Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 80 trang )

0ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------

LA THIẾU SƠN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG
CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
---------------------

LA THIẾU SƠN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG
CHO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và trích dẫn rõ ràng nguồn gốc.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

La Thiếu Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian và quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi
xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn tới GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu – người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô
trong Khoa sau đại học và thầy cô các trường đại học khác tham gia giảng dạy lớp
cao học Biến đổi khí hậu khóa 2, Khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng
các thầy cô đang công tác tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại các sở, ngành
của tỉnh Kiên Giang, cùng với các ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản trên địa bàn
tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát
thu thập dữ liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp cao học Biến đổi khí hậu
khóa 2 và khóa 1, Khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 11/2015
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

La Thiếu Sơn

ii


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

iii

Danh mục các ký từ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các biểu đồ - hình vẽ

vi


MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

5

1.1.

Tổng quan về các vấn đề liên quan ở ngoài nƣớc
1.1.1.

Tổng quan về biến đổi của các yếu tố khí hậu và hiện tượng
cực đoan

1.1.2. Tổng quan về giảm nhẹ biến đổi khí hậu
1.1.3
1.2.

1.3.

Tổng quan về giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực thủy sản trên thế
giới

6
7
8


1.2.1. Biểu hiện của BĐKH và các kịch bản BĐKH ở Việt Nam

8

1.2.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam

11

1.2.3. Giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam

15

Nhận xét cuối chƣơng 1

17
19

Phƣơng pháp nghiên cứu

19

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

19

2.1.2. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính

19

2.1.3.


2.2.

5

Tổng quan về các vấn đề liên quan ở trong nƣớc

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1.

5

Phương pháp xây dựng giải pháp và đánh giá chi phí – hiệu
quả

20

2.1.4. Phương pháp phân tích, đúc kết

20

Số liệu

20

2.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

21

2.2.2. Kinh tế thủy sản: hiện trạng và tương lai


28

iii


2.2.3.

2.2.4.

Hiện trạng về qui mô kĩ thuật đánh bắt thủy sản và phát thải
KNK
Các chính sách chính hiện nay đang áp dụng trong hoạt động
KTTS

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG GIẢM
PHÁT THẢI KNK TRONG HOẠT ĐỘNG KTTS Ở KIÊN GIANG
3.1. Tiềm năng giảm phát thải KNK trong lĩnh vực thủy sản
3.1.1.
3.1.2.

Thay thế loại nhiên liệu sử dụng trong hoạt động KTTS
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn kĩ
thuật mới

36

40

44

44
44
47

3.1.3.

Tiết kiệm năng lượng trong hoạt động KTTS

48

3.1.4.

Cải tiến kĩ thuật năng lượng trong hoạt động KTTS

49

3.1.5.

Thực hiện chính sách phát triển ngành thủy sản

51

3.2. Đề xuất các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính

51

3.2.1. Các giải pháp về mặt kĩ thuật

51


3.2.2. Các giải pháp chung về chính sách

58

3.3. Hiệu quả và chi phí của một số giải pháp

62

3.4. Nhận xét cuối chƣơng 3

64

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là


1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

CDM

Cơ chế phát triển sạch

4

CV

Tổng công suất của máy tàu

5

DTTS

Dân tộc thiểu số


6

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

7

GDP

Tổng sản phẩm nội địa,
Gross Domestic Product

8

IPCC

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Intergovernmental Panel on Climate Change

9

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
International Union for Conservation of Nature

10


KNK

Khí nhà kính

11

KTTS

Khai thác thủy sản

12

KT-XH

Kinh tế - xã hội

13

LHQ

Liên Hợp Quốc

14

MT

Môi trường

15


NTT

Nhóm thông tin

16

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí
hậu
United Nations Framework Convention on Climate
Change

17

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
United Nations Development Programme

18

TW

Trung Ương

19

TP


Thành Phố

20

XDCB

Xây dựng cơ bản

21

VN

Việt Nam

TT

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Tình hình sử dụng điện của tỉnh năm 2010 – 2011

33

Bảng 2.2

Dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện theo các lĩnh vực sử

dụng điện thương phẩm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020

35

Bảng 2.3

Thống kê số lượng và công suất tàu thuyền tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2000 – 2013

38

Bảng 2.4

Thống kê tàu cá theo nhóm nghề và nhóm công suất tỉnh Kiên
Giang (đến tháng 3/2014)

42

Bảng 2.5

Thống kê tàu cá theo địa bàn và nhóm công suất tỉnh Kiên
Giang (đến tháng 3/2014)

43

Bảng 2.6

Tổng nhiên liệu tiêu thụ của các đội tàu khai thác thủy sản tại
Kiên Giang


47

Bảng 2.7

Tổng lượng phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác thủy
sản ở Kiên Giang

49

Bảng 3.1

Thông số kỹ thuật dầu diesel theo tiêu chuẩn Việt Nam

56

Bảng 3.2

Tóm tắt các dự án xây dựng nhà máy Ethanol tại Việt Nam

59

2.1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ

Trang

Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2

6


Hình 1.2

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với giai
đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản

12

Hình 1.3

Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21so với giai
đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản

12

Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

27

Hình 2.2

Biểu đồ tỷ lệ các nhóm tàu theo dải công suất

44

Đồ thị tỷ lệ các nhóm tàu theo dải công suất

44


Bản đồ phân tuyến – vùng khai thác kèm theo nghị định số
33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010

69

1.1

2.3

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
a. Vai trò quan trọng của hoạt động khai thác thủy sản ở Kiên Giang
Việt Nam với diện tích tự nhiên là 330.000 km² bao gồm khoảng 327.480 km²
đất liền, bờ biển dài khoảng 3.260 km và xấp xỉ 4.200 km² biển nội thuỷ. Với hơn
4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta được xác định gần gấp ba lần diện tích đất
liền, khoảng trên 1 triệu km². Toàn quốc có 28 trong số 64 tỉnh, thành phố nằm ven
biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh
sống của hơn 1/5 dân số Việt Nam (Chiến lược biển Việt Nam đến 2020). Vì vậy, thủy
sản có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong
những ngành có nhiều tiềm năng và thế mạnh của nước ta.
Theo số liệu đã công bố của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất của ngành thuỷ
sản trong giai đoạn 2000 - 2009 tăng từ 26.498 tỷ đồng lên 125.930 tỷ đồng (theo giá
thực tế), đặc biệt trong giai đoạn 1998-2008 có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh
nhất thế giới đạt trung bình 18%/năm. Năm 2009, tổng sản lượng thủy sản của Việt
Nam đạt 4,85 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt gần 2,57 triệu tấn và khai thác

thủy sản đạt trên 2,28 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng
thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Trong các hoạt
động của ngành thủy sản, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai
thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn
1991 - 1995), 10% (giai đoạn 1996 - 2003) và 3,5% (giai đoạn 2004-2009) (nguồn
Tổng Cục Thống Kê). Bên cạnh đó, ngành khai thác thuỷ sản luôn giữ vai trò quan
trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế
các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân, cũng đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ
cho ngành thủy sản.
Tỉnh Kiên Giang là cửa ngõ hướng ra biển Tây của nước ta, cũng như của vùng
đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và
giao thương các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là, khai thác và nuôi trồng
thủy sản…Với diện tích 63.290 km2, trong đó diện tích ở độ sâu dưới 20m là 15.440
km2, ở độ sâu 20-50m là 33.960 km2 và ở độ sâu trên 50m là 13.890 km2, có nhiều cửa
sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các
loài hải sản cư trú và sinh sản, ngư trường Kiên Giang là một trong các ngư trường
khai thác trọng điểm của cả nước. Đặc biệt trong vùng biển Kiên Giang có sự hiện
1


diện của 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó 43 hòn đảo có dân cư
sinh sống.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ
lượng cá, tôm khoảng 465.000 tấn, trong đó vùng nước với độ sâu 20 - 50 m có trữ
lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho
phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 208.000 tấn; bên cạnh
đó còn có các loài đặc sản giá trị cao như mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò
huyết,…với trữ lượng khá lớn. (Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang
đến 2020).

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh
Kiên Giang hiện có khoảng 10.813 tàu đánh cá, trong đó có gần 3.725 tàu loại nhỏ có
công suất dưới 20 CV (chiếm 34,5% tổng số tàu) thường xuyên hoạt động ven bờ, khai
thác tự phát, hoặc làm các nghề hạn chế, nghề cấm gây tổn hại rất nghiêm trọng đến
nguồn lợi thủy sản tại khu vực này. Tuy nhiên, cũng như các các vùng biển khác của
Việt Nam, khu vực biển Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi, ô
nhiễm môi trường ngiêm trọng do tình trạng khai thác quá mức, đặc biệt là trong bối
cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
b. Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Kiên
Giang
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động
nghiêm trọng đến các điều kiện tự nhiên và mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm
vi toàn cầu và do đó các nước trên thế giới đang ra sức ứng phó với biến đổi khí hậu,
bao gồm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Là một trong
những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang nỗ lực
thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu
và thực hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Kiên Giang là một trong 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đang
chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra, đặc biệt là các
hiện tượng thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn, triều cường.v.v., và do đó phải ưu tiên
thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, là một tỉnh có nhiều
hoạt động đánh bắt, khai thác, chế biến thủy sản, sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch

2


nên Kiên Giang có nhiệm vụ và khả năng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi
khí hậu, thông qua các hoạt động tiết kiệm năng lượng.

Năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, là một trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là
yếu tố đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế tác động đến các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong hoàn cảnh hiện nay, sử dụng năng lượng, nhất
là năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt) luôn kèm theo nguy cơ phát thải dư thừa
các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O, SO2, CO,… một trong những
nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ của Trái Đất tăng lên.
Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp
tiết kiệm năng lượng trong ngành đánh bắt thủy sản là nhiệm vụ thực sự có tính cấp
thiết ở tỉnh Kiên Giang. Trong khuôn khổ luận văn này, học viên đề xuất một số giải
pháp tiết kiệm năng lượng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu của tỉnh Kiên Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
(1) Nắm vững các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng sử dụng cho hoạt động
khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
(2) Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm bớt phát thải khí nhà kính
trong hoạt động khai thác thủy sản ở Kiên Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là quy mô (số lượng tàu, thuyền tham gia) và thời
gian tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản, kỹ thuật khai thác và mức
độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

-

Phạm vi nghiên cứu:lĩnh vực đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang.


4. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh
+ Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang.
+ Số lượng tàu, thuyền, công suất máy của tàu thuyền tham gia hoạt động khai
thác thủy sản.
+ Thời gian hoạt động trên biển và lượng dầu tiêu hao.
3


+ Đóng góp của hoạt động thủy sản trong hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh
Kiên Giang.
+ Phát thải khí nhà kính quy đổi từ lượng dầu tiêu hao trong hoạt động đánh
bắt.
+ Các chính sách chính hiện nay đang áp dụng trong hoạt động KTTS.
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động khai thác thủy sản và khả năng
giảm khí nhà kính.
+ Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác thủy sản.
+ Các kỹ thuật năng lượng trong hoạt động khai thác thủy sản và khả năng cải tiến.
+ Các chính sách hổ trợ cho hoạt động khai thác thủy sản.
5. Những đóng góp của đề tài
Các kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp về mặt kỹ thuật và chính sách cho việc tiết kiệm năng lượng trong hoạt động
khai thác thủy sản và thực hiện đề án tiết kiệm điện tỉnh Kiên Giang giai đoạn 20112015 và 2016 - 2020.
- Về mặt kinh tế: tiết kiệm được chi phí tiêu hao năng lượng, tăng hiệu quả kinh
tế.
- Về mặt xã hội: tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng cho cộng đồng.
- Về mặt môi trường: giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Luận văn được trình bày trong 3

chương với nội dung chủ yếu sau đây:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan. Nội dung của chương này tập
trung vào biểu hiện của biến đổi khí hậu, kịch bản phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ
biến đổi khí hậu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu. Chương này giới thiệu các
phương pháp nghiên cứu của luận văn và các số liệu liên quan đến hoạt động đánh bắt
thủy sản và các chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy sản.
Chương 3: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng giảm phát thải khí nhà kính
trong hoạt động khai thác thủy sản ở Kiên Giang. Chương này giới thiệu tiềm năng
giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản qua các cải tiến về kỹ thuật và đổi mới
về chính sách thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính trong hoạt
động đánh bắt thủy sản, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và cả giải pháp về chính sách.
Cuối chương là một số đánh giá chi phí – lợi ích của các giải pháp.
4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.4.

Tổng quan về các vấn đề liên quan ở ngoài nƣớc

1.1.1. Tổng quan về biến đổi của các yếu tố khí hậu và hiện tượng cực đoan
Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các quan trắc khí
tượng được định lượng chi tiết và đến nay đã thu thập được dãy số liệu khí hậu chính
xác trong hơn một thế kỷ qua. Những số liệu cho thấy nhiệt độ không khí trung bình
toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền tăng nhiều hơn trên
biển và giai đoạn 1995 – 2006 được xếp vào danh sách 12 năm nóng nhất trong lịch sử
quan trắc nhiệt độ (IPCC, 2007).


Hình 1.1. Biến động nhiệt độ toàn cầu và nồng độ CO2 – Nguồn IPCC [21]
Trong thời kì 1901 – 2005, lượng mưa cũng có những biến động đáng kể, tăng
lên ở các khu vực phía Bắc vĩ độ 20 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, tuy xu thế không
rõ rệt như nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở trên nhiều khu vực, kể cả những
nơi lượng mưa có xu thế giảm đi và hạn hán xảy ra từ thập kỉ 1950 trên phần lớn lãnh
thổ Bắc Phi, Canada và Alaska, kể cả các vùng có lượng mưa tăng lên. Cùng với xu
thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự xuất hiện các dị thường của nhiệt độ. Trên các đại lục
ở bán cầu Bắc, trong những năm gần đây xuất hiện hàng loạt kỷ lục về nhiệt độ cao
nhất và thấp nhất, kéo theo sự gia tăng của thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc...) và
các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn v.v...). Theo Tổ
chức Khí tượng thế giới (WMO) tại Hội nghị các Bên Công ước khí hậu ở Cancun
tháng 12/2010, các hiện tượng thời tiết cực đoan lớn nhất trong năm 2010 là: Nắng
nóng lịch sử gây cháy rừng, hạn hán ở LB Nga, Ukraina, Bêlarut và một số nước khác
ở Châu Âu; Mưa lớn, lũ lụt ở Pakistan, Nêpan, Trung Quốc, các nước vùng Ban căng
(châu Âu), Việt Nam…; giá rét ở Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc… Trong 6
tháng đầu năm 2011, hạn hán nặng nhất trong vòng 50 năm qua xảy ra ở miền trung
của Trung Quốc, ảnh hưởng đến 34 triệu người, trong khi đó mưa lớn và lũ lụt nghiêm
5


