Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải túi nilon tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.81 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LƯƠNG THỊ VÂN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT THẢI TÚI NILON TẠI
XÃ MINH CHUẨN, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014


Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





LƯƠNG THỊ VÂN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU PHÁT THẢI TÚI NILON TẠI
XÃ MINH CHUẨN, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Duy Hải
Khoa Môi rường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với phương trâm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”
nhằm tạo ra những kỹ sư giỏi về chuyên môn. Thực tập tốt nghiệp là một giai
đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình đào tạo của các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đây là thời gian để sinh viên củng cố kiến
thức đã học vào thực tế và tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với công việc
thực tế nhằm học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.
Xuất phát từ cơ sở thực tiện trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu

Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi Trường, Tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy, cô giáo, bạn bè và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
ThS. Nguyễn Duy Hải người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp
những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có sự dìu dắt tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo xã Minh Chuẩn nơi tôi thực hiên đề tài đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Lương Thị Vân
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1 BBP Butyl benzyl phthalate
2 BVMT

Bảo vệ môi trường

3 CTR Chất thải rắn
4 DOP

Dioctin phatalat


5 ĐHNL

Đại học Nông Lâm

6 ĐHTN

Đại học Thái Nguyên

7 HDPE, LDPE và LLDPE

Polyethylene

8 LHQ Liên Hợp Quốc
9 ÔNMT Ô nhiễm môi trường
10 PVC

Pholyvinyl clorua

11 TN&MT Tài nguyên và Môi trường
12 TOCP

Triorthocresylphosphat
13 TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh
14 UBND

Ủy ban nhân dân


15 UBND TP Uỷ ban nhân dân Thành phố
16 VSMT

Vệ sinh môi trường



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và 2008 8

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo ngành nghề 35

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo mức thu nhập 37

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo số lượng thành viên trong gia đình 39

Bảng 4.4. Tần suất tái sử dụng lại túi nilon của người dân 41

Bảng 4.5. Các biện pháp tiêu hủy túi nilon thường được người dân áp dụng 42

Bảng 4.6. Ý kiến của người dân về các đề xuất nhằm giảm thiểu túi nilon 45

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng túi nilon theo ngành nghề 35

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng túi nilon theo mức thu nhập 37

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng túi nilon theo số lượng thành

viên trong gia đình 39

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện các biện pháp tiêu hủy túi nilon 43

Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về các đề xuất nhằm giảm
thiểu túi nilon Error! Bookmark not defined.

Hình 4.6. Các loại túi thân thiện với môi trường 47

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa học tập và thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2. Tổng quan về chất thải rắn 5

2.1.3 Tổng quan về túi nilon 8


2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 14

2.2.1. Hiện trạng sử dụng và xử lý túi nilon trên Thế giới 14

2.2.2. Hiện trạng sử dụng và xử lý túi nilon ở Việt Nam 21

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

3.3. Nội dung nghiên cứu 26

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Chuẩn, huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái 26

3.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng túi nilon của người dân trên địa bàn 26

3.3.3. Tình hình tái sử dụng, thu gom, tiêu hủy rác thải nilon của người
dân trên địa bàn nghiên cứu 26

3.3.4. Ý kiến của người dân về các đề xuất nhằm giảm thiểu việc sử
dụng túi nilon trên địa bàn 26

3.3.5. Một số định hướng và giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu việc
sử dụng túi nilon 26

3.4. Phương pháp nghiên cứu 27


3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 27

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 27

3.4.3.Điều tra khảo sát thực địa 27

3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 27

3.4.5. Thống kê xử lý số liệu 27

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Minh Chuẩn, huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái 29

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32

4.1.3. Tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 33

4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon trên địa bàn xã Minh Chuẩn,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 34

4.2.1. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo ngành nghề 35

4.2.2. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo mức thu nhập 37


4.2.3. Hiện trạng sử dụng túi nilon theo số lượng người trong gia đình 39

4.3. Các biện pháp tiêu hủy và tái sử dụng lại túi nilon của người dân
trên địa bàn 41

4.3.1. Tần suất tái sử dụng lại túi nilon của người dân 41

4.3.2. Các biện pháp tiêu hủy túi nilon thường được người dân áp dụng 42

4.4. Ý kiến của người dân về các đề xuất nhằm giảm thiểu túi nilon trên
địa bàn xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 44

