Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 58 trang )

®¹i häc th¸i nguyªn

Tr−êng ®¹i häc n«ng l©m



LẠI THẾ HIẾU

®Ò tµi:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giảng viªn : Th.S Ng« ThÞ Hång GÊm
Sinh viªn : L¹i ThÕ HiÕu
Líp : K42A - §Þa chÝnh m«i tr−êng





Th¸i Nguyªn, th¸ng 11 năm 2014
52





PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích, mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Ý nghĩa 2

PHẦN 2
:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Cơ sở pháp lý 4

2.1.2 Các khái niệm về khoáng sản, quản lý tài nguyên khoáng sản 4

2.2 Hệ thống thông tin địa lý ( GIS) 5

2.2.1.Khái niệm 5

2.2.2.Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS 6

2.3. Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
khoáng sản 7

2.3.1 Tình hình ứng dụng công nghệ GIS trên thế gới 7


2.3.2 Tình hình ứng dụng công nghệ GIS ở trong nước 7

2.4 GIS trong thành lập bản đồ 8

2.4.1 Giới thiệu chung về phần mềm MapInfo 9

PHẦN 3
:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 11

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 11

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 11

3.2 Địa điểm thời gian tiến hành 11

3.2.1 Địa điểm 11

3.2.2 Thời gian: 11

3.3 Nội dung nghiên cứu 11

3.4 Phương pháp nghiên cứu 11

3.4.1 Phương pháp điều tra cơ bản 11


3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 11

3.4.3 Phương pháp phân tích thống kê 11

3.4.4 Phương pháp số hoá bản đồ 12

3.5 Phương tiện nghiên cứu 13

PHẦN 4
:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đại Từ 14

53


4.1.1 Điều kiện tự nhiên 14

4.2 Thu thập, tổng hợp dữ liệu mỏ khoáng sản 30

4.2.1 Hiện trạng tài nguyên khoáng sản 30

4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính tài nguyên khoáng sản tại
huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 35

4.3.1 Dữ liệu thuộc tính 35

4.4 Xây dựng CSDL không gian để quản lý tài nguyên khoáng
sản 39


4.4.1 Xây dựng CSDL bản đồ ( bản dồ nền) 39

4.4.2 Xây dựng CSDL không gian 41

4.5 Đánh giá khả năng ứng dụng của bản đồ chuyên đề Tài nguyên
khoáng sản 46

4.6 Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfor trong
xây dựng bản đồ chuyên đề Tài nguyên khoáng sản huyện Đại Từ
46

4.6.1 Ưu điểm 46

4.6.2 Nhược điểm 48

4.6.3 Các giải pháp khả thi xây dựng và quản lý tài nguyên khoáng
sản huyện Đại Từ 48

PHẦN 5 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Kiến Nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51





LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tế”, thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập,
nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học và
thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các
trường Đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng biết ơn, em xin chân thành cảm ơn Th.S Ngô Thị
Hồng Gấm đã tận tình hướn dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thược
hiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập, rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Đại Từ, Phòng Tài Nguyên
Môi Trường huyện Đại Từ đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Em cũng gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên
cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập va thời gian em
thực hiện chuyên đề này.
Trong quá trình thực tập và làm chuyên đề, em đã cố găng hết mình
nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt
nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Lại Thế Hiếu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 CSDL
Giá Trị Sản Xuất

2
CTCP Công Ty Cổ Phần
3
CTTNHH Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
4
GDTX Giáo Dục Thường Xuyên
5
GCNQSDD Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
6
GTSX Giá Trị Sản Xuất
7
HTX Hợp Tác Xã
8
KHKT Kinh Tế Kỹ Thuật
9
THCS Trung Học Cơ Sở
10
THPT Trung Học Phổ Thông
11
UBND Uy Ban Nhân Dân











DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp các đơn vị, tổ chức khai thác chế biến khoáng sản
trên địa bàn huyện Đại Từ 31
Bảng 4.2: Các trường dữ liệu thuộc tính về cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng
sản 36
Bảng 4.3: Các trường dữ liệu thuộc tính về mật độ điểm mỏError! Bookmark not defined.
3
Bảng 4.4 Các trưòng dữ liệu thuộc tính về thành phần khoáng sản 38











DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Thành phần cơ bản của GIS 6
Hình 4.1: tạo bảng( môi trường làm việc trong Mapinfor) 36
Hình 4.2: Bảng dữ liệu thuộc tính của tài nguyên khoáng sản 37
Hình 4.3: Bảng CSDL thuộc tính về mật độ điểm mỏ cho từng xã 38
Hình 4.4: CSDL thuộc tính cho thành phần khoáng sản 39
Hình 4.5: Bản đồ địa giới hành chính (lớp bản đồ nền)
40

Hình 4.6: Hộp thoại Creat Thematic Map (Ranges)
41

Hình 4.7: Hộp thoại Creat Thematic Map (Individual)
42

Hình 4.8: Hộp thoại Creat Thematic Map (Bar Charts)
41

Hình 4.9: Kết qủa thực hiện của xây dựng CSDL không gian tài nguyên
khoáng sản
43

Hình 4.10: Hộp thoại Create Graph(Pie) 44
Hình 4.11 Kết quả của xây dựng CSDL không gian thể hiện thành phần trữ
luợng khoáng sản 44
Hình 4.12: Bản đồ Chuyên đề tài nguyên khoáng sản huyện Đại Từ - Tỉnh
Thái Nguyên 45
Hình 4.13: Kết quả tìm kiếm thông tin trong trường dữ liệu 48

1



MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về tài nguyên
khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
Ngành công nghiệp khai khoáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển của đất nước, đóng góp khoảng 11% GDP và 25% thu ngân sách
nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản
còn lộ nhiều điểm hạn chế như hiệu quả kinh tế còn chưa cao, lãng phí, cạn
kiệt tài nguyên và để lại nhiều tác động xấu đối với môi trường, xã hội. (Báo
cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
[9]
)
Ngày nay, sự phát triển kinh tế xã hội, cùng với sự gia tăng dân số đặc
biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Kèm theo
đó là sự ô nhiễm môi trường đã và đang làm cho các nguồn tài nguyên khoáng
sản dần cạn kiệt, suy thoái nghiêm trọng. Nhu cầu cấp thiết hiện nay đó là: Sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Để đạt được yêu cầu đó thì việc
xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho công tác quản
lý và sử dụng tài nguyên là hết sức cần thiết.
Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển rất nhanh và
được áp dụng trong mọi lĩnh vực. Nó giúp cho năng suất và chất lượng của
các ngành được nâng lên tầng cao mới. Tin học đóng vai trò quan trọng trong
công tác quy hoạch và sử dụng tài nguyên. Giúp cho công tác quy hoạch quản
lý lãnh thổ, xử lý và tổng hợp thông tin nhanh. Đưa ra quyết sách toàn diện,
đúng đắn, kịp thời về các vấn đề liên quan đến quy hoạch, sử dụng tài nguyên
khoáng sản. Công cụ đó chính là công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường, sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Ngô Thị
2


Hồng Gấm em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Ứng dụng công nghệ GIS xây
dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tại huyện Đại Từ , Thái Nguyên”
1.2 Mục đích, mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Từ
- Tìm hiểu về hiện trang nguồn cơ sở dữ liệu tại huyện Đại Từ
- Tìm hiểu được tính năng và phương pháp sửu dụng phần mềm
MAPINFO, nhằm ứng dụng nó trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên
khoáng sản
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và thành lập bản đồ chuyên đề về tài
nguyên khoáng sản để phục vụ công tác quản lý, sử dụng mỏ khoáng sản trên
địa bàn Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.3 Yêu cầu
- Điều tra thu thập đầy đủ, chính xác số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của huyện.
- Điều tra hiện trạng, thông tin về trữ lượng, quy mô của nguồn tài
nguyên khoáng sản tại địa phương.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học để nhập, lưu trữ và xử lý số
liệu không gian và thuộc tính.
1.4 Ý nghĩa
* Ý nghĩa trong học tập và nghiêm cứu khoa học:
- Nắm vững các kiến thức về xây dựng cơ sở dữ liệu trên công nghệ GIS
- Nắm vững các kiến thức về quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên khoáng sản
- Kết hợp lý thuyết quản lý tài nguyên khoáng sản với công nghệ GIS
để ứng dụng vào thực tiễn.
- Sử dụng thành thạo công nghệ GIS

- Giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực tế, nhằm hiểu rõ quy trình, bản
chất bài học trên lớp.
3


* Ý nghĩa thực tiễn:
- Quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần GIS vào
thực tế và nghiên cứu mô hình phù hợp dựa trên thông tin sãn có trên bản đồ
địa chính, bản đồ hiện trạng.
- Góp phần vào công tác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản
hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Kết quả đề tài giúp cho chủ đầu tư, các nhà quản lý có những quyết
sách trong đầu tư, khai thác khoáng sản. Giúp cho công tác quy hoạch, sử
dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý và bền vững.

















PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4


2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 có
hiệu lực từ ngày 01/7/2004;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
việc thi hành Luật Đất đai;
- Luật khoáng sản số 60/2010/QH 12 ngày 17 tháng 11 năm 2010
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật khoáng sản;
- Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2007;
- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Thông tư 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/07/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
102/2008/NĐ-CP ngày 15/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu
thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
2.1.2 Các khái niệm về khoáng sản, quản lý tài nguyên khoáng sản
Luật Khoáng sản năm 2010 có quy định: "Khoáng sản là khoáng vật,
khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong
lòng đất, trên mặt bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ".
Trong địa chất học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp

kháng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do các quá trình địa chất xác
định, mà từ đó con người có thể lấy kim loại, các hợp chất hay các khoáng vật
để sử dụng trong nền kinh tế quốc dân.
5


Tóm lại, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự
nhiên hàng ngàn, hàng nghìn năm ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong
lòng, trên mặt đất. Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài
sản quan trọng của quốc gia. Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức
tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng
pháp luật
2.2 Hệ thống thông tin địa lý ( GIS)
2.2.1.Khái niệm
- Theo Carter (1989): GIS là một thực thể cơ quan, phản ánh một cấu
trúc tổ chức được tổng hợp của kỹ thuật với một cơ sở dữ liệu, chuyên gia và
sự không ngừng cung cấp tài chính.
- Theo Goodchild: GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu trả lời
các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý.
- Theo Anorff định nghĩa (1989): GIS là một chuỗi các hoạt động dựa
trên cơ sở máy tính hoặc bằng tay được sử dụng để lưu trữ và thao tác các dữ
liệu địa lý.
Tóm lại, hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System –
GIS) được định nghĩa như là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập
nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục
đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian hay các thông tin liên quan đến
địa lý.
Một hệ thống thông tin địa lý gồm 5 thành phần cơ bản với những chức

năng rõ ràng. Đó là phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy
trình. Nó hỗ trợ việc ra quyết định cho việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất,
tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông và những việc lưu trữ dữ liệu
hành chính.
6















Hình 2.1: Thành phần cơ bản của GIS
2.2.2.Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể chia ra làm 2 loại
cơ bản: Số liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc trưng
riêng và chúng khác nhau về yêu cầu và lưu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và
hiển thị.
Số liệu không gian: là những mô tả của hình ảnh bản đồ số, chúng bao
gồm toạ độ, quy luật, các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ
thể trên từng bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để
tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi…

Số liệu phi không gian: là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan
hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không
gian được gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các
đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin
địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung.
7


- Mô hình thông tin không gian.
+ Mô hình Vector: Thực thể không gian được biểu diễn thông qua các
phần tử cơ bản là điểm, đường, vùng. Vị trí không gian của thực thể được xác
định bởi toạ độ trong một hệ thống toạ độ thống nhất toàn cầu (hệ toạ độ địa lý).
+ Mô hình Raster: Phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một
lưới các ô vuông hay điểm ảnh (pixel).
- Mô hình thông tin thuộc tính: Số liệu phi không gian hay còn gọi là
thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc điểm về các hiện tượng xảy ra tại
các vị trí địa lý xác định. Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ
GIS là khả năng của nó trong việc liên kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản
đồ và dữ liệu thuộc tính.
2.3. Ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản
2.3.1 Tình hình ứng dụng công nghệ GIS trên thế gới
Công nghệ thông tin địa lý (gọi tắt là GIS - Geographic Information
System) - được hình thành vào những năm 1960, và phát triển rất rộng rãi
trong 10 năm lại đây. Hiện nay các quốc gia phát triển việc ứng dụng GIS đã
chuyển sang lĩnh vực thương mại và hướng dẫn phục vụ cộng đồng. Vấn đề
quản lý dữ liệu thông tin mỏ khoáng sản hiện nay cũng đang là một vấn đề
đang được các công ty phần mềm tiếp cận và triển khai. Phần lớn các công ty
phát triển các modul quản lý trong phần mềm xây dựng. Các modul trong
AutoCad, MapInfo, ArcInfo, ArcGIS … để quản lý các đối tượng trong bản
vẽ chưa hoàn toàn quản lý dữ liệu mỏ khoáng sản. Cơ sở dữ liệu mỏ khoáng

