Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV - kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202 tại Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






LÊ THỊ VÂN ANH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BTV- KHÁNG THỂ E.COLI
NHẰM NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CHO GÀ THỊT JAPFA 202 TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo :

Chính quy
Chuyên ngành :


Thú Y
Khoa :

Chăn nuôi Thú Y
Khóa học :

2010 - 2015




Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






LÊ THỊ VÂN ANH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BTV- KHÁNG THỂ E.COLI
NHẰM NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG CHO GÀ THỊT JAPFA 202 TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo :

Chính quy
Chuyên ngành :

Thú Y
Lớp :

K42 - Thú Y
Khoa :

Chăn nuôi Thú Y
Khóa học :

2010 - 2015
Giảng viên hướng dẫn :

PGS.TS Nguyễn Duy Hoan
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm


Thái Nguyên - 2014

i
LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập, rèn luyện kiến thức củng như kỹ năng tại
trường Đại học nông lâm Thái Nguyên cũng như sáu tháng thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sư quan tâm, giúp
đỡ tận tình của cô chú chủ trang trại cũng như các bác, các cô chú, anh chị tại
địa phương.
Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu nhà trường, các phòng ban chức năng, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi –
thú y, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Duy Hoan đã trực
tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời
gian hoàn thành khóa luận này.
Em cũng bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình chú Nguyễn Văn Lộc, anh kỹ
sư trại và toàn thể ủy ban xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em tiến hành thí nghiệm và đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập, nhờ đó mà em đã có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế
trong cuộc sống.
Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, gia đình, cùng toàn thể bạn bè,
luôn có sức khỏe tốt, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng… năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Vân Anh

ii
LỜI NÓI ĐẦU


Với phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình đào tạo của các
trường Đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai
đoạn này chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi
ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa
toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế
sản xuất và củng cố lại những kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai
các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời
tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo, để sau khi ra trường trở
thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ những mục tiêu trên, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - thú y và của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Duy Hoan trên cơ sở sự tiếp nhận của trại gia cầm chú Nguyễn Văn
Lộc Xã Bá Xuyên thị xã Sông Công, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt
nghiệp: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV- Kháng thể E.coli nhằm nâng
cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202
tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bản khóa luận này
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận
được sự đóng góp quý báu của thầy cô, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận
của tôi hoàn thiện hơn.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà thịt 12

Bảng 1.2 Công tác phục vụ sản xuất 15
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 36
Bảng 2.2: Thành phần, giá trị dinh dưỡng của thức ăn 37
Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 41
Bảng 2.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (n = 3) 42
Bảng 2.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (n = 3) 44
Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) (n = 3) 46
Bảng 2.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 48
Bảng 2.8: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) 49
Bảng 2.9. Kết quả mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi (n = 3 cho mỗi tính biệt) 50
Bảng 2.10: Tỷ lệ mắc một số bệnh đường tiêu hóa của gà thí nghiệm 51
Bảng 2.11: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp cho 1 kg khối lượng gà xuất
bán 53













iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 43


Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm: 45

Hình 2.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 47
























i
LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập, rèn luyện kiến thức củng như kỹ năng tại
trường Đại học nông lâm Thái Nguyên cũng như sáu tháng thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sư quan tâm, giúp
đỡ tận tình của cô chú chủ trang trại cũng như các bác, các cô chú, anh chị tại
địa phương.
Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu nhà trường, các phòng ban chức năng, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi –
thú y, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Duy Hoan đã trực
tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời
gian hoàn thành khóa luận này.
Em cũng bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình chú Nguyễn Văn Lộc, anh kỹ
sư trại và toàn thể ủy ban xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em tiến hành thí nghiệm và đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập, nhờ đó mà em đã có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế
trong cuộc sống.
Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, gia đình, cùng toàn thể bạn bè,
luôn có sức khỏe tốt, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng… năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Vân Anh

vi
MỤC LỤC


PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1 Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3
1.1.4. Một số thông tin về cơ sở thực tập 6
1.2. Đánh giá chung 8
1.2.1. Thuận lợi 8
1.2.2. Khó khăn 8
1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành và kết quả phục vụ sản xuất 9
1.3.1. Nội dung phục vụ sản xuất 9
1.3.2. Phương pháp tiến hành 10
1.3.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10
1.4 Kết luận, tồn tại và đề nghị 16
1.4.1. Kết luận 16
1.4.2. Tồn tại 16
1.4.3. Đề nghị 17
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 18
2.1. Đặt vấn đề 18
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 18
2.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 19
2.2 Tổng quan tài liệu 19
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 31
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 35

vii
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 35
2.3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành 35
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 35

