Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại một số điểm thuộc Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 71 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG THỊ DIỆU

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI MỘT SỐ ĐIỂM THUỘC
VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, BẮC KẠN”


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: THS. TRƯƠNG THÀNH NAM
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm





THÁI NGUYÊN - 2014


69
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn công việc, năng lực công tác thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra
trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. được sự đồng ý
của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, với lòng biết ơn chân thành em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Trương Thành Nam, giảng viên khoa
Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên người đã định hướng,
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô, chú, anh chị cùng toàn thể các cán
bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Bể, Ban quản lý Vườn quốc gia Ba
Bể, Bắc Kạn, các cán bộ Kiểm lâm đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Bể, Ban
quản lý Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo khoa
Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em
những kiến thức, tạo mọi điều kiện học tập trong suốt thời gian thực tập cũng như
trong suốt khóa học vừa qua.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên khuyến khích trong suốt quá trình học tập để em có thể
hoàn thành tốt 4 năm học.
Thái Nguyên, tháng 05, năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thị Diệu
70

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

KBT Khu bảo tồn
ĐDSH Đa dạng sinh học
VQG Vườn quốc gia
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế
UNDP Quỹ môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
ĐTQH Điều tra quy hoạch
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
NT Sắp bị đe dọa
VU Sắp nguy cấp
EN Nguy cấp
VU Cấp sẽ bị nguy cấp
LC Ít được biết đến


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên sinh học - một bộ phận của đa dạng sinh học có hoặc có thể có
giá trị sử dụng cho con người - đã từng được khai thác tự do cho quá trình phát triển
của loài người. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có
giới hạn, và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm
giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong mối

quan hệ giữa con người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người phụ
thuộc vào.
Ba Bể vừa là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, vừa là khu du lịch sinh thái
của Việt Nam, nằm ở tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Không chỉ được
công nhận là khu bảo tồn tự nhiên từ năm 1977, Ba Bể còn được công nhận là Vườn
Quốc gia (VQG) Ba Bể theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ
với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn
300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực
giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng
thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Vườn có tọa
độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Nó nằm trên địa bàn 6 xã Nam Mẫu,
Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ, Hoàng Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía
bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm
du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004,
Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Đồng thời VQG
Ba Bể còn lọt vào danh sách 12 địa bàn được ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học tại
Việt Nam. Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đa dạng sinh học bị ảnh
hưởng như ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết; nuôi loài động vật mới, trồng loài cây
mới, khai thác khoáng sản, khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy … Đặc biệt,
đó là những tác động tiêu cực của một số người dân địa phương và các vùng lân cận
đã và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa không ngừng gia tăng làm cho nguy
cơ mất đi một trong những hệ sinh thái rừng đặc thù và còn tính chất đa dạng sinh
học cao là một thực tế khó tránh khỏi. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường
Đai học Nông lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo Th.S. Trương Thành Nam - giảng viên khoa Quản lý tài nguyên, trường
2
Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại một số điểm thuộc
Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn".

1.2. Mục tiêu , yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, những thông tin về sự đa dạng loài,
mức độ đồng đều, mức độ phong phú của Vườn quốc gia Ba Bể.
- Hiện trạng công tác quản lý của Vườn quốc gia Ba Bể.
- Xác định và làm rõ những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học của
Vườn quốc gia Ba Bể.
- Đề xuất giải pháp tạo cân bằng hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững trên
nguyên tắc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân nhưng vẫn bảo vệ
được môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng đa dạng thực vật của của Vườn quốc gia Ba Bể.
- Đảm bảo tài liệu , số liệu đầy đủ khách quan.
- Kết quả nghiên cứu các thông số về điều tra chính xác.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều
kiện địa phương và cơ quan quản lý của Vườn quốc gia Ba Bể.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về
kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá vấn đề thực tế và vai trò của công tác quản lý đối với Vườn quốc
gia.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
tại khu vực.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố
vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo
Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
- Hệ sinh thái: “Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý
tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển có tác động qua lại với nhau” (Theo
khoản 15, Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
- Đa dạng sinh học: Trong công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng
sinh học được dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn
trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa
dạng hệ sinh thái (Gaston and Spicer, 1998).
Theo Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học đã thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro năm 1992, "Ða dạng sinh học" (ĐDSH) có
nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao
gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các
tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ
loài, giữa các loài và các hệ sinh học.
- Vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia là một diện tích trên đất liền hoặc trên
biển, chưa hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con người, có các loài
động thực vật quý hiếm và đặc hữu hoặc có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia
hoặc quốc tế.
- Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một
loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau.
- Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá
trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.

2.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan
- Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 1-4-2005).
4
- Nghị định số 65/2010/NĐ- CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học 2008.
- Nghị định 80/2003/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 Về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 sửa đổi bổ sung danh mục thực
vật, động vật hoang dã quý hiếm.
- Quyết định 126/QĐ- TTG năm 2012 của thủ tướng chính phủ về thí điểm chia
sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.
- Thông tư 18/2004/TT- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường của Bộ Tài
Nguyên về việc bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam.
- Thông tư 18/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
về quản lí nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
- Quyết định số 1896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn
ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lại xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020.
- Thông tư số 22/2011//TT- BTNMT, ngày 01/07/2011 Quy định tiêu chí xác
định loài sinh vật ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lại xâm hại.
- Sách Đỏ Việt Nam.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2 1. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế Giới