trọng xảy ra ở 2 tỉnh phía Nam là Quý Châu và Hồ Nam làm hàng chục nghìn người
phải sơ tán.
1.1.2. Tổng quan về giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, ngoài chiến lược ứng phó với biến
đổi khí hậu còn có chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu với nội dung chủ yếu là giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính. Quá trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện
trên cơ sở đề xuất các kịch bản khí nhà kính và từ đó xây dựng các kế hoạch giảm nhẹ
khí nhà kính. Từ sau năm 1990 đã có hàng trăm kịch bản về phát thải khí nhà kính bao
quát tình hình toàn cầu trong suốt thế kỷ XXI, bao gồm:
-


Kịch bản ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển;

-

Kịch bản ổn định mức độ phát thải của thế giới;

-

Kịch bản thuộc hành lang phát thải;

-

Và các kịch bản khác.

Tuy nhiên cho đến nay, Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) chỉ chú
trọng đến loại kịch bản ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Đối tượng của
kịch bản chủ yếu là phát thải khí CO2 từ lĩnh vực năng lượng, chuyển đổi sử dụng đất,
phát thải từ các quá trình công nghiệp và các nguồn phát thải khác. Năm 1995, IPCC
đã xây dựng một báo cáo đặc biệt (SRES) về 6 kịch bản về phát thải khí nhà kính
tương lai toàn cầu: A1FI, A1T, A1B, A2, B1,B2 và chúng được gộp lại thành 4 họ: A1,
A2, B1,B2. [19]
Theo IPCC lượng phát thải CO2 vào năm 2020 là 12 tỷ tấn C, đến năm 2040 từ
8 tỷ tấn C của (B1) đến 19,5 tỷ tấn C của (A1FI). Từ sau năm 2050 lượng phát thải CO2
của hai kịch bản A1FI và A2 và tiếp tục tăng lên và đạt tới xấp xỉ 30 tỷ tấn C vào năm
2100.
Tương ứng với các kịch bản về phát thải khí nhà kính tương lai toàn cầu là các
kịch bản mô tả triển vọng tương lai về nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gọi là kịch
bản về nồng độ khí nhà kính. Theo IPCC, nồng độ khí CO2 trong khí quyển vào giữa
thế kỷ XXI (2050) và cuối thế kỷ XXI (2100) đạt tới 470-610 và 550-970 ppm, cao

hơn rất nhiều so với thời kỳ tiền công nghiệp (280 ppm) và so với năm 2000 (368
ppm). Tuy nhiên nếu phát thải tương lai toàn cầu phát triển theo đúng kịch bản A1T
hoặc B1 thì nồng độ trong khí quyển chỉ ở mức 550-580 ppm. Như vậy từ các kịch bản
về nồng độ khí nhà kính đã có thể định hướng cơ bản chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí
hậu.
6


Chiến lược giảm khí nhà kính trên thế giới bao gồm:
Các công nghệ và kỹ thuật giảm khí nhà kính tiếp tục được phát triển rộng rãi
trên thế giới: Phần lớn công nghệ đều tập trung vào việc hoàn thiện hiệu suất năng
lượng hoá thạch, hiệu suất sử dụng điện và phát triển nguồn năng lượng ít cácbon.
Cường độ năng lượng và cường độ cácbon đã và đang được giảm dần trong 100 năm
qua ở các nước phát triển. Phần lớn các thay đổi là kết quả sự chuyển dịch từ nhiên
liệu nhiều cácbon như than đến nhiên liệu ít cácbon hơn là dầu và khí tự nhiên, thông
qua việc hoàn thiện hiệu suất năng lượng. Cùng với sự ra đời của thuỷ điện và năng
lượng hạt nhân, nhiều nhiên liệu phi hoá thạch cũng phát triển nhanh chóng và có
nhiều tiềm năng giảm khí nhà kính. Các bể chứa CO2, tuốc bin gió, năng lượng tái tạo,
năng lượng nguyên tử… cũng có vai trò giảm khí nhà kính trong tương lai.
Các phương án kỹ thuật giảm khí nhà kính được thực hiện trong hầu hết các
lĩnh vực bao gồm năng lượng công nghiệp, xây dựng giao thông và nông nghiệp.
Trong lĩnh vực năng lượng công nghiệp, xây dựng giao thông ngoài giải pháp sử dụng
năng lượng tái tạo còn có các giải pháp công nghệ khác, có thể giảm phát thải khí nhà
kính tới mức 15-35% vào năm 2020. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có các giải pháp
chuyển đổi sử dụng đất và lâm nghiệp; cải thiện kĩ thuật nông nghiệp và quản lý chất
thải (quản lý chăn nuôi, quản lý ruộng lúa).
Trên thế giới đã có nhiều nước phát triển xây dựng kế hoạch tăng tỉ trọng năng
lượng tái tạo trong tổng năng lượng sử dụng lên đến 50% hoặc cao hơn nữa từ giữa thế
kỉ 21. Nhiều nước khác cũng đã xây dựng các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu
thông qua giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực giao thông vận tải. Đặc biệt quan

