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.442 mm, được xếp vào một trong
những khu vực ít mưa của cả nước.
- Tổng số giờ nắng trung bình 1.568,9 giờ, bức xạ mặt trời 60 - 68
Kcal/cm
2
.
- Độ ẩm không khí khá cao, trung bình tháng biến thiên từ 79 - 86%.
Chênh lệch độ ẩm lớn giữa mùa mưa và mùa khô, về mùa mưa do ảnh hưởng

của gió mùa, mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao 82 - 86%, mùa khô ẩm
độ thấp từ 79 - 80%.
* Thủy văn
Trên địa bàn huyện có các con sông, suối nhỏ với nguồn nước mặt khá
phong phú, các con sông, suối bắt nguồn từ vùng núi cao chảy về vùng thấp
theo hướng chủ đạo của địa hình Tây Nam – Đông Bắc. Các con sông suối là
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong
huyện như: Suối Minh Khai, Khuổi Vinh, Bản Cầu, Nà Ngườm, Nặm Nàng,
Tả Chiến


3

1.1.1.4. Giao thông vận tải
Huyện Thạch An có một hệ thống đường giao thông tương đối hoàn
chỉnh, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi góp phần phát triển kinh
tế - xã hội.
- Hệ thống đường giao thông quốc gia: huyện có trục đường QL4A đi
qua địa bàn nối từ thành phố Cao Bằng đến thành phố Lạng Sơn qua địa phận
Thạch An dài 36 km đã được đầu tư nâng cấp đảm bảo giao thông thuận tiện.
- Đường tỉnh lộ: hệ thống đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 2 tuyến
chính: đường TL 208 Đông Khê - Phục Hòa (24 km) chạy qua địa bàn các xã
Lê Lai, Thụy Hùng; đường TL 209: từ Tân An - Canh Tân - Minh Khai -
Quang Trọng (36 km) và thông qua huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn (24 km).
Các tuyến đường trên là mạch huyết giao thông tạo điều kiện cho nhân dân đi
lại và giao lưu phát triển kinh tế.
- Đường huyện lộ: với tổng chiều dài 86,6km. Đường Đông Khê - cửa
khẩu Đức Long (17,5 km); đường QL4A cũ từ xã Lê Lai chạy qua điạ bàn xã
Thái Cường (18,41 km); đường GTNT liên xã Kim Đồng - Đức Thông (16
km); đường GTNT liên xã Vân Trình - Thị Ngân (10 km); đường GTNT Đức

Xuân - Lê Lợi (6,5 km); đường Cốc Bao - Khau Lùng (5,2 km). Các tuyến
đường trên trong những năm qua đã được cải tạo, nâng cấp một phần nhựa hóa,
bê tông hóa và mặt cấp phối tự nhiên. Xong một số tuyến đường quy mô kết
cấu chưa đảm bảo, cần được tiếp tục đầu tư nâng cấp.
- Đường GTNT xã, liên xã: hệ thống đường giao thông nông thôn
15/16 xã có tổng chiều dài trên 280,7 km. Hiện nay về cơ bản các tuyến
đường từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã đã được cải tạo, nâng cấp rải
nhựa và cấp phối đảm bảo thông xe 4 mùa. Còn các tuyến đường liên xã, liên
thôn xóm trong địa bàn huyện phát triển còn chậm, mức độ đầu tư có hạn.
Tuy nhiên trong những năm qua các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn các


