Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Hải Yên - Phường Hải Yên – Thành phố Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.17 KB, 69 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


AN NHƯ QUỲNH



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP HẢI YÊN - PHƯỜNG HẢI YÊN
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI – TỈNH QUẢNG NINH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lợi







Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên em đã về thực tập tại trung tâm phát triển quỹ đất TP-
Móng Cái-Tỉnh Quảng Ninh. Đến nay tôi đã hoàn thành xong đợt thực tập tốt
nghiệp và khóa luận tốt nghiệp của mình.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh
viên. Đây là thời gian để mỗi sinh viên chúng ta sau quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Trong trang đầu của khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô trong khoa Quản lý Tài nguyên
đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô
giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lợi giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo chủ nhiệm, thể lớp K9 – QLĐĐ khoa
Quản lý Tài nguyên cùng toàn thể các bạn bè, người thân xung quanh đã giúp
đỡ, chia sẻ những khó khăn trong khoảng thời gian học tập, rèn luyện tại
trường.
Em xin chân thành cám ơn!

Thái nguyên, ngày… tháng … năm 2014.
Sinh viên


An Như Quỳnh





DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 UBND
Ủy ban nhân dân
2 NĐ
Nghị định
3 CP
Chính phủ
4 QĐ
Quyết định
5 TT
Thông tư
6 HĐND
Hội đồng nhân dân
7 TP
Thành phố
8 BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
9 TĐC Tái Định Cư

10 GPMB
Giải phóng mặt bằng
11 BTGPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng
12 BTC Bộ tài chính
13 TB
Thông báo












MỤC LỤC

PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát về công tác giải phóng mặt bằng 4

2.1.1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan. 4
2.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 6
2.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường và GPMB 7
2.2 Cơ sở khoa học của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 8
2.2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 8
2.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10
2.3. Việc thực hiện công tác GPMB trong và ngoài nước 10
2.3.1. Công tác bồi thường GPMB ở một số nước trên thế giới 10
2.3.2 Công tác bồi thường GPMB trong nước 13
Phần 3 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21
3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Đánh giá sơ lược tính chất cơ bản của phường Hải Yên – thành phố Móng
Cái – tỉnh Quảng Ninh. 21




3.3.2. Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng của dự án khu công nghiêp
Hải Yên trên địa bàn phường Hải Yên – thành phố Móng Cái –tỉnh Quảng
Ninh. 21
3.3.3. Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng của dự án thông qua ý kiến của
người dân 22
3.3.4. Những thuận lợi,khó khăn và giải phóng cho dự án trong thời gian tới 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 22

3.4.2. Điều tra phỏng vấn 22
3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp. 22
Phần 4 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 33
4.1.4 Nhận xét về điều kiện kinh tế - xã hội của Phường Hải Yên – Thành phố
Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh. 34
4.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của Dự
án khu công nghiệp Hải Yên. 35
4.2.1. Vài nét về dự án 35
4.2.2 Đối tượng và điều kiện bồi thường 40
4.2.3 Đánh giá kết quả bồi thường về đất và tài sản gắn liến với đất tại khu
vực giải phóng mặt bằng 41
4.3. Đánh giá kết quả của công tác tái định cư và các chính sách hỗ trợ sau khi
GPMB 49
4.3.1. Chính sách hỗ trợ 49
4.3.2. Chính sách tái định cư 51
4.4 Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng của dự án thông qua ý kiến của
người dân 52
4.5 Kinh phí thực hiện dự án 53
4.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng và đề xuất một số giải pháp 53




4.6.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình bồi thường giải phóng mặt

bằng 53
4.6.2. Một số giải pháp đề xuất 55
PHẦN 5 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2 Kiến nghị. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61


















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phường Hải Yên năm 2013 33
Bảng 4.2: Diện tích đất thu hồi theo kế hoạch 41
Bảng4.3: Kết quả bồi thường đất ở 42