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 41
2.4.2. Khả năng sinh trưởngcủa gà thí nghiệm 42
2.4.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm 47
2.4.4. Chỉ số sản xuất (PI) 49
2.4.5. Kết quả mổ khảo sát 50
2.4.6. Khả năng phòng bệnh đường tiêu hoá của chế phẩm 51
2.4.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế. 53
PHẦN 3: KẾT LUẬN,TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 55
3.1. Kết luận 55
3.2. Tồn tại 55
3.3. Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
I. Tài liệu trong nước 56
II.Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 58
III. Tài liệu nước ngoài 58
IV. Tài liệu khác 58


1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1
Điều tra cơ bản

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bá Xuyên thuộc Thị xã Sông Công nằm cách trung tâm thị xã 2 km

về phía Tây Bắc, tổng diện tích là 9,55 km
2
, dân số trung bình là 3903 người,
mật độ dân số là 409 người/km
2
, ranh giới giữa các xã được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông: giáp xã Tân Quang và phường Bách Quang
- Phía Tây: giáp xã Bình Sơn
- Phía Nam: giáp phường Lương Châu
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Xã Bá Xuyên nằm ở phía Tây Bắc của Thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên nằm trong khu vực trung du miền núi phía bắc Việt Nam, nên chịu
ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông, khí hậu lạnh,
khô hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Dao động
nhiệt độ và độ ẩm bình quân các mùa trong năm tương đối cao, thể hiện rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 đến
36
0
C, độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa biến động từ 120,6 đến 283,9 mm/tháng
nhưng tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8. Nhìn chung, khí hậu vào mùa mưa
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, có những ngày nóng ẩm thất
thường nên cần chú ý đến phòng chống dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia
cầm, gây thiệt hại cho sản xuất.

2
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu
thường lạnh và khô hanh, nhiệt độ giảm đáng kể. Nhiệt độ trung bình dao động từ
13,7

0
C đến 24,8
0
C (có những ngày xuống dưới 10
0
C), ẩm độ thấp, biến động nhiệt
giữa ngày và đêm rất lớn. Ngoài ra trong mùa đông còn chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc, giá rét và sương muối kéo dài từ 6 - 10 ngày gây ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh của cây trồng và vật nuôi.
1.1.1.3. Điều kiện về đất đai
Tổng diện tích toàn xã là 9,55 km
2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm 736,16 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 177,63 ha nên xác định một
trong những thế mạnh chính của xã là sản xuất nông - lâm nghiệp, kinh tế
trang trại.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế
Xã Bá Xuyên có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng
hoạt động: Nông - Công nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan hệ hữu
cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn là
chủ yếu chiếm 80%, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng nhau phát
triển đồng đều. Do đó xã luôn chú trọng phát triển các mô hình khuyến nông,
áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Cùng với việc nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Bá Xuyên còn thực
hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Xã xác định giao thông nông
thôn là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội, phục vụ dân sinh, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Đến
nay, toàn xã đã bê tông hóa được hơn 30 km đường giao thông nông thôn.
Chăn nuôi với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, hiện nay trên địa bàn xã

có khoảng 13 trang trại gà nuôi với hình thức gia công cho các công ty chăn
nuôi như CP, Japfa, RTD hoặc nuôi tư nhân.

