Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.22 KB, 80 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN NGỌC HÀ

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI
MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC TẠI MỎ THAN THANH AN,
HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN”


NHẬT KÝ THỰC TẬP


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng


Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN



Được sự đồng ý của khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, cùng với sự gúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở
Tài nguyên Môi trường tỉnh Điện Biên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động
khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Qua quá trình thực tập em đã thu được nhiều
kiến thức bổ ích.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và các thầy
cô giáo trong khoa môi trường, những người đã dùi dắt em trong suốt 4
năm qua dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em
xin chân thành chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng
người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài trong suốt thời
gian qua.
Em xin chân thành cám ơn các cán bộ, nhân viên Chi cục Bảo vệ môi
trường nơi em trực tiếp thực tập và thực hiện đề tài, cám ơn Công ty Cổ
phần Khoáng sản Điện Biên, UBND xã Thanh An đã giúp đỡ em rất nhiều
trong trong việc lấy mẫu đất, nước và cung cấp số liệu, tài liệu để phục vụ
đề tài tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện,
hướng dẫn em thực hiện các phương pháp phân tích mẫu đất, nước đi từ lý
thuyết đến thực hành.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè những người
đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như
trong suốt thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Ngọc Hà



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Nồng độ oxy tự do tan trong nước





















DANH MỤC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang
Bảng 3.1: Vị trí lẫy mẫu đất 31

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất 32

Bảng 3.3: Vị trí lấy mẫu nước 32

Bảng 3.4: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 33

Bảng 4.1 Sản lượng khai thác than của mỏ than Thanh An 42

Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại mỏ than Thanh An 44

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của mỏ than 45

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản suất của mỏ than 47

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng đất của mỏ than 49

Bảng 4.6. Phân loại đất chua 51

Bảng 4.7: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của các năm 2011,
2012, 2013, 2014 53


Bảng 4.8: Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm của các năm 2011,
2012, 2013, 2014 54

Bảng 4.9: Diễn biến chất lượng môi trường nước thải của các năm 2011,
2012, 2013, 2014 55

Bảng 4.10: Diễn biến chất lượng môi trường đất của các năm 2011, 2012,
2013, 2014 56
Bảng 4.11 : Ý kiến của người dân về nguồn nước đang sử dụng 57
Bảng 4.12: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng khai thác than tới chất môi
trường nước 58

Bảng 4.13 : Thống kê các bệnh do nguồn nước gây ra 59

Bảng 4.14 : Sinh vật chủ yếu sống trong đất 60

Bảng 4.15 : Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên đất 60

Bảng 4.16: Ý kiến người dân về hiện trạng chất lượng môi trường đất 61








DANH MỤC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN


Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD, BOD5 trong nước mặt 44
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ cứng và Cl- trong nước ngầm 46
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As, Cd, Pb trong nước ngầm 46
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5, COD của nước thải 48
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As, Cd, Pb trong nước thải 48
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng mùn (OM), Nts, Pts trong đất 50
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng kim loại nặng As, Cd, Pb trong đất 52











MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Cơ sở lý pháp lý 4
2.1.2. Cơ sở lý luận 5
2.2. Tình hình khai thác than trong và ngoài nước 9
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam 12
2.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường 17
2.2.4. Các giải pháp xử lý ô nhiễm đất và nước 22
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
3.1. Đối tượng nghiên cứu 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 29
3.2. Nội dung nghiên cứu 29
3.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực khai thác mỏ than tại địa bàn xã Thanh An,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 29
3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên 29
3.2.3. Đôi nét về mỏ than Thanh An 29
3.2.4. Chất lượng môi trường đất và nước của mỏ than 29



3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và đời sống
người dân trên đại bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 30
3.2.6. Đề xuất giải pháp 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 30
3.3.2. Phương pháp phỏng vấn 30
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 31

3.3.4. Phương pháp chuyên gia 31
3.3.5. Phương pháp đo đạc lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu 31
3.3.6. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được 31
3.3.7. Phương pháp so sánh đối chiếu 33
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Điều kiện tự nhiên xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 35
4.1.1. Vị trí địa lý 35
4.1.2. Địa hình 35
4.1.3. Khí hậu, thủy văn 35
4.1.4. Các nguồn tài nguyên 36
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên 37
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 37
4.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, an ninh quốc
phòng, môi trường 38
4.2.3. Tình hình dân số và lao động 40
4.3. Đôi nét về mỏ than Thanh An 41
4.3.1. Vị trí địa lý 41
4.3.2. Công suất và tuổi thọ của mỏ than 41
4.3.3. Công tác vận tải mỏ 42
4.3.4. Chế độ làm việc 43
4.4. Đánh giá chất lượng môi trường đất và môi trường nước 43
4.4.1. Chất lượng môi trường nước của mỏ than 43
4.4.2. Chất lượng môi trường đất của mỏ than năm 2014 49
4.4.3. Chất lượng môi trường đất và nước qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 52



