ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ MINH HẠNH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI F1
(TRỐNG ÁC X MÁI H’MÔNG)
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ
Thái Nguyên, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của Ts. Nguyễn Thị Thuý
Mỵ, Viện Khoa học sự sống, cơ sở chăn nuôi, bạn bè đồng nghiệp về các số
liệu và kết quả nghiên cứu. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung
thực, mọi trích dẫn chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 201
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thuý
Mỵ - Phó trưởng khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Cô
đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô, cán bộ kĩ thuật tại phòng phân tích, Viện Khoa học sự sống, gia đình
ông Chung Văn Đạt ở xóm Vuờn Thông – xã Động Đạt - huyện Phú Luơng -
tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệm
của đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 201
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Hạnh
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú
Lương 3
1.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên 3
1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Lương 5
1.1.2.3. Thực trạng chăn nuôi gia cầm của huyện Phú Lương 8
1.2. Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi 9
1.2.1 Thức ăn hỗn hợp 10
1.2.3. Nguyên liệu cho sản xuất thức ăn hỗn hợp 15
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phối trộn
ở trong nước và trên thế giới 19
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phối
trộn trên thế giới 19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, tự phối
trộn ở Việt Nam 20
1.3.3. Tình hình sử dụng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay
21
1.4 Vài nét về giống gà H’Mông và giống gà Ác 24
1.4.1 Giống gà H’Mông 24
1.4.2 Giống gà Ác 25
1.4.3. Gà lai F1 của gà Ác và gà H’Mông 25
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 27
iv
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27
2.3.2. Thức ăn cho gà thí nghiệm 28
2.3.2.1. Kết quả phân tích nguyên liệu địa phương 28
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 31
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 36
3.2 Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 38
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy 38
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 41
3.2.3.Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 44
3.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 47
3.3.1 Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 47
3.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 48
3.3.3. Tiêu tốn protein và năng lượng cho 1 kg tăng khối lượng 50
3.4. Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm 53
3.4.1 Năng suất thịt 53
3.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình 60
3.5.1. Chỉ số PI 60
3.5.2. Chỉ số kinh tế 61
3.5.3. Hạch toán kinh tế cho mô hình 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1.Kết luận 64
2. Đề nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
♂
: Đực
♀
: Cái
CP
: Protein thô
Đ
: Việt Nam đồng
HQSDTĂ
: Hiệu quả sử dụng thức ăn
KL
: Khối lượng
ME
: Năng lượng trao đổi
NL
: Nguyên liệu
NXB
: Nhà xuất bản
TĂ
: Thức ăn
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TTTĂ
: Tiêu tốn thức ăn
VPQTN
: Viêm phế quản truyền nhiễm
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, chăn nuôi tại huyện Phú Lương 6
Bảng 2.1: Kết quả phân tích nguyên liệu 29
Bảng 2.2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà thí nghiệm 30
Bảng 2.3:Lịch dùng vac-xin cho gà thí nghiệm 31
Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (n = 3 đàn) 36
Bảng 3.2: Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (n = 3 đàn) 39
Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (n = 3 đàn) 42
Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (n =3 đàn) 45
Bảng 3.5: Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 47
Bảng 3.6 Tiêu tốn thức ăn cộng dồn/1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm49
Bảng 3.7: Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm 51
Bảng 3.8: Tiêu tốn năng lượng cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm 52
Bảng 3.9: Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm 85 ngày tuổi 60
Bảng 3.10 Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (PI) 61
Bảng 3.11. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 61
Bảng 3.12 Sơ bộ hạch toán kinh tế cho 1kg gà hơi (đồng) 62
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 41
Hình 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 43
Hình 3.3: Sinh trưởng tương đối 46
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta gặp rất nhiều khó khăn
như dịch bệnh, thức ăn chăn nuôi tăng giá không ngừng mà đầu ra sản phẩm
bấp bênh, rớt giá…người chăn nuôi liên tục lỗ. Trong chăn nuôi, thức ăn
chiếm hơn 70% chi phí sản xuất ra sản phẩm. Các loại thức ăn hỗn hợp bán
sẵn trên thị trường hiện nay có chất lượng tốt, nhưng giá thành đắt, ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu tại địa
phương rất phong phú, giá rẻ.