3
1.1.2.2. Tình hình xã hội
Xã Bá Xuyên có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống: Kinh, Sán, Dìu,
Tày….do đó có sự đa dạng về tập quán canh tác lẫn đời sống văn hóa xã hội.
- Dân số tại thời điểm năm 2013 là 3903 người với trên 1000 hộ, trong
đó 80% là sản xuất nông nghiệp. Do trình độ của nhân dân còn hạn chế, xã lại
nằm gần trung tâm thị xã nên vấn đề xã hội rất phức tạp,
- Ngay từ khi được Thị xã Sông Công chọn làm xã điểm về xây dựng
nông thôn mới, xã Bá Xuyên đã xác định mục tiêu là tập trung phát triển kinh tế
nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Sau 3 năm thực hiện, nhìn chung mức
sống của người dân ngày càng được nâng cao, công tác thương binh xã hội, đền
ơn đáp nghĩa luôn được cấp Đảng ủy, chính quyền quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo đến
nay đã giảm xuống còn 8% (giảm được 3% hộ nghèo so với năm 2011).
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của xã tiếp tục nâng cao, cơ sở vật chất
được đầu tư ngày một khang trang hơn, triển khai thực hiện tốt các cuộc vận
động do phòng Giáo dục phát động. Tổ chức các phong trào thi đua “ Dạy tốt,
học tốt ’’, thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực học tập”.
- Công tác kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các chương trình y tế quốc
gia được thực hiện theo kế hoạch, cơ sở y tế trên địa bàn tiếp tục được đầu tư
xây dựng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cùng với đội ngũ thầy thuốc có
trình độ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
biện pháp phòng trừ dịch bệnh được kịp thời, công tác kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm được thực hiện đúng quy định.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Về ngành trồng trọt

- Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của
nhân dân. Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của
xã là cây lúa với diện tích trồng khá lớn (233 ha). Để nâng cao hiệu quả sản

4
xuất, xã đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm) đưa các giống lúa mới có
năng suất cao vào sản xuất. Ngoài ra còn có một số cây khác được trồng khá
nhiều như: lạc, đỗ, ngô và một số cây rau màu khác được trồng xen giữa các
vụ lúa nhưng chủ yếu là trồng vào mùa đông.
- Với diện tích đất trồng chè khá lớn, cây chè được các hộ quan tâm chú
trọng, đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Toàn xã hiện có 91,6 ha
chè, trong đó chè kinh doanh có 86,6 ha.
- Ngoài ra trên địa bàn xã đã triển khai trồng mới được 38 ha keo lai
theo dự án 661.
- Để cây trồng đạt năng suất cao người dân đã biết áp dụng các biện
pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống
mới có năng suất cao nhờ đó đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực
cho người dân.
1.1.3.2.Về ngành chăn nuôi
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi
cũng không ngừng phát triển. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho
trồng trọt, đồng thời cung cấp thực phẩm và là nguồn thu nhập kinh tế chủ
yếu cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở xã chủ yếu là tự cung tự cấp, sản phẩm
hàng hoá đưa ra ở thị trường còn ít. Trong những năm gần đây người dân đã
biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, từ các hộ sản xuất quy mô nhỏ người dân đã
mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị
hiện đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn nuôi từng bước được
nâng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ cụ thể như sau:
+ Chăn nuôi trâu bò

Tổng đàn trâu bò của xã có là 854 con. Hình thức chăn nuôi trâu bò là
tận dụng các bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt. Việc dự

5
trữ các loại thức ăn cho trâu bò vào vụ đông được bà con quan tâm như: việc
trồng cỏ, trồng ngô, rơm, rạ phơi khô dự trữ đầy đủ cho trâu bò. Tuy nhiên
về mùa đông trâu bò hay mắc các bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác do
công tác tiêm phòng chưa triệt để, nhiều hộ gia đình vẫn chưa hưởng ứng
công tác tiêm phòng.
Đặc biệt năm 2011 trên địa bàn xã đã bùng phát dịch lở mồm long
móng đã gây thiệt hại lớn cho đàn gia súc. Theo số liệu thống kê toàn xã có
32 con trâu, 4 con bò và 19 con lợn chết và phải tiêu hủy do dịch bệnh.
+ Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn năm 2013 là 3320 con. Hầu hết các hộ dân đều chăn
nuôi lợn, nhưng số lượng nuôi còn ít. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn
chủ yếu là tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như: lúa, ngô,
khoai, sắn, Tuy nhiên, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn
nuôi, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như: Sử dụng
các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi,
tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Công tác giống lợn đã được quan tâm, nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn
nái Móng Cái hay nái F
1
(Móng cái x Landrace) hoặc nái ngoại thuần để chủ
động con giống và cung cấp một phần sản phẩm ra thị trường.
Công tác vệ sinh thú y còn hạn chế, việc tiêm phòng hàng năm chưa
triệt để nên bệnh vẫn xẩy ra gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời ảnh
hưởng đến sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường.
+ Chăn nuôi gia cầm
Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã khá phát triển, chủ yếu

