Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––
BÙI CÔNG ANH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––
BÙI CÔNG ANH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI MỚI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Bùi Công Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận
đƣợc sự giúp đỡ, quan tâm tận tình của cô giáo hƣớng dẫn, sự hợp tác của các
cơ quan, đoàn thể.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Cô giáo hƣớng dẫn: Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, ngƣời tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Quản lý đào tạo Sau
Đại học; Khoa Nông học Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán
bộ Viện nghiên cứu ngô đã cung cấp vật liệu nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Trung tâm PTQĐ thành phố
Lạng Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi đƣợc tham gia học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn.
Cảm ơn các em sinh viên K42 đã hợp tác cùng tôi trong việc thu thập
các số liệu của đề tài.
Cảm ơn gia đình đã làm điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi trong
suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp và bạn bè, những ngƣời luôn
quan tâm, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Bùi Công Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 7
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 9
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 14
1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học ở cây ngô 19
1.4. Kết quả thử nghiệm một số giống ngô lai mới tại Việt Nam 22
1.5. Thách thức, cơ hội và định hƣớng phát triển ngô ở Việt Nam 25
1.5.1. Thách thức đối với ngành sản xuất ngô ở Việt Nam 25
1.5.2. Cơ hội và triển vọng đối với sản xuất ngô ở Việt Nam 26
1.5.3. Định hƣớng phát triển sản xuất ngô của Việt Nam 27
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Vật liệu nghiên cứu 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 30
2.4. Nội dung nghiên cứu 31
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 32
2.5.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 32
2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi 32
2.6. Xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm 37
3.1.1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các tổ hợp ngô thí nghiệm 37
3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm 40
3.1.3. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các giống thí nghiệm 45
3.1.4. Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm 49
3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2013 51
3.1.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô
lai thí nghiệm 53
3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hơp ngô lai thí nghiệm 62
3.2.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hiibner) 63
3.2.2. Sâu cắn râu 64
3.2.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1. Kết luận 66
2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN PHỤ LỤC 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ABA : Axit abscisic
2. AMBIONET : Mạng lƣới công nghệ sinh học cây ngô ở Châu Á
3. B/C : Bắp/cây
4. CD : Chiều dài
5. CIMMYT : Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
6. CSDTL : Chỉ số diện tích lá
7. Đ/C : Đối chứng
8. ĐK : Đƣờng kính
9. DTL : Diện tích lá
10. FAO : Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực Liên Hợp Quốc.
11. H/B : Hàng/bắp
12. H/H : Hạt/hàng
13. IRRI : Viện nghiên cứu chƣơng trình lƣơng thực thế giới
14. LAI : Chỉ số diện tích lá
15. M1000 : Khối lƣợng nghìn hạt
16. NL : Nhắc lại
17. NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
18. NSLT : Năng suất lý thuyết
19. NSTT : Năng suất thực thu
20. OPV : Giống ngô thụ phấn tự do
21. THL : Tổ hợp lai
22. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô trên thế giới năm 1961 - 2013 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc trên thế giới năm 2013 6
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 1990 - 2013 8
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên từ 2000 - 2013 10
Bảng 2.1: Nguồn gốc của các vật liệu thí nghiệm 30
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí
nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2013 37
Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2013 40
Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí
nghiệm trong vụ Xuân và Đông 2013 44
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên 46
Bảng 3.5: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm vụ Đông 2013 tại Thái Nguyên 47
Bảng 3.6: Tốc độ ra lá của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm vụ
Xuân và Đông 2013 49
Bảng 3.7: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp ngô
lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2013 51
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia
thí nghiệm trong vụ Xuân 2013 57
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai tham gia
thí nghiệm trong vụ Đông 2013 59
Bảng 3.10: Năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và
Đông năm 2013 59
Bảng 3.11: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai tham
gia thí nghiệm năm 2013 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân và
Đông 2013 41
Hình 3.2: Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2013 41
Hình 3.3: Năng suất lý thuyết của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2013 60
Hình 3.4: Năng suất thực thu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân
và Đông 2013 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngô (Zea Mays L.) là một trong những cây lƣơng thực quan trọng trên thế
giới. Mặc dù chỉ có 17% tổng sản lƣợng ngô đƣợc sử dụng làm lƣơng thực
nhƣng cây ngô đã nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Đối với các nƣớc nhƣ: Ấn Độ,
Philippin, Mêxico và một số nƣớc ở Châu Phi ngô đƣợc dùng làm lƣơng thực
chính, có tới 90% sản lƣợng ngô của Ấn Độ, 66% của Philippin dùng làm
lƣơng thực cho con ngƣời (Dƣơng Văn Sơn, Lƣơng Văn Hinh, 1997) [21].