4

xã cũng đã được quan tâm đầu tư từ các chương trình dự án như chương trình
135, dự án IFAD nhưng về quy mô kết cấu chưa đáp ứng được yêu cầu, mới
mở rộng được nền và một phần làm mặt cấp phối tự nhiên còn chủ yếu là
đường đất, qua thời gian sử dụng đã xuống cấp đi lại gặp nhiều khó khăn nhất
là vào mùa mưa lũ. Do đó mục tiêu đề án xác định cần được đầu tư mở mới
các tuyến đường trọng điểm liên xã và nâng cấp một số tuyến đường tạo điều
kiện thuận lợi giao thông đi lại cho nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội vùng.
Mặc dù đã hình thành mạng lưới đường giao thông nối liền giữa trung
tâm huyện với các huyện trong tỉnh, với tỉnh bạn, nước bạn Trung Quốc và
nối liền giữa trung tâm huyện với các xã, nhưng hệ thống đường giao thông
nông thôn cần được nâng cấp, mở rộng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mới có thể
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa của nhân dân
trong huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện luôn giữ được tốc độ
tăng trưởng tương đối cao, năm 2012 là 14%, năm 2013 là 16,4%, năm 2014
dự kiến tăng trên 20%. Tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại và xây
dựng cơ sở hạ tầng đều có bước phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng năm
sau cao hơn năm trước. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2012 tăng
21%, năm 2013 tăng 24%, năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp tăng
637.213 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch.
Nền kinh tế của huyện đang chuyển dần từ nền kinh tế tự túc, tự cấp
sang sản xuất hàng hóa, nhưng tốc độ còn chậm và chưa tương xứng với tiềm
năng của huyện.


5

Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ (Thương mại - Du
lịch), Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
1.1.2.2. Tình hình dân cư, dân trí
Dân số toàn huyện tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 là
30.842 người tương ứng với 7.454, nhân khẩu bình quân 4,2 người/hộ; mật độ
dân số 44 người/km2. Gồm 05 thành phần dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông
và Dao; Có 04 thành phần dân tộc thiểu số trong đó: Dân tộc Tày chiếm
44,3%, Nùng chiếm 38,7%, Mông chiếm 0,4%, Dao chiếm 13,6% và dân tộc
khác chiếm 3%.
Dân cư phân bố không đồng đều, đồng bào các dân tộc huyện Thạch An
sống quần tụ lâu đời, có nơi sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn; nhân
dân các dân tộc có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất,
chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng quê
hương đất nước; mỗi dân tộc có sắc thái, bản sắc văn hoá riêng, góp phần tạo
nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam; nhân dân các dân tộc
huyện chủ yếu là sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%), lao động chủ yếu là

nông nghiệp.
Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, lực lượng trẻ chiếm 50%.
1.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội
- Lao động việc làm, dạy nghề: trong năm 2013 tổng số người trong độ
tuổi lao động là 15.421 người, so với năm 2011 tăng 0,74%, tổng số người có
việc làm năm 2013 là 12.336 người tăng so với năm 2011 là 90 người bằng
1,00%. Số lao động được học nghề năm 2013 là 3.855 người tăng 25,94% so
với năm 2011.
- Giáo dục và đào tạo:
Toàn huyện có 02 trường THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường
xuyên, 01 trường PTDT Nội trú.


6

Huyện có 9 trường trung học cơ sở, các trường đó được đầu tư xây
dựng nhưng còn thiếu về cơ sở vật chất như: phòng học bộ môn, phòng chức
năng, nhiều công trình đã xuống cấp nhưng chưa được nâng cấp sửa chữa.
Huyện có 07 trường PTCS, 13 trường tiểu học và 11 trường mẫu giáo.
Trong đó nhiều trường Mầm non chưa có cơ sở vật chất, còn 16 phòng học
tạm, 27 phòng học nhờ, các phòng chức năng, thư viện, văn phòng, phòng
làm việc của hiệu trưởng, hiệu phó chưa trường nào có; Một số trường Tiểu
học chưa có nhà hiệu bộ, phòng học bộ môn, còn có 34 phòng học tạm, 5
phòng học nhờ.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo năm 2013 đạt
53,2%, tăng so với năm 2011 là 3 %. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi năm
2013 là 95,6%, tỷ lệ phổ cập THCS năm 2013 là 82,3%, tăng so với năm
2010 là 2%.
Năm 2013 toàn huyện có 5657 học sinh, 744 giáo viên và cán bộ quản
lý giáo dục các cấp học. Trong đó có 100% giáo viên đạt chuẩn.