trọng là các giải pháp giảm nhẹ KNK thông qua trồng rừng, việc chống suy thoái rừng
được quan tâm sâu sắc ở các nước đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp.
1.1.3. Tổng quan về giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực thủy sản trên thế giới
Từ những năm 1800 nhiên liệu hóa thạch bắt đầu được sử dụng cho các tàu khai
thác hải sản có gắn động cơ chạy bằng hơi nước và liên tục tăng nhanh trong suốt thế
kỷ 20. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành nét đặc trưng của các đội tàu khai
thác hải sản hiện đại (Tyedmers, 2001, 2004), đã tạo điều kiện cho việc áp dụng các
công nghệ hiện đại trong hoạt động khai thác hải sản, nâng cao chất lượng sản phẩm
và cải thiện điều kiện làm việc của ngư dân. [24, 25]

7


- Các nghiên cứu của Wiviott and Mathews, 1975; Rochereau, 1976; Leach, 1976;
Edwardson, 1976; Rawitscher 1978; Lorentzen, 1978; Allen 1981; Watanabe and
Uchida, 1984; Watanabe and Okubo, 1989; Tyedmers, 2000 đã chỉ ra rằng nhiên liệu
hóa thạch đầu vào cho ngành thủy sản chiếm từ 75% đến 90% tổng năng lượng sử
dụng, 10% đến 25% còn lại bao gồm các năng lượng được đầu tư trực tiếp hay gián
tiếp liên quan đến việc xây dựng, bảo trì, cung cấp ngư cụ và lao động. [22]
- Năm 2008, Dr. Robert G. Latorre và Joseph P. Cardella V đã thực hiện một
nghiên cứu đánh giá lượng phát thải khí của đội tàu khai thác hải sản của Mỹ. Nghiên
cứu này nhằm vào đội tàu có chiều dài lớn hơn 22,9m (1050 chiếc). Kết quả cho thấy,
lượng khí CO2, NOx, CO và CH4 được thải ra trong một ngày lần lượt là 16995 tấn,
306 tấn, 40 tấn và 13 tấn [23]. Năm 2012, Peter Tyedmers và Robert Parker thuộc Đại
học Dalhousie đã tiến hành nghiên cứu về tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính
của ngành khai thác cá ngừ toàn cầu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm từ việc
khai thác cá ngừ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với nuôi trồng và các sản phẩm có
nguồn gốc từ chăn nuôi, tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ của nghề khai thác cá ngừ toàn
cầu năm 2009 khoảng 3 tỷ lít, tương đương với phát thải 9 triệu tấn CO2. [26]
1.2.


Tổng quan về các vấn đề liên quan ở trong nƣớc

1.2.1. Biểu hiện của BĐKH và các kịch bản BĐKH ở Việt Nam
Trong vài thập kỷ vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện các đợt nắng nóng, rét đậm
rét hại, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt kỉ lục. Nhiều cơn bão mạnh xuất hiện với đường đi
phức tạp… gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội và môi trường. Những nghiên cứu
gần đây cho thấy các diễn biến bất thường nói trên phù hợp với xu thế của biến đổi khí
hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng khốc liệt hơn.
Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng 0,5 – 0,7 oC trong khoảng 50 năm qua.
Trong 3 thập kỷ gần đây, 1981 – 2010, số đợt không khí lạnh qua Bắc Bộ giảm rõ rệt,
trung bình từ 29 đợt/ năm xuống còn 24 đợt/ năm. Trong thời kỷ 1960 – 2007, số cơn
bão hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,45 cơn/thập kỷ. Số cơn bão ảnh
hưởng đến Việt Nam cũng tăng lên trung bình 0,226 cơn/thập kỷ, tỉ trọng bão ảnh
hưởng đến khu vực phía Nam tăng lên. Số ngày mưa phùn trung bình năm ở phía Bắc
giảm rõ rệt, từ 35,8 ngày trong thập kỷ 1971 - 1980, xuống còn 14,5 ngày/năm trong
10 năm gần đây. Biến động của lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa qua không nhất quán,
có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến
động của lượng mưa cũng rất phức tạp, tăng lên trên hầu hết khu vực phía Nam và
giảm đi trên các khu vực phía Bắc. Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình trên
các đoạn bờ biển Việt Nam tăng 2,5 - 3,0cm/1 thập kỷ [5,6] .
8


