Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.56 KB, 125 trang )


1
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội
2
***


NGUYN TH NGC QUYấN

PHONG CCH NGH THUT
TRUYN NGN KIM LN


luận văn thạc sĩ ngữ văn







Hà Nội, 2010










2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một Kinh Bắc nho nhã đã sản sinh một cây bút truyện ngắn xuất sắc của
văn học Việt nam hiện đại: Kim Lân. Ông thuộc vào số ít nhà văn có thể chứng
minh cho chân lý “quý hồ tinh bất quý hồ đa” [47, tr323] trong nghệ thuật. Chịu ảnh
hưởng sâu đậm văn hóa quê hương Kinh Bắc, nên Kim Lân đã có một phong cách
nghệ thuật riêng, độc đáo so với nhiều nhà văn khác cùng thời. Văn Kim Lân nhỏ
nhẹ, chậm rãi, hóm hỉnh, giàu xúc cảm. Tuy số lượng các tác phẩm khá khiêm tốn,
nhưng nhiều sáng tác của Kim Lân lại khá mẫu mực đáng học tập. Nhà văn Nguyễn
Khải đã từng coi Kim Lân là một số ít nhà văn có tài thiên phú, dường như “không
phải người viết mà là thần viết, thần mượn tay người để viết lên những trang sách
bất hủ” [33, tr628].
1.2. Đầu những năm 40, trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc tân
văn, anh thợ sơn guốc và khắc tranh bình phong Tài đã có một số truyện được đăng
với tên mới là Kim Lân. Ở loạt truyện này, chủ yếu Kim Lân kể lại những cảnh đời
cơ khổ và một số sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê. Giữa cuộc sống nhọc
nhằn đầy bức xúc lúc bấy giờ, những trang văn ấy của Kim Lân đã giúp người đọc
củng cố thêm một ý nghĩa rằng: sau những lũy tre xanh xanh kia, từ bao đời nay
người nông dân sống lam lũ thật, nhưng tháng ba ngày tám và những buổi sang
xuân, họ vẫn tổ chức được những trò vui, mà qua đó, đã thể hiện một sự thông
minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng, lành mạnh.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, vẫn đề tài những mảnh đời bình dị,
thiếu đói như trước, nhưng tình người sâu lắng hơn, hình tượng xã hội mang ý nghĩa
xã hội rộng lớn hơn. Việc nghiên cứu về Kim Lân qua hai chặng đường sáng tác
thực chất là tìm hiểu sâu hơn quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, từ đó thấy
được những nét đặc sắc, độc đáo về nội dung và nghệ thuật của Kim Lân cũng như
sự đóng góp của tác giả vào nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.


3
1.3. Kim Lân là một trong số nhà văn suốt đời trung thành với một thể loại
sáng tác là truyện ngắn. Đây là một thể loại tập cho người viết nhiều nết quý lắm, vì
chỉ với truyện ngắn người ta mới biết tận dụng từng chỗ, lo săn sóc từng chữ. Trên
thực tế số nhà văn chuyên viết truyện ngắn và nổi tiếng nhờ truyện ngắn rất hiếm
hoi. Ở Việt Nam lại càng hiếm. Kim Lân là một trong số ít nhà văn hiếm hoi đã
khẳng định được tên tuổi của mình nhờ truyện ngắn. Do vậy chọn đề tài “Phong
cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân” chúng tôi mong muốn giúp bạn đọc hiểu
sâu hơn về thể loại ngày càng được ưa thích này, đồng thời thấy được những đóng
góp quý báu của Kim Lân đối với sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã nói rằng: "Văn chương là nỗi đam mê nhưng
cũng là niềm hệ lụy với nhiều người. Đam mê vì văn chương bao giờ cũng có sức
quyến rũ, nhiều người cứ như mất hồn vì nó, đứng ngồi không yên vì nó. Hệ lụy vì
bê trễ chuyện nhà chuyện cửa, vợ con nheo nhóc, trong khi đó mình cứ đau khổ dằn
vặt suốt đời mà chắc gì có nổi câu văn hay, một câu thơ ám ảnh. Có những nhà văn
quyết chí trao cả đời mình cho văn chương như một dấn thân vì cái đẹp, lại có
những kẻ viết văn như sự tình cờ. Còn Kim Lân? Ông bước vào làng văn bằng niềm
yêu mê văn học nghệ thuật từ nhỏ. Với ông viết văn cũng chính là viết về mình,
những cảm nhận của mình" [47, tr324]. Kim Lân có một hoàn cảnh sống rất đặc
biệt và chính hoàn cảnh sống này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn. Nếu như
Nguyễn Tuân yếu tố thời đại có tác động đến văn chương thì nhà văn Kim Lân yếu
tố gia đình lại có ảnh hưởng rất lớn đến nhà văn. Kim Lân sinh ra trong một gia
đình không hạnh phúc. Mẹ ông là người vợ lẽ ngụ cư, quê gốc ở Kiến An - Hải
Phòng. Người cha của ông là người rất sành chơi, dù có hai vợ nhưng vẫn lấy mẹ
ông về để giúp việc trong nhà. Thân phận con của người vợ lẽ, của dân ngụ cư đã
trở thành nỗi ám ảnh với Kim Lân từ khi ông sinh ra. Cuộc sống sau này của nhà
văn còn có nhiều nỗi cơ cực, tủi nhục hơn thế. Người cha mất sớm, ông phải bỏ học
kiếm sống giúp gia đình. Cho đến khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Kim Lân vẫn

phải lăn lộn, chịu nhiều bất hạnh tủi cực. Thế nhưng, hoàn cảnh sống đã giúp Kim

4
Lân, một người luôn có sự ý thức về thân phận và cuộc sống của mình biết vượt lên
số phận, vượt lên cuộc sống để hiểu cuộc đời hơn và sống có ý nghĩa hơn. Và cũng
bởi vậy, trong đời sống tình cảm, Kim Lân được xem là người sống có tình nghĩa
nhất. Với gia đình, với anh em bạn bè và rộng hơn nữa chính là với cuộc đời này,
đặc biệt là những con người lao động nghèo khổ mà ông gắn bó rất sâu sắc và hiểu
về họ.
Con người Kim Lân là vậy! Chính con người của đời sống ấy đã đi vào văn
chương, chi phối đến quan niệm sáng tác của nhà văn để từ đó hóa thân thành
những cuộc đời, những nhân vật rất gần gụi. Đối với văn chương, nhà văn quan
niệm rằng: “Văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà
tôn giáo cũng đòi hỏi sự yêu thương giữa con người với con người, đòi hỏi con
người có quyền làm người, bình đẳng tự do bác ái…Cái đạo này mỗi người truyền
một cách, mỗi người một ý kiến khác nhau, muốn cho con người được sống ra con
người, sống tốt hơn Văn chương còn là thứ giải trí làm cho người ta vui thích, yêu
đời, thư giãn sau những mệt mỏi ” [33, tr664]. Như vậy, với Kim Lân văn chương
là phải gắn bó với cuộc đời, nơi đó con người thể hiện tình người, tình đời để cuộc
sống có ý nghĩa nhất. Ngoài ra văn chương còn mang lại cho người ta ý nghĩa sống,
đó là cách thư giãn hiệu quả nhất mà Kim Lân mong muốn. Nhà văn muốn khi viết
văn cần phải “thôi xao kĩ lưỡng”, “đẽo gọt”. Nhà văn quan niệm “văn chương
không cần đánh bóng mạ kền và tôi xem văn như người…". Điều quan trọng là văn
chương phải thật, phải “giản dị”. Nhà văn đã “thôi xao kĩ lưỡng” trong cách viết vì
ông muốn hướng đến cái “bình dị, chất phác pha chút hóm hỉnh”. Với Kim Lân
“sống và viết đều vì cuộc đời, vì con người, vì cái đẹp, cái thực”. Đó cũng là đặc
điểm nổi bật nhất, làm nên nét rất riêng trong một nhà văn hiện thực chân chất như
Kim Lân.
Hiểu văn và người Kim Lân như vậy, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu,
tìm hiểu, đánh giá về ông trên các phương diện khác nhau. Các bài viết, các công

trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được nhiều nét đặc sắc trong sự nghiệp sáng