- Y tế:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng một phần cơ bản nhu cầu
khám chữa bệnh cho nhân dân. Thường xuyên tổ chức các lớp học tập
trung nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ người bệnh của đội
ngũ y, bác sỹ toàn ngành, tổ chức có hiệu quả chương trình y tế cộng
đồng, chương trình y tế quốc gia triển khai trên địa bàn huyện, thực hiện
tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là khám chữa bệnh cho
trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo.
Toàn huyện có 01 Phòng Y tế, 01 trung tâm y tế, 01 trung tâm Dân số
- KHHGĐ, 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, và 15
xã, 01 thị trấn có trạm y tế. Hầu hết các trạm y tế xã được xây dựng từ năm
1993, 2002, đa số trạm y tế đã xuống cấp cần được đầu tư tu sửa, nâng cấp,
xây dựng mới.


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa đến nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính của nước ta,
có tới gần 70% dân số sống bằng nông nghiệp, do đó nó đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nhà nước không ngừng khuyến
khích phát triển ngành nông nghiệp để đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Cùng với sự phát triển đi lên của ngành trồng trọt, thì ngành chăn nuôi
cũng dần dần khẳng định được vị thế của mình, lợi ích của nó mang lại là rất
lớn: cung cấp các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao như: thịt, sữa, trứng cho
con người, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến và
nó còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt. Biết được lợi ích của
ngành chăn nuôi, nhà nước đã đầu tư vốn vào các trường Nông Nghiệp trong
cả nước để đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành góp phần phát huy trí tuệ
của mình cho quốc gia. Theo phương châm của Đảng, theo xu hướng của nhà
nước, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những trường với

các thầy cô có bề dày kinh nghiệm, sự tâm huyết với nghề đã đào tạo nhiều
sinh viên có trình độ chuyên môn giỏi cho đất nước.
Với phương châm đào tạo “học đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn với thực
tiễn sản xuất”, trước khi kết thúc khóa học nhà trường luôn tổ chức cho sinh viên
đi thực tập tại cơ sở để củng cố kiến thức lý thuyết cũng như nâng cao tay nghề
trong thực tiễn sản xuất. Để khi ra trường sinh viên sẽ trở thành người cán bộ kỹ
thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, tay nghề thạo, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
Nhằm làm giảm mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây nên,
nhanh chóng đưa những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng thầy giáo hướng
dẫn TS. Trương Hữu Dũngvà sự tiếp nhận của trạm Thú y huyện Thạch
An, tỉnh Cao Bằng, em đã thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm bệnh
phân trắng lợn con tại một số xã thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và
phác đồ điều trị hai loại thuốc Norcoli và Gentatylo”.


8

+ Công tác thể thao: hàng năm thường xuyên triển khai công tác phong
trào thể dục thể thao và phong trào này diễn ra sôi nổi ở tất cả các điểm dân
cư tập trung, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên sân bãi và các
dụng cụ, thiết bị phục vụ thể thao còn thiếu nhiều.
+ Công tác truyền thanh, truyền hình: đến năm 2013 toàn huyện đã có 04
trạm thu phát sóng truyền thanh, truyền hình, số dân được xem truyền hình trên
địa bàn huyện 60 %.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
1.1.3.1. Chăn nuôi
Vật nuôi chủ yếu trong những năm qua là: trâu, bò, ngựa, lợn và các
loại gia cầm. Phát triển đàn bò là sản xuất chính được coi là sản xuất hàng