là chăn nuôi gà, vịt theo phương thức chăn nuôi tự nhiên và bán chăn thả. Bên
cạnh đó có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại
nuôi tư hay nuôi gia công với quy mô từ 3.000 - 9.000 gà thịt/lứa, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa năng suất lên cao.

6
Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi đã có một số
gia đình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, mua
các con giống mới có năng suất cao về nuôi như: gà Tam Hoàng, gà Lương
Phượng, gà Sasso, AA, Ross 508, đối với các hộ nuôi tư nhân, hay nuôi gia
công cho các công ty như: CP707, Japfa 202, RTD Kết quả đã đem lại thu
nhập khá cao cho các hộ chăn nuôi.
* Công tác thú y
Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó
quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Ngoài ra, nó còn
ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của
người dân. Vì vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành, địa
phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như:
+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
+ Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn.
+ Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
+ Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo.
Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của
việc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vắc xin tiêm chủng
cho gà như: Vắc xin Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, Đậu, IB, Song vẫn
còn một số hộ chăn nuôi chưa ý thức được công tác phòng bệnh cho vật nuôi,
đó cũng là điều đáng lo ngại vì đó là điểm cư trú và phát tán mầm bệnh gây
tác hại cho đàn gia cầm trên địa bàn xã.
1.1.4. Một số thông tin về cơ sở thực tập
Trại gà gia đình ông Nguyễn Văn Lộc được thành lập vào năm 2012

tại xóm Xứ Đào, xã Bá Xuyên, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên nằm trên
tuyến đường tỉnh lộ 252 cách trung tâm thị xã 3km về phía Tây Bắc.


7
* Đất đai
Trại có diện tích 3ha trong đó:
- Diện tích trại là 800 m
2
.
- Diện tích nơi chứa cám, dụng cụ trang thiết bị của trại, máy phát điện
là 300 m
2.
.
- Diện tích đất trồng trọt là 5000 m
2
.
- Diện tích ao nuôi cá là 2000 m
2
.
- Ngoài ra còn lại là các loại đất chưa sử dụng và sử dụng vào các mục
đích khác nhau.
* Ngành trồng trọt
Tận dụng những khoảng đất trống để trồng hoa màu, cây ăn quả, cỏ voi
dự trữ mùa đông cho gia súc, đặc biệt gia đình có diện tích trồng chè khá lớn.
* Ngành chăn nuôi
Cuối năm 2011 trại đã được xây dựng và đi vào sản xuất gà thịt đầu
năm 2012.
Từ năm 2012 đến nay trại chăn nuôi chuyên giống gà Japfa 202 do
công ty Japfa cung cấp, với quy mô từ 8000 - 9000 gà

Trại luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh nên không sảy ra những dịch bệnh
nghiêm trọng như H
5
N
1
, Newcastle,
* Công tác thú y:
Công tác thú y hết sức được quan tâm. Với phương châm "phòng bệnh hơn
chữa bệnh", trại đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y đồng thời công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng.
Hệ thống chuồng nuôi được đảm bảo thông thoáng về mùa hè, ấm áp về
mùa đông. Mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt và dàn mát, mùa đông có
hệ thống chắn gió Trại có hàng rào chắn xây bao xung quanh đảm bảo ngăn

