Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và những giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THÁI VĂN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG BẮC GIANG - TỈNH BẮC GIANG’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014




Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NGUYỄN THÁI VĂN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG BẮC GIANG - TỈNH BẮC GIANG’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Đình Nghiêm




Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn Th.S Hà
Đình Nghiêm, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trường và những giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xi măng
Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang’’.
Để hoàn thành được khóa luận của mình, em đã nhận được sự hướng

dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Hà Đình Nghiêm và sự giúp đỡ của toàn thể
cán bộ, công nhân công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S Hà
Đình Nghiêm người hướng dẫn đề tài cùng toàn thể các thầy cô ,cán bộ khoa Môi
trường, các thầy cô hướng dẫn phân tích tại phòng phân tích khoa Môi trường.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể cán bộ, công nhân công ty Cổ
phần xi măng Bắc Giang, bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình
đã động viên khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng
như hoàn thành khóa luận của mình.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do kinh nghiệm và
kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và khiến
khuyết em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa./
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2014


Sinh viên



Nguyễn Thái Văn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

3 BYT Bộ y tế
4 CO
2
Cacbon đioxit
5 CO Cacbon monoxit
6 COD Nhu cầu oxi hóa học
7 CTNH Chất thải nguy hại
8 DO Hàm lượng oxi hòa tan trong nước
9 HF Hydro florua
10 Kphd Không phát hiện được
11 NO
2
Niơ đioxit
12 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
13 QLMT Quản lý môi trường
14 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
15 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 TN&MT Tài nguyên và Môi trường
18 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
19 UBND Uủy ban nhân dân
20 WHO World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu xi măng giai đoạn 1997
- 2007 11

Bảng 4.1. Trị số áp suất gió 29


Bảng 4.2. Bố trí nhân lực của Nhà máy 32

Bảng 4.3. Thông số kĩ thuật bộ lọc túi tại thiết bị làm lạnh clinker 36

Bảng 4.4. Thông số kỹ thuật thiết bị lọc bụi tĩnh điện tại lò nung clinker 37

Bảng 4.5. Các nguồn gây ô nhiễm và các thiết bị xử lý ô nhiễm bụi trong dự
án mở rộng chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay tại Nhà máy xi
măng Hương Sơn 37

Bảng 4.6. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh công ty cổ
phần xi măng Bắc Giang quý VI năm 2013 tại địa điểm 1 39

Bảng 4.7. Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh công ty cổ
phần xi măng Bắc Giang quý VI năm 2013 tại địa điểm 2 40

Bảng 4.8. Kết quả phân tích môi trường không khí trong công ty cổ phần xi
măng Bắc Giang quý IV năm 2013 tại địa điểm 1 43

Bảng 4.9. Kết quả phân tích môi trường không khí trong công ty cổ phần xi
măng Bắc Giang quý IV năm 2013 tại địa điểm 2 44

Bảng 4.10. Kết quả phân tích môi trường không khí trong công ty cổ phần xi
măng Bắc Giang quý IV năm 2013 tại địa điểm 3 45

Bảng 4.11. Danh mục các hạng mục trong hệ thống xử lý nước thải 49

Bảng 4.12. Kết quả phân tích mẫu nước mặt (M6- nước cấp cho sản xuất)
của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 50


Bảng 4.13. Kết quả phân tích mẫu nước sản xuất thải ra môi trường M7 của
công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 52

Bảng 4.14. Kết quả phân tích mẫu nước sản xuất thải ra môi trường M10 của
công ty Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quý I năm 2014 53


Bảng 4.15. Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt khu văn phòng M8 của
công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 55

Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt(M9- Nhà ăn ca công
nhân) của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 57

Bảng 4.17. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại công ty cổ phần xi măng
Bắc Giang trong 6 tháng cuối năm 2012 58

Bảng 4.18. Thống kê về phát sinh và quản lý CTNH tại Nhà máy xi măng
Bắc Giang trong 6 tháng cuối năm 2012 59

Bảng 4.19. Kết quả điều tra người dân xung quanh nhà máy xi măng Bắc
Giang. 64



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng cung cấp cho thị trường và doanh thu từ năm
1995- 2007 của Tổng công ty xi măng Việt Nam 14