Bảng 4.4 kết quả bồi thường đất nông nghiệp 44
Bảng 4.5: Kết quả bồi thường đất tổ chức 45
Bảng 4.6: Kết quả bồi thường tài sản, công trình, vật kiến trúc, nhà ở 46
Bảng 4.7: Kết quả BT cây cối và hoa màu 48
Bảng 4.8 Kết quả hỗ trợ của nhà nước cho người dân về đất 49
Bảng 4.9: Kết quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân tại khu
vực GPMB của dự án khu công nghiệp Hải Yên 50
Bảng 4.10: Kết quả từ phiếu điều tra 52
Bảng 4.11: Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí thực hiện 53

1



PHẦN 1
MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết
Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những vấn đề rất quan
trọng liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về đất đai của nước
ta. Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay rất nhiều
các khu công nghiệp, khu đô thị được xây dựng nên thì công tác BT&GPMB
đang ngày càng quan trọng hơn đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp, làm mặt
bằng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình sản
xuất, kinh doanh, xây dựng đô thị và các khu dân cư… Cùng với sự phát triển
ngày càng cao của xã hội, đất đai cũng được sử dụng vào nhiều mục đích và
nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Việc sử dụng đất có hiệu quả cả về
kinh tế - xã hội và bền vững về môi trường ngày càng có ý nghĩa.

Để có mặt bằng xây dựng các các dự án nhà nước phải thu hồi đất của
nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có
đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, đất đai và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp,
ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, thực tế công tác bồi
thường, GPMB và tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại gây nhiều bức
xúc trong nhân dân. Tình trạng tiến độ giải phóng mặt bằng chậm rất phổ biến làm
tiến độ thực hiện dự án bị đình trệ, kéo dài.
Tại Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đã quy định
cụ thể về các mức bồi thường về đất, tài sản và các chính sách hỗ trợ, tái định
2



cư. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các cơ quan chức
năng như: Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), chức năng của cấp
xã trong công tác GPMB. Cùng với đó là trách nhiệm của các cơ quan chức
năng có liên quan, nghĩa vụ và quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Xuất phát thực tế nhận thức sâu sắc được sự cấp thiết của công tác bồi thường,
GPMB và hỗ trợ tái định cư của phường Hải Yên. Đồng thời được sự đồng ý của
Khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông lâm và sự giúp đỡ của TS.Nguyễn
Thị Lợi, em đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp
Hải Yên - Phường Hải Yên – Thành phố Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự
án khu công nghiệp Hải Yên tại địa bàn phường Hải Yên – thành phố Móng
Cái – tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá được thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp và kiến
nghị góp phần khắc phục đối với dự án trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm vững chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cũng như
các văn bản pháp lý có liên quan.
- Số liệu diều tra phải trung thực, khách quan.
- Quá trình phân tích, đánh giá phải sát thực với tình hình thực tế của dự
án.
- Cách giải phóng đưa ra phải có tính khả thi.





3



1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn kiến thức đã học trong nhà trường và
học hỏi được những kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại cơ quan. Đồng
thời tiếp cận để thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác bồi
thường GPMB trên thực tế.
+ Nắm vững những quy định của Nhà nước về công tác bồi thường,
GPMB và hỗ trợ tái định cư.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Qua quá trình nghiên cứu công tác bồi thường, GPMB và hỗ trợ tái định cư
trong các dự án sẽ thấy được những thuận lợi và khó khăn của việc bồi thường
GPMB trong thực tế, từ đó rút ra được kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp

nhằm thúc đẩy công tác thực hiện bồi thường GPMB trở nên thuận lợi và dễ
dàng hơn.














4



PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái quát về công tác giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng là một quá trình khó khăn phức tạp, bao
gồm các công tác từ việc bồi thường đất, đến khi các hộ dân nhận tái định cư và
ổn định đời sống. giải phóng mặt bằng thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án
khác nhau nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và nhân dân.
- Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến
việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư

trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc
xây dựng một công trình mới.
2.1.1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan.
● Luật đất đai năm 2003 đã nói lên:
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Việc bồi thường có thể bằng các hình thức:
- Bồi thường bằng tiền hoặc các vật thể ngang giá.
- Bồi thường bằng cả vật chất và cả tinh thần cho người bị thu hồi đất.
Về mặt hành chính đây là một quá trình không tự nguyện, có tính cưỡng
chế.
- Thu hồi đất: Là nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới.




DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 UBND
Ủy ban nhân dân
2 NĐ
Nghị định
3 CP
Chính phủ

4 QĐ
Quyết định
5 TT
Thông tư
6 HĐND
Hội đồng nhân dân
7 TP
Thành phố
8 BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
9 TĐC Tái Định Cư
10 GPMB
Giải phóng mặt bằng
11 BTGPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng
12 BTC Bộ tài chính
13 TB
Thông báo








6



+ Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của

xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích
của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
+ Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng
vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm
trường quốc doanh khi nhà nước thu hồi thì được bồi thường chi phí đầu tư vào
đất còn lại.
+ Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc
doanh khi nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn
lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
* Theo Điều 13 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi
thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở.
- Diện tích đất bồi thường bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu
hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu
hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn
cứ vào quỹ đất của địa phương và số nhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất,
xem xét, quyết định giao thêm một phần diện tích đất ở cho người bị thu hồi
đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi.
- Người sử dụng đất ở khi nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi
thường bằng tiền theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực
tế ở địa phương.
2.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
BT & GPMB là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện sự khác nhau
giữa các dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của các bên tham gia
và lợi ích của toàn xã hội. Chính vì vậy quá trình BT & GPMB có các đặc điểm
như sau:
7




- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực
nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành, mật độ dân cư khác nhau,
ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng
đó. Do đó, GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp: “Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ
yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản
xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển
đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư là giữ được đất để sản xuất, thậm
chí họ cho thuê đất cũng được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không
cho thuê. Mặt khác do tập quán canh tác và sinh hoạt nên đa phần người dân đều
không muốn mất đi mảnh đất của mình. Tình hình đó dẫn đến công tác tuyên
truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn. Bên cạnh đó công
tác kiểm kê, định giá để bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều khó khăn do các tài sản
như công trình, vật kiến trúc gắn liền với đất rất đa dạng. Chính vì vậy khi thực
hiện công tác BT & GPMB cần có sự phối hợp hài hòa giữa các cấp chính
quyền, các ban ngành, đoàn thể có liên quan và người dân. Cần áp dụng kịp thời
những chính sách của nhà nước để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham
gia theo đúng quy định của pháp luật” (Đỗ Thị Lan và cs, 2007).
2.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường và GPMB
Quá trình BT & GPMB nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
tuy nhiên một số yếu tố chính mà chúng ta cần quan tâm trong khâu tổ chức
thực hiện công tác BT & GPMB là:
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý và
sử dụng đất tác động đến công tác BT & GPMB.
8




- Công tác giao đất, cho thuê đất
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử
dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý và sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản
lý và sử dụng đất đai.
- Nhận thức và thái độ của người dân bị thu hồi đất, công tác tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện theo chính sách pháp luật Nhà nước.
(Viện nghiên cứu địa chính, 2002)
2.2 Cơ sở khoa học của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
2.2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
2.2.1.1. Những văn bản của Chính phủ và cơ quan Trung Ương
- Căn cứ Luật đất đai 2003;
- Bộ luật dân sự năm 2005.
- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý dự án đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư;
9




- Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải
phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
2.2.1.2. Những văn bản của địa phương
- Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ninh “V/v ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
- Quyết định số 398/2012/QĐ- UBND ngày 27/2/2012 của UBND tỉnh
Quảng Ninh “V/v ban hành bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
- Quyết định số 3388/2012/QĐ - UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “Về việc qui định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2012”;
- Quyết định số 85/QĐ- UBND ngày 08/01/2009 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “V/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công
nghiệp Hải Yên thuộc phường Hải Yên, thành phố Móng Cái”;
- Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 4/6/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu
công nghiệp Hải Yên thuộc phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh”;
- Thông báo thu hồi đất số 441/TB-UBND ngày 25/10/2012 của UBND
thành phố Móng Cái “V/v Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án: Khu
công nghiệp Hải Yên, thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh (Giai đoạn 3)”;





