Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 136 trang )


- 1 -

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn xuất hiện vào thời kì kháng chiến
chống Mỹ những năm 60. Ông là người mở đường “Tinh anh và tài
năng”, người đã ®i được xa nhất trong cao trào đổi mới của văn học Việt
Nam đương đại. So với các nhà văn cùng thời Nguyễn Minh Châu đến
với văn học khá muộn. Song khám phá văn học, cũng là con đường quen
thuộc, phổ biến của nhiều cây bút chiến sĩ “Con người nhà văn lột xác ra
từ người lính”. Sáng tác của ông đã trải dài cùng con đường hành quân ra
mặt trận, đi hết “Một thời đạn bom” oanh liệt, sôi nổi rồi trầm tư bước
vào thời kỳ hoà bình. Ông đã tạo dựng được mười ba tập văn xuôi, một
tập tiểu luận phê bình - sự nghiệp văn chương ấy không hẳn đồ sộ,
nhưng đã để lại nhiều ấn tượng riêng, phong cách riêng và xuyên suốt
bao trùm lên những gì vốn có là cả một tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất
nước, với con người Việt Nam.
Cho đến nay, những truyện ngắn đã được đánh giá cao và Nguyễn Minh
Châu đã tạo dựng cho mình một phong cách truyện ngắn độc đáo. Đó
thực sự là những thành tựu đáng kể không chỉ của nhà văn mà còn là của
nền văn học Việt Nam hiện đại.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu trên nhiều cách tiếp cận. Nhưng
nghiên cứu về phong cách truyện ngắn của ông một cách hệ thống toàn
diện thì chưa có một bài viết công phu hoặc công trình khoa học nào
được tiếp cận. Vì thế chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn là: Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975, với mong muốn mang đến những nét mới


- 2 -

đóng góp thêm vào phong cách truyện ngắn của một nhà văn đã quá cố
khi “Tâm hồn sáng tạo đang độ chín”
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại nghiên
cứu về sự đổi mới một số bình diện của phong cách truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu qua một số tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất.
2. Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn tiêu biểu của văn học
Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Cho đến nay, đã có nhiều bài viết,
nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập về cuộc đời và sự nghiệp của
nhà văn. Theo thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia tác phẩm Nguyễn
Minh Châu do T.S Nguyễn Trọng Hoàn và Nguyễn Đức Khuông biên
soạn năm 2002, lượng bài viết về «ng đã lên đến con số 150. Trong đó
chưa kể đến các luận án tiến sĩ, các bài viết ấy đã được tập hợp, tuyển
chọn và giới thiệu trong các cuốn kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày mất của
ông – Hội Văn nghệ, Nghệ An - 1995; Nguyễn Minh Châu - Con người
và tác phẩm [79]; Nguyễn Minh Châu – về Tác gia và Tác phẩm [121].
Trong sáng tác của ông, những truyện ng¾n viết sau 1975 là mảng sáng
tác thu hút được sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh luận trong giới
nghiên cứu phê bình và bạn đọc, mà lí do chính là sự cách tân về nghệ
thuật. Cuộc “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn
Minh Châu” tuy gây ra nhiều ý kiến trái ngược, song qua thời gian,
những tìm tòi mở đường đổi mới của nhµ v¨n đã nhanh chóng được
khẳng định. Truyện ngắn của ông dần được thừa nhận, và ngày càng có
vị trí vững vàng trong công chúng văn học, trở thành đối tượng cho
những sự đánh giá, phân tích kĩ lưỡng, thấu đáo và khoa học. Cùng với
sự ra đời lần lượt của các tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Bến quê, đặc biệt là trong tập truyện cuối (Cỏ lau) là sự xuất hiện


- 3 -

hàng loạt các bài viết phân tích thành công cũng như hạn chế của
Nguyễn Minh Châu trong các tập truyện đó, chủ yếu là đánh giá cao
những thành tựu thể hiện sự vận động đổi mới của nhà văn trong tư duy
nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức thể hiện,
phong cách nghệ thuật truyện ngắn Có thể kể đến một số bài viết nổi
bật của Lại Nguyên Ân [7,201-208], Ngô Thảo [91], Huỳnh Như Phương
[83,164-170], Trần Đình Sử [87], Hoàng Ngọc Hiến [35], Đỗ Đức Hiểu
[36], Lã Nguyên [69], Nguyễn Văn Hạnh [34], Chu văn Sơn [85], Nhìn
chung các bài viết này đã phần nào đề cập đến phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu ở một số phương diện, song để khám phá phong
cách riêng biệt độc đáo của «ng một cách đầy đủ tuyÖt ®èi th× có lẽ chưa
có công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên một số yếu tố của phong cách
truyện ngắn như tư tưởng nghệ thuật, nhân vật, tình huống, điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đã được nhà nghiên cứu Tôn Phương
Lan đề cập khá kĩ lưỡng trong công trình nghiên cứu của chị.
Trong nghiên cứu nhân vật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo
và Nguyễn Thị Minh Thái đã gặp gỡ nhau ở quan điểm cho rằng: Nhân
vật gây được chú ý hơn cả trong sáng tác của ông là nhân vật nữ - những
người phụ nữ đi qua chiến tranh. Tác giả đánh giá: “Nguyễn Minh Châu
đã bộc lộ được thế mạnh của một cây bút có khả năng phân tích và thể
hiện được những biến động tâm lí khá phức tạp của một con người
không đơn giản” [91] .
Phạm Vĩnh Cư lại tìm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những
nhân vật tiểu thuyết đích thực, (trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát)
một tính cách vừa mâu thuẫn vừa tuần hoàn, vừa cá biệt vừa tiêu biểu,
vừa là quá khứ của lịch sử tối tăm vừa toả ánh sáng của nhân tính vĩnh
hằng của những giá trị đạo đức muôn đời [25].