Ngô còn là nguồn thức ăn chủ lực cho chăn nuôi, khoảng 70% chất tinh
trong thức ăn tổng hợp của gia súc là ngô (Ngô Hữu Tình, 2003) [33].
Ngoài ra ngô còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao. Các loại
ngô siêu ngọt, ngô nếp, dùng ăn tƣơi hoặc đóng hộp xuất khẩu. Ngô cũng là
nguồn nguyên liệu để sản xuất tinh bột, cồn, bánh kẹo… Đã có khoảng 670
mặt hàng đƣợc sản xuất từ ngô để phục vụ các ngành kinh tế khác nhau.
Chính nhờ vai trò quan trọng đó của cây ngô trong nền kinh tế thế giới,
cho nên sản xuất ngô phát triển rất mạnh. Năm 1980, diện tích trồng ngô
khoảng 121,6 triệu ha với tổng sản lƣợng là 376,9 triệu tấn nhƣng đến năm
2013, diện tích ngô tăng lên đạt 184,2 triệu ha, năng suất đạt 55,2 tạ/ha và sản
lƣợng đạt 1.016,7 triệu tấn (FAO, 2014)[50].
Đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công ƣu thế lai
trong chọn tạo giống. Kết quả này là động lực rất lớn thúc đẩy sản xuất ngô
phát triển trên toàn cầu.
Việt Nam là nơi có điều kiện tự nhiên khí hậu khá phù hợp cho quá
trình sinh trƣởng của cây ngô, chính vì vậy sản xuất ngô phát triển với tốc
độ rất nhanh. Năm 2013, diện tích ngô của cả nƣớc là 1.170,3 nghìn ha,
trong đó ngô lai chiếm trên 95% diện tích. Sản lƣợng ngô năm 2013 đạt
5.190,9 nghìn tấn, năng suất 44,4 tạ/ha (FAO, 2014)[50], so với năm 1990
khi chƣa trồng ngô lai thì sản lƣợng tăng gấp 7,74 lần, năng suất tăng 2,86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
lần. Mặc dù vậy năng suất ngô nƣớc ta vẫn còn thấp, năm 2013 mới chỉ
bằng 80,3% năng suất ngô bình quân trên thế giới và bằng 44,5% so với
năng suất trung bình của Mỹ.
Để
.
Xuất phát nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài:"Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai
mới tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định đƣợc tổ hợp ngô lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt
phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai
năm 2013 tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.
- Đánh giá một số khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
nhƣ: chống chịu sâu, bệnh, chống đổ gãy…
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp ngô
lai thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định đƣợc giống
ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
- Kết quả của đề tài là luận cứ cho nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai
mới phục vụ cho sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lựa chọn đƣợc tổ hợp ngô lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt
với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở chọn giống ngô lai
mới cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Để cải thiện năng suất ngô trong sản xuất, giống có vai trò hết sức quan
trọng. Tuy nhiên, giống chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có tiềm năng năng
suất cao và thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Vì vậy, xác định bộ
giống thích hợp với mỗi vùng sinh thái là rất cần thiết trong chiến lƣợc phát
triển sản xuất ngô hiện nay.
Trong những năm gần đây nhu cầu thị trƣờng về ngô ngày càng lớn đặc
biệt là nhu cầu của ngành chăn nuôi vì vậy vấn đề đặt ra là cần hƣớng tới phát
triển sản xuất ngô theo hƣớng hàng hoá với sản lƣợng cao, quy mô lớn nhằm
phục vụ nhu cầu thị trƣờng. Đối với điều kiện nƣớc ta hiện nay, đặc biệt là ở
các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện sinh thái khác nhau, trình độ canh tác
không đồng đều giữa các vùng, việc tồn tại các giống ngô địa phƣơng năng
suất thấp cũng là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển nông nghiệp nói
chung và cây ngô nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu chọn tạo các giống ngô
mới năng suất cao, chất lƣợng tốt và đặc biệt là khả năng chống chịu với điều
kiện ngoại cảnh bất thuận là thực sự cần thiết.