hóa. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm được phát triển như sau:
Năm 2012 tổng đàn bò có 3.405 con, đến năm 2014 là 2.698 con, giảm
20,8%. Tổng đàn trâu năm 2012 có 14.550 con, đến năm 2014: 11.390 con, giảm
21,7%. Nguyên nhân tổng đàn trâu, bò giảm: do trâu, bò bị chết rét, một phần do
người dân chuyển đổi sử dụng máy nông nghiệp tăng năng suất lao động.
Tổng đàn lợn năm 2012 có 30.100 con, đến năm 2014 là 32.800 con,
tăng 8,9%.
Tổng gia cầm năm 2012 có 182.000 con, đến năm 2014 là 200.413 con,
tăng 10,1%.
Sản lượng gia súc, gia cầm năm 2012 đạt 1.924 tấn đến năm 2014 đạt
2.057 tấn, tăng 1 %.
- Nuôi trồng thủy sản:
Giá trị sản xuất tăng khá: năm 2011 đạt 1.470 triệu đồng; năm 2012 đạt
1.698 triệu đồng, đến năm 2013diện tích nuôi trồng thủy sản là 45,33 ha, sản
lượng đạt 30 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.400 triệu đồng.


9

1.1.3.2. Trồng trọt
Nền nông nghiệp của huyện chủ yếu là độc canh cây lương thực, sản
xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp vẫn là ngành sản
xuất chính của huyện, nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong
huyện. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
huyện, ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến và thu được kết quả
nhất định. Sản xuất nông nghiệp của huyện có sự phát triển đáng kể, bước
đầu thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng xuất. Giá trị sản xuất nông nghiệp
năm 2012 đạt 445.078 triệu đồng, năm 2013 đạt khoảng 537.213 triệu đồng
so với năm 2012 tăng 21%.

Từ năm 2011 đến năm 2013: diện tích canh tác ổn định và sản lượng
lương thực đạt như sau:
Năm 2011: tổng sản lượng lương thực đạt 15.171,8 tấn.
Năm 2013: tổng sản lượng lương thực đạt 14.671,9 tấn.
So sánh tổng sản lượng lương thực năm 2013 so với năm 2011 giảm
3,3%, nguyên nhân do chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực có hạt sang
diện tích trồng mía nguyên liệu. Vì huyện Thạch An nằm trong vùng nguyên
liệu mía cung cấp cho nhà máy đường Phục Hòa.
Căn cứ điều kiện thổ nhưỡng của địa phương huyện đã xác định những
cây trồng hàng hóa: mía, thạch đen, đỗ tương, thuốc lá và cây hồi.
Sản phẩm chủ yếu từ các loại cây trồng qua các năm như sau:
- Cây lúa: năm 2011 sản lượng thu được là 8.664,5 tấn, năm 2013 là
8.160,4 tấn, giảm 5,8 %
- Cây ngô: năm 2011 sản lượng thu được là 5.823,38 tấn, năm 2013 là
6.511,4 tấn, tăng 11,8%.
- Cây mía: năm 2011 sản lượng thu được là 8.460 tấn, năm 2013 là
15.089 tấn, tăng 78,3%.


10
- Cây Thạch đen: năm 2011 sản lượng thu được là 1.399 tấn, năm 2013
là 859,65 tấn, giảm 38,6 % do đầu ra không ổn định.
- Cây hồi: diện tích năm 2013 là 2.200 ha, sản lượng đạt từ 2.200 - 2.400 tấn.
- Cây Đỗ tương: năm 2011 sản lượng thu được là 135 tấn, năm 2013 là
152 tấn, tăng 12,5%.
- Sản phẩm nông sản là: ngô, lúa, mía, thạch đen, đỗ tương, mở rộng
thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh trong đó cả thị trường
Trung Quốc.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi

- Với vị trí là huyện nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng,
có trục đường QL4A đi qua nối liền với trung tâm tỉnh và các huyện, tỉnh bạn
nên có nhiều điều kiện thuận lợi, đây là lợi thế để có thể học hỏi kinh nghiệm
của các nơi.
- Là huyện biên giới có cửa khẩu Đức Long giáp với Trung Quốc, là
điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường về xuất khẩu, nhập khẩu vật nuôi
phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Ban lãnh đạo trạm thú y có năng lực, năng động, trình độ chuyên môn
cao, nhiệt tình, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
1.1.4.1. Khó khăn
Thạch An là một huyện có nền kinh tế chậm phát triển. Kinh phí đầu tư
cho sản xuất còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu và chưa đồng bộ, ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất.
- Do các hộ còn chăn nuôi nhỏ lẻ, nhận thức của người chăn nuôi còn
nhiều hạn chế. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn
nuôi còn hạn chế.