- 4 -

Nguyễn Tri Nguyên rất sắc sảo khi ông có cái nhìn phát hiện ra kiểu
nhân vật mới xuất hiện trong nhiều sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh
Châu – là kiểu nhân vật hướng nội [70].
Trong một công trình nghiên cứu khá tiêu biểu về Nguyễn Minh Châu,
Tôn Phương Lan đã phân loại nhân vật trong sáng tác của ông thành hai
loại nhân vật đặc trưng nhất thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn:
là nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách - số phận. Tác giả đã nhận xét
“Nếu trước những năm 80, Nguyễn Minh Châu chủ yếu chỉ xây dựng
dạng nhân vật loại hình thì càng về sau, ngòi bút của ông đã vươn tới sự
khắc hoạ nên các dạng nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách - những
nhân vật có số phận riêng so với cộng đồng”. Đây là những nhân vật
®ược xây dựng theo một quan niệm nghệ thuật nhằm tạo ra khả năng thể
hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa mang thông điệp của tác giả,
lại vừa tồn tại một cách khách quan như những “Con người – này”; và hệ
thống những nhân vật đó “§a dạng, đông đảo”. Trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan cũng nêu ra những thủ pháp xây
dựng nhân vật của nhà văn: Miêu tả tâm lý, sử dụng độc thoại nội tâm
cùng yếu tố ngoại hình và tên gọi. Theo tác giả, quá trình tái hiện “Con
người trong con người” đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của
nhµ v¨n, và một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách
nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật [46].
Cũng nhận diện về các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết phân chia thành các loại nhân vật:
Nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật thế sự, nhân vật số phận
[102]. Đồng thời, tác giả chỉ ra quá trình vận động và đổi mới thế giới
nhân vật của «ng từ nhân vật lí tưởng đến những nhân vật đa chức năng
phản ánh cuộc sống đời tư – thế sự. Trịnh Thu Tuyết cũng khẳng định


- 5 -

những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong xây dựng nhân
vật thể hiện qua các biện pháp dùng độc thoại nội tâm, chi tiết miêu tả
tâm lý xác thực, miêu tả ngoại hình sinh động [102].
Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu đi vào
tìm hiểu các kiểu loại nhân vật của Nguyễn Minh Châu, song chưa đi sâu
xem xét sự thể hiện phong cách truyện ngắn của tác giả qua từng tác
phẩm.
Về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết đã
nhận diện và phân tích khá rõ ba kiểu cốt truyện chủ yếu trong truyện
ngắn sau 1975 của nhà văn: Cốt truyện luận đề, cốt truyện sinh hoạt - thế
sự, cốt truyện đời tư. Qua đó, tác giả đã chỉ ra sự vận động đổi mới về
phong cách truyện ngắn trên một số bình diện cơ bản của «ng là sự vận
động từ cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế đến những cốt
truyện chủ yếu dựa vào sự vận động tâm lý, cảm xúc bên trong.
Công trình nghiên cứu của Trịnh Thu Tuyết và một số ý kiến về cốt
truyện nói trên chủ yếu đã nhận diện, phân chia các kiểu cốt truyện.
Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, dựa trên những đặc trưng nội
dung, đề tài và ở một số truyện tiêu biểu tác giả Trịnh Thu Tuyết đã làm
nổi bật được một số bình diện thuộc phong cách nghệ thuật truyện ngắn.
Cùng với nhân vật, cốt truyện tình huống trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu là một phương diện nghệ thuật nổi bật về phong cách, được
nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm và phân tích đánh giá khá sắc
sảo. Bùi Việt Thắng, trên quan điểm loại hình, đã nêu lên ba dạng tình
huống cơ bản trong truyện ngắn cña «ng: Tình huống tương phản, tình
huống thắt nút, tình huống luận đề, từ đó rút ra bài học về phong cách
nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: Mối quan hệ đời sống - tình
huống truyện là mối quan hệ biện chứng [92].


- 6 -

Theo Trịnh Thu Tuyết thì tình huống truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
thời kì trước 1975 là những tình huống thử thách bên ngoài để các nhân
vật của ông có điều kiện phát huy những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn
vốn có của họ. Từ sau 1975, nhà văn chủ yếu tạo ra những tình huống
tâm lý nhằm đưa nhân vật vào những cuộc đấu tranh nội tâm, những vận
động tâm lý với những day dứt, sám hối hay chiêm nghiệm, nếm trải
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan
đã nêu rõ quan điểm coi việc tìm ra những dạng tình huống phổ biến
trong sáng tác của ông là một thao tác để tìm hiểu sự “§ộc đáo, lặp lại
và phát triển” trong quá trình tiếp cận hiện thực đời sống con người
[46,122]. Từ đó đi đến nhận xét: Sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu
trong xây dựng tình huống diễn ra trên cả bề rộng lẫn bề sâu; §ó cũng là
một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của nhµ v¨n [46].
Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu cũng được xem xét ở nhiều bình diện: §iểm nhìn,
giọng điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ trần thuật Trịnh Thu Tuyết [102], Tôn
Phương Lan [46] đã khái quát về điểm nhìn trần thuật trong sáng tác của
nhµ v¨n là: Trần thuật từ ngôi thứ nhất, đến ngôi thứ ba. Trịnh Thu Tuyết
đã khẳng định: “Trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác là
điểm nhìn trần thuật được tác giả lựa chọn và xác định rất tinh tế, phù
hợp với mỗi kiểu loại nhân vật và thể tài để mỗi hình thức trần thuật có
thể phát huy cao nhất tác dụng nghệ thuật của nó” [102,41].
Về giọng điệu trần thuật, theo Tôn Phương Lan, giọng chủ âm trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu là giọng thâm trầm. Trước 1980, giọng chủ
âm này lẫn vào giọng trữ tình quen thuộc, còn sau 1980, nó được thể
hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể, với những mức độ khác nhau. Đặc biệt


