Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Thơ lục bát Nguyễn Duy nhìn từ thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 142 trang )


1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội 2








Ngô thị phơng






Thơ lục bát nguyễn duy
Nhìn từ thi pháp thể loại











Luận văn thạc sĩ văn học








Hà Nội, 2010


2

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội 2




Ngô thị phơng





Thơ lục bát nguyễn duy
Nhìn từ thi pháp thể loại




Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 32




Luận văn thạc sĩ văn học



Ngời hớng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp






Hà Nội, 2010



3
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan, đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn
thiện dới sự hớng dẫn trực tiếp của PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp. Kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và cha đợc công bố trong công trình
nào khác.


Hà Nội, tháng 10 năm 2010



Ngô Thị Phơng


M U

1. Lớ do chn ti
Th c xem l ting núi tõm hn ca con ngi bi ú l ni th gii
ch quan ca con ngi, cm xỳc, tõm trng v ý ngh c bc l trc tip
to thnh ni dung tr tỡnh. Trong lch s vn hc Vit Nam, th th lc bỏt
cú mt vai trũ c bit v cú sc sng mnh m. õy l th th xut hin vo
cui th k XV v cú nhiu thnh tu xut sc. Cú th núi rng th lc bỏt
khụng ch gn gi quen thuc m nú cũn n sõu vo tim thc, tõm hn cng
nh li sng ngi Vit. Nhiu nh khoa hc cho rng lc bỏt l mt úng
gúp ca th ca Vit Nam i vi th ca th gii. nh cao ca th lc bỏt
chớnh l tỏc phm Truyn Kiu ca i thi ho Nguyn Du.

4
Là một cây bút xuất sắc, Nguyễn Duy bước vào làng thơ đã góp phần
tạo nên diện mạo riêng cho thế hệ thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Làm thơ
ở nhiều thể loại khác nhau nhưng bút lực của thi sĩ họ Nguyễn này đặc biệt
dồi dào ở thể loại thơ lục bát. Nguyễn Duy đến với thơ lục bát như một định
mệnh khi thơ Việt Nam đã có quá nhiều đỉnh cao ở thể loại này. Trước ông đã
có những cây đại thụ đã toả bóng râm nhiều thế kỷ như Nguyễn Du, Nguyễn
Bính, Tố Hữu…Nhưng theo cách nhìn của riêng mình, Nguyễn Duy đã tạo
được một dấu ấn riêng mở lối cho “câu thơ sáu nổi tám chìm” trong thế giới

của thể loại thơ đã quá quen thuộc. Không phải sự ngẫu nhiên mà Nguyễn
Duy là một trong số rất ít các nhà thơ đã chọn dạy trong chương trình phổ
thông.
Trong gần 30 năm sáng tác, Nguyễn Duy đã cho ra đời nhiều tập thơ.
Có nhiều bài viết in trên các tạp chí và báo, một số luận án, luận văn tốt
nghiệp viết về thơ Nguyễn Duy. Có thể kể những bài phê bình tiêu biểu về
một tác phẩm, một chùm hoặc một tập thơ của Nguyễn Duy như sau:
Báo Văn nghệ ngày 14/04/1973 có đăng bài viết của Hoài Thanh “Đọc
một số bài thơ của Nguyễn Duy”. Trong bài viết này Hoài Thanh đã đánh giá
cao chất đồng quê đằm thắm nổi bật nên từ một “thế giới quen thuộc” nhưng
đầy sự khám phá mới mẻ. Vì vậy, mà đọc thơ Nguyễn Duy ta thấy “đậm đà
phong cách Việt Nam”, “giọng thơ chân chất, tình thơ chắc, ý thơ sâu” [62].
Đạt giải nhất tuần báo văn nghệ 1973 với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm,
bầu trời vuông, Tre Việt Nam trong tập thơ Cát trắng đã khẳng định tài
năng và tên tuổi xứng đáng của nhà thơ Nguyễn Duy trong nền thơ ca chống
Mĩ.
Đánh giá các bài thơ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Xuồng đầy, Được
yêu như thể ca dao…của Nguyễn Duy, Nguyễn Xuân Kính cho rằng: những

5
bài thơ này do “sử dụng một hay nhiều yếu tố nghệ thuật của ca dao nên
chúng đậm đà bản sắc dân tộc” [34].
Giáo sư Lê Trí Viễn đã tìm thấy sự độc đáo, tinh tế của Nguyễn Duy
qua tác phẩm Tre Việt Nam. Theo Giáo sư bài thơ Tre Việt Nam được kể
bằng giọng kể quen thuộc giống kiểu “kể chuyện cổ tích” ngay từ mở đầu bài
thơ. Qua đó một số phương diện như âm điệu, hình ảnh, ngôn từ…được tác
giả khẳng định “vừa mang âm hưởng ca dao dân ca ngọt ngào thân mật vừa
vang vọng của thơ ca bác học sâu lắng và trí tuệ” [68; 289].
Trong phụ lục II của tập thơ Mẹ và em (xuất bản năm 1987) Nguyễn
Quang Sáng đã lí giải sức hấp dẫn của tập thơ nói riêng và sự độc đáo của

hồn thơ Nguyễn Duy nói chung. Ông cho rằng “thơ lục bát của Nguyễn Duy
không rơi vào tình trạng quen tay, nó có sự biến đổi và chuyển động trong câu
chữ…” Đồng thời ông cũng khẳng định: “Nguyễn Duy vẫn sáng tác với bản
sắc của mình, không biến dạng, không pha tạp do hoàn cảnh sống”.
Có nhận xét cho rằng thơ Nguyễn Duy có nhiều bài hay và sâu sắc.
Ngôn từ không cầu kỳ mà hết sức giản dị. Vì vậy, người đọc dù ở trình độ cao
thấp khác nhau đều có thể cảm nhận được. Có lẽ vì thế mà thơ Nguyễn Duy
chiếm được rất nhiều sự yêu mến của độc giả nhiều thế hệ.
Trong Tiểu luận phê bình “Cánh bướm và đoá hướng dương” của
Vương Trí Nhàn, Nguyễn Duy được nhắc đến với tập thơ Về (Xuất bản năm
1994).
Ở tập thơ này phong cách Nguyễn Duy đã được định hình với nhiều
phẩm chất thuần nhất: “dân dã mà hiện đại, từng trải dạn dày song lại ru rẩy
tinh tế, cay đắng ngậm ngùi trong khi cười cợt, đắm say, lam lũ dông dài mà
vẫn cao sang”. Tác giả cũng chỉ ra rằng thể thơ lục bát “hợp với cốt cách bình
dân bụi bặm” nhưng tạo được “cái vẻ đẹp tân kì mà chỉ thơ hiện đại mới chấp
nhận” [48; 256].

