Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.52 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao, do đó
nhu cầu của con người cũng không ngừng biến đổi và ngày một đa dạng hơn. Bên
cạnh đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế, cạnh tranh
sẽ trở nên gay gắt hơn. Trước tình hình đó, các hoạt động marketing sẽ ngày càng
được chú trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh và vị thế riêng biệt cho từng doanh nghiệp.
Nghiên cứu về marketing, đặc biệt là các hoạt động truyền thông marketing tích hợp sẽ
mang đến những kinh nghiệm cũng như cái nhìn chuyên sâu về các hoạt động
marketing trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về hoạt
động truyền thông marketing tích hợp làm đề tài cho chuyên đề thực tập cũng như để
hoàn thiện hơn các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Nguyễn Quang Dũng – Giảng viên khoa
Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đồng thời cũng là người hướng dẫn tôi
trong quá trình thực tập cũng như viết chuyên đề thực tập. Việc thầy Nguyễn Quang
Dũng luôn theo sát tôi trong quá trình thực hiện cũng như đưa ra những nhận xét, góp
ý và chỉ dẫn kịp thời đã giúp tôi có điều kiện tốt nhất để hoàn thiện chuyên đề này. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến giám đốc và các phòng ban trong công ty Cổ phần
Thương mại & Dịch vụ An Mỹ vì đã tạo điều kiện cho tôi thực tập và hỗ trợ tối rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện chuyên đề.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về kiến thức, kỹ năng cũng
như kinh nghiệm nên việc nghiên cứu và viết chuyên đề không thể tránh khỏi các thiếu
sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những góp ý cũng như nhận xét của những độc giả
quan tâm để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn chuyên đề này cũng như kỹ năng của bản
thân tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 2015
Chu Đỗ Hoàng Anh
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
MỤC LỤC
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2014
diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền
kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích
cực nhưng còn chậm. Các doanh nghiệp còn gặp các vấn đề khó khăn trong sản xuất
kinh doanh. Truyền thông marketing tích hợp nói riêng và các hoạt động marketing nói
chung đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với
mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Hoạt động truyền thông marketing tích hợp
là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh với vai trò quan trọng như làm gia tăng giá trị
sản phẩm, thông tin, xây dựng nhận thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy
trì niềm tin, thái độ tốt đẹp của công chúng về công ty… Do đó xây dựng và không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tích hợp là một trọng
những nhiệm vụ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ là một trong số
những doanh nghiệp trong nước đi đầu trong thị trường ngành trang trí nội thất, với
sản phẩm tiêu biểu là mành, rèm. Thị trường mành rèm nói chung có nhiều các nhóm
đối tượng khách hàng với đặc điểm tiêu dùng và mua sắm khác nhau. Khách hàng mục
tiêu của An Mỹ bao gồm những cá nhân và tổ chức thuộc phân khúc cao cấp. Những
yếu tố bên trong và bên ngoài đều có những tác động không nhỏ, trực tiếp lên doanh
thu, trong đó không thể không kể đến hiệu quả của những hoạt động truyền thông
marketing tích hợp công ty đã thực hiện. An Mỹ đã có những nhận thức cơ bản về tầm
quan trọng của truyền thông marketing tích hợp, tuy nhiên chưa thực sự có những
chiến lược bài bản và hiệu quả. Những hạn chế trong hoạt động này của công ty còn là
một trong số những trở ngại công ty cần phải vượt qua. Vận dụng những kiến thức
được qua học tập và nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tích hợp cho công ty Cổ phần Sản
xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ” Tác giả mong rằng chuyên đề thực tập này có

thể đem lại cái nhìn toàn diện về hoạt động Marketing của công ty, đồng thời đưa ra
được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tích
hợp của công ty.
Kết cấu chuyên đề gồm ba chương
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phẩn Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An
Mỹ và môi trường Marketing
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông marketing tích hợp của công ty
Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền
thông marketing tích hợp cho Công ty Cổ phẩn Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An
Mỹ
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Làm rõ thực trạng của thị trường đồ trang trí nội thất trong nước
• Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông marketing tích hợp của Công
ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing
tích hợp tại Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Vấn đề nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
marketing tích hợp cho công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ
• Câu hỏi nghiên cứu:
 Vị thế, thị phần của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ trên
thị trường hiện nay ?
 Hiện tại chiến lược truyền thông marketing tích hợp mà Công ty Cổ phần Sản xuất
Thương mại & Dịch vụ An Mỹ đang áp dụng là gì?
 Hiện tại đang có những vấn đề gì trong hoạt động truyền thông marketing tích hợp của
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ?
 Cần nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông marketing tích hợp tại Công ty Cổ phần

Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ như thế nào?
4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: hoạt động truyền thông marketing tích hợp của Công ty Cổ
phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ
• Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Địa bàn thành phố Hà Nội
 Thời gian: 2012 – 2015
• Thông tin cần thu thập: thông tin thứ cấp. Cần thu thập thông tin về Công ty Cổ phần
Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ. Bên cạnh đó cần thu thập thông tin về hoạt
động truyền thông marketing tích hợp của công ty.
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ AN MỸ VÀ MÔI TRƯỜNG MARKETING
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1.Sơ lược về công ty
Công ty CP Sản xuất Thương mại và Dịch vụ An Mỹ được thành lập theo Quyết
định số 0103040299/QĐ ngày 26/08/2009 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà
Nội. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất các sản phẩm nội
thất trang trí như: rèm, mành, thảm trải sàn, giấy dán tường,
Giới thiệu công ty
 Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ AN
MỸ
 Tên giao dịch : AN MY SERVICES AND TRADING PRODUCTION JOINT
STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: AN MY SATP.,JSC
 Trụ sở chính: Phòng 466, tòa nhà Vân Nam, số 26 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
 Điện thoại: 04.387.36.714
 Website : www.remanmy.com.vn Email:

 Mã số thuế: 0104.134.720
 Đại diện công ty: ông Đào Ngọc Hiền Chức danh: Giám đốc
Với phương châm: “LÀM TỐT HOẶC KHÔNG LÀM GÌ CẢ” công ty luôn
phấn đấu, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm mục đích theo kịp sự phát
triển của xã hội và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty luôn mong
nhận được sự đóng góp quý báu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của công ty.
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ được thành lập dưới
hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện
hành khác của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có đầy đủ tư cách
pháp nhân, có trụ sở riêng và có con dấu riêng.
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ An Mỹ, tiền thân là xưởng
sản xuất An Mỹ chuyên gia công, tiêu thụ các sản phẩm mành, rèm, chăn ga gối đệm,
được hình thành ban đầu với một số vốn rất khiêm tốn. Vào năm 2009, công ty được
thành lập dưới sự điều hành của hội đồng quản trị gồm: ông Đào Ngọc Hiền, ông Đào
Huy Phương và bà Đào Thị Thanh Hoa, cùng các nhân viên, kỹ sư trẻ tuổi, năng động
và tâm huyết với sự nghiệp phát triển của công ty.
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
• Giai đoạn 2009 đến 2011:
Từ năm 2009 đến 2011, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác
động tới nền kinh tế của Việt Nam và gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của
người dân. Từ đó gây tác động gián tiếp đến các doanh nghiệp nói chung và công ty
Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ An Mỹ nói riêng. Doanh thu của công ty
giai đoạn này có sụt giảm so với thời kì trước nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty, đến cuối năm 2011 đã có những dấu hiệu tích cực trở
lại.
• Gian đoạn 2011 đến nay:
Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn, công ty đã có những bước tăng trưởng

đáng kể trong hoạt động phân phối và sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng tốt,
được khách hàng tin dùng và ưa chuộng. Giai đoạn sau khủng hoảng mang một ý
nghĩa to lớn trong quá trình phát triển của công ty, giúp công ty định hướng khách
hàng mục tiêu cụ thể, rõ ràng hơn, từ đó có những kế hoạch kinh doanh hiệu quả và
hợp lý hơn. Hiện nay công ty đã phát triển ổn định với đội ngũ nhân viên giàu nhiệt
huyết, số lượng sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách
hàng.
1.1.3.Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất các sản phẩm
nội thất trang trí, cụ thể như sau:
• Bán buôn đồ dùng cho gia đình
• Sản xuất thảm, chăn, đệm
• Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
• Bán buôn kim loại và quặng kim loại
• Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh
• Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng
chuyên doanh
• Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú
• Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
• Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn
điện, đồ dùng gia đình khác
• Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
• Sửa chữa máy móc, thiết bị
• Đại lý môi giới, đấu giá
• Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác ( xuất nhập khẩu, …)
1.1.4.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty công ty Cổ phần Sản xuất Thương
mại & Dịch vụ An Mỹ gồm:
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty sản xuất thương mại
& dịch vụ An Mỹ do ĐHĐCĐ bầu ra.Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát những hoạt động của Giám
đốc và những quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị
do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban Giám đốc
8
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Ban giám đốc của Công ty bao gồm 2 người: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám
Đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó Giám đốc giúp Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ
thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công,
chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp
luật và Điều lệ Công ty.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh của công ty có nhiệm vụ giúp cho Công ty xây dựng các
chính sách định hướng sản xuất kinh doanh của công ty; phổ biến chủ trương chính
sách, hướng dẫn các thủ tục, qui định của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phòng kinh doanh phải hoạch định và thực hiện kế hoạch phát triển thị trường,
tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, quản lý hoạt động vận hành, hỗ trợ, phân tích,
đưa ra các quyết định bán hàng,
Phòng hành chính – nhân sự
Lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu phát
triển của Công ty, xây dựng, áp dụng thang bậc lương, định mức lao động, thực hiện

việc tính lương hợp lý, đánh giá năng lực nhân viên, đề bạt khen thưởng/kỷ luật.
Quản lý và đảm bảo môi trường làm việc thích hợp, an toàn lao động, vệ sinh
lao động, phòng chống cháy nổ, công nghệ thông tin.
Thực hiện các hoạt động kế toán nội bộ và kế toán xuất nhập khẩu, kế toán
thuế, kế toán tiền lương… và các nghiệp vụ có liên quan.
Phòng kỹ thuật
Thực hiện các hoạt động thực tế ( thiết kế, lắp đặt công trình, …) đồng thời hỗ
trợ phòng kinh doanh trong công tác chăm sóc khách hàng và bảo hành, bảo trì sản
phẩm.
1.1.5.Nguồn lực của công ty
a. Nguồn nhân lực
Tính đến tháng 6 năm 2014, công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ
An Mỹ có 45 lao động, với cơ cấu như sau:
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại &
Dịch vụ An Mỹ
Đơn vị: Người
Số lượng
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Nam Nữ
Phân theo trình độ học vấn
1. Trên đại học và Đại học 19 18
2. Cao đẳng 4 1
3. Trung cấp 0 3
Phân công theo lao động
1. Lao động quản lý 9 4
2. Lao động chuyên môn nghiệp vụ 7 19
3. Lao động trực tiếp 4 2
Phân công theo độ tuổi
1. Dưới 30 tuổi 11 10