4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon trên
địa bàn xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 46

4.5.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 46

4.5.2. Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân 47

4.5.3. Thực hiện thu thuế túi nilon và tác động đến chi phí sử dụng túi nilon 48

4.5.4. Một số biện pháp khác 49

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1. Kết luận 50

5.2. Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


PHỤ LỤC




1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại
đực thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tốc độ
công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh, sự gia tăng dân số đồng thời cũng
kéo theo sự gia tăng về rác thải sinh hoạt. Ở các khu dân cư, việc sinh hoạt
của người dân đã xả ra môi trường một lượng lớn rác thải sinh hoạt trong đó
thành phần túi nilon tuy không nhiều nhưng lại vô cùng khó xử lý.
Ngày nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp. Tuy
nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng
hầu như chúng ta không ai chú ý đến. Hết chu trình đó, túi nilon lại được thải
ra tràn ngập bãi rác, vương vãi khắp các hệ thống kênh rạch, mương máng, bị
vùi dưới đất sâu rồi phải đến hàng trăm năm, hàng nghìn năm sau mới có thể
phân hủy hết. Tình trạng sử dụng túi nilon nhiều không chỉ đem lại những tác
hại về ô nhiễm môi trường sinh thái chung mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới
tình trạng tắc nghẽn cỗng rãnh, gia tăng mức độ ngập sâu, ngập lâu do túi
nilon, xói mòn đất, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải, hạn chế sự phát triển
của cây trồng, đặc biệt có thể gây ung thư, gây độc cho con người…Đây cũng
là những tác hại mà túi nilon gây ra cho môi trường sinh thái do việc sử dụng
và phân huỷ túi nilon ở nhiệt độ cao.

Xã Minh Chuẩn nằm ở phía Bắc huyện Lục Yên có diện tích tự nhiên là
2.886,41 ha cách trung tâm huyện 20 km và dân số là 2.740 người. Hiện nay,
tình trạng rác thải nói chung và túi nilon nói riêng chưa được quan tâm, đánh
giá một cách đầy đủ, chưa có biện pháp xử lý, nếu có thì người dân tự xử lý


2
thu gom một cách đơn giản đó là đốt hoặc vứt ra các sông, suối cách xa nhà ở.
Chính vì vậy túi nilon hiện nay xuất hiện ở mọi nơi, ngay trên cả những cánh
đồng, trên các sườn đồi gây khó khăn cho việc canh tác của người dân, năng
xuất cây trồng thấp và mất kết cấu đất, dẫn đến trượt lở đất. Hơn nữa việc đốt
túi nilon sinh ra nhiều khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa
phương. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon nhằm giảm thiểu
tác động xấu của túi nilon đối với môi trường là một trong những vấn đề cấp
thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nêu trên và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà
trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Duy Hải, Tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng và đề xuất các giải
pháp nhằm giảm thiểu phát thải túi nilon tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái ”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nilon của người dân trên và mức độ ô
nhiễm do việc sử dụng túi nilon trên địa bàn xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc
sử dụng, ngăn ngừa và giảm thiệc việc phát thải túi nilon. Qua đó tạo cảnh
quan môi trường xanh - sạch - đẹp cho địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được chính xác, khách quan, trung thực.

- Mẫu câu hỏi phỏng vấn phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình sử dụng túi nilon.
- Các kết quả phải tổng hợp và phân tích.