Hình 2.2. Biểu đồ thị phần tiêu thụ xi măng ở Việt Nam năm 2008 14

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện thị trường tiêu thụ xi măng năm 2010 15

Hình 4.1. Vị trí công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 26

trong huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang 26

Hình 4.2. Sơ đồ khối dây truyền công nghệ sản xuất của nhà máy 35

Hình 4.3. Biểu đồ kết quả phân tích hàm lượng bụi lơ lửng xung quanh công
ty cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 tại địa điểm 1 và 2 42
Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích hàm lượng bụi lơ lửng trong công ty cổ
phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 tại địa điểm 1,2,3……… …… 47
Hình 4.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 49

Hình 4.6. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước mặt cấp cho sản xuất Của
công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang quý VI năm 2013 51

Hình 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước sản xuất thải ra môi trường M7 của
công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang 53

Hình 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước sản xuất thải ra môi trường M10 của
công ty cổ phần xi măng Bắc giang quý I năm 2014 54

Hình 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước sinh hoạt khu văn phòng M8 56

công ty Cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 56

Hình 4.10. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt của công ty

Cổ phần xi măng Bắc Giang quý IV năm 2013 58

ô nhiễm môi trường công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 64

Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường nước thải công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 65

Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % người dân đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường chất thải rắn công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 66


MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường 4
2.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 5
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm đất 5
2.1.4. Khái niệm về ô nhiễm nước 6
2.1.5. Khái niệm về ô nhiễm không khí 7
2.2. Cơ sở pháp lý 8
2.3. Cơ sở thực tiễn 9
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới và Việt Nam 9
2.3.2. Tình hình ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng trên thế giới và

Việt Nam 16
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 23
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 23
3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực công ty cổ phần xi măng
Bắc Giang 23
3.3.2. Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 23
3.3.3. Hiện trạng môi trường của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 23

3.3.4. Đề xuất một số biện pháp khắc phục, phòng ngừa ,xử lý ô nhiễm môi
trường tại công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp quan sát 23
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thông tin thứ cấp 23
3.4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến 24
3.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu với các TCVN,QCVN đang thi hành
và có hiệu lực 24
3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn 24
3.4.6. Phương pháp xử lý, tổng hợp ,phân tích số liệu 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội khu vực công ty cổ phần xi măng
Bắc Giang 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực công ty cổ phần xi măng Bắc Giang

30
4.2. Tổng quan về công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 32
4.2.1. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự nhà máy 32
4.2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 32
4.3. Hiện trạng môi trường của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 36
4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí 36
4.3.2. Môi trường nước tại công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 47
4.3.3. Chất thải rắn tại công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 58
4.3.4. So sánh hiện trạng môi trường với bản báo cáo Đánh giá tác động
môi trường bổ sung của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 61
4.3.5. Đánh giá khả năng ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến cộng đồng
xung quanh 63
4.4. Đề xuất một số biện pháp khắc phục, phòng ngừa ,xử lý ô nhiễm môi
trường tại công ty cổ phần xi măng Bắc Giang 67
4.4.1. Một số giải pháp khắc phục, phòng ngừa,xử lý ô nhiễm môi trường
không khí 67
4.4.2. Một số giải pháp khắc phục, phòng ngừa,xử lý ô nhiễm môi trường nước68
4.4.3. Một số giải pháp khắc phục, phòng ngừa,xử lý ô nhiễm trong quản lý
chất thải rắn 69

