Bộ Giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học Vinh
Nguyễn thị tuyết nhung
T duy tiểu thuyết
trong truyện ngắn nguyễn minh châu
sau 1975
huyên ngành: Văn học Việt nam
MÃ số: 60.2234
Luận văn Thạc sĩ ngữ văn
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Hoàng Mạnh Hùng
Vinh - 2010
MC LC
Trang
Mở đầu...1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................2
2.1. Những bài viết về tác giả, tác phẩm.2
2.1.1. Về những sáng tác trớc 1975: ....2
1
2.1.2. Về những sáng tác sau 1975: ...3
2.2. Những bài viết về truyện ngắn.6
2.3. Những bài viết đề cập đến đề tài t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu......9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Đối tợng nghiên cứu 13
5. Phạm vi nghiên cứu. 13
6. Phơng pháp nghiên cứu 13
7. Cấu trúc luận văn 13
Chơng 1. Hành Trình sáng tạo và sự vận động trong t duy nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu............................................................................................... 14
1.1. Hành Trình sáng tạo ........................................................................................ 14
1.1.1. Vài nét về cuộc đời , con ngời .................................................................... 14
1.1.2. Sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trớc 1975................................................ 15
1.1.3. Con đờng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975 gắn liền với sự
chuyển mình của thời đại.................................................................................... 16
1.2. Sù vËn ®éng trong t duy nghƯ tht Ngun Minh Ch©u................................18
1.2.1 . T duy sư thi tríc 1975 ............................................................................. 18
1.2.2. T duy tiĨu thut sau 1975...........................................................................21
1.3. Ngun Minh Ch©u ngêi mở đờng tinh anh và tài năng cho một nền văn học
mới ....................................................................................................................24
1.3.1. Trên phơng diện lý luận .............................................................................. 24
1.3.2. Trên phơng diện sáng tác ............................................................................ 28
Chơng 2. Biểu hiện cđa t duy tiĨu thut trong trun ng¾n Ngun Minh Châu sau
1975 trên phơng diện nội dung.........................................................33
2.1. Cách nhìn cuộc sống và con ngời .................................................................. 33
2.1. 1. Cách nhìn đời sống xà hội ........................................................................... 33
2.1.2. Cách nhìn con ngời ..................................................................................... 40
2.2. Khả năng phản ánh ............... .......................................................................... 51
2.2..1. Mở rộng đề tài.............................................................................................. 51
2.2..2. Mở rộng phm vi phản ánh hiện thùc.......................................................... 52
2
2.3. C¶m høng........................................................................................................ 54
2.3.1. C¶m høng sư thi tríc1975......................................................................... 55
2.3.2. C¶m høng thÕ sù sau 1975........................................................................... 58
2.3.2.1. C¶m høng suy ngẫm, triết lí....................................................................... 61
2.3.2.2. Cảm hứng phê phán.................................................................................... 62
2.3.2.3. Cảm hứng bi kịch...................................................................................... 63
Chơng 3. Biểu hiện của t duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975 trên ph¬ng diƯn nghƯ tht..................................................... 66
3.1. KÕt cÊu ........................................................................................................... 66
3.1.1. KÕt cÊu trong tiĨu thut............................................................................... 67
3.1.2. KÕt cÊu trong trun ng¾n Ngun Minh Ch©u ........................................... 67
3.1.2.1. KÕt cÊu ph©n r·......................................................................................... 68
3.1.2.2. KÕt cÊu ®an xen, ®a tuyÕn ..........................................................................70
3.12..3. KÕt cÊu ®ång hiƯn ..................................................................................... 73
3.2. Nh©n vËt.......................................................................................................... 76
3.2.1. Quan niƯm vỊ nh©n vËt.................................................................................. 76
3.2.2. Nh©n vËt trong t duy tiĨu thut ................................................................ 76
3.2.3. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.......................... 76
3.2.3.1. Nh©n vËt sè phËn ..................................................................................... 77
3.2.3.2 Nh©n vËt nhiều chiều............................................................................... 78
3.2.3.3. Nhân vật nhận thức, tự thú, sám hèi.......................................................... 82
3.2.3.4. Nh©n vËt thế sự đời tư ............................................................................... 85
3.3. Ngôn ngữ trần thuật ...................................................................................... 89
3.3.1. Ngôn ngữ đa thanh ...................................................................................... 90
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại ...................................................................................... 91
3.3.3. Ngôn ngữ độc thoại ..... 92
3.3.4. Ngôn ngữ đời sống ...................................................................................... 94
3.4. Giäng ®iƯu....................................................................................................... 95
3.4.1. Giäng ®iƯu tiĨu thut................................................................................... 95
3.4.2. Giäng ®iƯu trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu....................................... 96
3.4.2.1. S an xen nhiều giọng điệu .................................................................... 97
3
3.4.2.2. Giọng điệu suy ngẫm, triết lý.................................................................... 99
3.4.2.3. Giọng hài hớc .......................................................................................100
3.4.2.3. Giọng day dứt khắc khoải, đầy xót xa, nuối tiếc.......................................102
Kết luận .............................................................................................................104
Tài liệu tham khảo 108
M U
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc, một nhà văn lớn của văn học Việt
Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Những sáng tác của ơng góp phần thể hiện con người
lịch sử của dân tộc ở hai thời kỳ trước và sau chiến thắng mùa xuân 1975. Ông được đánh
giá là một trong những người "mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất "trong
chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học sau 1975. Tác phẩm Nguyễn Minh Châu
ln là đối tượng lớn cho những cơng trình nghiên cứu.
