Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.42 KB, 64 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN ĐÌNH QUÂN


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA GIỐNG NGÔ NẾP LAI HN88 VỤ XUÂN 2014
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Lớp : 42 - Trồng trọt
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Kiều Oanh
TS. Trần Trung Kiên
ơng Mạnh HùngGiảng viên hướHùng
Bộ môn : Cơ sở




Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN


Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực
tập tốt nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học
tập, rèn luyện của mỗi chúng ta. Thực hiện theo phương châm: “học đi đôi
với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố
và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó áp dụng
một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn sản xuất. Kết hợp lý thuyết với
thực hành giúp cho sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm
nâng cao năng lực chuyên môn để sau này ra trường có thể đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, hoàn thành tốt được mọi công việc được giao. Do vậy thực tập
tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống đào tạo ở các trường
Đại học, Cao đẳng.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và Ban chủ nhiệm Khoa Nông học chúng em đã tiến hành nghiên cứu
đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển, năng
suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành
phố Thái Nguyên”, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của mình, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, của các thầy cô
giáo trong khoa cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS.
Lê Thị Kiều Oanh. Xuất phát từ lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành
cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình
học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Trần Trung Kiên đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm đề tài.
Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng
song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được

hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Đình Quân
MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích 2

1.3. Yêu cầu 2

1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học 4

2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 5

2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 5


2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 8

2.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Bắc 12

2.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên 14

2.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới
và ở Việt Nam 16

2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới16

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô ở Việt Nam18

Phần 3:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1. Vật liệu nghiên cứu 21

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

3.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài 21

3.2.2. Thời gian tiến hành đề tài 21

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1. Nội dung 21

3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 22


3.4. Phương pháp xử lý số liệu 29

Phần 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến sinh trưởng và phát dục
của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 30

4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc 31
4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu 31

4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý 32

4.2. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến đặc điểm hình thái
của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 33

4.2.1. Chiều cao cây 34

4.2.2. Chiều cao đóng bắp 34

4.2.3. Số lá trên cây 34

4.2.4. Chỉ số diện tích lá 35

4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai
HN88 qua các mật độ khoảng cách 35

4.3.1. Trạng thái cây 36


4.3.2. Độ che kín bắp 36

4.3.3. Dạng hạt và màu sắc hạt 36

4.4. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả
năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên37

4.4.1. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến tình hình sâu
bệnh hại của ngô 38

4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến tỷ lệ đổ rễ, gãy
thân của giống ngô nếp lai HN88 40

4.5. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo trồng đến năng suất bắp tươi và
thân lá của giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 40

4.5.1. Năng suất bắp tươi 42

4.5.2. Năng suất thân lá 42

4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên 42

4.6.1. Số bắp trên cây 44

4.6.2. Chiều dài bắp 44
4.6.3. Đường kính bắp 44

4.6.4. Số hàng trên bắp 44


4.6.5. Số hạt trên hàng 45

4.6.6. Khối lượng 1000 hạt 45

4.6.7. Năng suất lý thuyết 46

4.6.8. Năng suất thực thu 46
4.7. Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách
gieo trồng 47

Phần 5:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48

5.2. Đề nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CSDTL : Chỉ số diện tích lá
CV : Hệ số biến động
FAOSTAT : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
LSD.
05
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NSBT : Năng suất bắp tươi
NSTL : Năng suất thân lá
NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu
P : Xác suất
P
1000

hạt : Khối lượng 1000 hạt






DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2012 6

Bảng 2.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 6

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa 7

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 9

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012 10

Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Đông Bắc từ năm 2010 -
2012 13

Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2005 - 2012 15


Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và phát dục ở các mật độ khoảng cách
trong thí nghiệm 31

Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các
mật độ khoảng cách khác nhau 33

Bảng 4.3. Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô
nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách 36

Bảng 4.4. Tỷ lệ sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp HN88
qua các mật độ khoảng cách khác nhau 37