Việc tự sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu sẵn
có để chủ động được lượng cám cho trang trại mình, không còn phải phụ
thuộc vào các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thị trường là một hướng
đi hiệu quả giúp cho người chăn nuôi có thể duy trì và phát triển trong điều
kiện chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Phú Lươnglà huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có lợi thế đường giao
thông nối với các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Bắc
Giang Diện tích đồi rừng rộng, dân cư thưa, môi trường sạch, dịch bệnh ít,
thuận cho việc chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương
thức chăn thả tự do hoặc bán chăn thả. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng khoá
XI về phát triển Nông lâm – Ngư nghiệp và thực hiện đề án “ Quy hoạch phát
triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng tới năm 2030”, huyện Phú Lương
không ngừng đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao
vào phát triển sản xuất
Mặt khác, tổng diện đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 12.450,05 ha
chiếm 40,82% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa cả năm
2013 là 6.904 ha, sản lượng là 35.981 tấn, trên 1.000 ha ngô, gần 90 ha đậu
tương (Chi cục thống kê huyện Phú Lương, 2013) [3]. Đây là nguồn nguyên
liệu quý cho chăn nuôi tại địa phương.
2
Để đóng góp cơ sở khoa học cho việc đánh giá một cách có hệ thống các
nguồn nguyên liệu địa phương trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thả
vườn nói riêng nhằm tận dụng được nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí sản xuất,
tăng thu nhập cho người chăn nuôi, kích thích sản xuất nông nghiệp, tạo công
ăn việc làm, thu nhập cho người nông dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn địa phương đến sức
sản xuất thịt của gà lai F1 (trống Ác x mái H’Mông)”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn địa phương đến khả năng sản xuất của
gà lai F1 (♂Ác x ♀H’Mông).
- Cung cấp thông tin kỹ thuật giúp người chăn nuôi lựa chọn phương
thức nuôi phù hợp để phát triển sản xuất.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, từ đó làm cơ sở để nhân rộng mô hình,
đưa vào phát triển sản xuất tại địa phương.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú
Lương
1.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
1.1.1.1. Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung
du và miền núi Bắc bộ, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với
các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Tổng diện tích đất là 3.562,82 km², trong đó đất đã sử dụng là 246.513
ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha
(chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm
nghiệp (www.thainguyen.gov.vn, 2010)[ 30].
1.1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 90.517 ha. Tổng sản
lượng lương thực có hạt đạt 445.500 tấn. Trong đó:
+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm 72.576 ha, năng suất bình
quân 50,98 tạ/ha; sản lượng 370.020 tấn. Diện tích đất lúa của tỉnh ổn định
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 39.000 ha. Đầu tư cơ sở hạ tầng
và áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ đảm bảo diện tích gieo trồng
lúa đến năm 2020 là 69.000 ha, định hướng đến năm 2030 là 70.000 ha có
thuỷ lợi hoàn chỉnh. Năng suất lúa năm 2015 dự kiến 53 tạ/ha; năm 2020 đạt
4
56 tạ/ha và định hướng đến năm 2030 đạt 62 tạ/ha. Sản lượng: dự kiến đến
năm 2020 là 386.400 tấn; năm 2030 đạt 434.000 tấn.
+ Diện tích để trồng lúa bố trí chủ yếu theo 2 hướng: Sản xuất lúa thâm
canh năng suất cao và sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao.
Vùng lúa hàng hoá chất lượng cao tập trung chủ yếu: Dự kiến năm 2015
là 4.500 ha và năm 2020 là 6.000 ha diện tích lúa có điều kiện tưới tiêu, hoàn
chỉnh hệ thống nội đồng để trồng lúa chất lượng cao (tập trung ở TP Thái
Nguyên; TX Sông Công; Phú Lương; Đồng Hỷ; Đại Từ; Phú Bình; Phổ Yên)
nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho
người dân sống ở các khu đô thị, khu công nghiệp. Áp dụng những biện pháp
thâm canh tiên tiến để đảm bảo năng suất và chất lượng của các giống lúa.
Vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất cao: năm 2015 có diện tích là
11.500 ha và năm 2020 là 14.500 ha lúa năng suất cao. Tập trung chủ yếu ở
huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ.
+ Cây ngô: Là cây trọng điểm trong chương trình phát triển cây trồng vụ
đông của tỉnh để góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất tăng thu nhập/1 ha đất
canh tác. Bố trí diện tích trồng ngô cả năm đến năm 2015, năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 ổn định ở 20.000 ha, diện tích ngô lai chiếm 95% diện
tích gieo trồng. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 17.941 ha, năng suất bình
quân 42,07 tạ/ha; sản lượng đạt 75.480 tấn. Cơ cấu giống ngô lai chiếm trên
98% diện tích gieo trồng;
+ Đậu tương: Diện tích 1.418 ha, sản lượng 2.153 tấn. Toàn tỉnh đẩy
mạnh phát triển đậu tương, nhất là tận dụng trên đất 2 vụ lúa. Cần đẩy mạnh
việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đưa giống mới vào thâm canh
tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ
của nhân dân và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức
ăn gia súc, chế biến thực phẩm trong giai đoạn tới. Dự kiến đến năm 2020 là
4.800 ha; năm 2030 là 7.500 ha.
5
+ Lạc: Diện tích 4.284 ha, sản lượng 6.684 tấn. Tăng diện tích lạc hè thu, lạc
đông, trong đó vụ lạc đông chủ yếu mở rộng trên đất 2 lúa được tưới tiêu chủ động.
Dự kiến diện tích lạc đến năm 2020 là 7.000 ha; năm 2030 là 9.000 ha.
+ Khoai lang: Diện tích 6.252 ha, sản lượng 39.568 tấn;
+ Sắn: Diện tích 3.7841 ha, sản lượng 55.752 tấn;
- Chăn nuôi
+ Tổng đàn trâu, bò là 104.943 con, trong đó: Trâu 70.578 con; bò
34.765 con.
+ Tổng đàn lợn là 544.822 con.
+ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt: 82.322 tấn trong đó: Trâu
3.133 tấn, bò 2.027 tấn, lợn 63.342 tấn, gia cầm 13.820 tấn (UBND tỉnh Thái
Nguyên, 2011) [40].
1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Lương
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương
- Vị trí địa lý:
Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km theo quốc lộ 3,
với vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Nam giáp Thành phố Thái
Nguyên; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ và phía Tây giáp huyện Đại Từ.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 36.894,65 ha với 16 đơn vị hành chính,
bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 14 xã. Thị trấn Đu là trung tâm
huyện lỵ.
Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà
Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn – Cao Bằng Đây là điều kiện thuận lợi để Phú
Lương phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa.
6
Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức
tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 ÷ 400m, độ dốc lớn, phần lớn
diện tích có độ dốc trên 20
o
. Các xã phía Nam huyện có địa hình bằng phẳng
hơn, độ dốc thường dưới 15
o
, tương đối thuận tiện cho phát triển chăn nuôi
gia súc, gia cầm (UBND huyện Phú Lương, 2013) [39].
1.1.2.2. Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi:
Trước khi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi đã điều tra và
đánh giá sơ bộ về thực trạng sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú
Lương, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, chăn nuôi tại huyện Phú Lương
Stt
Diện tích đất
Đơ vị
tính
Diện tích
Sản
lượng
1
Đất tự nhiên
ha
36.894,65
2
Đất nông nghiệp
ha
30.503,30
3
Đất sản xuất nông nghiệp
ha
12.450,05
4
Đất lâm nghiệp
ha
17.223,86
5
Đất nuôi trồng thủy sản
ha
829,39
6
Đất trồng lúa
ha
4.077,09
7
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
ha
49,52
8
Diện tích gieo trồng lúa
Tấn
6.904
35.981
9
Diện tích trồng ngô
Tấn
1000
5.500
10
Diện tích trồng đỗ tương
Tấn
90
80
11
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt
Tấn
41.560
12
Tổng đàn gia cầm
Con
867.04
13
Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng
Con
2.705
14
Sản lượng trứng các loại/ năm
Quả
10,5 triệu
( Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp & PTNT cung cấp)
7
Kết quả điều tra cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp của huyện Phú
Lương rất lớn nhưng hiện nay mới sử dụng được khoảng 50%. Tổng sản
lượng lương thực cây có hạt ước đạt 41.560 tấn. Trong đó: sản lượng thóc
ước đạt 35.981 tấn, sản lượng ngô ước đạt 5.579 tấn, đỗ tương 80 tấn.
Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2013 là 6.904 ha, sản lượng là 35.981
tấn, Diện tích đất lúa là đồng bãi chăn thả vịt, tận dụng lượng lúa rơi vãi sau
khi thu hoạch, đem lại thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi thủy cầm; đồng
thời, với sản lượng lúa gần 36 nghìn tấn qua xay xát có thể thu được cám là
nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc hoặc sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi
(lợn, gà) làm giảm được giá thành sản phẩm chăn nuôi. Mặt khác, đồng ruộng
trồng lúa cũng cung cấp nguồn rơm sử dụng làm thức ăn thô cho trâu bò; song
hiện tại lượng rơm sử dụng làm thức ăn thô cho trâu bò còn ít so chủ yếu sử
dụng rơm vụ Mùa, còn phần lớn người nông dân để lại rơm tại đồng ruộng.
Khi Phú Lương phát triển mạnh đàn trâu, đàn bò, cần khuyến cáo nông dân
nên tận dụng rơm phơi khô dự trữ và ủ urê để làm thức ăn, đây là nguồn cung
cấp thức ăn thô rất quan trọng trong mùa đông.
Ngoài ra, hàng năm có trên 1.000 ha ngô, gần 90 ha đậu tương,… có
thể sử dụng phụ phẩm như thân cây ngô, rơm rạ, … làm thức ăn xanh cho
chăn nuôi trâu bò. Đặc biệt, hiện nay ở nhiều hộ nông dân đã tận dụng
trồng cỏ xen trong vườn cây lâu năm để giải quyết một phần thức ăn thô
xanh cho đàn trâu, bò.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trang trại và gia trại chăn nuôi nói
chung và gia cầm nói riêng vẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi hỗn hợp dạng
viên bán sẵn, chỉ có một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng nguyên liệu địa
phương vào chăn nuôi.
8
1.1.2.3. Thực trạng chăn nuôi gia cầm của huyện Phú Lương
* Diễn biến đàn gia cầm, sản lượng thịt:
Tổng đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân tăng
12,21%/năm giai đoạn 2005 - 2013. Về sản lượng thịt tăng trưởng cao hơn so
với quy mô tăng tổng đàn trong cùng thời kỳ. Đó là nhờ việc tăng cường đầu
tư thâm canh chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn.
Tổng đàn gia cầm của huyện năm 2005 là 253 nghìn con, đến 1/10/2013
là 867,04 nghìn con, giai đoạn 2005 - 2013 đạt tốc độ tăng trưởng
22,36%/năm (Chi cục thống kê huyện Phú Lương, 2013)[3].
Năng suất, sản lượng: Hiện nay nuôi gà quay vòng nhanh 3 - 4 lứa/năm, sản
lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng năm 2013 là 2.705 tấn, trứng các loại: 10,5
triệu quả.
* Phân bố đàn gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm hiện nay phân bố hầu hết các xã và chiếm vị trí quan
trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi huyện: Phấn Mễ là xã có
tổng đàn gia cầm lớn nhất ( 494,94 nghìn con), tiếp đến là Cổ Lũng và ít nhất
là TT. Giang Tiên.
* Quy mô, phương thức chăn nuôi
- Năm 2013 chăn nuôi gia cầm trong nông hộ, chiếm 85,48% tổng đàn
và chiếm 51,15% tổng sản lượng thịt của huyện.
- Chăn nuôi theo phương thức trang trại chiếm 6,52% tổng đàn và chiếm
35,88% tổng sản lượng thịt.
- Chăn nuôi theo phương thức gia trại chiếm 8,0% tổng đàn và chiếm
12,97% tổng sản lượng thịt (UBND huyện Phú Lương, 2014) [39].