1.2. Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn có vai trị rất
quan trọng. Sinh thời, có lần nhà văn Nguyễn Minh Châu đó tự đánh giá tổng kết sự
nghiệp sáng tác của mình: “Mình viết văn cả đời tràng giang đại hải có khi chỉ cũn lại
được vài cái truyện ngắn”. Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư V
" ề những yếu tố thiểu thuyết
trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu"in trong Nguyễn Minh Châu về tác gia tác
phẩm đã nhận xét: " Với những tác phẩm mang tiêu đề tiểu thuyết của Nguyễn Minh
Châu thiếu những yếu tố bên trong, những "gien" vơ hình làm nên thể loại tiểu thuyết.
Nhưng những mầm mống tiểu thuyết thực sự lại nảy nở trong một số truyện ngắn..."
[20,tr 297]
4
Với một loạt truyện ngắn trong những năm 80 của thế kỉ XX, ông đã tạo nên một
phong cách mới độc đáo, mới mẻ , khắc hoạ cho riêng mình một chân dung văn học, một
thi pháp sáng tác và trở thành một hiện tượng văn học nổi bật của thời kì này. Nghiên cứu
sự hiện diện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là góp phần
khẳng định sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của ông sau 1975.
1.3. Tác phẩm Nguyễn Minh Châu được đưa vào giảng dạy trong chương trình
mơn Ngữ văn phổ thông chủ yếu là truyện ngắn, nghiên cứu đề tài này, luận văn muốn
giúp cho việc đọc hiểu, phân tích tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà trường hiệu quả
hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Với vị trí đáng trân trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, cuộc đời và sự
nghiệp văn học của nhà văn trong thời gian qua đã gợi nhiều vấn đề nghiên cứu. Tác
phẩm của ông ngay từ khi mới ra đời đã được bạn đọc và giới phê bình đón nhận nồng
nhiệt, đã 22 năm kể từ khi nhà văn qua đời, tác phẩm của ơng vẫn sống trong lịng người
đọc. Đến nay đã có gần hai trăm bài viết và cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ về tác gia, tác
phẩm Nguyễn Minh Châu.
2.1. Những bài viết về tác giả, tác phẩm.
Có hai cuốn sách tập hợp tuyển chọn những cơng trình nghiên cứu, những ý kiến
phê bình đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn: Nguyễn Minh Châu con
người và tác phẩm của Tôn Phương Lan - Lại Nguyên Ân in năm 1991 và Nguyễn Minh
Châu về tác gia và tác phẩm của Nguyễn Trọng Hoàn in năm 2003 có trên 150 bài viết
và cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu. Riêng tại Đại
học Vinh, đến thời điểm tháng 12 năm 2009 đã có 16 bản luận văn tốt nghiệp đại học và
thạc sĩ nghiên cứu các đề tài về tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu.
Tựu trung, có nhiều ý kiến tiêu biểu như:
2.1.1. Về những sáng tác trước 1975:
5
Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Trần Hữu Tá... nhận xét "Những sáng tác giai
đoạn đầu chưa thành tựu nào thật tài hoa xuất sắc nhưng bước đi của anh nói chung là
chắc chắn".
Nhà nghiên cứu phê bình người Nga N. NIKULIN nhận xét
" Cảm hứng các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, như tự anh nói, trước hết là cố
gắng "tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người" [91;356 ]. Và đó vẫn là chủ
âm trong sáng tạo của Nguyễn Minh Châu, với việc xây dựng nhân vật chính diện. "Mỗi
con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng
chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó" [91;356 ].
Lại Nguyên Ân viÕt "Sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là truyện
ngắn, ra mắt dăm bảy năm gần đây, đã trở thành gần như một loại sự kiện, ít ra là đối với
giới văn học. Tơi nghĩ là mình khơng thổi phồng sự việc, bởi xung quanh mảng sáng tác
này của nhà văn đã có một loạt bài phê bình, có cả một cuộc thảo luận dành riêng với
nhiều ý kiến nhận xét không giống nhau"[3].
Mai Hương nhận xét: “ suốt trong những năm chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã
dành trọn vẹn nửa đời văn của mình đi sâu, khám phá, phản ánh những ''đề tài sinh tử''
trong mảng hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng.... Những tác phẩm nóng hổi
hơi thở đời sống, như cịn sặc mùi thuốc súng, khói bom được viết ''trước hết với ý thức
nóng bỏng được góp phần cùng tồn dân tham gia đánh giặc'' [ 15,tr45] ấy của Nguyễn
Minh Châu đã phản ánh được khát vọng tinh thần cháy bỏng của cả dân tộc, thời đại khát vọng độc lập, tự do - góp phần tái hiện bức tranh lịch sử hồnh tráng của dân tộc
trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại".
2.1.2. Về những sáng tác sau 1975:
Nguyễn Trọng Hoàn với bài Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu ( 2002)
viết " Hoạt động văn học của Nguyễn Minh Châu gắn liền với cuộc đời người lính từ thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ đến những năm đầu của công cuộc đổi đất nước. Đọc những
tác phẩm của Nguyễn Minh Châu có thể hình dung khá rõ quá trình vận động về tư tưởng,
tình cảm cũng như những trăn trở tìm tịi phương hướng đổi mới cáh tiếp cận đời sống và
bút pháp sáng tạo nghệ thuật của ơng- qua đó cũng có thêt tìm hiểu những giá trị tinh
6
thần, tài năng và nhiệt huyết , những đóng góp xuất sắc của nhà văn trong ba mươi năm
miệt mài cầm bút". [37]
Nguyễn Minh Châu và Những sáng tác của anh - N.Nikulin viết
"sáng tác của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn bộc lộ ra những đặc tính của một
thể loại ưu việt, mở ra cho văn học những đề tài và vấn đề mới của đời sống nhân dân,
những hình tượng nhân vật mới. Các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đào sâu thêm ý
niệm của chúng ta về nước Việt Nam hiện nay, về tiềm năng tinh thần của những con
người xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam"[91;361 ].