Bảng 4.5. Năng suất bắp tươi và năng suất thân lá của giống ngô nếp lai
HN88 qua các mật độ khoảng cách 41

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại
Thái Nguyên 43

Bảng 4.7. Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp lai HN88 qua các mật độ
khoảng cách khác nhau 47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 4.1: Biểu đồ năng suất bắp tươi và năng suất thân lá của các công
thức thí nghiệm 41


Hình 4.2: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các
công thức thí nghiệm 43



1
Phần 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) có nội nhũ chứa gần như
100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, trong khi ngô
thường chỉ chứa 75% amylopectin còn lại 25% là amylosa - dạng tinh bột có
mạch không phân nhánh. Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen wx
nằm ở locus 5S - 56 và có biểu hiện của gen opapue (Brewbaker. James L,
1998) [11], (Fergason, V., A.R. Hallauer, 1994) [14], (Thompson Peter, 2005)
[21]. Do vậy, hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein, khi nấu chín
có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, tinh bột của ngô nếp dễ hấp thụ hơn so với ngô
tẻ. Ngô nếp phổ biến rộng ở Đông và Đông Nam châu Á. Từ lâu, ngô nếp đã
là nguồn lương thực quý của đồng bào dân tộc miền núi ở Đông Nam Á và là
nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thực phẩm
và công nghiệp dệt. Gần đây, vai trò của ngô nếp ngày càng được nâng lên
nhờ những thành tựu trong việc nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống
lai cho năng suất khá cao mà vẫn giữ được chất lượng đặc biệt của nó.
Chương trình ngô lai ở nước ta đã thu được kết quả đáng ghi nhận. So
với năm 1991 khi bắt đầu trồng giống ngô lai thì năm 2011, với gần 95% diện
tích được trồng bằng giống ngô lai, sản lượng tăng gần 8 lần trong khi diện
tích và năng suất ngô trung bình cả nước tăng 2,6 lần. Đó là với ngô tẻ, còn
với ngô thực phẩm - ngô nếp, ngô đường, ngô rau (ngô bao tử), chúng ta chỉ

mới bắt đầu chương trình tạo giống lai chưa được 10 năm nhưng đã đạt được
một số kết quả đáng ghi nhận. Khác với ngô tẻ - năng suất hạt cuối cùng là
mục đích của nhà tạo giống cũng như của người sản xuất, ngô nếp thì chất
lượng sản phẩm quyết định giá trị của nó. Trong thực tế, các giống ngô nếp
2
địa phương có chất lượng thay đổi khi được trồng vào các vùng hoặc các mùa
vụ khác nhau. Còn đối với ngô nếp lai, liệu chất lượng có thay đổi khi được
trồng vào các thời vụ khác nhau. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác và
điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm
của ngô nếp hầu như chưa được nghiên cứu ở nước ta.
Xuất phát từ nhũng cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách
trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô
nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Xác định được mật độ và khoảng cách trồng thích hợp nhất với giống
ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục của giống ngô
nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ
và khoảng cách trồng khác nhau.
- Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và chống đổ của giống
ngô nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá được năng suất bắp tươi và thân lá tươi của giống ngô nếp lai
HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô
nếp lai HN88 qua các mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.
- Đánh giá được chất lượng ngô nếp luộc chín qua thử nếm.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đối với học tập: Giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học
được vào thực tế. Mặt khác thông qua thời gian thực tập tạo điều kiện cho
3
sinh viên học tập và củng cố thêm kiến thức, biết cách thực hiện một khóa
luận tốt nghiệp.
- Đối với nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên tiếp cận với công tác
nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tạo cho mình
tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo đúc rút được những kinh
nghiệm quý báu từ thực tế mà trong sách vở không có.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở để xác định khoảng cách mật độ gieo trồng thích hợp khi đưa
giống ngô nếp lai HN88 vào sản xuất đại trà, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng của cây ngô nếp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.






















