LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất
phục vụ công tác quản lý đất đai
huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ”.
1
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................3
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................5
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................6
1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI........................................................6
2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT..........................11
3. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GEOGRAPHICAL INFORMATION
SYSTEM (GIS)...................................................................................................12
4. MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI
NGUYÊN ĐẤT..................................................................................................19
5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT.............................................................22
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................26
1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................26
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................28
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI....................................28
2. thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi ...............................................................32
2. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN
TAM NÔNG.......................................................................................................34
3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT..................................39
4. QUẢN LÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ
CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI..........................................................55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................69
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................69
2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................72
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi
quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác
trên trái đất.
C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.
Ngay phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có
ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập,
bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”.
Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho
phép ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội và đây
cũng là yêu cầu tất yếu đặt ra. Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp tiên
tiến này trong ngành Quản lý đất đai thì yêu cầu cốt lõi đặt ra là phải có sự đổi
mới mạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin.
Thông tin đất giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nó là
cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý
nhất cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất cũng như trong việc ra các quyết
định liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai thác hợp lý nhất đối với tài
nguyên đất đai. Theo BINNS “Hiểu biết đúng đắn các nguồn tài nguyên thiên
3
nhiên cùng với sự mô tả và ghi chép chính xác các tri thức đó là yếu tố cần thiết
trước tiên đối với việc sử dụng hợp lý và bảo tồn chúng một cách tốt nhất (Land
Information Management)”.
Nước ta, hiện nay đang trong công cuộc đổi mới chúng ta tiến hành công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
kéo theo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên một cách nhanh
chóng, bên cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phương trong cả nước
cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Vậy nên ngành quản lý đất đai buộc phải
có những thông tin, dữ liệu về tài nguyên đất một cách chính xác đầy đủ cùng
với sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học chặt chẽ thì mới có thể sử
dụng chúng một cách hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau phục vụ việc khai
thác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất gắn liền với quan điểm
sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường.
Huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ cũng giống như các huyện khác nằm
trong tình hình chung của cả nước, hiện nay các số liệu điều tra cơ bản, các loại
bản đồ, sổ sách, … liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu
trữ kồng kềnh, tra cứu thông tin khó khăn, … làm cho công tác quản lý đất đai
của huyện gặp nhiều vướng mắc và ít có hiệu quả. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên đất trên cơ sở cập nhật và đồng bộ hoá các thông tin về hệ quy chiếu, hệ
toạ độ, độ cao, các thông tin về hệ thống bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới
hành chính, thông tin về mô hình độ cao, địa hình, thông tin về các loại đất theo
hiện trạng sử dụng, thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông tin về
chủ sử dụng và các thông tin về những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên
đất. Từ đó cho thông tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung
ương, địa phương, của Ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin
đất đai cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi
mà hiện nay công tác quản lý về đất đai đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan
4
tâm của các ngành, các cấp và mọi người, tất cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ
và chính xác.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong
muốn đóng góp một phần trong công việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý
đất đai hiện đại từ trung ương đến địa phương. Được sự phân công của khoa Đất
và Môi trường - trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy giáo: Th.S. Trần Quốc Vinh giảng viên bộ môn Địa chính –
khoa Đất và Môi trường, cùng với sự tiếp nhận và giúp đỡ nhiệt tình của phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, tôi tiến hành
nghiên cứu thực hiện đề tài:
“Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai
huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ”.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) (đặc biệt là
khả năng ứng dụng trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất),
đồng thời tìm hiêu công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai
của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử
dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh
thực tiễn tại địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Các thông tin xây dựng đảm bảo đầy đủ và chính xác, nắm chắc và thể hiện rõ
được cách thức ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin phải thống nhất, có tổ chức và
thích hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
- Cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu phân tích, xử lý, lưu trữ số liệu, cung cấp
thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác.
5
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học đều có định
nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm chung nhất thì: “Quản
lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá
và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng quyền
lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động đến
quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục
vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Quản lý đất
đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và
công cụ quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; thông qua quy
hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp.
1.1. Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ
1.1.1. Thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến
1.1.1.1. Thời kỳ phong kiến dân tộc (từ năm 938 đến năm 1858)
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực
thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
chiếm đại bộ phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong
cấp. Chính vì thế dân ta có câu: “Đất vua, chùa làng”.
Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để lắm
vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập ra hồ sơ quản lý đất đai
như: Sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng.
6
1.1.1.2. Thời kỳ thực dân phong kiến
Do chính sách cai trị của thực dân pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều
chế độ quản lý điền địa khác nhau:
- Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ
- Chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung kỳ
- Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động sản của
người pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc
- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng tại Bắc kỳ
- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21-7-1925 (sắc lệnh 1925) áp dụng tại Nam
kỳ và các nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
1.1.1.3. Quản lý đất đai ở các tỉnh phía Nam thời Mỹ - Nguỵ
Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam nằm dưới ách cai trị của Mỹ - Nguỵ nên
vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây:
- Tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925.
- Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phương thuộc Nam kỳ đã hình thành
trước Sắc lệnh 1925.
- Chế độ quản thủ địa chính áp dụng ở một số địa phương thuộc Trung kỳ.
Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyền Việt Nam cộng hoà đã có Sắc lệnh
124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quản thủ điền địa tại những địa
phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925. Như vậy từ năm 1962, trên lãnh thổ
Miền Nam do Nguỵ quyền Sài Gòn kiểm soát tồn tại hai chế độ: Chế độ quản
thủ điền địa và tân chế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925.
1.1.2.Thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1979
1.1.2.1. Từ năm 1980 đến năm 1988
Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính
phủ “về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng
7
đất trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý
đất đai thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhất.
Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau:
- Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất
- Thống kê, đăng ký đất đai
- Quy hoạch sử dụng đất
- Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử dụng
đất
- Giải quyết các tranh chấp về đất
- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc
thực hiện các chế độ, thể lệ ấy.
1.1.2.2. Từ năm 1988 đến nay
- Luật đất đai năm 1988: Nội dung của Luật gồm 6 chương 57 điều, được
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987 và
được chủ tịch HĐBT công bố ngày 08 tháng 01 năm 1988. Đây là bộ luật đầu
tiên của Nhà nước ta quy định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi,
nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ
chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài có thời hạn và tạm thời người
sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy
định: Chế độ quản lý sử dụng các loại đất (5 loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng) lập bản đồ địa
chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
- Luật đất đai 1993: Nội dung của gồm Luật 7 chương 89 điều, được quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 07 năm 1993. Trong
quá trình thi hành Luật đất đai 1998 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp, Luật
đất đai 1993 ra đời thay thế luật đất đai 1988. Luật đất đai 1993 khẳng định lại
8
quyền sở hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất
đai (7 nội dung). Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử
dụng). Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính
phủ trong việc giao đất theo hạng mức đất và loại đất.
- Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương 146 điều được nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày
01/07 năm 2004. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai 1993 và các luật
sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đấtphù hợp
với tiến trình hội nhập quốc tế.
Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau:
+ Phân định rõ 3 nhóm đất chính: nhóm đât nông nghiệp (bao gồm đất
nông nghệp và đất lâm nghiệp quy định ở luật đất đai 1993), Nhóm đất phi nông
nghiệp (bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng và một phần đất
chưa sử dụng ở luật đất đai 1993). Luật quy định rõ đất khu công nghiệp, đất
khu công nghệ cao, đất sử dụng cho khu kinh tế, đất làm mặt bằng xây dựng cơ
sở sản xuất kinh doanh.
+ Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của
UBND cấp huyện và cấp tỉnh (chính phủ không làm chức năng này).
+ Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở
Việt Nam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình
công cộng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, ngưòi Việt Nam định cư ở
nước ngoài được quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ
trung ương đến địa phương, tại điều 6 chương I Luật đất đai 2003 nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa việt nam đã nêu nội dung quản lý nhà nước về đất đai:
9
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Thống kê, kiểm kê đất đai;
g) Quản lý tài chính về đất đai;
h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
j) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ
quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ
năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
10
2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảng của
kết cấu hạ tầng về thông tin nó bao gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành
để tạo thành một hệ thống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần: cơ sở dữ
liệu về chính trị (chính sách, pháp luật, tổ chức cán bộ); cơ sở dữ liệu về kinh tế
(nguồn lực - tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế, kết quả hoạt động của các ngành kinh tế - nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); cơ sở dữ liệu xã hội (dân số, lao động văn hoá, giáo dục, y tế,
thể thao); cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất (CSDLTNĐ) là một thành phần không
thể thiếu được của cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cơ sở dữ liệu tài nguyên đất bao gồm toàn bộ thông tin về tài nguyên đất đai
và địa lý ; nội dung thông tin được phân loại theo đối tượng địa lý như thuỷ văn,
giao thông, dân cư, địa giới, hiện trạng sử dụng đất, các công trình cơ sở hạ tầng
…. Xét về các yếu tố cấu thành, chúng có thể chia ra thành hai phần cơ bản là
cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai. Thông tin về tài nguyên đất
đai đuợc thể hiện bằng dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính có cấu trúc.