ii
LỜI NÓI ĐẦU

Với phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình đào tạo của các
trường Đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai
đoạn này chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi
ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa
toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế
sản xuất và củng cố lại những kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó nâng
cao trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai
các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời
tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo, để sau khi ra trường trở
thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ những mục tiêu trên, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu

nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - thú y và của thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Duy Hoan trên cơ sở sự tiếp nhận của trại gia cầm chú Nguyễn Văn
Lộc Xã Bá Xuyên thị xã Sông Công, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt
nghiệp: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm BTV- Kháng thể E.coli nhằm nâng
cao sức đề kháng và cải thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt Japfa 202
tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức
chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bản khóa luận này
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận
được sự đóng góp quý báu của thầy cô, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận
của tôi hoàn thiện hơn.

9
1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành và kết quả phục vụ sản xuất
1.3.1. Nội dung phục vụ sản xuất
1.3.1.1. Công tác phục vụ sản xuất
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà
trường, khoa cũng như giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đưa ra một số nội
dung trong thời gian thực tập tại cơ sở như sau:
* Công tác chăn nuôi
- Công tác chuẩn bị chuồng nuôi gà: Rửa sạch chuồng trại, phun vôi,
phun phoocmon khử trùng.
- Công tác chọn giống: Tham gia chọn lọc gà giống các loại.
- Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng:
+ Tính toán lượng thức ăn gà ăn hàng ngày
+ Chăm sóc toàn bộ gà của trại
* Công tác thú y:
Công tác thú y tại cơ sở trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra công
việc phải thực hiện như sau:
- Ra vào trại đúng nội quy quy định.

- Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại và xung quanh chuồng trại.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng, sử dụng vaccine.
- Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho vật nuôi.
- Tiến hành loại thải, cách ly những con nghi mắc bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm.
1.3.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu sử dụng
chế phẩm BTV-kháng thể E.coli nhằm nâng cao sức đề kháng và cải
thiện khả năng sinh trưởng cho gà thịt japfa 202 tại thị xã Sông Công
tỉnh Thái Nguyên’’

10
1.3.2. Phương pháp tiến hành
Theo yêu cầu của nội dung thực tập tốt nghiệp, trong thời gian thực tập
tại cơ sở bản thân đề ra một số biện pháp thực hiện như sau:
- Tìm hiểu kỹ tình hình sản xuất chăn nuôi ở cơ sở thực tập và khu
vực vành đai.
- Tham gia tích cực công tác tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho
gia cầm.
- Tham gia công tác chuyển giao con giống và kỹ thuật cho các hộ sản xuất.
- Luôn luôn chấp hành, tham gia các hoạt động của cơ sở, tiếp thu ý kiến
của cán bộ lãnh đạo, của thầy giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp xúc với
thực tế để nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành hơn nữa.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà bản thân tôi đã được
học và tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất.
- Tiến hành thí nghiệm sử dụng chế phẩm BTV- Kháng thể Ecoli bổ
sung vào nước uống nhằm theo dõi mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và nâng cao sức đề kháng của gà thịt Japfa 202.
1.3.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong quá trình thực tập tại trại gà ông Nguyễn Văn Lộc, được sự giúp

đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và cán bộ, công nhân viên của trại, kết
hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã lĩnh hội được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong thực tiễn sản xuất và đã đạt được một số kết quả sau:
* Công tác chọn giống
Công tác chọn giống là một phần hết sức quan trọng quyết định đến
hiệu quả chăn nuôi.
- Phân loại gà con mới nở ra: Gà con mới nở ra phải chọn phân loại loại
I, loại II, loại III. Gà loại I là những con nhanh nhẹn khoẻ mạnh, mắt sáng
lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ và đảm bảo khối
lượng quy định đối với từng loại giống.

11
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của gà và tuỳ từng loại gà mà ta áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chúng tôi tiến
hành cho gà con vào quây úm và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà
phải sạch và pha đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 - 3h mới cho gà
ăn bằng khay.
Giai đoạn đầu nhiệt độ trong quây là 33 - 35
0
C. Sau 1 tuần tuổi nhiệt độ
cần thiết là trên 30
0
C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh lò sưởi đảm bảo nhiệt độ thích
hợp theo quy định. Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh
theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.
1.3.3.1. Công tác thú y
* Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố
quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do vậy,
trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại
thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi
rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, máng ăn, máng uống. Trước khi vào
chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng,
đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao động và phòng bệnh cho gia cầm.
Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm
bảo an toàn trước dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vaccine không pha thuốc
kháng sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12 h, pha vaccine vào lọ dùng để
nhỏ trực tiếp mắt. Tính toán liều vaccine phải đủ để mỗi con nhận được một
liều. Dụng cụ pha và nhỏ vaccine không có thuốc sát trùng hoặc xà phòng,
nhiệt độ đảm bảo từ 20 - 25
0
C.

12
Chúng tôi sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà theo lịch như sau:
Bảng 1.1. Lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà thịt
Ngày tuổi Loại vaccine Phương pháp dùng
8 Newcastle lần 1

Nhỏ mắt 1 giọt
14 Gumboro Cho uống
21 Newcastle lần 2 Cho uống

* Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại trại chúng tôi luôn
theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng điều
trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

* Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà)
- Nguyên nhân: Bệnh do vi sinh vật gây ra. Các yếu tố tác động gây nên
bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết, dinh dưỡng kém, chuồng trại không đảm
bảo vệ sinh (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh
ở gà.
- Triệu chứng: Gà mắc bệnh có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, thở
khò khè, phải há mồm ra để thở, xoã cánh, gà hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ
rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng.
- Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có
chấm đỏ, phổi nhợt nhạt. Khi ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách
sưng, ruột xuất huyết.
- Điều trị:
+ Anti- CRD: Liều 2g/lít nước uống, dùng liên tục trong vòng 3-5 ngày.
Tất cả các loại bệnh khi điều trị cần kết hợp với các loại thuốc nhằm tăng sức
đề kháng như: Bcomplex (1g/3lít nước), vitamin C, đường Glucose.
+ Bệnh CRD thường ghép với bệnh E.coli, do đó khi điều trị bệnh
chúng tôi sử dụng Bio- enrafloxacin 10%, liều lượng 1ml/2lít nước uống dùng
trong 3 - 5 ngày.

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà thịt 12
Bảng 1.2 Công tác phục vụ sản xuất 15
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 36
Bảng 2.2: Thành phần, giá trị dinh dưỡng của thức ăn 37
Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 41
Bảng 2.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (n = 3) 42
Bảng 2.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (n = 3) 44

Bảng 2.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) (n = 3) 46
Bảng 2.7: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 48
Bảng 2.8: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) 49
Bảng 2.9. Kết quả mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi (n = 3 cho mỗi tính biệt) 50
Bảng 2.10: Tỷ lệ mắc một số bệnh đường tiêu hóa của gà thí nghiệm 51
Bảng 2.11: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp cho 1 kg khối lượng gà xuất
bán 53













14
* Bệnh báng nước
- Nguyên nhân:
+ Bệnh báng nước xảy ra quanh năm nhưng về mùa đông tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn.
+ Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu là do chăm sóc, quản lý kém, đặc
biệt trong giai đoạn úm, không đủ nhịêt, kém thông thoáng, thiếu oxy và hàm
lượng khí độc (H
2
S, NH