4.4.4. Một số giả pháp góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường
phòng ngừa ô nhiễm phòng tránh các sự cố môi trường 70
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Đề nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững đã đạt được
nhiều thành tựu vượt bậc về kinh tế - xã hội ,vượt qua tác động của suy thoái
toàn cầu duy trì được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao bảo đảm an sinh xã
hội.Năm 2010 đánh dấu một cột mốc quan trọng: nước ta đã vượt qua ngưỡng
các nước nghèo, bước vào nhóm các nước có mức thu nhậm trung bình và
đang đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.Tuy nhiên nước ta vẫn
đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có các vấn đề về suy
thoái môi trường , biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng gay
gắt.Nước ta là một trong số những nước chịu tác động nặng nhất về biến đổi
khí hậu và suy thoái môi trường .
Đứng trước vấn đề đô thị hóa, hiện đại hóa - công nhiệp hóa của đất
nước, đòi hỏi cần có sự tập chung vào việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.
Để đáp ứng được yêu cầu này, xây dựng đóng một vai trò quan trọng và
không hề nhỏ trong cuộc đổi mới đó. Trong đó xi măng là một trong những
vật liệu quan trọng trong ngành mà hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng
vào việc xây dựng những công trình.
Ngành xi măng ở nước ta có đủ điều kiện để phát triển , do Việt Nam
đang trong quá trình đô thị hóa nên nhu cầu xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông cần nhiều xi măng.Mặt khác nước ta rất dồi dào về nguyên liệu
(đá vôi, đá sét, phụ gia) và có nhiều điều kiện được tiếp cận với những công
nghệ tiên tiến nhất.
Ngành công nghiệp xi măng của Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên
100 năm, bắt đầu từ Nhà máy xi măng Hải Phòng được thành lập năm 1899.
Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng
Việt Nam. Sau 19 năm, tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở
thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng. Năm 2010, tổng
công suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 63 triệu tấn, năng lực sản xuất 53
triệu tấn, về cơ bản cung đã vượt cầu. Theo định hướng quy hoạch phát triển
2

ngành xi măng Việt Nam, tổng công suất năm 2015 là 84 triệu tấn và đến năm
2025 là 121 triệu tấn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành xi
măng trong những năm gần đây đã đặt ngành xi măng trước những thách thúc
và cơ hội mới (Đình Tuyên ,2011) [11].
Đối với ngành xi măng ở Việt Nam, cứ ở đâu có nhà máy xi măng thì ở
đó hình thành các cụm dân cư xung quanh,vấn đề quan hệ giữa nhà sản xuất
với cộng đồng dân cư trở nên rất quan trọng. Do đó xi măng đã và đang góp
phần phá vỡ cảnh quan và ô nhiễm tại khu dân cư . Từ những thực tế đó đòi
hỏi ngành xi măng phải có những biện pháp tích cực nhằm sử dụng hiệu quả
tài nguyên tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang tiền thân là Xí nghiệp xi măng Hà
Bắc ở Nhà máy trên địa bàn xã Bố Hạ huyện Yên Thế tỉnh Hà Bắc cũ. Công
ty được thành lập theo Quyết định số 1090/CT ngày 29/11/1994 của Chủ tịch
UBND tỉnh Hà Bắc là doanh nghiệp nhà nước : Công ty xi măng Hà Bắc,
ngày 28/01/1997 theo Quyết định số 89 của UBND tỉnh Bắc Giang lâm thời
đổi tên thành Công ty xi măng Bắc Giang, Thực hiện chủ trương của Nhà
Nước về việc chuyển các Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ
phần.Năm 2004 Công ty tiến hành công tác cổ phần hoá và đến năm 2005
Công ty xi măng Bắc Giang chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần xi
măng Bắc Giang theo Quyết định số 28/QĐ-CT ngày 07/01/2005 của chủ tich
UBND Tỉnh Bắc Giang.
Công ty đã và đang đầu tư Công nghệ sản xuất xi măng hiện đại của
Châu Âu được điều khiển tự động hoá cao, thân thiện với môi trường và với
sản phẩm tốt nhất.
Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển với đội ngũ kỹ sư, công nhân
lành nghề năng động, sáng tạo, đầy nhiệt huyết. Với sản phẩm xi măng Bắc
Giang trước đây và sản phẩm xi măng Bắc Giang PCB30, PCB40 phù hợp
tiêu chuẩn TCVN 6260 - 2009 hiện nay, ngày càng có uy tín và được khẳng
định trên thị trường với chất lượng vượt trội, ổn định, luôn đáp ứng nhu cầu
của Quý Khách hàng. Tuy nhiên để có thể phát triển về kinh tế mà vẫn đảm