2. Từ 30 – 35 tuổi 8 5
3. Từ 36 – 40 tuổi 4 7
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Về mức lương, mức đãi ngộ và hỗ trợ phụ phí đối với từng lao động là không
giống nhau, phụ thuộc vào vị trí đảm nhiệm và đặc thù công việc của mỗi lao động.
Mức lương lao động trong năm 2014 dao động trong khoảng từ 3.500.000 đồng
– 10.000.000 đồng/người/ tháng.
Nhận xét:
• 93,3% lao động có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, cho thấy nguồn nhân lực có
chất lượng đầu vào tốt, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và được đào tạo bài bản, có
nền móng. Lợi thế này tạo điều kiện cho việc nâng cao tay nghề của lao động, từ đó
gia tăng năng suất & hiệu quả lao động, giảm thiểu chi phí công ty. Công ty nên tạo
điều kiện để lao động được cử đi đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn để tối ưu hóa
hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp không
chỉ là trả thù lao xứng đáng, mà còn là khuyến khích và tạo động lực trong công việc
cho lao động.
• Cơ cấu lao động trẻ với 21 lao động dưới 30 tuổi, chiếm 46,7% lực lượng lao động
trong công ty. Đây là lợi thế của công ty với nguồn nhân lực có tuổi đời còn trẻ, đồng
nghĩa với tinh thần làm việc cao và nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó, nguồn lao
động trẻ tuổi với gần 50% là nữ giới, từ đó yêu cầu những quan tâm thích hợp không
chỉ đến công việc mà còn là việc thực hiện các chế độ khác như bảo hiểm, chế độ thai
sản, cũng như đời sống của công nhân viên.
• Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải chú ý đến việc đánh giá thường xuyên lực lượng
lao động, để có những quyết định về thuyên chuyển, đào tạo và chế độ thưởng – phạt
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
phù hợp cho lao động trong công ty. Từ đó, từng bước xây dựng văn hóa công ty, làm
nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty trong lâu dài.
b. Nguồn lực tài chính
Khả năng tài chính tốt thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp. Khả năng tài chính

thể hiện năng lực cạnh tranh trong ngành và sự tin cậy trong kinh doanh. Nguồn lực tài
chính của doanh nghiệp bảo đảm cho doanh nghiệp tiến hành quá trình hoạt động &
sản xuất thông suốt, là cơ sở để khuyến khích nguồn nhân lực, là cơ sở để đề xuất và
xem xét các giải pháp công nghệ theo xu hướng thị trường, nâng cao tối đa hiệu quả
kinh doanh & tăng cường năng lực cạnh tranh.
Công ty An Mỹ là một chủ thể độc lập trong kinh doanh, được quyền chủ động
trong hoạt động tài chính, có trách nhiệm bảo đảm doanh thu bù đắp chi phí. Tiềm lực
tài chính chưa mạnh thực sự đặt ra mối lo ngại lớn cho An Mỹ, khi mà có rất nhiều đối
thủ khác trong ngành chiến thắng mạnh mẽ nhờ áp đảo về nguồn lực này.
Bảng 1.2: Vốn kinh doanh của công ty
Chỉ số tài
chính
Năm
2012 % 2013 %
2014 ( tính đến hết
tháng 9)
%
Vốn cố định
1,464,770,923
30.5
9
1,077,489,470
19.8
3
720,511,366 12.91
Vốn lưu
động
3,324,209,964
69.4
1

4,355,044,992 80.1
7
4,859,078,128 87.09
Tổng vốn
kinh doanh
4,788,980,887 100 5,432,534,462 100 5,579,589,494 100
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chỉ tính đến hết tháng 9 năm 2014, nguồn
vốn của công ty có mức tăng đáng kể (16,5%) so với năm 2012. Vốn lưu động chiếm
tỷ lệ cao hơn hẳn trong năm 2010, gấp 2,26 lần vốn cố định. Cơ cấu vốn tiếp tục dịch
chuyển theo hướng vốn lưu động.
Tháng 9 năm 2014, công ty có tổng nguồn vốn là 5,579,589,494 VNĐ, trong đó
cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 1.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu
nguồn
vốn
Năm
2012 % 2013 %
2014 ( tính đến hết
tháng 9)
%
Vốn chủ
sở hữu
1,776,604,872 37.1 3,019,211,979 55.58 4,583,853,016 82.15
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Nợ phải
trả
3,012,376,015 62.9 2,413,322,483 44.42 995,736,487 17.85

Tổng
nguồn
vốn
4,788,980,887 100 5,432,534,462 100 5,579,589,494 100
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn, ta thấy:
Vốn chủ sở hữu được tăng lên qua các năm, đồng thời tỷ lệ cơ cấu vốn chủ sở
hữu cũng tăng lên đáng kể ( 45.05%) trong vòng 3 năm. Vốn chủ sở hữu này tăng lên
chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên, tiếp đến là thặng dư vốn cổ phần của
công ty.
Nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm mạnh từ 3,012,376,015 VNĐ xuống
còn 995,736,487 VNĐ tính đến hết tháng 9 năm 2014. Sự giảm mạnh của nợ phải trả
đa phần do tình trạng ít sử dụng nợ của công ty, cũng như nỗ lực cố gắng hoàn trả nợ
cũ ngắn hạn.
Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian 2012 –
2014:
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Bảng 1.4: Bảng tổng kết doanh thu – lợi nhuận của Công ty Cổ phần Sản
xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ
Kết quả sản xuất kinh doanh Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 ( đến
hết tháng 9)
1. Tổng doanh thu 7.655.012.149 10.885.467.635 8.732.266.859
• Doanh thu thuần bán hàng
7.654.802.923 10.883.799.020 8.731.398.196
• Doanh thu hoạt động tài chính
209.226 1.668.615 868.663
2. Tổng chi phí 905.930.639 1.335.423.249 1.462.575.745
3. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.098.492.859 1.264.514.572 1.587.575.037
4. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.091.261.624 1.252.420.492 1.584.641.037