5
tác, cùng những thành công của nhà văn trên phương diện nội dung và nghệ thuật
biểu hiện của tác phẩm.
Trước cách mạng tháng Tám có Lữ Quốc Văn, Vũ Bằng, Nguyên Hồng…Lữ
Huy Nguyên trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân khẳng định: “Người đã thành
công trong một loạt truyện ngắn về thú chơi đặc biệt nổi tiếng với các truyện viết về
phong tục làng quê, đến nỗi Lữ Quốc Văn đã phải viết thành chữ nghĩa hẳn hoi
rằng Kim Lân là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất ở nước ta” [41, tr18-19].
Nhà văn Vũ Bằng chính là người có công phát hiện, động viên và khuyên
Kim Lân nên viết về mảng sinh hoạt phong tục: “Ông viết truyện nghèo khổ cũng
được, nhưng không bằng những ông Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy
đã thành rồi. Ông viết những truyện như Đôi chim thành, Đấu vật, Chó săn…thì
không ai tranh được chiếu của ông” [25].
Sau cách mạng tháng Tám có nhiều bài viết sâu sắc, thuyết phục về thành
công trong sáng tác của Kim Lân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng
tập văn học Việt Nam nhận xét: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo và hấp dẫn hơn khi
ông viết về những cái gọi là “Thú đồng quê” hay “Phong lưu đồng ruộng”. Đó là
những phong tục ăn chơi hay đúng hơn những sinh hoạt văn hóa của dân quê, như
trồng cây cảnh, đánh vật, chơi chim bồ câu, nuôi chó săn, gà chọi. Đuổi tà, Đôi
chim thành, Con mã mái sở dĩ có sức hấp dẫn, không phải vì ở đấy những tập
quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà
chính nhà văn đã làm hiện lên những con người của làng quê Việt Nam độc đáo kia,
tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [45, tr61].
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá viết: “Ông (Kim Lân) được dư luận chú ý
nhiều hơn khi đi vào đề tài độc đáo; ghi nhận sinh hoạt văn hóa phong phú của
thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…). Các truyện Đôi chim thành, Con mã mái,
Chó săn…tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi
lành mạnh kể trên, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông

dân trước cách mạng, những người sống cực nhọc, khổ nghèo, nhưng vẫn yêu đời,
trong sáng, thông minh, tài hoa Cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều

6
nhưng Kim Lân đều có những đóng góp tích cực trong thể tài truyện ngắn viết về đề
tài nông thôn. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một con
người vốn là con đẻ của đồng ruộng” [46, tr366].
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi khi viết về Vợ nhặt chú ý đến tài dùng chữ và lối viết
của Kim Lân khẳng định: "Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có đặc sắc của Kim
Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng
mà sao cứ thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc” [51].
Vẫn trong “Văn xuôi Kim Lân”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng khẳng
định: “Một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ. Nói chung đây
là ngôn ngữ của văn xuôi phong tục, nó nằm trong cả hướng đi chung của văn xuôi
nghệ thuật Tiếng Việt với những cách xử lí khác nhau của nhiều nhà văn khác nhau
và có nhiều thành công đáng kể” [41,tr647]. Hoài Việt trong đôi điều về Kim Lân
nhận xét: “Kim Lân không ưa đánh bóng, mạ kền con chữ, hàng chữ. Ông có cái
nhìn, cái óc nghĩ, cái lối diễn đạt của người xứ quê. Nó bình dị chất phác, pha chút
hóm hỉnh nữa. Nhưng bình dị, chất phác mà không nôm na đâu. Nó rất “văn”,
chững chạc, trong sáng, tươi tắn nữa” [72]. Hay nói như Nguyên An: “Ông là nhà
văn kĩ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ khu và tài hoa trong việc lựa
chọn ngôn từ, hình ảnh” [2]. Trên báo Văn nghệ số 34(1991), Trần Ninh Hồ có một
nhận xét thật xúc động: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân
cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của người đời
khó mà diễn đạt thành lời Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy
không một bước ngoặt, một chặng đường của con người Việt Nam trong gần nửa
thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động đến dẫu chỉ bằng sự trạm trổ hết sức khiêm
tốn: truyện ngắn”. Đây có lẽ là lời nhận xét của một người hiểu và cảm nhận sâu
sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy đối
với hiện thực khách quan. Kể từ đó trở đi, Kim Lân ngày càng được đông đảo bạn

đọc, giới văn nghệ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, nhất từ khi
1996 khi Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn ra đời. Càng ngày

7
các bài viết về Kim Lân càng đa dạng về hình thức và nội dung. Ngoài ra có thể kể
đến một số luận văn thạc sĩ như:
+) Những giá trị tiêu biểu về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Kim
Lân, ĐHSPHN, 1997 của Nguyễn Văn Bao.
+) Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài, Bùi
Hiển, Kim Lân, ĐHSPHN, 1999 của Trần Văn Hồng.
+) Những đặc sắc truyện ngắn Kim Lân, ĐHSPHN, 2002 của Nguyễn Tiến
Đức.
+) Nông thôn và hình ảnh người nông dân trong sáng tác của Kim
Lân,ĐHSPHN, 2003 của Mã Thu Hà.
+) Phong cách nghệ thuật Kim Lân, ĐHSPHN, 2004 của Nguyễn Thị Thu.
Chúng tôi coi đây là những gợi ý hết sức quý báu trong quá trình thực hiện
đề tài “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu truyện ngắn Kim Lân, luận văn nhằm mục đích chỉ ra những nét
đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân. Từ đó thấy
được phong cách nghệ thuật riêng độc đáo của nhà văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp văn học của Kim Lân để thấy được con đường
đến với văn chương của nhà văn có gì độc đáo so với các nhà văn khác.
- Khảo sát các tác phẩm để tìm ra những quan niệm nghệ thuật mang tính
nhân đạo, bao dung, đầy tính nhân văn, nhân bản của Kim Lân.
- Từ những sáng tác ấy phát hiện ra các biện pháp xây dựng nhân vật mang
tính độc đáo hấp dẫn.
- Những đặc sắc về điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu mà Kim Lân thường sử
dụng.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc sắc về phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim
Lân