- 7 -

vào thời kì đầu những năm 80, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có
xu hướng đi vào triết lí, xu hướng này chi phối giọng điệu khá rõ [46].
Từ góc độ nghệ thuật truyện ngắn, Trịnh Thu Tuyết đã nhận định: “Đổi
mới quan niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi rõ nét trong giọng điệu trần thuật.
Tính chất độc thoại tôn kính của sử thi đã được thay bằng tính chất bình
đẳng đa thanh hết sức mới mẻ” [102,47]. Tác giả phân tích những tính
chất này trong sáng tác của nhà văn qua hai thời kì trước và sau 1975.
Trịnh Thu Tuyết đã nêu ra quá trình vận động và đổi mới trong giọng
điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu: Từ giọng điệu quan trọng, tôn
kính đậm chất sử thi đến giọng điệu thân mật, suồng sã đời thường: Từ
tính đơn giọng, độc thoại đến tính chất phức điệu đa thanh [102].
Ngoài điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, Tôn Phương Lan, TrịnhThu
Tuyết còn đi sâu vào phân tích ngôn ngữ, nhịp điệu trần thuật trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu. Tôn Phương Lan xem xét cách sử dụng ngôn
từ của ông trong việc miêu tả, trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương
gần gũi với ngôn ngữ của đời sống tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng
nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình. Tôn
Phương Lan cho rằng ngôn ngữ của nhµ v¨n trong sáng tác là thứ “Ngôn
ngữ được tinh lọc” [46]. Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên
cứu kể trên đã xem xét c¸c phương diện về phong cách nghệ thuật truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Dù là
phác thảo khái quát hay phân tích cụ thể ít nhiều đều đề cập đến những
khía cạnh, yếu tố nào đó của phong cách nhà văn. Trong luận văn này,
chúng tôi cố gắng khảo sát nhằm tìm hiểu bổ sung về sự đổi mới một số
bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở
tình huống truyện, nhân vật truyện và nghệ thuật trần thuật để một lần


- 8 -

nữa khẳng định phong cách nghệ thuật truyện ngắn của một nhà văn có
tài năng độc đáo và thực sự những bài viết và các công trình nghiên cứu
kể trên đã là những gợi ý, tham khảo quý giá cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu:
Triển khai đề tài “Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, chúng tôi nhằm mục đích:
Cho thấy sự cách tân nghệ thuật của nhµ v¨n - mở ra những khả năng và
hướng đi mới cho thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi đương đại.
§úng như nhận xét của Nguyễn Khải, “Nguyễn Minh Châu là người kế
tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người
mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu một số bình diện phong cách truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu nhằm chỉ ra đặc điểm nổi bật về phong cách
truyện ngắn của ông, so sánh với một số phong cách của các nhà văn
khác cùng thời như: Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn Khải, Nguyễn
Huy Thiệp…
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn sẽ có cơ sở chắc chắn để khẳng
định phong cách truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 giữ được
vị trí xứng đáng trong thời kỳ đất nước đổi mới.
5. Đối tượng và phạm vi khảo sát:
5.1 Đối tượng khảo sát:
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát sự đổi
mới phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên các bình diện: Tình
huống truyện, nhân vật truyện, nghệ thuật trần thuật, để làm nổi bật
phong cách nghệ thuật truyện ngắn của một tác giả.


- 9 -

5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu sự đổi mới một số bình diện cơ bản tạo
nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Trong đó tập trung
khảo sát toàn bộ truyện ngắn của «ng trong sự nghiệp sáng tác sau 1975.
Vì đây là những sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện rõ sự trăn trở
tìm tòi đổi mới, sự “Dũng cảm điềm đạm” của một cây bút tài hoa, và
trách nhiệm, rất đỗi nhân hậu và nặng lòng với con người, cuộc sống.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lí luận về thể loại truyện ngắn, phương pháp luận nghiên
cứu văn học luận văn làm sáng tỏ vấn đề b»ng một số phương pháp chính
sau đây:
6.1. Phương pháp thống kê, khảo sát:
Quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp thống
kê, khảo sát dựa vào đặc trưng thể loại truyện ngắn, làm nổi bật phong
cách riêng độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong từng thời kì.
6.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Sử dụng phương pháp này người viết có thể hệ thống được sự hình
thành, vận động phát triển của các yếu tố cấu thành phong cách truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu ë mét sè b×nh diÖn.
6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Để luận văn được đầy đủ, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá
nhận xét về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
6.4. Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại:
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu với các tác giả cùng thời, xem xét, sự đổi mới thông
qua phong cách độc đáo của truyện ngắn.



- 10 -

6.5. Những thao tác thuộc thi pháp học:
Tiếp cận các tác phẩm ở góc độ thi pháp, luận văn vận dụng những
phạm trù của lí luận làm phương tiện khảo sát, soi chiếu các hiện tượng
văn học bằng một hệ thống quan niệm trong đó hạt nhân là một số bình
diện trong phong cách truyện ngắn.
7. Đóng góp của luận văn:
Đây là công trình nghiên cứu về sự đổi mới một số bình diện trong
phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu theo các yếu tố cấu thành
phong cách gồm tình huống truyện, nhân vât truyện, nghệ thuật trần
thuật. Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định những giá trị và sự đổi mới về
phong cách truyện ngắn của nhµ v¨n trong văn xuôi đương đại.
8. Bố cục luận văn gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn
1.2. Khái niệm về thể loại truyện ngắn
1.3. Một số bình diện về phong cách truyện ngắn
Chương 2. Sự đổi mới tình huống truyện trong phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 3. Sự đổi mới nhân vật truyện trong phong cách truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975
Chương 4. Sự đổi mới nghệ thuật trần thuật trong phong cách truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Phần 3: Kết luận.