* Công tác thú y và tình hình dịch bệnh
Do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và ý thức của người chăn nuôi còn hạn chế,
nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được coi trọng,
9
công tác tiêm phòng chưa triệt để, dịch bệnh xảy ra nhiều và chí phí thuốc thú
y cao dẫn đến thu nhập từ chăn nuôi còn khá khiêm tốn.
1.2. Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi
Theo Pond (dẫn theo Lê Đức Ngoan, 2005)[20]: “chất dinh dưỡng là
một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự sinh trưởng,
sinh sản, cho sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói chung. Thức
ăn là một vật liệu có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng.
Wohlbien định nghĩa rằng tất cả những gì mà con gia súc ăn vào hoặc
có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất thì
gọi là thức ăn gia súc. Một định nghĩa khác cũng được sự chấp nhận của
nhiều người đó là “Thức ăn là những sản phẩm của thực vật , động vật,
khoáng vật và các chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp
thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm” (Lê Đức Ngoan,
2005)[20].
Dựa trên nguồn gốc, thức ăn chăn nuôi được phận loại như sau:
- Thức ăn xanh
- Thức ăn thô khô
- Thức ăn ủ xanh
- Thức ăn giàu năng lượng
- Thức ăn giàu protein
- Thức ăn bổ sung khoáng
- Thức ăn bổ sung vitamin
- Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng (chất tạo màu, mùi, chất chống
oxy hóa, chất chống mốc, thuốc phòng bệnh, kháng sinh, chất kích thích
sinh trưởng.
10
Mỗi loại thức ăn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu dinh dưỡng của
vật nuôi. Do đó khi sử dụng cần phối hợp nhiều loại thức ăn có nguồn gốc
khác nhau để đảm bảo khẩu phần cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.
1.2.1 Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp (TĂHH) là loại thức ăn được phối hợp từ nhiều loại
nguyên liệu thức ăn khác nhau đã qua chế biến nhằm đạt được tối ưu về dinh
dưỡng, giá thành, khẩu vị và tiêu hóa hấp thu của vật nuôi (Từ Quang Hiển,
2012)[4].
Mỗi loại thức ăn hỗn hợp đã được phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu
khác nhau, bao gốm các nguyên liệu giàu năng lượng (bột ngô, cám mỳ, cám
gạo, dầu đậu tương), các nguyên liệu giàu protein (khô dầu đậu tương, bột
cá), các nguyên liệu bổ sung axit amin, khoáng, vitamin, enzym, chính nhờ có
sự phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu này mà thức ăn hỗn hợp có đầy đủ các
chất dinh dưỡng theo yêu cẩu của vật nuôi và giá thành thấp.
1.2.1.1. Ưu điểm của thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp đáp ứng được yêu cầu dinh dương của vật nuôi. Nếu
chỉ sử dụng đơn độc một loại thức ăn thì sẽ thừa hoặc thiếu năng lượng so với
yêu cầu năng lượng, protein trong thức ăn của vật nuôi, nhưng nếu chọn để
phối hợp 3 – 4 loại thức ăn trên thì sẽ có thể đáp ứng đúng yêu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi.
Thức ăn hỗn hợp tận dụng được các nguyên liệu thức ăn có giá trị dinh
dưỡng thấp, rẻ tiền dẫn đến giảm giá thành thức ăn.
Thức ăn hỗn hợp đã được xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng do đó hầu hết
các loại nấm, vi khuẩn, virus thông thường, các loại ký sinh trùng đã bị tiêu
diệt, do đó vật nuôi giảm mắc các bệnh lây truyền qua đường thức ăn.
11
Nguyên liệu thức ăn được nghiền nhỏ, xử lý nhiệt, viên thức ăn có kích
cỡ, độ cứng phù hợp với sinh lý tiêu hóa của vật nuôi nên làm tăng khả năng
ăn và tỷ lệ tiêu hóa hấp thu thức ăn của vật nuôi.
Thức ăn hỗn hợp được bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng đa, vi lượng, axit
amin, sắc tố, do đó nâng cao năng suát chăn nuôi và chất lượng sản phẩm.