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
• Tổng doanh thu năm 2012 là 7.655.012.149 VNĐ , năm 2013 là 10.885.467.635 VNĐ,
tính đến tháng 9 năm 2014, doanh thu là 8.732.266.859VNĐ. Tăng trưởng doanh thu
của công ty ở mức ổn định.
• Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 7.654.802.923 VNĐ,
năm 2013 là 10.883.799.020VNĐ, cho thấy doanh thu tăng mạnh ( hơn 2 tỷ đồng ),
mức tăng khá cao. Đến tháng 9 năm 2014, doanh thu thuần đạt 8.731.398.196VNĐ ,
cũng tiếp tục trên đà tăng trưởng.
• Tổng chi phí năm 2012 là 905.930.639, nhưng năm 2013 và 2014 đều có chi phí cao
hơn đáng kể ( lần lượt là 1.335.423.249VNĐ và 9 tháng 2014 là 1.462.575.745VNĐ).
Nguyên nhân của sự tăng chi phí này là do giá vốn tăng lên, cộng với số lượng nhân
công tuyển vào tăng lên, dẫn đến tăng chi phí tiền lương. Bên cạnh đó, công ty cũng
mở thêm một vài showroom liên kết trong địa bàn Hà Nội, cũng làm chi phí quản lý và
thuê mặt bằng tăng lên.
• Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên 332.220.545 VNĐ so với năm
2013, và tăng lên 493.379.413VNĐ so với năm 2012.
Từ những số liệu trên ta thấy, nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty đang
có những tín hiệu tăng trưởng khá tốt. Bên cạnh đó xuất hiện những yếu tố làm tăng
chi phí của công ty, nhưng lượng tăng lên có thể kiểm soát được. Doanh thu từ hoạt
động bán hàng tăng lên cũng là do những chính sách hợp lý của công ty để khuyến
khích hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
c. Nguồn lực vật chất
Hiện tại, công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ đang sở hữu
những trang thiết bị hiện đại, đầy đủ, phục vụ tốt nhất cho các công trình. Đối với thị
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
trường đồ trang trí nội thất, mỗi một khách hàng thì sản phẩm cần được tùy chỉnh và
thích nghi cho phù hợp, vì thế một sản phẩm thỏa mãn khách hàng không chỉ cần có
lao động lành nghề, mà lao động còn cần trang thiết bị đầy đủ, đảm bảo việc phục vụ

nhu cầu khách hàng. Hiểu rõ được tầm quan trọng như vậy, môi trường cơ sở vật chất
được ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm và đầu tư, đảm bảo chất lượng sản phẩm,
giữ vững uy tín của công ty trên thị trường.
Dưới đây là danh sách một số thiết bị thi công sản xuất ( năm 2013)
Bảng 1.5: Danh sách cơ sở vật chất của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương
mại & Dịch vụ An Mỹ
STT
Mô tả thiết bị ( kiểu, loại,
nhãn hiệu)
Số
lượng
Năm sản
xuất
Số
lượng
thuộc
sở hữu
Xuất xứ
1
Máy bào cuốn 610mm.5HP 02 2006 02 Nhật Bản
2
Máy bào thẩm 300x1800mm 01 2006 01 Nhật Bản
3
Máy cửa lọng bánh đà 01 2008 01 Đức
4
Máy phay trục đứng 01 2008 01 Đức
5
Máy cắt phay 1 đầu 4 đầu dao tự
động
01 2006 01 Nhật Bản

6
Máy cắt phay 1 đầu 6 đầu dao tự
động
01 2006 01 Nhật Bản
7
Máy khoan bàn 02 2008 02 Đức
8
Máy cưa nghiêng trục bàn trượt 01 2009 01 Đức
9
Máy khoan khuôn cửa chuyên dụng 01 2009 0021 Đức
10
Máy dán Veneer 02 2007 02 Nhật Bản
11
Máy mài dao đa năng 01 2007 01 Nhật Bản
12
Khoan bê tông/ hãng Boss 07 2006 07 Nhật Bản
13
Khoan điện 04 2006 04 Trung Quốc
Bộ tích tăng 02 2008 02 Trung Quốc
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
14
15
Súng bắn đinh 03 2008 03 Trung Quốc
16
Máy cắt 03 2008 03 Trung Quốc
17
Ô tô chở hàng 01 2009 01 Liên doanh
18
Máy khâu công nghiệp/ hãng Yuki 15 2008 15 Nhật Bản

19
Máy vắt sổ 03 2008 03 Nhật Bản
20
Bàn là hơi Nhật Bản ( bàn là Philip) 05 2009 05 Nhật Bản
21
Cầu là 03 2009 03 Việt Nam
22
Thang chữ A 09 2008 09 Việt Nam
23
Máy cắt nhôm 03 2008 03 Trung Quốc
24
Máy cắt tay 06 2008 06 Trung Quốc
25
Giàn giáo thi công 150 2008 Việt Nam
26
Máy in Sam Sung 03 2007 03 Hàn Quốc
27
Máy Fax Panasonic 02 2007 02 Hàn Quốc
28
Máy tính để bàn 10 2007 10 Trung Quốc
29
Máy tính xách tay 08 2009 08 Trung Quốc
30
Máy ảnh kỹ thuật số 02 2009 02 Nhật Bản
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
1.2.Thị trường mành rèm tại Hà Nội và phân tích môi trường hoạt động kinh
doanh
1.2.1.Thị trường mành rèm tại Hà Nội.