Đa dạng sinh học là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống
còn đối với Trái đất. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào 3 nhóm:
giá trị kinh tế, giá trị nhân văn và giá trị sinh thái. Giá trị kinh tế là cung cấp nguồn
lương thực, thực phẩm duy nhất cho con người. Theo tính toán của các nhà khoa
học trên thế giới, hàng năm ĐDSH cung cấp cho con người một lượng sản phẩm trị
giá khoảng 33.000 tỷ USD. Giá trị nhân văn của ĐDSH là tính phong phú, vẻ đẹp
muôn màu của thiên nhiên, cung cấp giá trị thẩm mỹ. Giá trị sinh thái là vai trò duy
trì cân bằng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên, điều hoà khí hậu và phát triển
bền vững.
Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động thực vật
cũng phải thay đổi chu kì sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường
5
di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất ĐDSH. Theo một nghiên cứu mới
đây về ĐDSH quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật
trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng và các nhà thực vật học dự đoán số loài thực
vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài.
Bảng 2.1: Thực vật có số lượng loài còn nhiều trên Thế giới
Thực vật Số lượng Tổng số
Thực vật có hoa 281.821
312.212
Thực vật hạt trần 1.021
Dương xỉ 12.000
Rêu 16.236
Tảo đỏ, Tảo lục 10.134
Các loài khác Số lượng Tổng số
Địa y 17.000
51.563 Nấm 31.496
Tảo nâu 3.067

Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình

trạng tuyệt chủng và suy giảm về loài. Theo số liệu thống kê mới nhất của IUCN, có
17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó
gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống
và 70% loài thực vật. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số
loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái.
Trước sự suy giảm nhanh của đa dạng sinh học các nhà khoa học đã nghiên
cứu và đưa ra các phương thức bảo tồn đa dạng sinh. Trong số những phương thức
bảo tồn đó có hai phương thức được sử dung chủ yếu là: bảo tồn tại chỗ (In-situ) và
bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn
các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài
trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các
hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự
nhiên của chúng như xây dựng các vườn thú, bể nuôi,vườn thực vật và vườn ươm.
Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ
các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố
tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và
việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta
6
những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành
các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều
kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo
tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn
tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của
loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen
động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi
của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi
trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của
loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi
trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ

được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng
di truyền mà chúng vốn có.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Với tư cách là nước thành viên chính thức của Công ước về Đa dạng sinh
học từ năm 1994, Việt Nam sẽ tổ chức Năm quốc tế đa dạng sinh học với nhiều
hoạt động hưởng ứng như tổ chức lễ mitting, các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học,
các hoạt động phổ biến, tuyên truyền… Ngoài ra, Việt Nam sẽ tham gia sáng
kiến "Ngày hành động toàn cầu về đa dang sinh học vào ngày 22 tháng 5 năm
2010", đây cũng là Ngày quốc tế về đa dạng sinh học. Sáng kiến này do Bộ Môi
trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Đức, Bộ Hợp tác và Phát triển
Đức, Tạp chí GEO, Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học, Chương trình môi
trường Liên hợp quốc, Ban thư ký nghiên cứu tính kinh tế của hệ sinh thái và đa
dạng sinh học cùng phối hợp tổ chức.
Các hoạt động kỷ niệm ngày đa dạng sinh học quốc tế (22/5) sẽ được tổ chức
tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, đây là khu di sản thiên nhiên đầu
tiên của Việt Nam.
Để thực hiện thành công Năm quốc tế đa dạng sinh học tại Việt Nam, cần có
sự tham gia không chỉ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực bảo tồn thiên nhiên mà còn cần nỗ lực của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường - với tư cách Đầu mối
quốc gia thực hiện Công ước đa dạng sinh học, là đơn vị chủ trì, phối hợp với các
7
cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện Năm quốc tế đa dạng sinh học tại
Việt Nam.
Trong gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã phê duyệt và triển khai 02 Kế
hoạch hành động quốc gia về ĐDSH; đó là Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH năm
2007 (QĐ phê duyệt số 845/1997/TTg ngày 22/12/1997) và Kế hoạch hành động
quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước
ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (QĐ phê duyệt số
79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007). Đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết quả

đáng ghi nhận trong công tác quản lý ĐDSH.Theo báo cáo tổng kết, năm 2012, Cục
Bảo tồn đa dạng sinh học được giao triển khai 17 nhiệm vụ, chủ trì xây dựng và hoàn
thiện 09 văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục hoàn thiện 02 dự thảo văn bản Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ được trình từ năm 2011 và 01 dự thảo Nghị định của
Chính phủ, tiếp tục triển khai xây dựng các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ vào
năm 2013.
Năm 2012, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã triển khai mạnh mẽ các hoạt
động hợp tác quốc tế; tiếp tục thực hiện tốt vai trò đầu mối các Công ước quốc tế về
Đa dạng sinh học, tham gia tích cực các cuộc họp đàm phán trong khuôn khổ các
Công ước, Nghị định thư và các thoả thuận hợp tác song phương, đa phương tăng
cường, mở rộng các đối tác là các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế trong
lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học, tiếp tục triển khai thực hiện Dự án
quốc tế: Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia (Dự án JICA do
JICA tài trợ); Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu
bảo tồn (Dự án PA do GEF tài trợ và UNDP Việt Nam điều hành)
Song do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, những năm gần đây,
ĐDSH của nước ta tiếp tục suy giảm về lượng và suy thoái về chất với tốc độ cao
(rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 4,6% (2004), rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng
0,57 triệu ha và khả năng hoàn toàn phục hồi rất thấp), đang đối mặt với những đe
dọa và thách thức nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, từ dưới 73 triệu năm 1995 lên
trên 87,84 triệu trong năm 2011, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước
đông dân nhất trong khu vực châu Á, đã tạo ra sức ép rất lớn về tiêu thụ tài nguyên
và sử dụng đất. Cùng với sự gia tăng dân số,việc diện tích rừng bị thu hẹp,việc khai
thác quá mức tài nguyên sinh vật biển và áp dụng các giống mới trong sản xuất
nông nghiệp,lâm nghiệp, nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta đã đem lại
nhiều lợi thế cho quá trình phát triển đất nước, nhưng cũng tạo ra áp lực lớn lên
ĐDSH.
8
Mặt khác giá trị và vai trò của ĐDSH chưa được nhận thức và đánh giá đúng
mức. Ý thức về bảo tồn ĐDSH và nhận thức được giá trị thực sự của ĐDSH trong

