Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường nước tại xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.79 KB, 66 trang )


ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM





Hoàng Thị Phơng


Tên đề tài:

Đánh giá ảnh hởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản
và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trờng nớc
tại xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh



KhóA LUậN tốt nghiệp đại học
















Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi tr-ờng
Khoa : Môi tr-ờng
Khoá học : 2010 - 2014



Thái Nguyên, 2014

ĐạI HọC THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM





Hoàng Thị Phơng


Tên đề tài:

Đánh giá ảnh hởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản
và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trờng nớc
tại xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh




KhóA LUậN tốt nghiệp đại học









Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trờng
Khoa : Môi trờng
Lớp : 42B - KHMT

Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hớng dẫn : ThS. Nguyễn Duy Hải



Thái Nguyên, 2014

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình biến những kiến thức đã học trên giảng
đường thành những hoạt động thực tế, đồng thời củng cố, trau dồi thêm
những lý thuyết học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng hoàn
thiện nghiệp vụ chuyên môn của mình. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản

và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường nước tại xã Sông
Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường và các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
ThS. Nguyễn Duy Hải người đã trưc tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em một cách
tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Đồng thời em xin chân
thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Quảng Yên, Quảng Ninh đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu thập
thông tin, tài liệu nghiên cứu làm khóa luận.
Vì năng lực bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận của em không
thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của thầy, cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 5 năm 2014.
Sinh viên


Hoàng Thị Phương


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau 7

Bảng 4.1. Phân phối hệ thống thủy lợi của các xã 25

Bảng 4.2. Danh mục các trạm hạ thế 28


Bảng 4.3. Bảng phân phối đất nông nghiệp 31

Bảng 4.4. Số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã (năm 2013) 31

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cấp vào ao nuôi trồng thủy sản 33

Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản 35

Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản 37



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu vô cơ và hữu cơ của nước nuôi trồng thủy
sản với QCVN 08: 2008 39

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu kim loại nặng của nước nuôi trồng thủy sản với
QCVN 08: 2008 39

Hình 4.3. Mô hình xử lý nước bằng phương pháp cánh đồng tưới 45

Hình 4.4. Mô hình xử lý nước bằng hồ sinh học 46


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

COD : Nhu cầu oxy hóa học
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DO : Hàm lượng oxy hòa tan
GTVT : Giao thông vận tải
HTX : Hợp tác xã
KCN : Khu công nghiệp
KHKT& SX : Khoa học kĩ thuật và sản xuất
NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ - TTg : Quyết định - Thủ tướng
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS : Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
THCS : Trung học cơ sở
TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
VAC : Vườn ao chuồng

MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU
1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài. 1

1.2. Mục đích nghiên cứu. 2

1.3. Yêu cầu của đề tài. 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài. 3


1.4.1. Ý nghĩa trong học tập. 3

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. 3

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 4

2.1.1. Một số khái niệm. 4

2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước. 4

2.2. Cơ sở pháp lý. 9

2.2.1. Một số văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường nước. 9

2.2.2. Các TCVN, QCVN. 9

2.3. Cơ sở thực tiễn. 11

2.3.1. Khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản. 11

2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác nuôi trồng thủy sản ở Việt
Nam. 14

2.3.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. 15

2.3.4. Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản 16


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 18

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 18

3.3. Nội dung nghiên cứu. 18

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Sông Khoai, thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 18

3.3.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã. 18

3.3.3. Đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã. 18


3.3.4. Đánh giá những nguyên nhân và tác động gây ô nhiễm đến môi trường nước. 18

3.3.5. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động nuôi
trồng thủy sản đến môi trường nước. 18

3.4. Phương pháp nghiên cứu. 18

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu. 18

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa. 19

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản. 19


3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 19

3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. 20

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
21

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội. 21

4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 21

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 23

4.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh. 28

4.2.1. Quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. 28

4.2.2. Công tác nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã. 30

4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã 32

4.3.1. Đánh giá môi trường nước cấp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn xã 32

4.3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn xã 34

4.3.3. Đánh giá môi trường nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. 36


4.3.4. Đánh giá sự biến động của một số thông số quan trắc nước trong môi
trường nuôi trồng thủy sản. 38

