Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của m ột số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.13 KB, 70 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯ
ỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG HẬU


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN NĂM 2014
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông Học
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Thị Nguyên








Thái Nguyên, năm 2015


Lời nói đầu

Để hoàn thành chuyên đề này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa nông học, cảm ơn các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong suốt thời gian thực tập tôi luôn nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình
của cô giáo TS. Dương Thị Nguyên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên của tất cả bạn bè, gia đình và
những người thân đã là điểm dựa tinh thần và vật chất cho tôi trong những
tháng ngày thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho
nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong
được sự góp ý thầy cô giáo và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Sinh viên






DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước 11

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2008 - 2013 11

Bảng 2.3. Sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới năm 2013 12

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2013 18

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở các vùng ngô chính của
Việt Nam năm 2013 19

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013 23

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 33

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và các thời kỳ phát dục của các tổ hợp
ngô lai trong thí nghiệm 36

Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô lai
trong thí nghiệm vụ Xuân 2014 40

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai 44

Bảng 4.5: Tình hình nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các tổ
hợp lai trong thí nghiệm 46

Bảng 4.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp
ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 51


Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp
ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 54



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai 45

Hình 4.2: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm 58



MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích 3

1.3. Yêu cầu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 4

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5


2.2. Nguồn gốc, phân loại thực vật của cây ngô 6

2.2.1. Nguồn gốc 6

2.2.2. Phân loại thực vật của cây ngô 7

2.3. Các phương pháp xác định khả năng kết hợp 8

2.3.1. Khái niệm về khả năng kết hợp 8

2.3.2. Các phương pháp đánh giá khả năng kết hợp 9

2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới 10

2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 10

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới 14

2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 17

2.5.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 17

2.5.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam 20

2.5.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 22

2.5.4. Định hướng nghiên cứu phát triển ngô lai trong thời gian tới 23

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26



3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 26

3.2.1. Địa điểm 26

3.2.2. Thời gian tiến hành thí nghiệm 27

3.3. Nội dung nghiên cứu 27

3.4. Phương pháp nghiên cứu 27

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27

3.4.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 28

3.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 28
3.4.4.
Thu thập số liệu khí tượng………………………… ………………… 32

3.4.5. Phương pháp sử lý số liệu 32

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33


4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân năm 2013 33

4.1.1. Nhiệt độ 33

4.1.2. Ẩm độ 34

4.1.3. Lượng mưa 35

4.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục chính của một số tổ hợp ngô lai
trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 35

4.2.1. Gai đoạn trỗ cờ 37

4.2.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu 37
4.2.3. Giai đoạn chín sinh lý (thụ tinh đến chín)…………… …………………39
4.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp lai trong thí nghiệm 40

4.3.1. Chiều cao cây 40

4.3.2. Chiều cao đóng bắp 41

4.3.3. Số lá trên cây 41

4.3.4. Chỉ số diện tích lá 42

4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 43

4.5. Khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân 2013 45


4.5.1. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai trong thí nghiệm 46

4.5.2. Tỷ lệ đổ gãy của các tổ hợp lai trong thí nghiệm 50



4.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp 51

4.6.1. Trạng thái cây 51

4.6.2. Trạng thái bắp 52

4.6.3. Độ bao bắp 53

4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 53

4.7.1. Số bắp trên cây 54

4.7.2. Chiều dài bắp 55

4.7.3. Đường kính bắp 55

4.7.4. Số hàng trên bắp 55

4.7.5. Số hạt trên hàng 56

4.7.6. Khối lượng 1000 hạt 57

4.7.7. Năng suất thực thu 57


Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1. Kết luận 59

5.1.1. Thời gian sinh trưởng 59

5.1.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ 59

5.1.3. Năng suất 59

5.2. Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CIMMYT

: Trung tâm Cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế
Cs : Cộng sự
CSDTL : Chỉ số diện tích lá
CV % : Hệ số biến động
Đ/C : Đối chứng
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
ÌFPRI : Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
LSD
0,05
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95 %
NSTT : Năng suất thực thu
P
1000
hạt : Khối lượng nghìn hạt
QPM : Ngô chất lượng đạm cao
VD : Ví dụ