xã hội còn hạn chế, kể cả đối với các cấp hoạch định chính sách; cùng với tốc độ
công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, đặc biệt trong mở rộng giao thông, xây dựng các
công trình thủy điện, khai khoáng, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh cảnh
tự nhiên, phá huỷ môi trường sống của nhiều loài, gây ô nhiễm và suy thoái chất
lượng của các hệ sinh thái. Nạn khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh vật,
đặc biệt là các loài hoang dã phục vụ nhu cầu sinh sống, vui chơi giải trí hoặc
thương mại cùng thói quen trong ẩm thực đã đẩy nhiều loài động vật của nước đến
bờ vực của tuyệt chủng trong tự nhiên, và gây sức ép nghiêm trọng lên các quần thể
khác.
Nhận thức được vấn đề quan trọng đó, ngày 31/5/2011, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành văn bản số 3533/VPCP-QHQT chỉ đạo và giao Bộ Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chiến lược quốc
gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 19/7/2011, Ban soạn
thảo và Tổ biên tập xây dựng dự thảo Chiến lược được thành lập tại Quyết định số
1426/QĐ-BTNMT với 28 thành viên Ban soạn thảo và 19 thành viên Tổ biên tập
đến từ các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
ĐDSH. Ban soạn thảo đã có chỉ đạo toàn diện trong quá trình xây dựng dự thảo
Chiến lược.
Dự thảo Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững
ĐDSH trên cơ sở phân tích những mục tiêu, chỉ số, giải pháp liên quan đến ĐDSH
của các chiến lược ngành kinh tế-xã hội,như nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, bảo
vệ môi trường,… nhằm đảm bảo tính kế thừa, nhấtquán và phù hợp với thời kỳ mới,
đồng thời thực hiện cam kết đối với Công ước ĐDSH mà Việt Nam là thành viên.
Theo thống kê, Việt Nam là nơi sống của khoảng 7.500 loài chủng vi sinh
vật; khoảng 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước; khoảng 10.500 loài
động vật trên cạn gồm khoảng 1000 loài động vật không xương sống ở đất, 7700
loài côn trùng, gần 500 loài bò sát-ếch nhái, 850 loài chim và 312 loài thú, trên
1000 loài động vật không xương sống, khoảng 1000 loài cá ở nước ngọt; dưới biển
có trên 7000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50

loài rắn biển, rùa biển và thú biển. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng ở Việt Nam,
số loài sinh vật đã biết trên đây thấp hơn nhiều so với số loài đang sống trong thiên
nhiên, chắc chắn còn nhiều loài sinh vật hoang dã khác chưa được biết tới.
a. Sơ lược về tình hình nghiên cứu ĐDSH ở Việt Nam
9
Các nghiên cứu ĐDSH thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu cơ bản để
có tiền đề xây dựng luận chứng kinh tế- kỹ thuật (LCKT) cho các KBT. Phần lớn
LCKT được xây dựng bởi các cơ quan chuyên môn, các Viện nghiên cứu, các
trường đại học như Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, Trường đại học Lâm nghiệp. Ngoài các nghiên cứu liên quan đến LCKT còn
phải kể đến các nghiên cứu chuyên sâu của các cơ quan nghiên cứu, Viện Khoa học
và Công nghệ Quốc gia- Đại học QG Hà Nội, các tổ chức trong và ngoài nước. Các
số liệu trong nghiên cứu này rất quan trọng và có giá trị, được các VQG và KBT sử
dụng để biết được sự đa dạng sinh vật mà mình đang quản lý.
Một thành tựu nổi bật về nghiên cứu ĐDSH là kết quả điều tra về tài nguyên
thực vật và động vật ở một số VQG và Khu BTTN và một số sinh cảnh khác ngoài
Khu BTTN nhờ sự phối hợp giữa các nhà khoa học của các cơ quan nghiên cứu ở
Trung ương, địa phương và ban quản lý các VQG, Khu BTTN.
Trong những thập kỷ của những năm đầu cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu về
ĐDSH phục vụ cho việc xây dựng các luận chứng KTKT để xây dựng hệ thống các
khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên số liệu chưa được
cập nhật, nhiều VQG và Khu BTTN chỉ có số liệu khi xây dựng LCKT. Nhiều loài
động vật, thực vật có trong thực tế nhưng chưa có tên trong danh lục hoặc ngược lại có
tên trong danh lục nhưng lại không thấy trong thiên nhiên.
b. Chiến lược, chính sách bảo tồn ĐDSH
Nhận thức được tầm quan trọng của sự suy thoái tài nguyên ĐDSH, Việt
Nam đã sớm có những hành động tích cực trong công tác bảo tồn ĐDSH. Theo
thống kê từ năm 1958 đến nay, có tới vài trăm văn bản pháp luật do Nhà nước và
các ban ngành liên quan ban hành về vấn đề bảo tồn ĐDSH và các tài liệu hướng
dẫn thi hành lần lượt được ban hành.

