Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Lâm - Huyện Lâm Bình - Tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 57 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

















CHẨU VĂN BỔ

















Tên đề tài:


T
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI
HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM
HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : CNSH - CNTP
Khoá học : 2010 - 2014







Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM








CHẨU VĂN BỔ

















Tên đề tài:


T
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NUÔI GIUN ĐỎ ĐỂ XỬ LÝ RÁC THẢI
HỮU CƠ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ THƯỢNG LÂM
HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : 42D - KHMT
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Quý





Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN
Mục tiêu đào ở các trường đại học hiện nay đó là đào tạo ra nguồn lao

động đáp ứng với nhu cầu của xã hội, để đạt được mục tiêu đó thì phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn với thực tiễn”, “Nhà trường gắn
với xã hội” luôn được các trường vận dụng linh hoạt. Quá trình thực tập tốt
nghiệp là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tiễn, áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn, củng cố kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu
cầu nghề nghiệp sau khi ra trường.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ
quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Lâm - Huyện Lâm Bình - Tỉnh Tuyên
Quang ”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự
đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo trong khoa Môi trường. Đặc biệt, tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Vũ Thị Quý, người
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện để tài này.
Xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng Tài Nguyên Môi trường
huyện Lâm Bình, các cán bộ xã Thượng Lâm cùng bạn bè và gia đình đã giúp
đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, phê bình
cùng các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Chẩu Văn Bổ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt 5

Bảng 2.2. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam 6
Bảng 2.3. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 8
Bảng 2.4. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 9
Bảng 4.1 Lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại các hộ gia đình tại xã Thượng Lâm. 37
Bảng 4.2 Hiệu quả xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ theo thời gian. 38
Bảng 4.3 Khả năng xử lý rác của hai phương pháp phân lớp và trộn rác của giun đỏ. 39
Bảng 4.4 khả Năng sinh trưởng của giun đỏ trong nguồn thức ăn khác nhau. 40
Bảng 4.5 Lượng phân giun tạo ra sau 20 ngày giun xử lý (Kg/ 20 ngày). 42
Bảng 4.6 Lượng chất thải hữu cơ được xử lý với lượng giun khác nhau. 42

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Giun đỏ 13

Hình 4.1. Thời gian giun đỏ xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau. 38

Hình 4.2. Khả năng sinh trưởng của giun trong các nguồn thức ăn khác nhau. 40

Hình 4.3. Ảnh hưởng của lượng giun tới hiệu quả xử lý rác hữu cơ. 43

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TN&MT Tài nguyên môi trường
CTR Chất thải rắn
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
CS Cộng sự
HTX Hợp tác xã
TĐC Tái định cư
BQ Bình quân










MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục đích của đề tài 2

1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4


2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 9

2.2.1 Những nghiên cứu ứng dụng giun đỏ ở trên Thế Giới 9

2.2.2 Những nghiên cữu ứng dụng giun đỏ ở Việt Nam 11

2.2.3. Những nghiên cữu ứng dụng giun đỏ ở huyện Lâm Bình 12

2.3. TỔNG QUAN VỀ GIUN ĐỎ 13

2.3.1 Những hiểu biết về giun đỏ 13

2.3.2 Đặc tính sinh hoc của giun đỏ 14

2.3.3 Đặc tính sinh lý 14

2.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng 15

2.3.4 Qúa trình sinh sản và phát triển 16

2.3.5 Cách chăm sóc,chánh địch hại và thu hoạch 16

2.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC VỚI SỰ THAM
GIA CỦA GIUN ĐỎ 19

2.4.1. Nuôi trong khay chậu 19


2.4.2. Nuôi trên đồng ruộng có mái che 19

2.4.3. Nuôi trên đồng ruộng không có mái che 20

2.4.4.Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp 20

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21

3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.4.1. Vật liệu thí nghiệm 21

3.4.2. Bố trí thí nghiệm 22

3.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU 25

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25


3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

4.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ
THƯỢNG LÂM, HUYỆN LÂM BÌNH – TỈNH TUYÊN QUANG 26