8
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ các truyện ngắn của Kim Lân
được in trong Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, Nxb Văn học,
1996 và Kim Lân tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, 2004.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
6.1 Phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc
Đây là phương pháp tách đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ hơn,
khi đã tiến hành chia tách đối tượng lớn. Điều này thể hiện ở việc tách yếu tố ra làm
ba mặt, tách các biện pháp nghệ thuật ra làm bảy yếu tố và qua đó nhằm xem xét
mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhỏ với nhau.
6.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này yêu cầu việc so sánh không phải tiến hành ở các yếu tố bộ
phận mà là so sánh cả hệ thống lớn với nhau để tìm ra giá trị độc đáo của hệ thống
này so sánh với hệ thống kia. Trong luận văn này chính là so sánh nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn của Kim Lân với các tác giả khác cùng thời như
Nam Cao, Nguyễn Tuân trên cả ba mặt của hình thức nghệ thuật.
6.3 Phương pháp nghiên cứu tác giả - tác phẩm văn học
Để tìm ra đặc trưng của phong cách nghệ thuật Kim Lân người viết phải
phân tích từng tác phẩm cụ thể, kết hợp với hương pháp nghiên cứu tác giả văn học.
7. Đóng góp mới của luận văn
Thông qua nghiên cứu những điểm mấu chốt hình thành phong cách nghệ
thuật truyện ngắn Kim Lân, luận văn hi vọng góp phần thuận lợi cho việc tìm hiểu
nhà văn Kim Lân đối với học sinh, sinh viên và phần nào gợi ý cho các nhà giáo
trong quá trình tham khảo, giảng dạy văn chương Kim Lân. Góp phần nâng cao chất

lượng giảng dạy bộ môn Văn học nói chung và nâng cao chất lượng bài học về tác
giả Kim Lân nói riêng ở trường phổ thông. Hy vọng luận văn sẽ trở thành một tư
liệu quý giá cho tất cả những ai quan tâm đến văn chương Kim Lân.


9
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH
THÀNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA KIM LÂN

1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật
Trong các vấn đề về phong cách văn học ở ta, cho đến nay, trong các công
trình, giáo trình lí luận phần lớn đều nói tới vấn đề phong cách cá nhân của nhà văn.
Các khía cạnh khác của phong cách như phong cách thời đại, phong cách trào lưu,
phong cách dân tộc tuy cũng có được nhắc tới nhưng hầu như chưa được bàn bạc và
vận dụng vào thực tiễn bao năm. Theo nhịp độ phát triển và giao lưu, hội nhập của
cuộc sống hôm nay, vấn đề phong cách chung được nhìn nhận rõ hơn và đã đến lúc
cần xem xét cụ thể vấn đề rất phức tạp này.
Nhìn vào lịch sử vấn đề, thì từ xa xưa cho đến hiện đại, trên phạm vi toàn
thế giới, vấn đề phong cách chung bao giờ cũng được xem xét bên cạnh phong
cách cá nhân, thậm chí là mẫu số chung để nhìn nhận ra phong cách cá nhân. Ở
thời Hi Lạp cổ, theo Aristote, phát ngôn lí tưởng là kết hợp hài hòa giữa lôgic và
cảm xúc mà dấu hiệu của nó là có kết cấu và có phong cách. Kết cấu đòi hỏi bài
văn phải có bố cục gồm nhiều phần liên kết hợp lí, còn phong cách đòi hỏi phải
có các phẩm chất chung, cơ bản và các phẩm chất cá nhân. Phong cách được
hiểu chủ yếu là phong cách ngôn ngữ, các phương tiện của nó là cách sử dụng
đúng đắn các từ đồng nghĩa, đồng âm, các tính ngữ, các ẩn dụ…Phong cách hay,
bao gồm cả các yếu tố ngôn từ tiêu biểu cho các tác phẩm, đặc biệt là nguyên tắc

ám thị, chứ không hiểu trực tiếp, làm cho văn bản giàu chất thơ. Các nhà lý luận
cổ điển Trung Quốc như Lưu Hiệp, Chung Vinh, Tư Không Đồ cũng nêu ra tư
tưởng về chuẩn mực văn chương. Như vậy, phong cách chung như là chuẩn mực
của văn chương đã được đề xuất từ sớm.

10
Khái niệm phong cách cá nhân thực sự được đề xuất từ thế kỷ XVIII. Với
Buffon, phong cách là sự biểu hiện hoàn mỹ vào tác phẩm cái nhân cách, tư
tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Với Goethe, phong cách là sự thống nhất
chủ quan và khách quan trong sáng tác, khi nhà văn vừa vượt lên trên mọi sự mô
phỏng giản đơn đối với tự nhiên, vừa vượt lên trên cái tác phong, kiểu cách chủ
quan của nhà văn. Với Hêghen phát triển tư tưởng của Phôn Rumô, phong cách
được hiểu là phương thức biểu hiện, quy luật nghệ thuật của một loại hình nghệ
thuật nào đó: phong cách thơ, phong cách nhạc kịch.
Như vậy ở thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, khái niệm phong cách không
phải chỉ nhấn mạnh vào phong cách cá nhân. Đi vào lĩnh vực sáng tạo nghệ
thuật, phong cách ngôn ngữ phải nhường chỗ cho các phương diện khác như
cá tính, quy luật nghệ thuật. Đáng chú ý là chính vào thế kỷ XVIII, khi khái
niệm phong cách cá nhân được đề xuất thì tại Đức, nhà mỹ học Winc
Kelmann đã đưa ra khái niệm phong cách như một phạm trù của lịch sử nghệ
thuật. Ông đã nói đến phong cách thời đại và phong cách cá nhân nghệ sĩ
trong các dân tộc, do thời đại đổi thay mà nghệ thuật có những phong cách
khác nhau Ví dụ, ông chia nghệ thuật Hi Lạp cổ làm 4 thời kỳ với 4 phong
cách: Phong cách đường nét, Phong cách cao cả, Phong cách đẹp, Phong cách
chiết trung.
Sang thế kỷ XIX, H.Taine trong Triết học nghệ thuật (1865-1869), quan
niệm văn hóa lịch sử về văn học nghệ thuật dựa trên cơ sở mô phỏng đời sống,
cũng nói tới phong cách thời đại. Chẳng hạn, phong cách nghệ thuật Hi Lạp cổ,
phong cách Cơ đốc giáo, phong cách tao nhã quí tộc cung đình thời Louis XIX
có ảnh hưởng tới hầu như toàn châu Âu: Ý, Anh, Nga, Đức, Tây Ban Nha. Khi

nào văn học xa rời thực tế thì phong cách suy thoái .
Vào thế kỷ XX, nhà nghiên cứu văn học Nga D.Likhachev nhận định
“Trong thời đại chúng ta có thể nói về phong cách thời đại, như phong cách
barôcô trong chừng mực mà nó thể hiện trong tất cả các loại hình hoạt động
nghệ thuật, trong những giới hạn thời gian và giới hạn địa lý” [27]. Phải chăng

11
trong mọi thời đại đều tồn tại cái mà chúng ta có thể gọi là phong cách thời đại.
Xem thế đủ thấy trong lịch sử văn học nghệ thuật khái niệm phong cách chung
luôn luôn có vai trò của nó, bên cạnh khái niệm phong cách cá nhân. Thậm chí
nó còn có cả vai trò trong các thời đại, khi điều kiện để xuất hiện phong cách cá
nhân chưa chín muồi.
Thế nhưng về phương diện lí luận, trong giới lí luận các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây, đặc biệt từ khi lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời vào
những năm 30 của thế kỷ XX, người ta có xu hướng chỉ thừa nhận phong cách
cá nhân như là sự thể hiện đa dạng của phương pháp chung, sự thống nhất về
phương pháp và sự đa dạng của phong cách cá nhân, như vậy đã thu hẹp phạm
vi biểu hiện của hiện tượng phong cách, xa rời một truyền thống nghiên cứu đã
có hàng trăm năm.
Công trình Lí luận về phong cách (1968) của A.Xôkôlôv có thể coi là tác
phẩm đầu tiên trong các nước xã hội chủ nghĩa đặt lại vấn đề phong cách. Ông
khẳng định phong cách là một hiện tượng nghệ thuật, thể hiện quy luật của nghệ
thuật, là phạm trù thẩm mỹ trong tất cả mọi nghệ thuật. Bản chất của nó là sự
thống nhất của mọi thành tố nghệ thuật theo những quy luật đặc thù. A.Xôkôlôv
hiểu rằng phong cách là hiện tượng cá nhân dễ đưa đến sự phủ nhận bản chất xã
hội của nó. Không có phong cách cá nhân tách rời xã hội. Ông không xem cá
tính sáng tạo cá nhân (theo cách hiểu của Khrapchenkô) là nhân tố tạo thành
phong cách, bởi vì theo ông, nếu đã xem phong cách là một quy luật của nghệ
thuật thì không được xem nó như là biểu hiện của cá tính sáng tạo vốn là một
hiện tượng tâm lý, bởi hai phương diện đó nằm ở hai bình diện khác nhau. Từ đó