1.2.1.2. Phân loại thức ăn hỗn hợp
Căn cứ vào dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp, người ta chia thành các
loại sau:
- Thức ăn hỗn hợp tinh
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
Căn cứ vào hình dáng, cấu trúc vật lý của thức ăn, người ta chia thành
các loại sau:
- Thức ăn hỗn hợp dạng bột
- Thức ăn hỗn hợp viên
- Thức ăn hỗn hợp dạng mảnh
- Thức ăn hỗn hợp dạng đặc biệt (sử dụng trong chăn nuôi thủy sản).
* Ưu điểm của thức ăn hỗn hợp dạng viên
Lợn được ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên tăng trọng cao hơn 4 – 7%,
giảm tiêu tốn thức ăn 5 – 8%, còn gà thì tăng trọng cao hơn 2 – 6%, giảm tiêu
tốn thức ăn 8 – 10% so với được ăn thức ăn hỗn hợp dạng bột. Nguyên nhân
chính là vật nuôi ăn thức ăn hỗn hợp dạng bột mất nhiều thời gian và phải vận
động nhiều hơn. Thời gian ăn của gà đối với thức ăn bột gấp 2,8 lần so với
thức ăn viên, còn thời gian ăn thức ăn bột của lợn gấp 2 lần so với ăn thức ăn
viên. Trong suốt thời gian ăn, vật nuôi phải vận động để lấy thức ăn, vì vậy,
tiêu hao năng lượng cho việc thu nhận thức năn bột sẽ nhiều hơn so với thức
ăn viên (Từ Quang Hiển, 2012)[4].
12
- Thức ăn dạng bột có tính bụi cao, gây bệnh đường thở cho vật nuôi,
thức ăn viên đã khắc phục được nhược điểm này.
- Khi vật nuôi ăn, thường có một tỷ lệ thức ăn bị rơi vãi, hoặc bị dính
vào máng ăn làm cho gia súc không lợi dụng được hết. Tỷ lệ này đối với thức
ăn dạng bột vào khoảng 8 – 15%, còn đối với thức ăn viên khoảng 3 – 6%.
- Thức ăn hỗn hợp dạng viên có khả năng hút ẩm kém hơn so với dạng
bột, điều đó cũng có nghĩa là khả năng xâm nhập của nấm mốc, sâu, mọt, vi
khuẩn vào nó kém hơn so với thức ăn bột.
- Thức ăn dạng viên được xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng trước khi đóng
viên nên một số vi khuẩn gây bệnh đã bị tiêu diệt, một số chất kháng dinh
dưỡng, độc tố bị phá hủy.
- Đối với các trang trại thực hiện việc phân phối thức ăn cho vật nuôi bằng
cơ giới hóa, tự động hóa thì thức ăn dạng viên dễ thực hiện hơn thức ăn bột.
Thức ăn dạng viên được nén chặt nên nó có dung tích nhỏ hơn thức ăn
bột khi cả hai có cùng một khối lượng. Điều này dẫn đến nó tiết kiệm được
dung tích khi vận chuyển và kho chứa.
- Do được nén chặt, nên thức ăn viên có năng lượng và hàm lượng các chất
dinh dưỡng lớn hơn thức ăn bột khi cả hai có cùng dung tích. Điều đó có nghĩa là
với cùng một dung tích thức ăn thu nhận được thì vật nuôi sẽ thu nhận được nhiều
năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn khi nó ăn thức ăn viên.
- Thức ăn bổ sung (vitamin, khoáng, axit amin ) thường ở dạng bột mịn,
chúng hay bị lắng đọng xuống dưới và dính vào máng ăn, hoạc chúng bị chừa
lại không ăn (đối với gà). Điều này dẫn đến vật nuôi bị thiếu các vi chất. Thức
ăn hỗn hợp dạng viên đã tránh được vấn đề nêu trên. Vì, các vi chất đã được
ép chặt trong viên thức ăn.
13
* Nhược điểm của thức ăn hỗn hợp dạng viên
- Trong quá trình xử lý bằng hơi nước nóng và ép viên ở nhiệt độ cao đã
làm giảm hoạt tính của vitamin, các sắc tố, có thể làm biến tính và giảm giá trị
sinh học của protein.