Thông qua khảo nghiệm so sánh giống, đánh giá các đặc tính sinh học,
đánh giá quá trình sinh trƣởng, phát triển, tiềm năng năng suất, khả năng
chống chịu sâu bệnh, khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, sẽ chọn đƣợc những giống ngô mới thích hợp với từng vùng sinh thái
khác nhau, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngƣời sản xuất.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây trồng phân bố vào loại rộng rãi nhất trên thế giới, trải rộng
hơn 90 vĩ tuyến: Từ dƣới 40
0
N (lục địa châu Úc, nam châu Phi, Chi Lê,…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
lên gần đến 55
0
B (bờ biển Ban Tích, trung lƣu sông Vônga,…). Từ độ cao 1-2
mét đến gần 4.000m so với mặt nƣớc biển (Nguyễn Đức Lƣơng và cs, 2000) [15].
Hiện nay ngô là một trong những cây lƣơng thực quan trọng trong nền
kinh tế toàn cầu, trên thế giới có khoảng 140 nƣớc trồng ngô với tổng diện
tích 184,19 triệu ha, năng suất 55,2 tạ/ha và sản lƣợng đạt 1.016,74 triệu tấn
(FAO, 2014)[50].
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô trên thế giới năm 1961 - 2013
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1961
105,48
19,4
205,00
2004
147,42
49,4
728,07
2005
147,76
48,4
715,81
2006
146,73
47,6
699,28
2007
157,87
49,7
784,81
2008
161,02
51,3
827,50
2009
158,80
51,6
819,70
2010
161,80
52,2
844,40
2011
170,42
51,9
883,50
2012
178,55
48,9
872,79
2013
184,19
55,2
1.016,74
Nguồn: FAO, 2014 [50]
Qua bảng số liệu trên cho thấy sản xuất ngô trên thế giới liên tục phát
triển. Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ chƣa đến 20 tạ/ha
nhƣng đến năm 2013 năng suất ngô trung bình của thế giới đã đạt 55,2 tạ/ha,
tăng 35,8 tạ/ha so với năm 1961.
Kết quả trên có đƣợc trƣớc hết là nhờ ứng dụng ƣu thế lai trong chọn
tạo giống đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
Trong công tác cải tạo giống cây trồng dựa trên cơ sở ƣu thế lai, cây ngô lai
đƣợc ghi nhận là một thành công kỳ diệu của nhân loại.
Nƣớc đi đầu về ứng dụng ƣu thế lai trong chọn tạo giống là Mỹ. Diện
tích trồng ngô lai của Mỹ là 100%, trong đó hơn 90% diện tích là giống ngô
lai đơn (Ngô Hữu Tình và cs, 1993) [29].
Trong giai đoạn hiện nay năng suất ngô ở Mỹ tăng đột biến nhờ ứng dụng
công nghệ sinh học trong sản xuất. Minh-Tang Chang and Peter (2005) [52]
cho biết, ở Mỹ chỉ còn sử dụng 48% giống ngô đƣợc chọn tạo theo công nghệ
truyền thống, 52% bằng công nghệ sinh học, do vậy mà năng suất, sản lƣợng
ngô của Mỹ đạt cao nhất, sau đó đến Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ
Theo số liệu của tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực Liên Hợp Quốc
(FAO), việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân đối
giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng các nƣớc nhập khẩu ngô tăng dần, các
nƣớc xuất khẩu ngô giảm dần. Xuất khẩu ngô đã đem lại nguồn lợi lớn cho
các nƣớc lớn sản xuất ngô nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Argentina, Hungari…
(Ngô Hữu Tình, 2003)[33].
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc trên thế giới năm 2013
Tên nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Mỹ
35,48
99,70
353,70
Trung Quốc
35,28
61,75
217,83
Brazil
15,32
52,58
80,54
Mehicô
7,10
31,94
22,66
Hy Lạp
0,20
115,00
2,19
Israel
0,05
225,56
0,11
Nguồn: FAO, 2014 [50]
Trung Quốc đƣợc xem là cƣờng quốc đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ,
và đứng thứ nhất trong khu vực Châu Á trong lĩnh vực sản xuất ngô lai với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
tốc độ tăng trƣởng ngày càng tăng. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc
gia có diện tích trồng ngô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia
khác trên thế giới. Các nƣớc khác nhƣ Italia, Đức, Hy Lạp, Israel mặc dù
năng suất ngô cao nhƣng sản lƣợng vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô chƣa
đƣợc mở rộng.