MỤC LỤC

PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát về công tác giải phóng mặt bằng 4
2.1.1. Khái niệm về giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan. 4
2.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 6
2.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường và GPMB 7
2.2 Cơ sở khoa học của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng 8
2.2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 8
2.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10
2.3. Việc thực hiện công tác GPMB trong và ngoài nước 10
2.3.1. Công tác bồi thường GPMB ở một số nước trên thế giới 10
2.3.2 Công tác bồi thường GPMB trong nước 13
Phần 3 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21

3.3. Nội dung nghiên cứu 21
3.3.1. Đánh giá sơ lược tính chất cơ bản của phường Hải Yên – thành phố Móng
Cái – tỉnh Quảng Ninh. 21
11



hành chính đối với thị trường đất đai. Các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển thì đất đai được mua bán tự do và cho thuê rộng rãi.
Việc chuyển nhượng và cho thuê ruộng đất được cho là một biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Việc GPMB thực chất là việc mua bán đất
đai theo giá thỏa thuận giữa người mua và người bán cho nên việc GPMB chỉ
mang tính chất thủ tục vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân do đó họ có quyền đem ra
trao đổi hay mua bán là tùy ý. Ngoài ra, đất đai còn tham gia vào thị trường bất
động sản và thị trường chứng khoán như một nguồn đầu tư ngoại tệ .
2.3.1.2. Công tác GPMB ở Trung Quốc
Với hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể về đất đai, mục tiêu bao
trùm của chính sách bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc là hạn chế tối đa
việc thu hồi đất cũng như số người chịu ảnh hưởng bởi dự án. Trong trường
hợp không thể tránh khỏi việc tái định cư thì sẽ được chuẩn bị thành những
chương trình cụ thể để đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng được bồi
thường và hỗ trợ đầy đủ. Trong đó đã tính đến lợi ích của cả 3 bên: Nhà nước,
tập thể và cá nhân. Thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Châu, Vũ Hán và
một số tỉnh thành khác nhiệm vụ quy hoạch đất đai ở đô thị và nông thôn
được nhà nước Trung Quốc quan tâm và thực hiện triệt để.
Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc những năm gần đây
đạt được kết quả đáng kể, nguyên nhân là do xây dựng các chính sách và các
thủ tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với rất nhiều lĩnh vực
khác, mục tiêu của các chính sách này nhằm cung cấp cơ hội phát triển tái
định cư thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo nguồn lực sản

xuất cho người thuộc diện bồi thường, tái định cư. Đối với các dự án phải bồi
thường để GPMB kế hoạch tái định cư chi tiết sẽ được chuẩn bị trước khi
thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khôi phục cho từng địa
phương, từng gia đình và người chịu ảnh hưởng.
12



Thành công của chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện bồi thường,
tái định cư là do hệ thống pháp luật đồng bộ, pháp luật đất đai và các chính
sách đất đai đầy đủ, phù hợp, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
rất năng động, khoa học, phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế cùng
với một hệ thống nhà nước pháp quyền có hiệu lực và quan trọng hơn hết là
nhân dân có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm minh, có lòng tin vào chế độ
của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2.3.1.3. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái Lan
Mặc dù chưa có chính sách bồi thường và tái định cư của mỗi quốc gia
nhưng Hiến pháp 1982 quy định việc trưng dụng đất cho xây dựng cơ sở hạ
tầng quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị,
cải tạo đất đai và các công trình công cộng khác phải theo thời giá thị trường
cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng đất gây
ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và
người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có
quy định chi tiết cho việc trưng dụng đất cho ngành mình.
Năm 1987, Thái Lan ban hành luật trưng dụng về bất động sản áp dụng
cho việc trưng dụng đất sử dụng vào việc xây dựng tiện ích công cộng, quốc
phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc lợi ích khác cho đất nước, phát triển
đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai sử dụng vào mục đích công
cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá
trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra những

quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường tái định cư, nguyên tắc cụ thể
xác định bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường tái định cư,
trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện ra
tòa án.