4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, chính vì vậy các loại cây
trồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó cây ngô có những đóng góp
rất lớn. Trong xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, năng suất cây trồng của nhiều nước trên thế giới so với nước ta có sự
vượt trội. Vấn đề thiết yếu của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay là cải tiến
năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng.
Theo Minh Tang Chang (2005) [16], năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40
năm qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng
mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng. Bằng nhiều phương pháp người
ta đã không ngừng cải thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Năm 2006,
Bộ Nông nghiệp đã ban hành “Quy trình kỹ thuật thâm canh ngô lai đạt năng
suất trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc”. Trong đó khuyến cáo, với các giống
dài ngày nên trồng với mật độ từ 5,5 - 5,7 vạn cây/ha, các giống ngắn và trung
ngày trồng 6,0 - 7,0 vạn cây/ha với khoảng cách giữa các hàng là 60 - 70 cm
[1]. Tuy vậy, nhiều nơi bà con nông dân chưa trồng đạt mật độ khuyến cáo, có
nơi chỉ đạt khoảng 3 vạn cây/ha. Đây là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến năng suất ngô trong sản xuất của nước ta chỉ mới đạt 30 - 40% so với
năng suất thí nghiệm (trong điều kiện thí nghiệm nhiều giống đã đạt 12 - 13
tấn/ha). Hiện nay, nông dân ở nước ta trồng ngô nếp với khoảng cách 70 x 25
cm đạt mật độ 5,7 vạn cây/ha. Tuy nhiên, với thời gian sinh trưởng ngắn và

thu hoạch bắp tươi là chính nên có thể thu hẹp khoảng cách hàng để tăng mật
độ, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
5
Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài này.
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ
đứng thứ ba về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về
năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu.
Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về
các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá,
điện khí hoá và tin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu
Tình, 1997) [6]. Do vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những
năm gần đây.
Từ bảng 2.1 cho chúng ta thấy, về diện tích năm 2003, diện tích ngô trên
toàn thế giới 114,67 triệu ha, thì sau 6 năm con số này đã tăng hơn 46 triệu
ha, lên 161,01 triệu ha. Năm 2009 thì lại giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn
156,93 triệu ha. Đến năm 2012 so với năm 2003 thì diện tích trồng ngô trên
thế giới tăng hơn 62 triệu ha lên 177,39 triệu ha. Năng suất nhìn chung là tăng
năm 2003 là 44,60 tạ/ha đến năm 2011 là 51,84 tạ/ha tăng lên hơn 7 tạ/ha.
Năm 2012 thì giảm một chút xuống còn 49,16 tạ/ha. So sánh giữa sản lượng
và diện tích thì ta thấy, từ năm 2003 tới năm 2012 thì diện tích tăng hơn 62
triệu ha, thì sản lượng tăng hơn 226 triệu tấn. Năm 2012 năng suất và sản
lượng ngô trên thế giới đều giảm nhẹ so với năm 2011 khi đạt 49,16 tạ/ha và
872,06 triệu tấn. Năm 2012 diện tích trồng ngô trên thế giới tăng so với năm
2011 khi đạt 177,39 triệu ha. Chính từ điều nay mà càng khẳng định thêm vai
trò và vị trí của cây ngô. Trên thế giới vẫn còn có nhiều quốc gia, châu lục
trồng ngô. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2012 được

trình bày trong bảng 2.1.
6
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2012
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2003 114,67 44,60 645,23
2004 147,47 49,45 729,21
2005 147,44 48,42 713,91
2006 148,61 47,53 706,31
2007 158,60 49,63 788,11
2008 161,01 51,09 822,71
2009 156,93 50,04 790,18
2010 162,32 51,55 820,62
2011 170,39 51,84 883,46
2012 177,39 49,16 872,06
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13].
Có được kết quả trên, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế
lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác. Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, cùng với những thành tựu mới
trong chọn tạo giống ngô lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với công
nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp
phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Tình hình
sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012 được trình bày trong