1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây quan trọng cung cấp lương
thực cho loài người và là nguồn thức ăn cho gia súc, làm thực phẩm, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp, làm hàng hóa xuất khẩu. Với vai trò làm lương
thực cho người (17% tổng sản lượng) ngô được sử dụng để nuôi sống gần 1/3

dân số thế giới. Trên phạm vi thế giới 21 % sản lượng ngô được sử dụng làm
lương thực cho người như các nước Đông Nam Phi sử dụng 85 % sản lượng
ngô làm lương thực cho người, các nước Tây Trung Phi sử dụng 80 %, các
nước Trung Mỹ và Caribê dùng 61 %, trong đó các nước Trung Mỹ, Nam Á
và châu Phi coi ngô là thức ăn chính. Ngô còn là thành phần quan trọng trong
thức ăn chăn nuôi. Hầu như 70 % chất tinh trong chăn nuôi là tổng hợp từ
ngô, 71 % sản lượng ngô trên thế giới được dùng trong chăn nuôi. Ở các nước
phát triển phần lớn sản lượng ngô được sử dụng trong chăn nuôi: Như Mỹ 76
%, Bồ Đào Nha 91 %, Italia 9 %, Croatia 95 %, Trung Quốc 76 %, Thái Lan
96 %, (Ngô Hữu Tình, 2008) [13]. Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra cồn rượu, bia, tinh bột, bánh
kẹo. Người ta đã sản suất ra khoảng trên 670 loại sản phẩm từ ngô bằng công
nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm (Ngô Hữu
Tình, 1997) [13]. Hiện nay hoạt động sản xuất ethanol từ nguyên liệu ngô
đang phát triển mạnh và Mỹ là nước đứng đầu trong ngành này nó góp phần
làm giảm ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây, khi mà đời sống con người ngày một nâng cao
thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Người ta sử dụng bắp
ngô bao tử làm rau cao cấp, ngô rau (ngô bao tử - baby corn) có giá trị kinh tế
hàng hóa và giá trị dinh dưỡng rất cao so với các loại rau cao cấp khác.
Ngô được đưa vào việt Nam từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình, 1997)
[12], chỉ qua hơn ba thế kỷ cây ngô dã chứng tỏ được ưu thế của mình và trở
thành cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Sản xuất ngô nước ta
mặc dù đã có được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn một số vấn đề
2

đặt ra như năng suất ngô nước ta còn thấp so với trung bình thế giới (khoảng
82 %) và cũng thấp so với năng suất thí nghiệm. Sản lượng ngô cả nước mới
chỉ đáp ứng được 40 - 50 % nhu cầu dùng làm lương thực cho đồng bào miền
núi và làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Những năm gần đây

chúng ta phải nhập 900 - 1100 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi gia
súc (tổng cục chăn nuôi, 2010) [18].
Ngành sản xuất ngô của nước ta nói riêng và thế giới nói chung còn
phải đứng trước các thách thức như khí hậu toàn cầu đang biến đổi một
cách phức tạp, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu
bệnh mới xuất hiện, biện pháp canh tác không phù hợp nên ở nhiều nơi gây
ra tình trạng xói mòn đất. Mặt khác diện đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp nhường chỗ cho các công trình xây dựng, chỉ trong vòng 5 năm 2001 -
2005 gần 370.000 ha đất nông nghiệp đã bị thu hồi, chiếm 3,9 % tổng đất
nông nghiệp đang sử dụng để phục vụ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng,
xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2010) [16]. Vấn đề đặt ra là phải tăng nhanh năng suất cây trồng, góp phần
giữa vững an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững công -
nông nghiệp Việt Nam sánh vai cùng các quốc gia khác trong khu vực và
trên thế giới.
Từ những nhận thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới
nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã
có những chính sách và phương hướng đúng đắn cho công tác nghiên cứu
khoa học, tiếp thu những thành tựu của thế giới với mục đích duy trì diện tích,
đột phá về năng suất và tăng nhanh sản lượng.
Tuy nhiên năng suất ngô ở nước ta vẫn chưa thật sự ổn định ở các vùng
sinh thái, năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở nước
ta cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn
nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên cần xác
định đúng những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt với điều
kiện sinh thái của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sinh
trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất để có những
hướng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện pháp
3


canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi vùng sinh
thái.
Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ngô là cây lương thực chính
chỉ đứng sau cây lúa. Theo thống kê năm 2013, diện tích lúa là 688,8 nghìn
ha, diện tích ngô là 505,8 nghìn ha. Năng suất ngô của vùng Trung du và
miền núi phía Bắc chỉ đạt 37,6 tạ/ha (bằng 68,1% so với trung bình cả nước)
(Tổng cục thống kê, 2014)[14]. Việc mở rộng diện tích được tưới chủ động
cho cây trồng ở vùng núi cao là vấn đề khó khăn vì địa hình canh tác trên nền
đất dốc, nương rẫy và sườn núi, nguồn nước tưới ở xa; nông dân nghèo thiếu
vốn đầu tư; chi phí xây dựng công trình tưới nước lớn hơn nhiều so với vùng
đồng bằng. Như vậy, chủ yếu diện tích ngô trong vùng được trồng ở vùng cao
nhờ nước trời, chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp là có tưới. Vì vậy,
giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là
sử dụng các giống ngô lai chịu hạn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới.
Chính vì những lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Xác định một số tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao,
có khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Thái Nguyên từ đó
làm cơ sở cho việc chọn tạo giống ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
1.3. Yêu cầu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lai
trong điều kiện vụ Xuân năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và chống đổ của các tổ hợp lai.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp
lai trong thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ chọn lọc một số tổ hợp lai có triển vọng để tiếp tục

khảo sát trong các vụ tiếp theo.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước 11