- 11 -


PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật nhà văn.

1.1. Giới thuyết thuật ngữ về phong cách.
1.1.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách:
Phong cách không chỉ là khái niệm độc tôn của khoa học văn học mà
nó còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo đặc thù của mỗi
một chuyên ngành. Đó là một khái niệm được nhiều người đề cập đến
khi tìm hiểu sự độc đáo của một nhà văn, tuy nhiên trong giới nghiên
cứu, nội hàm của khái niệm này vẫn chưa hoàn toàn được thống nhất. Đã
có nhiều nhà văn trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này qua nhiều
công trình nghiên cứu khoa học. M.B.Khakapchenko trong công trình
Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học đã tổng
hợp nhiều quan điểm khác nhau từ các nhà nghiên cứu như D.Likhacher,
A.Grôg rian, V.Turbin…¤ng đã đưa ra cách hiểu khái quát: “Phong cách
cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh
hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút
độc giả”.
Theo cuốn Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn
Thái Hoà thì phong cách (stilos) trong tiếng Hi Lạp là cái que một đầu
nhọn và một đầu tù để viết trên sáp, đầu tù dùng để xoá những chữ viết
sai, nó là cái bút viết khi chưa có bút như bây giờ, về sau nó được
chuyển nghĩa thành “Cách viết”, “Lối viết” nghĩa tương đương với “Bút
pháp”, “Phong cách”. Đến thế kỉ XVII, khái niệm “Phong cách” là đặc
trưng sáng tạo, cá tính sáng tạo nghệ thuật, phong cách đồng nhất với


- 12 -

khái niệm trên: “Phong cách chính là con người” (BUFFON), (văn tức là
người). Quan niệm này là cách phát triển của quan niÖm khác: “Lời nói
chính là diện mạo của tâm hồn” (senèque), “Tính cách thế nào thì phong
cách thế ấy” ( Platon). Theo tác giả Nguyễn Thái Hoà thì phong cách là
tổng hợp của ba đặc điểm: Cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật trong
mối quan hệ với trào lưu tư tưởng xã hội và trào lưu nghệ thuật.
Phan Ngọc tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều cho rằng :
“Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu
biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể
cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một
tác giả”. Trong giáo trình lý luận văn học lại quan niệm: “Phong cách là
chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể
hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [74,tr-89].
Có thể nói có rất nhiều cách hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà văn,
sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách và nghiên cứu thực tế,
chúng tôi xin nêu ra quan niệm về phong cách như sau dùng để tiếp cận
tác phẩm với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Theo chúng tôi khái niệm phong cách có thể được hiểu ở bốn điểm sau:
Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà
văn, là chỗ riêng, độc đáo của từng cây bút. Nhà văn có phong cách là
người đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Chính
nét riêng, độc đáo này giúp ta có thể phân biệt nhà văn này với nhà văn
khác. Cho nên một nhà văn có thể thành công ở thể loại này mà không
chắc có thể thành công ở các thể loại khác.
Phong cách luôn luôn chuyển biến và vận động nhưng vÉn ổn định và
thống nhất. Chính vì lẽ đó có những tác phẩm tuy nhà văn viết rất khác

- 13 -


nhau nhưng người đọc vẫn nhận ra đó là văn của ông ta chứ không phải
của ai khác.
1.1.2. Những biểu hiện của phong cách:
Có thể nói có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì sẽ có bấy nhiêu
phương diện cho phong cách của nhà văn thể hiện. Phong cách biểu hiện
ở việc lựa chọn đề tài, có nhà văn lựa chọn đề tài đơn giản, có nhà văn
lại chọn đề tài rắc rối, phức tạp. Phong cách còn thể hiện ở cảm hứng
chủ đạo, mỗi nhà văn lựa chọn những cảm hứng chủ đạo khác nhau để
thể hiện. Phong cách biểu hiện ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong
quá trình sáng tạo nhà văn phải lựa chọn cho mình những kiểu nhân vật
để chuyển tải được ý đồ nghệ thuật của m×nh. Cùng một đề tài nhưng
cách thể hiện trong tác phẩm thì không ai giống ai bởi vì mỗi nhà văn chỉ
thành công ở một số thể loại nhất định. Như vậy đề tài cũng là nơi biểu
hiện của phong cách nhà văn. Cách lựa chọn ngôn ngữ ở nhà văn cũng
có sự khác nhau cơ bản, mỗi nhà văn có thể thành công ở những hệ
thống tu từ khác. Phong c¸ch mang tÝnh c¸ nh©n nhng còng mang dấu
ấn của dân tộc, thời đại. Bởi vì tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của văn
học thì phong cách nhà văn không thể thoát ly thuộc tính này,Đúng như
văn hào Vônte nói: “Cũng giống như từ gương mặt, ngôn ngữ, hành
động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của một con người, thì cũng có thể
từ phong cách sáng tác nhận ra một số là người Ý, người Pháp, người
Anh hay người Tây Ban Nha một cách dễ dàng” (Bàn về sắc thái). Người
ta thường bàn về phong cách thời đại, phong cách tác phẩm và phong
cách tác giả. Trong ba cấp độ này phong cách tác giả được coi là quan
trọng nhất. Phong cách tác giả cũng chính là phong cách nhà văn thể
hiện trong từng tác phẩm cụ thể.


