Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Chuyên đề 2 Phương pháp chứng từ kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.21 KB, 14 trang )






2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
2.1.1 Khái niệm, các yếu tố cấu thành phương pháp chứng từ
 Khái niệm
 Chứng từ kế toán: là những giấy tờ và là vật mang tin
phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn
thành.
 Phương pháp chứng từ: là phương pháp thông tin và
kiểm tra về trạng thái và sự vận động của đối tượng kế toán
nhằm đáp ứng nhu cầu của quản lý và làm căn cứ cho việc xử
lý thông tin kế toán.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
2.1.1 Khái niệm, các yếu tố cấu thành phương pháp chứng từ
 Các yếu tố cấu thành phương pháp chứng từ
* Hệ thống bản chứng từ: Để chứng minh tính hợp pháp
của việc hình thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng kế
toán và là căn cứ ghi sổ.
* Trình tự luân chuyển chứng từ: Nhằm cung cấp thông
tin kịp thời trạng thái và sự vận động của đối tượng kế toán.

2.1.2 Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán
2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
 Cung cấp đầy đủ, kịp thời trung thực và chính xác về tình
hình SXKD của doanh nghiệp.

Thực hiện được chức năng kiểm tra thường xuyên các hoạt


động của DN. Ngăn ngừa các hiện tượng bất thường.
 Là cơ sở pháp lý cho số liệu kế toán và là căn cứ ghi sổ
của kế toán.
 Là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp và quy
trách nhiệm cho các cá nhân có liên quan.

2.2. PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
 Phân loại theo nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ

Chứng từ lao động tiền lương

Chứng từ hàng tồn kho

Chứng từ bán hàng

Chứng từ tiền tệ

Chứng từ tài sản cố định
 Phân loại theo địa điểm lập chứng từ

Chứng từ bên trong

Chứng từ bên ngoài
 Phân loại theo công dụng của chứng từ

Chứng từ mệnh lệnh

Chứng từ chấp hành

Chứng từ liên hợp


2.2. PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
 Phân loại theo số lần sử dụng chứng từ

Chứng từ một lần

Chứng từ nhiều lần
 Phân loại theo mức độ tài liệu phản ánh trên chứng từ


Chứng từ ban đầu


Chứng từ tổng hợp

2.3. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHỨNG TỪ KT
 Tên gọi của chứng từ
 Số hiệu, ngày tháng năm của chứng từ
 Tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân có liên
quan đến chứng từ
 Nội dung của chứng từ
 Quy mô của chứng từ
 Tên, chữ ký của người lập, người duyệt và những
người liên quan đến chứng từ kế toán

2.4 TRÌNH TỰ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KT
 Lập chứng từ
 Kiểm tra chứng từ
 Hoàn thiện chứng từ
 Tổ chức sử dụng chứng từ

 Bảo quản và lưu trữ chứng từ

 Lập chứng từ
-
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt
động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán.
-
Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời,
chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán
không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải
dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng,
chỗ trống phải gạch chéo, chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều
không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào
mẫu chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào
chứng từ viết sai.

 Lập chứng từ
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.
-
Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên
trên chứng từ kế toán, chịu trách nhiệm về nội dung của chứng
từ kế toán.
- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử
phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật Kế toán. Chứng
từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại
Điều 40 của Luật Kế toán.

 Kiểm tra chứng từ
- Kiểm tra việc lập chứng từ theo đúng mẫu quy định.

-
Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực đầy đủ của các chỉ tiêu
phản ánh trên chứng từ.
-
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh.
-
Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng
từ.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của
những người lập, kiểm tra, xét duyệt đối với từng loại nghiệp
vụ kinh tế tài chính.

 Hoàn thiện chứng từ
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ
tục, nội dung và con số không rõ ràng thì người chịu trách
nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cáo cho nơi
lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh
cho đúng sau đó mới được dùng làm căn cứ ghi sổ.
 Tổ chức sử dụng chứng từ
Là tổ chức giao chuyển chứng từ lần lượt tới các bộ
phận có liên quan để những bộ phận đó lấy số liệu ghi vào sổ
kế toán.

 Bảo quản và lưu trữ chứng từ
- Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy
đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và được lưu trữ bằng bản
chính.
- Trước khi đưa vào lưu trữ, chứng từ phải được sắp xếp,
phân loại để thuận tiện cho việc tìm kiếm và đảm bảo không

bị hỏng, mất.
- Thời gian lưu trữ ở phòng kế toán không quá một năm,
sau đó đưa vào kho lưu trữ, tùy thuộc từng loại chứng từ thời
gian lưu trữ quy định từ 5 - 10 năm hoặc vĩnh viễn.

2.5. KIỂM KÊ
2.5.1. Khái niệm, ý nghĩa của công tác kiểm kê
2.5.2. Phân loại kiểm kê
2.5.3. Trình tự tiến hành kiểm kê tài sản

×