Với cách nhìn bản đồ như một hệ cơ sở dữ liệu, ta thấy rằng bản đồ là tập
hợp các dữ liệu địa lý, các dữ liệu này mô tả các đối tượng trong thế giới thực
bằng vị trí toạ độ duới một hệ toạ độ xác định, ngoài ra dữ liệu địa lý còn chứa
đựng các thông tin về thuộc tính của đối tượng. Việc xác định và ước đoán tài
nguyên tự nhiên, môi trường và đất đai sẽ cung cấp nhiều đối tượng phản ánh
mới cho bản đồ.
Cấu trúc CSDLTNĐ: Về nguyên tắc một hệ thống thông tin của ngành
hợp lý nhất là có tổ chức dựa trên cơ cấu tổ chức của ngành chủ quản, cơ cấu tổ
chức được phân thành các cấp trung ương và địa phương. Thông thường các địa
phương đóng vai trò là nơi thu thập, cập nhật các thông tin chi tiết, cung cấp
11
thông tin đầu vào cho toàn bộ hệ thống và cũng sẽ là nơi quản lý và sử dụng chủ
yếu các thông tin cshi tiết, còn cấp trung ương nhu cầu chủ yếu lại là các thông
tin tổng hợp từ các thông tin chi tiết. Có 4 phương án lưu trữ và quản lý dữ liệu
bao gồm: Quản lý tập trung; Phân tán bản sao; Phân tán dữ liệu; Phân tán dữ
liệu chi tiết; Tập trung số liệu tổng hợp. Căn cứ vào trình độ quản lý, mức độ ổn
định của quy trình quản lý, phân bố tần xuất sử dụng thông tin giữa các đơn vị
để xác định phương án thích hợp.
Chuẩn hoá CSDLTNĐ: cơ sở dữ liệu tài nguyên đất khi đưa vào sử dụng
phải được chuẩn hoá dữ liệu, đảm bảo tính thống nhất của cơ sở dữ liệu khi chia
sẻ cho nhiều đối tượng sử dụng hoặc hiệu chỉnh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc
chuẩn hoá cơ sở dữ liệu phải đáp ứng được các nhu cầu: Xác định thống nhất
cho từng thể dữ liệu, xác định quy trình thống nhất để chuyển các dữ liệu cũ về
dạng chuẩn. Nội dung chuẩn hoá bao gồm: chuẩn hoá thiết bị tin học (hệ điều
hành, mạng, thiết bị phần cứng, chuẩn phần mềm ứng dụng, bảng mã ký tự và tổ
chức dữ liệu), chuẩn hoá hệ quy chiếu, toạ độ, địa giới, địa danh); chuẩn hóa hệ
thống bản đồ, …
3. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GEOGRAPHICAL
INFORMATION SYSTEM (GIS)
Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều có thể bắt
gặp các Hệ thống thông tin và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau tuỳ
theo từng lĩnh vực (hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin nhân sự…)
cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay đã đáp
ứng và giải quyết được những bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra.
Trong lĩnh vực hoạt động của xã hội, thông tin là mạch máu chính của các công
cụ quản lý: Quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, dù sử dụng
công cụ nào thô sơ hay hiện đại đều là thu thập và xử lý thông tin. Thông tin đất
12
là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường được thể
hiện bằng Hệ thống thông tin Địa lý, Hệ thống thông tin đất. Hai vấn đề này là
cơ sở chính của hệ thống thông tin định hướng theo từng ô thửa và các hoạt
động của nó.
3.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý
Có nhiều cách định nghĩa về Hệ thống thông tin địa lý:
Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ
liệu vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra.
Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán.
Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử
dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter).
Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân
tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian, công
nghệ GIS có thể nói là tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các phương tiện
nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng.
Định nghĩa theo sự trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ
thống trợ giúp việc ra quyết định, tích hợp các số liệu không gian trong một cơ
chế thống nhất.
Nói tóm lại theo BURROUGHT : “GIS như là một tập hợp các công cụ cho
việc thu nhập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các dữ liệu mang tính chất không
gian từ thế giới thực để giải quyết các bài toán ứng dụng phục vụ các mục đích
cụ thể”.
Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý được thể hiện như sau:
13
Người sử dụng
GIS
Phần mềm + cơ sở dữ liệu
Thế giới thực
T
3.2. Các thành phần cơ bản của một Hệ thống thông tin địa lý:
Một Hệ thống thông tin địa lý bao gồm những thành phần cơ bản sau:
- Phần cứng: bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ thống và các
thiết bị ngoại vi.
- Phần mềm: cung cấp công cụ và thực hiện các chức năng:
+ Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông tin
khác nhau
+ Lưu trữ, cập nhật, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nói trên
+ Phân tích biến đổi, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải
quyết các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian và thời gian
+ Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau.
Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các
yêu cầu đặt ra của hệ thống.
- Dữ liệu: đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu không gian
(Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ chức theo một
mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management
System).
- Con người: yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đối với các hệ GIS, đặc biệt
trong việc điều khiển hệ thống và phát triển các ứng dụng.
- Phương pháp: phương pháp phụ thuộc vào ý tưởng của các xây dựng hệ thống,
sự thành công của một hệ GIS phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng để
thiết kế hệ thống.
3.3. Giới thiệu một số phần mềm GIS
3.3.1. Phần mềm Microstation GeoGraphics
Microstation GeoGraphic là một phần mềm hệ thống thông tin địa lý, với
đầy đủ tính năng thu nhận dữ liệu, quản lý, phân tích, tìm kiếm và hiển thị, …các dữ liệu
không gian và các dữ liệu thuộc tính có liên quan trong một dự án GIS. Hơn nữa
14
Microstation GeoGraphics còn cung cấp bộ công cụ quản lý các thông tin địa lý ở những
dạng dữ liệu khác nhau như Raster, Vector, hay dạng bảng. MicroStation Geographics bao
gồm các chức năng chính sau đây:
15
- Thiết kế các đối tượng cơ sở (Feature-base Design)
- Xây dựng các đối tượng hình học (Geometry Clean up and Validation)
- Tạo lập Topology và phân tích dữ liệu không gian (Topology and Spatial
Analysis)
- Cung cấp công cụ quản lý cơ sở dữ liệu (Database Tools)
- Thành lập bản đồ chuyên đề và các chú giải (Thematic Mapping and
Annotation)
- Quản lý bản đồ (Mapnagement)
- Tương thích với hệ Module GIS Environment (MGE compatibility)
Với ngôn ngữ phát triển MDL (MicroStation Development Language),
Microstation Geographics còn cung cấp cho những nhà phát triển phần mềm
và người sử dụng các công cụ mềm dẻo trong việc mở rộng các chức năng của
GIS.
MicroStation Geographics Projects
MicroStation Geographics tổ chức cơ sở dữ liệu bản đồ trong các dự án
(Projects). Dự án là sự lựa chọn các đối tượng đặc trưng (Features), nhóm loại
đối tượng (Categories), các loại bản đồ (Maps) và các thuộc tính khác được
định nghĩa trong khi tổ chức các thông tin địa lý. Các thành phần chính trong
một dự án của MicroStation Geographics bao gồm:
- Phân nhóm đối tượng (Category)
- Phân lớp đối tượng (Feature)
- Các lệnh thao tác xử lý (Command)
- Các loại bản đồ (Maps)
- Các bảng hệ thống (Systems Tables)
- Thuộc tính dùng cho chuyên đề (User Attribute Tables)
- Danh mục MSCATALOG
- Liên kết các chỉ số bản đồ (Join CatalogMap index shapes).
16
Trong MicroStation Geographics, mô hình dữ liệu là một tập hợp dữ liệu
có tổ chức và cấu trúc chặt chẽ. Các thành phần cơ bản bao gồm các file bản đồ
và các bảng cơ sở dữ liệu.