3
- Giải pháp kiến nghị phải đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp
với điều kiện khu vực.
1.4. Ý nghĩa học tập và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa học tập
- Giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện về kỹ năng
điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học học hỏi những kinh
nghiệm từ thực tế.
- Củng cố kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện để
phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
- Giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng tổng hợp, bố trí thời thời gian hợp
lý trong công việc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng túi nilon trên địa bàn thực tập. Từ đó
đưa ra các biện pháp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon.
- Tăng cường việc sử dụng các sản phẩm thay thế túi nilon. Từ đó có
hoạt động tích cực trong việc bảo vệ môi trường.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

* Môi trường
“1 - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật. 2 – Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ
sinh thái và các hình thức vật chất khác”.[10]
* Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng
lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp
nhận.[15]
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường và vi
phạm tiêu chuẩn môi trường.[10]
* Túi nilon
Túi nilon là các loại túi, bao bì nhựa mỏng (không quá 30µm) làm từ
màng nhựa đơn HDPE, LDPE và LLDPE.[6]
* Túi nilon than thiện với môi trường
Túi nilon thân thiện môi trường là các loại túi nilon mà nguyên liệu sản
xuất ít gây tác hại về môi trường và quá trình phân hủy sinh học trong môi
trường tự nhiên hoặc bãi chôn lấp được rút ngắn hơn so với sản phẩm túi
nilon thông thường.[6]
* Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất
gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông


5
nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp
lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng
đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất (theo nước mưa).[4]
* Ô nhiễm môi trường nước

“Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thay chiều xấu đi của các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ thể lỏng,
rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”.[4]
2.1.2. Tổng quan về chất thải rắn
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9//2007 về quản lý chất
thải rắn:
- Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch,
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe
con người.[1]
- Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
- Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất sản phẩm khác.
- Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói, lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.


6
- Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến
cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi

phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có hại
trong chất thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
- Phân loại rác tại nguồn: chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và
chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; trong
trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom,
lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Rác: là thuật ngữ để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt
là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ
các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
- Chất thải: là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra,
còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao
thông, chất thải là kim loại hóa chất và từ các vật liệu khác.[10]
- Tái chể chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất
của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra các sản
phẩm mới.


7
- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng nhiều lần mà không bị
thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học.[2]
Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chat thải

hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên những nhìn
nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối
với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh
hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình.
+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những
chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ.
- Phân loại theo tính chất vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
- Phân loại theo tính chất hóa học: chất thải hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc
tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy,
bìa…[8]
2.1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ các hoạt động:
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- Dịch vụ và thương mại
- Khu dân cư
- Cơ quan, trường học
- Bệnh viện


8
Bảng 2.1. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và 2008
Loại CTR Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2008
CTR đô thị Tấn/năm 6.400.000 12.802.000
CTR công nghiệp Tấn/năm 2.638.400 4.786.000
CTR y tế Tấn/năm 21.500 179.000
CTR nông thôn Tấn/năm 6.400.000 9.078.000

CTR làng nghề Tấn/năm 774.000 1.023.000
(Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004; Viện quy hoạch
Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010)
2.1.2.2. Xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã
hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
Các biện pháp xử lý chất thải rắn:
- Phương pháp cơ học bao gồm:
+ Phân loại vật liệu: tách kim loại, thủy tinh, nhựa ra khỏi chất thải.
+ Sơ chế, lọc tạo rắn đối với chất thải bán lỏng, chôn lấp.
- Phương pháp cơ lý: thủy phân, sử dụng chất thải như nhiên liệu, ép kiện
các chất thải, sử dụng vật liệu xây dựng, đốt chất thải không thu hồi nhiệt.
- Phương pháp sinh học: chế biến ủ sinh học, metan hóa trong các bể thu
hồi sinh học, chôn lấp kín lấy khí sinh học.[12]
2.1.3 Tổng quan về túi nilon
2.1.3.1. Nguồn gốc phát sinh của túi nilon
Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm do nhà hóa học Anh
Alexander Parkes phát minh.
Trong vòng 1 thập kỷ, gần 1/3 lượng túi nilon được sử dụng để gói bánh
mỳ. Vào những năm 1970, nhiều tiểu thương Hoa Kỳ đã chuyển sang sử dụng