Trong khuôn khổ của Chương trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, năm
2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và công bố kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam dựa trên kịch bản phát thải khí nhà kính và kịch bản
biến đổi khí hậu toàn cầu của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Tuy
nhiên kịch bản năm 2009 chỉ chi tiết đến vùng khí hậu và vùng biển của Việt Nam,
trong khi đó yêu cầu thực tiễn cần có kịch bản chi tiết tới cấp tỉnh và nhỏ hơn. Vì vậy

năm 2011, Bộ Tài nguyên Môi trường đã cập nhật bổ sung dữ liệu, kiến thức mới về
hệ thống khí hậu và đưa ra các kịch bản chi tiết hơn phù hợp với thực tiễn.
Kịch bản năm 2011 xây dựng dựa trên các sản phẩm của mô hình hoàn lưu khí
quyển toàn cầu AGCM của Viện nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản (MRI); mô hình khí
hậu khu vực PRECIS của Vương quốc Anh; các phần mềm thống kê SDSM của Hoa
Kỳ; SIMCLIM của New Zealand. Các kịch bản khí hậu được xây dựng theo các kịch
bản phát thải khí nhà kính toàn cầu bao gồm: Kịch bản phát thải thấp B1; kịch bản
phát thải trung bình (B2,A1B); kịch bản phát thải cao (A2,A1FI). Kết quả như sau [1]:
 Nhiệt độ
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
1,6 – 2,2oC trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam. Nhìn chung nhiệt độ phía Bắc tăng
nhanh hơn phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng
2 – 3oC trên phần lớn lãnh thổ. Khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị tăng nhanh nhất.
- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2,5 –
3,7oC.

(a) Kịch bản B1

(b) Kịch bản B2

(c) Kịch bản A2

Hình 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với giai đoạn 1980
9


– 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE [2]



Lượng mưa
- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế lỷ 21, lượng mưa tăng phổ biến trên
6%, riêng khu vực Tây Nguyên tăng ít hơn.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: Cuối thế kỷ 21, lượng mưa tăng hầu hết trên
toàn bộ lãnh thổ. Mức tăng chủ yếu từ 2 – 7%.
- Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa hầu hết tăng trên toàn bộ lãnh thổ. Mức
tăng phổ biến từ 2 – 10 %.

(a) Kịch bản B1

(b) Kịch bản B2

(c) Kịch bản A2

Hình 1.3. Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) vào cuối thế kỷ 21so với giai đoạn 1980
– 1999 theo các kịch bản – Nguồn MONRE [2]

-


-

-

Một số cực trị khí hậu
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế lỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung
bình tăng 2 – 3,2oC; nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 2 – 3,2oC trên phạm vi cả
nước. Nơi tăng nhiều nhất là Đông Bắc và Nam Tây Nguyên.
Nước biển dâng
Theo kịch bản phát thải thấp B1: Cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển

Viêt Nam, mực nước biển dâng khoảng 49 – 64 cm.
Theo kịch bản phát thải trung bình B2: Cuối thế kỷ trung bình toàn dải ven biển
mực nước dâng 57 – 73 cm, khu vực Ca Mau, Kiên Giang có mức tăng cao hơn
so với các khu vực khác.
Theo kịch bản phát thải cao A1FI: Cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển
mực nước dâng tư 78 – 95 cm, khu vực Cà Mau, Kiên Giang có thể tăng tối đa
105 cm.
10


1.2.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, mục tiêu của chiến lược
quốc gia về BĐKH bao gồm:
- Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa
đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời
sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong
phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà
kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn
nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài
chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận
dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân
rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu.
- Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu;
tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu.
Để thực hiện các mục tiêu trên, chính phủ đã xây dựng nhiều giải pháp khác

nhau, trong đó có một số nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bao gồm:
-

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Rà soát quy hoạch và phát triển thủy điện hợp lý, đa mục tiêu, đến năm 2020,
tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 20.000 – 22.000 MW.
Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các công nghệ sản xuất năng lượng từ các
nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới, bao gồm năng lượng gió, năng lượng
mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, năng lượng vũ trụ; xây dựng và triển
khai rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội
trong ứng dụng và nhân rộng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn
năng lượng; tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng
lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.
-

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng
11


Tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng
lượng; tăng cường, khuyến khích các ngành sử dụng năng lượng thấp.
Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực sử
dụng hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong giao thông vận tải,
phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp; rà soát và thải loại dần các công nghệ kém
hiệu quả, tiêu hao nhiều năng lượng, gây phát thải khí nhà kính. Đến năm 2015, hoàn
thành việc rà soát và ban hành kế hoạch loại dần các công nghệ kém hiệu quả.
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ, thiết bị, sản phẩm tiêu dùng
sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng phi hóa thạch, phát thải thấp, đặc

biệt trong các ngành giao thông, đô thị, công nghiệp, nông nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống định giá năng lượng phù hợp nhằm sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và khuyến khích phát triển năng lượng mới, năng lượng
tái tạo. Đến năm 2015, ban hành hệ thống định giá năng lượng mới.
Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất phát điện và giảm phát
thải khí nhà kính tại tất cả các nhà máy nhiệt điện xây mới; triển khai ứng dụng hệ
thống phát điện cỡ nhỏ dùng khí mê-tan thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải và các
nguồn khác; thu hồi khí đốt, tận dụng nhiệt thừa của các nhà máy sản xuất công nghiệp
để phát hiện và đốt chất thải rắn phát điện.
Nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm và bảo tồn năng lượng; giám sát và theo
dõi tình trạng sử dụng năng lượng của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng
lượng; áp dụng các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng đối với các sản phẩm, hệ thống
nhãn tiết kiệm năng lượng.
-