Nguyễn Khải "Sau này đã có người đứng trên vai ơng để mà to lớn hơn nhưng vị trí
tiên phong và những cống hiến có tính chất khai phá của ơng là khơng thể phủ nhận. Tìm
ra hướng đi mới cho văn học cả trên bình diện nội dung phản ánh lẫn bút pháp nghệ thuật.
Nhà văn đã công khai với bạn đọc một cách viết mới: hiện đại mà vẫn đậm đà truyền
thống. Ông đã đi được một chặng đường xa, dù nhọc nhằn nhưng thật nhiều ý nghĩa".
Nguyễn Khải khẳng định: ông là "người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi
Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này".
Lại Nguyên Ân "Chiều sâu mới mẻ trong sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu
chính là nảy sinh trong sự đổi mới các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm
nhiều cách thể hiện khác nhau, tự làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và
của chung nền văn xuôi chúng ta, vốn đang bước vào một thời kỳ phát triển mới” [3 ].
Nguyễn Văn Hạnh “ Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết
hay truyện ngắn, cốt truyện thường khơng đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập
trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn
đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một
giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp”. [35; 225 ]
Mai Hương trong Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông đã khẳng định
“Nguyễn Minh Châu là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, đồng thời là người
mở đường " tinh anh và tài năng", người " đi được xa nhất" trong phong trào đổi mới văn
học đương đại”.
7
2.2. Những bài viết về truyện ngắn.
Lê Lựu nói: "Nguyễn Minh Châu nhìn đâu cũng ra được truyện ngắn. Bởi vì,
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chú ý đến các đề tài của cuộc sống thường nhật".
Lã Nguyên trong bài "và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật " khi
truyện ngắn Bức tranh vừa xuất hiện, giới phê bình đã nhận thấy bước ngoặt tất yếu sẽ
xảy ra trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Quả thế, liền sau Bức tranh,
Nguyễn Minh Châu liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác phẩm làm xôn xao dư luận".[72 ]
Tác giả Ngọc Trai nhận xét " Cho đến nay, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
vẫn là đề tài trao đổi khá thú vị giữa các nhà văn các nhà phê bình. Khơng chỉ là sự tranh
cãi giữa những người khơng đồng tình, mà những người u thích truyện ngắn của anh
cũng mỗi người một vẻ, và người còn băn khoăn ngần ngại cũng do ở chỗ mỗi người hiểu
truyện của anh một cách. Đối với người viết, đó quả là điều hạnh phúc và lý thú"[ 87].
Nguyễn Đức Thọ trong bài Ấn tượng Nguyễn Minh Châu có nhận xét" Tôi cho
rằng sự khởi sắc của truyện ngắn Việt Nam đương đại đã bắt đầu từ truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu. Những người cầm bút bắt buộc phải nhìn lại trang bản thảo của mình
sau khi đọc những trang viết trời cho của Nguyễn Minh Châu".
Nguyễn Tri Nguyên Những đổi mới về thi pháp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
sau 1975 nhận định" Cùng với nhiều nhà văn cùng thế hệ trẻ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh
Châu đã góp phần đổi mới nền văn học sau 1975 từ nền văn học đơn thanh điệu trong thi
pháp thể hiện đến nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi pháp"[38; 224].
Vương Trí Nhàn trong Nguyễn Minh Châu - Người viết văn và thời đại - viết
"Khi khen văn Hemingway, Garcia Marquez có lưu ý một vài chi tiết được sử dụng
trong Hạnh phúc ngắn ngủi của Mark Comber rất hay và ơng gọi đó là “những điều ngu
ngơ thần tình mà chỉ những nhà văn sáng suốt mới viết lên được”. [77] Tơi khơng dám
nói rằng các chi tiết trong văn Nguyễn Minh Châu hôm nay đã đạt đến mức thần tình,
nhưng đúng là trong Cửa sơng và Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành và Bến q có khơng biết bao nhiêu chi tiết lặt vặt như vâỵ." Ngu ngơ, vâng; không
đâu vào đâu, đúng thế, nhưng nếu thiếu đi thì lại mất hết cả cái gọi là duyên riêng của văn
8
chương. Ngược lại, khả năng cảm nhận và nhu cầu nói ra bằng được những điều ngu ngơ
này chính là khả năng biết nắm bắt cuộc sống với tất cả vẻ xù xì của nó, sự đa dạng của
nó, và nhất là cái lung linh kỳ ảo của nó, từ đó hình thành cái gọi là cảm quan văn học
như người ta vẫn nói” [77 ].
Nguyễn Ngọc Chương Chiếc thuyền ngoài xa - một ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Minh Châu, nhËn xÐt "hình tượng “chiếc thuyền ngồi xa” đích thực là một ẩn
dụ nghệ thuật hồn tồn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng
ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi, rằng cuộc đời
vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng
là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và
cuộc đời thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.