6
Nhìn tổng thể các bài viết chưa thực sự dày dặn, hầu hết mới thực sự
dừng lại ở từng khía cạnh nhỏ, chưa khái quát được đầy đủ, trọn vẹn những
đặc điểm thơ Nguyễn Duy. Phần lớn các tác giả kể trên đều thẩm bình theo
những ấn tượng cá nhân. Mặc dù vậy, các bài viết đều gặp nhau ở điểm chung
là nhận ra phẩm chất tư tưởng thẩm mĩ đáng quí của nhà thơ. Đó là “đượm
chất dân tộc, nhuần nhuyễn dân gian”, lối “tư duy thơ hiện đại” và mang đậm
một “vẻ đẹp tân kì”.Bên cạnh những bài viết trên phải kể tới một số bài viết
và công trình nghiên cứu về sự nghiệp thơ Nguyễn Duy như sau:
Tác giả Phạm Thu Yến với bài viết “Ca dao vọng về” đã chú ý đến việc
tạo ra các từ mới “tập ca dao” trong thơ lục bát của Nguyễn Duy. Tác giả đi
sâu khai thác vấn đề Nguyễn Duy đã tiếp thu có chọn lọc những vẻ đẹp của ca

dao để tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng đầy sinh động nhưng cũng rất đỗi
gần gũi. Qua đó tác giả khẳng định “thơ anh đã gây được ấn tượng mạnh”
buộc người đọc luôn phải chú ý thêm góc hiểu mới về câu ca dao hoặc phản
lại ca dao thì mới có thể hiểu đến tận cùng ý tứ của nó. Đọc thơ Nguyễn Duy
ta “như gặp một thế giới ca dao sinh động phập phồng làm nên tiếng đàn độc
huyền đầy sáng tạo của nhà thơ” [70; 32].
Tác giả Lại Nguyên Ân trong bài viết “Tìm giọng mới thích hợp với
người thời mình”, qua giọng điệu của tập thơ Ánh trăng đã nhận thấy rằng ở
thơ Nguyễn Duy “có giọng bông lơn, bỡn cợt, có tiếng cười khúc khích giữa
dòng trữ tình như là để phá bớt đi cái vẻ rưng rưng thống thiết, cứ lao lên và
làm căng thẳng mệt mỏi tâm lý cảm thụ” và sắc giọng mới “thủng thẳng,
ngang ngạnh và ương bướng nữa” [12; 205].
Hoàng Nhuận Cầm thì cho rằng giọng điệu thơ Nguyễn Duy là “giọng
điệu lời ru, vừa hấp dẫn, vừa tinh quái hóm hỉnh trong một cái nhìn tinh tế
như không có gì mà lại có gì”.

7
“Tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Duy”, Mai Thị Nguyệt
nhận thấy: ngay từ đầu, Nguyễn Duy đã tìm thấy và lựa chọn được hướng đi
đúng. Thơ ông gắn bó và hướng về cội nguồn dân gian, dân tộc, quê hương,
với đời sống dân dã thôn quê. Qua việc tìm hiểu các lớp hình tượng thời gian,
không gian, ngôn ngữ giọng điệu… tác giả nhận định: “Phong cách nghệ
thuật thơ Nguyễn Duy chân thật, thẳng thắn đến cay nghiệt mà hết sức đôn
hậu và tình tứ gồ ghề, gai góc mà hết sức dung dị đằm thắm luôn trăn trở nghĩ
suy để cho ra đời những hình ảnh độc đáo, qua đó nhìn nhận thẩm định cuộc
sống” [47].
Nghiên cứu về thơ lục bát Nguyễn Duy, Nguyễn Thị Bích Nga nhận
định: “Lục bát Nguyễn Duy mang đậm chất ca dao truyền thống song cũng rất
hiện đại. Nguyễn Duy vận dụng ca dao, phát triển ca dao truyền thống một
cách sang tạo” [44]. Qua thơ lục bát Nguyễn Duy tác giả còn khẳng định sự

bất diệt và sức hấp dẫn kì diệu của thể thơ này với độc giả nói chung và các
nhà văn, nhà phê bình nói riêng.
Đàm Thị Minh Uyên với lối tiếp cận thi pháp học đã đi sâu tìm hiểu
“Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy”. Tác giả luận văn cho rằng Nguyễn
Duy luôn trăn trở tìm tòi để có cách thể hiện mới. Tuy nhiên, xu hướng trở về
nguồn cội dân gian vẫn giữ vai trò chủ đạo. Thơ anh vì thế mà mang những
nét độc đáo khi thể hiện những hình tượng về thiên nhiên và con người.
Năm 2005 tác giả Bùi Thị Báu có công trình nghiên cứu “Thơ lục bát
qua Nguyễn Bính - Tố Hữu - Nguyễn Duy”. Đặt lục bát Nguyễn Duy trong
dòng chảy chung của lục bát dân tộc, đặc biệt trong sự tiếp nối với các nhà
thơ đi trước là Nguyễn Bính và Tố Hữu, tác giả cho rằng: lục bát Nguyễn Duy
đã củng cố thêm cho sự cách tân ở thể lục bát và đẩy các yếu tố văn tự, thanh
điệu lên một mức cao hơn. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy gây được ấn tượng
mạnh bởi nó được thể hiện ở nhiều góc độ, mạnh mẽ, bụi bặm diễn tả sát sự