Theo dự báo của công ty Monsanto, vào năm 2030 nhu cầu ngô thế giới
tăng 81 % so với năm 2000 (từ 608 triệu tấn lên 1.098 triệu tấn), nhƣng 80 %
nhu cầu ngô tăng (khoảng 266 triệu tấn) tập trung chủ yếu ở các nƣớc đang
phát triển (Bùi Mạnh Cƣờng, 2006) [7].
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Việt Nam không phải là nơi phát sinh ra cây ngô nhƣng ngô vẫn là cây
trồng quan trọng trong hệ thống cây lƣơng thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và
cs, 1997) [31]. Những năm trƣớc đây do chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng phát
triển nên cây ngô chƣa phát huy đƣợc tiềm năng của nó. Năng suất ngô Việt
Nam những năm 1960 đến 1980 chỉ đạt 1,0 đến 1,1 tấn/ha, sản lƣợng 280-400
nghìn tấn. Từ giữa những năm 1980 đến 1990, nhờ sự hợp tác với Trung tâm
Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã
đƣợc đƣa vào trồng ở nƣớc ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha.
Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nƣớc ta thực sự có những bƣớc tiến nhảy vọt
là từ đầu những năm 1990 đến nay.
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử
phát triển ngô lai trên thế giới. Hiện nay nhiều tỉnh có diện tích trồng ngô lai
đạt gần 100% nhƣ Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn
La, Hà Tây (Hà Nội mở rộng ngày nay), Vĩnh Phúc… Ở nƣớc ta, ngô lai đƣợc
đƣa vào sản xuất rất muộn nhƣng nó đã có những bƣớc đi vững chắc, chúng ta
đã tạo ra hàng loạt các giống ngô lai có năng suất cao, chống chịu tốt, phù hợp
với điều kiện khí hậu của từng vùng sinh thái nhƣ: LVN-10, LVN-4, LVN-9,
LVN-25, LVN-17, LVN-12, HQ-2000 (có hàm lƣợng protein cao), LVN-98,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
TSB-3,V98-1, LVN-23 (ngô rau). Một số giống triển vọng nhƣ : LVN-14,
LVN-61, LVN-45, LVN-145…
Qua số liệu tại Bảng 1.4 cho thấy: Năng suất ngô ở Việt Nam năm 1990
chỉ đạt 15,5 tạ/ha, với diện tích 432.000 ha nhƣng đến năm 2013 đã đạt 44,4
tạ/ha trên diện tích 1.170,3 nghìn ha.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 1990 - 2013
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(1000 tấn)
1990
432,0
15,5
671,0
2000
730,2
25,1
2005,9
2005
1052,6
36,0
3787,1
2006
1033,1
37,0
3819,4
2007
1096,1
39,6
4250,9
2008
1440,2
31,8
4573,0
2009
1089,2
40,1
4371,7
2010
1126,4
40,9
4606,8
2011
1121,3
43,1
4835,7
2012
1118,2
43,0
4803,2
2013
1.170,3
44,4
5190,9
Nguồn: (FAO, 2014) [50]
Sự phát triển ngô lai ở Việt Nam đã đƣợc Trung tâm cải tạo giống ngô và
lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và tổ chức Nông lƣơng (FAO) của Liên Hợp
Quốc cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực đánh giá cao. Việt Nam đã đuổi kịp
các nƣớc trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở
giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn và
noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003)[33].
Tuy nhiên hiện nay sản lƣợng ngô của Việt Nam mới đạt 62 % so với
mục tiêu vào năm 2015 và gần 50 % so với mục tiêu vào năm 2020 (Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Ngọc Lý, 2012) [18]. Nguyên nhân sản xuất ngô ở Việt Nam phát triển còn
chậm chƣa tƣơng xứng với điều kiện hiện có vì trên 70% diện tích tập trung ở
đồi núi và cao nguyên phụ thuộc chủ yếu vào nƣớc trời, trong đó 60 % diện
tích ngô trồng trên đất dốc; Thời tiết nhiệt đới của Việt Nam biến động lớn về
nhiệt độ, mƣa, gió bão ảnh hƣởng đến tất cả các vụ trồng ngô, dẫn đến khả
năng kết hạt của ngô kém. Ngày nay biến đổi khí hậu còn làm gia tăng tần
suất hạn, úng, gió bão, lũ lụt, nhiệt độ cao, đây là những biến đổi bất lợi cho
quá trình sinh trƣởng của cây ngô. Dân trí không đồng đều giữa các vùng
trồng ngô, có sự chênh lệch lớn giữa trình độ canh tác và khả năng đầu tƣ
thâm canh ngô của nông dân giữa các vùng miền dẫn đến tổn thất sau thu
hoạch còn lớn.