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Thượng Lâm 30

4.2. LƯỢNG PHÁT SINH RÁC THẢI HỮU CƠ TẠI XÃ THƯỢNG LÂM –
HUYỆN LÂM BÌNH - TỈNH TUYÊN QUANG 36

4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ CÁC LOẠI RÁC THẢI HỮU CƠ
KHÁC NHAU CỦA GIUN ĐỎ 38

4.3.1. Hiệu quả xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ 38

4.3.3. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của giun đỏ trong các loại rác thải
khác nhau 40

4.3.3.1. khả năng sinh trưởng của giun đỏ trong nguồn thức ăn khác nhau 40

4.3.3.2. Lượng bùn tạo ra do giun đỏ phân hủy các loại rác khác nhau 41

4.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giun khác nhau tới khả năng phân hủy
rác thải sinh hoạt hữu cơ 42

4.3.5. Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác quy mô hộ

gia đình 43

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 KẾT LUẬN 45

5.2 KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân
loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói
giảm nghèo của mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội
trên phạm vi toàn thế giới”
Đó là lời mở đầu của chỉ thị số 36-CT/TW Ngày 25/06/1998 của Bộ
Chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII về Tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị trên, các nghành, các cấp
trong cả nước đã và đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô
nhiễm và suy thoái môi trường.
Cùng với cả nước, ban lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trong những năm
gần đây đã có những chủ trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề
về môi trường như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường;
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất sạch hơn

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp cho tỉnh
Tuyên Quang ngày càng phát triển hơn. Một mặt tạo sự phát triển kinh tế, tạo
công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân mặt khác đây cũng lá
nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường
không còn là xa lạ với chúng ta và nó trở thành một vấn đề của toàn xã hội.
Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay ở nước ta đó là
rác thải sinh hoạt – một thách thức lớn được toàn xã hội quan tâm.
Nền kinh tế xã hội càng phát triển, dân số gia tăng thì nhu cầu tiêu thụ
của con người cũng tăng lên, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày
càng nhiều. Việc bùng nổ rác thải sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh
quan, văn hóa đô thị và nông thôn
Khoảng 1/3 tổng lượng chất thải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái
chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị

2
có thể được chế biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ
thiết yếu vào đất trồng. Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất, cải tạo cấu trúc
của đất, giúp giữ nước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt. Nếu như loại
chất thải này bị chon lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và các chất gây ô
nhiễm này sẽ phát tán vào không khí, nguồn nước gây ô nhiễm môi trường.
Dùng giun để ủ phân là một phương pháp ủ có thể dễ dàng được sử dụng ngay
tại nhà. Biện pháp này có thể làm giảm thời gian thu gom, hạn chế sự phát tán
ô nhiễm vào không khí, và tiết kiệm chi phí thu gom, phân loại rác.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và được sự đồng ý của ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô
giáo: TS. Vũ Thị Quý, em tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình
nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình tại xã Thượng
Lâm - Huyện Lâm Bình - Tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là xây dựng mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác thải
hữu cơ trên địa bàn xã Thượng Lâm để từ đó làm cơ sở khoa học và cơ sở
thực tiễn để hưỡng dẫn cộng đồng khu dân cư xây dựng mô hình nuôi giun tại
nhà từ đó dần hình thành nên ý thức và thói quen thu gom, phân loại rác tại
nguồn nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thượng
Lâm, huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại địa bàn xã Thượng Lâm,
huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá khả năng xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác hữu cơ
quy mô hộ gia đình.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.

3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xử lý rác hữu cơ, tạo nguồn phân bón cho cây trồng, tận dụng làm
nguồn thức ăn cho cá, gia cầm.
- Xử lý nguồn rác thải hữu cơ hộ gia đình bằng biện pháp sinh học
không gây độc hại.
- Tạo nguồn phân bón cho cây trồng như rau sạch, cây cảnh…
- Tận dụng sinh khối giun làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, cá.