11
- Diễn biến thời tiết hiện nay khá phức tạp nên khâu phòng trừ bệnh
gặp nhiều khó khăn, không triệt để, chi phí phòng và chữa bệnh tăng, ảnh
hưởng đến giá thành chăn nuôi.
- Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi lợn là ngành có chu kỳ sản
xuất dài, tốc độ quay vòng vốn chậm nên lâu thu hồi vốn. Mặt khác để đầu tư
cho một chu kỳ sản xuất đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn, trong khi đó
kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.2.1.1. Công tác thú y
- Tiêm phòng vacxin cho đàn lợn theo kế hoạch.

- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên lợn mắc phải.
- Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
- Kiểm tra vệ sinh thú y và đóng dấu kiểm soát giết mổ.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sức khỏe của lợn và có
những biện pháp phòng trị bệnh hợp lý.
1.2.1.2.Công tác khác
- Tham gia tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người dân.
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, học hỏi kinh nghiệm của cơ sở.
1.2.2. Phương pháp thực hiện
1.2.2.1.Công tác thú y
- Công tác vệ sinh trong chăn nuôi:
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng
quyết định tới hiệu quả chăn nuôi cao hay thấp. Bao gồm rất nhiều yếu tố:
môi trường (đất, nước, không khí ), mầm bệnh. Nhận thức được điều đó nên
trong thời gian thực tập em cùng các anh, chị ở Trạm thú y đã thực hiện tốt
quy trình vệ sinh chăn nuôi. Hướng dẫn bà con quét dọn chuồng trại, phát


iii

Được sự quan tâm tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trương Hữu
Dũng, cùng sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận. Nhưng do
bước đầu tiến hành làm nghiên cứu khoa học và thời gian thực tập có hạn nên
bài khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em kính
mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô để bài khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




13
* Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa
+ Nguyên nhân: do vi khuẩn đường tiêu hóa gây nên, môi trường sống
thay đổi bất thường, thức ăn thay đổi đột ngột
+ Triệu chứng: những ngày đầu lợn con ỉa chảy phân có màu vàng
nhạt. Lợn con bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, cơ thể gầy yếu, phân dính bê bết ở gốc
đuôi, lông xù. Cơ thể bị mất nước, nhiệt độ cơ thể không tăng.
+ Điều trị:
Colistin: tiêm bắp: 1ml/10kg TT, ngày tiêm 2 lần, dùng 2 - 3 ngày liên tục.
Norfacoli: tiêm bắp cho gia súc: 1ml/10kg TT, ngày tiêm 2 lần, dùng
2 - 3 ngày.
Kết hợp trộn bổ sung vào thức ăn kháng sinh Coli - 200 và chất điện giải.
Tỷ lệ khỏi cao.
* Bệnh viêm tử cung
+ Nguyên nhân:
Trong quá trình chửa lợn nái thiếu dinh dưỡng, vận động ít hoặc mắc
bệnh truyền nhiễm làm cho cơ thể yếu dẫn đến hiện tượng như: khó đẻ, xảy
thai hoặc thai chết lưu.
Lợn mẹ khó đẻ phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ thú y làm xây sát
tử cung tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ.
+ Triệu chứng:
Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng cao, nhiệt độ cơ thể lớn hơn 40
o
C, ăn
uống giảm, lượng sữa giảm, đi tiểu khó, có khi cong lưng rặn. Từ cơ quan
sinh dục ra nhiều chất dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, dịch dính bê bết
xung quanh gốc đuôi.