8
phức tạp của đời sống hiện đại. Sự cách tân táo bạo của Nguyễn Duy đã mang
lại vẻ tươi mới, đa nghĩa, bất ngờ cho ngôn ngữ dân tộc.
Trân trọng tài năng của một con người luôn khát khao được dâng hiến
cho đời, Vũ Văn Sĩ trong bài “Nguyễn Duy người thương mến đến tận cùng
chân thật” đã nhận thấy điều đáng quý nhất của Nguyễn Duy là “anh viết về
đất nước, về nhân dân, về đồng đội, về người thân và về chính mình bằng tấm
lòng thương mến đến tận cùng chân thật” [55]. Theo tác giả bài viết Nguyễn
Duy thường nắm bắt được “cái mong manh nhưng lại vững chắc trong cuộc
đời”. Đồng thời tác giả khẳng định sự thành công của nhà thơ ở thể thơ lục
bát. Ông cho rằng nhà thơ Nguyễn Duy là người “kiên trì lục bát một cách có
hiệu quả, khai thác nguồn mạch dân gian, tập ca dao, nảy ca dao đã mở rộng
tứ thơ hoặc thiết lập tứ thơ mới để dung nạp và đồng hoá chất liệu đa dạng
tinh tế của đời sống”. Vì vậy mà đối với Nguyễn Duy “thơ trong tay anh vừa
êm ái vừa ngang ngạnh vừa quen thuộc vừa biến hoá cựa quậy. Làm thơ như

anh có thể xếp vào bậc tài tình” [55].
Cùng với tác giả kể trên, tác giả Chu Văn Sơn đã viết “Nguyễn Duy thi
sĩ thảo dân”. Đây có thể xem là bài viết tương đối công phu và toàn diện về
thơ Nguyễn Duy. Qua việc khảo sát, đánh giá nhà thơ ở nhiều góc độ, kiểu thi
sĩ, quan niệm nghệ thuật, thế giới nhân vật, quan niệm nhân sinh, quan niệm
nghệ thuật… Từ đó, Chu Văn Sơn đã nhận thấy: Nguyễn Duy là một thi sĩ
thảo dân vừa mặc áo lính, vừa làm thơ, Nguyễn Duy đã tìm vào cái vô danh
để mang về cái vô giá, đi vào cái lặng im để đem về cái giật mình sâu thẳm
tìm cái Đẹp trong cái Khổ. Tác giả bài viết cũng so sánh Nguyễn Duy với
Nguyễn Bính và cho rằng cả hai nhà thơ này đều “đi ra từ nguồn dân gian”.
Họ là một cặp bài trùng. Một đằng là “gã chân quê tiền chiến”, một đằng là
“gã chân quê đời mới”. Tác giả gọi thơ thơ lục bát là “cây đàn cũ xưa nhưng

9
là thứ của ông bà tổ tiên bao đời để lại” và Nguyễn Duy đã “nhặt lấy mang về
ôm ấp, chăn nuôi” [56; 12].
Nhìn chung các tác giả đều đánh giá cao về thơ lục bát của Nguyễn
Duy, đồng thời ở thể loại này nhà thơ đã khẳng định được một số phương
diện về nội dung và hình thức. Tuy nhiên còn ít công trình nghiên cứu dưới
góc độ thi pháp thể loại một cách hệ thống, công phu và toàn diện. Do đó, với
mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thơ lục bát Nguyễn Duy
chúng tôi chọn đề tài: “Thơ lục bát Nguyễn Duy nhìn từ thi pháp thể loại”
cho luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thống kê, phân thích các tác phẩm thơ lục bát của Nguyễn
Duy, người viết có tham vọng chỉ ra được nét đặc sắc cũng như phẩm chất tư
tưởng - thẩm mĩ đáng quý trong sáng tác của nhà thơ ở thể loại này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tìm hiểu về những đặc sắc trong thế giới hình tượng thơ Nguyễn
Duy, luận văn có nhiệm vụ: Nghiên cứu thơ lục bát Nguyễn Duy từ góc độ thi

pháp thể loại từ đó luận văn tìm hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật nhất quán
trong thơ lục bát của ông. Đồng thời chúng tôi cũng thấy được đặc điểm ngôn
ngữ cũng như giọng điệu riêng của nhà thơ trong thể loại thơ này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu thơ lục bát Nguyễn Duy, từ đó đi đến khẳng định
nét đặc sắc, sự cách tân độc đáo của nhà thơ ở thể loại thơ truyền thống này.
4.2. Phạm vi
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, người viết chỉ giới hạn nghiên cứu
những tác phẩm thơ lục bát nhìn từ thi pháp thể loại. Trong quá trình tìm hiểu,

10
chúng tôi dựa trên 10 tập thơ của tác giả. Bên cạnh đó có phân tích và so sánh
với một số nhà thơ khác như: Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn, Xuân Quỳnh …
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng là những cấu trúc phức
tạp khác với ngôn ngữ tự nhiên, các yếu tố cấu trúc của tác phẩm đều có ý
nghĩa riêng. Nếu tách những yếu tố ấy ra riêng rẽ sẽ không hiểu được tác
phẩm. Phương pháp cấu trúc hệ thống nhằm phân tích hệ thống những quan
hệ của các yếu tố tạo thành chình thể nghệ thuật. Thực tế cho thấy chủ nghĩa
cấu trúc với tư cách là một phương pháp góp phần làm cho phương pháp
nghiên cứu văn học có hiệu quả hơn.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này nhằm tìm ra những nét độc đáo của Nguyễn Duy so
với các nhà thơ khác. Đồng thời thấy được những kế thừa và cách tân trong
thơ lục bát Nguyễn Duy so với thể thơ truyền thống dân tộc.