9
túi nilon làm túi đựng hàng hóa thay thế cho túi giấy. Túi nilon xuất hiện ở
khắp mọi nơi, là vật không thể thiếu của người mua hàng trên thế giới. Sự ra
đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng
hoá, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và
nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Túi nilon được sản xuất từ nhựa
polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra

rất chậm. Đến nay, không ai xác định chính xác được thời gian nó phân hủy.
Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia và giới sản xuất đều đồng ý rằng
quá trình túi nilon phân hủy có thể mất đến 1.000 năm. Ước tính, mỗi năm
nhân loại sử dụng khoảng 500 – 1000 tỷ túi nilon.[7]
2.1.3.2. Thành phần hóa học trong túi nilon.
Túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng
các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc
hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng,
phẩm màu là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP
(triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh
ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một
số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon tái
chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat)
cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu
dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam;
còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để
đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim
loại như chì, clohydric gây hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối,
cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi
thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit


10
axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối
thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.[5]
2.1.3.3. Tiện ích túi nilon
* Tiện lợi
Từ khi được phát mình ra cho đến ngày nay túi nilon vẫn được xem là
một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc chứa đựng

hàng hóa, nhất là tính năng đựng đa dạng loại hàng hóa cả khô lẫn ướt. Túi
nilon được làm từ vật liệu không thấm nước, dùng được trong những trường
hợp hàng hóa là chất lỏng như: nước giải khát, hàng thủy hải sản, rác sinh
hoạt, và nhất là khi dùng không sợ bị thấm nước, ướt mưa.
Túi nilon với thiết kế gọn, đơn giản, mỏng, nhẹ, dễ di chuyển, dễ xách
khi mua hàng hóa. Túi nilon là loại túi đựng hàng hóa dễ mua nhất và dễ có
nhất do tính sử dụng rộng khắp của nó. Ngày nay, túi nilon được sử dụng rộng
rãi và phổ biến đến mức mua bất kì hàng hóa nào bạn cũng dễ dàng nhận
được túi nilon từ người bán. Từ bó rau, miếng thịt cho tới bánh kẹo, trái cây
đều được người bán hàng cung cấp túi nilon một cách miễn phí.
Túi nilon là loại túi có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Người
tiêu dùng có thể đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau trừ xăng, dầu hóa
chất độc hại và acid.
* Giá rẻ
Giá túi khá rẻ từ 20.000 – 25.000đ/kg, là bạn đã có hàng trăm cái túi đủ
loại kích cỡ đa dạng. Thậm trí nếu khi mua hàng, người bán sẽ sẵn lòng “biếu
tặng” bạn thêm vài túi nilon “đựng cho chắc ăn”. Tốc độ sử dụng túi nilon
ngày càng tăng đặc biệt tại các siêu thị lớn các trung tâm thương mại, túi
nilon vẫn được ưu tiên hàng đầu trong việc đựng hàng hóa.
Chính vì lý do đó mà chúng ta có thể hiểu được túi nilon luôn được ưa
chuộng dùng hơn các loại vật liệu khác như: hộp nhựa, hộp giấy…[11]


11
2.1.3.4. Tác động của túi nilon tới sức khỏe con người và môi trường
* Ảnh hưởng của túi nilon đến con người
Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon
phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình
sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO
2

làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi
khí hậu toàn cầu.
Việc sử dụng túi nilon sẽ gây tác hại xấu tới sức khoẻ của con người.
Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hoá
học thì túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng
các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc
hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng,
phẩm màu là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP
(triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh
ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một
số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon tái
chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat)
cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu
dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam;
còn bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để
đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim
loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư
phổi. Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa
muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách
khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua,
axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà sẽ hoà tan một số kim loại thành
muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.
Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Theo


12
ước tính số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất
tấm nilon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ước
lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là
9,1 chiếc/1m

2
. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam
xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ
trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi.[13]
* Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường
- Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường nước
+ Túi nilon có mặt ở khắp mọi nơi nếu không được thu gom nó sẽ bị gió
cuốn suống song, suối, kênh rạch,… gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng. Các
điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi phát sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
+ Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ nước bị ô
nhiễm bởi túi nilon sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và giãn tiếp tới sức khỏe con
người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm
vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể con người gây rối loạn chức năng và
gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường không khí
+ Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi
nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá
trình sản xuất nó sẽ tạo ra khia CO
2
làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến
đổi khí hậu toàn cầu.
+ Khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc đioxin và Furan gây ngộ
độc cho người và sinh vật khi tiếp xúc.
- Ảnh hưởng của túi nilon đến môi trường đất
+ Túi nilon đang bị vứt bừa bãi ra môi trường gây thiệt hại cho môi
trường rất lớn. Theo các nhà khoa học, Túi nilon được làm từ những chất khó
phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất hàng tăm năm đến hàng nghìn năm