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2008 - 2013 11

Bảng 2.3. Sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới năm 2013 12

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2013 18

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở các vùng ngô chính của
Việt Nam năm 2013 19

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013 23

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 33

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và các thời kỳ phát dục của các tổ hợp
ngô lai trong thí nghiệm 36

Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô lai
trong thí nghiệm vụ Xuân 2014 40

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai 44

Bảng 4.5: Tình hình nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các tổ
hợp lai trong thí nghiệm 46


Bảng 4.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp
ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 51

Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp
ngô lai trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2014 54

5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay, khi sản xuất phát triển, khả năng đầu tư cao thì giống là yếu
tố quyết định đến năng suất cây trồng. Nhưng mỗi giống khác nhau thì khả
năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau. Do vậy để phát
huy được hiệu quả của giống cần phải sử dụng chúng hợp lý, sao cho phù hợp
với điều kiện sinh thái khí hậu, đất đai kinh tế, xã hội của từng vùng.
Chọn giống là một quá trình lâu dài và phức tạp. Một giống cây trồng
mới được đưa vào sản xuất là kết quả của sự lao động miệt mài bền bỉ cùng
kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của các nhà chuyên muôn. Trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng, quá trình chọn tạo
giống cây trồng bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau như: Tạo dòng tự
phối, đánh giá khả năng kết hợp của các dòng tự phối, lai tạo, chọn lọc, Một
trong những khâu quan trọng trong chọn tạo giống ngô là đánh giá sinh
trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo
giống mới thông qua các đặc tính sinh học.
Ngô là cây trồng quang hợp theo chu trình C
4
có tiềm năng cho năng

suất cao, chưa xác định giới hạn, chưa có cây ngũ cốc nào sánh kịp về năng
suất (Trần Hồng Uy, 1997). Có được kết quả trên là do tiến bộ khoa học kỹ
thuật đã được áp dụng trong sản xuất ngô, đặc biệt là việc thay thế giống thụ
phấn tự do bằng giống ngô lai.
Để tăng năng suất cũng như sản lượng đáp ứng nhu cầu trong nước,
trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xét công
nhận được nhiều giống ngô lai mới, các giống này đã phát huy hiệu quả tốt
trên đồng ruộng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát
triển của các vùng sản xuất. Mục đích sản xuất ngô hàng hoá với sản lượng
cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cần phải có những biện
pháp hữu hiệu như đưa ra các giống ngô mới có nhiều ưu thế vào sản xuất
6

thay thế các giống ngô cũ năng suất thấp. Vì vậy cần phải đánh giá một cách
khách quan, kịp thời có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác
nhau nhằm đánh giá tính khác biệt, độ đồng nhất, độ ổn định, khả năng thích
ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng
như chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống mới.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò hết sức quan trọng đối với
việc nâng cao năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, một giống chỉ được coi là
thực sự phát huy hiệu quả khi giống có tiềm năng năng suất cao và thích nghi
với điều kiện sinh thái cụ thể. Do đó muốn phát huy hiệu quả của giống cần
tiến hành nghiên cứu và khảo nghiệm giống ở các vùng điều kiện sinh thái
khác nhau dựa trên đặc điểm nông sinh học và năng suất.
Để xác định được những tổ hợp ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuất đại
trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã tiến hành thực nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số tổ hợp ngô lai trong điều kiện sinh thái của tỉnh.
2.2. Nguồn gốc, phân loại thực vật của cây ngô