5.3. Tiếp cận theo hướng thi pháp học

Giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy
của tác giả. Bên cạnh đó việc sử dụng các phương pháp này sẽ làm cho luận
văn có tính khoa học, hệ thống, đạt được hiệu quả cao nhất.
5.4. Phương pháp phân tích tác phẩm
Đây là phương pháp cần thiết giúp chúng tôi nhận diện đặc điểm trong
từng đơn vị nhỏ để từ đó có thể khái quát, tổng hợp, định dạng diện mạo
chung về thơ lục bát Nguyễn Duy. Phương pháp này còn được sử dụng để soi
rõ những nhận định mà người viết đưa ra trong quá trình nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của đề tài

11
Phân tích, lí giải thi pháp nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Duy. Từ đó
tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy
cũng như những quan niệm nghệ thuật của ông chi phối đến việc sáng tạo hệ
thống biểu tượng trong thơ, giọng điệu và ngôn ngữ của thi sĩ.












NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NGUYỄN DUY NHƯ MỘT HIỆN TƯỢNG LỤC BÁT

CỦA THƠ CA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Thể thơ lục bát và sự phát triển của nó trong lịch sử
1.1.1. Khái niệm thể thơ
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể thơ lục bát có vai trò đặc biệt và
có sức sống mạnh mẽ. Đây là thể thơ cách luật của dân tộc xuất hiện vào
khoảng cuối thế kỷ XV và được hoàn thiện vào thế kỷ XVIII. Đúng như tên

12
gọi của nó thơ lục bát gồm những cặp câu luân phiên kế tiếp nhau bao gồm
một câu sáu âm tiết và sau đó là đến một câu tám âm tiết. Cứ như vậy, thơ lục
bát có thể kéo dài đến hàng trăm, hàng ngàn câu (như truyện Nôm từng thịnh
hành từ thế kỷ XVIII - XIX).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì lục bát là: “Một thể thơ cách luật
mà các thể thức được tập trung thể hiện trong một khổ gồm hai dòng với số
tiếng cố định dòng sáu tiếng (câu lục) và dòng tám tiếng (câu bát)” [ 26; 190].
Theo Từ điển Tiếng Việt lục bát là “Thể văn vần mỗi cặp gồm một câu
sáu tiếng và một câu tám tiếng, liên tiếp nhau” [50; 591].
Nhìn chung, những khái niệm về thơ lục bát trên đây đã phần nào giúp
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về thể thơ lục bát để từ đó góp phần nhận
diện về thơ lục bát một cách sâu sắc và rõ ràng hơn.
Về cách hiệp vần, tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu
bát, tiếng thứ sáu câu bát vần với tiếng cuối của câu lục. Như vậy thơ lục bát
có hai vần là vần lưng và vần chân.
Về ngắt nhịp, thơ lục bát ngắt nhịp chẵn là chủ yếu, trong đó, lấy nhịp
đôi làm cơ sở.
Về thanh, thơ lục bát thường tuân theo quy tắc: tiếng thứ hai, tiếng thứ
sáu và tiếng thứ tám là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc, còn các tiếng ở
vị trí lẻ thì tự do.
Có thể nói thể thơ lục bát bám rễ sâu rộng trong đời sống văn hoá tinh

thần của người dân Việt Nam. Nếu thi ca của một dân tộc mang vẻ đẹp tâm
hồn của dân tộc đó, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt gửi gắm
vào đó nhiều nhất và sâu nhất. Nó là phương tiện hữu ích để người Việt giải
toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn.
1.1.2. Lục bát dân gian

13
Lục bát là thể thơ mang đậm bản sắc dân tộc. Nó là thể thơ được hình
thành và phát triển trong ca dao dân ca. Đó là những bài hát ru con, những lời
ngâm vịnh, những câu hò điệu lý quen thuộc mang đậm dấu ấn tâm tư, tình
cảm của người bình dân. Nó gắn bó mật thiết với những sinh hoạt hàng ngày
của người lao động. Cách gieo vần ở chữ cuối cùng của câu lục với chữ thứ
sáu của câu bát, chữ thứ tám của câu bát với chữ cuối cùng của câu lục và
cách ngắt nhịp chẵn thường để nói những tâm tư tình cảm của người dân:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Lục bát dân gian thể hiện rất tinh tế những cung bậc tình cảm yêu
thương giữa người với người bằng giọng điệu nhẹ nhàng đôi khi là giọng điệu
mang tính triết lí hay hờn dỗi. Ví dụ như :
- Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
- Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre
Ở lục bát dân gian hầu hết là nhịp chẵn :
Râu tôm/ nấu với ruột bầu,
Chồng chan/ vợ húp/ gật đầu/ khen ngon
Hay :
Hôm qua/ anh đến/ chơi nhà
Thấy mẹ nằm đất/ thấy cha nằm giường
Thấy em/ nằm đất/ anh thương

Mai về mua gỗ/ đóng giường Bình Cung
Thơ lục bát dân gian đã chiếm được cảm tình của độc giả nhờ sự giản
dị dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Thể thơ này đã góp phần không nhỏ
vào việc làm phong phú thêm cho nền văn học dân gian.

14
Trong giai đoạn này thơ lục bát còn trong tình trạng chưa thực sự hoàn
chỉnh hình hài chưa cụ thể, còn tự do và có đôi chút lỏng lẻo. Nói cách khác
lục bát được đem phục vụ cho việc diễn xướng nên còn nhiều biểu hiện hạn
chế vào lúc mô hình lục bát chưa thật định hình.
1.1.3. Lục bát trong thơ trung đại
Kế thừa truyện thơ lục bát của thế kỷ XVIII, đến giữa thế kỷ XIX hàng
loạt truyện thơ lục bát như : Truyện Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa
được viết với quy mô lớn, với những quy định khắt khe về niêm luật, về vần
và nhịp điệu. Đặc biệt đến tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã có sự thay đổi trong cách ngắt
nhịp, gieo vần.
Ở Truyện Kiều ta bắt gặp lối ngắt nhịp chẵn và lối gieo vần bằng khiến
câu thơ trở nên uyển chuyển cân đối dễ thuộc :
Trăm năm/ trong cõi/ người ta
Chữ tài/ liền với/ chữ tai/ một vần.
Ngoài ra Nguyễn Du còn mang đến sự đổi mới đầy sáng tạo qua cách
ngắt nhịp lẻ một cách linh hoạt :
Làn thu thuỷ/ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh.
Như vậy ngoài việc kế thừa nền văn học dân gian nhất là lục bát ca dao,
Nguyễn Du đã có sự sáng tạo độc đáo để đưa Truyện Kiều nên đỉnh cao của
thơ lục bát. Có thể nói chỉ đến Truyện Kiều, thể thơ bát mới đạt tới hình thức
mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã có công đánh dấu son cho sự hoàn chỉnh của
thể thơ lục bát Việt Nam.