Đỗ Đức Hiểu viết về nhân vật lão Khúng trong Phiên Chợ Giát, “Truyện khơng
khép kín ở một ý nghĩa nào, nó mở cho mỗi nhóm người đọc một chân trời … Sự hóa
thân người / bị của ông lão Khúng/ Khoang đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp hai
ý thức con người/ con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại. Sự quan sát xã hội di
chuyển vào sự quan sát nội tâm, tạo nên một tâm lý vận động, đó là nghệ thuật của truyện
ngắn Phiên chợ Giát. Văn bản di động trên nhiều bình diện: ngơn ngữ, hình tượng, xã
hội, tâm lý, quá vãng và hiện tại, lịch sử và tưởng tượng” [ 42;182].
Vương Trí Nhàn trong Bản di chúc tinh thần của Nguyễn Minh Châu viết “cảm
hứng chi phối Khách ở quê ra là cái phần bóng tối còn nặng nề, cái phần lạc hậu một thời
gian dài cịn bao trùm lên con người và cuộc sống nơng thơn...Một ấn tượng tương tự về
nơng thơn cũng có thể tìm thấy trong Chợ tết. Nhếch nhác, bẩn thỉu, cái làng biển được
nói tới ở đây lúc nào cũng tanh mùi cá, và con người thì quẩn quanh tù túng, lúc nào cũng
bận bịu với cuộc mưu sinh, không sao ngẩng mặt lên được...” [ 74; 307 ].
2.3. Những bài viết về đề tài tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu.
9
Nguyễn Mạnh Hà trong bài báo Tư duy tiểu thuyết - khái niệm của hệ hình - đã lấy
truyện Phiên chợ Giát làm ví dụ cho tư duy tiểu thuyết hiện đại "Kết cấu mở của tác
phẩm có liên quan chặt chẽ đến tính bất định,...Và chính kết cấu ấy đã làm nên đặc điểm
thứ năm: tính đa thanh. Tính đa thanh của tác phẩm là dĩ nhiên vì: thứ nhất, nhà văn phản
ánh cuộc sống tại thời điểm hiện tại trong một trạng huống tâm lí nhất định của anh ta mà
cuộc sống thì khơng đứng n do đó một sự vật - hiện tượng ở thời điểm này thì thế này
nhưng ở thời điểm khác thì thế khác; thứ hai, như đã nói, khơng có chân lí phổ qt, do
đó yếu tố cá nhân, trạng thái tâm lí, những cảm nhận khó nắm bắt của cá nhân được chủ
trọng do đó có sự đối thoại tất yếu với người khác dù muốn dù không (bởi người khác
chưa hẳn đã nghĩ như anh, kể cả cố hiểu anh đến mấy cũng khơng thể trùng khít trong suy
nghĩ và diễn giải); thứ ba, có thể biểu hiện trên hai bình diện: nhà văn khắc hoạ nhân vật
trong tác phẩm, nhưng là con người khơng hồn tất kiểu như lão Khúng của Nguyễn
Minh Châu, Thuỷ của Nguyễn Huy Thiệp (vì khơng có một sự hồn tất nào một khi đã
thay đổi tâm thế, một khi con người bình đẳng trước con người; nhà văn dù tạo nên nhân
vật nhưng câu hỏi về nó chưa hẳn đã một bề trong kiểm sốt - đây được xem như hệ quả
tất yếu của quá trình viết: các quan hệ đời sống khơng tách biệt chằn chặn và, sự bất lực,
những giới hạn của ngôn ngữ - tức, nhà văn vẫn không thôi đối thoại với nó" . [ 34 ]
Lưu Thị Thu Hà viết "Từ sự phá vỡ tính logic của quan hệ nhân quả và trật tự thời
gian trong chuỗi sự kiện, nhiều tác phẩm đi tới chỗ phát hiện và sử dụng tính phi logic
trong các sự kiện, biến cố để thể hiện tâm trạng của con người. Hiện tượng này, ngoài
những biểu hiện về cái hư ảo của Thân phận tình yêu, còn xuất hiện trong truyện ngắn
Phiên chợ Giát qua mơ-típ hố thân người - bị trong những giấc mơ của lão Khúng” [33 ].
Đặc biệt Phạm Vĩnh Cư nhận xét " Với những tác phẩm mang tiêu đề tiểu thuyết
của Nguyễn Minh Châu thiếu những yếu tố bên trong, những " gien" vơ hình làm nên thể
loại tiểu thuyết. Nhưng những mầm mống tiểu thuyết thực sự lại nảy nở trong một số
truyện ngắn..." [ 20; 297 ].
Nhà văn Nguyên Ngọc đã có một cảm nhận đúng khi cho rằng : "Một số truyện
ngắn gần đây (như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Nguyễn Huy
10
Thiệp, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh… chẳng hạn) lại có tính chất tiểu thuyết
hơn cả những sách có ghi là tiểu thuyết hẳn hoi"[ 71;7 ].
Qua khảo sát lịch sử nghiên cứu nêu trên, nhìn chung các tác giả đã đi vào nghiên
cứu, đánh giá đúng tài năng, vị trí Nguyễn Minh Châu và giá trị nghệ thuật, nội dung tư
tưởng trong tác phẩm của ông. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu về đề tài tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như một
đối tượng nghiên cứu chỉnh thể, chun biệt. Nhận thấy điều đó, chúng tơi tập trung
nghiên cứu đề tài này với mong muốn có được cái nhìn rõ nét về sự hiện diện của tư duy
tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu
của người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng đào tìm “những viên ngọc cịn ẩn dấu” trong
truyện ngắn của ơng nhằm góp phần của mình vào việc nhận diện sâu hơn, đầy đủ hơn tài
năng và tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Khảo sát sự vận động của tư duy nghệ thuật Nguyễn Minh Châu sau 1975.