sản có khối lượng thông tin khổng lồ và mỗi nước lại có đặc thù riêng cho nên
chưa có phần mềm riêng quản lý dữ liệu khoáng sản.


2.3.2 Tình hình ứng dụng công nghệ GIS ở trong nước
8


Ở Việt Nam, GIS bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 thông qua các
dự án hợp tác quốc tế, các chương trình nghiên cứu của LHQ. Năm 1995, Bộ
KH&CN triển khai dự án ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên
và giám sát môi trường trên lãnh thổ Việt Nam và ở các tỉnh. Hiện nay các
bản đồ GIS về hành chính của Việt Nam được phát triển nhiều trên các
website chính phủ và các bộ, địa phương. Hiện nay website về khoáng sản
chủ yếu để giới thiệu cho cộng đồng có tính chất khái quát không có tính chất
chuyên sâu về quản lý và các dữ liệu. Công tác quản lý khoáng sản như trữ
lượng, tọa độ cấp phép là tài liệu tuyệt mật không cho phép quảng bá cho nên
các tỉnh chưa có phần mềm chuyên dụng để quản lý dữ liệu khoáng sản.
Năm 2007 Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm đã tiến hành "Thống kê, kiểm kê
tài nguyên khoáng sản rắn (trừ vật liệu xây dựng thông thường); đánh giá
hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý”. Trong đề tài này
các tác giả đã đưa ra phần mềm Cơ sở dữ liệu thống kê – kiểm kê khoáng sản
Chương trình này được viết trực tiếp trên Microsoft Office Access.
Trong phần mềm này các tác giả đã quản lý cơ bản những yếu tố dữ
liệu thông tin, chưa có sự liên kết với dữ liệu bản đồ cũng như chưa quản lý
các hình ảnh, video, văn bản liên quan đến mỏ.
2.4 GIS trong thành lập bản đồ
GIS trong thành lập bản đồ có 2 ứng dụng:
+ Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ.
+ Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu.

- Ưu điểm của GIS trong thành lập bản đồ.
+ Ưu điểm chính trong tự động hoá là sửa chửa dễ dàng.
+ Các đối tượng có thể thay đổi trong bản đồ số mà không cần vẽ lại.
+ Tỷ lệ và phép chiếu thay đổi dễ dàng.
- Sự khác biệt giữa tự động hoá và GIS.
+ Tạo bản đồ cần: Hiểu biết về vị trí của đối tượng, giới hạn thuộc tính.
9


+ GIS cần: Hiểu biết về vị trí của đối tượng và quan hệ giữa đối tượng
và thuộc

tính
2.4.1 Giới thiệu chung về phần mềm MapInfo
MapInfo là một trong những phần mềm đồ họa của GIS, được ứng dụng
rất hiệu quả trong việc biên tập và kết xuất bản đồ. Ngoài ra, MapInfo còn cung
cấp những công cụ hiệu quả trong việc phân tích không gian như định vị một
địa chỉ trên bản đồ (Geocoding), chồng xếp các lớp dữ liệu (Overlay), phân
tích thống kê dữ liệu theo một tiêu chí nhất định (Staticstis),… Đặc biệt
MapInfo rất hiệu quả trong việc tạo ra những bản đồ chuyên đề (Map Themetic)
từ các lớp dữ liệu (Layers) đã có. MapInfo còn có chức năng số hóa (Digitize) để
tạo dữ liệu Vector từ ảnh Raster. Nếu xét toàn bộ quy trình số hóa và biên tập
bản đồ từ bản đồ giấy hoặc từ số liệu trị đo, thì MapInfo hữu hiệu trong giai đoạn
biên tập và kết xuất.
Tổ chức thông tin bản đồ MapInfo:
- Tổ chức thông tin theo tập tin:
+ Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi
bảng là một tập hợp các tập tin (File) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa
các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào chức năng của
phần mềm MapInfo khi đã mở ít nhất một bảng, toàn bộ các MapInfo table mà

trong đó chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin.
+ Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo
các tập tin có phần mở rộng (extension) như sau:
tab: Tập tin mô tả khuôn dạng CSDL đính kèm với bản đồ.
dat: Tập tin chứa thông tin phi không gian.
map: Tập tin chứa thông tin, mô tả các đối tượng bản đồ.
id: Tập tin chỉ số đối tượng.
wor: Tập tin quản lý chung.
- Tổ chức thông tin theo đối tượng:
10


+ Các thông tin bản đồ trong phần mềm GIS thường được tổ chức theo
từng lớp bản đồ. Một lớp bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông
tin lên nhau. Mỗi lớp thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng
thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thống nhất. Thể hiện
và quản lý các đối tượng địa lý không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ
một mục đích nhất định trong hệ thống.
+ Trong MapInfo thì mỗi một lớp bản đồ là một lớp các đối tượng hình
học cơ bản (điểm, đường, vùng).
Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng giúp cho việc xây
dựng thành các khối thông tin độc lập cho các lớp bản đồ máy tính, dễ dàng
thêm vào mảnh bản đồ các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng
không cần thiết.
- Các đối tượng bản đồ chính mà MapInfo sẽ quản lý:
+ Đối tượng vùng (Region) - Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và
bao phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các đa giác (polygons),
ellipse, hình chữ nhật,…Ví dụ: Vùng lãnh thổ địa giới một xã,…
+ Đối tượng điểm (Point) - Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa
lý. Ví dụ: Điểm trụ sở UBND xã, điểm thu gom rác,

+ Đối tượng đường (Line) - Thể hiện các đối tượng không khép kín
hình học. Chúng có thể là đường thẳng, các đường gấp khúc, các cung. Ví dụ:
Đường phố, sông, suối,…
+ Đối tượng chữ (Text) - Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý
của bản đồ. Ví dụ: Tên trụ sở UBND xã,…




PHẦN 3
11


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Tính năng và phương pháp sử sụng phần mềm tin học MapInfo trong
xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên
3.2 Địa điểm thời gian tiến hành
3.2.1 Địa điểm
- Phòng Tài Nguyên và Môi trường Huyện Đại Từ
3.2.2 Thời gian:
- Từ 20/1/2014 đến ngày 30/4/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đại Từ
- Thu thập, tổng hợp dữ liệu mỏ khoáng sản
- Nghiên cứu và ứng dụng phần mềm MapInfo xây dựng cơ sở dữ liệu
tài nguyên khoáng sản huyện Đại Từ

- Thành lập bản đồ chuyên đề khoáng sản huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra cơ bản
- Thu thập tài liệu bản đồ,
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đại Từ
- Các thông tin, số liệu, hình ảnh về CSDL tài nguyên khoáng sản của
huyện Đại Từ. Tình hình quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện
3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa
- Đi thực địa tất cả các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện, quan sát hiện
trạng khai thác, khoanh vẽ hiện trạng sử dụng đất của từng mỏ.
3.4.3 Phương pháp phân tích thống kê
12


- Phuơng pháp này dùng để tổng hợp các số liệu thu thập

được.
- Phân cấp tài liệu thu thập được.
- Thống kê các dữ liệu, số liệu theo các tiêu thức của một cơ cấu.
- Xử lý, tổng hợp tài liệu: Xâu chuỗi các dữ liệu, số liệu một cách hệ
thống theo từng nội dung cụ thể; từ những số liệu rời rạc tổng hợp thành
những bảng biểu thống kê, biểu đồ đồ thị; căn cứ vào kết quả này để tổng
hợp, nhận xét và kết luận.
3.4.4 Phương pháp số hoá bản đồ
Trên cơ sở vận dụng phần mềm MapInfo xây dựng, thành lập bản đồ
gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Từ đó, tiến hành xử lý, tích
hợp phân tích, mô hình hoá, biên tập, xuất bản,… ra hệ thống dữ liệu theo
mục đích đề ra. Phương pháp này được sử dụng nhiều để xây dựng hệ thống
bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội, bản đồ về văn hoá, giao thông, môi
trường…

- Phương pháp bản đồ: là phương pháp chủ yếu và quan trọng, các
thông tin về đối tượng không gian được trình bày thông qua hình ảnh đồ hoạ,
bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số lưu trữ trong hệ thống máy tính. Bản đồ
là đối tượng dữ liệu đầu vào, đồng thời cũng là sản phẩm đầu ra, nó quyết
định đến tính chính xác và hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai. Do đó,
việc xử lý dữ liệu đầu vào là rất quan trọng.
Nội dung bản đồ sử dụng các phương pháp thể hiện sau:
- Phương pháp ký hiệu: Là phương pháp thể hiện các đối tượng ở
những điểm đã được xác định về mặt vị trí. Đối với ký hiệu nhỏ trên bản đồ
ngoài thể hiện vị trí của đối tượng còn thể hiện chất lượng, số lượng, cấu
trúc đối tượng, động lượng của hiện tượng. Trong phương pháp này, gồm
có 4 loại ký hiệu: ký hiệu chữ, ký hiệu hình học, ký hiệu tượng trưng, ký
hiệu nghệ thuật.
13


- Phương pháp đồ giải: Là phương pháp biểu thị sự phân chia lãnh thổ
ra những vùng khác nhau theo đặc điểm này hay đặc điểm khác của tự nhiên,
kinh tế hay xã hội. Phương pháp này được dùng để biểu thị các đối tượng
phân bố rộng khắp. Nó được phân chia theo chỉ tiêu nhất định, người ta dùng
màu sắc thể hiện chất lượng của đối tượng.
- Phương pháp biểu đồ: Là phương pháp khái quát số liệu thống kê
bằng các biểu đồ theo các đơn vị hành chính. Đồ họa cơ bản được dùng trong
phương pháp này là biểu đồ cột, biểu đồ diện tích và biểu đồ khối.
3.5 Phương tiện nghiên cứu
* Phần cứng
- Máy LAPTOP lenovo chíp Intel Core i3, bộ nhớ RAM 3Gb.
* Phần mềm
- Hệ điều hành Window 7-Ultimate
- Phần mềm Excel để thống kê, tổng hợp dữ liệu.

- Phần mềm MapInfo 9.5 để thành lập bản đồ chuyên đề về tài nguyên
khoáng sản
- Phần mềm FOXIT READER với công cụ PDF Printer










14


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đại Từ
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái
Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, với tổng diện tích tự nhiên
56.856,12 ha, huyện nằm trong toạ độ từ 21
0
30' đến 21
0
50' độ vĩ bắc, 105
0

32'
đến 105
0
42' độ kinh đông, ranh giới của huyện xác định cụ thể theo các
hướng như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Hoá.
- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Phú Lương.
- Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
Với điều kiện vị trí địa lý như trên, huyện Đại Từ có điều kiện phát huy
khai thác tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.
4.1.1.2 Địa hình
Huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bốn phía bởi các dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa Huyện và
tỉnh vĩnh phúc, Phú Thọ, có độ cao từ 300-600m.
- Phía Bắc có dãy núi Hồng và dãy núi Chúa.
- Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150-300m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
Huyện Đại Từ có địa hình tương đối phức tạp, mang đặc trưng của
vùng núi, trung du, đồng bằng. Hướng chủ đạo địa hình của huyện theo
hướng Tây bắc - Đông nam.
15


4.1.1.3 Sông ngòi thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Địng Hóa xuống theo hướng
Bắc Nam với chiều dài chảy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các
sông suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê… cũng là nguồn nước
quan trọng trong đời sống và sản xuất của huyện.

- Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước là 769 ha,
vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ
Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh
Bắc Giang, ngoài ra còn có các hồ Phượng Hoàng, Đoàn Ủy, Vai Miếu, Đập
Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước
tưới bình quân 40 – 50 ha mỗi đập và từ 180 – 500 ha.
4.1.1.4 Khí hậu
- Đại Từ là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
chia làm 4 mùa song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do ảnh
hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi cao bao bọc Đại Từ thường có
lượng mưa lớn nhất tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm –
2.000mm rất thuận lợi cho cho phát triển sản xuất nông nghiệp của Huyện (
đặc biệt là cây chè ), lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và
thời gian, có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa
cường độ mưa lớn, chiếm gần 80% tổng lượng mưa trong năm.
- Do mưa nhiều nên độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm từ 70 – 80%,
nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,9
0
C, nhiệt độ trung bình cao nhất
trong năm là 27,2
0
C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 20
0
C
4.1.1.5 Điều kiện môi trường và thảm thực vật
Huyện Đại Từ có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho
sự phát triển những nhóm cấy lương thực, hoa màu, cây ăn quả và cây công
nghiệp lâu năm.
16



Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, thích hợp và phát triển ở
những vung đất bằng trên các loại đất phù sa, đất glây trung tính ít chua,
ngoài ra còn ngô và khoai lang.
Cây công nghiệp: chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của
huyện, chủ yếu là cây chè
Cây thực phẩm: bao gồm rau xanh các loại phát triển ở các xã phía nam
của huyện, ngoài ra còn có các cây khác như đậu tương, lạc…
Cây ăn quả: điều kiện tự nhiên của huyện thích hợp với một số cây ăn
quả như vải, nhãn, cam, quýt, táo….
4.1.1.6 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.6.1 Về đất đai thổ nhưỡng
Đất phù sa chua (Pa) – Dystric Fluvisols (Fld): Đất phù sa chua có diện
tích 1708,83 ha, chiếm 2,96 % đất tự nhiên, phân bố hầu hết ở các xã trong
huyện, nhưng tập chung nhiều ở các xã Bản Ngoại, Hùng Sơn, Phú Lạc, Cù
Vân, An Khánh, dọc theo sông Công và các ngòi suối lớn. Loại đất này có
đặc điểm rất chua, tầng đất có tỷ lệ hữu cơ trung bình 1,75 OM, lân tổng số
trung bình, lân dễ tiêu khá, kali dễ tiêu trung bình, độ no bazơ thấp (<50%)
Đất phù sa Glay (Pg) – Gleyic (Flg): loại đất này có toongr diện tích
6.664,9 ha, chiếm 11,57% diện tích đất tự nhiên vầ được phân bố chủ yếu ở
các xã Bình Thuận, Lục Ba, Van Thọ. Loại đất này có đặc trưng cơ bản sau:
do tính chất của sông nhỏ và ngòi , suối nằm trong vùng đồi núi nên chủ yếu
là do sản phẩm bồi tụ của nhóm đất xám tạo thành, với dung tích hấp thụ thấp
từ 8,27 đến 16,35 1đ1/gam sét, pHkcl từ 4- 5, độ no bazơ 27 – 69, thành phần
cơ giới thường là thịt pha cát, tỷ lệ sét nhỏ hơn 0,002mm từ 8 – 18 %, hàm
lượng cacbon hữu cơ từ 0,8 – 1,3%, lân tổng số từ 0,07- 0,08%
Đất lầy (Glu) – Umbric gleysols (Glu): đất lầy có diện tích 398,7 ha,
chiếm 0,69% diện tích đất tự nhiên, loại đất lầy phân bố rải rác trong khu vực
thung lũng sông ngòi tập chung chủ yếu ở các xã Văn Yên, Vạn Thọ, Phú

