Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án vật lý 11 bài 2 thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.26 KB, 3 trang )

VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I.MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Hiểu được nội dung cơ bản của thuyết electron.
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
- Nắm được các cách làm cho vật nhiễm điện và lấy được ví dụ minh họa.
2) Kỹ năng:
- Vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
- Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.
- Giải được bài toán về tương tác tĩnh điện.
II. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Đọc SGK 7 và Hóa 10 để biết học sinh đã được học gì về cấu tạo nguyên tử.
- Đọc trước bài và các tài liệu có liên quan.
- Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết (nếu có): (Điện nghiệm, thanh nhựa, vải lụa)
- Một số câu hỏi và câu trắc nghiệm theo từng chủ đề của bài.
DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG:
Bài 2: Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích
1) Thuyết electron:
a) Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố:
- Cấu tạo nguyên tử:
+ Hạt nhân ở giữa mang điện dương: gồm protôn mang điện dương và nơtron
không mang điện.
+ Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
+ Số electron = số proton nên nguyên tử trung hòa về điện
- Điện tích của electron và của proton là nhỏ nhất nên gọi là điện tích nguyên tố.
b) Thuyết electron:
Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện
và tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.


- Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
+ Nguyên tử mất electron trở thành Ion dương.
+ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron trở thành Ion âm.
VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
- Một vật có: Số e > số proton: nhiễm điện âm; Số e < số proton: nhiễm điện dương
2) Vận dụng:
Có thể dùng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm diện do cọ xát, tiếp
xúc, hưởng ứng.
3) Định luật bảo toàn điện tích:
Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
2) Học sinh:
- Đọc lại SGK 7 và Hóa 10 để ôn lại các kiến thức đã học.
- Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ:
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
Ôn lại các kiến thức đã học:
- Điện tích, điện tích điểm.
- Các loại điện tích, tương tác giữa chúng.
- Phương chiều độ lớn của lực tương tác giữa
các điện tích.
Nêu một số câu hỏi giúp học sinh ôn lại kiến
thức đã học.
Hoạt động 2: Thuyết electron:
- Nhớ lại kiến thức đã học hoặc đọc SGK để trả
lời.
- Đọc SGK để biết điện tích và khối lượng của
electron và proton. Lĩnh hội điện tích nguyên
tố.
- Đọc SGK để tìm hiểu nội dung thuyết.

- Giải thích hiện tượng.
- Dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, yêu
cầu học sinh nêu cấu tạo của nguyên tử về
phương diện điện.
- Giới thiệu về điện tích nguyên tố.
- Giới thiệu về nội dung thuyết electron.
- Yêu cầu học sinh dùng thuyết electron để giải
thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Hoạt động 3: Giải thích một số hiện tượng điện:
- Đọc SGK, liên hệ kiến thức cũ và thực tế để
tìm hiểu chất cách điện và chất dẫn điện.
- Lấy ví dụ về chất cách điện.
- Giải thích các hiện tượng như câu hỏi C3, C4,
C5.
- Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu chất cách điện,
chất dẫn điện. Cho ví dụ.
- Hướng dẫn học sinh trả lời.
- Yêu cầu học sinh vận dụng thuyết electron để
giải thích các hiện tượng điện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích:
VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
- Đọc SGK để tìm hiểu định luật.
- Tính toán dựa vào nội dung định luật
- Giải thích một số thuật ngữ dùng trong định
luật.
- Lấy một ví dụ áp dụng định luật.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố:
- Trả lời các câu hỏi.
- Đưa ra câu trả lời đúng.
- Đặt câu hỏi theo từng chủ đề của bài.

- Cho học sinh thảo luận để trả lời các câu trắc
nghiệm SGK trang 14.
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà:
- Ghi bài tập và câu hỏi về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cần thiết.
- Yêu cầu học sinh giải các bài tập trang 14
SGK và sách bài tập.
- Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau.
Rút kinh nghiệm:

×