Vấn đề này đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết cho các cơ quan
nghiên cứu chọn tạo giống. Với mục tiêu là tạo ra các giống ngô có năng suất
cao từ 12 - 13 tấn/ha cho những vùng trồng ngô thuận lợi và 6 - 7 tấn/ha cho
những vùng trồng ngô khó khăn, ổn định năng suất ở các vùng sinh thái, lai
tạo đƣợc các giống ngô lai có khả năng chống chịu tốt đồng thời đáp ứng
đƣợc cả yêu cầu về chất lƣợng, các tổ chức nghiên cứu phát triển ngô ở Việt
Nam đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp mới trong nghiên cứu chọn tạo
giống. Một trong những giải pháp đang đƣợc quan tâm trong giai đoạn hiện
nay là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, đây là vấn đề đang
đƣợc cả hệ thống xã hội quan tâm.
Tháng 8 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp
phép cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen là NK603, MON89034 (Công ty Dekalb)
và Bt11, MIR162 (Syngenta) đƣợc lƣu hành, đây là một cơ hội mới để thúc
đẩy sản xuất ngô phát triển.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc, với
tổng diện tích đất tự nhiên là 3.562,82 km
2
, diện tích đất canh tác nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
chiếm 23% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chƣa sử dụng đều có điều kiện khó
khăn, chủ yếu là đất bạc màu, không thể canh tác lúa, nếu biết vận dụng hợp lý có
thể khai thác để trồng ngô vì cây ngô có khả năng chống chịu tốt hơn.
Diễn biến khí hậu, thời tiết khá phức tạp, điều kiện tƣới tiêu còn nhiều
khó khăn. Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vì vậy sản xuất ngô thƣờng gặp hạn và rét ở
đầu vụ Xuân và cuối vụ Đông.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên từ 2000 - 2013
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản ƣợng
(1000 tấn)
2000
10,7
28,8
30,8
2001
9,7
30,6
29,7
2002
11,6
32,8
30,8
2003
13,4
32,6
43,7
2004
15,9
34,3
54,6
2005
15,9
34,7
55,1
2006
15,3
35,2
53,9
2007
17,8
42,1
74,9
2008
20,6
41,1
84,6
2009
17,4
39,1
68,0
2010
17,9
42,0
75,2
2011
18,6
43,3
80,6
2012
17,9
42,7
76,4
2013
19,0
42,6
81,0
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 [38]
Do nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của cây ngô trong cơ cấu cây
trồng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chính sách khuyến khích phát triển
cây ngô trên toàn quốc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
trong những năm qua, diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô ở Thái Nguyên
tăng nhanh, góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội.
Năm 2000, diện tích trồng ngô của tỉnh Thái Nguyên là 10,7 nghìn ha
với năng suất 28,8 tạ/ha và sản lƣợng đạt 38 nghìn tấn. Năm 2013 diện tích
trồng ngô của tỉnh Thái Nguyên đƣợc mở rộng đạt 19,0 nghìn ha, với năng
suất 42,6 tạ/ha và sản lƣợng đạt 81,0 nghìn tấn.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều khả năng ứng dụng khoa
học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất vì có trình độ dân trí cao, có trƣờng Đại học
Nông Lâm là nơi kết hợp nghiên cứu chọn tạo giống mới. Chính vì vậy nhiều
giống ngô lai năng suất cao đã đƣợc ứng dụng trong sản xuất nhƣ: LVN4,
LVN99, LVN61, CP999, NK4300, NK66, B06
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
Đối với cây ngô những phát hiện khoa học quan trọng chủ yếu tập trung
vào thế kỷ XVIII.
Năm 1716, Cottin Matther là ngƣời đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm về
giới tính của ngô. Ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Massachusettes. Tám năm sau Matther, Paul Dudly đã đƣa ra nhận xét về giới
tính của ngô và cho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn.
Năm 1876, Charles Darwin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao
phối và tự thụ phấn ở nhiều loài khác nhau nhƣ đậu đỗ, ngô. Ông đã công bố
những kết quả nghiên cứu về cây ngô trong tác phẩm “Những tác động của giao
phối và tự phối trong thế giới thực vật” (Ngô Hữu Tình, 1997) [31]. Trong quá
trình tiến hành thí nghiệm, ông đã quan sát thấy sự hơn hẳn của các cây giao
phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy mầm của hạt, số quả
trên cây và cả sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Hiện tƣợng ƣu thế lai ở cây ngô đƣợc các nhà khoa học quan tâm từ rất
sớm trong quá trình nghiên cứu. Năm 1876, Bill đã tiến hành nghiên cứu ƣu
thế lai ở ngô và ông đã thu đƣợc con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 10-15%.