2.2.1. Nguồn gốc
Cây ngô là cây trồng lâu đời và gắn liền với lịch sử phát triển của loài
người. Nguồn gốc của cây ngô là chủ đề được được nhiều các nhà khoa học
nghiên cứu. Các nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã
cho rằng Mexico và Peru là trung tâm phát sinh và đa dạng của cây ngô (trong
đó Mexico là trung tâm thứ nhất còn Peru là trung tâm thứ hai). Nhận định
này của Vavilov được nhiều nhà khoa học (Ganinat 1917, Wilkes 1988, Kato
1984, 1988). Đặc biệt là Harsh Berger năm 1893 đã kết luận: Ngô là một loại
cây bắt nguồn từ cây hoang dại ở miền trung Mexico trên độ cao 1500 m của
vùng bán khô hạn có lượng mưa mùa hè khoảng 350 mm. Sau đó ngô được
lan truyền sang các nước khác. Những kết luận này rất nổi tiếng vì đã mô tả
chính xác vùng này của Mexico nơi mà ông chưa bao giờ đặt chân đến, nơi có
các họ hàng hoang dại của cây ngô và nơi cây ngô đang được trồng trọt.
Thực tế cây ngô là cây trồng lâu đời và gắn bó với cuộc sống Trung
Mỹ. Ngô được sang tên như một bậc thần thánh được cúng tế lúc gieo trồng,
7

thậm chí nó được coi như đã sinh ra con người (theo ghi chép của Ngô Hữu
Tình,1995) [14].
2.2.2. Phân loại thực vật của cây ngô
Cây ngô có tên khoa học là Zeo mays - L do nhà thực vật người Thụy
Điển là Linmaeus đặt theo hệ thống tên kép Hy Lạp - La tinh: Zea - từ Hy Lạp
để chỉ cây ngũ cốc, Mays - từ Mahiz là tên gọi cây ngô người bản địa hoặc
cũng có thể Mays là từ Maya đặt tên một bộ lạc da đỏ của vùng Trung Mỹ
xuất xứ của cây ngô Zea thuộc chi May deae, họ hòa thảo (Gramineae).
Hiện nay thế giới đang tồn tại hệ thống phân loại đối với cây ngô.
Theo Wilkes (1967) thì ngô thuộc nhóm Zeo nên có tên khoa học là
Zea mays Liene còn theo Iltisvaf Doebly (1984) nhóm Zea có nhiều loài phụ
nên tên khoa học của cây ngô phải là Zea mays Sub SP Mays. Từ loài phụ Zea
mays dựa vào cấu trúc nội nhũ hạt, ngô được phân thành các loài phụ sau:

- Phân loại theo đặc tính thực vật:
+ Nhóm ngô bọc (Zea mays lunicata Sturt)
+ Nhóm ngô bột (Zea mays amylacea Sturt)
+ Nhóm ngô nổ (Zea mays everta Sturt)
+ Nhóm ngô đường (Zea mays saccharata Sturt)
+ Nhóm ngô răng ngựa (Zea mays indentata Sturt)
+ Nhóm giống ngô tẻ (Zea mays indurata Sturt )
+ Nhóm giống ngô nếp (Zea mays ceratina Kubst)
+ Nhóm giống ngô đường - bột (Zea mays amylae saccharata Sturt)
- Phân loại theo yêu cầu sử dụng:
+ Nhóm ngô dùng làm lương thực (thuộc nhóm ngô tẻ, ngô nếp)
+ Nhóm dùng làm thức ăn gia súc (thường dùng nhóm ngô răng ngựa)
+ Ngô dùng trong công nghiệp (thường sử dụng nhóm ngô răng ngựa)
- Phân loại dựa theo thời gian sinh trưởng:
Ở nước ta, nhiều tác giả đã chia các giống ngô thành ba nhóm theo thời
gian sinh trưởng như sau.
+ Nhóm ngô ngắn ngày (ngô chín sớm) có tổng tích nhiệt hữu hiệu
dưới 2200
0
C, và thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày ở các tỉnh phía Bắc và 85
ngày ở các tỉnh phía Nam.
8

+ Nhóm ngô trung ngày (ngô chín vừa) có tổng tích nhiệt hữu hiệu là
2200 - 2400
0
C, và thời gian sinh trưởng là 90 - 120 ngày ở các tỉnh phía Bắc
và là 80 - 100 ngày ở các tỉnh phía Nam.
+ Nhóm ngô dài ngày (ngô chín muộn) có tổng tích nhiệt hữu hiệu là
trên 2400