bảo bảo vệ môi trường công ty vẫn luôn nỗ lực cố gắng.
3
Để tìm hiểu rõ hơn và có cái nhìn thực tế hơn về môi trường mà các
hoạt động sản xuất gây nên cũng như các biện pháp áp dụng để bảo vệ môi
trường sinh thái và sức khỏe con người tại công ty hiện nay , trong khuôn khổ
một đề tài tốt nghiệp tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường
và những giải pháp bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xi măng Bắc
Giang- Tỉnh Bắc Giang’’, dưới sự đồng ý của ban chủ nhiệm Môi Trường và
sự hướng dẫn của giảng viên: Ths. Hà Đình Nghiêm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường của công ty cổ phần xi măng Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường,
ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học, kĩ năng, cơ hội cọ
sát với những kiến thức thực tiễn cho bản thân phục vụ cho công tác sau này.
- Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo tài liệu thứ cấp là thông
tin cơ sở trong công tác đánh giá thực trạng môi trường và các giải pháp bảo
vệ môi trường.
- Qua quá trình tìm hiểu và đánh giá có cái nhìn tổng quan về hiện trạng
môi trường và sự hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đang sử dụng
trong nhà máy.Đó là những tiền đề để có những biện pháp,đề xuất điều chỉnh cho
công tác bảo vệ môi trường của nhà máy phù hợp với điều kiện tương lai.
- Giúp sinh viên có thêm những hiểu biết về các thiết bị quan trắc môi
trường trong thực tế, các loại khí thải,nước thải phát sinh trong quá trình sản
xuất xi măng và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết được thực trạng các vấn đề về môi trường của nhà máy từ đó đề
xuất các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm phục vụ công tác bảo vệ

môi trường của nhà máy.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan góp phần nâng cao trách nhiệm của ban
lãnh đạo công ty cũng như các phòng ban trước hoạt động sản xuất gây ô
nhiễm từ đó có những giải pháp bảo vệ môi trường.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 chương 1, điều 3: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Bộ tài nguyên Môi
trường, 2005) [2].
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
-
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
-
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất

định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
5
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển (Trần Thy Thảo, 2013) [21].
2.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu (Tổng cục môi trường, 2009) [16].
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2005 “Ô

nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Bộ
tài nguyên Môi trường, 2005) [2].
2.1.3. Khái niệm về ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh
hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
+ Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
6
+ Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô
nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt.
Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
+ Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho
hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ
axit v.v ).
+ Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các
loại ký sinh trùng (giun, sán v.v ).
+ Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân
huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr
90
, I
131
, Cs
137
).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít.

Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy
vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó.
Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất
ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ
nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng
này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm
cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức(Tổng cục môi
Trường, 2009) [20].
2.1.4. Khái niệm về ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
7
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý (Tổng cục Môi trường, 2009) [19] .
2.1.5. Khái niệm về ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo.

- Nguồn tự nhiên:
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi
giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất
xa vì nó được phun lên rất cao.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
+ Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng
phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình
thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây
ô nhiễm không khí.
- Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
8
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói
của các nhà máy vào không khí.
+ Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và
trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt
điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực
phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao
thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người (Tổng cục
Môi trường, 2009) [18].
2.2. Cơ sở pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn
thi hành
một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử phạt
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định 29/2011/NĐ_CP quy định về đánh giá môi trường chiến
lược đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường được thi hành
ngày 2 tháng 9 năm 2011.
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của nghị
định 29/2011/NĐ_CP về đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường được thi hành ngày 2 tháng 9 năm 2011.
- Các tiêu chuẩn của Bộ y tế:
+ TC3733 - 2002 BYT/QĐ : Quyết định của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban
hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động.
- Các tiêu chuẩn việt Nam về môi trường:
9
+ TCVN 7172:2002 về sự phát thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ khối
lượng Nitơ oxit- phương pháp quan trắc quang dùng naphtyletylendiamin do
Bộ Khoa học công Nghệ ban hành.
+TCVN 7242:2003 về lò đốt chất thải rắn y tế - phương pháp xác
định nồng độ cacbon monoxit(CO) trong khí thải do Bộ Khoa học công
Nghệ ban hành.
+TCVN 5977:2005 về sự phát thải nguồn tĩnh - xác định nồng độ lưu
lượng bụi trong các ông dẫn khí- phương pháp khối lượng thủ công.
+ TCVN 6750:2005 sự phát thải của nguồn tĩnh- xác định khối lượng
của lưu huỳnh dioxit- phương pháp sắc ký khí ion.
+TCVN 7735:2007 về chất lượng không khí- tiêu chuẩn khí thải sản