3,
CO
2
…) cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh.
- Triệu chứng:
+ Gà mắc bệnh từ rất sớm nhưng biểu hiện bệnh rõ vào giai đoạn 5 - 25
ngày tuổi, đôi khi trước khi xuất thịt mới phát hiện ra bệnh, gà kém ăn, chậm
chạp, sệ bụng do tích nước trong xoang bụng.
+ Thông thường gà chỉ chết do bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh như bệnh
cầu trùng, bệnh E.coli, bệnh CRD, …
+ Những trường hợp phát hiện được bệnh thì nên loại thải ngay vì gà
bệnh khả năng tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn cao, hơn nữa gà bệnh sẽ dễ
mắc các bệnh truyền nhiễm khác làm lây lan sang toàn đàn.
Điều trị:
+ Hiện không có thuốc điều trị chỉ có thể phòng bênh bằngVệ sinh
phòng bệnh tốt, chuẩn bị chuồng úm phải sạch sẽ, thoáng khí, tốt nhất nên
thắp đèn 6 - 8 giờ trước khi đưa gà vào úm. Phun thuốc sát trùng định kỳ
+ Nên có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
+ Đặc biệt về mùa đông để đảm bảo nhiệt độ úm nên tăng nhiệt độ
bằng cách thêm bóng đèn hoặc tăng thêm nguồn nhiệt chứ không được đậy
kín lồng úm.
+ Cho gà ăn theo bữa, hạn chế khẩu phần ăn 10 - 20%, đặc biệt về mùa
đông, bởi vì nếu ăn nhiều sẽ cần 1 lượng oxy lớn để tiêu hao năng lượng,
trong khi đó những gà đang mắc bệnh này lại đang thiếu oxy.

15
1.3.3.2. Tham gia các công việc khác
Trong thời gian thực tập, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thí
nghiệm, bản thân tôi còn tham gia vào một số công việc khác như:
+ Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh.

+ Tham gia chọn lọc và loại thải đàn gà không đạt tiêu chuẩn.
+ Tham gia công tác tư vấn kỹ thuật chăn nuôi như hướng dẫn kỹ thuật
chăn nuôi cho các hộ gia đình ,từ khâu xây dựng chuồng trại đến khâu vệ sinh
phòng bệnh cũng như kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng khi nuôi gia cầm, gia súc.
1.3.3.3. Kết quả công tác phục vụ sản suất
Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại Trại gà Ông Nguyễn Văn Lộc chúng
tôi đã tham gia và hoàn thành dược một số công tác phục vụ sản xuất đã đề ra.
Kết quả của công tác này được thể hiện tổng quát qua bảng sau:
Bảng 1.2 Công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc Đơn vị Số lượng
Kết quả (An toàn, Khỏi)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1. Chăm sóc nuôi dưỡng An toàn
Úm gà con Con 8700 8460 97,2
Chăm sóc gà thịt Con 8460 7980 94,3
2. Phòng bệnh bằng vaccine

An toàn
Nhỏ Newcatle Con 8590 8590 100,00
Gumboro Con 8580 8580 100,00
Newcastle lần 2 Con 8560 8560 100,00
3. Điều trị bệnh

Khỏi
Bệnh cầu trùng Con 430 400 93,02
Bệnh bạch lỵ gà con Con 300 282 94,00
CRD Con 520 500 96,15
4. Công tác khác


An toàn
Sát trùng chuồng trại m
2

800 800 100,00


16
1.4 Kết luận, tồn tại và đề nghị
1.4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại gà, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo
trại, cán bộ phụ trách và thầy giáo hướng dẫn, cùng với chính quyền địa
phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi bước đầu tiếp xúc với thực tiễn sản
xuất. Qua đó tôi đã vận dụng được những kiến thức đã học ở trường để củng
cố thêm kiến thức và rèn luyện thêm chuyên môn của mình.
Qua đợt thực tập này tôi thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, điều
quan trọng nhất là tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ
thực tiễn sản xuất như:
+ Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý.
+ Biết cách dùng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
+ Biết chẩn đoán một số bệnh thông thường và biện pháp điều trị.
+ Tay nghề thực tế được nâng lên rõ rệt.
Trong thời gian thực tập được tiếp xúc với thực tế sản xuất đã giúp
tôi khẳng định được tư tưởng vững vàng, rèn luyện tác phong làm việc, trau
dồi, củng cố và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, giúp tôi yêu
ngành yêu nghề, say mê với công việc và không ngừng cố gắng học hỏi để
làm tốt hơn khi ra thực tế sản xuất. Tôi thấy rằng việc đi thực tập là một
việc rất cần thiết đối với bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước
khi tốt nghiệp ra trường.
1.4.2. Tồn tại

Trong thời gian thực tập với kết quả thu được, tôi thấy mình còn một
số tồn tại sau:
+ Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho
nên kết quả thu được chưa cao.

×