- Do phải xử lý bằng hơi nước nóng và ép viên nên sản xuất thức ăn hỗn
hợp dạng viên sẽ tiêu hao năng lượng lớn hơn so với dạng bột. Ngoài ra,
người ta còn quan sát thấy gà ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên hay bị bệnh báng
nước (ascite) và gà trống hay bị đột tử.
* Thức ăn hỗn hợp dạng viên đặc biệt
Thức ăn hỗn hợp dạng viên đặc biệt là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
nhưng nó được sản xuất bằng công nghệ đặc biệt để tạo ra thức ăn hỗn hợp sử
dụng cho chăn nuôi thủy sản.
Để sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên cho thủy sản kích cỡ của nguyên
liệu sau nghiền phải rất nhỏ, các nguyên liệu phải được trộn với độ đồng đều
cao, kích cỡ viên thức ăn phải nhỏ, viên thức ăn không chìm và tan nhanh
trong nước nhưng tan nhanh trong đường tiêu hóa của tôm, cá. Để giải quyết
được các vấn đề này cần phải có các máy móc thiết bị chuyên dụng và một số
điểm khác biệt trong quy trình công nghệ. Vì thế thức ăn hỗn hợp dạng viên
của thủy sản được phân loại thành thức ăn viên dạng đặc biệt (Từ Trung Kiên,
2012)[4]
1.2.1.3. Tiêu chuẩn dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho gà
Tiêu chuẩn dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm (gà Broiler)
Thông thường thức ăn hỗn hợp cho gà Broiler được chia làm 3 giai đoạn,
nhưng cúng có cơ sở chăn nuôi (hãng sản xuất thức ăn) chỉ chia làm 2 giai
đoạn. Tùy theo thời gian kết thúc vỗ béo để giết thịt mà thời gian sử dụng
thức ăn ở các giai đoạn khác nhau: (1) Thức ăn khởi động; (2) Thức ăn sinh
trưởng; (3) Thức ăn vỗ béo (kết thúc).
14
Với các nước có nền chăn nuôi gia cầm phát triển, thức ăn cho gà
Broiler còn được sản xuất cho nuôi tách trống, mái, cho gà Broiler xuất
bán ở khối lượng khác nhau và cho gà Broiler nuôi trong điều kiện nhiệt
độ cao ở mùa hè.
Thức ăn giai đoạn khởi động yêu cầu có hàm lượng protein cao (22 –
25%) và các chất dinh dưỡng khác (axit amin, khoáng, vitamin ) cũng cao.
Đó là vì khả năng thu nhận thức ăn của gà con ở giai đoạn này rất thấp (7 –
10g/con/ngày) nên thức ăn phải có nồng độ dinh dưỡng cao thì mới đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của gà. Để thức ăn đạt được tỷ lệ protein, axit amin cao
thì cần phải phối hợp vào thức ăn hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn giàu
protein chất lượng cao như bột đậu tương, bột cá > 55% protein, khô dầu đậu
tương tách vỏ. Không nên phối hợp vào thức ăn hỗn hợp bột các loại củ vì
chúng nghèo protein, và cũng không nên phối hợp các loại cám vì hàm lượng
xơ trong chúng cao.
Thức ăn giai đoạn sinh trưởng yêu cầu có nồng độ năng lượng protein và
các chất dinh dưỡng khác cao ở mức độ vừa phải. Vì ở giai đoạn này, khả
năng thu nhận thức ăn của gà đã nhiều hơn (10 – 30g/con/ngày). Có thể phối
hợp các nguyên liệu thức ăn như bột cá có chất lượng cao trung bình (>45%
protein), khô dầu đậu tương không tách vỏ và phối hợp với các loại củ, cám
với tỷ lệ thấp vào thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn giai đoạn kết thúc yêu cầu có nồng độ năng lượng cao, nhưng
protein và các chất dinh dưỡng khác lại thấp hơn hai giai đoạn trước. Điều
này đòi hỏi phải phối hợp vào thức ăn hỗn hợp các nguyên liệu giàu năng
lượng (bột hạt hòa thảo, bột các loại củ, dầu thực vật ), có thể phối hợp các
nguyên liệu giàu protein chất lượng trung bình như bột cá 40 – 50% protein,
khô dầu các loại và có thể phối hợp cám, bột lá thực vật vào thức ăn hỗn hợp.