13

mới bị phân hủy hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ gây cản trở
ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh
dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Túi nilon khi ở trong đất
còn là nơi sinh sống của các loại vi khuẩn, nấm mốc… những loài này di
động mang vi trùng truyền nhiễm cho con người.
- Túi nilon làm mất mỹ quan đô thị
+ Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi thải ra môi trường. Theo
ước tính số túi nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái
đất, tấm nilon khổng lồ này dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số
ước lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước
là 9,1 chiếc/m
2
. Theo khỏa sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày , Việt
Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần
nhỏ trong này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi.
+ Túi nilon nếu không được thu gom để xử lý sẽ làm mất mỹ quan đô
thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao.
Tình tạng người dân vứt túi nilon ra lòng, lề đường và mương rãnh còn rất
phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước. Túi nilon nằm kẹt sâu trong cỗng rãnh,
kênh, rạch còn làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước…gây ngập lụt ngày càng
nhiều cho đô thị khi trời mưa lớn bởi không có sự tác động của nhiệt độ cao
từ ánh sang mặt trời, thì phải mất năm trăm đến một nghì năm, túi nilon mới
có thể phân hủy. [5]
2.1.3.5. Một số văn bản liên quan đến quản lý sử dụng túi nilon
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009.



14
- Nghị định 59/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CP-TPG ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực
hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải thông qua cơ chế đặt
hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường”.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
BVMT đối với chất thải.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 18/1/2007 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 cưa Chính phủ về phí
BVMT đối với chất thải rắn.
- Nghị định 29: quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ vào Luật số 57/2010/QH12 của Quốc hội: Luật Thuế Bảo vệ
Môi trường.
- Nghị định 69 năm 2012 về Luật Thuế Bảo vệ Môi trường.
- Tư liệu nghiên cứu của Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc
sử dụng bao bì khó phân hủy (các loại túi nilon)”, Cục Kiểm soát ô nhiễm,
Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, 2010.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Hiện trạng sử dụng và xử lý túi nilon trên Thế giới
Hiện nay bài trừ túi nilon đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng
thành công như Australia kêu gọi các siêu thị từng bước chấm dứt sử dụng túi
nilon trên toàn quốc vào năm 2008.
Đài Loan bắt người mua không mang theo túi riêng phải trả 1$ Đài
Loan. Hà Lan không phát túi nilon khi bán hàng, khách hàng được khuyến
khích mua các túi tự hủy giá chỉ 1 – 2 euro.



15
Trung Quốc mỗi năm Trung Quốc sử dụng 5 triệu tấn dầu thô để sản
xuất 1,6 triệu tấn túi nilon, trong đó lượng túi nilon siêu mỏng chiếm gần
30%. Như vậy quyết định cấm sử dụng túi nilon là cần thiết và cũng là một
cách tốt để tiết kiệm năng lượng. Trung Quốc đã có lệnh cấm phát túi nilon
miễn phí bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6/2008. Nước này cũng cấm sản xuất
túi nilon siêu mỏng. Đây là biện pháp mà Trung Quốc tin rằng cần thiết để
giảm bớt ô nhiễm và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Theo quy định mới, từ tháng
6/2008, tất cả các cửa hiệu, siêu thị và đại lý tiêu thụ không được phát túi
nilon miễn phí, và mọi người mua hàng đều phải trả tiền mua túi đựng. Thêm
vào đó, việc sản xuất, phân phối và sử dụng loại túi có độ dày dưới 0,25mm
cũng bị cấm từ tháng 6/2008. Quy định phạt và tịch thu hàng hóa nếu vi phạm
cũng được ban hành kèm theo. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng tuyên
bố, các cơ quan tài chính nước này cần xem xét thay đổi mức thuế phù hợp để
ngăn chặn việc sản xuất và bán túi nilon, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu đơn vị thu gom rác thải tăng cường phân
loại các túi nilon cho tái chế, giảm số lượng đốt túi nilon đã sử dụng. Từ ngày
1-7 năm 2008, Trung Quốc chính thức cấm sản xuất túi nilon loại 0.025mm
(loại mỏng nhất) và cấm các cửa hàng bán lẻ miễn phí túi nilon cho khách
hàng. Các cửa hàng bán lẻ có thể bị phạt đến 10 nghìn tệ (1.460 USD) nếu
phạm luật. Từ khi có lệnh cấm này, xu hướng sử dụng túi vải thay túi nilon đã
bắt đầu gia tăng ở Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, các siêu thị đã bắt đầu phát
miễn phí những chiếc túi bằng vải thay thế cho những chiếc túi nilon siêu
mỏng và vì vậy mà ngành sản xuất túi vải trong nước đã không kịp đáp ứng.
Nhiều công ty đã tăng sản lượng lên gấp 10 lần mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu. Tuy nhiên, quyết định mới này của Chính phủ Trung Quốc cũng đã gây
thiệt hại đáng kể tới các nhà sản xuất túi nilon, với giá trị ước tính khoảng hơn
300 triệu USD mỗi năm. Lệnh cấm mới của Trung Quốc nằm trong xu thế
chung của quốc tế trong việc cắt giảm sử dụng túi nilon.