Sản xuất công nghiệp và xây dựng

Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới ít phát thải khí nhà kính trong
sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu phát
thải các-bon thấp; ứng dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, đến năm 2020, 90% các cơ sở
sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và tăng cường tiết kiệm
năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng hiệu
quả năng lượng trong sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng.
-

Giao thông vận tải

Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc tế; phát triển giao thông vận tải công cộng ở các đô thị, kiểm soát sự gia tăng

12


phương tiện vận tải cá nhân. Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải cơ bản đáp
ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội. Đến năm 2050, hoàn thành việc hiện đại hóa
mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước cũng như các hành lang giao thông đối
ngoại.
Sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính cho phương tiện giao thông vận tải;
đẩy mạnh chuyển xe buýt, xe taxi sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa
lỏng, bảo đảm đạt tỷ lệ về số xe là 20% vào năm 2020 và 80% vào năm 2050.
Xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng các phương
tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiện tiêu tốn nhiên liệu.
-

Nông nghiệp

Thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón, thức ăn
chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sử dụng khí
sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ
nhiều năng lượng. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải, đảm
bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và góp phần xóa đói giảm nghèo,
cứ sau 10 năm giảm phát thải 20% khí nhà kính đồng thời đảm bảo tăng trưởng ngành
20% và giảm tỷ lệ đói nghèo 20%.
Ngày 05/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1474/QĐ-TTg về
việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 –
2020. Kế hoạch xác định mục tiêu, nhiệm vụ từ nay đến 2020 gồm:
- Tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai; Bảo đảm an
ninh lương thực, an ninh về nước; Chủ động ứng phó với thiên tai, phát triển nền kinh
tế theo hướng cácbon thấp.
-


Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu

Trong thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên
hợp quốc về BĐKH năm 2007, đã đề xuất hàng loạt giải pháp giảm nhẹ BĐKH khác
nhau trong các lĩnh vực, chủ yếu như sau:
-

Lĩnh vực năng lượng
+ Thay thế lò hơi, đốt than hiệu suất thấp bằng lò hơi hiệu suất cao;
+ Cải thiện hiệu suất nhiên liệu trong ngành giao thông;
+ Phát triển địa nhiệt;
+ Phát triển năng lượng mặt trời;
13


+ Xây dựng các trang trại điện gió;
+ Cải thiện hiệu suất bếp đun bằng than;
+ Thay thế đèn sợi tóc bằng đèn compact;
+ Cải thiện hiệu suất động cơ công nghiệp.
-

Lĩnh vực lâm nghiệp chuyển đổi sử dụng đất
+ Bảo vệ 3 triệu hecta rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng quý hiếm, rừng ngập mặn,...
+ Phục hồi rừng phòng hộ, trong đó có 1 triệu hecta rừng trồng mới;
+ Trồng 1.6 triệu hecta rừng sản xuất ngắn hạn, 1.3 triệu hecta rừng dài hạn.

-

Lĩnh vực nông nghiệp

+ Quản lí nước trên ruộng lúa;
+ Cải tiến thức ăn chăn nuôi gia súc;
+ Xây dựng bếp biogas nông thôn.

Trong Thông báo quốc gia thứ 2 của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp
quốc về BĐKH năm 2010, đã đề xuất các giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong các lĩnh
vực chủ yếu như sau:
-

Lĩnh vực năng lượng
+ Chế tạo và sử dụng bếp than cải tiến;
+ Thay thế bếp than bằng bếp gas;
+ Sử dụng tủ lạnh hiệu suất cao;
+ Sử dụng đèn compact tiết kiệm năng lượng;
+ Sử dụng điều hòa nhiệt độ hiệu suất cao;
+ Sử dụng bình đun nước nóng mặt trời;
+ Sử dụng động cơ điện hiệu suất cao;
+ Sử dụng lò gạch cải tiến;
+ Thay dầu DO bằng gas trong giao thông;
+ Sử dụng đèn cao áp trong chiếu sáng công cộng;
+ Thay thế động cơ đốt than bằng gas;
+ Sử dụng năng lượng thủy điện nhỏ thay thế nhiệt điện;
14


+ Sử dụng điện gió thay thế điện nhiệt đốt than;
+ Sử dụng điện đốt trấu thay thế điện đốt than.
-

Lĩnh vực lâm nghiệp

+ Bảo vệ và quản lý rừng sản xuất;
+ Bảo vệ rừng phòng hộ hiện có;
+ Phục hồi và tái tạo rừng gỗ;
+ Trồng và phát triển rừng các loại.