13



2.3.2 Công tác bồi thường GPMB trong nước
2.3.2.1 Công tác bồi thường GPMB ở thủ đô Hà Nội
Nếu xét về số lượng dự án liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, GPMB thì Hà Nội là một trong những đô thị thuộc vào loại đứng đầu với
số dự án phải GPMB lớn, năm sau nhiều hơn năm trước. Qua 6 năm triển khai
Nghị quyết 20-NQ/TU của Thành ủy và Nghị quyết 09/2000/NQ-HĐ của
HĐND về công tác GPMB, thành phố đã hoàn thành công tác GPMB, bàn
giao cho các chủ đầu tư 1.048 trên tổng số 1.830 dự án phải GPMB với tổng
diện tích 5.699 ha đất, liên quan tới 153.725 hộ dân; tổng số tiền bồi thường
hỗ trợ là 9.726 tỷ 509 triệu đồng, đã bố trí tái định cư cho 10.580 hộ dân. Như
vậy bình quân mỗi năm thành phố GPMB khoảng 1.000 ha đất.
Toàn thành phố hiện nay có trên 1.209 dự án đầu tư có liên quan tới thu
hồi đất GPMB với quy mô 11.749 ha, liên quan tới 208.750 tổ chức, hộ gia
đình, nhu cầu tái định cư khoảng 18.020 hộ, nhiều dự án gặp khó khăn phải
đình hoãn hoặc chậm tiến độ, trong khi đó thành phố lại phải tập trung GPMB
để đáp ứng tiến độ của nhiều dự án trọng điểm Quốc gia và thành phố như:
Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội –
Lào Cai, các dự án đường vành đai 1,2,3…Nhiều dự án GPMB năm 2010 có
vướng mắc, tồn tại cần xử lý dứt điểm đã được chuyển tiếp sang năm 2011.
Trước những khó khăn phức tạp đó với quyết tâm cao và sự vào cuộc của các

cấp, các ngành, công tác thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư, GPMB của thành phố
vào năm 2011 và tháng 2 năm 2012 tiếp tục đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Đã GPMB xong hơn 2.062 ha đất tại 353 dự án, chi trả hơn 14.857
tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 44.019 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bố
trí tái định cư cho 1.826 hộ. Đáng chú ý là hai tháng đầu năm 2012, nhất là
hai tháng giáp Tết Nguyên đán, đặc thù công tác GPMB ở thời điểm này rất
có hiệu quả do nhu cầu tài chính để phục vụ tiêu dùng của người dân tăng
cao. Do vậy mà ban lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo tập trung và tháo gỡ kịp
14



thời về cơ chế, chính sách, các quận, huyện, phường, xã chỉ đạo và phối hợp
chặt chẽ với các chủ đầu tư, đã GPMB được hơn 100 ha đất, di chuyển hơn
2.080 ngôi mộ, chi trả tiền trên 414 tỷ đồng cho hơn 1.000 tổ chức, hộ gia
đình, hộ dân.
Tuy có những kết quả đạt được như vậy nhưng không phải là không có
những vướng mắc, tồn tại. Trong những năm qua thành phố đã tiếp nhận
1.106 vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó có 585 vụ liên quan đến đất đai, xây
dựng và GPMB (chiếm 53%). Trong quá trình thực hiện Nghị quyết các cấp,
các ngành, đoàn thể có lúc còn chưa triển khai sâu, rộng và triệt để, chưa tạo
được nhận thức đúng đắn về công tác bồi thường GPMB. Còn thiếu tính công
khai, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật, mang tính hình thức tạo nên sự
bức xúc đối với người bị thu hồi đất. Cùng với đó là cơ chế chính sách hậu
GPMB và đào tạo chuyển nghề mặc dù đã quy định và đang thực hiện nhưng
chưa được đồng bộ, thiếu khả thi, chưa được đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về
giải quyết việc làm cho lao động mất đất. Đó là chưa kể một số dự án sau
GPMB triển khai đầu tư chậm, để đất hoang hóa kéo dài gây lãng phí và bức
xúc trong nhân dân do năng lực của chủ đầu tư thấp, chưa nghiêm túc trong
việc chuẩn bị đủ điều kiện về vốn, về quỹ đất tái định cư. Một số nội dung về

giá đất, tái định cư, quy trình thu hồi đất, GPMB, về cưỡng chế thu hồi đất, về
giao đất dịch vụ cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% cần
được rà soát, bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc phân công rõ người, rõ việc, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn
của các cấp còn thiếu đồng bộ.
2.3.2.1 Công tác bồi thường GPMB ở thành phố Móng Cái
Công tác lãnh đạo chỉ đạo :
Xác định công tác BTGPMB là nhiệm vụ trong tâm phức tạp, góp phần
vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn, bảo
đảm an sinh xã hội, do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính




3.3.2. Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng của dự án khu công nghiêp
Hải Yên trên địa bàn phường Hải Yên – thành phố Móng Cái –tỉnh Quảng
Ninh. 21
3.3.3. Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng của dự án thông qua ý kiến của
người dân 22
3.3.4. Những thuận lợi,khó khăn và giải phóng cho dự án trong thời gian tới 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 22
3.4.2. Điều tra phỏng vấn 22
3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp. 22
Phần 4 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 33

4.1.4 Nhận xét về điều kiện kinh tế - xã hội của Phường Hải Yên – Thành phố
Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh. 34
4.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của Dự
án khu công nghiệp Hải Yên. 35
4.2.1. Vài nét về dự án 35
4.2.2 Đối tượng và điều kiện bồi thường 40
4.2.3 Đánh giá kết quả bồi thường về đất và tài sản gắn liến với đất tại khu
vực giải phóng mặt bằng 41
4.3. Đánh giá kết quả của công tác tái định cư và các chính sách hỗ trợ sau khi
GPMB 49
4.3.1. Chính sách hỗ trợ 49
4.3.2. Chính sách tái định cư 51
4.4 Đánh giá tình hình giải phóng mặt bằng của dự án thông qua ý kiến của
người dân 52
4.5 Kinh phí thực hiện dự án 53
4.6 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng và đề xuất một số giải pháp 53
16



Kết quả thực hiện :
Tổng số dự án, tổng số phương án, tổng số hộ dân thực hiện bồi thường
GPMB (giai đoạn 2011 đến hết quý I năm 2014) :
Trong hơn 3 năm (từ 2011 đến hết quý I năm 2014), thành phố đã thực
hiện tổng số 67 dự án, trong đó, 43 dự án đã hoàn thành công tác bồi thường
GPMB; tổng số tổ chức, cá nhân thu hồi đất: 2.278 hộ.
Cụ thể :
Năm 2011: Số dự án triển khai: 22 dự án; số hộ dân (PABT): 654 hộ
Năm 2012: Số dự án triển khai: 16 dự án; số hộ dân (PABT): 195 hộ

Năm 2013: Số dự án triển khai: 11 dự án; số hộ dân (PABT): 252 hộ
Quý I năm 2014: Số dự án triển khai: 18 dự án; số hộ dân (PABT): 1.177 hộ.
Số dự án đã thực hiện xong bồi thường GPMB :
Tổng số dự án triển khai và đã hoàn thành công tác GPMB: 43 dự án, trong đó:
Dự án do UBND thành phố, tổ chức làm chủ đầu tư, kinh phí bồi thường
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước: 36 dự án.
Dự án do doanh nghiệp, tổ chức làm chủ đầu tư, kinh phí bồi thường do
các doanh nghiệp, tổ chức ứng trước: 07 dự án.
- Tổng diện tích đất thu hồi của các dự án: 109,64 ha, diện tích đã bàn
giao 109,49 ha.
Tổng số tổ chức, cá nhân hộ gia đình thu hồi đất: 797 hộ.
Tổng số hộ dân đủ điều kiện được bố trí đất tái định cư: 18 hộ.
- Tổng kinh phí chi trả bồi thường: 115,03 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước: 55,83 tỷ đồng.
Kinh phí do doanh nghiệp ứng trước: 59,2 tỷ đồng.
Kinh phí đã quyết toán: 115,03 tỷ đồng.