Shull (1904), đã tiến hành tự thụ cƣỡng bức ở ngô để thu đƣợc các dòng
thuần và tạo ra các giống lai từ các dòng thuần này. Năm 1909, Shull đã đƣa
ra ý kiến sản xuất hạt giống ngô lai F1 bằng lai đơn nhằm tạo ra sự đồng đều
cao nhất từ các dòng bố mẹ càng thuần chủng, tạo ƣu thế lai càng mạnh. Năm
1913, nhà khoa học này đã chính thức đƣa ra thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ƣu
thế lai, những công trình nghiên cứu về ngô lai của Shull đã đánh dấu bắt đầu
thực sự của chƣơng trình chọn tạo giống ngô (Hallauer, 1988)[51].
Các kết quả nghiên cứu của Shul đã chứng minh đƣợc ƣu thế của các
giống lai đơn, song sản xuất hạt lai đơn đòi hỏi công nghệ cao và chi phí lớn.
Vì vậy, đầu năm 1917, Jones đã đề xuất sử dụng hạt lai kép trong sản xuất để
giảm giá thành hạt giống, tạo điều kiện cho cây ngô phát triển mạnh ở Mỹ và
các nƣớc có kỹ thuật trồng ngô tiên tiến. Năm 1933, diện tích trồng ngô lai ở
Mỹ chỉ khoảng 1%, thì 10 năm sau đã là 78% và đến năm 1965 gần 100%
diện tích ngô ở vùng vành đai và 95% diện tích ngô toàn nƣớc Mỹ đã trồng
giống ngô lai.
Mặc dù ngô lai đã đƣợc ứng dụng khá phổ biến trong sản xuất của các
nƣớc phát triển, nhƣng ở các nƣớc đang phát triển sản xuất ngô còn phát triển
chậm. Chính vì vậy, năm 1966, Trung tâm cải tiến ngô và lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT) đƣợc thành lập tại Mêxicô. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên
cứu và đào tạo về ngô, lúa mỳ tại các nƣớc đang phát triển. Trung tâm đã đƣa
ra giải pháp là tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV), làm bƣớc chuyển tiếp từ
ngô địa phƣơng sang ngô lai. Hơn 40 năm hoạt động Trung tâm đã góp phần
đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải tiến hàng loạt vốn gen, quần thể
và giống ngô tại 80 quốc gia trên thế giới. Dòng thuần là nguyên liệu đƣợc sử
dụng trong chọn tạo giống ngô lai cũng đƣợc chú trọng. Theo điều tra của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có
nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có nên di truyền hẹp, 14% từ quần thể
của các dòng ƣu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ƣu tú và 17% từ quần thể
hồi giao để tạo dòng (Bauman, 1981)[46].
Cuộc cách mạng về ngô lai đã mang lại thành quả to lớn trong sản xuất,
tuy nhiên để chọn tạo một giống ngô lai, các nhà tạo giống phải tạo ra các
dòng tự phối từ các nguồn nguyên liệu không đồng nhất về mặt di truyền và
phải sau 6-8 đời tự phối mới có thể tạo đƣợc vật liệu cho quá trình đánh giá
khả năng kết hợp, vì vậy để tạo đƣợc một giống ngô lai phải mất khoảng thời
gian rất dài. Để khắc phục một phần nhƣợc điểm trên với sự phát triển của
khoa học và công nghệ, công tác chọn tạo giống cây trồng thế kỷ 21 đƣợc trợ
giúp bởi nhiều kỹ thuật mới, nhiều phƣơng pháp nghiên cứu sinh học hiện đại
ra đời, nhanh chóng trở thành công cụ hữu hiệu để cải tạo năng suất cây trồng.
Hiện nay, nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới bằng kỹ thuật cao đang phát
triển và có nhiều triển vọng trong tƣơng lai nhƣ ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy
bao phấn invitro vào công tác chọn tạo dòng thuần, thụ tinh trong ống nghiệm
để khôi phục nguồn gen trong tự nhiên, sử dụng súng bắn gen và chuyển gen
thông qua vi khuẩn A. tumefaciens, ứng dụng các kỹ thuật RAPD, SSP để
phân tích đa dạng di truyền và phân nhóm ƣu thế lai của giống. Trong đó kỹ
thuật nuôi cấy bao phấn là hƣớng nghiên cứu tạo dòng thuần invitro có nhiều
triển vọng (Trần Thị Thêm, 2006) [25].