1.1.4. Lục bát thời thơ Mới (1932-1945)

15
Trong thơ Mới (1932-1945) thể thơ lục bát đã có nhiều cách tân đa
dạng cả về nội dung biểu đạt và hình thức thể hiện. Thể lục bát chuyển dần
sang tập trung vào khả năng chính của một thể thơ ca : chức năng trữ tình.
Đầu thời thơ Mới nổi bật phải kể tới đó là cặp Tản Đà và Á Nam Trần
Tuấn Khải. Giữa thời thơ Mới là cặp Nguyễn Bính và Huy Cận đại diện cho
hai phong cách dân gian và cổ điển. Trong số những nhà thơ hồi đầu thế kỉ
XX, Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) nổi lên với những vần điệu quả thực đã làm
rung động lòng người, được lưu truyền trong đông đảo tầng lớp nhân dân lao
động bởi ngoài sự kế thừa văn học dân gian ông còn có những bước tiến mới
so với ca dao. Có thể nói trong số các nhà thơ cận hiện đại Tản Đà là nhà thơ
được dân gian hoá mạnh và sâu hơn cả.
Sau Tản Đà, giai đoạn thơ Mới xuất hiện với hầu hết những bài thơ
mang tâm trạng u buồn man mác của số đông công chúng lúc bấy giờ. Ở giai
đoạn này, Nguyễn Bính xuất hiện với một hồn thơ chứa đựng nét đẹp chân
quê và những tình cảm thiết tha sâu lắng. Kế thừa những hình ảnh của ca dao
dân ca đồng thời nhịp chẵn được phát huy một cách triệt để thơ ông đã thực
sự hấp dẫn đối với người đọc:
Nắng mưa/ là bệnh/ của trời
Tương tư/ là bệnh/ của tôi yêu nàng
Trong phong trào thơ Mới không thể không kể tới thơ lục bát của Huy
Cận. Tác giả này đã để lại dấu ấn của cái Tôi - phong cách cá nhân khi vận
dụng thi pháp ca dao để sáng tác. Có thể xem tập Lửa thiêng của Huy Cận là
thành tựu mở đầu cho dòng lục bát trí tuệ.
1.1.5. Lục bát hiện đại
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng được hiện đại hóa, con người bị
cuốn vào những lo toan, những thời cơ và cả những thách thức, hồn thơ lục
bát vẫn luôn là người bạn tâm tình sẻ chia những nỗi niềm sâu lắng. Kế tục


16
truyền thống đồng thời có những cách tân mới mẻ để phù hợp với hoàn cảnh
là một trong những đặc điểm nổi bật của thể loại thơ này. Ở giai đọan này có
thể kể tới những cây bút tiêu biểu như : Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức
Bốn, Phạm Thiên Thư Họ là những cây bút để lại nhiều dấu ấn trên văn đàn.
Thực tế đã chứng minh, sau sự vang vọng của thơ lục bát Huy Cận ít ai có
được thành công như Nguyễn Duy. Xuất hiện từ năm 1972 - 1973 khi đang
mặc áo lính với : Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Đàn bầu Nguyễn Duy đã
tạo được ấn tượng riêng bởi lối suy nghĩ táo bạo, tinh tế và có những bước đột
phá mới.
Có thể nói càng về sau lục bát càng hiện đại, tươi trẻ hơn so với thời kì
đầu. Đó là bằng chứng thể hiện sự trường tồn của thể thơ dân tộc này. Trân
trọng lục bát là một thước đo văn hoá thơ với nhà thơ Việt. Vì vậy mà lục bát
là một trong những giá trị làm nên điệu hồn của dân tộc Việt, ăn sâu vào tiềm
thức, lối sống và thói quen sinh hoạt của người Việt Nam ta. Thơ Việt Nam từ
xưa đến nay luôn là một phương tiện truyền đạt nội dung tốt nhất, đem lại
những giá trị nhận thức, giá trị thẩm mỹ cho con người. Thơ lục bát Việt Nam
đã chứng tỏ được khả năng đó trong suốt các chặng đường phát triển của
mình từ lục bát dân gian cho tới lục bát hiện đại.
1.2. Sự xuất hiện của Nguyễn Duy
1.2.1. Một vài nét về quá trình sáng tác của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguy
ễn Duy Nhuệ sinh năm 1948 tại
Thanh Hóa. Ngay từ nhỏ ông đã được bà ngoại đọc cho nghe nhiều ca dao,
hò, vè và cả những truyện Nôm khuyết danh. Những gì bà ngoại dạy cho đã
ăn sâu vào vào tiềm thức cậu bé Duy Nhuệ mà sau này là nhà thơ Nguyễn
Duy.
1.2.1.1. Giai đoạn trước khi đất nước thống nhất