Bản đồ trong MicroStation Geographics là các file đồ hoạ, chứa các đối
tượng bản đồ được số hoá cùng các tham số đồ hoạ định nghĩa theo đối tượng.
Các file đồ hoạ DGN được lưu trữ với phần mở rộng là .dgn mô tả vị trí không
gian của các đối tượng.
Mỗi đối tượng địa lý là một phần tử của file DGN có ít nhất một thuộc
tính liên kết với bảng dữ liệu thuộc tính được người sử dụng định nghĩa cho đối
tượng. File DGN lưu trữ dữ liệu theo cấu trúc không gian xác định. Khi lưu trữ
đối tượng, ngoài các thông tin chung như chỉ số lớp, kiểu đối tượng, … mỗi
kiểu đối tượng còn có cấu trúc mô tả riêng.
Các loại đối tượng đồ hoạ trong file DGN được sử dụng để mô tả các đối
tượng bản đồ bao gồm: Đường thẳng (Line); Đường gấp khúc (Line, Line
String); Đường cong (Curve); Các điểm ký hiệu (Cell); Chữ mô tả (Text, Text
Node); Vùng (Shape, Complex Shape); Thuộc tính phi không gian (Attribute).
3.3.2. Phần mềm ArcInfor/MapInfo
ArcInfor được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học trái đất cũng
như trong các ngành khác để xây dựng hệ quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ, thành
lập loại bản đồ chuyên đề, quy hoạch tối ưu các bài toán phục vụ nhiều mục
đích khác nhau. ArcInfor là phần mềm GIS đầu tiên được hãng RSRI xây dựng
trên hệ điều hành UNIX cho các máy lớn (Workstation), khả năng xử lý đồ hoạ
của ArcInfor mang tính chất tự động rất cao cùng với tốc độ và tốc độ chính xác
cho thành lập bản đồ số trên máy tính. Với chức năng phân tích dữ liệu như:
Overlay, Network, … tạo lên sức mạnh trong khai thác dữ liệu địa lý trên cơ sở
các phép toán không gian cũng như khả năng mô hình hoá các đối tượng địa lý.
Theo quan điểm của GIS thì ArcInfor có ba chức năng: xây dựng cơ sở dữ liệu
17
địa lý, phân tích và trình bày dữ liệu địa lý. Ở Nước ta, ArcInfor không chỉ ứng dụng
để xây dựng bản đồ mà được ưa chuộng áp dụng trong các ngành như: Địa chất, Địa
chính, Nông nghiệp, Quy hoạch đô thị, …
MapInfo là một công cụ rất quan trọng trong việc xây dựng, quản lý, cập
nhật, xử lý, phân tích và mô hình hoá các đối tượng địa lý, MapInfo tổ chức,
quản lý cơ sở dữ liệu theo các lớp đối tượng địa lý trên máy tính bởi các File dữ
liệu với các phần mở rộng như sau:
[*.Tab]: Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu
[*.Dat]: Chứa các thông tin nguyên thuỷ
[*.Map]: Chứa các thông tin mô tả đối tượng không gian
[*.ID]: Chứa các thông tin về chỉ số liên kết không gian và thuộc tính
[*.Ind]: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng.
3.3.3. Phần mềm ArcView
ARCVIEW là phần mềm hệ GIS cũng giống như ArcInfo và MapInfo, nó
có chức năng như:
- Thành lập mới hoặc xử lý, xây dựng thêm dữ liệu không gian có sẵn; Tìm
kiếm thuộc tính của đối tượng trên cửa sổ (View); Biên tập đồ thị để thể hiện
thuộc tính của các đối tượng, tổng hợp lại các thuộc tính của đối tượng; Xử lý,
biên tập trong trang in (Layout) theo ý muốn và in ra giấy.
- Hiển thị dữ liệu bản đồ trên cửa sổ (View) và cùng lúc hiển thị kiểu bảng của
đối tượng được lựa chọn, tách lớp và chồng xếp các lớp dữ liệu của bản đồ để
hoàn chỉnh bản đồ sản phẩm mới theo nhu cầu.
- Trao đổi dữ liệu từ các phần mềm khác và có thể hiển thị trực tiếp đối với dữ
liệu xây dựng trong ArcInfo, xuất, nhập trao đổi dữ liệu không gian
(Geographic) và thuộc tính để xử lý từ phần mềm khác.