17


Lạc, Tiên Hội… Loại đất này có đặc tính glây mạnh ở độ sâu từ 0 – 50cm,
thường ở địa hình thấp, trũng, đọng nước và nơi có mực nước ngầm ở gần
mặt đất. Đặc tính cơ bản là: hàm lượng chất hữu cơ trung bình khá, tỷ lệ các
bon hữu cơ từ 2,5 – 3%, đất chua và rất dễ chua pHkcl 4 – 4,6, phân giải chất
hữu cơ chậm, đất nghèo lân và kali. Hiện tại đất được dùng chủ yếu để trồng
một vụ lúa.
Đất đá bọt (Rk) – Haplic Andosols ( ANh): diện tích 312,8 ha, chiếm
0,54% diện tích đất tự nhiên, tập chung ở khu vực xã Phục Linh. Đặc tính đặc
trưng lượng hữu cơ tầng mặt còn khá, dung tích hấp thụ khá, hàm lượng lân
và kali thấp.
Đất xám Feralit phát triển trên đất cát (Xf5) – Ferralic Acrisols: có tổng
diện tích 4.829,85 ha, chiếm 8,36 diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở
xung quanh núi Pháo thuộc xã Hà Thượng, Cù Vân, Tân Thái. Đất có thành
phần cơ giới nhẹ, đất kém dính dẻo, tỷ lệ chất hữu cơ khá, khả năng hấp thu
thấp, nghèo lân và kali.
Đất xám Feralit phát triển trên đá sét và biến chất (Xf3) – Ferralic
Acrisols (Acf): có diện tích 14.607,13ha, chiếm 25,28% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở các xã Cát Nê, Quân Chu, Vạn Thọ, Tân Thái, Anh Khánh,
Yên Lãng, Phú Thịnh trên địa hình đồi núi thấp (25- 200m). Đất có tầng mặt
mỏng , rất chua, hàm lượng chất hữu cơ cũng như lân và kali đều thấp, dung
tích hấp thu nhỏ, đất ở địa hình dốc, thiếu nước
Đất xám feralit (Xf) – Feralic Acrisols (ACf): đây cũng là loại đất xám
Feralit nhưng khác với các loại đất xám trước là ở chỗ mẫu chất là sản phẩm
dốc tụ hoặc đất được hình thành nhờ quá trình trồng lúa. Loại đất này có diện
tích là 1.829,82ha, chiếm 3,17 diện tích tự nhiên, được phân bố ở các xã dọc
thung lũng sông Công như Ký Phú, Văn Yên, Lục Ba, Bình Thuận, Tiên Hội.
Đặc điểm chung của loại đất này là dính bết, có đá lẫn, có cấu trúc hạt. Đất

18


chua nghèo hữu cơ, khả năng hấp thu kém ( 3,1 – 5me/100g đất và 8,87 –
15,4me/100g sét), đất thị trung bình và nhẹ.
Đất xám bạc màu (X) – Haplic acrisols (Ach): đây là loại đất xám được
hình thành từ đất Feralit biến đổi do trồng lúa bị bạc màu. Đất có diện tích
828,71ha, chiếm 1,43 diện tích tự nhiên, được phân bố tập chung ở các xã
Bản Ngoại, Tiên Hội, Ký Phú, Cát Nê. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, khả
năng hấp thu kém ( 4,47 – 6,53me/100g đất và 11,48 – 21,7me/100g sét)
Đất xám mùn phát triển trên đá macma axit ( Xh4) – Humic acrisols
(ACu): đất được hình thành trên núi cao ( 700- 1.700m ) do vậy mà có điều
kiện tích lũy mùn, có diện tích 9.198,17ha, chiếm 15,92 % diện tích tự nhiên.
Đất thường ở địa hình cao, dốc, địa mạo núi cao và trung bình, đất có độ no
bazơ thấp, hàm lượng hữu cơ giàu, lân tổng số trung bình.
Đất xám mùn trên núi phát triển trên đá sét và biến chất (Xh3) – Humic
acrisols (ACu): đất có diện tích 116,2ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên.
Loại đất này hiện nay đang là rừng thứ sinh phát triển kém, một phần chỉ còn
là cây bụi hoặc lau lách.
Đất xám mùn phát triển trên đá macma bazơ và trung tính (Xh1) –
Humic Acrisols (ACu): đất có diện tích 6.465,16ha, chiếm 11,18% tổng diện
tích tự nhiên, đât chua có độ no bazơ thấp, lân tổng số trung bình, lân kali dễ
tiêu thấp. Trong phẫu diện chua thấy có đặc tính của feralic và ngược lại hàm
lượng hữu cơ đủ xếp có đặc tính humic. Đất có cấu trúc hạt và tơi xốp, hiện
nay đất đang được trồng rừng.
4.1.1.6.2 Về tài nguyên – khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều
tài nguyên nhất tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia thành
4 nhóm sau đây:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã

của huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An

×