3.2. Nhận diện tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
3.3. Phân tích những biểu hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau 1975 ở các phương diện nội dung và nghệ thuật.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu sau
1975 và đối chiếu thêm một số truyện ngắn tiêu biểu trước 1975 được in trong Tuyển tập
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu- Nxb Văn học , Hà Nội, 2006.
6. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê.
11
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh- đối chiếu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Hành trình sáng tạo và sự vận động trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu.
Chương 2. Biểu hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
sau 1975 trên các phương diện nội dung.
Chương 3. Biểu hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
sau 1975 trên các phương diện nghệ thuật.
Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ SỰ VẬN ĐỘNG
TRONG TƯ DUY NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
1.1. Hành trình sáng tạo
1.1.1. Vài nét về cuộc đời , con người
Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930. Lúc mới sinh có tên
là Nguyễn Thí. Quờ gốc ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Từ nhỏ ông là người nhút nhát, rôt rÌ. Cho đến sau này, khi mái tóc đã điểm bạc thì bản
tính đó vẫn khơng thay đổi trong ơng. Ơng sống hồn hậu chân tình, ln ghét lối sống giả
tạo cùng với cách ăn nói hoa mỹ. Ơng chủ trương sống thực, sống đúng với bản chất của
con người. Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng
1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó
12
gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến
1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm
1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đồn 64 thuộc sư đồn 320.
Năm 1961, ơng theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về
công tác tại phịng Văn nghệ qn đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm
1972 được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23
tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
Ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một sự nghiệp văn học gồm mười ba
tập văn xuôi: tám tiểu thuyết, hai truyện vừa và ba tập truyện ngắn; một tập tiểu luận phê
bình.
Sự nghiệp văn học của ơng đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng xứng đáng:
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000; Tác phẩm Cỏ lau đạt giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990. Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phịng 1984
- 1989 cho tồn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính.
1.1.2. Sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trước 1975
Con đường Nguyễn Minh Châu đến với văn học, cũng là con đường quen thuộc,
phổ biến của nhiều cây bút chiến sĩ: ''Con người nhà văn lột xác ra từ người lính'' - Hành
trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau một buổi tập (đăng
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 10-1960) và khép lại với truyện Phiên chợ Giát, được viết
ngay trên giường bệnh, trong những giây phút chút cựng ca cuc i (1989). Trong
kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời văn của mình đi
sâu, khám phá, phản ánh những ''đề tài sinh tử'' trong mảng hiện thực chiến tranh và
người lính cách mạng. Sau một số truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
năm 1966, tiểu thuyết Cửa sông, năm 1970 tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau
và năm 1972, tiểu thuyết Dấu chân người lính lần lượt ra đời hoàn thiện dần bức chân
dung đầy đặn của nhà văn chiến sĩ. Những tác phẩm nóng hổi hơi thở cuéc sống, như còn
sặc mùi thuốc súng, khói bom được viết ''trước hết với ý thức nóng bỏng được góp phần
13
cùng toàn dân tham gia đánh giặc'' [15; 45 ] ấy của Nguyễn Minh Châu đã phản ánh được
khát vọng tinh thần cháy bỏng của cả dân tộc vµ thời đại - khát vọng độc lập, tự do ®ång
thêi góp phần tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh
Vệ Quốc vĩ đại.
Nằm trong dòng chảy của văn học chống Mỹ, những tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu thường nghiêng về ca ngợi vẻ đẹp hào hùng và tươi tắn của cả cộng đồng, những sự
kiện vĩ đại, những người anh hùng trong sự ngiệp chống Mĩ cứu nước. Cảm hứng trữ tình
hịa quyện với cảm hứng anh hùng được thể hiện với bút pháp trữ tình đậm đà, giàu chất
thơ. Cửa sơng tái hiện nhịp sống vừa bình thản vừa quả cảm trong cuộc chiến tranh phá
hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ, Dấu chân người lính với bÇu khơng khí hào hứng ''xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước'' của cả một dân tộc, cuộc hành qn vơ tận của ''một dịng thác
người... đơng đúc và ồn ào như dòng nước lũ... của tầng tầng lớp lớp người đang nối tiếp
nhau hiện ra trên đồi, từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng", tiến vào Khe Sanh,
bủa vây cứ điểm Tà Cơn, quyết chiến và quyết thắng.
Sự hòa nhập tuyệt diệu của ngòi bút Nguyễn Minh Châu với văn học chống Mỹ xét trên cả hai phương diện cảm hứng sáng tạo và bút pháp – đồng thời cũng khẳng định
những đóng góp quý giá, kịp thời của nhà văn vào sự nghiệp chiến đấu và nền văn học
chống Mỹ. Đó chính là những di sản văn học quý giá, những "tài sản lịch sử" mà Nguyễn
Minh Châu để lại cho chúng ta.
1.1.3. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975 gắn
liền với sự chuyển mình của thời đại.