15
Khi xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho các giống gà thịt là các
giống gà lông màu và các giống gà không phải là gà thịt siêu tăng trọng (tăng
trọng trung bình) cũng cần lưu ý đến đặc điểm của tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp
trong các giai đoạn để đưa các nguyên liệu thích hợp vào công thức thức ăn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nồng độ năng lượng và các chất dinh dưỡng khác
thường ở mức độ thấp hơn so với tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp của gà thịt siêu
tăng trọng (Từ Quang Hiển, 2012)[4].
1.2.3. Nguyên liệu cho sản xuất thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp được phối chế từ các nhóm nguyên liệu thức ăn chính
sau đây:
Nhóm thức ăn giàu năng lượng
Nhóm thức ăn giàu protein
Nhóm bột lá thực vật
Nhóm thức ăn bổ sung
1.2.3.1. Một số nguyên liệu tại địa phương dùng để phối trộn thức ăn hỗn hợp
* Ngô
Trước đây, ngô chỉ được trồng nhiều ở Nam Mỹ, nhưng hiện nay đã
được trồng rộng rãi tại các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới làm thức ăn cho cả
người và gia súc. Đây là loại cây trồng đòi hỏi khí hậu ấm để chín hạt và
không chịu được khí hậu đông giá.
Ngô ngày càng chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Sử dụng ngô làm thức ăn
gia súc đòi hõi chi phí giá thành cao, vì vậy xu thế chung là thay thế ngô bằng
các loại nguyên liệu hay các phế phụ phẩm sẳn có của địa phương để góp
phần làm giảm chi phí thức ăn.
Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố
crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc
của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường
16
thị hiếu của người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có giá trị caroten cao hơn ngô trắng,
còn giá trị dinh dưỡng tương tự nhau.
Tuy nhiên, hiện nay tại Anh việc sử dụng ngô vàng và đỏ không được
ưa chuộng trong khẩu phần vỗ béo gia súc vì lý do làm mỡ có màu vàng, vì
vậy đối tượng gia súc này thường sử dụng chủ yếu là ngô trắng.
Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô
chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là
phytate.
Giống như các loại thức ăn hạt cốc khác, ngô là loại thức ăn có tỷ lệ
tiêu hóa năng lượng cao, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô
chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất
khô). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là
nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngô tồn tại dưới 2 dạng chính: zein
và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin
thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó
cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô giàu
axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine.
Vì vậy, khi dùng ngô Oparque-2 cho lợn và gia cầm, cần bổ sung thêm
methionine. Một giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả
methionine cao hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung
thêm methionine.
Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức
ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Người ta dùng
ngô để sản xuất bột và glucoz cho người. Nhiều sản phẩm của ngô rất thích
hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm ngô, cám và gluten. Khi 3 loại
này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - ngô, chứa xấp xỉ
24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia
17
súc và gia cầm, đực biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit
amin công nghiệp.
Ngô còn có tính chất ngon miệng với lợn. Lysine và tryptophan là hai
loại axit amin hạn chế của ngô khi dùng nuôi lợn (bảng 27). Khi dùng ngô
làm thức ăn chính cho lợn thường gây hiện tượng mỡ nhão ở lợn. Độ ẩm của
ngô có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép
15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các
loại thức ăn khác.
* Thóc
Thóc là loại hạt cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Cây lúa rất thích
hợp với khí hậu ẩm và bán nhiệt đới và cũng được trồng một ít ở Bắc Âu. Hạt
thóc có 2 phần: vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh
hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng
cho người, lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất
giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13%
protein thô và 10 - 15% lipit.
Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu)
nghiền mịn dùng làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu
trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa
của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa.
* Đậu tương
Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ biến
đối với vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thô, trong đó chứa
đầy đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit
amin hạn chế thứ nhất, và16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng