Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.06 KB, 15 trang )

Đề tài: Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.
MỤC LỤC
GVHD: PHẠM ĐÌNH TỊNH Trang 1
Đề tài: Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.

LỜI MỞ ĐẦU
Dự kiến, đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 100 triệu người,
nghĩa là cuộc sống của 20 triệu người nữa cần được đảm bảo. Dân số quá đông đòi hỏi rất
nhiều lương thực, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Muốn đẩy mạnh việc sản xuất
lương thực đòi hỏi phải có nhiều ruộng đất. Muốn có nhiều ruộng đất thì phải khai khẩn
thêm. Việc khai hoang bừa bãi sẽ khiến một số nơi bị sa mạc hóa và đất trồng bị xói mòn,
việc tưới tiêu không thích hợp sẽ khiến cho đất trồng bị chua mặn, việc sử dụng thuốc trừ
sâu và phân hóa học không chỉ khiến cho nông sản mà cả môi trường chung cũng bị ô
nhiễm. Tốc độ tăng dân số cũng kéo theo sự gia tăng về nước thải, rác công nghiệp. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho các đô thị xuất hiện ngày càng nhiều, nhà
máy, xí nghiệp mọc lên khắp nơi mà chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải, không
gian xanh ngày càng bị thu hẹp, còn khói bụi và rác thì thải vô tội vạ vào môi trường mà
không có những biện pháp xử lý thích hợp. Tất cả những điều đó trở thành một sức ép rất
lớn đối với môi trường, khiến cho môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm.
Anhxtanh từng phát biểu trong thuyết tương đối: “Không có cái gì trên Trái Đất
này tự nhiên sinh ra, cũng như sẽ tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang
dạng khác”. Và môi trường cũng thế, khi con người, mà ở đây chính là chủ các Doanh
nghiệp sản xuất có những tác động tiêu cực tới nó thì nó cũng bắt đầu gây ra những tác hại
ảnh hưởng tới đời sống con người. Thiên tai lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, xảy ra
thất thường và với cường độ ngày càng nhiều. Dịch bệnh, sự gia tăng nhiệt độ, hiện tượng
băng tan, hiệu ứng nhà kính, khói bụi, khí độc. Tất cả những điều đó đang đe dọa mạng
sống của con người và ảnh hưởng năng suất lao động.
Từ những phân tích trên, nhóm đã nghiên cứu đề tài “ Đạo đức kinh doanh đối với
môi trường tự nhiên” với mong muốn nêu rõ thực trạng của môi trường hiện nay nhằm
gióng lên một hồi chuông cảnh báo để con người có những biện pháp ngăn chặn những hậu
quả xấu của môi trường bị ô nhiễm và đồng thời đề ra những phương pháp làm giảm thiểu


GVHD: PHẠM ĐÌNH TỊNH Trang 2
Đề tài: Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.
tối đa sự tác động của con người tới môi trường, nhằm khôi phục lại một môi trường xanh,
sạch, đẹp.
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1 ĐẠO ĐỨC KINH DOANH LÀ GÌ?
Định nghĩa hiện nay: “Đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ con người
tự giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và tự
nhiên.
Kinh doanh được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là: “Kinh
doanh là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ đến dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lời”.
Tóm lại: “Đạo đức kinh doanh là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự
thành bại của mỗi Doanh nghiệp. Đó là hệ thống các giá trị, chẩn mực, phương pháp tư
duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong Doanh nghiệp, nó thể hiện
ở cách Doanh nghiệp ứng xử với khách hàng, với môi trường, với xã hội- cộng đồng và
cách ứng xử của chính các thành viên trong Doanh nghiệp với nhau”.
1.2.......................
LÍ DO VÌ SAO KINH DOANH CẦN PHẢI CÓ ĐẠO ĐỨC ?
Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ được lưu truyền trong giới
Doanh nghiệp ở các nước: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách,
gieo tư cách gặt số phận”. Điều này hàm ý: Sự tồn vong của Doanh nghiệp không chỉ
đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong
cách kinh doanh của các Doanh nghiệp. Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của
Doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Đạo đức
kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố trong việc phát triển Doanh
nghiệp. Hoạt động kinh doanh tạo ra lời, lỗ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi công dân và
an sinh xã hội, Sản xuất về mặt xã hội ngày nay cũng nảy sinh vấn đề: ô nhiễm môi trường
vì loài người ngày càng đông, đô thị hóa, trong khi nhà máy ngày càng dùng nhiều hóa chất