Năm 1962, Cục Kiểm lâm được thành lập cùng với sự ra đời rừng cấm đầu
tiên ở Việt Nam là rừng cấm Cúc Phương. Năm 1985, Chiến lược Bảo tồn Quốc gia
của Việt Nam (NCS) được ban hành. Đây là một chiến lược đầu tiên được xây dựng
ở một nước đang phát triển. Và từ đó, việc cải cách thể chế và luật pháp đã phát
triển nhanh chóng với sự ra đời của các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành
liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH như: Luật bảo vệ và
phát triển rừng 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật đất đai năm 1993
(được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật bảo vệ môi trường năm 1993
10
(được sửa đổi, bổ sung năm 2005); Luật thủy sản năm 2003; và gần đây nhất, luật
Đa dạng sinh học được Quốc hội phê chuẩn tháng 11 năm 2008; Sách Đỏ Việt Nam
lần đầu tiên được xuất bản năm 1992 (tái bản có những điều chỉnh cập nhật vào năm
2000 và 2007).
Ngoài ra, trong phong trào chung và tính cấp bách của toàn cầu về bảo tồn và
phát triển bền vững, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về
môi trường có liên quan, đặc biệt là: Công ước Ramsar về đất ngập nước (1975),
công ước ĐDSH (1993) và Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động
thực vật hoang dã nguy cấp (1994).
Trong giai đoạn 2005-2010, các quy hoạch, kế hoạch hành động quốc gia về
bảo tồn ĐDSH đã được ban hành và tổ chức thực hiện như quy hoạch hệ thống khu
bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt
Nam đến năm 2020. Đặc biệt là kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007. Bên cạnh đó, các ngành
các cấp tiếp tục triển khai Chiến lược, Kế hoạch, chương trình khác có liên quan đến
bảo tồn ĐDSH được phê duyệt trước năm 2005 như Chương trình nâng cao nhận
thức bảo tồn ĐDSH đến năm 2010, Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng cường
kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã đến năm 2010, Chiến lược quản lý hệ
thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –2020”, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai

đoạn 2011 – 2020”.
Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ
ĐDSH tuy đã được hình thành nhưng còn có nhiều khiếm khuyết và bất cập. Việt
Nam là thành viên của Công ước ĐDSH nhưng cho đến nay, chưa có văn bản quy
phạm pháp luật nào hoàn chỉnh để đảm bảo thực hiện Công ước này. Các văn bản
hiện hành mới chỉ tập trung vào việc bảo tồn ĐDSH, trong khi đó, Công ước ĐDSH
nêu ra ba mục tiêu: (1)- Bảo tồn ĐDSH; (2)- Sử dụng bền vững tài nguyên; (3)-
Chia sẻ trung thực và công bằng lợi ích có được từ việc sử dụng tài nguyên gen.
c. Các biện pháp bảo tồn ĐDSH
Việc hình thành hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam là một trong những biện
pháp tích cực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn ĐDSH. Năm
2000, quy hoạch mới hệ thống rừng đặc dụng với nhiều thay đổi lớn như: đề xuất
11
phân hạng mới, loại bỏ, chuyển hạng, sát nhập, đổi tên và thành lập mới cho một số
khu rừng đặc dụng. Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định
số 192/2003/QĐ - TTg ban hành chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên của Việt Nam đến năm 2010.
d. Các nghiên cứu nổi bật
Hoàng Kim Ngũ (1990-1998) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học
và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc
rạc, Xoan nhừ, Mắc mật trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Hoàng
Kim Ngũ đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng
các loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999 đã tiến hành gây trồng thử
nghiệm các loài cây này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn và các tỉnh vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, do còn đang trong thời gian thử nghiệm nên
đây chỉ là những khẳng định ban đầu về khả năng thành công của các mô hình phục
hồi rừng, đặc biệt là các mô hình ở vùng Tây Bắc.
Khi nghiên cứu hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nguyễn Thanh Nhàn
đã đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn hệ thực vật trên núi đá vôi: Quản lý bảo vệ
rừng, quản lý vùng đệm, nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1965) cùng với Viện sinh thái tài nguyên
sinh vật và Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu mức độ đa dạng sinh vật, công
tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng trên núi đá vôi ở Cao Bằng và một số
địa phương khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy HST núi đá vôi có tính chống chịu
cao, các sinh vật sống trên núi đá vôi có khả năng thích nghi chống chịu với các
điều kiện bất lợi.
Nguyễn Vạn Thường và đội Lâm học - Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ
môn Lâm nghiệp) (1967 – 1968) [68], thực hiện điều tra chuyên đề rừng núi đá vôi
tại một số khu vực thuộc tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng
Ninh. Kết quả điều tra đã đưa ra: sự biến đổi các đặc trưng lâm học của các quần hệ
rừng trên núi đá vôi miền Bắc Việt Nam có sự sai khác rõ rệt về cấu trúc (ngay cả
trong trạng thái rừng nguyên sinh) trên các dạng địa hình chủ yếu.
Hoàng Văn Thập cùng cộng sự "Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ
sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà” từ năm 2007 đến
2010 và đã đưa ra năm giải pháp phục hồi khoảng 7.000ha rừng tái sinh nghèo trên
12
núi đá vôi tại vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng gồm: (1)- Khoanh
nuôi bảo vệ, (2)- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung, (3)- Làm
giàu rừng, (4)- Nuôi dưỡng rừng, (5)- Cải tạo rừng.
Năm 2006, Hoàng Văn Chuyên đã nghiên cứu ĐDSH tại Khu Bảo tồn Thiên
nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa trong đó có các xã giáp ranh giữa Khu BTTN
Ngọc Sơn và Pù Luông và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn ĐDSH cho liên
khu Pù Luông – Cúc Phương, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác, liên kết bảo tồn
trong khu vực này. Đặc biệt, nghiên cứu đã chú trọng đề xuất chương trình tuyên
truyền nâng cao nhận thức các xã giáp ranh về ranh giới các khu bảo tồn.
Cano và Phạm Quang Thiện (2010) đã tổng hợp các điều tra ĐDSH tại Khu
BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông và đã xác định khu hệ động thực vật trong khu vực
đa dạng và phong phú. Nhiều loài được cho là bị đe dọa ở trong nước và toàn cầu.
2.2.3.Tổng quan về đa dạng sinh học ở Bắc Kạn
Nằm giữa các tỉnh có tiềm năng kinh tế lớn: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên

và Tuyên Quang, Bắc Kạn đóng vai trò như một trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hoá
quan trọng của vùng Đông Bắc. Bắc Kạn là tỉnh có vị trí địa lý ở vùng giao lưu giữa 2
khu hệ động thực vật của núi rừng Tây Bắc và Đông Bắc. Tuy rừng núi không cao
nhưng rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc Kạn có hệ động
thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm. Rừng Bắc Kạn là một tài nguyên
quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là
một trong những trung tâm bảo tồn gen động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng
Đông Bắc Việt Nam.
Hệ thực vật có 798 loài thuộc 541 chi, 169 họ của 5 ngành thực vật bậc cao,
trong đó có 19 loài thực vật quý hiếm (chiếm 2,38% tổng số loài) được ghi trong
sách đỏ Việt Nam như: Hinh đá, Sam vàng, Lát hoa, Nghiến, Trai…
Hệ động vật có 527 loài động vật, trong đó lớp thú 94 loài thuộc 26 họ; Lớp
chim 276 loài thuộc 51 họ; Lớp bò sát 46 loài thuộc 12 họ; Lớp lưỡng cư 24 loài thuộc
4 họ. Trong 527 loài động vật có 66 loài quý hiếm (chiếm 12,5% tổng số loài) có tên
trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt, trong đó: Lớp thú 32 loài, lớp chim 10
loài, lớp bò sát 11 loài và lớp lưỡng cư 03 loài.
Bắc Kạn có khu hệ sinh vật rất phong phú và đa dạng, tiêu biểu trong đó là
khu hệ sinh vật tại vườn Quốc gia Ba Bể - huyện Ba Bể, khu bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ - huyện Bạch Thông và Na Rì, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân
Lạc - huyện Chợ Đồn.
13
Bảng 2.2. Đa dạng thực vật ở một số VQG và KBTTN có địa hình núi đá vôi
Tên đơn vị Diện tích ( ha) Số loài Loài đặc trưng
VQG Ba Bể
(Bắc Cạn)
23.340 602
Nghiến - Lát - Ô rô-Mạy tèo-
Thung
KBTTN Hang Kia
- Pà Cò

(Hoà Bình)
6.462 760
Trai lý, Thông Pà Cò, Thông
đỏ
KBTTN Hữu Liên
(Lạng Sơn)
8.915 776
Nghiến - Hoàng đàn - Đinh
vàng
VQG Xuân Sơn
(Phú Thọ)
15.048 1.038
Chò nâu, Trường sâng, Lộc
vừng to
KBTTN Kim Hỷ
(Bắc Cạn)
14.772 845
Sam Kim Hỷ, Trai lý,
nghiến, Mạy tèo
KBTTN Tà Xùa
(Sơn la)
20.200 613
Pơ mu, Xoan nhừ, Chò chỉ,
Táo mèo
VQG H.Liên (Lào
cai)
29.845 2.344
Vân sam, Thiết sam, Đỗ
quyên sa pa, Sặt gai
KBTTN Thần Sa -

Phượng Hoàng
(Thái Nguyên)

18.858

1.139 Nghiến gân ba, Trai lý, Ô rô
Khu bảo tồn
ĐDSH vùng núi đá
vôi tỉnh (Kiên
Giang)
1000 350
Các loài đặc hữu mới phát
hiệnở VN: Begoniabataiensis
Kiew và Ornithoboea
emarginata
(Nguồn: Ban quản lý VQG Ba Bể)
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, những loại cây được xếp vào danh sách sinh vật
ngoại lai xâm hại như bạch đàn, keo, trinh nữ
Ngoài ra còn một số loài xâm nhập ngoại lai khác như cây ngũ sắc, bèo tây Nhật
Bản (Lục Bình), cá trê phi… Cây ngũ sắc, cây mai dương (cây trinh nữ) được coi là
một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm lấn cực kỳ nguy hiểm.
Hiện nay, do việc áp dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật và triển khai thực
hiện 3 nhóm biện pháp hoá học, sinh học đi cùng với ý thức của người dân nâng
cao, người dân chủ động tìm kiếm và áp dụng các biện pháp hiệu quả trên diện tích
đất nông nghiệp của chính mình như tìm và bắt diệt ốc bươu vàng; nhổ bỏ cây con,
14
chặt và đốt gốc đối với các loài cây trinh nữ, cây mai dương… nên tỷ lệ các loài
xâm nhập này có số lượng giảm đi đáng kể.
2.3. Đánh giá chung về công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học
Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH)

cao trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự
đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính
đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam. Trong các hệ sinh thái
trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài
động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000 loài
thuỷ sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển
nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập
kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó
có nhiều chi và loài mới cho khoa học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc
họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công
bố ở Việt Nam.[7]
Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng
của nền kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên
nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực
tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã hội. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia,
là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung
cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối đe doạ tới ĐDSH ở Việt Nam. Việc gia tăng
dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Sự
phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Thay
đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã làm giảm diện tích
sinh cảnh tự nhiên, chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của
nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nước đã ngăn chặn
đường di cư của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu
tốt, nhưng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng
phục hồi, nên giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng
nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.