18
- Thay đổi mô hình cấu trúc dữ liệu có sẵn hoặc lập trình thêm mới trong
Arcview cho phù hợp với nhu cầu công việc của người sử dụng, số liệu bổ sung
cho ArcView có lấy từ ESRI, các tổ chức khác hoặc từ Internet.
4. MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
TÀI NGUYÊN ĐẤT
Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin tài nguyên đất bao gồm ba
thành phần cơ bản là thông tin đầu vào, xử lý dữ liệu và thông tin đầu ra.
4.1. Thông tin đầu vào
Cơ sở dữ liệu trong Hệ thống thông tin tài nguyên đất bao gồm hai thành
phần chính là dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu bản đồ được thu thập
từ đồ hoạ trên bản đồ số, bản đồ trên giấy, số liệu đo mặt đất, số liệu đo vẽ từ
ảnh hàng không. Dữ liệu thuộc tính được thu thập từ các nội dung bản đồ cũ,
điều tra thực địa, các số liệu điều tra cơ bản đã có. Dữ liệu thuộc tính đóng vai
trò chú thích, chỉ dẫn và mô tả các thông tin định lượng cho thông tin bản đồ.
Dữ liệu thuộc tính thường ở dạng chữ số, văn bản, biểu đồ, đồ thị và hiện nay đã
sử dụng các thông tin Multimedia như âm thanh, hình ảnh, phim video, … để
tăng thêm khả năng giải thích thông tin.
Các thông tin đầu vào được thực hiện trên cơ sở các tư liệu hiện có ở dạng
tương tự và các tư liệu ở dạng số. Các thông tin bản đồ ở dạng tương tự, các dữ
liệu trên giấy sẽ được đưa vào CSDL thông qua quá trình số hoá hoặc từ bàn
phím máy tính. Các dữ liệu kết quả được lưu trữ ở dạng số theo khuôn dạng
thống nhất. Các thông tin bản đồ cũng như thông tin thuộc tính ở dạng số cần
được chuẩn hoá trước khi đưa vào CSDL.
4.2. Xử lý dữ liệu
Sau khi đã nạp các thông tin đầu vào các phương tiện lưu trữ dữ liệu,
chúng ta cần tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc thống nhất. Mục tiêu của
19
công việc này là để bảo vệ thông tin, dễ tìm thông tin, dễ loại bỏ những thông
tin cũ và dễ bổ xung những thông tin mới.
Quản trị cơ sở dữ liệu là hoạt động của con người có sự trợ giúp của các
phần mềm để hình thành một cấu trúc hợp lý các dữ liệu đang được lưu trữ đang
được lưu trữ, cấu trúc này phải đảm bảo các điều kiện:
- Lượng thông tin dư thừa là tối thiểu
- Mối quan hệ giữa các dữ liệu là thống nhất
- Dễ dàng tác động vào dữ liệu để thực hiện công việc quản trị dữ liệu như
tìm kiếm theo yêu cầu, cập nhật dữ liệu, giải các bài toán ứng dụng phổ biến,
hiển thị dữ liệu theo yêu cầu của người dùng.
Phần cơ sở dữ liệu chung là phần được quản lý riêng biệt, có những mục
tiêu riêng tạo cơ sở cho cả phần dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính, phần này
bao gồm hệ quy chiếu, hệ toạ độ - độ cao, hệ thống ảnh phủ trùm, hệ thống biên
giới và địa giới, các dữ liệu thuyết minh về dữ liệu khác có liên quan.
Để quản lý các dữ liệu người ta phải dùng một hệ thống phần mềm phù
hợp đủ sức để quản lý khối lượng dữ liệu đã được lưu trữ. Điều cần quan tâm
đặc biệt là giải pháp là đảm bảo an toàn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu trong cơ sở
dữ liệu. Cập nhật dữ liệu là hoạt động thường xuyên của cơ sở dữ liệu, đặc biệt
là dữ liệu đất đai. Tiếp nhận các thông tin về biến động đất đai người quản lý dữ
liệu cần tìm kiếm thông tin để loại bỏ những thông tin cũ, đưa vào các thông tin
mới hoặc biến đổi các thông tin cũ theo một số biến động mới. Trong CSDL về
tài nguyên đất còn phải lưu ý tới định hướng xây dựng một cơ sở dữ liệu động,
biến đổi theo thời gian để phân tích các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế -
xã hội.