4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1.Các khái niệm liên quan
* Khái niệm về chất thải.
Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông,
sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn
Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương
tiện giao thông đường bộ, đường thủy Chất thải là kim loại, hóa chất và các
loại vật liệu khác. (Nguyễn Xuân Nguyên và CS, 2004)[5]
* Khái niệm rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ
gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý
chất thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần,
chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của
con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra
một lượng rác đáng kể.
Theo bản tin môi trường chuyên đề (2003)[6], Thành phần chủ yếu của
chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất.
Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ
phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng
và vứt trả lại môi trường sống.
2.1.1.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, dễ phân hủy. Cho nên chất thải
sinh hoạt có thể định nghĩa là thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt

động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi

5
trường. Thống kê của Ngân hàng Thế giới và Bộ TN&MT năm 2003 cho
thấy, nước ta phát sinh hơn 15 triệu tấn rác thải từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó 80% là rác thải sinh hoạt, bao gồm: Rác thải từ hộ gia đình, nhà
hàng, chợ và các cơ sở kinh doanh, khu công nghiệp… Đến năm 2010, con số
này tăng lên hơn gấp 2 lần.
Bảng 2.1: Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần chất thải % khối lượng
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64.7
Cây gỗ 6.6
Giấy, bao bì 2.1
Plastic khó tái chế 9.1
Cao su, đế giày dép 6.3
Vải sợi, vật liệu sợi 4.2
Đất đá, bê tông 1.6
Thành phần khác 5.4
(Howadico, 6/2002)[17]
Phân loại rác sinh hoạt tại nhà (Kỷ yếu Hội Thảo Quản lý Chất Thải
Rắn Tp. Hồ Chí Minh, 2002)[7]
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã
góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý.
Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan
trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm.
∗ Mục tiêu
Tách rác ra làm hai thành phần riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả của
các hoạt động xử lý tiếp theo.
∗ Phân loại rác
Rác chia làm hai loại chính: chất hữu cơ dễ phân hủy và các chất còn

lại tạm gọi là rác tái sinh.
- Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong
điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như các loại thức ăn thừa, thức ăn hư
hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp…

6
- Rác tái sinh: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp
hoặc chế biến lại như giấy, cacton, vỏ đồ hộp, thủy tinh, các loại nhựa,
quần áo cũ, bàn ghế cũ…
2.1.1.3. Tình hình rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay
Rác thải đang là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Mỗi năm có khoảng
hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trên cả nước và theo dự báo thì tổng lượng
chất thải rắn (CTR) phát sinh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những thập
kỷ tới đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch. Chất thải rắn được phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau.Trong số hơn 15 triệu tấn CTR có:
- 12,8 triệu tấn (khoảng 80% tổng lượng chất thải) phát sinh từ các hộ gia
đình, nhà hàng, chợ, khu kinh doanh.
- 2,6 triệu tấn (chiếm 17%) từ các cơ sở công nghiệp và Khoảng 160.000
tấn (chiếm 1%) là chất thải nguy hại, gồm chất thải y tế nguy hại, các chất dễ
cháy, chất độc hại từ công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc, vỏ,
bao bì. (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
Loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn
Tổng lượng chất thải rắn sinh họat (tấn/năm)
+ Các vùng đô thị
+ Các vùng nông thôn
12.800.000

6.400.000
6.400.000

6.400.000
Chất thải rắn nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm 128.400 125.000 3.400
Chất thải rắn không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm 2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp (tấn/năm 8.600 - -
Lượng hóa chất tồn lưu (tấn) 37.000
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21.000
Tỷ lệ thu gom trung bình (%) 71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải theo người (kg/người) 0,4 0,8 0,3
Số lượng các cơ sở tiêu huỷ chất thải rắn
- Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
74
17

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2006)[14]

7
Lượng chất thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát
sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng
cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về
quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),
Cao Lãnh (12,5%) Ví dụ tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng
trung bình 15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán
chỉ sang năm (2012) có thể không còn chỗ để đổ rác. Thành phố Hồ Chí Minh
mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử
lý (Vietnamnet,2011)[15]
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15% .Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và

các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý
(17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô
thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng
đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Theo thống kê năm 2002, lượng
CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5
kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ. Đến năm 2008 và đầu 2009, tỷ
lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,9-1,3 kg/người/ngày ( bảng
2.3). Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, đô thị có lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà
Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc
Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày;
TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang
37,1 tấn/ngày. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu
tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô
thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh từ tất cả các đô thị (Lê Văn Khoa, 2010)[4].