4.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và đời sống
người dân trên đại bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 56

4.5.1. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ than 56
4.5.2. Tình hình sử dụng đất của người dân xung quanh mỏ than 60
4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và nước 62
4.6.1. Giải pháp về quản lý 62
4.6.2. Giải pháp về công nghệ 63
4.6.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 65
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 66





1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình tham gia hội nhập và hợp
tác quốc tế, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đạt được những thành
tựu to lớn thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước, làm thay đổi nhanh
chóng bộ mặt của cả nước. Song song với sự phát triển của đất nước, chúng ta
phải đối mặt với những khó khăn và thách thức. Trong đó, môi trường là một
thách thức lớn đối Việt Nam và môi trường cũng là một trong những mắt xích
quan trọng nhất đảm bảo phát triển bền vững “Kinh tế - Xã hội - Môi trường”.
Hoạt động khai thác than đã và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm,
mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân đồng thời
góp một lượng lớn vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên hoạt động khai thác than
cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường sống.

Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam có
nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng chủ yếu là than mỡ, cao lanh, đá đen,
vàng sa khoáng, nước khoáng và các loại vật liệu xây dựng khác. Tuy các
mỏ này có trữ lượng không lớn nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để
phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Bên
cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội do hoạt động khai thác khoáng sản
đem lại đã và đang gây ra vấn đề về môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe người dân.
Mỏ than Thanh An là một trong những mỏ than mỡ có trữ lượng lớn
nhất của tỉnh Điện Biên do Công ty Cổ phần Khoáng sản Điện Biên quản lý
và khai thác, và là trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng
góp lớn vào nguồn ngân sách chung của tỉnh Điện Biên, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế. Ngoài việc đem lại công ăn việc làm cho người dân, đảm
bảo đời sống của nhân dân. Song cũng không thể phủ nhận những tác động
tiêu cực do hoạt động khai thác than của mỏ than Thanh An đem lại cho
môi trường đặc biệt là môi trường nước và môi trường đất.
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên và từ nhu cầu thực tế cùng
với sự nhất trí của Khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái
2
Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường
đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thế Hùng.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An.
- Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi
trường đất và nước khu vực xung quanh khu vực khai thác mỏ than và trên
địa bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất các giải pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như

việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các tác
động của hoạt động khai thác than tới môi trường và con người.
- Đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trong hoạt động khai thác than
tại khu vực.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu, thông tin phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác và đầy đủ.
- Phản ánh đầy đủ đúng đắn thực trạng khai thác than và ảnh hưởng tới
khu vực phát tán ô nhiễm.
- Các mẫu đất và nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của
hoạt động khai thác than trên địa bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều
kiện thực tế cơ sở.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế, rèn luyện kỹ
năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế và các phương pháp đánh
giá hiện trạng môi trường.
- Tích lũy kinh nghiệm và củng cố kiến thức để phục vụ cho công việc
sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập, giúp sinh viên bố trí thời gian hợp lý trong
công việc.
3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường
đất và nước để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có biện pháp quản lý,
ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và con người.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính
sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền về giáo dục và bảo vệ môi trường

cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản.







4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2005;
- Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua
ngày 26/06/2012;
- Luật đất đai đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI, kỳ họp thứ
4 thông qua ngày 26/11/2003;
- Luật khoáng sản số 60/20011/QH12 được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi
hành luật đất đai;
- Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 quyết định về
cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với

hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của
BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải
tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt
động khoáng sản;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước;
5
- Quyết định số 7869/2009/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2009 của
Bộ tài nguyên và môi trường về công tác kiểm tra tình hình thực hiện công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCN ngày 05/06/2002 của Bộ Khoa
học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
- Quyết định số 34/2004/QĐ-BKHCN ngày 09/10/2004 của Bộ Khoa
học công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của BTNMT về
việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về
việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ngày 2/7/2007 của UBND tỉnh Điện
Biên ban hành quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Quyết định 19/2007/QĐ-UBND ngày 2/10/2007 của UBND tỉnh Điện
Biên ban hành quy chế sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Kế hoạch số 3613/KH-UBND của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển
khai nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn
đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Các quy chuẩn Việt Nam liên quan tới chất lượng đất và nước:
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp;
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn
kim loại nặng trong đất;
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Một số khái niệm về tài nguyên đất và nước
Khái niệm về tài nguyên đất
6
“Đất là một tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: đất đai
là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để
sản xuất nông lâm nghiệp”.
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa
hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm
40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%.
Giá trị tài nguyên đất được đo bằng diện tích (ha, km
2
) và độ phì (độ
mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). (Cổng thông tin
điện tử Tổng cục Môi Trường, 2009) [5].
Mùn là sản phẩm hình thành trong đất do quá trình tích lũy và phân giải
không hoàn toàn trong điều kiện yếm khí xác thực vật và các tồn dư sinh vật
khác trong đất do các vi sinh vật đất.
Hàm lượng đạm trong đất nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng
mùn (N chiếm khoảng 5 - 10% của mùn). Các yếu tố ảnh hưởng đến mùn và

đạm trong đất bao gồm: thực bì, khí hậu, thành phần cơ giới của đất, địa hình
và chế độ canh tác.
Hàm lượng lân tổng số của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần
khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ giới, chế độ canh tác và phân bón.
Khái niệm về tài nguyên nước
“Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể
mang đến tai họa cho con người. Nước có khả năn tự tái tạo về lượng, về chất
và về năng lượng”. (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005) [6].
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng, bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, các tầng chứa nước
dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ khác.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo.
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất chứa nước dưới mặt đất.
Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
 Nước trong, không màu
7
 Không có mùi vị lạ, không có tạp chất
 Không chứa các chất tan có hại
 Không có mầm mống gây bệnh
Khái niệm ô nhiễm đất và ô nhiễm nước
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật”. (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con
người gây ra như: sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải. Ngoài
ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch
gây nhiều bụi bặm, thiên tai, cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Ô nhiễm đất

“Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất ô nhiễm”.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh hoặc theo các
tác nhân gây ô nhiễm.
+ Dựa theo nguồn gốc phát sinh:
 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
 Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp
 Ô nhiễm đất do nông nghiệp
+ Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm:
 Ô nhiễm đất do các tác nhân hóa học: phân bón N, P (dư lượng phân bón
trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, aldrin, photpho, photpho hữu cơ,…),
chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, dộ kiềm, độ axit…).
 Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun, sán…).
 Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
hủy chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào nhưng đầu ra thì ít. Đầu vào có
nhiều chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con
người trực tiếp “tặng” cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến. Đầu ra rất
ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi ngấm vào đất sẽ lưu lại trong đó.
- Ô nhiễm nước
8
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật
lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ
đa dạng sinh học trong nước”.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm…bị các tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho
con người và cuộc sống sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi các thành phần và chất lượng nước không

đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống co người và sinh vật. Tốc độ lan
truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô
nhiễm đất.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ô nhiễm
đất có nguồn gốc tự nhiên như mưa rơi kéo theo bụi thải, của các khu vực
công nghiệp, xác chết thực vật. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do hoạt động sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải.
 Nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do sự
nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưu rơi xuống mặt đất, mái
nhà, đường phố, đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông,
hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả
xác sống của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xác định
được nguồn.
 Nguồn ngốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải
từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là
giao thông vận tải đường biển.
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải trong quá trình phát
sinh, sinh hoạt của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho,
nito), chất rắn và vi trùng.
9
Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng các
chất đó có trong nước thải cảu mỗi người là khác nhau.
- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. khác với nước thải phát sinh đô thị,
nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực

phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải các xí nghiệp thuộc
da ngoài các chất hữu cơ còn các kim loại nặng.
- Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát
nước từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua
đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.
Nước chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp
có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm:
 Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H
2
SO
4
, HNO
3
từ khí
quyển, tăng hàm lượng SO
2-
và NO
3
-
trong nước.
 Tăng hàm lượng các ion Ca
2+
, Mg
2+
, SiO
3
2+
trong nước ngầm và nước
sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.

 Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng
đi vào môi trường cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
 Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy
bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và các thuốc trừ sâu).
 Tăng cường hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước
hết là: Pb
3+
, Cd
+
, Hg
2+
, Zn
2+
, Al
3+
, Fe
2+
, Fe
3+

 Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do quá trình oxi hóa các hợp
chất vô cơ, hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
 Tăng số lượng sinh vật có hại trong nước: E.coli, coliform.
 Giảm độ trong của nước. (Lê Văn Khoa và cs, 2007) [7].
2.2. Tình hình khai thác than trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong cơ cấu sử dụng năng lượng, than được coi là nguồn năng lượng
truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời
sống. Trước đây, than được dùng làm nhiên liệu trong các máy hơi nước, đầu
10

máy xe lửa; sau đó, than được dùng làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt
điện, than được cốc hoá làm nhiên liệu cho ngành luyện kim. Gần đây, nhờ sự
phát triển của công nghiệp hoá học, than được sử dụng như là nguồn nguyên
liệu để sản xuất ra nhiều loại dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo và hãm ảnh
Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ
và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể
khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán
cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông
Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), Liên Bang Nga (vùng Ekibát và
Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Ba Lan.
Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro, người ta
phân thành nhiều loại than. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm riêng và
nhìn chung không thể thay thế cho nhau được.
Phân loại các loại than trên thế giới: than nâu, than đá, than gầy (hay nửa
antraxit), than khí, than antraxit.
Than nâu là một khối đặc hay xốp, màu nâu, hiếm có màu đen hoàn toàn,
thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt tương
đối ít, chứa nhiều tro (đôi khi đến 40%), độ ẩm cao (35%) và có lưu huỳnh (1-
2%), mức độ biến chất thấp. Khi để lâu ngày thành đống, than bị ôxi hoá, vụn
ra thành bột, sinh nhiệt làm cho than tự bốc cháy. Tính chất này gây khó khăn
nhiều cho việc bảo quản. Do khả năng sinh nhiệt thấp nên than nâu ít khi
được vận chuyển xa, thường sử dụng trong nhiệt điện, cho sinh hoạt hoặc biến
than thành nguyên liệu dạng khí.
Than đá thường có màu đen, hiếm hơn là màu đen hơi nâu, có ánh mờ.
Than đá rất giòn. Có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các thuộc
tính của chúng. Khi đem nung không đưa không khí vào (đến 900- 1100°C)
than sẽ bị thiêu kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp.
Than gầy (hay nửa antraxit) hoàn toàn không bị thiêu kết, không thành
cốc, mà có dạng bột, mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than gầy
được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.

Than khí là loại than có khả năng sản ra một lượng khí thắp lớn. Sử dụng
giống như than gầy.
11
Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại
than không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó
có khả năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu làm
nhiên liệu nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất đống
lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn ), song giá trị kinh tế
thấp.
Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn, than mỡ ), song
giá trị kinh tế thấp.
Tình hình khai thác và tiêu thụ than: công nghiệp khai thác than xuất hiện
tương đối sớm và được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Trong vòng 50 năm
qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980
đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn
1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến
môi trường (đất, nước, không khí ), song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi.
Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và
quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu.
Các nước sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả một số
nước như Nam Phi, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ba Lan, Cộng Hòa Dân Chủ
Nhân Dân Triều Tiên thì con số này lên đến 80% lượng than toàn cầu.
Thị trường than quốc tế mới chỉ chiếm trên 10% sản lượng than khai
thác. Việc buôn bán than gần đây phát triển nhờ thuận lợi về giao thông
đường biển, song sản lượng than xuất khẩu không tăng nhanh, chỉ dao động ở
mức 550 đến 600 triệu tấn/năm. Từ nhiều năm nay, Ôxtrâylia luôn là nước
xuất khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm trên 35% (210 triệu tấn năm 2001)

lượng than xuất khẩu. Tiếp sau là các nước Trung Quốc, Nam Phi, Hoa Kỳ,
Inđônêxia, Côlômbia, Canađa, Nga, Ba Lan Các nước công nghiệp phát
triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp, Italia, Anh có nhu cầu rất lớn
12
về than và cũng là các nước nhập khẩu than chủ yếu. (Tập đoàn công nghiệp
khoáng sản than Việt Nam, 2013) [11].
2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam
Ngành Than Việt Nam đã có trên 170 năm lịch sử khai thác với trên 75
năm truyền thống vẻ vang. Từ cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt
đầu từ Cẩm Phả đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp. Đánh dấu
mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở
Quảng Ninh (90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta ước
chừng hơn 6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn
(đứng đầu ở Đông Nam Á). Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong
những năm gần đây.
Các chỉ tiêu sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng cao hơn
nhiều so với dự kiến kế hoạch, sản lượng than thương phẩm tăng trưởng bình
quân 12%/năm.
Từ năm 1883 đến năm 1995 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch. Từ
năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch. Trong đó,
riêng từ năm 1995 đến 2001 (khi Tổng công ty than Việt Nam được thành
lập) đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn
ngành khai thác từ trước tới nay).
Than ở Việt Nam có 5 loại chính:
- Than antraxit
- Than mỡ
- Than bùn
- Than ngọn lửa dài