xuất xi măng.
+ TCVN 5996:1995 ISO 5667-6: 1990 chất lượng nước lấy mẫu -
hướng dẫn lấy mẫu sông suối.
- Các quy chuẩn Bộ y tế:
+ QCVN 01: 2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng
nước ăn uống.
- Các quy chuẩn Việt Nam về môi trường:
+ QCVN 05:2009/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.
+ QCVN 06: 2009/ BTNMT Quy chuẩn ký thuật Quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
+ QCVN 26: 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước ngầm.
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt.
+ QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước
thải sinh hoạt.
+ QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước
thải công nghiệp.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới và Việt Nam
10
2.3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới
Nền kinh tế thế giới trong những năm qua (2000 - 2007) bước vào giai
đoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu
dùng xi măng trong những năm trở lại đây không ngừng tăng trưởng và là
động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số
nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia (trên
thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các
nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc
về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái

Lan và Indonesia) (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [4].
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng
hàng năm 3,6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa
các khu vực trên thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4,3% năm,
riêng châu Á bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm. Ngoài
ra tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu,
Đông Nam Á (Thái Lan, ngược lại ở Bắc Mỹ) (Công ty cổ phần công nghệ
IP,2008) [6].
Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung
Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin,
Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức ( Công ty cổ
phần công nghệ IP, 2008) [4].
Tại thời điểm tháng 8/2011 theo số liệu của Hiệp hội xi măng Đông
Nam Á thì giá bán xi măng bao các nước ASEAN như sau:

Brunei: 123 USD/T

Indonesia: 125 USD/T

Malaysia: 105,69 USD/T

Philippines: 89,29 USD/T

Singapore: 87,20 USD/T

Thailand: 72,61 USD/T

Vietnam 71,80 USD/T

11

So với xi măng thế giới thì năm 2010 Việt Nam là nước tiêu dùng
nhiều xi măng đứng vào hàng thứ 6 sau Iran (theo số liệu của tạp chí xi măng
thế giới số 9). Cụ thể:

Trung Quốc: 1851 triệu tấn

Ấn Độ 211,8 triệu tấn

Mỹ 68,6 triệu tấn

Brasil 60,0 triệu tấn

Iran 56,0 triệu tấn

Việt Nam 50,2 triệu tấn (Hiệp hội xi măng Việt Nam, 2012) [13].
2.3.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm
nhất nước ta ( cùng với các ngành than, dệt, đường sắt).
* Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của
nghành xi măng tại Hải Phòng.
Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham gia trực tiếp sản xuất và
phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33 thành viên
thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công
ty nhỏ và các trạm nghiền khác.
Tuy nhiên sản lượng xi măng sản xuất trong những năm qua không đáp
ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu xi măng
giai đoạn 1997 - 2007
Năm 1997


1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Sản lượng

7,6 9,53

11,1

12,7 14,64

16,8


18,4 20 21,7

23,6

26,9

Tiêu thụ 9,3 10,1

11,1

13,62

16,48

20,5

24,38

26,5

28,2

32,1

35,8

Nhập khẩu

1,46


0,5 0,3 0,2 1,33 3,75

5,98 6,0 6,5 8,5 8,9
Nguồn: VLXD đương đại (Đơn vị: triệu tấn)
Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần không nhỏ
vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì
thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ
phát triển kinh tế (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [4].
12
Năm 2013 tổng sản lượng sản xuất xi măng, clinker là 50,860 triệu tấn;
Tổng tiêu thụ nội địa là 46,5 - 47 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm 2012;
Tổng lượng xi măng, clinker xuất khẩu năm 2013 là 14,955 triệu tấn, tăng
75% so với năm 2012 ( Hiệp hội xi măng việt Nam, 2014) [14].
.
-Năng lực sản xuất và các yếu tổ ảnh hưởng tới sản xuất của doanh
nghiệp trong ngành.
+ Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất xi măng lớn tập
trung nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng
mạnh mẽ. Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đã có khoảng 14
nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/năm, 55
cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu
tấn/năm, khoảng 18 triệu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong
nước (ứng với 14,41 triệu tấn clinker).
+ Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật
khô, ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật
lạc hậu, thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến
2,3 triệu tấn mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với nhữn
nhà máy khác ở Đông Nam Á.
+ Việt Nam đang có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công
suất thiết kế là 39 triệu tấn được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số