ông cho rằng phong cách cá nhân là sự biểu hiện của phong cách chung, tức là
phong cách thời đại, phong cách trào lưu. Ông đã lập luận rằng, nếu phương
pháp chung có sự thể hiện riêng về mặt cá nhân thì đó sẽ là phương pháp riêng
chứ không phải là phong cách riêng. Còn đã nói phong cách cá nhân thì đã là sự
thể hiện riêng của phong cách chung phải phục tùng quy luật chung. Như vậy,

12
người ta không thể nghiên cứu phong cách riêng mà không xét đến phong cách
chung [27, tr134].
Đã đến lúc phải đi tìm những biểu hiện và cơ sở lý luận của phong cách
chung, bởi vì sự vận động của văn học không thể chỉ là sự tích luỹ không ngừng
các phong cách cá nhân mà còn ở chỗ mỗi giai đoạn văn học đều mang lại cho
lịch sử một phong cách mới, và không có lý do gì để chỉ nói phong cách cá nhân
mà dè dặt, không nói đến phong cách chung. Mặt khác, phong cách cá nhân
không thể tự nó hình thành mà không có tác động của một phong cách chung nào
đó. Vậy phong cách chung là gì? Nó có những đặc điểm gì?
Theo D.Likhachev, thứ nhất, phong cách chung là phong cách nghệ thuật
mà nó vượt lên trên chất liệu cụ thể như ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, thể loại,
cá tính, để có thể có đặc điểm chung, ảnh hưởng tới các loại hình nghệ thuật
khác nhau. Chẳng hạn như phong cách lãng mạn trong văn học 1932-1945 của
Việt Nam vừa thể hiện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, trong thơ mới, trong
âm nhạc và trong hội họa. Trong văn học, phong cách chung thể hiện ở tất cả
mọi thể loại, và đó là một lớp, một phạm trù phong cách bên cạnh các lớp khác
như phong cách cá nhân, phong cách dân tộc, phong cách trào lưu…
Thứ hai, phong cách chung, đặc biệt là phong cách thời đại là sự biểu hiện
của trình độ kỹ thuật biểu hiện, của trạng thái văn hoá, xã hội, tập quán tâm lý
thời đại đã hình thành nên phong cách. Phong cách thể hiện tập trung ở cách thể
hiện thế giới và con người, cảm thụ bản thân nghệ thuật. Chẳng hạn nghệ thuật
Ai Cập cổ đại có nền tảng là tôn giáo Ai Cập, tôn giáo về cái chết; trái lại, nền
tảng của nghệ thuật Hi Lạp cổ đại là thế giới quan yêu đời. Khi nào nội dung và

hình thức cuộc sống đổi thay thì nghệ thuật, vốn là biểu hiện của cuộc sống đó
cũng thay đổi, và sự đổi thay đó “chính là đổi thay phong cách”
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, giới khoa học đã nói đến
phong cách cá nhân của các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu; phong cách hiện thực,
phong cách lãng mạn. Nhưng cũng có thể nói đến phong cách thời đại thể hiện ở
các điểm sau:

13
+ Một là, quan niệm lí tính đối với cuộc đời, niềm tin vào khoa học, tiến
bộ, lẽ công bằng, tư tưởng bình đẳng, tự do. Khi Thơ mới đòi hỏi thể hiện nhu
cầu giải phóng cá tính trong tình cảm cũng là lúc các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
đấu tranh cho các quyền con người của cá nhân; và cũng là lúc các tiểu thuyết
hiện thực lên án xã hội bất công chà đạp lên số phận con người sau luỹ tre làng.
Một số nhà văn Tự lực văn đoàn có phong cách hiện thực chính là do ảnh hưởng
của phong cách thời đại trong cảm hứng tố cáo và trữ tình. Văn học Cách mạng
xuất hiện trong giai đoạn này cũng mang tính lý tính và tính lý tưởng rất đậm.
+ Hai là, sự hiện đại hoá đồng loạt các thể loại văn học do tiếp thu ảnh
hưởng của văn học phương Tây. Thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự,
kịch nói, du kí, tuỳ bút, phê bình văn học nhất loạt xuất hiện, thay thế hẳn các
thể loại truyền thống. Các hình thức truyền thống như thơ bảy chữ, năm chữ, lục
bát… đều được cấu trúc lại.
+ Thứ ba, các nhà văn, nhà thơ dù sáng tác theo thể loại nào đều đã cắt
đứt với truyền thống tập cổ mà tự mình cấu tứ, sáng tạo, vai trò chủ thể của tác
giả đặt lên hàng đầu. Người ta phân biệt rõ ràng sáng tác và phóng tác, lịch sử và
tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam
Cao…cùng một loạt nhà thơ mới đa dạng về phong cách cá nhân đã tiêu biểu cho
ý thức chủ thể nổi bật, như là một đặc trưng của phong cách thời đại.
+ Thứ tư, khác với lối văn truyền thống nặng về vần điệu đăng đối với
điệu ngâm nhịp nhàng, lối văn hiện đại chuyển hẳn sang văn xuôi: văn tiểu
thuyết, truyện ngắn, phóng sự mang hình thức khẩu ngữ, kịch hoá, thân mật,

suồng sã trong khoảng cách gần, lời thơ về cơ bản là mang hình thức điệu nói
đầy giọng điệu giãi bày, tâm tình.
Một yếu tố quan trọng nữa của phong cách là cách bố cục, kết cấu, tổ chức
nội dung tác phẩm, thể hiện cách cảm thụ của tác giả là người đọc kiểu mới.
Điều nổi bật của văn học giai đoạn này là kết cấu mở, mở từ giữa chừng và kết
thúc lửng. Văn đã vậy mà thơ cũng vậy. Những đặc điểm trên đây xác định