- 14 -


1.1.3. Đặc điểm của phong cách tác giả :
Nghiên cứu sự phát triển của một nền văn học không thể không
nghiên cứu phong cách của nhà văn. Sự độc đáo của phong cách nhà văn
làm cho phong cách thời đại thêm phong phú đa dạng. Phong cách thể
hiện cá tính sáng tạo của nhà văn vì không phải ai cũng tạo được cho
mình một phong cách riêng: “Mà chỉ những nhà văn có tài năng, có bản
lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Nét riêng biệt ấy thể hiện ở
các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn
làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau” [46,tr.256] giữa nhà văn này và
nhà văn khác. “Trong chỉnh thể các sáng tác của nhà văn, cái riêng tạo
nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo
về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm
nhận ấy” [46,tr.256].
Có nhiều nhân tố tạo nên phong cách nhà văn như tâm lý, khí chất, cá
tính, thế giới quan… Phong cách tác giả có sự vận động, phát triển, điều
đó có thể giải thích là do điều kiện sống của nhà văn thời niên thiếu bao
gồm: Môi trường gia đình, môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên,
môi trường văn hoá. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến cảm quan nghệ
thuật giọng điệu riêng của mỗi nhà văn sau này.
Như vậy, trên cơ sở quan niệm chung về phong cách chúng tôi khảo sát
phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở hai giai đoạn trước và sau
1975 (§ặc biệt là giai đoạn sau 1975). Sự đổi mới các bình diện: Nhân
vật truyện, tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật…cña nhµ v¨n sau
1975 thực sự đổi mới về phong cách.
1.2. Khái niệm về thể loại truyện ngắn:
Xung quanh việc ra đời của thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu
có nhiều quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn có từ xa

- 15 -


xưa trong văn học dân gian, văn học trung đại. Tuy nhiên, theo giáo sư
Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu th× truyện ngắn là thể loại của thời hiện đại
và lưu ý rằng cần phải phân biệt chuyện và truyện. Chuyện mang tính
chất kể, còn truyện mang yếu tố sáng tạo nhiều hơn, nghĩa là nhà văn cấu
trúc lại hiện thực bằng ngôn từ văn học. Chúng tôi nghiêng về quan điểm
này. theo sách Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Truyện ngắn là một
thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi có xu
hướng ngắn gọn, xúc tích và hàm nghĩa hơn truyện dài như tiểu thuyết.
Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài ba đến vài chục trang,
trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống
truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất
định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được
một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn
chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không
trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của
cuộc sống. Ví dụ một truyện ngắn kể về Nhà chứa Tellier của
Maupassant thời gian chỉ 24 giờ, lời phán quyết của Kapka, chỉ xảy ra
trong vài giờ. Trong khi cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất có thời
gian cốt truyện khoảng 40 năm và đến tận ba nghìn trang. Tiểu thuyết
Chiến tranh và hoà bình có tới trên 500 nhân vật.
Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn. Song không
phải bất cứ một tác phẩm dày nào cũng là tiểu thuyết. Một tác phẩm dài
hay ngắn chỉ còn là tương đối để phân biệt. Phần quan trọng để được gọi
là tiểu thuyết còn ở cấu trúc của nó. Có hai cách để phân biệt truyện
ngắn hay tiểu thuyết. Thứ nhất, căn cứ theo số trang mà truyện có thể in
ra. Thứ hai, căn cứ theo cách viết của cả truyện: Tiểu thuyết hay truyện

- 16 -


dài thì cứ triền miên theo thời gian, đôi khi có quãng hồi ức trở ngược
lại. Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần
giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột
cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Tóm lại, truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nhân vật không
nhiều, tình tiết Ýt, số trang không dài, nội dung chỉ xoay xung quanh một
tình huống chủ chốt nào đó .
1.3. Một số bình diện về phong cách truyện ngắn:
1.3.1. Tình huống truyện :
Tình huống là yếu tố nghệ thuật không thể thiếu trong mọi tác phẩm
tự sự. Dẫu là những cốt truyện không biến cố, không có những cao trào
thắt mở nút hồi hộp, căng thẳng, truyện ngắn vẫn phải dựa trên một tình
huống nhất định. Đó là hoàn cảnh chứa đựng xung đột mà tác giả tạo ra
để triển khai cốt truyện, để đưa nhân vật vào hoạt động, mặc dù chỉ là
những hoạt động tâm lý bên trong. Tình huống truyện thường gắn với sự
kiện cụ thể gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận, với đời
sống tinh thần, tâm lý cảm xúc của nhân vật. Tình huống có vai trò rất
quan trọng vì nó thể hiện khả năng nắm bắt vấn đề và tư tưởng nghệ
thuật của tác giả. Truyện ngắn muốn hay thì phải có tình huống đặc sắc,
đọc xong là ấn tượng. Tình huống là diễn biến của sự việc, hiện tượng có
tác dụng quan trọng đến xung quanh. Tình huống phải có tính bất
thường, khác lạ, đột biến so với cốt truyện. Trong truyện ngắn, tình
huống là tập hợp liên kết các tình tiết, chi tiết sự việc tạo nên hoàn cảnh
cụ thể, độc đáo tác động đến nhân vật thể hiện rõ chủ đề tác phẩm. Theo
Nguyễn Minh Châu: “Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện, là một
khoảnh khắc mà ở đó sự sống hiện ra “§ậm đặc”, là khoảnh khắc chứa