Việc lựa chọn một hệ thống phần mềm ứng dụng để phân tích và tổng hợp
dữ liệu của hệ thống thông tin tài nguyên đất đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì
ngoài chức năng quản lý CSDL nói trên, phần mềm này cần có chức năng xây
20
dựng các cơ sở dữ liệu dẫn xuất, đáp ứng cho nhu cầu của các ngành, các tổ
chức, các mục đích sử dụng chuyên dùng khác nhau.
4.3. Thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu tài nguyên đất một mặt đáp ứng nhu
cầu quản lý nhà nước, quản lý các ngành, mặt khác đóng vai trò cung cấp thông
tin cho các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Hình thức
các thông tin đầu ra bao gồm các thông tin không gian ở dạng ảnh, bản đồ và
các số liệu khác dưới dạng bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ, …
Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu là một yếu tố quan trọng vì nó minh
chứng cho tính hiệu quả sử dụng đất của CSDL.
4.4. Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu
Trong các cơ sở dữ liệu thong thường, phần phân tích dữ liệu thường được
ghép chung vào phần hỏi đáp, tra cứu. Trong hệ GIS, phần phân tích dữ liệu có
một chức năng riêng và thường là rất mạnh, rất đặc trưng. Cơ sở toán học cho
chức năng này là đại số bản đồ. Chính ở điều này làm cho các hệ GIS khác với
các thết kế khác và đây cũng là một tiêu chuẩn đặc trưng để đánh giá về khả
năng của một hệ GIS.
Các phép xử lý, phân tích của chức năng này dành riêng cho dữ liệu không
gian. Ngoài ra, GIS còn có khả năng phân tích không chỉ với dữ liệu không gian
mà còn phân tích cả hai loại dữ liệu không gian và phi khôn gian trong mối liên
hệ thống nhất với nhau. Các khả năng cơ bản của GIS là:
- Chuyển đổi hệ toạ độ, phép chiếu, nắn chỉnh bản đồ
- Thực hiện các phép toán số học, logic, hình học, đại số
- Chồng xếp, làm sạch, làm trơn, tách hoặc hợp các lớp thông tin không gian
và phi không gian
- Phân loại các lớp thông tin trên bản đồ
21
- Nội suy bề mặt cho điểm, đường, tạo bề mặt địa hình từ các đường đồng
mức, tạo ảnh phối cảnh ba chiều, tính toán độ dốc
- Tính toán thống kê khoảng cách, mô hình hoá và kết hợp với các hệ chuyên
gia
- Xác định chọn lọc vùng theo một tiêu chuẩn bất kỳ.
5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN ĐẤT
5.1. Tình hình ứng dụng trên thế giới
Năm 1964 Canada đã xây dựng Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế
giới có tên gọi là Canadian Geographical Information System. Song song với
Canada, tại Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây
dựng các Hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên rất nhiều hệ thống trong số đó đã
không tồn tại được bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đưa ra những lý luận nhận
định quan trọng về vai trò, chức năng của Hệ thống thông tin địa lý: Hàng loạt
loại bản đồ có thể được số hoá và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể
về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục. Sau
đó máy tính được xử dụng để phân tích các đặc trưng của nguồn tài nguyên đó
và cung cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch.
Trong những năm 70 – 80, đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế đã quan tâm nhiều hơn đến sự nghiên cứu và phát triển của hệ thống
thông tin địa lý. Cũng trong khung cảnh đó, có hàng loạt các yếu tố đã thay đổi
một cách thuận lợi cho sự phát triển của Hệ thống thông tin địa lý. Các hệ ứng
dụng GIS trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển
mạnh trong thời gian này, điển hình như các hệ LIS (Land Information System),
22
LRIS (Land Resource Information System), ILWIS (Integrated Land and Water
Information System), … và hàng loạt các sản phẩm thương mại của các hãng,
các tổ chức nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS như ESRI, Computerversion,
Intergraph, …
Trên thế giới cũng như trong khu vực hiện nay, đã xuất hiện nhiều nhu cầu
bức xúc tổ chức các cơ sở dữ liệu toàn cầu hoặc khu vực để giải quyết các vấn
đề chung như: môi trường, lương thực, tài nguyên thiên nhiên, dân số, … Định
hướng xây dựng các cơ sở dư liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi trường
đang được các nhà quản lý quan tâm. Việc xây dựng dữ liệu địa lý và đất đai
toàn cầu được xác định trong chương trình Bản đồ Thế giới (Global Mapping)
được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ nền theo
tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1/1.000.000 bao gồm các lớp thông tin liên quan
đến tài nguyên đất. Các nhà khoa học trên thế giới đã dự định tới việc xây dựng
một cơ sở dữ liệu không gian thống nhất mang tên GSDI (Spatial Data
Infrastructure), những nghiên cứu khả thi về hệ thống CSDL này đã được tiến
hành từ năm 1996.