17
Lên chín tuổi Nguyễn Duy đã tập tành làm thơ với những bài tả cảnh
ruộng vườn, sân trường, người thân. Những năm 1956 - 1957, thơ thiếu nhi
ngoài miềm Bắc phát triển rất mạnh và Nguyễn Duy bằng tâm hồn nhạy cảm
của mình đã bị cuốn theo phong trào đó. Năm 1957, khi đang học lớp 2,
Nguyễn Duy đã có bài thơ đầu tiên được đăng báo.
Năm 1962, thời gian học cấp 2 ở Hà Nội, Nguyễn Duy đọc thêm được
một số sách báo và cũng có lúc gửi thơ cho báo nhưng thơ không được in.
Mấy năm sau, Nguyễn Duy nhập ngũ sau đó chuyển về công tác ở Báo
Văn Nghệ. Trong những năm mặc áo lính Nguyễn Duy đã trở về với thơ lục
bát.
Trong hai năm đầu kể từ 1969, Nguyễn Duy đã sáng tác bài thơ lục bát
đầu tiên, sau này được đưa vào trường phổ thông và được nhiều thế hệ học trò
thuộc lòng. Đó là bài lục bát nổi tiếng Tre Việt Nam.
Từ 1971, nghe đài gặp Hoài Thanh bàn truyện ca dao hiện đại, trong
đầu cậu lính trẻ Nguyễn Duy nhớ mãi câu nói: “Cái gì còn tồn tại đến hôm
nay thì hiện đại”. Câu nói ấy đã góp thêm niềm tin mãnh liệt vào thể thơ lục
bát Nguyễn Duy đang làm. Nguyễn Duy sau lần ấy viết thư gửi cho Hoài
Thanh và được hồi âm ở Báo Văn Nghệ. Số tết năm 1972 thơ Nguyễn Duy
được in hai bài trên Báo Văn Nghệ. Đây là một khởi đầu khá tốt đẹp cho
Nguyễn Duy trong những ngày mới chập chững bước vào làng thơ.
Năm 1973 Nguyễn Duy đoạt giải nhất cuộc thi thơ trên Báo Văn Nghệ
với chùm thơ ba bài: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông trong
tập Cát trắng đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó thể tài năng và
vị trí xứng đáng của thơ Nguyễn Duy trong nền thơ ca chống Mĩ.
Nhìn chung giai đoạn này thơ Nguyễn Duy đã đạt được một số thành
tựu đáng kể. Có thể xem đây là bước khởi đầu đầy thuận lợi để làm nền móng
vững chắc cho những giai đoạn sáng tác sau này.

18

1.2.1.2. Giai đoạn sau khi đất nước thống nhất
Sau tập thơ đầu, tập thơ thứ hai - Tập Ánh trăng - được Nguyễn Duy
cho xuất bản năm 1984. Nếu trong tập thơ Cát trắng, Nguyễn Duy chủ yếu
tập trung vào mảng hiện thực về cuộc sống chiến đấu và tâm hồn người lính
thì đến tập Ánh trăng, đề tài được mở rộng theo chiều của không gian đất
nước và cũng được khơi sâu trong tâm thức một cá nhân. Trong khoảng mười
năm sau chiến tranh thơ ông có sự vận động cả về tư tưởng và cảm xúc. Chất
suy tư trong hoàn cảnh mới đã mang màu sắc tự vấn, hồi tưởng, triết lí đậm
hơn. Do đề tài được mở rộng nên thơ Nguyễn Duy giai đoạn này mang tính
thời sự rõ nét. Nhiều bài thơ của ông là những ghi chép, kí sự về một vùng
đất, một nét tâm trạng, một sự gặp gỡ. Nhìn chung, những bài thơ thời kỳ này
có sức ám ảnh và mang những quan niệm mới. Tuy nhiên tầm khái quát của
thơ Nguyễn Duy giai đoạn này chưa thực sự rộng lớn so với hiện thực. Điều
này ít nhiều đã được Nguyễn Duy khắc phục ở những giai đoạn sáng tác sau
này của ông.
1.2.1.3. Giai đoạn từ 1986 đến nay
Giai đoạn này Nguyễn Duy xuất bản tới 8 tập thơ (cùng nhiều tác phẩm
thuộc các thể loại khác). Điều này chứng tỏ một bút lực dồi dào, một sự sáng
tạo đang đạt tới đỉnh cao. Với tài năng và sự mẫn cảm nghệ nghiệp, Nguyễn
Duy tiếp tục những gì đã được lựa chọn từ những tập thơ trước đồng thời ông
cũng đưa vào thơ cả những bụi bặm phồn tạp của cuộc sống nơi đô thị. Tuy
nhiên những giá trị bền vững từ những nguồn sâu xa trong đời sống dân dã
vẫn được Nguyễn Duy nâng niu, chắt lọc để giữ lại trong thơ của mình. Mảng
thơ viết về quê hương, về người thân, về những kỉ niệm của ông được đông
đảo độc giả tâm đắc. Một số bài thơ mà tác giả sáng tác từ trước đó tới thời
gian này mới được công bố như bài: Đánh thức tiềm lực sáng tác tại Thành
phố Hồ Chí Minh vào 1980 - 1982 tới 1987 mới được công bố. Thơ Nguyễn

19
Duy lúc này có nhiều tập gây được chú ý và để lại nhiều ấn tượng tốt với độc

giả như tập: Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1984), Bụi (1997), Về
(1994), Vợ ơi (1995), Sáu và Tám (1994)… Có thể nói, thơ Nguyễn Duy đến
giai đoạn này đã định hình được phong cách riêng. Ông đã nhiều lần Về
đồng, Về làng, Về bến Đò Lèn đầy ắp kỉ niệm với người bà đã khuất, về với
Tuổi thơ, Tuổi học trò nhất quỷ nhì ma, rồi lại Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
nghe Ca dao vọng về để tâm hồn lắng dịu trước cuộc sống hiện tại đầy những
lo toan, tất bật.
Năm 1997 ông tuyên bố “gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập
trung vào làm lịch thơ, in thơ trên các chất liệu: tranh, tre, lứa, lá và thậm chí
cả bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và
cho ra mắt tập thơ Thiền (gồm 30 bài thơ Thiền thời Lí, Trần do ông chọn
lọc) in trên giấy dó năm 2005, có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa
và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh
minh họa của ông.
Năm 2007, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ
thuật - một giải thưởng cao quí dành cho những nghệ sĩ tài năng và chân
chính.
Cầm bút gắn bó với thơ khoảng 30 năm, Nguyễn Duy cho in 10 tập thơ
trong đó có tập Cát trắng được in trước 1975 còn lại 9 tập thơ được in sau khi
đất nước thống nhất. Nhìn khái quát trong 30 năm làm thơ của tác giả ta dễ
dàng nhận thấy rằng dù ở thời điểm nào thi thơ ông cũng đều bám chặt vào
cuộc sống ở hai thời: một là quá khứ với cội nguồn quê hương ông bà, cha
mẹ, đồng đội trong chiến tranh; một là hiện tại ngổn ngang bề bộn. Không
gian trong thơ Nguyễn Duy vừa có sự êm ả trong lành của làng quê, vừa có
cái ồn ào láo nhiệt và trật chội của phố xá. Dù ở không gian, thời gian nào thì
thơ ông cũng đều thể hiện một chiều sâu chiêm nghiệm về nhân thế từ những