1.2.1.1.Cung và đặc điểm của cung
Sản phẩm mành rèm gần như đi kèm với nhóm ngành xây dựng – thiết kế. Thị
trường mành rèm tại Hà Nội ngày càng trở nên sôi động với rất nhiều các doanh
nghiệp với các định vị phân khúc khách hàng khác nhau. Các doanh nghiệp mành rèm
thường có quy mô vừa và nhỏ, những cái tên tiêu biểu trong ngành phải kể đến như
Rèm Hà My, rèm An Phú, …đều là những doanh nghiệp lâu năm, có uy tín trên thị
trường, có tiềm lực trội hơn so với những nhà cung cấp khác.
Tuy có quy mô chủ yếu vừa và nhỏ, nhưng số lượng các doanh nghiệp trong
ngành rèm mành lại không hề nhỏ, khiến cho nguồn cung của thị trường này rất đa
dạng, phong phú với các sản phẩm có khoảng giá rộng, cùng với chất lượng, nguồn
gốc xuất xứ cũng rất khác biệt. Khách hàng có vô vàn các lựa chọn hàng xuất xứ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, …. Mỗi sản phẩm nguồn gốc khác nhau thì mức giá
chênh lệch cũng rất khác nhau.
Hàng Trung Quốc chủ yếu là rèm và vải làm rèm, có mức giá rẻ nhất, dao động
từ 300.000 – 500.000 VNĐ/1m
2
hoàn thiện. Rèm Hàn Quốc có giá cao hơn, kiểu dáng,
chất liệu, cách thức sản xuất cũng khác so với hàng Trung Quốc hoặc hàng gia công,
giá trung bình từ 700.000 – 1.000.000VNĐ/1m
2
hoàn thiện. Rèm Châu Âu là loại hàng
đắt nhất, thường cao hơn rèm Hàn Quốc từ 100.000 – 200.000VNĐ/1m
2
hoàn thiện.
Bên cạnh đó, sản phẩm mành cũng rất đa dạng, chủ yếu là mành Hàn Quốc và
mành Châu Âu đối với nội thất gia đình, chung cư. Mức giá của những sản phẩm này
cũng khá cao, trung bình khoảng 2.000.000VNĐ/m
2
. Mành Trung Quốc gần như
chiếm lĩnh mảng mành văn phòng với mức giá thấp.

1.2.1.2.Cầu và đặc điểm của cầu
Lựa chọn chiếc rèm cửa phù hợp luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu khi
trang trí nội thất. Chiếc rèm cửa đẹp kết hợp hoàn hảo cùng đồ nội thất có thể đem lại
diện mạo hoàn toàn mới cho căn phòng. Rèm vải và mành có rất nhiều tác dụng, thậm
chí có những ích lợi mà người tiêu dùng thường không biết hoặc bỏ quên, phải kể đến
tác dụng ngăn chặn tiếng ồn, bảo vệ sự riêng tư, cách nhiệt, phù hợp với mọi hình
dạng, kích cỡ, không gian, đa dạng và linh hoạt về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc…
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Thị trường mành rèm gần như đi cùng với thị trường nội thất, thiết kế và xây
dựng. Vì thế nhu cầu mua sắm các sản phẩm trang trí nội thất cũng đi cùng với nhu
cầu xây dựng và thiết kế. Thị trường xây dựng ở miền Bắc thường sôi động vào
khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 vì thời điểm này gần cuối mùa mưa và thời
gian nắng gắt cũng không ảnh hưởng nhiều chất lượng công trình, và cũng để chuẩn bị
cho một ngôi nhà tuyệt vời để đón tết. Nhu cầu mua sắm và lắp đặt đồ nội thất và trang
trí nội thất thường tăng cao vào khoảng nửa cuối năm.
1.2.1.3.Xu hướng phát triển của thị trường đồ trang trí nội thất
Thị trường trang trí nội thất ngày càng sôi động và đa dạng, phong phú về mặt
hàng, chủng loại, mẫu mã, … Càng ngày càng có nhiều sản phẩm được người tiêu
dùng sử dụng như một loại đồ trang trí nội thất: đèn, tủ, kệ, bình hoa, chậu cây cảnh,
tranh vẽ,…. Những món đồ như vậy có thể có, hoặc có thể không. Thế nhưng, không
một ngôi nhà nào không cần sự có mặt của những chiếc rèm/ mành che cửa – sản
phẩm chủ đạo của công ty.
Những năm gần đây đánh dấu sự sôi động và khởi sắc trở lại của thị trường bất
động sản và ngành xây dựng, đi kèm với đó là thị trường nội thất rèm cửa cũng có
những sự chuyển biến tích cực về nhu cầu. Rèm cửa trở thành điểm nhấn là cái hồn
của ngôi nhà, do đó việc lựa chọn về mẫu mã màu sắc kiểu dáng khá được chú trọng.
Xu hướng gần đây của thị trường mành rèm là đi đến sự đơn giản nhưng vẫn hiện đại,
sang trọng, tinh tế mang lại cái hồn cho ngôi nhà. Cùng với đó là mong muốn bắt kịp
thị hiếu, làm mới không gian của người tiêu dùng. Như vậy, có thể thấy nhu cầu khách

hàng là không nhỏ. Việc công ty đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như thế nào để có
được thị phần lớn trong thị trường nội thất mành rèm là quan trọng. Điều đó giúp
mang lại doanh thu cho công ty, và hơn thế nữa, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu
của công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ.
1.2.2.Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh
1.2.2.1.Môi trường vĩ mô
• Môi trường kinh tế
Nền kinh tế nói chung: năm 2014, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng
5,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,1%.
Chỉ số GDP : GDP quý I/2014 tăng 5,06%, quý II/2014 tăng 5,34%, quý
III/2014 tăng 6,07%, quý IV/2014 tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn
mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 ( Nguồn: cổng thông
tin điện tử Bộ Tài Chính). Sự khởi sắc của nền kinh tế trong nước là cơ hội lớn cho
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư. Điều này khiến cho công ty cần có
những chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng hợp lý và cạnh tranh, điều chỉnh
công suất sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 7,6%
so với năm 2013. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà
ở tăng 4,3%; công trình nhà không để ở tăng 4,1%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng
14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 8,2%. ( Nguồn: Tổng cục thống kê). Giá
trị xây dựng nhà ở và nhà không để ở đều tăng, có thể cho thấy những cơ hội mới và
mở rộng thị trường của công ty.
Đặc biệt, Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn
Quốc (VKFTA) và cam kết của nhà lãnh đạo hai nước về thời điểm ký kết chính thức
vào đầu năm 2015 sẽ tác động mạnh tới bức tranh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sự
chuyển dịch cơ cấu của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam được kỳ vọng lớn,
vốn đầu tư Hàn Quốc ở Việt Nam sẽ dồn nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghệ cao,
dịch vụ giá trị gia tăng cao…