Những kỹ thuật mới này tập trung vào hai lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào
và tái tổ hợp ADN. Bằng phƣơng pháp ứng dụng công nghệ gen ngƣời ta có
thể chuyển các gen có lợi sang cây ngô để tạo ra giống ngô nhƣ mong muốn
nhƣ gen chống sâu bệnh, chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn Ví dụ nhƣ loại ngô
Novartis, mang thêm trong cây một gen lấy từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis,
có khả năng sản sinh một độc tố. Độc tố này là một chất sát trùng sinh hóa
học, có tính chất tiêu diệt bƣớm ống (pyrale) là một loại sâu cánh phấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
(lepidoptere) mà ấu trùng phá hại bắp. Lợi ích loại bắp này là tự nó chống lại
sâu bọ, không cần dùng thuốc hóa học. Năm 1997, ngô chuyển gen kháng sâu
đục thân và thuốc trừ cỏ bắt đầu đƣợc trồng ở Mỹ và Canada. Với việc ứng
dụng công nghệ gen công ty MonSanto đã chuyển gen kháng sâu đục thân
thành công ở giống ngô Bt. Các giống ngô Bt đã đem lại hiệu quả to lớn trong
sản xuất và đƣợc phát triển 43 triệu ha trên thế giới (Bùi Mạnh Cƣờng, 2007) [8].
Có thể nói, ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp
cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới của thế kỷ 20. Thế kỷ 21 ngô vẫn
là cây lƣơng thực đầy triển vọng trong chiến lƣợc sản xuất lƣơng thực và thực
phẩm với những tiến bộ khoa học mới đƣợc áp dụng để khai thác hiệu quả
hơn tiềm năng năng suất, vì ngô là cây trồng quang hợp theo kiểu C4, chƣa có
giới hạn về năng suất.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam
Giai đoạn 1955-1970 cũng đã bƣớc đầu điều tra về thành phần loài và
giống địa phƣơng.
Ở Việt Nam công tác nghiên cứu về ngô chậm hơn nhiều nƣớc trên thế
giới vài thập kỷ. Tuy nhiên từ những năm 1955-1970 các nhà khoa học
nghiên cứu về ngô trên cơ sở đánh giá các giống địa phƣơng, đã chọn lọc ra
những giống tốt phục vụ cho sản xuất (Cao Đắc Điểm, 1988)[11].
Chƣơng trình xây dựng quỹ gen cây ngô Việt Nam đã thu thập đƣợc
nhiều quần thể địa phƣơng, song các nhà khoa học nghiên cứu ngô ở Việt
Nam quan tâm chủ yếu đến việc nhập các vật liệu ngô từ các nƣớc, các cơ
quan nghiên cứu quốc tế nhƣ CIMMYT dƣới dạng vốn gen, quần thể, giống
và giống lai vì đây là nguồn nguyên liệu có nhiều ƣu thế về năng suất.
Trong tập đoàn giống của Viện nghiên cứu ngô đang bảo tồn hơn 3000
dòng tự phối từ đời F6 trở lên, 470 mẫu giống thụ phấn tự do, trong đó nguồn
nhập nội là 293, nguồn địa phƣơng là 150 và các quần thể tự tạo theo các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
chƣơng trình chọn tạo giống, số lƣợng các quần thể tự tạo đang đƣợc khai
thác là 27 (Ngô Hữu Tình, 1999)[32].
Vào những năm 1970-1971, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
nghiên cứu tạo giống ngô lai từ các dòng thuần nhập nội của Rumani và
Hungari nhƣng đều thất bại vì dòng thuần có nguồn gốc ôn đới không thích
nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam (Trần Hồng Uy, 1994) [42].
Rút kinh nghiệm từ những thất bại trên, Trung tâm nghiên cứu ngô Sông
Bôi đã có những định hƣớng đúng đắn cho chƣơng trình phát triển ngô lai ở
Việt Nam, đó là muốn có chƣơng trình ngô lai tốt phải dựa trên chƣơng trình
tạo giống thụ phấn tự do tốt và phải có nguồn nguyên liệu nhiệt đới phong
phú và đa dạng.