4.4. Đánh giá những nguyên nhân và tác động gây ô nhiễm đến môi trường nước. 40

4.4.1. Do thiếu quy hoạch. 40

4.4.2. Do thức ăn: 40

4.4.3. Do sử dụng thuốc và hóa chất. 41

4.4.4. Do chất thải phát sinh trong ao. 41


4.5. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động nuôi
trồng thủy sản đến môi trường nước. 42

4.5.1. Giải pháp quản lý, chính sách. 42

4.5.2. Giải pháp về công nghệ 42

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
48

5.1. Kết luận. 48

5.2. Kiến nghị. 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
“Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” câu tục ngữ trên đã cho
thấy tầm quan trọng của nghề nuôi trồng thủy sản trên đất nước ta. Đây là
nghề mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều và tương đối hiệu quả đối với đất nước
có các điều kiện thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như ở
Việt Nam. Nhờ việc phát triển nuôi trồng thủy sản mà một số nơi đã xóa đói
giảm nghèo, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống cho
nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản cũng mang lại một số mặt tiêu cực đáng chú ý.Với tốc độ phát
triển nhanh, tự phát, không theo quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản đang
tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm đến môi trường, dịch bệnh và vệ sinh thực
phẩm. Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm thuốc, hoá chất được dùng rộng
rãi trong nuôi trồng thuỷ sản như: Thuốc diệt nấm, thuốc khử trùng, thuốc diệt
tảo, thuốc diệt ký sinh trùng,… Những hoá chất trên nếu sử dụng đúng có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ động vật thuỷ sản, nhưng khi lạm
dụng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, gây rủi do cho người lao động,
tồn dư các chất độc trong sản phẩm thuỷ sản gây hại cho người tiêu dùng, làm
giảm giá trị thương phẩm, tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc làm giảm hiệu
quả trong điều trị bệnh và hơn nữa còn làm tồn dư trong nước gây ô nhiễm
nguồn nước. Ngoài ra việc nuôi trồng thủy sản lẻ tẻ, tự phát ở các hộ gia đình
khiến cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nuôi trồng thủy sản không đảm
bảo như chưa có các đường kênh rãnh dẫn và xả nước từ ao ra ngoài mà xả
trực tiếp ra đồng ruộng hoặc xả vào kênh rãnh dẫn nước chung ảnh hưởng đến

những hộ nuôi trồng khác và ảnh hưởng cả đến nguồn nước mặt chung, hay
đường xá đi lại không thuận lợi cũng như thị trường tiêu thụ không được đảm
bảo. Hơn nữa các chất thải từ việc nuôi trồng thủy sản như hóa chất cải tạo
ao, hồ, đầm,… hay xác chết của thủy sản cũng không được xử lý mà thải trực
tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nước.
2
Xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cũng có điều kiện
lý tưởng để nuôi trồng thủy sản và nghề này đang được phát triển mạnh mẽ
trên địa bàn xã. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh không theo quy hoạch cũng
đang là vấn đề cấp thiết đe dọa đến môi trường nước trên địa bàn xã.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường
và Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - trường Đai học Nông Lâm Thái Nguyên
cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Nguyễn Duy Hải, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi trồng thủy sản và
đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường nước tại xã Sông
Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu công tác nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Sông Khoai, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá các tác động từ hoạt động nuôi trồng thủy sản tới môi trường
nước.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nhằm cải
thiện môi trường nước.
1.3. Yêu cầu của đề tài.
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. Phản ánh
đúng hiện trạng hiện trạng môi trường nước tại địa phương. Đảm bảo những
kiến nghị, đề xuất có tính khả thi và phù hợp với yêu cầu ở địa phương.
3
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập.