20
gì dù rất đơn sơ, dân dã và bình dị. Chính đặc điểm này đã tạo nên phong cách
thơ Nguyễn Duy vừa hiện đại nhưng lại vẫn rất đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2.2. Đến với lục bát như một sự lựa chọn thể loại
Trong cuộc đời thơ của mình bất cứ nhà thơ nào cũng có thể làm thơ
lục bát. Thể loại thơ này là một thứ đặc sản đậm đà phong vị dân tộc nhiều
người là được nhưng ở mỗi người “hương vị” ấy lại được “chế biến” bằng
những bí quyết khác nhau. Thể loại lục bát có sức hút kì lạ với người làm thơ
và có cảm giác dễ viết nhưng để viết hay được thì không phải ai cũng làm
được. Trong suốt hành trình sáng tạo thơ của mình, đã có lúc Nguyễn Duy
trăn trở tìm tòi và sáng tạo đủ kiều theo những xu hướng “mô- Déc”, tân kì
những rốt cuộc những câu thơ đạt hiệu quả thẩm mĩ mạnh nhất, “Nguyễn Duy
nhất” lại chính là những câu thơ mang hương vị của gió nội hương đồng - thơ
lục bát. Là một thề thơ rất cũ nhưng qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy
người đọc không khỏi bất ngờ trước những câu lục bát biến hoá khôn lường.
Nói như ông thì “tôi chọn lục bát vì đó là cái giọng của mình”. Thơ lục bát
của ông được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa
uyển chuyển chặt chẽ. Giới phê bình đánh giá, Nguyễn Duy là người đã có
công góp phần làm mới thể thơ truyền thống. Cũng giống như những nhà thơ
trước đây, Nguyễn Duy vận dụng ca dao vào thơ rất tự nhiên, đúng chỗ. Vì
vậy mà chất dân gian luôn đậm đặc trong thơ lục bát của ông. Ông đã sử dụng
triệt để những ý tứ của ca dao khiến người đọc phải hiểu sâu sắc thêm và chú
ý tới nhiều góc cạnh được phản ánh mới. Có sự cách tân hơn Nguyễn Bính
trong việc sử dụng thể thơ truyền thống là khi viết ông thường chia câu lục ra
thành nhiều dòng :
“ Tre xanh
Xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh ?”

21
(Tre Việt Nam)
Không chỉ có vậy nhà thơ còn sử dụng rất thành công kết cấu trùng
điệp và ngôn ngữ dân gian kết hợp nhuần nhuyễn với ngôn ngữ bác học :

“Cái lưng em sụm bất ngờ
Tứ chi anh lõng thõng quơ rụng rời”
(Vợ ốm)
Nhịp lẻ trong thơ lục bát được Nguyễn Duy kế thừa nhưng không phải
dùng để diễn tả những cảnh ngộ ngang trái, éo le mà được dùng để chỉ sự trẻ
trung, khoẻ khoắn :
“Thức là ngày / ngủ là đêm”
(Bầu trời vuông)
Như vậy có thể nói rằng cũng tiếp thu lục bát của ca dao nhưng Nguyễn
Duy không rập khuôn mà vận dụng đầy sáng tạo để làm nên được “cái giọng
riêng” của mình. Gần như bài viết nào về thơ Nguyễn Duy cũng có chung một
nhận xét rằng ông thực sự có biệt tài và rất thành công ở thể loại này. Gần
đây, thơ lục bát của ông còn được chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều
luận văn thạc sĩ.






CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ
LỤC BÁT CỦA NGUYỄN DUY


2.1. Một số quan niệm về biểu tượng

22
Từ điển Tiếng Việt đã đưa ra khái niệm chung về biểu
tượng như sau: “1: Hình ảnh tượng trưng, 2: Hình thức của nhận thức cao hơn
cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động

của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [50; 66].
Trong lí luận nhận thức, biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức
cảm tính - trực quan. Nhưng biểu tượng đó mới chỉ là biểu tượng ở cấp độ
thấp giản đơn do tư duy trực quan hình ảnh đem lại. Còn một loại biểu tượng
cao hơn hẳn đó là biểu tượng của tưởng tượng. Biểu tượng này là một hình
ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của
biểu tượng. Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể khẳng định : biểu tượng
là khâu liên kết các giai đoạn nhận thức của cảm giác trực quan với tư duy
trừu tượng. Cùng với cảm giác, tri giác, biểu tượng đã tạo ra những tiền đề cơ
sở cho giai đoạn nhận thức lí tính. Nó góp phần quan trọng giúp con người
nhận thức được những thuộc tính bản chất ,tính quy luật của sự vật đem lại
những hiểu biết sâu sắc về sự vật.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán - Trần
Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)) quan niệm: “trong nghĩa rộng
biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học
nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của
lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm
lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện
một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc
đời… Loại biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc
phản ánh hiện thực trong tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của
văn học nghệ thuật” [25; 23].
Từ đó, cho ta một cách hiểu chung nhất về biểu tượng đó là hình ảnh
mang tính chất khái quát cao về bản chất của một hiện tượng. Do đó nó có ý