14
phong cách thời đại cơ bản trong văn học 1930-1945, cho phép phân biệt nó với
văn học giai đoạn trước và sau đó.
Phong cách thời đại có những nét truyền thống nhưng không đồng nhất,
nghĩa là bên trong nó vẫn có sự phân hoá theo các yếu tố khác như phương pháp
sáng tác, cá tính sáng tạo, khuynh hướng tư tưởng xã hội, thẩm mỹ. Nhưng
phong cách thời đại do xây dựng trên nền tảng trạng thái văn hoá xã hội rộng lớn
nên có tính thống nhất không thể bác bỏ.
Phong cách văn học dân tộc không giản đơn chỉ là tính độc đáo dân tộc về
đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, thể loại mà còn là quy luật riêng của sáng tạo nghệ
thuật. Phong cách dân tộc qua các thời kỳ đều có sự đổi thay và phát triển, cho
nên theo A.Xôkôlôv, có thể nói đến các phong cách dân tộc.
Cũng vậy, phong cách trào lưu tuy một mặt có phạm vi bao quát nhỏ hơn
phong cách thời đại và dân tộc, song xét về mặt khác nó lại rộng hơn, có tầm vóc
quốc tế. Phong cách thời đại trong giai đoạn tăng cường giao lưu quốc tế cũng có
tầm vóc quốc tế. Trong các tương quan đó, dân tộc là phạm trù cho sự kết tinh
phong cách thời đại và trào lưu. Khi xét tới phong cách chung, thiết nghĩ phải
tính đến các tương quan ấy với nhau mới làm sáng tỏ một phong cách nào đó.
Xét về bản chất của phong cách, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác
nhau. Tuy nhiên có thể nhìn phong cách theo bốn phương diện liên quan chặt chẽ
với nhau như sau:
1. Phong cách là dấu hiệu độc đáo, không lặp lại, đánh dấu phẩm chất
thẩm mỹ riêng biệt của một hiện tượng văn học nào đó. Phong cách hoặc là

“con người”, là sự sáng tạo, sự mới mẻ làm nên vẻ riêng biệt ít thấy ở hiện
tượng văn học khác nhưng lại nhất quán, xuất hiện thường xuyên ở hiện tượng
văn học cụ thể. Cần hiểu rằng sự bền vững, nhất quán nói ở đây là nói từ cái cốt
lõi, cái trong bản chất, còn trong quá trình triển khai thì phong cách lại đòi hỏi
sự đa dạng và đổi mới. Muốn đạt được yêu cầu ấy, phong cách cần phải có
phẩm chất thẩm mỹ, nghĩa là khi nói tới một hiện tượng văn học nào đó có
phong cách thì hiện tượng văn học ấy phải mang lại cho người đọc, người xem,

15
người nghe một sự hưởng thụ thẩm mỹ dồi dào. Ở đây cũng cần lưu ý thêm một
điểm: phong cách phải có phẩm chất thẩm mỹ nhưng phẩm chất này không chỉ
thuần túy về mặt hình thức, kỹ thuật mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
nó sẽ được biểu hiện chủ yếu ở phạm vi nội dung hay phạm vi hình thức.
2. Phong cách là phẩm chất của chỉnh thể. Khi định nghĩa về phong cách,
dù có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng các định nghĩa đó đều
đề cập đến “tính hệ thống”, “tính thống nhất”, “tính tổng hòa” Điều này chứng
tỏ, phong cách là phẩm chất của hệ thống thể hiện qua các yếu tố chứ không phải
là phẩm chất do tổng cộng các thuộc tính của các bộ phận của tác phẩm. Phong
cách là phẩm chất xuyên suốt qua các yếu tố tác phẩm, qua các tác phẩm của một
tác giả hoặc các tác giả của một trào lưu nghệ thuật. Ngay cả khi nói phong cách
nghệ thuật là tính độc đáo của hình thức nghệ thuật thì cũng phải thấy rằng đó
không phải là hình thức cụ thể của một tác phẩm cụ thể, cá biệt là cái hình thức
được lặp đi lặp lại, vừa thống nhất vừa đa dạng trong nhiều tác phẩm khác nhau
của một nhà văn, một trường phái hay một thời đại văn học, nghệ thuật (khi
chúng ta nói về phong cách Nguyễn Tuân, phong cách Thơ mới Việt Nam giai
đoạn 1932-1945 là đứng trên quan niệm này). Vì thế, có thể nói phong cách
nghệ thuật là hình thức siêu hình thức cụ thể của sáng tác nghệ thuật.
3. Phong cách là phẩm chất tương đối ổn định của sáng tác. Các đặc điểm
của nó được lặp đi lặp lại tương đối thường xuyên, ít thay đổi. Nhưng đây là ổn
định trong sự phong phú đa dạng, có biến đổi chứ không phải là sự lặp lại giản

đơn, nghèo nàn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sự ổn định là cơ bản, nhờ thế nó mới
trở thành phong cách để phân biệt với các phong cách khác. Chẳng hạn, có thể
nói tới phong cách trữ tình của Tố Hữu bởi nét trữ tình này về cơ bản là ổn định,
được lặp đi lặp lại tương đối thường xuyên trong các sáng tác của ông. Nhưng
trữ tình trong Từ ấy không hoàn toàn giống trữ tình trong Việt Bắc, nó cũng khác
với trong Gió lộng, Ra trận, và đặc biệt là khác với trữ tình trong Một tiếng đờn.
4. Phong cách là hình thức của chủ thể. M.Bakhtin khẳng định tính tích
cực của chủ thể trong sáng tạo hình thức, khẳng định cái nhìn mới là yếu tố căn

16
bản của phong cách nghệ thuật. M.Prust, D.Likhachev cũng đồng tình với quan
niệm này. Tư duy, hệ hình tư duy, thái độ cảm xúc, quan niệm giá trị tạo thành
hình thức cảm nhận của chủ thể. Hình thức cảm nhận của chủ thể dẫn đến những
phát hiện mới về hình thức, bút pháp, kỹ thuật, tạo thành nền tảng của phong
cách. Nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lý Trạch Hậu cho rằng lịch sử của
phong cách là lịch sử tâm lý cảm nhận của nhân loại hay dân tộc. Đó là hình thức
của chủ thể, cho nên phong cách có quan hệ mật thiết với phương pháp nghệ
thuật.
Như vậy có thể hiểu, bản chất nghệ thuật, thẩm mỹ của phong cách là:
không phải mọi hình thức chủ thể có thể tạo thành phong cách mà là các hình
thức chủ thể tạo thành giá trị nghệ thuật. Vì thế, Viper, A.Xôkôlôv đều cho rằng
có những tác phẩm không có phong cách, có những giai đoạn giao thời không có
phong cách.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, khi đề cập đến vấn đề phong
cách thì không chỉ nói đến một cấp độ phong cách nhà văn hay phong cách tác
phẩm mà còn phải nghiên cứu kỹ càng các cấp độ khác như phong cách thời đại,
phong cách trào lưu, trường phái Từ phong cách cá nhân nhà văn đến phong
cách thời đại, trào lưu đều được soi rọi dưới ánh sáng của phong cách chung. Ví
dụ, khi chúng ta nói đến phong cách hiện thực chẳng hạn. Chủ nghĩa hiện thực
với tư cách là một trào lưu văn học, ngoài sự thống nhất về phương pháp sáng

tác còn có sự thống nhất về phong cách. Trước hết là chi tiết chân thực của đời
sống hàng ngày dùng để dệt nên bức tranh đời sống như nó vốn có, đây là
nguyên tắc mô tả nên nó thuộc phạm trù phong cách. Tiếp theo Ăngghen lí giải,
chủ nghĩa hiện thực không muốn bộc lộ khuynh hướng một cách lộ liễu mà muốn
nó được toát ra từ tình huống, đây lại thuộc phương thức thuyết phục người đọc
và phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh đời sống như Khrapchenkô từng nói.
Một đặc điểm nữa của phong cách hiện thực, theo D.Likhachev diễn đạt, là
khoảng cách gần gũi của người kể chuyện đối với nhân vật, thâm nhập vào nội