14
+ Điều trị:
Điều trị cục bộ: tiêm Oxytoxin 4ml/con + 10ml Vime-Iodine.
Điều trị toàn thân: tiêm Clamoxy L.A: 1ml/10kg TT.
Catosal 10%: 1ml/5 - 10kg TT.
Tỷ lệ khỏi bệnh 100%.
* Bệnh phân trắng lợn con
+ Nguyên nhân: do trực khuẩn E.coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột
Enterobacteria gây ra, chúng gồm nhiều chủng với những đặc tính kháng
nguyên khác nhau.
Bệnh thường xảy ra lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm ướt,
độ ẩm môi trường cao. Bệnh phát sinh chủ yếu ở giai đoạn lợn con từ sơ sinh
đến cai sữa.
+ Triệu chứng: lợn con bị bệnh bú kém, ăn kém, lợn ỉa chảy, phân lỏng
màu vàng trắng, trắng xám sau đó màu vàng xanh và có mùi tanh. Phân dính
bê bết xung quanh gốc đuôi. Lợn gầy sút nhanh, ủ rũ lông xù, đi lại không
vững vàng, niêm mạc mắt, miệng, hậu môn nhợt nhạt, phân nát đến loãng
bệnh kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
+ Điều trị:
Hộ lý: vệ sinh chuồng trại thu dọn sạch sẽ phân, giữ sạch nền sàn,
chuồng khô ráo, giữ ấm cho lợn con.
Dùng thuốc:
Norcoli: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, liều 1ml/2 - 3kg TT x 2
lần/ngày.
Hoặc dùng Gentatylo: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, liều 1ml/ 5 - 10 kg
TT, liệu trình 3 - 5 ngày.
Kết hợp B - complex: 1ml/5 – 10kg TT.




15
* Bệnh sưng phù đầu lợn con
+ Nguyên nhân:
Bệnh phù mặt lợn con do các chủng E.coli O
138
O
139
O
141
K
81
K
82
K
85
gây
ra. Các E.coli này có đặc điểm gây dung huyết khi cấy trên thạch máu. Các
chủng E.coli gây bệnh phù đầu sản sinh một chất có hoạt tính sinh học làm
tổn thương thành mạch quản gọi là EDP kém chịu nhiệt, dễ bị kết tủa bởi
Acid hoặc Amonium sulphate, dễ hòa tan trong dung dịch kiềm.
Vi khuẩn E.coli dung huyết gây bệnh phù đầu thường xuyên có mặt
trong đường ruột lợn với một số lượng rất nhỏ. Khi xuất hiện các yếu tố bất
lợi với sức đề kháng cơ thể lợn như cai sữa, thay đổi thời tiết hoặc thức ăn,
quần thể E.coli gây bệnh sẽ phát triển nhanh đến mức tạo ra một lượng lớn
EDP đủ gây tổn thương thành mạch quản dẫn đến phát sinh bệnh này.
Các yếu tố Stress cũng là nguyên nhân gây nên bệnh này.
+Triệu chứng và bệnh tích
Thường xảy ra một cách đột ngột với các triệu chứng ban đầu là bỏ ăn
và rất khát nước, sau đó xuất hiện các triệu chứng thần kinh.

Dấu hiệu thần kinh đặc trưng của bệnh là: lúc đầu không phối hợp được
hoạt động, run rẩy, nằm đạp chân kiểu bơi chèo hoặc chạy quanh, liệt hoặc
nằm úp trên 4 chân. Đa số lợn con sẽ chết trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện
các triệu chứng thần kinh. Kiểm tra kỹ, thấy phù ở mí mắt và xung huyết kết
mạc mắt. Hiện tượng phù tổ chức liên kết có thể lan rộng khắp mặt và có thể
dẫn đến triệu chứng điển hình phù đầu.
Ngoài ra còn thấy khó thở, táo bón hoặc tiêu chảy trước khi xuất hiện
triệu chứng thần kinh. Đa số không thấy thân nhiệt tăng cao.


×