16
Năm 2006, Hồng Kông đã thu hồi được 646 000 tấn chất thải nhựa,
chiếm 55% tổng chất thải nhựa phát sinh ( theo trong lượng khô). Năm 2006
lượng thu hồi tăng 1816 tấn ( 0,3%) so với năm 2005. Chất thải nhựa thu hồi
tái chế là 5780 tấn hay 1% và đã xuất vào Trung Hoa lục địa và các nước
khác để tái chế ( 99% hoặc 640 000 tấn). Thu hồi và tái chế: Phần lớn các nhà
tái chế chỉ tiêu thụ chất thải nhựa sạch và đồng nhất được thu gom từ các
ngành sản xuất công nghiệp. Quá trình tái chế nhựa bắt đầu từ việc phân loại.
Nhựa được rửa sạch và loại bỏ các chất bẩn. Nhựa được phân loại và rửa sạch
được ép và trộn với thuốc màu trước khi nấu và vê viên. Các hạt nhựa sẽ được
đem bán cho các nhà sản xuất làm nhiên liệu thô. Chính quyền Hông Kông
đẩy mạnh tái chế bằng cách sử dụng các thùng đựng rác phân loại có 3 màu
khác nhau đặt ở các khu dân cư và nơi công cộng. Để mở rộng các loại nhựa
có thể tái chế, từ năm 2005 chính quyền đã tiến hành thu gom tất cả các loại
nhựa có thể tái chế đựng trong các thùng rác màu ‘nâu’ đặt tai nơi công cộng.
Đài Loan, Trung Quốc - Lệnh cấm năm 2003 đã giảm dần phát túi miễn phí
tại các cửa hàng bách hoá và siêu thị cũng như đĩa, cốc và dao nhựa dùng một
lần từ các cửa hàng ăn nhanh. Hầu hết các cửa hàng đều bắt người mua hàng
không mang theo túi riêng phải trả 1 đô la Đài Loan (0,03 USD).
Từ ngày 1/7/2008, Đài Loan thực hiện quy định cấm các nhà máy sản
xuất túi nilông đựng hàng. Nhà máy nào vi phạm quy định này sẽ bị phạt đến
9.000 USD. Cơ quan Bảo vệ môi trường Đài Loan cũng mở chiến dịch vận
động người dân không dùng túi nilon để đựng hàng khi đi chợ hoặc siêu thị.
Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Đài Loan, mỗi ngày người dân
Đài Loan dùng hơn 16 triệu túi nilon các loại và thải ra một lượng rác chiếm
khoảng 20% lượng rác thải trên hòn đảo này. Hiện nay, người Đài Loan sử
dụng túi nilon cao hơn 5% so với các nước công nghiệp phát triển khác.
Trung Quốc cấm phát miễn phý túi nilon cho khách hàng nếu có sẽ bị

phạt 10.000 tệ nếu phạm luật.

×