- Than nâu.
 Than antraxit (than đá)
Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng
Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu -300m); còn lại gần 200 tr.T là nằm rải
rác ở các tỉnh: Thái nguyên, Hải Dương, Bắc giang,
Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu
cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương
13
lai, sản lượng than khai thác từ các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng
90% sản lượng của toàn quốc.
- Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh:
+ Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6 đến
8 vỉa có giá trị công nghiệp.
+ Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công
nghiệp là 10 đến 15 vỉa.
Tính chất đặc trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng
Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt quãng dọc
theo phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay đổi từ dốc thoải đến dốc đứng (9
0
-
51
0
). Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày vỉa thay đổi đột ngột.
Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản
lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn
60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ
giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015 - 2020 có mỏ không còn sản lượng;
các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới
0,5-1 tr.T/n. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, nói lên điều kiện khai thác khó
khăn tăng, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới giá thành sản

xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên
3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa
vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010 - 2020 mới ở mức 500 -
600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -150m. Còn từ -150m đến -
300m, cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi,
thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ
được xem sét vào sau năm 2020.
-Than antraxit ở các vùng khác.
Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải
Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam, với trữ lượng từ vài
trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. ở các nơi này, quy mô khai thác thường
từ vài nghìn tấn đến 100 - 200 ngh.T/n. Tổng sản lượng hiện nay không quá
200 ngh.T/n.
 Than mỡ
14
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ
lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái
Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn
La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ.
Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn
sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất
khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2 - 0,3 tr.T/n, trong
khi nhu cầu sẽ tăng đến 5 - 6 tr.T/n vào giai đoạn 2010 - 2020.
Than bùn
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở
đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-
Minh-Hạ). Cụ thể:
- Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m
3


- Ven biển Miền Trung: 490 tr.m
3

- Đồng bằng Nam Bộ: 5.000 tr.m
3

Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ
tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đã phá huỷ đi rất nhiều trữ
lượng than. Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất
đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón
ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện
nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n. Khai thác than bùn làm chất đốt
hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ
ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế
biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó khăn.
 Than ngọn lửa dài
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất
trên 100 triệu tấn. Than Na dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao,
có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn
và hạn chế. Do đó, Tổng Công ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác
với nước ngoài xây dựng nhà máy điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than
này. Vì nếu không khai thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên
đồng thời gây tác động xấu hơn đến môi trường.
15
Than nâu
Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn.
Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện,
xi măng và công nghiệp hoá học. Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến
hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái Châu - Hưng Yên, để đánh giá

một cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa
than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than
này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai
thác v.v Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối
với than nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ
và khai thác từ 2015 – 2020.
Hiện nay, Việt Nam có trữ lượng than đá vào khoảng 5 tỷ tấn. Hàm
lượng khí than ở các mỏ than này là khá cao, từ 4 đến 10 m
3
/tấn than. Tại
vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là miền võng Hà Nội, trong quá trình
thăm dò dầu khí đã phát hiện ở tất cả các bồn trầm tích đều gặp các lớp than
(mà chủ yếu là than nâu). Theo ước tính sơ bộ, tại miền võng Hà Nội có
khoảng 210 tỷ tấn thân phân bố trong khoảng chiều sâu 3500m.
Nhìn chung than được khai thác bằng hai phương pháp chính: lộ thiên và
hầm lò
* Công nghệ khai thác lộ thiên
Mô hình công nghệ khai thác lộ thiên:
Bốc xúc, vận
chuyển
đổ thải đất đá
Khoan, Sàng vận chuyển,
nổ mìn tuyển, chế biến tiêu thụ than sạch
Bốc xúc, vận
chuyển
than nguyên khai

Công nghệ khai thác than lộ thiên được cơ giới hoá hoàn toàn bao gồm
các khâu công nghệ và các thiết bị chủ yếu sau:
Phá vỡ đất đá: chủ yếu bằng khoan nổ mìn.