- Qua quá trình thực hiện đề tài có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm
có ích khi ra trường. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Là báo cáo tốt nghiệp cho sinh viên.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước. Xác định mức độ ô nhiễm và
mức ảnh hưởng của chúng đến môi trường nước. Giúp người dân thấy được
hiện trạng môi trường nước đang bị ô nhiễm từ đó nâng cao ý thức, trách
nhiệm của mình đối với môi trường xung quanh.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1. Một số khái niệm.
2.1.1.1. Khái niệm môi trường.
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005, của nước CHXHCN Việt Nam thì
môi trường được khái niệm như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ trực tiếp với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên”. [11]
2.1.1.2. Khái niệm nguồn nước.
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng
chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [12]
2.1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho phép gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật. [12]

2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước.
2.1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý.
a. Độ pH.
Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H
+
trong nước, pH
được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước và được
tính bằng công thức: pH = - log [H
+
]. pH là một chỉ số quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành
phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat, ) các quá
trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định
phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc phương
pháp chuẩn độ.
5
b. Nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa
xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh,
vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm. Nhiệt độ cần được xác định tại
chỗ (nơi lấy mẫu).
c. Màu sắc.
Nước nguyên chất không có màu, màu sắc được tạo nên bởi các tạp
chất trong nước (thường là do nước hữu cơ), một số ion vô cơ một số loài
thủy sinh vật, Màu sắc mang tính chất cảm quan, các hợp chất hữu cơ có
màu trong nước cũng có thể tác dụng với clo tạo ra một số sản phẩm độc như
cloroform,
d. Độ đục.
Độ đục là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của nước
có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến

những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn cát, các vi
sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: Vô cơ, hữu cơ.
- Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao.
- Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín.
- Khử trùng ảnh hưởng đến độ đục.
Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1mg SO
2
/l = 1 đơn vị độ đục.
Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU.
Đo bằng trực quan, đơn vị: JTU.
e. Tổng hàm lượng chất rắn (TS).
Các chất rắn trong nước có thể là chất tan hay không tan. Các chất
này bao gồm cả các chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng chất
rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi
một lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105
0
C cho tới khi khối
lượng không đổi (mg/l).
f. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS).
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (TSS) là lượng khô của phần
chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít nước mẫu qua phễu
6
lọc sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 105
0
C cho đến khi khối lượng
không đổi (mg/l).
g. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS).
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả
chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (TDS) là lượng khô

của phần dung dịch khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc có sợi thủy tinh sau
đó sấy khô ở nhiệt độ 105
0
C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/l).
2.1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học.
a. Hàm lượng oxigen hòa tan (DO).
Khái niệm: Là lượng oxi có trong nước được tính bằng mg/l hay % bão
hòa dựa vào nhiệt độ. Oxi trong mặt nước dao động từ 0 mg/l đến 15 mg/l ở
điều kiện nước đóng băng.
Các dòng sông hồ có hàm lượng DO cao, có nhiều loài sinh vật sinh
sống trong đó. Khi DO trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trưởng của
động vật thủy sinh, thậm chí biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số
loài nếu DO giảm đột ngột. [1]
Hàm lượng DO trong nước phù thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt
độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật,
Hàm lượng DO có mối quan hệ mật thiết đến các thông số như COD,
BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân
hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí, còn nếu hàm lượng DO
thấp, thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra
theo hướng hiếm khí.
b. Nhu cầu oxigen hóa học (COD).
Khái niệm: Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân
hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Trong môi trường nước, khi quá
trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxi
hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền vững
như CO
2
, CO
3
2-

, SO
4
2-
, PO
4
2-
và NO
3
-
.
7
COD giúp đánh giá được chất lượng hữu cơ trong nước có thể bị oxi
hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước), việc
xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (chỉ mất khoảng 10 phút nếu
xác định bằng phương pháp permanganat).
c. Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD).
Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD): Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn
có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là
một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Trong môi trường
nước, khi các quá trình oxi hóa sinh xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen
hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm
vô cơ.
Bảng 2.1. Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau
Nồng độ BOD (ppm) Chất lượng
1 - 2 Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ
3 - 5 Tương đối sạch
6 - 9 Hơi ô nhiễm
10
+
Rất ô nhiễm

(Nguồn: PGS.TS. Trương Quốc Phú - PGS.TS. Vũ Ngọc Út, 2011) [13]
d. Amoniac (NH
3
):
Amoniac là sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất chứa nito trong
nước tự nhiên, do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Amoniac rất độc với
cá và động vật thủy sinh. Vì vậy, nó cần được giám sát chặt chẽ trong các ao
hồ thả cá.
Khi nước có pH thấp amoniac chuyển sang dạng muối amoni (NH
4
+
).
Với sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat theo phương trình:
NH
4
+
+ 2O
2
→ NO
3
-
+ H
2
O +2H
+
[1]
e. Nitrat (NO
3
-
).

Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự
nhiên, do việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy các hợp chất chứa nito
trong nước cống và nước thải cống. [1]
8
f. Kim loại nặng.
Kim loại nặng có trong nước do nhiều nguyên nhân: Quá trình hòa tan
các loại khoáng sản, các thành phần có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong
các công trình xây dựng. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi các
hạt sét, phù sa lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống
làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cao hơn nước rất
nhiều. [1]
2.1.2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật.
a. E.coli.
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo
và các loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loài vi sinh vật trong nước
có thể vô hại hoặc có hại, nhóm có hại bao gồm các loài vi trùng gây bệnh,
các loại rong, rêu, tảo, nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước trước
khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả, thường khó xác
định chủng loại. Trong chất thải của người và động vật luôn có vi khuẩn
E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ
nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và
như vậy có năng làm tồn tại các nguồn gây bệnh khác. Số lượng E.coli nhiều
hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Đặc tính của vi khuẩn E.coli là khả năng tồn tại cao hơn các loài vi
khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, trong nước không
phát hiện E.coli chứng tỏ các loài vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt. Mặt
khác việc xác định số lượng E.coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại
vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ
nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước.

b. Coliform.
Coliform là các vi khuẩn ở nhiệt độ 30
0
C tạo thành các vi khuẩn lạc đặc
trưng và có thể lên men lactoza kèm theo sự sinh hơi trong các điều kiện thao
tác (theo TCVN 6262-1: 1997).
9
Coliform là những trực khuẩn Gram âm không sinh bào tử, hiếu khí
hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh axit hoặc sinh hơi ở 37
0
C

trong 24 - 48h. Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người và
động vật. Coliform được coi là nhóm vi sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện
của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để
chỉ thị khả năng của hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác.
2.2. Cơ sở pháp lý.
2.2.1. Một số văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường nước.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
26/12/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định 102/2008/NĐ - CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính
phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và
môi trường.
- Thông tư 33/2011/TT-BNNPTNT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về vệ sinh thú y.
- Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài

nguyên và môi trường về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quyết định số 16/2007/QĐ - TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài
nguyên môi trường quốc gia năm 2020.
- Chỉ thị số 02/2004/CT - BTNMT ngày 02/06/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên
nước dưới đất.
2.2.2. Các TCVN, QCVN.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667 - 4:1987): Chất lượng nước - Lấy mẫu,
hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
10
- TCVN 6001-1: 2008: Chất lượng nước. Xác định nhu cầu oxy hóa sau
n ngày (BOD
n
) - Phần1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ xung
allylthiourea.
- TCVN 6625 - 2000 (ISO 11923 - 1997) - Chất lượng nước - Xác định
chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
- TCVN 6491 - 1999 (ISO 6060 - 1989) - Chất lượng nước - Xác định
nhu cầu oxy hoá học.
- TCVN 5499:1995: Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương
pháp Winkler.
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664 - 1984). Chất lượng nước - Xác định
amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
- TCVN 6494 - 1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua,
Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan bằng sắc ký
lỏng ion.
- TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) - Chất lượng nước - Xác định
sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin.
- TCVN 6193 - 1996 (ISO 8288 - 1986) - Chất lượng nước - Xác định

coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ
nguyên tử ngọn lửa.
- TCVN 6187 - 1- 1996 (ISO 9308 - 1- 1990) Chất lượng nước - Phát
hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia
coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.
- TCVN 5945:2005. Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 6772:2000. Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô
nhiễm cho phép.
- TCVN 6981:2001. Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- TCVN 6983:2001. Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí
dưới nước.
11
- QCVN 08:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 38:2011/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
- QCVN 39:2011/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dùng cho tưới tiêu.
2.3. Cơ sở thực tiễn.
2.3.1. Khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản.
2.3.1.1. Khái quát về hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam.
a. Thế giới.
Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, nuôi trồng thủy sản được coi là
ngành sản xuất có tốc độ phát triển nhanh nhất, cung cấp phần lớn protein
động vật cho con người và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng
thủy sản toàn cầu, từ 20,9% năm 1995 lên đến 32,4% năm 2005 và 40,3%
năm 2010. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng rãi ở nhiều nước với khoảng
600 loài được nuôi bằng nhiều hình thức nuôi khác nhau trong tất cả các môi

trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, đã đóng góp phần lớn vào sản lượng
thủy sản toàn cầu. Năm 2010 nuôi trồng thủy sản thế giới đạt 59,9 triệu tấn,
tương đương 119 tỷ USD, sản lượng tăng 7,5% so với 55,7 triệu tấn năm
2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1980 - 2010 8,8 % /năm.
Trong ba thập kỷ qua (1980 - 2010), sản lượng nuôi trồng thủy sản thế
giới đã tăng gần 12 lần, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,8%.
Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt 10,8% trong những năm
1980 và 9,5% năm 1990. Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, từ 20,9% năm 1995 lên đến
32,4% năm 2005 và 40,3% năm 2010. Lượng thủy sản từ nuôi trồng thủy sản
cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của con người là 47% năm 2010 so với mức
9% năm 1980.
Các điều kiện về kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường đã ảnh hưởng
không nhỏ tới sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới. Những năm gần đây,
dịch bệnh đã ảnh hưởng tới việc nuôi cá hồi Alantic tại Chilê, nuôi hầu ở châu
12
Âu và tôm biển nuôi ở một số nước châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, làm cho
sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các nước này giảm sút. Bên cạnh đó, nhiều
nước bị tổn thất nặng nề về sản lượng nuôi trồng thủy sản do thảm họa tự
nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão nhiện đới, Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm
ngày càng đe dọa đến việc sản xuất thủy sản của một số nước công nghiệp
mới và các vùng phát triển đô thị hóa. Trong năm 2010, Trung Quốc đã thiệt
hại 1,7 tấn, trị giá 3,3 triệu đô; trong đó, thiệt hại do dịch bệnh là 295.000 tấn,
do thảm họa thiên nhiên là 1,2 triệu tấn và do ô nhiễm nguồn nước là 123.000
tấn. [7]
b.Ở Việt Nam.
- Việt Nam với những điều kiện thuận lợi đề phát triển nghề nuôi trồng
thủy sản như có đường bờ biển dài 3.260 km, đường bờ biển ăn sâu vào đất
liền tạo nên những khu đầm phá, vịnh và các khu đất trũng nên ngay từ thời
xa xưa nghề nuôi trồng thủy sản đã được biết đến và đang ngày càng phát

triển mạnh mẽ mang lại những lợi kinh kinh tế to lớn cho người nông dân.
- Sản lượng thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt 4,5 triệu tấn, gấp trên
6 lần so với năm 1980 trong đó từ nuôi trồng thủy sản là 2,45 triệu tấn gấp
hơn 12 lần so với 1980 và gấp 4,8 lần so với năm 1999. Tốc độ tăng trưởng
trung bình sản lượng nuôi trồng thủy sản trong 10 năm qua đạt 19,38%/ năm.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2008 đạt 4,5 tỉ USD, đứng thứ tư trong
những ngành hàng có xuất khẩu cao nhất cả nước.
- Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: Nuôi trồng thủy sản nước
mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng
chủ yếu như: Tôm các loại sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng
- Vùng ven biển Nam Trung Bộ: Nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt
nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: Cá rô phi, tôm các loại
-Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà
Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ
chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại
Vùng ven biển ĐBSCL: Gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng
Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
13
Mau, Kiên Giang,… Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động
nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra -
ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển. [15]
2.3.1.2.Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh và thị xã Quảng Yên.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều đối tượng thủy sản
được người ngư dân đưa vào nuôi trồng. Trong đó phải kể đến các loài: Hầu
biển, các loại cá, tôm, tu hài, ngao, ốc… Nhìn chung các loài này đều thích
hợp với điều kiện khí hậu và môi trường nước biển tại Quảng Ninh, do vậy,
tổng sản lượng thủy sản năm 2012 trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước
mặn, lợ trên địa bàn tỉnh đạt trên 24.000 tấn, chiếm gần 27% sản lượng thủy
sản của toàn tỉnh trong năm 2012.
- Năm 2012 trên địa bàn thị xã Quảng Yên đã đưa vào thả nuôi 7.102 ha