Đất nước đã hịa bình, từ giã cuộc sống đầy bất trắc, gian lao của thời chiến, con
người trở về với cái “bản chất người thực sự như nó vốn có”, văn chương để phụng sự
được con người cũng cần phải khác. Vì thế ý thức hướng tới một thứ văn chương sâu xa
hơn đã trở thành một nhu cầu hết sức bức thiết. Trong ý thức thường trực gắn bó với đời
sống, người nghệ sĩ tâm huyết và mẫn cảm Nguyễn Minh Châu đã kịp thời bắt vào nhịp
sống mới và sớm phát hiện những vấn đề bức thiết của đất nước ngay giữa thời điểm
chuyển giao chiến tranh - hịa bình. Với một loạt các bài phê bình, tiểu luận, đặc biệt là
14
tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987) cùng những
tác phẩm xuất sắc: Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) , Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết,
1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983) , Bến quê (truyện ngắn, 1985) , Mảnh đất tình yêu (tiểu
thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện ngắn, 1989) đã thể hiện bước chuyển âm thầm mà quyết liệt
trong quan niệm sáng tác. Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một vị trí khơng thể thay
thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền
móng tồn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức
biểu đạt.
Quan sát hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu, có thể dễ dàng nhận thấy,
những năm 80 là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ và cũng là giai đoạn Nguyễn Minh Châu
có những thành tựu nghệ thuật đặc sắc "được hình thành từ những sự tích tụ sắc sảo đầy
trăn trở'' của ơng. Càng ngày, Nguyễn Minh Châu càng có ý thức sâu sắc hơn về việc đưa
văn học trở về với đời sống, tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh cho quyền sống của
từng con người. Và bởi vậy muôn mặt đời thường đã đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, với một mục đích rõ ràng: "Mỗi truyện ngắn tôi nêu ra một trường hợp cụ thể và xen
vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì'' [18 ]. §ó
cũng là một trong những đóng góp lớn của Nguyễn Minh Châu trong nỗ lực lấp đi một
khoảng trống trong văn học viết về chiến tranh, bằng những mảng đề tài về cuộc sống
bình thường hàng ngày, về số phận cá nhân trong đời sống cộng đồng. Chính ở đây,
Nguyễn Minh Châu đã là người kế thừa xuất sắc kinh nghiệm nghệ thuật của Nam Cao
''nhà văn kiệt xuất trong việc sử dụng chất liệu đời thường" (Hà Minh Đức) người đã tạo
dựng được văn nghiệp lớn của mình chính trên mảnh đất cuéc ®êi và bằng những chất
liệu đời thường - người mà sinh thời, Nguyễn Minh Châu đã tìm về với một niềm ngưỡng
vọng và đồng cảm. Ngịi bút ơng làm sáng tỏ trước mắt người đọc "những điều thuộc về
lương tâm và đời sống tinh thần của con người, những cái điều thời sự hàng ngày vẫn
giáp mặt với những người đọc đương thời nhưng lại rất sâu xa và lâu bền, vĩnh hằng, mà
lại rất chung, rất phổ biến ở mọi người, mọi nơi, mọi thời'' [15;194 ].
15
Nhng úng gúp ca Nguyn Minh Chõu trong giai đoạn sau 1975, nổi bật nhất
những "vệt tư tưởng'' - bằng tư duy nghệ thuật và sáng tác ông đã để lại khá sâu đậm
trong văn học Việt Nam đương đại. Những cách tân sâu sắc và toàn diện về nghệ thuật
biểu đạt: từ nhân vật đến cốt truyện; tình huống; từ giọng điệu, ngơn ngữ, đến điểm nhìn
trần thuật... đã cộng hưởng để tạo nên sức mạnh tổng hợp thành thế giới nghệ thuật đặc
sắc của Nguyễn Minh Châu làm nên những thành tựu lớn trong văn học. Nguyễn Minh
Châu vinh dự đón nhận những phần thưởng cao q: Giải thưởng Văn học Bộ Quốc
phịng 1984 - 1989 cho tồn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và
người lính; Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990; Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
1.2. Sự vận động trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Minh Châu
Đất nước chuyển mình từ khí thế hào hùng của hai cuộc chiến tranh vệ quốc ,
những tháng ngày toàn dân kháng chiến, cả đất nước đều là trận tuyến đến nhịp sống của
đời thường. đời sống xã hội bước sang một thời kỳ mới. Thời kỳ con người tìm lại được ý
nghĩa đích thực cho cuộc sống của mình. Văn học thời kỳ này khơng sáng tác vì lợi ích
kháng chiến nữa mà họ được tự do sáng tạo, tự do lựa chọn chủ đề, đề tài... Những thay
đổi lớn lao của đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho sự vận động tư duy nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu. Từ tư duy sử thi trước 1975 đến tư duy tiểu thuyết sau 1975.
1.2.1 . Tư duy sử thi trước 1975
1.2.1.1. Khái niệm sử thi và tư duy sử thi
Sử thi là thể loại tự sự trong quá khứ, kể về những chiến công lẫy lừng của anh
hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thời đại trong lịch sử. Là bức tranh rộng lớn và hoàn
chỉnh về đời sống nhân dân và những anh hùng trên nền các cuộc đấu tranh của hai bộ lạc
hoặc bộ tộc, sắc tộc, ít nhiều tương ứng với sự thật lịch sử quá khứ.