0
C, và thời gian sinh trưởng 120 - 180 ngày ở các tỉnh phía Bắc và
dưới 100 - 120 ngày ở các tỉnh phía Nam.
Như vậy cùng một giống ngô nhưng các vùng sinh khí hậu khác nhau
có thể có thời gian sinh trưởng khác nhau.
2.3. Các phương pháp xác định khả năng kết hợp
2.3.1. Khái niệm về khả năng kết hợp
- Khả năng kết hợp: Là khả năng của một dòng hay giống khi lai với
một dòng hay giống khác cho cây lai có ưu thế lai cao hay thấp.
Khả năng kết hợp được biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai
quan sát ở tất cả các cặp lai và độ chênh lệch so với giá trị trung bình của mỗi
cặp lai cụ thể nào đó.
Vì vậy khả năng kết hợp của bất kỳ một dạng bố mẹ nào đó được xác
định qua hai dạng khả năng kết hợp là: Khả năng kết hợp chung và khả năng
kết hợp riêng.
- Khả năng kết hợp chung (General combining ability - GCA): Thể hiện
khả năng của dòng hoặc giống truyền các đặc tính tốt cho phần lớn các tổ hợp
lai, có dòng hoặc giống đó tham gia. Khả năng kết hợp chung của dòng hoặc
giống được đánh giá của dòng, giống đó với nhiều dòng hoặc giống khác.
Dựa vào khả năng kết hợp chung để đánh giá mức ưu thế lai trung bình
của các giống lai có dòng đó tham gia. Khả năng kết hợp chung là đặc tính có
khả năng di truyền. Một dòng hoặc một giống có khả năng kết hợp chung cao
thì có thể truyền đặc tính này cho thế hệ sau của nó. Đây là cơ sở tiến hành
sớm việc đánh giá khả năng kết hợp chung ngay từ thế hệ đầu trong quá trình
tạo các dòng tự phối ngô.
Khả năng kết hợp riêng (Spcific combining ability - SCA): Của một
dòng hoặc giống thể hiện trong tổ hợp lai của dòng hoặc giống đó, với một
dòng hoặc giống khác cho ưu thế lai cao hay thấp. Nó được đánh giá thông
9


qua trị số tính trạng cần đánh giá thu được của các tổ hợp lai đó so với các tổ
hợp lai khác.
Khả năng kết hợp riêng quyết định mức biểu hiện ưu thế lai của từng tổ
hợp lai cụ thể.
2.3.2. Các phương pháp đánh giá khả năng kết hợp
- Phương pháp lai đỉnh (lai với cây thử - top cross).
Thường dùng phương pháp này để đánh giá khả năng kết hợp chung.
Các dòng cần xác định khả năng kết hợp chung gọi là vật liệu thử, các dòng
thử (tester) thường là các giống được xác định từ trước có thể là giống địa
phương hoặc giống lai hoặc dòng, nên dùng 2 - 3 dạng thử. Các vật liệu thử
thường làm mẹ, các dạng thử thường làm bố.
Vật liệu thử và dạng thử phải có thời gian sinh trưởng gần tương đương
nhau, đặc biệt thời gian tung phấn, phun râu phải cùng lúc.
Lai lần lượt các vật liệu thử với các dạng thử, thu được các tổ hợp lai.
Vụ sau đưa các tổ hợp lai đi so sánh.
Phương pháp này đơn giản dễ làm và có tính chính xác cao khi xác
định khả năng kết hợp, vì vây đây là phương pháp áp dụng rộng rãi để đánh
giá khả năng kết hợp.
- Phương pháp lai luân giao
Phương pháp Griffing: Phương pháp phân tích cho biết thành phần biến
động do khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp riêng được quy đổi sang
thành phần biến động do hiệu quả cộng tính, siêu trội và siêu trội các gen
(B.Griffing, 1956).
Griffing đã nêu ra các sơ đồ lai hoàn thiện về lai luân giao và các phân
tích thống kê tương ứng để đánh giá khả năng kết hợp của vật liệu.
Sơ đồ 1: Số tổ hợp lai N = n
2
(n là dòng đem thử). Tất cả các dòng thử
được lai Diallel với nhau theo cả hai hướng lai thuận, lai n và tự phối các
dòng này vừa là cây đem thử vừa là cây thử. Sơ đồ này thường áp dụng cho

các loại cây tự thụ. VD: n = 10 ta có số tổ hợp lai là 100.
Sơ đồ 2: Số tổ hợp lai N = n(n+1)/2 các dòng định thử được lai với
nhau ở mọi tổ hợp theo chiều thuận và tự phối. Trong các dòng đem thử có
10