8
Bảng 2.3: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực
Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)

%
So với
tổng lượng
chất thải
%

Thành
phần hữu

Đô thị ( toàn quốc) 0,7 50
55
- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1,0 6
- Đà Nẵng 0,9 2
Nông thôn ( toàn quốc ) 0,3 50 60 - 65
(Nguồn : Tổng cục BVMT, 2009)[16]
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô
thị vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới
6.713 tấn/ngày hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các
đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
đô thị là 4.441 tấn/ngày hay 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc
các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Lê Văn Khoa, 2010) [4](bảng 2.4).
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động, sinh sống
của con người. Hiện nay đời sống của người dân đã được nâng cao, đặc biệt là
người dân đô thị. Quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa các ngành dịch vụ,
mua sắm, ăn uống,… đã tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ. Đó là
một thách thức không nhỏ đối với nước ta trong quá trình phát triển.


9
Bảng 2.4: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
STT Đơn vị hành chính

Lượng CTRSH
bình quân đầu
người
(kg/người/ngày)
Tổng lượng
CTRSH đô thị
phát sinh
(tấn/ngày)
1 Đồng bằng sông Hồng 0,81 4.441
2 Đông Bắc 0,76 1.164
3 Tây Bắc 0,75 190
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755
5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,85 1.640
6 Tây Nguyên 0,59 650
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713
8 Đồng bằng sông Cửu Long 0,61 2.136
Tổng cộng 0,73 17.692
(Tổng cục môi trường, 2007)[4]
Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh
rác thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương
đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Để quản lý tốt
nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến
các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công
nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
rác thải sinh hoạt gây ra.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Những nghiên cứu ứng dụng giun đỏ ở trên Thế Giới
Nghề nuôi giun (giun đất, giun quế ) đã hình thành từ hàng trăm năm
nay. Do lợi ích của giun đất nên nhiều nước đã quan tâm nuôi và sử dụng
giun, chọn lọc và lai tạo một số giống giun có năng suất và chất lượng cao,

chủ yếu là giun Quế. Mỹ đã có lịch sử nuôi và sử dụng giun từ hơn 80 năm
nay. Năm 1980, ở Mỹ đã có hơn 90.000 trang trại nuôi giun. Ở Manila
(Philipin) có hơn 50.000 hộ nuôi giun. Trung Quốc bắt đầu nuôi giun từ cuối
thập kỉ 70.

10
Wormtech Limited là một công ty đóng tại hạt Monmouthshire (Anh)
chuyên thu thập rác thải để tái chế. Hiện nay, Wormtech đang gấp rút sửa
sang năm căn nhà chứa máy bay ở Caerwent thành xưởng cho các "công nhân
giun" làm việc, cần tuyển khoảng 18 tỷ giun đất cho dự án tái chế của mình.
Theo dự tính, phải có khoảng 30.000 tấn giun đất, nhờ đó tạo được công ăn
việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương. Giun cần khoảng một tháng để
làm phân hủy toàn bộ chỗ rác, cung cấp nguyên liệu để sản xuất khoảng 12
loại sản phẩm hữu cơ. Owen cho biết: “Trên khắp nước Anh có khoảng 700
trại nuôi giun, và họ sẽ cung cấp giun cho chúng tôi. Còn trong tương lai,
chúng tôi sẽ tự mình nuôi lấy giun đất. Với một loại máy nhặt giun đặc biệt,
chúng tôi sẽ đảm bảo sao cho không có bất cứ con giun nào lọt được vào sản
phẩm cuối cùng”[19].
Sử dụng giun để sản xuất phân bón phổ biến tại Vancouver (Canada)
từ những năm 80. Đối với các cư dân đô thị có ý thức về môi trường, chẳng
có căn bếp nào hoàn thiện nếu vắng một thùng giun! Bên trong thùng, giun
biến thức ăn thừa thành một loại mùn hữu ích cho cây, đồng thời giúp giảm
lượng rác ở bãi chôn lấp. Trên mười năm qua, chính quyền thành phố
Vancouver đã tài trợ cho một chương trình sản xuất phân bón từ giun. Vào
thứ bảy hàng tuần, 25 người quan tâm tới sản xuất phân bón từ giun tham
dự một lớp học kéo dài 1 giờ tại khu vườn thí nghiệm của City Farmer. Tại
đó, họ học cách chăm sóc và quản lý giun. Đối tượng tham gia rời khu
vườn với một chiếc thùng, lớp lót đáy, khoảng 0,5 kg giun Quế và sách
hướng dẫn. Đó là tất cả đồ nghề họ cần để ''vận hành'' giun tại nhà. Cho tới
nay, chương trình đã phân phát khoảng 3.500 thùng giun. Mỗi thùng như