- 17 -


đựng một đời người, là lát cắt của hoàn cảnh, tác động đến số phận nhân
vật”.
Tình huống tạo nên vẻ đẹp, bản sắc riêng của truyện, thể hiện tài năng
sáng tạo của nhà văn. Và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Tình huống
là một tứ thơ, một thứ nước rửa ảnh có thể làm nổi bật hình sắc nhân vật,
chủ đề tư tưởng tác phẩm”. Tuy vậy, tình huống phải phù hợp với logic
cuộc sống thì truyện mới chân thực, phải mới lạ thì truyện mới hấp dẫn.
Tình huống giúp nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng
nghệ sĩ. Viết truyện ngắn nhà văn phải tạo được tình huống truyện vì đặc
trưng truyện ngắn dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh
khắc ngắn ngủi của đời sống. Khác tiểu thuyết dung lượng dài, theo sát
toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…Xây dựng được tình huống truyện
độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị. Đồng thời đó cũng là
cách thức thể hiện tài năng của chính tác giả.
Như vậy, nhìn từ góc độ lí luận, chúng tôi nghĩ rằng, tiếp cận truyện
ngắn từ góc độ tình huống là phù hợp với đặc trưng của thể loại vì xét
đến cùng, đọc một truyện ngắn mà không thấy nó khác truyện dài, truyện
vừa, tiểu thuyết ở điểm nào thì cách đäc đó không phù hợp với đặc trưng
thi pháp của thể loại hiện đại.
1.3.2. Nhân vật truyện:
Nhân vật là một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu của tác phẩm
truyện. Tuỳ theo quan niệm nghệ thuật của mỗi thời đại, tuỳ theo mục
đích và ý đồ sáng tác của nhà văn mà nhân vật có những chức năng khác
nhau, với những kiểu loại khác nhau. “Miêu tả con người cho sinh động,
đây là điều chủ yếu” (M.Gorki). Để có những nhân vật trường tồn trong
lịch sử văn học, hoặc tối thiểu cũng tạo ra những ấn tượng có sức ám
ảnh, chinh phục với độc giả đương thời, nhà văn phải có dụng công và

- 18 -


tâm huyết trong việc lựa chọn và xác định những thủ pháp khắc hoạ nhân
vật để có thể “Miêu tả con người cho sinh động”. Nói đến nhân vật văn
học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương
tiện nghệ thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng,
phong phú.
Trong một tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm
lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ
của nhà văn về con người. Do nhân vật có vai trò quan trọng như vậy
nên nhiều nhà văn đã coi trọng việc xây dựng nhân vật trong quá trình
sáng tác của mình. “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của
mình về một cá nhân nào đó của hiện thực, nhân vật chính là người dẫn
dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch
sử nhất định” [30.102]. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề
trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con
đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều
phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một
cuốn tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những
nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” [98.103]. Trong lịch sử
văn học nhiều nhà văn đã sáng tạo ra những nhân vật mang thuộc tính
điển hình cho một tính cách nên nó có một đời sống riêng trong xã hội.
Các nhân vật thường được xây dựng bằng cách sáng tạo nỗ lực của nhà
văn, chuyên chở ý tưởng của nhà văn, in đậm cá tính sáng tạo của nhà
văn và bao giờ cũng mang dấu ấn của thêi đại đó…và chính sức sống
của nhân vật đã làm nên vinh quang cho tên tuổi của nhà văn. Cho nên
nhân vật là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách
nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của tác giả trên lộ trình văn học.

- 19 -


Khảo sát hệ thống nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975,
có thể thấy rất rõ những trăn trở tìm tòi của ông trong cuộc đời sáng tác
để xây dựng nên những nhân vật tâm đắc nhất. Đặc biệt từ những năm 80
với sự thay đổi cơ bản trong phong cách truyện ngắn nhµ v¨n đã tạo ra
một bước chuyển mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặt nền
móng cho sự đổi mới văn học sâu sắc, toàn diện mà sự thể hiện trước hết
là ở bình diện nhân vật .
1.3.3. Nghệ thuật trần thuật:
“Trần thuật là phương diện cơ bản của thể loại tự sự, là việc giới
thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn
cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật” [81,307]. Trần thuật
gắn bó với phong cách nghệ thuật của tác phẩm, vì nó là “Cả một hệ
thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời nói nhân vật vào đúng vị
trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo ý định tác giả” [81,307].
Trong trần thuật có nhiều phương diện: §iểm nhìn, giọng điệu, nhịp
điệu, quan điểm, không gian thời gian, ngôn ngữ trần thuật. Việc tổ chức
các phương diện này phụ thuộc chặt chẽ vào quan điểm nghệ thuật, cách
nhìn cuộc sống, con người của chủ thể trần thuật, chịu sự qui định chặt
chẽ của đặc trưng thời đại.
Trong bài bàn về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu
văn học ở Việt Nam, Lại Nguyên Ân khẳng định: Trần thuật (narration)
trỏ phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn
học tự sự (Tương tự trầm tư /meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình,
đối thoại đặc trưng cho văn học kịch) thực chất hoạt động trần thuật là
kể, là thuật [7,tr.146-147]. Khái niệm trần thuật còn có thể được gọi
khác như tự sự hay kể chuyện.

- 20 -

Như vậy, trần thuật (hay tự sự, kể chuyện) là một vấn đề được nhiều nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Mỗi người có một cách nói
riêng. Tựu chung, qua những ý kiến đó, có thể thấy: Thực chất của hoạt
động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn
cảnh theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó .
Trần thuật vừa là phương thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm tự sự vừa là
yếu tố kết đọng tài nghệ của mỗi nhà văn. Ở các nghệ sỹ tài năng, trần
thuật trở thành yếu tố nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
ra sức hấp dẫn của văn bản nghệ thuật vừa ở chiều sâu, vừa ở mặt cụ thể,
cảm tính. Nghiên cứu phương diện quan trọng này giúp chúng ta có cơ
sở để định giá tác phẩm, khẳng định tài năng và những đóng góp của tác
giả vào tiến trình văn học.
