Từ những định hƣớng trên, từ năm 1990 đến nay, các nghiên cứu phát
triển giống ngô của Việt Nam diễn ra khá sôi động và đạt đƣợc nhiều kết quả
khả quan. Chƣơng trình Ngô quốc gia mà chủ yếu là Viện nghiên cứu ngô,
với sự chủ động trong việc chọn tạo dòng thuần và giống lai song song với
giai đoạn chọn tạo giống thụ phấn tự do nên kịp thời có những giống tốt đƣa
vào sản xuất.
Không chỉ riêng Việt Nam mà cả các nƣớc đang phát triển các dòng
thuần nội còn hạn chế vì vậy việc nhập các dòng ngoại tốt để làm phong phú
nguồn dòng và nhanh chóng tạo ra giống lai tốt phục vụ sản xuất có ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, Ngô Hữu Tình (1985) [28] đã đánh giá khả
năng kết hợp của các dòng ở những vùng sinh thái khác nhau của Ucraina và
chọn đƣợc dòng U15, Co72, A2G có khả năng kết hợp tốt và cho rằng các
dòng mang đặc tính tƣơng phản khi kết hợp với nhau con lai sẽ tập hợp đƣợc
đặc điểm tốt từ cả bố và mẹ.
Trong công tác lai tạo giống ngô, việc đánh giá khả năng kết hợp giữa
các dòng là rất quan trọng. Chính vì vậy, Ngô Hữu Tình và Phan Thị Vân
(2004) [35] đã sử dụng phƣơng pháp lai đỉnh để đánh giá khả năng kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
chung của 8 dòng ngô thuần chịu hạn và chọn đƣợc 2 dòng T6 và T8 có khả
năng kết hợp chung cao để làm vật liệu tạo giống ngô lai.
Qua nghiên cứu, Phan Thị Vân và cs (2004)[44] cho rằng khả năng kết
hợp riêng của các dòng còn phụ thuộc vào các vùng sinh thái. Ở Thái Nguyên
trong điều kiện khó khăn dòng T8 có khả năng kết hợp riêng tốt với dòng T5
hơn T4, nhƣng ở Hà Tây điều khí hậu thuận lợi hơn dòng T8 lại có khả năng
kết hợp riêng với dòng T4 tốt hơn T5. Dòng T8 và T5 là hai dòng thuần đã
đƣợc chọn làm vật liệu tạo giống ngô chịu hạn LVN99.
Trần Hồng Uy và cs, (1994)[41] từ hai dòng thuần nhiệt đới DF1 và DF2
đã tạo ra giống LVN10 năng suất cao (đạt 7-8 tấn/ha), thích nghi với nhiều
vùng sinh thái và nhiều vụ. Kết quả tạo giống LVN10 đã mở ra một giai đoạn
mới trong chọn tạo giống ngô ở Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu chọn tạo giống, các giống ngô lai đã đƣợc thử
nghiệm ngoài sản xuất. Năm 1990, là năm đầu tiên với diện tích ngô lai trồng
thử nghiệm là 5 ha, nhƣng đến năm 1994 diện tích trồng ngô lai của nƣớc ta
đã đạt gần 100 ha, chiếm 20% diện tích trồng ngô. Sở dĩ diện tích trồng ngô
của nƣớc ta tăng nhƣ vậy là do có sự lai tạo thành công giống ngô LVN10,
đây là động lực thúc đẩy diện tích trồng ngô lai của Việt Nam đƣợc mở rộng.
Tuy nhiên LVN10 còn có một số hạn chế nhƣ thời gian sinh trƣởng dài, khó
sản xuất hạt giống nên giá hạt giống cao, vì vậy Trần Hồng Uy và cs
(1996)[43], đã tạo ra giống lai kép LVN12 thuộc nhóm trung ngày, tiềm năng
năng suất 60-90 tạ/ha. LVN12 có ƣu điểm là thời gian sinh trƣởng ngắn hơn
LVN10, dễ sản xuất hạt giống.
Tuy các giống ngô lai mới năng suất cao đƣợc đƣa vào sản xuất để thay
thế các giống ngô thụ phấn tự do nhƣ: TSB2, MSB49, Q2 nhƣng cây ngô
trồng vụ Đông ở miền Bắc nƣớc ta vẫn gặp rất nhiều trở ngại vì các giống
ngô lai thƣờng dài hoặc trung ngày, điều kiện khí hậu ở miền Bắc thƣờng rét
và hạn cuối năm, nếu gieo muộn sau 20/9 khi trỗ ngô không kết hạt dẫn đến