17



* Số dự án đang thực hiện công tác bồi thường GPMB:
- Tổng số dự án đang triển khai công tác GPMB: 24 dự án, trong đó:
+ Dự án do UBND thành phố, tổ chức làm chủ đầu tư mà kinh phí bồi
thường có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước: 14 dự án.
+ Dự án do doanh nghiệp, tổ chức làm chủ đầu tư mà kinh phí bồi
thường do các doanh nghiệp, tổ chức ứng trước: 10 dự án.
- Tổng diện tích đất thu hồi của các dự án: 244,59 ha.

- Tổng số tổ chức, cá nhân hộ gia đình thu hồi đất: 1481 hộ.
- Tổng số hộ dân đủ điều kiện được bố trí đất tái định cư: 110 hộ.
- Tổng số hộ dân đã phê duyệt PABT: 833 hộ/1481 hộ = 56,2%, trong đó:
+ Số hộ dân đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng: 556 hộ/833 hộ đã phê
duyệt, với tổng diện tích đã bàn giao 110,78 ha .
+ Số hộ dân chưa nhận tiền bồi thường: 277 hộ, nguyên nhân: (1) Một số
dự án chưa có kinh phí để thực hiện chi trả tiền bồi thường ( Dự án đường dẫn
cầu Bắc Luân II; dự án đường ngã ba Trà Cổ Bình Ngọc đi Mũi Ngọc; dự án
trụ sở Công an phường Bình Ngọc …); (2) Một số dự án tồn đọng một số hộ
dân không chấp thuận PABT (dự án sân bay đất phường Ninh Dương; dự án
đường ngã ba Trà Cổ Bình Ngọc đi Mũi Ngọc; dự án trường cao đẳng nghề
mỏ Hồng Cẩm…). Chi tiết theo phụ lục tổng hợp kèm theo.
- Tổng số hộ dân chưa đồng ý PABT: 648 hộ = 43,8%.
Nguyên nhân chưa phê duyệt : Đang thực hiện công tác lập PABT, trình
hội đồng bồi thường thành phố thẩm định và phê duyệt.
- Tổng kinh phí đã chi trả cho các hộ dân: 226,47 tỷ đồng, trong đó :
+ Ngân sách nhà nước: 137,26 tỷ đồng.
+ Kinh phí do doanh nghiệp ứng trước: 89,21 tỷ đồng.


18



* Kinh phí thực hiện bồi thường GPMB (từ năm 2011đến hết quý I
năm 2014):
- Tổng kinh phí đã quyết toán đối với các dự án đã thực hiện xong công
tác bồi thường GPMB: 131,6 tỷ đồng
- Đối với các dự án đang triển khai công tác bồi thường GPMB: Tổng số
hộ dân đã đồng ý PABT: 833 hộ, kinh phí : 358,6 tỷ đồng, trong đó:

+ Kinh phí đã chi trả: 226,47 tỷ đồng (chỉ tính kinh phí đã cấp phát).
+ Kinh phí chưa chi trả: 2,04 tỷ đồng (chỉ tính kinh phí đã cấp phát).
+ Kinh phí chưa cấp phát đối với số PABT đã phê duyệt là: 128,13 tỷ
đồng.
- Tổng kinh phí cần có để tiếp tục thực hiện đối với các dự án đang triển
khai thực hiện và chưa thực hiện công tác bồi thường GPMB: 784,5 tỷ đồng.
* Công tác thẩm định phương án bồi thường GPMB:
Từ năm 2011 đến hết Quý I/2014, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đã thực hiện:
+ Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với 77 dự án.
+ Tiếp nhận 1.529 hồ sơ giải phóng mặt bằng.
+ Tổ chức họp thẩm định đối với 1.529/1.529 hồ sơ.
+ Trình UBND thành phố phê duyệt 1.529/1.529 hồ sơ = 100% số hồ sơ
tiếp nhận với tổng số kinh phí đã phê duyệt là: 470.273.422.406 đồng (bốn
trăm bảy mươi tỷ hai trăm bảy mươi ba triệu bốn trăm hai mươi hai nghìn
bốn trăm linh sáu đồng). Cụ thể :
+ Năm 2011: Thẩm định và trình phê duyệt 446/446 hồ sơ
= 88.504.010.103 đồng.
+Năm 2012: Thẩm định và trình phê duyệt 431/431 hồ sơ
= 124.398.843.754 đồng ;

×