• Môi trường công nghệ
Khoa học – kỹ thuật ngày càng được phát triển hơn trong tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên, tình trạng khoa học công nghệ tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, chưa
thực sự đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị hiện đại khiến cho chất lượng sản phẩm
không đồng đều, năng suất sản xuất thấp, dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh
tranh.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý cần được đào tạo bài
bản, đầy đủ kỹ năng và kiến thức để tiếp cận, áp dụng và vận hành những máy móc,
thiết bị tân tiến, hiện đại. Từ đó, nâng cao năng suất lao động giúp giảm giá thành và
tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm khác.
• Môi trường văn hóa
Cùng với sự phát triển của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng, chất
lượng cuộc sống của người dân càng được nâng cao. Các tiêu chuẩn về cuộc sống và
chất lượng cuộc sống cũng dần được nâng cao. Người tiêu dùng ngày càng khó tính
trong việc cân nhắc chi tiêu hàng hóa. Điều này đòi hỏi công ty không chỉ đơn thuần
cung ứng sản phẩm phù hợp, mà còn là phương thức tiếp cận, chăm sóc người tiêu
dùng… khiến họ cảm thấy hài lòng nhất.
Xu thế hội nhập đồng nghĩa với việc giao thoa văn hóa với mọi quốc gia, với
mọi người tiêu dùng. Khả năng tiếp cận với hàng hóa toàn cầu của người tiêu dùng
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
ngày càng dễ dàng. Xu thế dùng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam là điều mà
công ty cần chú trọng, mặc dù không còn nhiều như trước đây, nhưng tâm lý “sính
ngoại” vẫn còn rất đáng lưu tâm. Xu hướng này đang gây bất lợi cho các doanh nghiệp
Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chạy đua để giành thị phần nội địa. Tuy vậy, những
người Việt Nam được phỏng vấn đều mong muốn có những thương hiệu từ trong nước
và khu vực ngày càng lớn mạnh. (theo báo cáo của Grey Group). Đây là một cơ hội tốt
cho công ty để có thể củng cố và nâng cao vị thế trên thị trường.
1.2.2.2.Môi trường vi mô
• Nhà cung ứng

Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ có nguồn nguyên vật
liệu đầu vào được nhập từ nhiều nhà cung cấp với xuất xứ hàng hóa đa dạng. Số lượng
hàng hóa đặt hàng trong một năm là lớn, nhưng thường chia nhỏ ra làm nhiều đợt,
thường khi gom nhiều đơn hàng của khách hàng, sau đó mới đặt hàng nguyên vật liệu
sản xuất. Chính vì thế công ty còn chịu nhiều sức ép từ phía nhà cung ứng, hoặc đôi
khi bị thụ động trong quá trình tiếp nhận hàng hóa trong trường hợp nhà cung ứng hết
hàng hoặc không có đủ hàng.
Về sản phẩm rèm: công ty TNHH nội thất Phúc Duy, Công ty TNHH Mỹ Gia
Lạc, công ty Pilano, vải ACACIA, vải Sambo Tex, …
Về sản phẩm mành: công ty Pilano, mành Sambo Tex,
Phụ kiện gia công: các cửa hàng, công ty nhỏ lẻ nội thành Hà Nội
• Khách hàng
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn khi
mua sắm hàng hóa… Vì vậy, hoạt động kinh doanh của công ty phải luôn hướng đến
khách hàng và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Do mức thu nhập có hạn, dẫn đến
việc chi tiêu của người tiêu dùng được cân nhắc kỹ càng, có chọn lọc, người tiêu dùng
luôn muốn mua được sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình với chi phí bỏ ra là
thấp nhất. Công ty cần bảo đảm chất lượng sản phẩm, giữ uy tín và tăng cường dịch vụ
chăm sóc sau bán để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Định vị đối với thị trường của rèm An Mỹ là những khách hàng ( bao gồm cả
người tiêu dùng cá nhân và khách hàng tổ chức), thuộc phân khúc từ trung bình khá
trở lên
Khách hàng cá nhân :
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
 Khách hàng cá nhân: Địa bàn Hà Nội là thủ đô của cả nước, có nhiều kiểu gia đình với
mức thu nhập và chi tiêu khác nhau. Công ty lựa chọn nhóm khách hàng có mức thu
nhập (chi tiêu) từ mức trung bình khá trở lên. Đối với các sản phẩm mành, rèm, trang
trí nội thất, người đưa ra quyết định đa phần là những người phụ nữ trong gia đình, có
quan tâm đến việc trang trí ngôi nhà, căn hộ…Tuổi của những người này khoảng từ 24

trở lên, đã lập gia đình, là người nội trợ chính trong gia đình ( gia đình thường có cấu
trúc 1 cặp vợ chồng và con cái ) .
 Nhóm tham khảo trực tiếp : người chồng – một trong những người tạo ra thu nhập cho
gia đình và đưa ra các ý kiến thiết kế, bố trí căn nhà…
Khách hàng tổ chức:
 Những dự án có quy mô lớn: chung cư, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu
văn phòng thuộc các khu vực địa lý lân cận với các cơ sở của công ty. Những khách
hàng này có đặc điểm thường không trực tiếp thực hiện các công trình mà có thêm bên
thứ 3 ( các nhà tư vấn thiết kế nội thất, nhà thầu, …) trực tiếp tư vấn và thực hiện.
Nhóm khách hàng tổ chức có niềm tin cao với bên thứ 3 do khả năng làm việc và kinh
nghiêm tư vấn chuyên môn cao. Vài năm trở lại đây, công ty chủ yếu tập trung phát
triển và tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng này hơn là khách hàng cá nhân.
• Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm lực
không hề nhỏ, là những cản trở lớn với khả năng mở rộng thị phần của công ty. Mặt
khác, các sản phẩm mành rèm rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng, chất liệu, chủng
loại… Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty luôn tạo ra áp lực về giá, đặc
biệt là thương hiệu. Hai trong số những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là :
Rèm An Phú & Rèm Hà My
 Rèm An Phú (công ty TNHH Thương Mại và Nội thất An Phú) : thành lập từ năm
1995, rèm An Phú đã có được giá trị thương hiệu nhất định đối với thị trường. Các sản
phẩm chính của công ty phải kể đến như mành cuốn, rèm vải Dickson, rèm vải Pasaya,
rèm vải Sun Brella. Đặc biệt, rèm An Phú còn được biết đến như nhà phân phối độc
quyền dòng mành cuốn Winlux cao cấp xuất xứ Hàn Quốc. Đây là một đối thủ cạnh
tranh mạnh về thương hiệu và nguồn lực đối với công ty An Mỹ.
 Rèm Hà My (Công ty Cổ PhầnThương Mại Hà My) : một trong số các doanh nghiệp
đứng đầu ngành hàng rèm mành với thâm niên lâu năm. Thế mạnh của rèm Hà My
chính là nguồn lực tài chính và nhân lực đáng nể, cộng với uy tín lâu năm. Chính sách
giá và chăm sóc khách hàng rất tốt, đã được công nhận. Ngày 23/12/2011 rèm Hà My
20