15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư sống trong Vườn quốc gia mà nguồn sinh kế phụ thuộc
hoàn toàn vào nguồn tài nguyên sẵn có tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
- Cộng đồng dân cư sống xa Vườn quốc gia
- Các sinh cảnh sống của các loài động thực vật sống trong Vườn quốc gia
Ba Bể, Bắc Kạn
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Nguồn sinh kế chủ yếu của cộng đồng dân cư sống ở 6 xã Khang Ninh, Cao
Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Nam Mẫu thuộc vườn quốc gia Ba Bể,
Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn
- Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 06/01/2014 đến tháng 04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.3.2. Tìm hiểu đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học tại Vườn quốc
gia Ba Bể, Bắc Kạn
* Tìm hiểu biến động đa dạng sinh học Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn
* Tìm hiểu việc sử dụng tài nguyên trong Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn
3.3.3. Nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia
Ba Bể, Bắc Kạn
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba

Bể, Bắc Kạn
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
16
Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi
thực hiện một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội
dung sau:
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
- Các tài liệu về đa dạng sinh học của Thế giới, Việt Nam, Vùng núi phía
bắc, Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn.
- Các thông tin liên quan đến đề tài thông qua sách báo, mạng internet và các
nghiên cứu trước đây.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế theo các trục đường chính và đường mòn có sẵn hoặc mới
có của Vườn quốc gia để tìm hiểu về mục đích và phương tiện của người dân khi
vào trong Vườn quốc gia. Tuyến điều tra (TĐT) được thiết lập dựa trên các thông
tin về thảm thực vật trong Vườn quốc gia (bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ qui hoạch
các phân khu chức năng), các thông tin từ Ban quản lý, cán bộ chuyên môn của Khu
bảo tồn, người dân địa phương Các TĐT đi qua các trạng thái rừng, các dạng địa
hình, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay suy thoái do tác động của con người.
Lập tuyến điều tra đi theo các đường mòn mà người dân, cán bộ kiểm lâm đi
tuần rừng bao gồm 6 TĐT:
- Cốc tộc; Khau qua; Nặm dài; Đán mẩy; Đầu đẳng.
- Khuổi pủng; Ngạn thăm; Bản cám; Hồ Ba Bể.
- Đầm bản vài; khuổi đuông; Khau pưn.
- Bản nản; Pác nghè; Hin đăm.
- Khuổi su; Cốc túm; Nà thi; Pác phuôi.

- Nà pùng; Nà cóc; Ẻo nghiêm.
Trong đó có 2 tuyến điều tra nằm trong vùng lõi vườn quốc gia đó là:
- Cốc tộc; Khau qua; Nặm dài; Đán mẩy; Đầu đẳng.
- Khuổi pủng; Ngạn thăm; Bản cám; Hồ Ba Bể.
b) Phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân địa phương
+ Lập bộ câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã chuẩn
bị sẵn, các thông tin thu thập tập trung vào sự hiểu biết của người dân về đa dạng
sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.
17
+ Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người là trưởng xóm, cán bộ xã, cán bộ
kiểm lâm, thợ săn, du khách và người dân địa phương được phân bổ như sau:
Bảng 3.1: Bảng phân bổ phiếu điều tra cho các đối tượng
STT Đối tượng điều tra Số lượng phiếu
1 Người dân địa phương 40
2 Cán bộ thuộc ban quản lý của vườn 5
3 Cán bộ tuần rừng 2
4 Cán bộ xã 6
5 Du khách 7
Tổng số 60
Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn dựa vào những nguyên tắc sau:
• Dựa vào trình độ nhận thức của đối tượng phỏng vấn.
• Dựa vào khả năng thu nhập của đối tượng.
• Dựa vào sự hiểu biết của đối tượng về Vườn quốc gia.
• Dựa vào sự tác động của đối tượng đến Vườn quốc gia.
+ Địa điểm phỏng vấn gồm 6 xã: Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Hoàng
Trĩ, Nam Mẫu, Quảng Khê.
Nguyên tắc lựa chọn địa điểm phỏng vấn:
• Dựa vào khoảng cách của địa điểm tới Vườn quốc gia.
• Dựa vào mối tương tác giữa Vườn quốc gia và địa điểm phỏng vấn.
+ Quá trình phỏng vấn: phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp với

khảo sát thực địa. Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn (có phụ lục kèm theo)
hoặc sổ tay cá nhân.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp này áp dụng cho việc đưa ra:
+ Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu ở Vườn quốc gia.
+ Các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia.
Để phục vụ cho công tác thu thập thông tin đầu đủ chính xác, Trong quá
trình thực tập tại Vườn quốc gia Ba Bể tôi tiến hành phát phiếu điều tra phỏng vấn
các đối tượng với số lượng như sau:
3.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
Các số liệu thu thập tại Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn được tổng hợp xử lý
trên phần mềm: word 2003, Ecxel 2003.

18
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của các địa phương nằm trong Vườn
quốc gia
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn 70 km và cách Hà Nội 250 km về
phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích vườn 10.048 ha,
gồm toàn bộ xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang Ninh, Cao
Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ - huyện Ba Bể, Nam Cường - huyện Chợ
Đồn; vườn có tọa độ địa lý:
Từ 220 06’12” đến 220 08’14” Vĩ độ Bắc;
Từ 1050 09’07” đến 1050 12’22” Kinh độ Đông.
Có ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp phần còn lại của xã Cao Thượng - Ba Bể.
Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn, phần còn lại xã Quảng Khê, Hoàng Trĩ
- Ba Bể.

Phía Đông giáp phần còn lại xã Khang Ninh, Cao Trĩ - Ba Bể.
Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.
Vườn được công nhận là Vườn di sản Asean năm 2003, là địa điểm thăm
quan, du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2011 Vườn Quốc gia
Ba Bể được Ban Thư ký Ramsar công nhận là Khu Ramsar (Khu đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế) thứ 1938 của thế giới. Vườn tiếp tục được công nhận là Di
sản quốc gia đặc biệt năm 2012.