vậy (cao 61 cm, dài 51 cm và rộng 30,5 cm) có thể xử lý khoảng 2,25 kg
rác trong một tuần, ngăn khoảng 60 kg rác hữu cơ được chuyển tới bãi
chôn lấp của thành phố mỗi năm. Ngoài lợi ích có thể thấy được, chương
trình còn thúc đẩy ý thức giảm rác thải của công chúng. Ngày nay, chương
trình này đã phổ biến tới mức hình thành một dịch vụ mới: Sản xuất phân
bón từ giun. Thành phố này cũng đã thiết lập một đường dây điện thoại
nóng giành riêng cho loại hình dịch vụ này [8].

11
2.2.2 Những nghiên cữu ứng dụng giun đỏ ở Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về giun đất ở Việt Nam đã triển khai từ trước năm
1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở Đại học Sư phạm I Hà Nội. Nghiên cứu
sử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư Đỗ Tất Lợi đã sưu tầm những bài
thuốc có sử dụng giun. Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu đã nghiên
cứu sản xuất những dược phẩm từ giun. Năm 1987 trường Đại học Y dược TP
Hồ Chí Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần đạm, các acid
amin, khoáng vi lượng trong thịt giun.
Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nông hóa Nguyễn Văn Chuyển,
một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ Chí Minh kỹ
thuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật. Năm 1986, nghiên cứu nuôi giun
sớm nhất ở Viêt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I Hà
Nội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus, có
trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, trường
Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã nhập
giun quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ năm 1995. Một nhóm tác
giả khoa sinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã thí nghiệm
nuôi giun bằng chất thải từ nghề trồng nấm.Đến nay việc nuôi giun đất đã
được triển khai tại nhiều tỉnh, TP – từ năm 1990 các tỉnh Cao Bằng, Hà
Giang, Bắc Thái; 1996 ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Long An,
các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Đề tài : “ Nuôi giun xử lý rác thải” TS.Huỳnh Thị Kim Hối (Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật) với công bố : “Chỉ cần từ 1 đến 2 lạng giun là có
thể xử lý được không dưới 300 kilogam rác thải hữu cơ, với hiệu suất xử lý
đạt 100%” (Báo khoa học , 2010)[9]
Hiện nay nhiều đề tài nghiên cứu của học sinh sinh viên trên toàn quốc
về giun đỏ xử lý rác thải hữu cơ như :
- Trần Kim Thanh Vũ và Đinh Thị Thu Hà là hai học sinh lớp 11
Trường THPT Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Đề tài của hai bạn là
“Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp lên men kết hợp nuôi Giun đỏ”.
- “Phương pháp xử lý rác thải bằng giun quế” của nhóm sinh viên trường