để làm các hàng hóa tinh xảo... Ngoài ra còn nạn khai thác cạn kiệt tài nguyên như nạn phá
rừng, đánh bắt cá bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái, nạn hủy hoại tầng ôzôn, hiện tượng
GVHD: PHẠM ĐÌNH TỊNH Trang 3
Đề tài: Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.
nhà kính đe dọa khí hậu toàn cầu. Vì vậy, cần đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế
ngày nay.
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương
nhiên là kéo theo tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra khá nhanh. Nếu như năm 1990, cả nước có
khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, thì nay đã tăng lên 650 đô thị. Trong quá trình phát triển, nhất
là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải
nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng chủ yếu do các hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt
động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động
của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp,
thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải
công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu
ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn
photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các
con sông, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá
trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải,
không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương) gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các
thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới
300.000 - 400.000 m3/ngày nhưng chỉ 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải, chỉ số
BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt
quá quy định cho phép. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng không chỉ nước sông
mà cả nước biển cũng bị ô nhiễm trầm trọng, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều
đỏ ở tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm

chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở các vùng này. Một số vùng ven bờ bị đục hoá,
lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến du lịch, giảm khả năng quang hợp của một số
GVHD: PHẠM ĐÌNH TỊNH Trang 4
Đề tài: Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.
sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển ven bờ có biểu
hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật.
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ
gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy
cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Hiện nay đất cũng đang dần bị thu hẹp nhất là diện tích đất rừng và đây là hiện
trạng đất của nước ta hiện nay: Hơn 50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất
đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu
ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25 độ gần 12,4 triệu ha.
Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất nông nghiệp theo
đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095
ha. Hiệu quả dùng đất ngày càng thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp.
Về ô nhiễm không khí, chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, đã thải vào không
khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2
triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn HCOOH. Chính vì thế, tại nhiều khu
vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nếu tất cả 74
khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải
rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700
tấn chất thải độc hại... Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000
tấn/ngày; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG :
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm hiện
nay, ông Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường cho biết, đó là
do các loại hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại, nông
nghiệp, giao thông gây ra. Cụ thể, đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là do sản

xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện… ; hoạt động nông nghiệp
sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ; hoạt động dịch vụ thương mại là buôn bán
tại các chợ.
GVHD: PHẠM ĐÌNH TỊNH Trang 5
Đề tài: Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.
Do nước thải: Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm
không tốt cộng với các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các nhà máy hoặc thuốc bảo vệ
thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng
sông, làm cho chất lượng nước suy giảm mạnh. Nước thải sinh hoạt không được xử lý mà
quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố
nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người.
Chất thải rắn: Nguồn chất thải rắn có rất nhiều: chất thải rắn công nghiệp, chất
thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng
xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không
giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác
thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa
các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại. Những chất thải rắn này bị vứt
bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước
ngầm. Nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất
và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng
của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
Khói khí thải: Các nhà máy, khu công nghiệp thải nhiều hợp chất độc hại và bụi
mịn (chiếm 70%). Các chất khí độc hại trong không khí như oxit lưu huỳnh,CO
2
, các hợp
chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói
bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Bụi mịn cũng gây hại nặng nề
và ảnh hưởng tới nguồn nước.
Do nông dược và phân hóa học: Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông

nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là
con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất.
Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi
sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại
sinh ra tính kháng thuốc.

GVHD: PHẠM ĐÌNH TỊNH Trang 6

×