- 21 -

Chương 2. Sự đổi mới tình huống truyện trong phong cách truyện

ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

2.1.Tình huống truyện trước 1975:
Tình huống có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện khả năng nắm bắt
vấn đề và tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Tình huống truyện thường gắn
liền với sự kiện cụ thể gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận,
tinh thần, tâm lý, cảm xúc của nhân vật. Trong văn học cách mạng trước
1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh cho
cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu
trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Trước hiện thực
của đất nước, văn xuôi chống Mỹ đặt lên hàng đầu yêu cầu phục vụ
chính trị, phục vụ cách mạng. Tất cả mọi người đều hướng vào một mục
đích chung duy nhất, phát huy hết khả năng của mình để cống hiến được
nhiều nhất, giành quyền sống cho cả dân tộc. Truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu không vượt khỏi quy luật đó. Thời kỳ đầu của cách mạng,
mọi cố gắng của ông đều hướng về duy nhất là nhận thức những vẻ đẹp
trong tâm hồn dân tộc. Với ông ở mỗi con người “đều chứa đựng trong
lòng mình những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người chưa đủ
để nhận thức”. Hiện thực luôn “Dâng sẵn” đón chờ người nghệ sĩ khám
phá , sáng tạo, khát vọng nhận thức là điểm xuất phát, là ngọn nguồn của
sự tìm tòi, buộc nhà văn phải “Tìm hiểu” để phát hiện những “Hạt ngọc
ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn” mỗi người và ngợi ca nó trong cảm hứng
anh hùng. Có thể nhận thấy trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu trong những năm tháng chống Mỹ đều có chung một âm hưởng
ngợi ca hào hùng, nhiệt tình, mê say với lý tưởng. Cũng ở thời kỳ này,
với quan niệm về người anh hùng, những con người đại diện cho quyền

- 22 -

lợi của giai cấp, của dân tộc, những con người hành động theo lý tưởng,

chiến đấu và hy sinh vì cách mạng, ít có điều kiện để sống cho mình, mà
chủ yếu là “hướng ngoại”. Vì vậy, những nhân vật ở thời kỳ này thường
ít xung đột nội tâm. Tất cả đều đồng lòng đồng sức hướng theo lý tưởng.
Tìm hiểu các dạng thức tình huống đặt ra trong sáng tác là một công việc
cần thiết trong quá trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một nhà
văn. Từ lâu, vai trò của tình hưống trong truyện ngắn được các nhà
nghiên cứu, các nhà văn đánh giá cao [30]. Chính tác giả Nguyễn Minh
Châu cũng từng viết bài tiểu luận bàn về tình thế xảy ra truyện, ông cho
rằng : “§ôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện
thật hay và thế là coi như xong một nửa”. Nó là cái cớ chắc chắn, hết sức
cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào
nhau để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả (21,257). Vai trò của
tình huống trong nghệ thuật viết văn được coi trọng như vậy nên Nguyễn
Minh Châu đã thường xuyên “Quan sát cuộc sống con người” và “Sẵn
sàng” xông thẳng vào mọi ngóc ngách tính cách lẫn tâm sự sâu kín “§ể
làm sáng rõ ra trước mắt người đọc những điều thuộc về lương tâm và
đời sống con người”. Trên con đường chiếm lĩnh hiện thực đời sống, «ng
đã nỗ lực tìm tòi sáng tạo nhiều tình huống truyện khác nhau làm nên
những đặc trưng riêng cho mình. Trước 1975, tình huống đặt ra trong
truyện ngắn của ông không có gì đặc biệt. Để thể hiện tư tưởng yêu
nước, tư tưởng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhân vật thường
được ông đặt vào các tình huống giao tranh căng thẳng, giữa cái chung
và cái riêng, giữa sự sống và cái chết để rồi cuối cùng phẩm chất anh
hùng trong mỗi con người bao giờ cũng nổi trội, chiến thắng. Ở đây cái
riêng hỗ trợ cho cái chung, tình yêu lứa đôi chỉ có thể ra đời trên cơ sở
lòng cảm phục của tình đồng chí, đồng đội, tình yêu đất nước quê hương.

- 23 -

Và trên cái nền của những tình cảm chung đó, tình yêu càng trở nên đẹp

đẽ và có ý nghĩa. Tình huống ở trong các truyện Những vùng trời khác
nhau, đặc biệt trong Mảnh trăng cuối rừng là một ví dụ điển hình. Cuộc
gặp tình cờ với tất cả sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn
ngủi trước và sau trận không kích, của máy bay Mỹ vào chiếc xe vận tải
có cô gái đi nhờ xe đó là một tình huống thật đắt giá cho nhân vật bộc lộ
phẩm chất. Đây là phẩm chất yêu nước của một thế hệ thanh niên biết
đặt nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước lên trên tình yêu đôi lứa “khi Tổ quốc
cần họ biết sống xa nhau”. Mảnh trăng cuối rừng là truyện viết về tình
yêu của một đôi thanh niên trong chiến tranh, song tình huống truyện
chủ yếu lại thể hiện phẩm chất cao đẹp của cả một thế hệ trẻ Việt Nam.
Kiểu tình huống truyện này rất phổ biến trong văn xuôi chống Mỹ, ở Đỗ
Chu, Lê Minh Khuê, Lê Lựu…Một trong những nguyên nhân tạo nên đặc
điểm tình huống truyện kiểu như vậy trong văn xuôi thời kỳ ấy là do qui
định của hoàn cảnh.
Trong các sáng tác trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra những tình
huống thử thách bên ngoài để các nhân vật của ông có điều kiện phát huy
những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có của họ. Các nhân vật này
thường bị đặt trước sự lựa chọn căng thẳng giữa sống và chết, giữa sự xả
thân dũng cảm với sự khuất phục yếu hèn. Vì trong chiến tranh, con
người không có đường lùi, không có những khoảng tranh tối tranh sáng
để tạm bợ ẩn náu nên đó là điều kiện cho những tình huống gay go, ác
liệt phát triển hoàn thiện cốt truyện. Tình huống thử thách của hoàn cảnh
bên ngoài là loại tình huống chủ yếu được Nguyễn Minh Châu sử dụng
khi khắc họa tính cách nhân vật thời kỳ trước 1975. Cảm hứng ngợi ca
và quan niệm về người anh hùng đã tạo cho văn xuôi chống Mỹ nói
chung và truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói riêng, những nhân vật đẹp