23
nghĩa lớn lao đối với những sáng tác của người nghệ sĩ. Họ phải luôn trăn trở
tìm tòi và sáng tạo để xây dựng được những biểu tượng độc đáo .
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì khái niệm biểu
tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và được chú ý với ý

nghĩa tượng trưng. Ranh giới giữa các hỉnh ảnh tượng trưng với tất cả các lối
diễn đạt bằng hình ảnh khác (như vật hiện, loại suy, biểu hiện, ẩn dụ…) được
phân biệt rạch ròi. Các nhà văn hóa học đã chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của
biểu tượng, phân biệt nó với dấu hiệu: Dấu hiệu là sự qui ước tùy tiện nên cái
biểu đạt và cái được biểu đạt có thể xa lạ với nhau. Ở biểu tượng nhờ có sự
tưởng tượng mà có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nhờ
vậy biểu tượng luôn rộng lớn hơn cái ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân
tạo, nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh. Nó không dừng lại ở chỗ chỉ tạo
nên những cộng hưởng mà còn giục gọi một sự biến đổi trong chiều sâu. Đặc
tính của biểu tượng là mãi mãi gợi cảm đến bất tận. Mỗi nhóm người, mỗi
thời đại sẽ có cho mình những biểu tượng đôi khi không giống nhau.
Như vậy, nếu nhìn từ góc độ văn hoá, khái niệm biểu tượng được xác
định với nhiều tầng nghĩa. Ngoài ý nghĩa miêu tả hình ảnh cảm tính vật chất
của hiện thực khách quan và ý nghĩa tượng trưng khái quát nó còn biểu hiện
chiều sâu cảm xúc, mang tính dân tộc và thời đại. Ví dụ : chùa Một Cột của
Việt Nam, Kim tự tháp của Ai Cập đều đã gợi cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ
trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu lí luận văn học của Đại học Sư
phạm Hà Nội đưa ra quan niệm “Biểu tượng là hình tượng từ ngữ có tính
chất tĩnh tại, cố định, thường xuyên như là các kí hiệu cho một hiện tượng đời
sống” [41; 88].
Theo Nguyễn Xuân Kính: “Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện
thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác

24
giả (có khi của riêng một tác giả), từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực
cư trú…” [33; 185].
Trong các tác phẩm văn học, để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen,
nghĩa biểu vật của các từ ngữ sẽ không được khai thác, ở đây chủ yếu nghĩa
biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy tác dụng.

Như vậy, nếu nhìn từ góc độ văn học khái niệm biểu tượng cũng được
xem xét ở nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng. Vì
thế có thể gọi là biểu tượng hoặc tượng trưng. Cần phân biệt biểu tượng với
ẩn dụ. Chúng giống nhau ở điểm đều biểu thị bằng những hình ảnh cảm tính
về hiện thực khách quan. Chúng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật
mà nói đến biểu tượng và ẩn dụ là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa
biểu cảm, nghĩa hàm ẩn. Tuy nhiên biểu tượng và ẩn dụ khác nhau ở chỗ biểu
tượng thường mang tính kí hiệu, tính quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh
biểu tượng lên là người đọc đã hiểu cái mà nó tượng trưng. Còn ẩn dụ tự do
hơn, nó mang dấu ấn cá nhân, biến đổi linh hoạt hơn, số lượng nhiều hơn
nhưng không bền vững bằng biểu tượng.
Tóm lại, dù được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau thì biểu tượng
luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa
nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao.

Từ việc xem xét biểu tượng ở nhiều góc độ chúng tôi đưa ra cách hiểu
của mình về biểu tượng như sau: biểu tượng không chỉ là một phương tiện tạo
hình và biểu đạt hữu hiệu mà còn là một phương tiện tư duy tạo ra nhiều tầng
ý nghĩa. Vì vậy mà nó trở thành một hình thức tư duy nghệ thuật được dùng
đắc địa trong việc xây dựng hình tượng văn học. Với tư cách là một hệ thống
tín hiệu thẩm mĩ những hình ảnh biểu tượng vừa góp phần tạo ra sự thống

25
nhất hình tượng của tác phẩm vừa thể hiện sự phong phú đa dạng của hiện
thực tác phẩm, trình độ tài năng của tác giả, vừa có khả năng vật chất hoá,
hữu hình hoá những yếu tố tinh thần của tác phẩm (quan điểm, tư tưởng, cảm
xúc ). Mỗi hình ảnh biểu tượng không chỉ miêu tả một hiện tượng đời sống
cụ thể mà đã mang tính khái quát nghệ thuật, vừa có sự tiếp nối mạch truyền
thống nhờ vào năng lực tư duy tưởng tượng của biểu tượng vừa có sự cách

tân. Chính tính chất hình thể của các biểu tượng nghệ thuật làm cho hình
tượng văn học càng trở nên sắc nét và đảm trách được nhiệm vụ nghệ thuật.
2.2. Biểu tượng trong thơ lục bát của Nguyễn Duy
Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính độc đáo và giá trị nhân
văn cho thơ lục bát Nguyễn Duy là việc tạo dựng thành công những hình ảnh
biểu tượng. Với một tư duy nghệ thuật đầy sáng tạo Nguyễn Duy đã tìm ra
những sắc thái ý nghĩa mới mẻ cho các biểu tượng tưởng chừng như đã quen
thuộc trong thơ ca truyền thống. Biểu tượng trong thơ lục bát của ông có
những nét đặc thù mang tính hệ thống xuyên suốt các yếu tố nội dung và hình
thức tác phẩm.
2.3. Biểu tượng thiên nhiên
Thi sĩ vốn đa tình. Có lẽ vì vậy mà từ bao đời nay thiên nhiên luôn luôn
là suối nguồn gợi nhiều cảm xúc đối với thi nhân. Ở mỗi người vẻ đẹp của nó
lại được cảm nhận từ những góc độ khác nhau. Chính vì vậy mà khi đi vào
văn học nói chung và thơ ca nói riêng thiên nhiên hiện lên luôn sinh động, hấp
dẫn bởi sự đa dạng nhiều vẻ của nó. Đã biết bao thế hệ độc giả không khỏi
xúc động khi gặp những hình ảnh thiên nhiên như: “Đường vô xứ nghệ quanh
quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” hay “Cỏ non xanh rợn chân
trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Nguyễn Duy cũng không nằm
ngoài qui luật “tức cảnh sinh tình” ấy. Thiên nhiên trong thơ lục bát của
Nguyễn Duy vì thế không chỉ đẹp bằng vẻ đẹp vốn có của nó mà cao hơn cả

×