17
tâm, kể từ bên trong. Đặc điểm cuối cùng là sự bộc lộ yếu tố cá nhân và phong
cách cá nhân nhà văn.
Đặc điểm phong cách chung này làm cho hiện tượng phong cách cá nhân
của trào lưu hiện thực phong phú và đa dạng chưa từng có. Hay khi chúng ta nói
phong cách thời đại cũng vậy. Khái niệm phong cách thời đại dùng để chỉ một
phong cách chung, phong cách lớn bao trùm mọi thể loại trong một loại hình,
mọi loại hình trong thời đại ấy. Sự bao trùm này không chỉ ở một quốc gia, dân
tộc mà nó chứa đựng tính chất xuyên dân tộc, xuyên quốc gia cùng chịu sự chi
phối chung của một ý thức hệ nhất định, ví dụ như ý thức hệ tôn giáo trong
phong cách Gotic bao trùm hầu hết các dân tộc từ phương Tây đến phương
Đông, hay ý thức hệ vô sản trong phong cách thời đại của các nền văn học nghệ
thuật từ thập niên 20 đến thập niên 90 của thế kỷ XX ở các nước Nga, Trung
Quốc, Việt Nam, Cu Ba
Thực tế này khiến chúng ta nghĩ rằng, không thể không nghiên cứu kỹ
càng vấn đề phong cách chung của văn học. Ngược lại, chúng tôi cho rằng cần
phải thực hiện hành trình “đi tìm” nó một cách cẩn trọng để cho thấy, sáng tác
văn học trong một thời đại nào đó, một dân tộc nào đó không phải là tổng cộng
giản đơn các phong cách cá nhân đa dạng mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại
tạo thành một phong cách bao trùm lên các phong cách cá nhân mà ta có thể gọi
là phong cách chung của văn học

Ở Phương Tây ngay từ thời cổ đại, các đại biểu xuất sắc như Platon, Aristote,
khái niệm phong cách đã được nêu lên. Bước sang thế kỉ XIX, đặc biệt là thế kỉ XX,
khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Chỉ ngay ở Liên Xô(cũ),
viện sĩ M.B.Khrapchencô đã dành khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Trong đó riêng cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, ông đã
thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách.
Vậy phong cách nghệ thuật là gì?
Viện sỹ M.B.Khrapchenkô sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh
phạm trù phong cách cá nhân, đã đưa ra ý kiến cá nhân của riêng mình: “phong

18
cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện, cách khai thác hình tượng
đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả". Như vậy cùng với
việc quan tâm tới yếu tố hình thức có tính nội dung, tác giả còn đặc biệt coi trọng sự
thu hút độc giả. Ông cho rằng: “Mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp
và những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình,
những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư
tưởng và những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công
chúng độc giả”. Và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn tạo ra được phong cách. Trên
cơ sở phân tích như vậy, viện sĩ rất nhất trí với nhận xét của Gôlxuôrxy: "phong
cách là khả năng nhà văn khắc phục những chướng ngại vật giữa mình và độc giả,
còn sự thành công cao nhất của phong cách là sự giao tiếp chặt chẽ với độc giả”
[27, tr152-153].
Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách còn có những quan điểm khác
nhau. Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản: một nhấn mạnh sự thống nhất của những
yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong
cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính chất nội dung. Mặc dù tách bạch
như vậy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến
hai yếu tố bộc lộ tài năng độc đáo của người nghệ sĩ: nội dung và hình thức nghệ
thuật của tác phẩm văn chương.

Trước những quan niệm như vậy, M.B.Khrapchenkô nhấn mạnh: “không nên
thần thánh hóa bản thân những thuật ngữ và những định nghĩa, không nên cho rằng
chúng là chìa khóa duy nhất để khám phá tất cả những bí mật của nghệ thuật. Vấn
đề chỉ là ở chỗ định nghĩa không phải là mục đích tự thân và không phải là chiếc
gậy thần có thể làm ra những điều kì diệu, chúng chỉ là phương tiện nhận thức
những hiện tượng, những quá trình” [27,tr130].
Các nhà lí luận, nghiên cứu văn học nước ta đã bỏ nhiều công sức nghiên
cứu nội hàm thuật ngữ phong cách. Chẳng hạn, nhà phê bình văn học Việt Nam GS
Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã nhiều năm tìm hiểu về phong cách đã có những nhận
định xác đáng về phong cách: Thứ nhất "Phong cách nghệ thuật là một khái niệm

19
thuộc phạm trù thẩm mỹ. Có nghĩa là nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự
sáng tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới được xem là nhà
văn có phong cách"; Thứ hai "Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi nhà văn

có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật
ấy, dù phong phú, đa dạng thế nào, vẫn có tính thống nhất. Cơ sở của tính thống
nhất này là một nhãn quang riêng về thế giới, và sâu xa hơn, là tư tưởng nghệ thuật
riêng của nhà văn. Chừng nào chưa nhận ra tính thống nhất ấy, thì chừng đó chưa
thể xem đã nắm được phong cách nghệ thuật của nhà văn" [38, tr8].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi định nghĩa về phong cách: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm
mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn,
trong tác phẩm riêng lẻ, trào lưu văn học hay văn học dân tộc". Nghĩa rộng hơn
"Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật
đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có cảm nhận được một giọng điệu và sắc
thái thống nhất". Nhưng "không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ

có những nhà văn có đủ tài năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Cái
nét riêng ấy thể hiện ở nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác
nhau". Cuối cùng "Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm
lí, khí chất cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của
nhà văn mang dấu ấn của dân tộc và thời đại" [50, tr 207-208].
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa phong cách:
"Phong cách là cách thức sử dụng những phương tiện ngôn ngữ trong các phát
ngôn hữu quan tùy theo mục tiêu hình thành và tác dụng cụ thể của các phương tiện
đó, cũng như tùy theo phương hướng cá nhân của người nói hay người viết. Nói
chính xác hơn, phong cách là cách tổ chức toàn bộ các thủ pháp sử dụng và lựa
chọn các phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc các sắc thái tu từ. Toàn bộ các thủ
pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhà văn, từng tác
phẩm hoặc từng thể loại" [74, tr216].

20
Như vậy căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách nghệ thuật là những yếu
tố thể hiện sự độc đáo trên từng tác phẩm của nhà văn. Theo chúng tôi, những biểu
hiện độc đáo trong thế giới nghệ thuật thể hiện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ
đều được chi phối từ tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Tư tưởng nghệ thuật ấy lại
được cụ thể hóa trong cảm quan hiện thực, cảm hứng sáng tác chủ đạo, thế giới
nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ…Trong đó cảm quan hiện thực là yếu tố hàng đầu
có vị trí quan trọng.
Phong cách nghệ thuật của nhà văn là một quá trình vận động, phát triển
không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo mang tính
thẩm mỹ là cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống
nhất. Nó phải được “lặp đi lặp lại” có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc
đáo của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng
của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại. Nhưng dù ở môi
trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố thường xuyên được “lặp đi lặp lại” ấy vẫn
xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm.

Phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện trên nhiều phương diện khác
nhau của tác phẩm văn học như đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, cách xây dựng nhân vật,
thể loại. Chẳng thế mà tuy cùng là nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng Nguyễn Công
Hoan lại tìm cho mình chủ đề riêng khác với Nam Cao, Ngô Tât Tố Hay cùng viết
về cái đẹp trong sinh hoạt tinh thần của người dân Việt Nam xưa, ngòi bút của
Nguyễn Tuân khác với Vũ Bằng, Thạch Lam, Kim Lân Với mỗi nhà văn khác
nhau, sự thành công khi xây dựng phong cách lại tập trung ở phương diện kết cấu
tác phẩm không giống nhau.
Phong cách nghệ thuật thường thống nhất và xuyên suốt cả cuộc đời sáng tác
của nhà văn. Nhưng trong sáng tác của nhiều nghệ sĩ lớn ta thường quan sát thấy
không phải chỉ một mà nhiều phong cách khá rõ nét. Những cấu tạo mới về phong
cách hay sự thay đổi về phong cách nghệ thuật thường gắn liền với sự tiến triển về
mặt sáng tác của nhà văn hay sự thay đổi cách cảm thụ cuộc sống và phương pháp
nghệ thuật của nhà văn đó. Tuy nhiên trong chiều sâu của phương thức sáng tạo

21
nghệ thuật ta vẫn thấy sự thống nhất ở trong đó. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật
của nhà văn sẽ giúp ta nhìn bao quát được toàn bộ tác phẩm của một nhà văn trong
quá trình phát triển của chúng mà chính nhờ đó ta hình dung được toàn bộ bức tranh
phát triển về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, toàn bộ phạm vi những hiện tượng
của cuộc sống mà nhà văn đã đề cập đến trong các tác phẩm của mình nói chung.
Mặt khác nó còn cho phép ta hiểu được một cách sâu sắc hơn ý nghĩa của từng tác
phẩm, đặt nó trong mối liên hệ với các tác phẩm khác, biết rõ địa vị và ý nghĩa của
nó trong quá trình phát triển của phong cách nhà văn, một quá trình thường là phức
tạp và mâu thuẫn.
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Kim Lân sẽ được chúng tôi nhìn nhận
trên cơ sở định hướng như vậy. Khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật một nhà văn
chính là đã nhận diện được một gương mặt trong bao gương mặt đặc sắc. Kim Lân
là nhà văn có phong cách và phong cách của ông góp phần làm đa dạng nền văn học
hiện đại nước nhà, vì vậy tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhà văn sẽ có một ý nghĩa

thực tiễn.
1.2 Con đường hình thành phong cách nghệ thuật của Kim Lân.
Mỗi người có một nẻo đường riêng, một lí do riêng để đến với văn chương
và trở thành nhà văn. Không ai giống ai cả, đó mới gọi là phong cách. Kim Lân
cũng có cái nẻo đường của riêng mình. Ông bắt đầu xuất hiện trên văn đàn khi mới
ngoài hai mươi tuổi. Ông bảo lúc đó ông viết cứ bắt chước hết người này lại đến
người khác. Viết như thế thì viết cả đời cũng không tả đúng cái mặt của mình. Nếu
anh không là chính anh thì anh chẳng bao giờ là ai cả. Điều gì đã thúc đẩy nhà văn.
Ông lí giải: "Bắt đầu là mặc cảm của cậu bé con bà thứ ba, nghèo và xấu. Thế là tôi
viết để những cô gái xinh đẹp, có học trong làng biết tay." Rồi lại thích cảm giác:
"Mới đầu người ta thích tiếng, muốn mọi người biết đến mình. Tôi cũng vậy là một
anh con vợ ba, nhà nghèo, tôi làm thợ sơn guốc, ít học, đang học dở dang. Tôi thấy
bạn bè tài năng không hơn gì mình nhưng là con nhà giàu, có điều kiện học hành,
làm chuyện này chuyện nọ cuộc sống khá tử tế. Còn tôi nếu cứ mãi làm anh thợ sơn

22
guốc, chết thật, tủi cho thân phận mình quá. Tôi đâm tự ái. Tôi muốn phải làm được
cái gì đó được như họ hay hơn họ, nên tôi thử bắt tay ngồi viết" [19].
Khi tờ báo Trung Bắc Chủ nhật làm một số chuyên đề về vợ lẽ và ông viết
Đứa con người vợ lẽ, ngay lập tức truyện của ông thành ông. Thành ra bên cạnh
niềm đam mê nghệ thuật, ý thức muốn khẳng định bản ngã của Kim Lân đã khiến
ông đến với nghề văn. Nói đúng hơn chính là sự tự ái đã trở thành cú huých quan
trọng trong cuộc đời Kim Lân. Nó trở thành nguyên nhân trực tiếp hối thúc ông cầm
bút Cũng từ ngày đó, ông chỉ viết những gì ông hiểu, những gì ông khổ đau và
thương nhớ. Thế là gương mặt của Kim Lân hiện ra sống động và đầy ấn tượng mà
ai đã nhìn thấy sẽ chẳng dễ quên. Rồi đến một ngày, ông thấy ông không thể cứ lấy
gương mặt riêng biệt của mình mà đi đâu cũng được, làm gì cũng được. Bởi trong
cuộc đời này, nhiều lúc miệng mình đấy mà cái cười lại của người khác. Mắt mình
đấy mà lệ rơi vào lại từ đẩu từ đâu. Tay mình đấy lại cầm cái mình không muốn
cầm. Chân mình đấy mà lại đi vào cái ngõ mình không định bước. Đúng là sống

mới thực là khó. Trong khi đó nhiều người lại ngỡ chết khó hơn. Hỏi ông cụ thân
sinh khi còn sống thường dạy ông điều gì về cuộc đời. Ông bảo cụ cứ sống như cụ
nghĩ và yêu thương ông nhưng chẳng dạy ông điều gì cả. Tất cả những gì ông học
được là do làng ông dạy ông. Câu nói này không ít người nghe thấy sẽ chê ông sao
lại nói về cha mình không dạy con. Cha mình sinh ra mình mà chẳng dạy mình điều
gì sao(?). Nhưng ông nói vậy thì quả là uyên thâm. Làng chính là văn hoá. Văn hoá
luôn luôn đúng và sẽ dạy con người phải làm gì. Lầm lỗi thì văn hoá dạy để mà
đứng lên. Tuyệt vọng thì văn hoá dạy để mà hy vọng. Thô tục thì văn hoá dạy cho
cái đẹp. Tăm tối thì văn hoá dạy cho mơ ước. Nhà văn tâm sự: "Tôi nghĩ muốn theo
đuổi nghề văn thì người viết phải là người tử tế trước đã. Dĩ nhiên không phải hễ
là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được. Viết văn hay phải có tài. Cái tài đến với nhà
văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên. Tôi thấy nhiều nhà văn lúc chưa biết
nghề nếp tẻ ra sao, hồn nhiên, thoải mái, viết cái mình yêu, mình thích, thì viết lại
rất hay, đến lúc hiểu kỹ về nghề thì viết lại tồi đi rất nhiều. Hay chăng cái mình biết
đã gò bó cái tự nhiên của mình?" [63].