Sử thi là thể loại " một đi không trở lại" trong tiến trình lịch sử văn học, đặc trưng
tư duy nghệ thuật của sử thi hay “tính sử thi " là mét đặc điểm của văn học sáng tác trên
nền tảng của ý thức cộng đồng, toàn dân, xuất hiện vào thời kì có đấu tranh chống ngoại
xâm, có phong trào xã hội bảo vệ lợi ích tồn dân. Tác phẩm được coi là có tính sử thi khi
16
nó tái hiện bức tranh lịch sử hồnh tráng của dân tộc hay khai thác và phản ánh xung đột
của dân tộc với kẻ xâm lược, thể hiện những vấn đề lớn của cả cộng đồng trên lập trường
vì lợi ích chung của dân tộc; xây dựng nhân vật anh hùng với những chiến công lẫy lừng
đại diện cho phẩm chất, ý chí và sức mạnh của dân tộc bằng giọng ngợi ca, tự hào và thể
hiện được những tình cảm chung của toàn dân tộc.
1.2.1.2. Tư duy sử thi trong văn học Việt Nam trước 1975
Đặc trưng tư duy nghệ thuật của sử thi không chỉ hiện diện trong các tác phẩm sử
thi thời quá khứ mà vẫn hiện diện trong các thể loại văn học trung đại và hiện đại. Trong
văn học Việt Nam trước 1975, khí thế hào hùng của toàn dân tộc đánh giặc ” Xẻ dọc
trường sơn đi cứu nước - Mà lòng phới phới dậy tương lai” đã tạo nên âm hưởng sử thi
hào hùng trong hầu hết các tác phẩm văn học. Nhà văn thời kỳ này nhìn đâu cũng thấy cái
đẹp, cái anh hùng. Cái xấu, cái ác và những khó khăn gian khổ bị che lấp đi. Trong mắt
và trái tim nhà văn, chỉ còn cái tốt, cái phi thường và niềm tin chiến thắng tất yếu của cỏi
thiện, của cách mạng hiện hữu. Tư duy nghệ thuật đậm chất sử thi đã tạo nên nhiều tác
phẩm phản ánh khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của cả dân tộc vµ thời đại. Góp phần
tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Âm hưởng sử thi là âm hưởng chung của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến.
Màu sắc sử thi góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, chuyển tải khơng khí thời
đại đồng thời cũng tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học giai đoạn này.
1.2.1.3. Tư duy sử thi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trước 1975.
Trong bối cảnh chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, văn nghệ sĩ là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng nên quan niệm nghệ
thuật của Nguyễn Minh Châu hòa chung quan điểm, đường lối văn nghệ của Đảng. Văn
học phục vụ công tác tuyên truyền cổ động, ngợi ca sự nghiệp kháng chiến và xây dựng
CNXH của dân tộc. "Nhà văn chỉ được giao phó cơng việc như một cán bộ truyền đạt
đường lối chính sách bằng hình tượng văn học sinh động, và do nhiều lý do từ những
ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự giác thấy nên và cần làm như thế
(thậm chí có phần nào các nhà văn mới đi theo cách mạng và kháng chiến cịn coi đó là
cái mới, là hoàn cảnh “lột xác” [11].
17
Quan niệm sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này đại diện cho khuynh
hướng chung của nền văn học cách mạng, văn học phục vụ cách mạng. Nguyễn Minh
Châu ý thức hết sức sâu sắc về sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn
khốc liệt nhất của cuộc chiến. Tâm niệm sáng tác cháy bỏng trong ông lúc này là hướng
đến cuộc “đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc” sáng tác văn học để phục vụ cách
mạng, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng
CNXH . Vì vậy tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thời kỳ này là tư duy sử thi
với cảm hứng anh hùng ca phản ánh, tái hiện và ngợi ca bức tranh hiện thực sống động về
con người và cuộc sống của nhân dân trong kháng chiến. Nguyễn Minh Châu là nhà văn
chiến sỹ, quan niệm sáng tác và đặc trưng tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn của ông
thống nhất với đặc trưng thẩm mỹ trong truyện ngắn của các nhà văn cùng thời.
Không chỉ hiện diện trong tiểu thuyết sử thi, trong truyện ngắn trước 1975, tư duy
sử thi vẫn là chủ âm trong sáng tạo của Nguyễn Minh Châu, những tác phẩm mang
khuynh hướng anh hùng ca cách mạng, đậm chất trữ tình lãng mạn ra đời với việc xây
dựng nhân vật chính diện đẹp đẽ, kỳ diệu " Nhà văn dường như vượt lên khỏi cái hằng
ngày và hướng về cái đẹp đẽ của cuộc đời; cái đẹp dường như được giải thoát khỏi gánh
nặng của cái xấu, bay vượt lên khỏi cái thường nhật... Niềm tin vào tính bất khả chiến
thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã "tắm rửa sạch sẽ"
các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong bầu khơng khí vơ trùng"
[91;357].
Nguyễn Minh Châu say sưa ngợi ca, mê mải khám phá vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của
cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh vệ quốc. Ông tạo nên một hệ thống
nhân vật anh hùng, có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì dân tộc. Hình ảnh
con người mang những phẩm chất tốt đẹp, đặt tình cảm riêng tư trong tình cảm cách
mạng, tình cảm dân tộc, đặt lợi ích Tổ quốc; lợi ích cộng đồng trên lợi ích cá nhân.
Những nhân vật được xây dựng từ tư tưởng sáng tác "cố gắng tìm cái hạt ngọc ẩn dấu
trong bề sâu tâm hồn con người" như Ngạn, ông già Lào, Y Khiêu Nguồn suối ; Lương
và Thận Nhành mai; Sơn, Lê Những vùng trời khác nhau, và tiêu biểu nhất là Nguyệt và
Lãm Mảnh trăng cuối rừng. Hai nhân vật Nguyệt và Lãm đại diện cho cái đẹp anh hùng
18
và lãng mạn của truyện ngắn mang đậm màu sắc sử thi- anh hùng ca cách mạng kết hợp
với thiên hướng trữ tình lãng mạn .