Hình 4.1: Ảnh vệ tinh vị trí VQG Ba Bể
19

4.1.1.2 Địa hình, địa thế
Địa hình Vườn quốc gia Ba Bể mang đặc điểm điển hình của dạng địa hình
Kast do núi đá vôi bị phong hóa qua nhiều thời kỳ tạo lên. Có thể chia địa hình
VQG Ba Bể thành 5 kiểu chính sau:
- Kiểu địa hình Kast: Chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên. Núi đá thuộc kiểu
địa hình này bị chia cắt thành nhiều khối có dạng lởm chởm, sườn thẳng đứng, cao tới
700 - 800 m.
- Kiểu địa hình núi trung bình: Chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở phía Đông và phía Nam của Vườn, độ cao trung bình 1000 m, độ dốc >
35o.
- Kiểu địa hình núi thấp: Có độ cao biến động trong khoảng từ 300 m đến 700 m,
chiếm 43,7% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm toàn bộ các đỉnh núi thấp dưới 700 m và
các sườn núi cao trung bình phía Bắc và Nam hồ Ba Bể.
- Kiểu địa hình vùng đồi: Có độ cao dưới 300 m, chiếm 3,2% tổng diện tích
tự nhiên. Phân bố rải rác xung quanh khu vực lòng hồ và hai bên bờ sông Chợ
Lèng.
- Kiểu địa hình hồ và thung lũng: chiếm 6,5% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố rải rác giữa các dãy núi, ven sông, suối. Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn quốc
gia, có diện tích mặt nước hơn 311 ha.

4.1.1.3 Địa chất, đất đai
VQG Ba Bể nằm trong vùng Caxtơ chợ Rã Ba Bể - Chợ Đồn, hai khối này
là khối đá vôi Givet (Kỷ Đề Vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezol, bên cạnh hai
khối đá hoa cương. Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục địa
khoảng 200 triệu năm. Điều này nói nên sự già nua các địa hình Caxtơ ở đây khác
với các nơi khác. Đá khu vực Ba Bể là đá hoa với tinh thể màu trắng, có Biotít
piroxen và Graphít xâm tán và Granít hai mica. Đất khu vực VQG Ba Bể chủ yếu là
Feralit đỏ vàng có mùn và đất Feralit đỏ sẫm trên đá vôi. Đất khá phì nhiêu, phù
hợp với nhiều loài thực vật. Ở các thung lũng và soi bãi ven hồ, sông suối còn có
đất phù sa là sản phẩm của quá trình bồi lắng tự nhiên, phù hợp với canh tác nông
nghiệp.
4.1.1.4. Khí hậu thủy văn
Vườn quốc gia Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đông Bắc Việt
Nam. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa kéo dài từ
20
tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình năm khoảng 22oC. Biên độ nhiệt trong năm và trong ngày cao do ảnh hưởng
của địa hình, độ cao so với mặt nước biển. Nhiệt độ tối cao không quá 40oC nhưng
nhiệt độ tối thấp có thể xuống 0oC. Độ ẩm trung bình năm khá cao >80%, lượng
mưa không lớn do bị núi che chắn (trung bình 1.378 mm/năm). Mưa phân bố không
đều giữa các tháng trong năm, 91% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa.
Hệ thống thuỷ văn Vườn quốc gia Ba Bể: Tổng diện tích mặt nước trong khu
vực Vườn gần 500 ha bao gồm hồ Ba Bể và 4 con sông, suối chính nối với hồ. Phía
Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào hồ với
tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông Chợ Lèng: 194 km2, suối Bó Lù: 137 km2
và suối Tả Han: 89km2). Nước trong Hồ chảy ra sông Năng ở phía Bắc, tiếp tục
chảy về sông Gâm, cung cấp nước cho hồ thủy điện Na Hang - Tuyên Quang. Sông
Năng là thượng nguồn của sông Hồng, chảy theo hướng Đông Tây. Tổng diện tích
lưu vực sông Năng là 1.420 km2. Vào mùa lũ, nước từ sông Năng có thể chảy vào
Hồ làm mực nước ở Hồ dâng lên từ 2 - 3 m. Khi nước lũ sông Năng giảm xuống,

nước trong Hồ lại tiếp tục chảy vào sông Năng. Mực nước tích lại trong hồ khoảng
8 -9 triệu m3, có tác dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng.
Cả 4 con sông, suối nói trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình
dốc, thường gây ra lũ lớn vào mùa mưa. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện
Khoa học Thuỷ lợi, thực hiện trong năm 2002, lưu lượng của ba con sông, suối phía
Nam khoảng gần 1.000 m3/s đổ vào Hồ, còn sông Năng, kết quả đo được vào tháng
8/1971 là 942 m3/s chảy qua Hồ.
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Vườn quốc gia Ba Bể được quy hoạch ban đầu có diện tích là 7.610 ha (theo
Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2004,
theo Dự án rà soát và đầu tư xây dựng VQG Ba Bể giai đoạn 2005 - 2010, được
UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 2766/QĐ-UB ngày 26/11/2004
diện tích vườn là 10.048 ha.
Căn cứ vào phạm vi ranh giới đóng mốc ngoài thực địa, ranh giới các phân
khu chức năng do Ban quản lý VQG Ba Bể cung cấp; kết quả kiểm kê rừng huyện
Ba Bể, Chợ Đồn của Viện Điều tra Quy hoạch rừng năm 2011 và kết quả phúc tra
hiện trạng của Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc bộ tháng 7 năm 2012, diện tích tính
lại của các phân khu chức năng như sau: Bảo vệ nghiêm ngặt 4.488,3 ha, phục hồi
21
sinh thái 5.519,7 ha, hành chính - dịch vụ 40,0 ha, hiện trạng tài nguyên và sử dụng
đất VQG Ba Bể thể hiện dưới bảng:
Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất VQG Ba Bể
Đơn vị: ha
TT