tập trung ở miền Bắc, miền Trung và chỉ có 4/31nằm ở miền Nam).
+ Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực.
Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu
đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó
nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam lại thiếu hụt
(Công ty cổ phần công nghệ IP,2008) [4].
- Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:
+ Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên
vật liệu đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp
miền Nam thì ngược lại.
13
+ Giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính
dùng cho sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu
đầu vào này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá
gas, dầu hiện nay biến động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành.
+ Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga,
Pháp, Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng.
(Không riêng gì VN, Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này). Hiện
này với các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng
sẽ thay thế công nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.
Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất
lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia
tăng công suất, đổi mới công nghệ (Công ty cổ phần công nghệ IP, 2008) [4].
- Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng:
+ Hiện nay trên thị trường giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền
Bắc thường thấp hơn giá bán xi măng của các doanh nghiệp Miền Nam
khoảng 200.000 đồng/ tấn tùy từng loại dao động xung quanh mức chênh lệch
này. (tính đến cuối tháng 4 đầu tháng 5/2008). Tại sao có mức khác biệt này:
như đã nêu ở trên, các doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá

đầu vào của nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu xi măng tại
miền Nam chiếm tới 40% tổng nhu cầu trong khi các doanh nghiệp miền
Nam chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu đó.
+ Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
nên Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra -
nhưng giá nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Đó là khó khăn
rất lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong ngành.
+ Thị phần tiêu thụ lớn nhất thuộc về Tổng công ty Xi măng Việt Nam
chiếm khoảng 40% toàn thị trường - Thị phần tiêu thụ xi măng trong 04 tháng
đầu năm 2008 con số này là 41,1% .Các doanh nghiệp lớn trong ngành đều
thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam như: Hà Tiên1, 2, Xi măng Hoàng
Thạch, Xi măng Hải Phòng hơn 33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ phần
14
- tổng công ty nắm quyền chi phối, công ty liên doanh liên kết (Công ty cổ
phần công nghệ IP, 2008) [4].

Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng cung cấp cho thị trường và doanh thu từ
năm 1995- 2007 của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Thị phần của các doanh nghiệp xi măng nhỏ chiếm 31% toàn thị trường
- 04 tháng đầu năm 2008 con số này là 28,9% - do vốn nhỏ, khả năng cạnh
tranh kém. Thị phần của các doanh nghiệp liên doanh là 29% - 04 tháng đầu
năm 2008 con số này là 30%

Hình 2.2. Biểu đồ thị phần tiêu thụ xi măng ở Việt Nam năm 2008
Năm 2010, khối lượng xi măng sản xuất đạt 53,20 triệu tấn, tổng
lượng tiêu thụ đạt 50,20 triệu tấn, tổng lượng nhập clinker khoảng 2,15 triệu
15
tấn với tổng trị giá khoảng 81 triệu USD, giá clinker nhập khẩu bình quân 38
USD/tấn.( Hiệp hội xi măng việt Nam, 2011) [12].
Tỷ lệ tiêu thụ xi măng theo các vùng miền như sau:

Miền Bắc 50%
Miền Trung 18%
Miền Nam 32%
50%
18%
32%
Thị trường tiêu thụ xi măng năm 2010
theo vùng miền
Miền Bềc Miền Trung Miền Nam

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện thị trường tiêu thụ xi măng năm 2010
2.3.1.3.Tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng ở Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ
khó khăn, cùng với sự cố gắng điều chỉnh quy mô sản xuất, duy trì hoạt động
của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được sự phát
triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 ước đạt 36.475 tỷ đồng,
tăng 27,2% so với năm 2012 (Báo Bắc Giang, 2013) [1].
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao nhất; giá
trị sản xuất ước đạt 22.855 tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch, tăng 41,4% so với
năm 2012. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong khu vực này chiếm
tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất và có đóng góp chủ yếu vào
tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh, nên giá trị sản xuất có mức tăng

×