- 24 -

đẽ, cao thượng…Những con người đó là sự kết tinh vẻ đẹp tinh thần của

dân tộc. Chiến đấu cho mục đích, cho lý tưởng chung, ở mỗi con người,
vẻ đẹp của phẩm chất đạo đức, của nhân phẩm luôn được tiềm ẩn sẵn
trong tâm hồn, chỉ cần có dịp vẻ đẹp đó sẽ được bộc lộ. Những giây phút
đối đầu với thử thách chính là những “khoảnh khắc kỳ diệu” chói sáng
chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi con người Việt Nam. Đất
nước, dân tộc đang đứng trước nguy cơ của sự mất còn, nhân vật mang
lý tưởng chung của dân tộc không thể không vươn lên với sức mạnh Phù
Đổng vượt qua mọi thử thách. Vì thế hầu hết những nhân vật ở thời kỳ
trước 1975 đều được đặt trong mối quan hệ với chiến tranh, trước thử
thách khốc liệt, trước cái sống, chết, vinh quang và sự đớn hèn để nhân
vật tự khẳng định phẩm chất của mình. Ở “Cửa sông”, Nguyễn Minh
Châu đặt con người ở sự đổi thay của đất nước, khi đất nước bước vào
cuộc đấu tranh, con người buộc phải thay đổi nếp nghĩ, cách sống và tính
cách con người được bộc lộ trước tình huống ấy. Đó là tinh thần yêu
nước của cụ Lâm, đã ngoài tám mươi tuổi, vẫn còn tiếc rằng mình
“Không còn đủ sức để đi đánh giặc”.
Ở “Dấu chân người lính”, phẩm chất đạo đức cách mạng của người
chiến sĩ được đặt trước tình huống chiến đấu, trực tiếp giáp mặt với quân
thù. Có ai ngờ, đằng sau cái vẻ mặt “Vừa thông minh, vừa hơi đần độn”,
đằng sau những hành động bồng bột của một tâm hồn nhạy cảm, lãng
mạn và mơ mộng, Lữ là một chiến sĩ cực kỳ dũng cảm, một người anh
hùng, tác giả đã đặt Lữ trước tình huống khốc liệt của cuộc chiến đấu.
Trước sự lựa chọn của cái sống và cái chết, trước vinh quang chiến thắng
và sự thất bại đớn hèn, Lữ đã hành động không hề suy nghĩ, tiếc nuối về
cái chết của bản thân đang ở tuổi hai mươi, Lữ đã xả thân mình góp phần
quyết định cho chiến thắng của sư đoàn. Bởi lẽ, phẩm chất đạo đức cách

- 25 -

mạng, tinh thần dám hy sinh thân mình là một phẩm chất vốn có, là

những “Hạt ngọc” luôn được Èn giấu tiềm tàng trong tâm hồn của những
người anh hùng. Tình huống thử thách của hoàn cảnh như là một “dịp”,
một cái “cớ” để nhân vật bộc lộ mình, để rèn rũa thêm cho “Hạt ngọc”
tinh thần luôn được sáng ngời. Trở lại trong “Mảnh trăng cuối rừng”,
suốt dọc đường đi, sự có mặt của Nguyệt làm cho Lãm (người lái xe)
khó chịu. Dưới con mắt của Lãm, Nguyệt đã bị hiểu lầm, cô sẽ là sự trở
ngại, gây ra những rắc rối, phiền toái khi gặp những thử thách dọc
đường. Trong khi đó, có ai biết rằng trong con người Nguyệt ẩn chứa
biết bao những vẻ đẹp nhưng chưa có dịp để thể hiện. §ó là vẻ đẹp của
lòng dũng cảm ngời sáng trong cô “khi bất ngờ chiếc xe đang chạy trên
đường gặp máy bay Mỹ ném tọa độ”. Những giờ phút đương đầu với thử
thách giữa bom đạn mù mịt, giữa sự mất còn để cứu xe. Hành động bình
tĩnh gan dạ và nhanh nhẹn của Nguyệt, bộc lộ vẻ đẹp nhân phẩm của cô
một cách trọn vẹn nhất. Cùng với việc nhận ra vẻ đẹp dũng cảm ở cô,
người lái xe cũng khám phá ra những phẩm chất trong sáng, cao đẹp
khác của cô gái, đó là sự thủy chung, lòng tin yêu cuộc sống và con
người. Ngoài ra một số truyện ngắn khác trong tập “Những vùng trời
khác nhau” cũng được Nguyễn Minh Châu xây dựng theo kiểu tình
huống trên. Ở thời kỳ trước 1975, chiến tranh được coi như một “Phép
thử” đối với mỗi con người, qua phép thử ấy, phẩm chất của mỗi người
được rèn rũa và khẳng định. Bên cạnh đó, một số tác phẩm được viết ở
những năm sau chiến tranh như “Miền cháy”, “Lửa từ những ngôi nhà”,
“Những người đi từ trong rừng ra”, tuy tác giả không đặt nhân vật vào
những tình huống của chiến tranh, nhưng vẫn là những tình huống thử
thách bên ngoài, những tình huống thử thách của hoàn cảnh đòi hỏi con
người phải tự vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh để khẳng định mình. Với

×