thuỷ sản các loại, đạt 100% so với kế hoạch, trong đó nuôi nước mặn, lợ
6.159 ha; nuôi nước ngọt 805 ha. Diện tích nuôi công nghiệp là 175 ha, đạt
94,6% so với kế hoạch, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Riêng diện tích nuôi tôm
thâm canh là 171 ha, nuôi cá rô phi đơn tính là 4 ha. Tổng số giống tôm, cá đã
thả là 356 triệu con giống, trong đó: Tôm giống 356 triệu con, cá giống 20
triệu con, tập trung chủ yếu là trong nước ngọt và một số đầm nuôi nước lợ
quảng canh cải tiến. Cua biển giống thả vụ xuân hè là 8 triệu con, vụ 2 ước
thả là 5 triệu con.
Cùng với đó, trên địa bàn thị xã đã triển khai 2 dự án ứng dụng khoa
học và công nghệ nuôi thử nghiệm cá hồng đỏ và cá sủ đất ở 3 ao, của 3 hộ
thuộc vùng dự án Đông Yên Hưng do Ban Quản lý dự án Thuỷ sản Đông Yên
Hưng thực hiện bằng nguồn vốn khoa học và công nghệ. Nhiều mô hình phát
triển thuỷ sản được triển khai thực hiện như: Dự án xây dựng tiểu vùng nuôi
cá rô phi đơn tính tại xã Đông Mai (do Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản - Sở
NN&PTNT thực hiện); mô hình nuôi tôm he chân trắng, cua biển (do Trung
tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện); đề tài nuôi cá thác lác cườm
và cá rô đầu vuông (do Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh
thực hiện), mô hình nuôi cá rô phi đen Thái Lan (do Trạm Khuyến nông thị xã
thực hiện).[19]
14
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam.
2.3.2.1. Những thuận lợi.
- Nguồn nước mặt: Nước ta rất phong phú về diện tích nuôi trồng thủy
sản nước ngọt, lợ. Diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng dựa vào nuôi trồng
thủy sản khoảng 761.138 ha bao gồm vùng triều là 635.383 ha, có vịnh là
125.755 ha. Hệ thống sông ngòi, kệnh rạch của Việt Nam rất đa dạng và
chằng chịt, có 15 con sông với diện tích lưu vực từ 300km
2
trở lên. Riêng

sông Mê Kông có lượng dòng chảy hàng năm trên 500 tỷ m
2
.
- Giống loài thủy sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Cá nước
ngọt có 544 loài trong đó có 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Cá nước lợ, mặn 186
loài, một số có giá trị kinh tế như: Cá song, các tráp, cá vược, cá măng, cá
cam,…Tôm có 16 loài gồm các loại như: Tôm sú, tôm lót, tôm hùm bông,…
- Điều kiện thời tiết: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, lượng mưa
trung bình hằng năm lớn từ 1500 - 2400mm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của nhiều loài đặc biệt là thủy sản nước ngọt. Khí hậu Việt Nam có
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô tạo ra những dòng di cư của các loài
thủy sản, đảm bảo sự đa dang và sự giao lưu giống giữa các vùng. Chế độ
thủy triều và bán nhật triều tạo nên nhiều đầm phá thích hợp để nuôi trồng
thủy sản giá trị cao đặc biệt là tôm. [15]
2.3.2.2. Những khó khăn.
- Nước ta nằm sát biển nên thường xuyên phải hứng chịu những cơn
bão lớn từ ngoài biển vào đất liền. Những cơn bão đó là nguyên nhân chính
làm tổn thất rất nhiều đầm phá, bè nổi của người nông dân. Sau mỗi cơn bão
thiệt hại về nuôi trồng thủy sản thường rất lớn. Ví dụ như cơn bão số 14 năm
2013 đã gây cho thị xã Quảng Yên thiệt hại là 187 ha đầm nuôi trồng thủy sản
bị ảnh hưởng; trong đó có 160 ha diện tích nuôi hà sú và 6 bè nuôi hầu bị trôi
dạt. [19]
- Do công tác nuôi trồng thủy sản ở nhiều nơi vẫn chưa có quy hoạch cụ
thể, rõ ràng nên, việc nuôi trồng vẫn diễn ra tự phát, lẻ tẻ gây khó khăn cho
công tác quản lý cũng như năng suất không cao.
15
- Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nền
công nghiệp phát triển khá mạnh và thải ra môi trường rất nhiều chất độc hại.
Những chất này thường được thải ra sông, suối, ao, hồ đã gây chết hàng loại
các loại thủy sản tự nhiên cũng như nuôi trồng.