dòng tiêu chuẩn được sử dụng làm đối chứng để sản xuất giống sau này. VD:
n = 10 ta có số tổ hợp lai là 55.
Sơ đồ 3: Số tổ hợp lai N = n(n - 1) các dòng đem thử được lai với nhau
ở các tổ hợp lai theo chiều thuận và nghịch. Trường hợp này áp dụng khi số
dòng tương đối ít, cho phép đánh giá chính xác hơn các dòng bố mẹ tham gia
trong các cặp lai.VD: n = 6 ta có số tổ hợp lai là 30.
Sơ đồ 4: Số tổ hợp lai N = n(n - 1)/2 các dòng định thử lai với nhau
theo chiều thuận và không tự phối. VD: n = 10 ta có số tổ hợp lai là 45.
Trong nghiên cứu căn cứ vào mục đích và điều kiện cụ thể để chọn sơ
đồ lai cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Với mục đích xác định khả năng
kết hợp của các dòng, người ta thường chọn sơ đồ 4 vì khối lượng công việc ít
nhất. Để nghiên cứu ảnh hưởng các dòng mẹ đối với tổ hợp lai thì sử dụng sơ
đồ 3. Muốn so sánh tổ hợp lai với bố mẹ thì dùng sơ đồ 2. Để nghiên cứu toàn
diện thì dùng sơ đồ 1.
Kết quả đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai luân giao sẽ
giúp các nhà nghiên cứu có được những số liệu của các dòng nghiên cứu.
Phân nhóm ưu thế lai và sử dụng chúng trong chọn tạo giống, chọn ra những
tổ hợp lai tốt phục vụ cho sản xuất, làm cơ sở để chuẩn đoán một số tính trạng
lai đơn, lai kép ở các bước tiếp theo.
2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế
giới ngô đứng thứ hai về diện tích, dẫn đầu về sản lượng, năng suất. Năng
suất kỳ lục trên thế giới đã đạt 22 tấn hạt/ha. Nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu
thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp

kỹ thuật canh tác. Đặc biệt trong những năm trở lại đây cùng với những thành
tựu mới trong chọn tạo giống lai như kết hợp phương pháp truyền thống với


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai 45

Hình 4.2: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm 58

12

Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong những năm gần đây tăng cả
về 3 chỉ tiêu là: Diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô tăng
liên tục từ năm 2008 đến năm 2013, từ 161,0 triệu ha (2008) tăng lên 172,3
triệu ha (2011). Trong vòng 4 năm (từ 2008 - 2012) tốc độ tăng trưởng diện
tích là 4,4 triệu ha/năm, sản lượng là 12,53 triệu tấn/năm, nhưng năng suất
bình quân lại giảm từ 0,58 tạ/ha/năm là do thiên tai và những bất ổn về chính
trị đã làm cho năng suất ngô giảm xuống. Năm 2013 diện tích trồng ngô của
thế giới là 184,2 triệu ha tăng hơn so với năm 2012 là 5,6 triệu ha, năng suất
55,2 tạ/ha tăng so với năm 2012 là 6,4 tạ/ha do nền kinh tế thế giới ổn định,
nhu cầu nguyên liệu sinh học ngày càng tăng, thâm canh tăng vụ và một số
nước tăng diện tích trồng ngô. Theo dự đoán xu thế phát triển ngô trong
những năm tới là diện tích có thể giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị thu
hẹp bởi nhiều nguyên nhân (dân số tăng, công nghiệp hóa mạnh, hiện tượng
sa mạc hóa, nước biển dâng…). Mặt khác, nhu cầu của thị trường ngày càng
lớn do vậy phải tăng năng suất và sản lượng bằng cách tạo ra nhiều giống ngô
có khả năng chịu thâm canh, cho năng suất cao, chống chịu tốt.
Tuy nhiên tình hình sản xuất ngô có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng,

các nước trên thế giới:
Bảng 2.3. Sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới năm 2013

Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ 70,7 73,9 522,6
Trung Quốc 35,3 61,7 217,8
Mêxicô

7,1

3
1
,9

2
2,7

Brazil 15,3 52,6 80,5
Ấn Độ 9,5 24,5 23,3
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Qua bảng 2.3 chúng ta thấy sự phát triển cây ngô ở các nước trên thế
giới có sự khác biệt giữa các nước về diện tích, năng suất và sản lượng. Mỹ có
diện tích lớn nhất 70,7 triệu ha chiếm 38,4 % của toàn thế giới, Trung Quốc
đứng thứ hai về diện tích, nước có diện tích thấp nhất là Mêxico 7,1 triệu ha.

Mỹ cũng là nước đạt năng suất cao nhất 73,9 tạ/ha cao hơn năng suất bình
quân của thế giới 18,7 tạ/ha, đứng thứ hai về năng suất là Trung Quốc đạt
13