12
đại học nông lâm Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Quốc Tuấn.
2.2.3. Những nghiên cữu ứng dụng giun đỏ ở huyện Lâm Bình
Năm 2013, dự án cá tầm Tuyên Quang được triển khai ở vùng lòng hồ
Thuỷ điện Tuyên Quang thuộc huyện Lâm Bình. Đây là một dự án có quy mô
và tổng số vốn đầu tư lớn, việc nuôi ươm thành công trứng cá tầm trên hồ
Thuỷ điện Tuyên Quang tại huyện Lâm Bình đánh dấu một hướng đi mới
trong phát triển kinh tế ở một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn và mở ra
một triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Tuyên Quang. Hiện nay,
Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đang tập trung chăm sóc, nuôi ươm
theo đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ cá sống cao. Đàn cá tầm đang
sinh trưởng và phát triển tốt, nhu cầu sử dụng lượng thức ăn khá cao. Chính vì
vậy, Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1, triển khai chuyển giao kỹ thuật nuôi giun quế cho
các hộ gia đình ở xã Thượng Lâm phục vụ chăn nuôi cá tầm ở Lâm Bình.
Giun quế là loài thức ăn giàu đạm cao cấp dùng cho vật nuôi, đặc biệt thích
hợp để làm nguồn thức ăn chính phục vụ các loài thuỷ sản, trong đó có loài cá
tầm, một loài cá nước lạnh quý hiếm của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, các
hộ gia đình ở xã Thượng Lâm, huyện lâm Bình được tiếp cận với kỹ thuật

nuôi giun quế. Việc đưa mô hình nuôi giun quế vào huyện Lâm Bình cho thấy
khá phù hợp với điều kiện thực tế và tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm của
người nông dân ở đây. Thời gian nuôi giun quế nhanh, nguồn thức ăn phục vụ
nuôi giun quế khá dồi dào, kỹ thuật nuôi đơn giản, hộ gia đình tham gia mô
hình nuôi giun quế được Công ty cổ phần Trứng cá tầm Việt Nam hỗ trợ về
giống và nhận bao tiêu sản phẩm. Điều này đã mở ra một hướng đi mới trong
phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Thượng Lâm.
Việc đưa mô hình nuôi giun quế ở huyện vùng cao Lâm Bình, ngoài
việc giúp bà con thu được nguồn sản phẩm chính là giun quế phục vụ dự án
nuôi cá tầm trên hồ thuỷ điện và các dự án nuôi trồng thuỷ sản khác thì nuôi
giun quế còn góp phần cải thiện môi trường do nguồn thức ăn sử dụng cho
việc nuôi giun quế là các loại phân gia súc. Ngoài ra, phân do giun quế thải ra
sau khi hấp thụ các loại phân gia súc là nguồn phân hữu cơ sạch. Hiện nay, đã

13
có 10 hộ gia đình đăng ký tham gia mô hình nuôi giun quế. Tới đây, huyện
Lâm Bình sẽ nhân rộng mô hình nuôi giun quế trên địa bàn, vừa mở ra hướng
đi mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời đáp ứng kịp thời nguồn
thức ăn phục vụ dự án nuôi cá tầm trên hồ Thuỷ điện Tuyên Quang (Báo điện
tử Tuyên Quang, 2013)[10].
2.3. TỔNG QUAN VỀ GIUN ĐỎ
2.3.1 Những hiểu biết về giun đỏ
Giun đỏ là loại giun ăn các loại phân do gia súc thải ra như phân trâu,
bò, dê, thỏ, gà Mức độ sinh sản rất nhanh, có hàm lượng đạm cao. Giun quế
có giá trị trong chăn nuôi, là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy cầm,
gia cầm như lợn, gà, vịt, cá và một số loài đặc sản khác như ba ba, ếch, lươn,
tắc kè Ngoài ra giun còn có vai trò làm tơi xốp đất, giữ độ ẩm, phân giun là
loài phân hữu cơ rất tốt, tăng cường dinh dưỡng cho đất.

Hình 3.1 Giun đỏ

Giun đỏ có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ
Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm giun ăn
phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy,
trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực
tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. (Nguyễn Lân Hùng,
2009)[11]

14
2.3.2 Đặc tính sinh hoc của giun đỏ
Giun đỏ có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 –15 cm,
thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu
từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu
hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi
đốt có một vành tơ.
Giun đỏ hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2
trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước
nhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận
ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm
dưới dạng Amoniac và Urer (Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)[3].
2.3.3 Đặc tính sinh lý
Giun đỏ rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và
biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với
Giun đỏ nằm trong khoảng từ 20 – 30
0
C, ở nhiệt độ khoảng 30
0
C và độ ẩm
thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp,
chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi
lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và

nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.
Giun đỏ rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định[1].
Trong tự nhiên, giun Quế thích sống nơi ẩm ướt và có độ pH ổn định,
gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như
trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Qua các thí nghiệm
thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng
có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp,
chúng sẽ bỏ đi. Chúng rất ít có mặt trên các đồng ruộng canh tác, dù nơi đây
có nhiều chất thải hữu cơ. Có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này
thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện độ ẩm thường
xuyên. (Trại giun quế PHT, 2009)[12]
Giun không có phổi. Nó hô hấp qua da. Nếu da bị khô là giun chết. Vì
vậy, giun luôn luôn sống ở những nơi ẩm ướt. Nếu phải đi lại trên mặt đất thì

15
chúng cũng phải chờ quá nửa đêm – khi sương xuống mới dám bò lên. Vào
những hôm mưa rào, ta cũng thấy giun ngoi lên mặt đất. Vì sao vậy? Chắc
rằng, bùn nhão đã bám chặt quanh cơ thể của chúng, cản trở sự hô hấp nên nó
phải tháo chạy. Đây đã thành một bản năng. Vì vậy, khi nuôi giun phải tránh
để mưa xối vào luống nuôi.
Hệ thần kinh của giun chưa phát triển nhiều. Tuy nhiên, các tế bào thụ
cảm cũng giúp chúng nhận biết ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển và
những dấu hiệu của thời tiết. Nó không có mắt, mũi, tai nên ta các tế bào thụ
cảm nằm rải rác trên cơ thể phải làm thay. Chúng “đoán” thời tiết rất giỏi. Hễ
sắp có giông bão, là họ nhà giun ngoi lên mặt đất và bỏ chạy tán loạn. Người
nuôi giun phải dè chừng trường hợp này để chủ động ngăn chặn.Khả năng
“ngửi” của giun kém. Tuy nhiên, chúng cũng phân biệt được các loại thức ăn
khác nhau. Trong một luống nuôi, giun cũng có thể tìm tới những chỗ thức ăn
ngon hơn. Chúng tôi đã tiến hành nhiều thí nghiệm và nhận ra rằng, chỉ cần 4
tiếng đồng hồ (trong điều kiện tối và ẩm) giun sẽ tập kết đến những chỗ có

thức ăn mà chúng cho là ngon nhất. (Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)[3]
2.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng
Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải
hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc,
gia cầm ). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp
dẫn chúng hơn, giúp chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày
được nhiều nhà khoa học công nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể
của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng
thải phân ra ngoài rất giàu muỗi dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có
ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể của giun nhưng vẫn
còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài[2]. Đây là một
trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao
và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường
trong tự nhiên. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt, các cơ quan
này đảm bảo cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và

16
Urê. Giun không có phổi mà hô hấp qua da, nếu da bị khô thì giun sẽ chết vì
vậy quá trình nuôi giun phải thường xuyên duy trì độ ẩm của chất nền. Những
ngày trời mưa giun ngoi lên khỏi mặt đất vì vậy khi nuôi giun phải tránh để
nước mưa rơi xuống luống. ( Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)[3]
2.3.4 Qúa trình sinh sản và phát triển
Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối
ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Giun quế là
sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ
thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được
hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén giun di
chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm
nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển

sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con.
Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm,
sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện
một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành
và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt
đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu
mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể[12].
2.3.5 Cách chăm sóc, địch hại và thu hoạch
2.3.5.1 Chăm sóc
Sau khi thả giống, để 2 – 3 ngày sau mới kiểm tra. Lúc đó dỡ hé tấm
phủ lên. Nếu thấy có giun bò lên mặt là tốt. Như vậy là nó đã thích ứng với
chỗ ở mới và bắt đầu đi tìm “bạn đời” để quấn nhau.
Công việc hàng ngày của chúng ta là kiểm tra chỗ nuôi, đề phòng dịch hại
(cóc, nhái, ngóe,chuột trù, chim…) và giữ ẩm cho luống. Không bao giờ để phân
bị khô. Tấm phủ cũng phải luôn luôn ẩm. Vì vậy, thấy tấm phủ sắp khô phải tưới
ẩm ngay. Giun ăn phân gia súc và đùn phân của nó lên bề mặt. Phân giun tơi như
mùn cưa, màu đen. Khi nào giun ăn hết thức ăn phải bổ sung ngay thức ăn vào.
Vào mùa đông, cứ 7 – 10ngày lại cho thêm một lớp phân từ 3 – 5cm. Còn mùa
hè, đôi khi chỉ 3 – 5 ngày là giun đã ăn hết và phải cho tiếp.