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Liên Hợp Quốc chủ trì chương
trình Cơ sở hạ tầng về Thông tin Địa lý Châu Á – Thái bình dương (GIS
Infastructure for Asia and the Pacific) bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự
hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ
thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hoá thông tin, kể từ năm 1997 chương trình
này tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu - hệ toạ độ khu vực và cơ sở dữ
liệu không gian và khu vực. Nói tóm lại vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn
cầu và khu vực đang là một nhu cầu lớn đựơc nhiều nước quan tâm nhằm giải
quyết các vấn đề mang tính chiến lược phát triển đối với mỗi quốc gia cũng như
trên toàn cầu.
23
5.2. Tình hình ứng dụng ở Việt Nam
Ở nước ta, công nghệ GIS mới chỉ được chú ý trong vòng 10 năm trở lại
đây, tusy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các
dự án nghiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ARCINFO, MAPINFO,
MAPPING OFFICE, …đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa
hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ
viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông
lâm nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (Viện điều tra quy hoạch
rừng), công tác điều tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy
hoạch, thiết kế nông nghiệp, …
Năm 1998 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây
dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất (bao gồm cơ
sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai), mục tiêu của dự án: Nghiên cứu phân
tích thiết kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch
triển khai dài hạn. Theo dự án, trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tập trung xây dựng
cơ sở hạ tầng thông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở trung ương và các tỉnh
bao gồm: Đầu tư từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu
thành phần; đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng
cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm hệ quy chiếu, hệ toạ độ - độ cao nhà nước, hệ
thống địa danh, địa giới hành chính, xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình các tỷ
lệ 1/50.000, 1/100.000 phủ trùm cả nước và tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000 các vùng kinh
tế trọng điểm; Xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình đáy biển các tỷ lệ từ
1/10.000 đến 1/1000.000; bản đồ nền địa lý các tỷ lệ nhỏ hơn 1/1000.000 cả nước;
xây dựng thông tin không gian có liên quan khác như bản đồ ảnh hàng không, vũ
trụ, các loại bản đồ địa lý khác; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đến từng
thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hiện trạng sử dụng đất, chất
lượng đất, giá đất, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các phần mềm ứng dụng để
khai thác thông tin.
24
Theo đề án trên, được sự thoả thuận chấp nhận của Bộ Kế hoạch và đầu
tư, tại quyết định 448/QĐ – TCĐC ngày 14/10 năm 2002 Tổng cục trưởng cục
Địa chính phê duyệt quyết định đầu tư đề án tổng thể đầu tư thiết bị, công nghệ
phục vụ hiện đại hoá hệ thống thông tin – lưu trữ ngành địa chính.
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trương được thành lập, đề án trên được
điều chỉnh bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường
theo các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường.
Đến ngày 31/12/2004 đã có 6 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, năm
2005 có 7 dự án chuyển tiếp và 10 dự án mở mới đã triển khai theo quyết định đầu
tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các dự án hoàn thành đã phát huy tác dụng
trong việc đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai theo luật đất đai
2003; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất đai, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cùa người sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh,
thông thoáng thị trường bất động sản thông qua việc hỗ trợ quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng ký
đất/bất động, định giá đất/bất động sản. Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài nguyên đất, hệ thống thông tin đất đai không chỉ đáp ứng yêu cầu
quản lý đất đai/thị trường bất động sản mà còn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước
về Tài nguyên và Môi trường góp phần thực hiện thành công sự nghiệp Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
25