Cơ cấu đất Cộng
Phân khu chức năng
Bảo vệ
nghiêm

ngặt
Phục hồi
sinh thái
Hành
chính, dịch
vụ
Diện tích tự nhiên 10.048,0 4.488,3 5.519,7 40,0
I Đất lâm nghiệp 9.026,0 3.862,3 5.140,1 23,6
1 Đất có rừng 7.724,8 3.347,3 4.361,3 16,2
a Rừng tự nhiên 7.696,7 3.344,7 4.335,8 16,2
Rừng giàu 2.247,5 1.648,9 585,4 13,2
Rừng trung bình 2.522,4 952,6 1.569,8 -
Rừng nghèo 97,8 16,8 79,8 1,2
Rừng phục hồi 526,0 54,3 471,7 -
Rừng hỗn giao 61,5 - 61,5 -
Rừng tre nứa 55,3 2,3 53,0 -
Rừng trên núi đá 2.186,2 669,8 1.514,6 1,8
b Rừng trồng 28,1 2,6 25,5 -
Có trữ lượng 6,9 2,6 4,3 -
Chưa có trữ lượng 0,7 - 0,7 -
Tre nứa 15,4 - 15,4 -
Đặc sản 5,1 - 5,1 -
2 Đất chưa có rừng 1.301,2 515,0 778,8 7,4
Trạng thái IA, IB 60,3 - 60,3 -
Trạng thái IC 332,1 34,6 295,7 1,8

Nương rẫy không cố
định
725,7 458,7 261,4 5,6
Núi đá trọc 183,1 21,7 161,4 -

II Đất ngoài lâm nghiệp 1.022,0 626,0 379,6 16,4
(Nguồn: Ban quản lý VQG Ba Bể)
Qua kết quả kiểm kê và rà soát lại thì diện tích các phân khu chức năng
Vườn có sai khác so với diện tích quy hoạch được phê duyệt theo Dự án rá soát và
22
đầu tư xây dựng VQG Ba Bể giai đoạn 2005 - 2010. Nguyên nhân do khi tính toán
diện tích sử dụng bản đồ hệ toạ độ khác nhau (Bản đồ năm 2004 hệ UTM tỷ lệ
1/25.000, múi chiếu 6 độ, bản đồ hiện tại hệ VN2000 tỷ lệ 1/10.000, múi chiếu 3
độ) dẫn đến sai lệch do phép chiếu (tỷ lệ bản đồ càng lớn, múi chiếu càng nhỏ thì
sai số do biến dạng địa hình khi chiếu mặt đất lên mặt phẳng bản đồ càng nhỏ).
Theo kết quả bảng trên, diện tích đất có rừng trên địa bàn VQG là 7.724,8
ha, chủ yếu là rừng tự nhiên (99,6% đất có rừng), độ che phủ rừng đạt 75,6%. Chất
lượng rừng còn khá tốt, rừng tự nhiên trung bình trở lên chiếm 61,8% đất có rừng,
rừng trên núi đá chiếm 28,3% đất có rừng, còn lại là rừng hỗn giao, rừng tre nứa,
rừng phục hồi, rừng nghèo chiếm 10,0% đất có rừng.
Diện tích rừng trồng là 28,1 ha, chiếm 0,4% đất có rừng, chủ yếu là cây
bản địa: Lát hoa, Lim xanh, Quế, trồng trong phân khu phục hồi sinh thái. Do
đặc thù VQG có dân cư sinh sống trong vùng lõi nên một số hộ gia đình cũng
tiến hành trồng rừng trên đất nương rẫy thoái hóa trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt.
Diện tích đất chưa có rừng trong Vườn quốc gia còn 1.301,2 ha, chiếm 12,9%
diện tích Vườn. Trong đó, nương rẫy không cố định là 725,7 ha; đất trống có cây gỗ rải
rác (IC) 332,1 ha; đất trống trảng cỏ, cây bụi 51,7 ha; núi đá không có rừng 183,1 ha.
Đất ngoài lâm nghiệp là 1.022,0 ha gồm: 497,9 ha đất sản xuất nông nghiệp,
524,1 ha đất phi nông nghiệp. Trong đó có 410,1 ha đất mặt nước (hồ Ba Bể 311 ha);
480,7 ha đất ruộng nước, soi bãi; 131,2 ha đất ở và các loại đất khác.
4.1.2.2 Tài nguyên nước
Lượng mưa tuy không lớn so với khu vực lân cận nhưng VQG Ba Bể có
nguồn tài nguyên nước hết sức dồi dào. Diện tích ngập nước thường xuyên gần 500
ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên Vườn quốc gia Ba Bể, gồm: Hồ Ba Bể và sông,

suối, ao hồ nhỏ nằm trên địa phận Vườn. Trong đó hồ Ba Bể có diện tích lớn nhất
(311 ha) chiếm 75,8% mặt nước và hơn 90% trữ lượng nước. Yếu tố này tạo nên
một hệ sinh thái phong phú có giá trị đặc biệt, để UNESCO công nhận VQG Ba Bể
là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar).
Do được cung cấp nước thường xuyên từ sông, suối trên các dãy núi đá,
nước hồ Ba Bể thường trong xanh, tạo nên vẻ đẹp riêng có. Tuy nhiên, vào mùa
mưa chất lượng nước giảm sút do nước lũ quấn củi rác chảy về lòng hồ. Do đặc thù
VQG Ba Bể có dân cư sinh sống trong vùng lõi, nên những hoạt động canh tác, sinh
hoạt của người dân, kinh doanh du lịch ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước

×