16
Thiết bị khoan xoay cầu CBIII 250, các loại máy khoan xoay đập thủy lực,
đôi chỗ còn sử dụng máy khoan đập cáp, đường kính lỗ khoan từ 90 - 250m.
Xúc bốc: sử dụng máy xúc điện EKG 5A, EKG 10 hoặc máy xúc thủy
lực gầu ngược, dung tích gầu xúc từ 1,2 - 8m
3
.
Vận tải: hiện nay vận tải đất đá và vận chuyển than trong mỏ chủ yếu
bằng ô tô cỡ có trọng tải từ 15 - 55 tấn vận tải than ngoài mỏ bằng đường sắt,
băng tải ô tô.
Đổ thải đất đá: chủ yếu dùng hình thức đổ thải từ sườn núi cao xuống
thung lũng thấp bằng ô tô kết hợp với máy gạt. Bãi thải chủ yếu là bãi thải
ngoài đôi chỗ có điều kiện đổ bãi thải trong vào các khai trường đã kết thúc.
Ngoài ra, trong quá trình khai thác mỏ lộ thiên còn có các khâu phụ trợ
khác như: thoát nước, làm đường, sửa chữu thiết bị…
Tất cả các khâu công nghệ khai thác lộ thiên đều chứa đựng những yếu
tố ảnh hưởng xấu tới môi trường trong đó phải kể đến sự thay đổi về mặt địa
hình, gây bụi, ồn, làm ô nhiễm nguồn nước, không khí…
* Công nghệ khai thác than hầm lò
Mô hình công nghệ khai thác hầm lò:
- Đào lò chuẩn bị:
Khoan nổ mìn bốc xúc đất đá chống đỡ lò bằng vật
liệu thép, bê tông, gỗ
Khai thác than:










Trong khai thác hầm lò cũng như các khâu phụ trợ khác như: làm đường,
thoát nước, sửa chữa thiết bị…
Khoan, nổ
mìn, quốc
Chống đỡ bằng vì
sắt, gỗ, giá thủy
lực, máy combine
Khai than vận chuyển
than nguyên (bằng tầu
điện, băng tải) combine
Sàng tuyển, chế
biến
Vận chuyển, tiêu
thụ than
17
Phần lớn các khâu công nghệ trong khai thác hầm lò thực hiện trong
đường lò dưới lòng đất nên mức độ và phạm vi ảnh hưởng tới môi trường so
với khai thác lộ thiên nhỏ hơn. Những yếu tố có khả năng tác động xấu tới môi
trường chủ yếu là thay đổi mực nước ngầm, giảm tài nguyên nước, ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, cảnh quan thông qua việc sử dụng gỗ trụ, sụt lún địa
hình, các khâu thoát nước, sàng tuyển, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than
làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí, môi trường nước.
Khai thác than tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường
nước, giảm diện tích rừng, ô nhiễm đất và làm giảm quỹ sử dụng đất, gây ô
nhiễm bờ biển, tác động đến đa dạng sinh học, tác động đến kinh tế xã hội và
tác động đến sức khỏe con người. (Vũ Thị Quỳnh Anh, 2009) [1].
2.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường

2.2.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường đất
Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu mở moong khai thác là
chất thải rắn, không sử dụng cho mục đích khác, đã tạo nên địa hình mấp mô,
xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá. Một số diện tích xung quanh các
bãi thải có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn đất đá từ các bãi thải, gây thoái
hóa lớp đất mặt.
Quá trình khai thác than thải ra hàng triệu khối đất đá thải. Đất đá thải từ
các mỏ lộ thiên, hầm lò từ các nhà máy tuyển than. Về mùa mưa, đất đá từ các
bãi thải này bị nước mưa sói mòn, cuốn trôi làm bồi lấp sông suối, ao hồ chứa
nước và ruộng vườn của các khu dân cư, khu nông nghiệp, công nghiệp, bồi
lấp vùng bờ biển. Quá trình san lấp mặt bằng, xây dựng nhà tạm hoặc thủ
công, hoặc cơ giới đều gây tiếng ồn, gây bụi, làm ô nhiễm môi trường không
khí, ô nhiễm nguồn nước cũng như làm đảo lộn môi trường đất.
Khai thác than làm mất quỹ sử dụng đất. Khai thác than chiếm dụng một
diện tích lớn để hoàn thổ được đất sử dụng cho mục đích công nghiệp của
ngành than đòi hỏi phải có thời gian, tồn nhiều sức lực và tiền của.
Việc khai thác than còn làm giảm tính đa dạng sinh học và xáo trộn cảnh
quan sinh thái, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và vật nuôi. (Bùi Thanh
Hải, 2010) [3].
2.2.3.2 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường nước
Các hoạt động khai thác than sinh ra lượng nước thải với khối lượng lớn,
gây ô nhiễm nguồn nước.

×