23
Giai đoạn đầu ông viết các tác phẩm mang tính tự truyện, sau đó chuyển
sang viết về các phong tục ở thôn quê. Sau 1945, ngòi bút của ông tuy vẫn hướng về
nông thôn, về người nông dân nhưng đó là cuộc sống của những người nông dân đã
được cách mạng giải phóng. Như vậy Kim Lân sinh ra, lớn lên và sáng tạo nghệ
thuật trong thời đại của sự giao thời từ tư tưởng tù đọng phương Đông sang hòa
nhập cùng văn minh nhân loại, giao thoa giữa các dòng tư tưởng, các nền văn hóa
và sự giao tranh quyết liệt giữa ý thức dân tộc tự cường cùng truyền thống văn hóa
của mình với tư tưởng thực dân xâm lược. Là một người nhạy cảm và thông minh,
Kim Lân dần ý thức được tinh thần của thời đại. Gần gũi nhân dân, ông thấy được
sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam và ông muốn truyền tải sức sống đó
vào trong văn học. Mục đích nhân văn của ông khi viết truyện ngắn là lúc đói người
ta không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ tới con đường sống và dù trong tình huống
bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng,

tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống và sống cho ra con
người. Trong truyện Anh chàng hiệp sĩ gỗ ông đã bộc lộ trực tiếp quan điểm của
mình: "tôi làm người, tôi sẽ mang thanh gươm của tôi đi, tôi sẽ diệt trừ hết những
quân cường bạo, những đứa gian tham Tôi muốn trên mặt đất không còn có người
mù lòa, tàn tật, không còn tiếng than vãn khóc lóc " [41, tr 324]. Tin vào con
người, ý thức được tinh thần của thời đại, nhận rõ vai trò lớn lao của văn học. Kim
Lân đã chọn nghề cầm bút và xác định rõ mục đích sáng tác của mình: Vì con
người. Mục đích trên đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động sáng tác sau này
của Kim Lân.
Tinh thần nhân bản là mục đích sáng tạo nghệ thuật khiến ông vượt lên trên
số phận, đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn
quanh của quê hương. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hệ thống tác phẩm của Kim Lân
về đề tài người nông dân và cuộc sống nghèo khó của những con người có hoàn
cảnh đặc biệt, gần với hoàn cảnh riêng của ông - những con người thuộc hạng đầu
thừa đuôi thẹo hay những người dân tản cư, dân ngụ cư hoặc những con người bị áp
bức bóc lột. Kể cả khi Vũ Bằng khuyên nên viết về phong tục làng quê vì đó là biệt

24
tài của ông mà khó có nhà văn nào theo kịp, Kim Lân đã thành công ở mảng đề tài
đó, nhưng sau này ông vẫn trở lại với mảng đề tài ban đầu. Ông nói rằng: "Song cái
cớ tôi tìm đến với nhân vật của mình lại là cái cớ có nguồn gốc sâu xa từ chính
ngay trong con người tôi. Tôi ưa tìm đến với những người nghèo, với những nỗi bất
hạnh của họ mà người đời thường ghẻ lạnh. Đấy là trường hợp tôi viết về truyện
ngắn Cô Dí, Cô Vịa, Người kép già, Ông lão hàng xóm, Vợ nhặt. Ông còn kể:
"Những năm đầu thập niên 40 tôi viết những truyện ngắn rất buồn: truyện Đứa con
người vợ lẽ tôi viết về nỗi đau của chính tôi; truyện Cô Vịa viết về người con gái
không lấy được chồng sau bị điên; truyện Ông lão hàng xóm viết về người nông
dân già cô độc hát với con mèo và truyện Vợ nhặt là truyện điển hình tôi viết về cái
đói của người nông dân những năm 1945" [73].
Phong cách độc đáo của Kim Lân không chỉ ở những trang văn mà trời đã

ban tặng cho ông đôi tay vàng. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ông sớm nổi
tiếng là người khéo tay. Ông tham gia viết báo, cắt dán khẩu hiệu, tham gia đội
kịch, làm đèn vàng mã, đèn rước rằm tháng tám. Ngoài ra ông còn thành lập một
đội tuồng trong làng đi biểu diễn khắp nơi, vì thời đó loại hình nghệ thuật dân gian
ở quê ông rất phát triển. Rồi ông đam mê hội họa, ông vẽ rất nhiều trong các cuộc
chơi. Nhưng để trở thành họa sĩ thì phải thi, phải ra Hà Nội học, mà hoàn cảnh nhà
ông lại khó khăn, không có điều kiện. Ông từ bỏ ước mơ làm họa sĩ, quay sang nghề
văn và cái tài đã không phụ công ơn người có tâm. Khi Trung Bắc Chủ nhật ra số
báo về chim bồ câu và ông viết Đôi chim thành (1942) và người ta biết đến một
nhà văn hóm hỉnh của đồng quê vẫn viết bằng chính những kinh nghiệm mà bản
thân tích lũy được. Bởi cậu bé Tài thủa nhỏ vẫn được theo cha tham dự những trò
chơi dân gian và là tay cận vệ tích cực phục vụ cho những đam mê của người cha
phong lưu nổi tiếng một thủa. Rồi ông được Vũ Bằng mời ra Hà Nội phụ trách phần
văn nghệ của Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Được Vũ Bằng bảo: "Viết
như ông nên viết cho Tiểu thuyết thứ bảy", thế là Kim Lân viết truyện tình Nỗi này
có ai biết (1943) gửi cho ông Vũ Bằng. Kim Lân tâm sự: "Mình hồi đó chỉ là kẻ
bình thường, ông ấy đã là một nhà văn lẫy lừng, mà ông ấy trân trọng lắm Chính

25
tôi đã từng nghe Nam Cao nói rằng: Về văn chương Nam Cao phục Vũ Bằng nhất.
Thế là mình về, viết một truyện tình gửi cho ông ấy. Thì mình nghĩ cái anh Tiểu
thuyết thứ bảy muốn sài món đó". Nhưng Vũ Bằng lại mời Kim Lân nói rằng:
"Truyện tình ông viết không được đâu, nhưng ông đã gửi thì tôi cứ đăng, nhưng tôi
đổi tên là Lan Kim. Ông viết truyện nghèo khổ cũng được, nhưng không bằng ông
Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các ông ấy đã thành rồi. Ông viết những truyện
như Đôi chim thành, Đánh vật, Chó săn thì không ai tranh được chiếu của ông"
[57]. Từ góp ý đến khuyến khích ông đi vào khai thác những thú vui dân dã, thú vui
đồng ruộng như chơi chó săn, chơi gà chọi, đánh vật, thổi ống sùy đồng Vũ Bằng
đã chỉ ra "Đó là mảng màu còn thiếu trong bức tranh thôn quê của Nam Cao, Ngô
Tất Tố và một số nhà văn thời đó" [25]. Kim Lân nắm bắt được điều đó, những điều

cần đi thực tế thì Kim Lân không phải tìm đâu xa mà ngay ở người cha của mình -
một người sành chơi, thêm vào đó là những lần xách đồ nghề theo cha đi dự những
cuộc vui, rồi ngôi làng nơi ông sinh ra - làng chợ Dầu, vốn là địa danh nổi tiếng với
các thú chơi dân dã, các tập tục được truyền giữ từ đời này sang đời khác. Những
yếu tố hi hữu đó khiến Kim Lân trở thành nhà văn phong tục "nhà tiểu thuyết phong
tục hạng nhất của Việt nam" với một chùm truyện về phong tục tập quán và những
thú chơi đặc sắc.
Kim Lân còn rất mê đọc truyện (ngoài những thứ như chim, gà, vật, vẽ ),
đặc biệt là truyện Tàu. Ông còn mê truyện của các nhà văn đương nổi lúc bấy giờ
như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nam Cao.
Vì thế ngoài ảnh hưởng của truyện Tàu, sáng tác của Kim Lân còn ảnh hưởng của
các nhà văn hiện thực đi trước và cùng thời, nhưng không phải vì thế mà tác phẩm
của ông kém phần hấp dẫn, mỗi nhà văn đều có sự sáng tạo riêng của mình.
Thành công ở mảng đề tài phong tục, nhưng Kim Lân cũng không bao giờ bỏ
quên cái ước vọng của mình là đòi cho mình một danh phận, nên khi sau này gặp lại
Nguyên Hồng, ông quay trở lại viết về những con người xung quanh mình, nhất là
những người dân ngụ cư trong cái đói, trong chiến tranh và sự đổi đời của họ như:
Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê Đó cũng là thời kì Kim

×