- Người nông dân thường lạm dụng quá mức các loại thức ăn, hóa chất
hay các loại thuốc phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản nên gây ô nhiễm chính
nguồn nước nuôi trồng.
2.3.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động nuôi trồng
thủy sản.
2.3.3.1. Trên thế giới.
Ước tính mỗi năm, ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới đã thải
ra môi trường xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hưu cơ gần như chưa
được xử lý [7]. Mầm bệnh từ các ao nuôi trồng cũng đã đi theo nguồn thải này
ra hệ thống kênh rạch làm chất lượng nhiều vũng nước suy giảm nặng nề.
Cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, để đáp ứng cho
xuất khẩu và tiêu dùng, người nuôi thường thả giống với mật độ quá dày
trong khi không có các biện pháp xử lý môi trường sẽ dẫn đến giảm lượng
oxy hòa tan, tăng các chất mùn hữu cơ gây nên hiện tượng thối ao. Môi
trường nước không được xử lý sinh ra các khí độc như CH
4
, H
2
S, CO
2
,… làm
cho thủy sản bị ngộ độc chết hàng loạt gây ô nhiễm cho nguồn nước và môi
trường xung quanh.
2.3.3.2. Ở Việt Nam.
- Kết quả điều tra nghiên cứu những năm gần đây của Viện nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 cho thấy hàm lượng BOD, COD, NO
2
, trong
nước của những thuỷ vực đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với đời
sống thuỷ sinh vật. [18]

- Do thiếu quy hoạch, nuôi trồng thủy sản ven biển phát triển khá tự
phát và ồ ạt, quy mô và phương thức nuôi cũng rất đa dạng, chủ yếu vẫn là
quảng canh, tăng cường mở rộng diện tích. Cho nên đã phá hủy phần lớn các
nơi cư trú của các loài ở vùng ven biển, thu hẹp không gian vùng ven biển và
đẩy môi trường vào tình trạng khắc nghiệt hơn về mặt sinh thái, tăng rủi ro
16
bệnh dịch cho vật nuôi do thiếu các yếu tố có vai trò điều hòa và điều chỉnh
môi trường. [15]
- Nuôi trồng thủy sản ven biển tăng nhanh dẫn đến nguồn giống tự
nhiên của một số loài cá giống kinh tế cư trú ở các rạn san hô bị đối tượng
nuôi lồng bè khai thác cạn kiệt. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng duy
trì nguồn lợi tự nhiên của các hệ sinh thái đặc hữu và ảnh hưởng tới khả năng
khai thác hải sản tự nhiên của vùng biển. [15]
- Việc thiết kế, xây dựng đầm ao nuôi trồng thủy sản ở vùng cửa sông
ven biển dẫn đến những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ
muối, lắng đọng trầm tích và xói lở bờ biển. Một số hoạt động của nghề nuôi
trồng thủy sản không dựa trên các căn cứ khoa học đã tác động xấu đến nguồn
giống thiên nhiên (cá, tôm hùm, cua), làm giảm sức sản xuất tự nhiên và mất
tính đa dạng sinh học.
-Tại một số khu vực nuôi tôm, cá tập trung (trong đó có nuôi trên cát),
do việc xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất độc vi sinh vật (cả mầm
bệnh) và các chất sinh hoạt bừa bãi làm cho môi trường suy thoái, bùng nổ
dịch bệnh (bệnh tôm năm 1993 - 1994) và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế
cũng như về điều kiện môi trường sinh thái. [4]
- Lạm dụng nước ngầm để nuôi tôm trên cát, không tuân thủ luật tài
nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở vùng cát ven biển miền
Trung. Hậu quả lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô
nhiễm biển và nước ngầm, gây mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích
rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát. [10]
2.3.4. Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản

2.3.4.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật.
Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một
số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ
vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân
huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nuôi trồng thủy
sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa.
Có thể phân phương pháp này thành hai loại:

×