61,7 tạ/ha, thấp nhất là Ấn Độ với năng suất là 24,5 tạ/ha. Sản lượng cao nhất
là Mỹ tiếp sau đó là Trung Quốc, nước có sản lượng thấp nhất là Mêxicô chỉ
đạt 22,7 triệu tấn. Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều giữa các
châu lục trên thế giới là do sự khác biệt rất lớn về trình độ khoa học kỹ thuật,
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế chính trị… trong khi ở châu Mỹ có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, trình độ khoa học phát triển cao thì ở châu Phi điều
kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, nền kinh tế ở mức thấp cộng thêm tình
hình chính trị an ninh không bảo đảm đã làm cho sản xuất nông nghiệp ở khu
vực này tụt hậu so với nhiều khu vực trên thế giới.
Các nước phát triển có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình của
thế giới và ngược lại các nước đang phát triển năng suất ngô thấp hơn rất nhiều.
Những quốc gia đi đầu về năng suất ngô như: Isareal 225,6 tạ/ha, Jordan 201,0
tạ/ha, Kuwait 200,0 tạ/ha, New Zealand 108,4 tạ/ha, Mỹ 73,9 tạ/ha Những
nước có diện tích trồng ngô lớn là: Mỹ 70,7 triệu ha, Trung Quốc 35,5 triệu ha,
Brazil 15,3 triệu ha (2013)… (FAOSTAT, 2014) [22]. Các nước này đã đóng
góp rất lớn đối với sản lượng ngô của thế giới, trong đó Mỹ là nước có đóng
góp lớn nhất và luôn là nước dẫn đầu về sản xuất ngô. Theo số liệu của trường
Đại học Tổng hợp Nebraska (2005) lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng lên trong 50
năm qua là 50 % do cải tạo nền di truyền của các giống lai, 50 % do cải thiện
chế độ canh tác. Ngoài ra một trong những lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng cao
là nhờ việc áp dụng ngô chuyển gen vào sản xuất.
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng
có giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông
lớn, thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Hiện nay nhu cầu tiêu
thụ ngô trên thế giới trung bình hàng năm từ 702,5 đến 768,8 triệu tấn. Trong
đó, nước Mỹ tiêu thụ 33,52 % tổng sản lượng ngô tiêu thụ và các nước khác

chiếm 66,48 % (Nguồn: sokhoahoccn.angiang.gov.vn) [16]. Sở dĩ nhu cầu
ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa
tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa
trong những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô được coi là
nguồn nguyên liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng
để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu. Trong bối cảnh giá xăng dầu đang
14

liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn
bao giờ hết. Tại Mỹ, nước sản xuất ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lượng
ngô được dùng để sản xuất ethanol, như vậy chỉ riêng lượng ngô cho chương
trình ethanol của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế
giới.
Hiện nay thị trường ngô thế giới được đánh giá là thị trường tương đối khả
quan. Với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay thì cây ngô sẽ càng khẳng
định được vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới
Cây ngô đã được biết đến qua những nền văn minh của người da đỏ
trên thế giới, hầu hết những loài phụ ngô ngày nay được biết đến như: Ngô đá
rắn, ngô nổ cũng đã được người da đỏ biết đến từ thời cổ đại. Sau khi
Columbus mang ngô về châu Âu, người châu Âu đã nhanh chóng nhận ra giá
trị lương thực của cây ngô. Vào thế kỷ XVI và XVII, người châu Âu đã tiếp
thu cây ngô từ bộ tộc người da đỏ nhưng chưa có cơ sở đi xa hơn so với
những gì mà người da đỏ làm được. Đến thế kỷ thứ XVIII, những phát hiện
khoa học về cây ngô đã dần được hé mở. Vào năm 1716 Cotton Mather, là
người đầu tiên tiến hành thí nghiệm về giới tính ở cây ngô, đã quan sát thấy
được sự thụ phấn chéo ở cây ngô. Tám năm sau công bố của Mather, Paul
Dadly đã đưa ra nhận xét về giới tính của cây ngô và cho rằng gió đã mang
phấn ngô cho quá trình thụ tinh (Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [12]. Năm 1760,
nhà bác học người Nga Koelreiter đã quan sát và mô tả hiện tượng ưu thế lai

qua việc lai giữa Nicotinana tabacum và N. robusa. Năm 1766, Koelreuter lần
đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống của con lai ở cây ngô, khi tiến hành
lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana, Dianthus, Verbascum, Mirabilis và
Datura với nhau (Stuber, 1994) [20]. Đây là cơ sở để Charles Darwin quan sát
thấy hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô vào năm 1871. Việc ứng dụng ưu thế lai
trong tạo giống ngô được nhà nghiên cứu W.J.Beal người Mỹ bắt đầu từ
1876, ông đã thu được các cặp lai hơn hẳn các giống bố mẹ về năng suất từ 10
– 15 %. Sau đó vào năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so
sánh hai dạng ngô tự thụ và giao phối đã đi tới kết luận: “Chiều cao cây ở
15