17
2.3.5.2 Địch hại
Trước hểt, phải kể tới các lưỡng cư: cóc, nhái, ngóe, ễnh ương, chẫu
chàng. Cóc thường chui ngay vào trong luống nằm lẫn trong phân. Da cóc có
khả năng biến đổi cho thích ứng với môi trường. Vì vậy, có khi ta mở tấm phủ
ra nếu nhìn không kỹ sẽ không phát hiện được những chú cóc nằm im trong
luống. Chúng bắt mồi bằng lưỡi, lưỡi của chúng dính với hàm trên. Khi thấy
giun ngoi lên, chúng phóng lưỡi ra, kéo con mồi gọn ghẽ vào trong mồm và
nuốt chửng. Nó nằm im một chỗ để ăn no giun. Ta cần phải hết sức cẩn thận để
loại trừ cóc. Định kỳ mở toàn bộ tấm phủ ra để kiểm tra luống nuôi. Phải quan

sát kỹ các kẽ hở giữa các viên gạch dùng để quây thành luống. Phát hiện thấy
cóc là phải diệt ngay. Các loài khác như nhái, ngóe, ếch ương, chẫu chàng …
thường không nằm trong luống. Chúng thường tập kích luống giun vào ban
đêm. Ban ngày, chúng luồn ra xung quanh, nằm ẩn khuất trong các bụi cây,
hang hốc cạnh đó. Nếu không để ý sẽ không thấy. Vì vậy, chỗ đặt luống giun
cần cân nhắc kỹ, phải đề phòng. Cũng có nơi đã dùng nilon quây xung quanh
chỗ nuôi giun, giống như kiểu chống chuột cho ruộng lúa. Tuy nhiên tấm nilon
ở đây phải cao từ 1m trở lên. Chuột trù cũng là kẻ thù của giun. Các loài chuột
khác ăn ngũ cốc. Riêng chuột trù ăn sâu bọ. Chúng ăn cả giun. Nhược điểm là
dễ bị phát hiện. Chúng có mùi hôi nồng nặc và luôn gọi nhau chít chít.
Ban ngày chúng rất loạng choạng, dễ bắt hoặc đánh chết chúng. Chúng lại
không có khả năng leo trèo. Vì vậy, nếu ta ngăn cửa hoặc ngăn quanh luống
nuôi bằng một vách ngăn cao khoảng 40cm là chúng chịu chết, không vào
được. Gà, vịt, chim chóc cũng là kẻ thù của giun. Ta nuôi giun cho gà, vịt ăn
nhưng nếu để chúng vào luống thì chúng sẽ bới tung lên và ăn sạch cả giống.
Vì vậy, phải quây lưới hoặc đan tấm phên phủ lên luống giun để ngăn bọn này
phá hoại. Nhiều người nuôi giun ngại nhất là việc chống kiến. Thực tế, việc
chống kiến lại rất đơn giản.Bình thường, kiến không chiu rúc vào chỗ ẩm
ướt như các luống giun. Chúng ngại nước. Tuy nhiên khi luống giun có giun
chết là chúng lao vào (Nguyễn Lân Hùng, 2009)[11].
2.3.5.3 Thu hoạch
Thu hoạch là khâu cuối cùng của toàn bộ quá trình nuôi. Tuỳ theo mục
đích sử dụng của từng hộ gia đình mà chúng ta có thể lựa chọn những phương
pháp thu hoạch sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay, một số tài liệu đã

×