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
được công bố đạt "top 500 sản phẩm & dịch vụ hàng đầu Việt Nam" và top 1 trong
khảo sát ngành Nội - Ngoại thât & Đồ gỗ. Rèm Hà My là một đối thủ rất mạnh, công
ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ cần quan tâm. Công ty nên có
những chú trọng, xem xét để có những chính sách phù hợp, cạnh tranh với các đối thủ
này.
Rào cản gia nhập và rút lui thị trường là không lớn, khiến cho độ cạnh tranh cao
với rất nhiều các loại doanh nghiệp từ vừa, nhỏ đến siêu nhỏ ( như quy mô hộ gia
đình). Tuy nhiên, trong thị trường với số lượng sản phẩm là không nhiều này, hầu như
chưa có doanh nghiệp nào thực sự bứt phá về thương hiệu cũng như uy tín. Đây cũng
có thể là một cơ hội tốt công ty vươn lên trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu thị
trường.
1.3.Hoạt động marketing của công ty
1.3.1.Kế hoạch, mục tiêu marketing của công ty trong vài năm gần đây
1.3.1.1.Năm 2012
Theo số liệu công bố của Bộ KH-ĐT, trong năm 2012, có tới 51.800 doanh
nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động. Đây là số doanh nghiệp giải
thể, phá sản và dừng hoạt động lớn nhất từ trước đến nay. Thị trường bất động sản
chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi. Ngành hàng xây dựng – thiết kế cũng không có
nhiều khả quan. Trước tình hình kinh tế như vậy, công ty đưa ra những mục tiêu hoạt
động marketing như sau:
• Giữ vững vai trò và định vị trên thị trường Hà Nội
• Tăng trưởng và duy trì bền vững thị phần với các sản phẩm trang trí nội thất : mành,
rèm, thảm trải sàn, giấy dán tường.
1.3.1.2.Năm 2013
Tình hình kinh tế năm 2013 đã có những điểm sáng hơn so với năm 2012, lạm
phát ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại. Công ty định hướng đầu tư cho hoạt
động marketing để phục vụ cho sự phát triển một cách bền vững và lâu dài về sau.
Tiếp nối và phát huy những mục tiêu đã đạt được trong năm 2012, công ty tiếp tục đề
ra những mục tiêu cho sản xuất và marketing nhằm đạt được tối đa lợi nhuận như sau:

• Tăng trưởng ổn định với sản phẩm rèm là chủ đạo
• Tăng doanh thu với các sản phẩm khác như mành cuốn, thảm trải sàn, giấy dán
tường…
• Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Hà Nội.
1.3.1.3.Năm 2014
21
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Năm 2014 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công ty trong việc đầu tư
vào hệ thống kênh phân phối, cùng với hệ thống cơ sở vật chất và nguồn lao động
nhằm đưa sản phẩm tới gần hơn nữa với người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu
khách hàng. Để mở rộng thị phần và củng cố vị thế của công ty trên thị trường, công ty
đã có những mục tiêu chính cho hoạt động marketing như sau:
• Tập trung phát triển sản phẩm mành cuốn và rèm
• Tăng trưởng & mở rộng thị phần với sản phẩm mành cuốn
• Mở rộng quy mô kinh doanh
• Tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua giá trị thương hiệu
1.3.2.Các chính sách marketing mix
1.3.2.1.Sản phẩm ( product)
Tính tới thời điểm này, công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại & Dịch vụ An
Mỹ cung cấp 4 loại mặt hàng chính :
• Mành: mành cuốn, mành lật & sáo gỗ. Đa dạng nhất phải kể đến mành cuốn Sambo
Tex – nhãn hiệu cao cấp Hàn Quốc được công ty phân phối độc quyền với các đặc
điểm lợi thế như chất liệu thân thiện với môi trường, kiểu dáng độc đáo, thiết kế tinh
tế, được phân phối nguyên đai nguyên kiện từ Hàn Quốc chuyển về,…Sản phẩm mành
lật và sáo gỗ có ít mẫu mã, chủng loại hơn, thường được sử dụng trong các tòa nhà văn
phòng,hội nghị…
• Rèm: là một sản phẩm tùy chỉnh thích nghi, các sản phẩm rèm có quy trình thiết kế,
thực hiện phức tạp hơn các sản phẩm mành. Nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng, được
thực hiện và thống nhất theo yêu cầu của từng khách hàng. Chất liệu, kiểu dáng, màu
sắc của vải được lựa chọn bởi khách hàng. Nguồn gốc vải có thể xuất xứ từ Trung

Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu. Công ty tiến hành thực hiện sản xuất ngay tại
xưởng sản xuất. Quy trình đóng gói cũng được thực hiện ngay tại đây. Sản phẩm rèm
hiện nay vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu sản phẩm.
• Thảm trải sàn: thảm nghệ thuật, thảm tấm/gạch, thảm văn phòng, thảm khách sạn.
Công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Dòng sản phẩm
này chiếm phần ít trong cơ cấu sản phẩm của công ty
• Giấy dán tường: giấy dán tường có thể phân loại theo 2 phương thức: theo nguồn gốc (
Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) và theo mục đích sử dụng ( phòng khách, phòng
ngủ,…) .
Các sản phẩm thảm trải sàn và giấy dán tường đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Tuy nhiên không chiếm nhiều trong cơ cấu sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu mà công
ty tiêu thụ vẫn là mành và rèm.
22
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
• Động cơ mành rèm cũng là một sản phẩm đi kèm mà công ty cung cấp. Khi mà những
vật dụng thông minh trong nhà ngày một được ưa chuộng, mành rèm tự động không
còn quá xa lạ với những khách hàng hiện đại, bắt kịp xu hướng. Công ty cũng cung
cấp cho khách hàng những mặt hàng động cơ đi kèm luôn với sản phẩm chính là
mành, rèm.
• Ngoài ra, công ty còn có các dịch vụ đi kèm như dịch vụ giặt rèm, sửa rèm, gia công
rèm,…
1.3.2.2.Giá ( Price)
• Với đại lý:
Công ty duy trì hệ thống đại lý với mức chiết khấu cạnh tranh. Mức chiết khấu
này phụ thuộc vào vị trí địa lý, quy mô của từng đại lý. Với các chính sách như vậy,
công ty rất dễ dàng mở rộng hệ thống đại lý và phân phối của mình.
Chính sách phân biệt giá của công ty đối với các đại lý dựa trên đánh giá khả
năng bán hàng và tiềm năng phát triển của đại lý trong tương lai. Với các đại lý hợp
tác lâu năm, có uy tín và doanh số bán hàng cao, ổn định, mức chiết khấu phần trăm
khá lớn có thể lên đến 30% tùy vào các loại mặt hàng. Ngoài ra, công ty có chính sách

hỗ trợ chi phí vận chuyển cho những đại lý ngoại tỉnh. Với những đại lý mới hợp tác
hoặc năng lực bán hàng còn chưa cao, mức chiết khấu vào khoảng 10 – 25% tùy đại
lý. Những đại lý có năng lực bán hàng tốt, công ty có thể hỗ trợ thêm catalogue và sản
phẩm mẫu.
• Với khách hàng cá nhân:
 Với khách hàng là các kỹ sư, thiết kế nội thất: mức chiết khấu của những khách hàng
này cũng rất cạnh tranh , để đảm bảo việc khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty
khi tư vấn thiết kế cho các công trình. Các khách hàng này thường được hưởng chiết
khấu từ 10 – 15% tùy vào loại mặt hàng.
 Bên cạnh mức giá và chiết khấu cho đại lý, công ty cũng có mức giá phù hợp với
những khách hàng cá nhân đến trực tiếp showroom xem hàng và đặt hàng. Công ty
quyết định áp dụng mức giá bằng với mức giá bán ra tại các đại lý đối với khách hàng
mới. Những khách hàng mua lặp lại hoặc qua giới thiệu được chiết khấu từ 2 – 5% tùy
từng khách hàng.
1.3.2.3.Kênh phân phối ( place)
Hoạt động phân phối chủ yếu qua 2 kênh chính:
Phân phối trực tiếp : hệ thống showroom của công ty liên kết với các showroom
nội thất và trang trí nội thất trên khắp địa bàn Hà Nội và một vài tỉnh lân cận.
23
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
Sơ đồ 1.2: Hệ thống kênh của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại &
Dịch vụ An Mỹ
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Đại lý cấp 1: các cửa hàng phân phối mành rèm trên địa bàn Hà Nội và một vài
vùng lân cận.
24
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Nguyễn Quang Dũng
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING
TÍCH HỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & DỊCH
VỤ AN MỸ

2.1.Khái quát về thương hiệu An Mỹ
2.1.1. Sản phẩm chủ đạo của thương hiệu An Mỹ
Xét một cách khái quát, sản phẩm chủ đạo đóng vai trò “át chủ bài” của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty Cổ phần Sản
xuất Thương mại & Dịch vụ An Mỹ vẫn được biết đến nhiều nhất với sản phẩm mành/
rèm che cửa. Sản phẩm này thu hút được nhiều khách hàng nhất trên thị trường, bảo
đảm cho công ty có được mức lợi nhuận lớn nhất. Không những thế, thương hiệu An
Mỹ gần như đã gắn liền với hình ảnh “rèm” quen thuộc.
Sản phẩm rèm/ mành là những vật dụng được treo lên với mục đích dùng để
che cửa sổ hoặc phòng tắm tại nhà ở, văn phòng. Rèm thường được treo trên cửa sổ để
chặn nguồn sáng từ bên ngoài vào (VD: để giúp đủ độ tối bên trong cho việc ngủ) hoặc
bên trong ra (VD:để tránh người bên ngoài nhìn vào bên trong, giúp tạo sự riêng tư).
Ngày nay, người ta còn dùng rèm như một đồ vật trang trí ( như bức tranh trong phòng
ngủ) hoặc dùng để ngăn cách các phòng với nhau, thay thế cho bức tường khô khan và
cứng nhắc. Công ty thường cập nhật liên tục những xu hướng mới nhất của thị trường
để phản hồi và đề xuất với nhà cung ứng.
Rèm có sự mềm mại tự nhiên, thường có 1 lớp hoặc 2 lớp. Rèm được phân loại theo 2
tiêu chí: xuất xứ vải ( vải chọn Trung Quốc, vải Bỉ…) & kiểu dáng rèm ( rèm sợi, rèm
2 lớp, rèm xếp ly, rèm roman,….). Kiểu dáng, chất liệu của mỗi tấm rèm rất đa dạng,
phong phú, chủ yếu phụ thuộc vào sự lựa chọn của người mua, ít có khuôn mẫu trước.
25

×