1.2.2. Tư duy tiểu thuyết sau 1975
1.2.2.1. Khái niệm tiểu thuyết và tư duy tiểu thuyết.
Tiểu thuyết (Novel) là một hình thức tự sự cỡ lớn , “cỗ máy cái” của nền văn học
hiện đại, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển với một cấu trúc phức tạp (nhiều
cốt truyện, chủ đề, nhân vật) với nhiều số phận tính cách đan xen.” Là sự thể hiện bức
tranh toàn cảnh. Là một thể loại mang bản chất tổng hợp, có khả năng thâu nạp các nghệ
thuật lân cận như hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh... Tiểu thuyết lấy việc mô tả
nghệ thuật những số phận cá nhân trong sự phát triển phong phú và phức tạp của nónghĩa là miêu tả tỉ mỉ toàn diện từng bước thăng trầm của số phận làm mục đích của
mình. Bằng phương thức trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc
sống một các đa chiều và phong phú. Nã vừa có khả năng bao qt hiện thực rộng lớn (vĩ
mơ) vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người (vi mơ).
Nói đến tư duy tiểu thuyết là nói đến tâm thế trước hiện thực hiện hữu, là cái nhìn
xố bỏ khoảng cách (khơng chỉ hiểu ở nghĩa vật chất là khoảng không gian) giữa chủ thể
và đối tượng. Nói một cách dễ hiểu, nếu tư duy sử thi biểu hiện một khoảng cách lí tưởng
giữa chủ thể và đối tượng - theo M. Bakhtin là "khoảng cách sử thi"biểu hiện tâm thÕ của
kẻ cháu con trước ông cha, đấng, bậc - thì tư duy tiểu thuyết xố bỏ điều đó.
Tư duy tiểu thuyết, Theo Phạm Vĩnh Cư “ là những cách nhìn, cách tiếp cận với
thế giới và con người hết sức tỉnh táo, phi huyễn hoặc, phi thành kính, xố bỏ mọi khoảng
cách. đó là sự cảm thụ sống động tính phức tạp vơ tận, tính mâu thuẫn nội tại và sự biến
động liên tục của sinh tồn, đó là sự phát hiện con người nhiều chiều, con người khơng
đồng nhất với chính mình, khơng thể hoá thân đến cùng vào cái thân xác xã hội- lịch sử
của mình với những mối quan hệ biện chứng chằng chịt giữa tính cách và hồn cảnh của
nó” [20; 298 ].
Nói đến tư duy tiểu thuyết là nói đến việc nhà văn tập trung miêu tả cuộc sống
con người như nó vốn có, tập trung quan tâm đến số phận cá nhân, thâm nhập đến tận
19
cùng những góc tối, góc khuất của số phận con người và cuộc đời, để cho muôn mặt đời
thường đi vào thế giới văn chương.
Tư duy tiểu thuyết không chỉ có riêng trong thể loại tiểu thuyết mà cịn được thể
hiện ở một số thể loại khác như truyện ngắn, kịch, điện ảnh ....Tư duy tiểu thuyết trong
truyện ngắn là nói về cách nhìn, cách tiếp cận đời sống, tiếp cận con người và phản ánh
hiện thực, phản ánh con người trong truyện ngắn theo tư duy của tiểu thuyết.
Những truyện ngắn mang tư duy tiểu thuyết là truyện ngắn có cách nhìn, cách tiếp
cận với thế giới và con người hết sức tỉnh táo, phi huyễn hoặc, phi thành kính, xố bỏ mọi
khoảng cách, là sự phát hiện và phản ánh con người nhiều chiều, khơng đồng nhất với
chính mình.
1.2.2.2. Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Khảo sát tác phẩm Nguyễn Minh Châu sau 1975 chúng tơi thấy tư duy tiểu thuyết
khơng chỉ có riêng trong các tiểu thuyết như Miền cháy ( 1977) , Lửa từ những ngôi nhà
(1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982), mà những yếu tố của tư duy tiểu thuyết
cũng xuất hiện nhiều trong truyện ngắn ở các phương diện bản chất như dung lượng, cốt
truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu... Như nhà nghiên cứu phê bình văn học
Phạm Vĩnh Cư nhận xét " Với những tác phẩm mang tiêu đề tiểu thuyết của Nguyễn
Minh Châu thiếu những yếu tố bên trong, những "gien"vơ hình làm nên thể loại tiểu
thuyết. Nhưng những mầm mống tiểu thuyết thực sự lại nảy nở trong một số truyện
ngắn..." [20; 298 ].
Về phương diện nội dung, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, biểu hiện của tư
duy tiểu thuyết là sự bất định, là những dự cảm của tác giả về cuộc đời, của cái tơi tác giả
trong hành trình tác phẩm; trong nhiều truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hiện lên những
bất trắc, những sự khơng đốn lường, những chân thật của cõi lòng kiếp hiện sinh. Tư duy
tiểu thuyết với việc khẳng định tính đa chân lí, xố bỏ khoảng cách, khẳng định cá nhân,
đã làm cho truyện ngắn của ông mở rộng đề tài, chủ đề, tránh được sự nhàm chán đơn
điệu, tác phẩm trở nên phong phú .
20