Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài báo cáo môn giải tích mạng và mô phỏng trên máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 13 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
BÀI BÁO CÁO MÔN GIẢI TÍCH MẠNG VÀ MÔ
PHỎNG TRÊN MÁY TÍNH

Three-Phase Asynchronous Machine
(Động cơ không đồng bộ 3)

SV: HUỲNH THANH CHƯƠNG
MSSV : 12342011
Động cơ không đồng bộ 3 pha
Phần biểu hiện này minh họa việc sử dụng các máy không đồng bộ trong việc điều khiển
tốc độ kiểu vòng hở cho động cơ công nghiệp trên 3 HP, 220V
• Mô tả mạch
• Một động cơ 3 pha công suất 3 HP, 220V, 1725 vòng/phút, được cấp điện bởi một
bộ biến tần PWM dạng hình sin. Tần số cơ bản của một sóng hình sin chuẩn là
60Hz trong khi tần số sóng mang có dạng hình tam giác được thiết lập là 1980Hz.
Bộ điều biến độ rộng xung được xây dựng hoàn toàn với tiêu chuẩn khối
Simulink. Đầu ra của nó đi qua một khối nguồn kiểm soát điện áp trước khi được
đặt vào các khối dây stato của máy không đồng bộ.
• Roto của máy được ngắn mạch. Từ cảm rò rỉ của stato được điều chỉnh để hai lần
giá trị thực tế của nó được mô phỏng kết quả qua một cuộn kháng làm mịn đặt
giữa biến tần và máy.Momen xoắn của tải đặt lên trục là không đổi và được thiết
lập giá trị danh định cho nó là 11.9 N.m. Động cơ được bắt đầu từ nơi ngưng hoạt
động. Điểm đặt tốc độ được thiết lập ở 1.0 pu, hoặc 1725 vòng/phút. Tốc độ này
đạt được sau 0.9 giây.
• Trình diễn
• Hãy nhìn vào các thông số mô phỏng. Bước thời gian tối đa được giới hạn trong
10 micro giây. Điều này là cần thiết do thời gian chuyển đổi của biến tần tương
đối cao ( 1980 Hz).
• Quan sát thấy các dòng roto và stato là khá “ ồn ào”, mặc dù đã sử dụng cuộn


kháng làm mịn. Tiếng ồn tạo ra bởi các biến tần PWM cũng được quan sát trong
dạng sóng điện ngang của các momen xoắn điện từ. Tuy nhiên, quán tính của động
cơ ngăn chặn tiếng ồn này xuất hiện trong dạng sóng tốc độ của động cơ.
• Gía trị thực của các thành phần cơ bản của dãi diện áp ở các cực stato của máy
dược lấy ra với một chuỗi Fourier, cái mà được xây dựng trong nhóm hệ thống đo
lường của thư viện Extras
• Cuối cùng, quan sát đầu ra biến tần PWM. Sử dụng zoom trên máy hiện sóng
VAB để phóng to các dạng sóng.
Xây dựng mạch
Bước 1: Mở cửa sổ thiết kế mạch
Mở phần mềm Matlab
=> Xuất hiện cửa sổ
Chọn File => New => Model
=> Xuất hiện cửa sổ untitled, nơi mà mạch điện được xây dựng
Bước 2: Mở thư viện trình duyệt
Chọn View => Library Browser
=> Xuất hiện cửa sổ Simulink Library Browser
Bước 3: Tìm kiếm thiết bị
Trong thư viện, ở các cửa sổ , tìm các thiết bị cần thiết cấu thành nên mạch. Khi tìm được
thiết bị cần thiết có trong thư viện, chỉ cần kích phải chuột vào thiết bị và chọn Add to
untitled hoặc cũng có thể ấn giữ chuột trái vào thiết bị đó và kéo thả vào cửa sổ xây dựng
mạch (cửa sổ untitled)
Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tìm được đầy đủ các thiết bị cần thiết
Chú ý: Có thể việc tìm kiếm thiết bị sẽ nhanh hơn với chức năng tìm kiếm.
Chỉ cần nhập tên thiết bị vào ô trống phía trên ở góc trái màn hình và sau đó nhấp chọn
biểu tượng hình ống nhòm ở kề bên
Bước 4: Nhập thông số cho thiết bị
Sau khi tìm được đầy đủ các thiết bị cần thiết, ta tiến hành nhập thông số cho thiết bị theo
đúng yêu cầu
Trình tự nhập thông số cho thiết bị như sau:

_ Nhấp đúp chuột vào thiết bị cần nhập thông số, khi đó sẽ xuất hiện một cửa sổ để nhập
số liệu
_Nhập thông số ở các ô tương ứng
_ Chọn Ok để lưu lại dữ liệu cho thiết bị
Cứ tiếp tục thực hiện như thế, ta sẽ lần lượt nhập được thông số cho tất cả các thiết bị.
Vd : Nhập thông số cho động cơ 3 pha
_ Nhấp đúp chuột vào động cơ
=> Xuất hiện cửa sổ
_ Sau đó chúng ta tiến hành nhập thông số cho động cơ và chọn Ok, ta đươc bản số liệu
như sau:
Bước 5 : Kết nối sơ đồ mạch điện
Sau khi đã tìm được và nhập thông số yêu cầu cho tấc cả các thiết bị cần thiết, ta tiến
hành sắp xếp các thiết bị cho hợp lý và kết nối chúng lại với nhau tạo thành một mạch
điện hoàn chỉnh.
Tiếp theo là lần lượt kết nối các thiết bị lại với nhau
_ Ta nhấn và giữ trái chuột vào một đầu nối của thiết bị, kéo đến đầu nối của thiết bị cần
kết nối để thực hiện việc kết nối giữa 2 thiết bị đó.
Chú ý :
- Dùng tổ hợp phím Ctrl-R để xoay thiết bị theo chiều mong muốn.
- Muốn xóa kết nối giữa 2 thiết bị, ta nhấp trái chuột vào đường kết nối và nhấn phím
Delete (Ta cũng có thể nhấp phải chuột vào đường kết nối và chọn Delete
Ta lần lượt kết nối các thiết bị lại với nhau.
Khi việc kết nối các thiết bị hoàn tấc, ta được một mạch điện hoàn chỉnh.
Bước 6: Kiểm tra mạch và xem dạng sóng
- Nhấp chọn biểu tượng Star Simulaion ( ) trên màn hình để cho mạch hoạt động
- Nhấp chuột trái vào các máy hiện sóng để xem dạng sóng ở ngõ ra
* Dạng sóng điện áp Vab
* Dạng sóng Ir, Is
* Dạng sóng của tốc độ N ( Vòng/phút)
* Dạng sóng Te (N.m)

********** KẾT THÚC **********

×