dạng ngô giao phối cao hơn 19 % và chín sớm hơn 9 % so với dạng ngô tự
phối” (Hallauer và Miranda, 1986) [19].
Tiếp sau đó là G.H.Shull đã áp dụng sự giao phối bắt buộc ở ngô (giao
phối gần hoặc cưỡng bức) để thu được dòng thuần. Năm 1906 ông bắt đầu
tiến hành lai đơn giữa một số dòng. Rõ ràng năng suất và sức sống ở giống lai
tăng lên đáng kể. Cho tới 1909, G.H.Shull công bố các giống lai đơn (single
cross) cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian đó.
Năm 1914, chính Shull đã đưa vào tài liệu khoa học thuật ngữ Heterosis để
chỉ ưu thế lai của các giống lai dị hợp tử (CIMMYT, 1990). Ưu thế lai là hiện
tượng tăng sức sống qua lai đã được chú ý nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học
trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa đưa ra được một thuyết duy
nhất để giải thích hiện tượng này. Để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai
ngày nay trên thế giới đang tồn tại nhiều thuyết khác nhau song các thuyết
Trội (Bruce, 1910; Collins, 1921; Jones, 1917) và thuyết Siêu trội (East, 1912;
Hull, 1945) có lẽ được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học. Năm 1917, D. F.
Jones đã đề xuất sử dụng hạt lai kép trong sản xuất để giảm giá thành hạt
giống, việc áp dụng ưu thế lai vào trồng trọt và chăn nuôi được phát triển
nhanh chóng.
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) được thành

lập năm 1966 tại Mêxicô nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các giống
lúa mỳ và ngô. Từ khi thành lập đến nay, CIMMYT đã xây dựng, cải thiện và
phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các giống thí nghiệm,
cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo
nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô
CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dòng và
giống lai. Trung tâm này đã nghiên cứu đưa ra giải pháp, tạo giống ngô thụ
phấn tự do (OPV) làm bước chuyển tiếp giữa giống địa phương và ngô lai.
Các giống ngô lai ngày càng được trồng rộng rãi và phổ biến, trong đó các
giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao nhất nhưng do quá trình sản xuất hạt giống
cho năng suất thấp nên giá thành hạt giống lai đơn rất cao. Vì vậy, người ta
tiến hành tạo các giống ngô lai 3, lai kép cho năng suất hạt giống cao, giá
thành hạt giống rẻ, ưu thế lai cao (Nguyễn Thế Hùng và cs, 1997) ) [4]. Trong


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích 3

1.3. Yêu cầu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 4

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5


2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5

2.2. Nguồn gốc, phân loại thực vật của cây ngô 6

2.2.1. Nguồn gốc 6

2.2.2. Phân loại thực vật của cây ngô 7

2.3. Các phương pháp xác định khả năng kết hợp 8

2.3.1. Khái niệm về khả năng kết hợp 8

2.3.2. Các phương pháp đánh giá khả năng kết hợp 9

2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới 10

2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới 10

2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới 14

2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 17

2.5.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 17

2.5.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam 20

2.5.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 22

2.5.4. Định hướng nghiên cứu phát triển ngô lai trong thời gian tới 23


Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26

17

được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996, mang lại lợi ích ổn định, đã đóng
góp một sản lượng ngô đáng kể làm lương thực, nhiên liệu sinh học và thức
ăn gia súc ở Mỹ. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã
đạt 35,2 triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha (chiếm hơn 73 % trong
tổng số hơn 37,5 triệu ha ngô của nước này). Trong những năm gần đây, ngô
biến đổi gen có mức tăng đáng kể ở các thị trường truyền thống như: Mỹ,
Canada, Achentina, Nam Phi, Tây Ban Nha, Philippin và Honduras. Ngoài ra
còn thị trường quan trọng khác gồm: Braxin, Mêxico, Ai Cập, Kenia, Nigeria
và một số nước mới quan tâm, phát triển các giống ngô chuyển gen như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Có thể nói rằng cây ngô sẽ là loại cây trồng đầy triển vọng của loài
người trong thế kỷ 21. Hiện nay công tác nghiên cứu và chọn tạo giống ngô
lai trên thế giới vẫn đang được chú ý phát triển để tạo ra những giống ngô
mới có những đặc điểm mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người.
2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và
phát triển, vì vậy cây ngô được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên cả nước.
Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến

khích cây ngô phát triển, thêm nhiều tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng nên sản
xuất ngô đã có những bước tiến đáng kể. Cây ngô đã trở thành cây lương thực
quan trọng thứ hai sau cây lúa, đồng thời là cây màu số một góp phần đáng kể
trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Tình hình sản xuất ngô ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử phát triển
không đồng đều, năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 10
tạ/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha. Đến đầu những năm 1980, năng suất
cũng chỉ đạt 11 tạ/ha và sản lượng hơn 400 nghìn tấn, nguyên nhân là do
trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những
năm 1980 nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta góp
phần tăng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên

×