-

Lĩnh vực nông nghiệp
+ Sử dụng biogas thay than trên vùng đồng bằng;
+ Sử dụng biogas thay than ở vùng núi;
+ Quản lý tưới tiêu ruộng lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng;
+ Quản lý tưới tiêu ruộng lúa nước ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

1.2.3. Giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam
Trong lĩnh vực thủy sản đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc dự án về giảm
phát thải KNK như sau:
- Sử dụng đèn LED trong hoạt động thủy sản
Theo nghiên cứu thực nghiệm của KidiTech tại Công ty đánh cá Nam Triệu, Hải
Phòng (2009) việc thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ
thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng đồng nghĩa với giảm khí
thải nhà kính. Với tàu sử dụng 40 bóng đèn cao áp, giàn đèn có trọng lượng 400 kg,
tiêu thụ 200 lít dầu diesel/ngày. Khi thay thế bằng 100 bóng đèn LED, trọng lượng
giàn đèn chỉ còn 125 kg và lượng dầu tiêu thụ tụt xuống mức 30 lít/ngày. Với thời gian
đi biển xa bờ 20 ngày/tháng, lượng nhiên liệu tiêu thụ từ 4.000 lít dầu/tháng giảm
xuống còn 600 lít dầu/tháng nhờ công nghệ LED. Có nghĩa là mỗi đợt đi biển, 1 con
tàu công suất lớn có thể tiết kiệm tiền dầu gần 3.000 đô la Mỹ nếu dùng hệ thống đèn
dẫn dụ theo công nghệ LED đồng thời giảm phát thải khoảng 3.026 tấn khí nhà kính.
- Nghiên cứu đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và
đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại TP. Hải Phòng) của tác giả
Trần

Liêm
Khiết,
năm
2012
trường
Đại
học
Khoa
học
Tự nhiên, GV hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Khanh Vân.

15


- Nghiên cứu các hoạt động phát thải khí nhà kính tại Việt Nam của tác giả Nguyễn
Mộng Cường, năm 2007 Trung tâm nghiên cứu Biến đổi khí hậu và phát triển bền
vững.
- Nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam, do
Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản (VIFEP) hợp tác với Trung tâm hợp tác phát triển
Đức (GIZ), năm 2013.
- Dự án tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam do Cơ
quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) hỗ trợ, thực hiện năm 2010.
Ngoài ra, còn có nhiều quyết định quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn như Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông
nghiệp, nông thôn đến năm 2020 do Viện môi trường Nông nghiệp thực hiện, năm
2011. Theo Quyết định này, lĩnh vực thuỷ sản phải đảm bảo giảm được 3 triệu tấn
CO2e (tương đương 23,32% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản
đến năm 2020), để thực hiện mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp sau:
Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền công suất không phù hợp với ngư trường đánh

bắt, quy hoạch lại tuyển và vùng khai thác thủy hải sản nhằm giảm khả năng phát thải
KNK.
- Quy mô: giữ ổn định 15.000-18.000 tàu thuyền.
- Địa điểm áp dụng: các ngư trường xa bờ, các ngư trường mới.
- Khả năng giảm phát thải: 0,69 triệu tấn CO2e (5,32% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản nhằm
giảm phát thải KNK.
- Quy mô: ứng dụng trong đánh bắt xa bờ.
- Địa điểm áp dụng: các tầu hoạt động ở các ngư trường xa bờ, các ngư trường
mới.
- Khả năng giảm phát thải: 0,48 triệu tấn CO2e (3,72% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển nhằm
khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thải KNK do tiết kiệm nhiên liệu.
- Quy mô: ứng dụng trong đánh bắt xa bờ.
16


- Địa điểm áp dụng: các tàu hoạt động ở các ngư trường xa bờ, các ngư trường
mới.
- Khả năng giảm phát thải: 0,21 triệu tấn CO2e (1,59% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Đổi mới dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như cung cấp giống, thức ăn,
hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản nhằm giảm KNK.
- Quy mô: các vùng nuôi trồng thủy sản.
- Địa điểm áp dụng: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải
miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.
- Khả năng giảm phát thải: 0,41 triệu tấn CO2e (3,17% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).

Cải tiến công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy
sản nhằm giảm mức độ phát thải KNK.
- Quy mô: 50% diện tích các nuôi trồng thủy sản tương ứng 0,55 triệu ha.
- Địa điểm áp dụng: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ,
Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.
- Khả năng giảm phát thải: 1,21 triệu tấn CO2e (9,52% tổng lượng dự báo phát
thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).
Một số hoạt động khác
Tăng khả năng lưu trữ và kéo dài vòng luân chuyển cacbon, nitơ... thông qua xử
lý hiệu quả chất thải và phát triển những loại hình và đối tượng nuôi mới phù hợp.
Cải tiến hệ thống làm lạnh theo hướng tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai
thác thủy hải sản.
Cải tiến và lựa chọn ngư cụ khai thác hiệu quả nâng cao năng lực khai thác;
phân định danh giới quản lý nghề cá nhằm tiết kiệm năng lượng di chuyển.
1.3.

Nhận xét cuối chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã đưa ra tổng quan về một số vấn đề liên quan tới biến
đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam. Với đối tượng của luận văn là vấn đề giảm
nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản, chương 1 của luận văn đã đưa ra một cách
tổng quát những nghiên cứu về giảm nhẹ BĐKH, giảm phát thải KNK nói chung và
phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam.
17


×