bảng 2.2.
Bảng 2.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2012
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Châu Á 57,6 50,2 288,8
Châu Mỹ 67,7 61,8 418,2
Châu Âu 18,32 51,7 94,7
Châu Phi 33,7 20,7 51,7
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13].
7
Qua bảng 2.2 cho thấy châu Mỹ là khu vực có diện tích trồng ngô lớn
nhất thế giới với 67,7 triệu ha, đồng thời đây cũng là châu lục có năng suất và
sản lượng ngô cao nhất. Năm 2012 năng suất ngô đạt 61,8 tạ/ha, năng suất
bình quân của thế giới chỉ bằng 79,54% năng suất của châu lục này. Sản
lượng đạt 418,2 triệu tấn - chiếm hơn 47.95% sản lượng ngô trên toàn thế
giới. Sau châu Mỹ là châu Á có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 với 57,6 triệu
ha, nhưng năng suất của khu vực này chỉ đạt 50,2 tạ/ha, thấp hơn so với năng
suất trung bình của thế giới, sản lượng của châu Á cũng đứng thứ 2 sau châu
Mỹ. Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất đạt 51,7 tạ/ha nhưng lại là
khu vực có diện tích trồng ngô thấp nhất (chỉ 18,32 triệu ha), châu Phi có diện
tích đứng thứ 3 trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp, chỉ đạt 20,7
tạ/ha thấp hơn gần 3 lần so với năng suất bình quân của thế giới, do đó sản
lượng ngô của khu vực này cũng thấp nhất. Nguyên nhân của sự phát triển
không đồng đều giữa các châu lục trên thế giới là do sự khác nhau rất lớn về
trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế chính trị… Ở

châu Mỹ có trình độ khoa học phát triển cao trong khi châu Phi nền kinh tế
kém phát triển cộng thêm tình hình chính trị an ninh không đảm bảo đã làm
cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này tụt hậu so với nhiều khu vực trên thế
giới (Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13]. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa
mì, gạo lúa của thế giới năm 2012 được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì, gạo lúa
của thế giới năm 2012
Loại cây trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ngô 177,39 49,16 872,06
Lúa mì 215,48 31,13 670,87
Gạo lúa 163,19 44.10 719,73
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13].
8
Có thể nói việc chọn ra giống cây trồng mới như giống thụ phấn tự do
cải tiến và giống lai, đồng thời việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới, đã dần dần thay thế các giống cũ trong sản xuất từ nửa cuối
thế kỷ trước đến nay, làm thay đổi can bản ngành sản xuất ngô trên thế giới.
Ngô lai tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, song lúc đầu nó chỉ phát huy hiệu
quả ở Mỹ và các nước có nền công nghiệp phát triển. Còn đối với các nước
đang phát triển ngô lai không phát huy tác dụng cho đến những năm 80 của
thế kỷ trước.
Năm 2012 diện tích ngô của thế giới đã vượt lúa gạo với 177,39 triệu ha,
sản lượng 872,06 triệu tấn, năng suất 49,16 tạ/ha. Trong khi đó lúa mì và lúa
gạo có diện tích, năng suất, sản lượng khá ổn định vào những năm gần đây.

Năm 2012 diện tích lúa mì đạt cao nhất trong những cây ngũ cốc với 215,48
triệu ha, năng suất thấp nhất đạt 31,13 tạ/ha, sản lượng đạt 670,87 triệu tấn.
Còn lúa gạo với diện tích thấp nhất 163,19 triệu ha, năng suất đạt 44,10 tạ/ha và
sản lượng 719,73 triệu tấn (Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13]. Điều đó chứng tỏ
vai trò và vị trí của cây ngô ngày càng được coi trọng trong nền kinh tế.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ quan trọng trước
mắt và lâu dài, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất nông nghiệp.
Với điều kiện tự nhiên phong phú, cây ngô sinh trưởng phát triển và phổ biến
khắp các vùng trên cả nước. Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ là
một quá trình phát triển không đồng đều và bền vững thậm chí có giai đoạn
rất trì trệ và không tương xứng với tiềm năng sẵn có của cây ngô và điền kiện
tự nhiên của nước ta. Thế nhưng, trong những năm gần đây do giá trị kinh tế
và nhu cầu về ngô trong nước cũng như trên thế giới có xu hướng tăng lên,
sản xuất ngô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên
diện tích, năng suất và sản lượng ngô có những bước tiến đáng kể. Tình hình
sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012 được trình bày trong
bảng 2.4.
9
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2012
Chỉ tiêu


Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)

2003 912,7 34,4 3.136,3
2004 991,1 34,6 3.430,9
2005 1.052,6 36,2 3.787,1
2006 1.033,1 37,3 3.854,5
2007 1.096,1 39,3 4.303,2
2008 1.140,2 40,2 4.573,1
2009 1.086,8 40,8 4.431,8
2010 1.126,9 40,9 4.606,3
2011 1.081,0 46,8 4.684,3
2012 1.118,2 42,9 4.803,2
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13].
Số liệu bảng 2.4 cho thấy sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện
tích, năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2003 - 2008. Năm 2012 diện tích
tăng so với năm 2011 đạt 1.118,2 nghìn ha. Năm 2003 cả nước trồng được
912,7 nghìn ha, năm 2011 là 1.081,0 nghìn ha, tăng hơn 168,3 nghìn ha so với
năm 2003, so với năm 2012 là 1.118,2 nghìn ha tăng 205,5 nghìn ha. Việc
tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp
kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa học đã khiến cho
năng suất ngô liên tục tăng trong giai đoạn 2003 - 2012 (từ 34,4 tạ/ha lên 42,9
tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2012 đã tăng so với năm 2011 lên mức 4.803,2
nghìn tấn. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng
nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới và khu vực thì năng suất
ngô của nước ta còn rất thấp (năm 2012 năng suất ngô của Việt Nam 42,9
tạ/ha), bằng 87,26% năng suất bình quân của thế giới. Điều này đặt ra cho
10
ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn, đặc biệt
là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay. Đòi hỏi đội ngũ chuyên
môn cũng như các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ lực, nghiên cứu ra
những giống ngô va biện pháp kỹ thuất canh tác hiệu quả để nâng cao năng
suất và chất lượng của sản xuất ngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của

ngành nông nghiệp Việt Nam (Nguồn: FAOSTAT, 2014) [13].
Năm 1991 diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trong tổng số 400.000
ha, năm 2004 diện tích trồng ngô của cả nước là 990.400 ha, năng suất đạt 34,9
tạ/ha và sản lượng là 3.454 triệu tấn. Tỷ lệ diện tích trồng bằng giống lai là 84%,
năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Để đạt được
thành quả này trong thời gian qua là nhờ những tiến bộ và việc chọn được nguồn
nguyên liệu ban đầu phù hợp cho việc tạo dòng thuần là các giống lai ưu tú của
chương trình phát triển giống ngô lai ở nước ta. Tình hình sản xuất ngô ở các
vùng trong năm 2012 được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2012
Vùng
Diện tích

(nghìn
ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng

(nghìn
tấn)
Đồng bằng sông Hồng 86,6 46,7 404,3
Trung du và miền núi phía Bắc 466,8 36,3 1.696,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

202,3 40,8 826,0
Tây nguyên 243,9 49,8 1.214,3
Đông Nam bộ 79,3 56,2 445,3
ĐB sông Cửu Long 39,4 55,2 127,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014) [7].
11
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất
(466,8 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (36,3 tạ/ha).
Ngược lại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (39,4
nghìn ha), nhưng lại cho năng suất gần cao nhất (55,2 tạ/ha kém Đông Nam Bộ 1
tạ/ha). Sự trái ngược này có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng
Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các
vùng miền núi, diện tích rải rác nhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ
không có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác
phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là
các điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét
kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tới năng
suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 38,3% diện tích của cả
nước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác, đạt 1.696,2
nghìn tấn chiếm 35.34% sản lượng của cả nước và trở thành một trong những
vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ có năng suất cao nhất đạt 56,2 tạ/ha bằng 131%
năng suất trung bình của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù
hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân
cao 25 - 30
o
C, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu
tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp
với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất
trung bình của vùng.
Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước với
diện tích 243,9 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Năng suất trung bình đạt 49,8 tạ/ha. Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản

lượng ngô năm 2012 thu được là 1214,3 nghìn tấn đứng thứ hai của cả nước.
12
Các giống ngô nếp có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát
triển ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng
đất tốt như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh
tác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do
chiếm ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở
Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định
sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2009 đã có
sự phát triển vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong
phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp thời đưa ra
những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất.
2.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Bắc
Vùng Đông Bắc bao gồm 8 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Phú Thọ), là một trong các
vùng trồng ngô có diện tích lớn ở Việt Nam. Diện tích trồng ngô năm 2010
của vùng Đông Bắc là 196.200 ha, tuy diện tích lớn nhưng phân bố rải rác,
đất trồng ngô có địa hình phức tạp, chủ yếu là đất phiêng bãi, thung lũng,
thềm sông suối, độ cao so với mặt nước biển thay đổi từ vài trăm mét
(Lạng Sơn) đến hơn nghìn mét (Cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang). Khí
hậu của vùng Đông Bắc thường khắc nghiệt, hạn và rét kéo dài, lượng mưa
không phân bố đều trong năm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất ngô của
vùng. Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh vùng Đông Bắc được trình bày ở
bảng 2.6.
13
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô
vùng Đông Bắc từ năm 2010 - 2012

TT

Tỉnh
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012
1

Giang
47,6 49,9 52,5 28,6 31,1 31,8 136,3

155,3

167,2

2
Cao
Bằng
38,5 39,0 39,3 30,2 32,0 32,5 116,2

124,8

127,7

3 Bắc Kạn 15,9 16,9 16,5 36,0 38,3 37,2 57,3 64,7 61,4
4

Tuyên
Quang
16,7 16,5 14,0 42,3 43,9 43,1 70,7 72,4 60,4
5
Thái
Nguyên
17,9 18,6 17,9 42,0 43,2 42,2 75,2 80,4 75,5
6
Lạng
Sơn
20,2 20,9 21,8 48,1 48,2 47,8 97,2 100,7

104,3

7
Bắc
Giang
12,3 10,8 8,6 36,5 37,7 39,1 44,9 40,7 33,6
8 Phú Thọ 20,7 21,4 17,4 43,7 44,1 45,5 90,4 94,3 79,1
Vùng
Đông Bắc
189,8

194 188 307,4

318,5

319,2

688,2


733,3

709,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014) [7].
Bắc Giang là tỉnh có diện tích trồng ngô ít nhất trong vùng Đông Bắc,
diện tích năm 2012 đạt 8,6 nghìn ha, năng suất năm 2012 đạt 39,1 ta/ha (sản
lượng đạt 33,6 nghìn tấn). Tỉnh Bắc Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng ngô
thấp nhất của vùng Đông Bắc năm 2012. Năng suất ngô của Bắc Giang đạt
trung bình so với vùng Đông Bắc, do diện tích trồng các giống ngô thụ phấn tự
do còn chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất. Tại vùng Đông Bắc các tỉnh đạt năng
14
suất ngô cao là những tỉnh có diện tích trồng ngô lai trên 95% như Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ. Tuy nhiên các tỉnh này lại ít có khả
năng mở rộng diện tích, do đó sản xuất ngô của vùng Đông Bắc đã và đang
phát triển chậm hơn so với các vùng ngô khác.
2.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên
Là một tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc, với địa hình đặc
trưng đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bút
tháp. Do vậy, nền sản xuất Nông nghiệp của Thái Nguyên nói chung và
ngành sản xuất ngô nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về thủy lợi và giao
thông vận chuyển. Toàn tỉnh có tổng diện tích 3.541 km
2
, trong đó đất canh
tác Nông nghiệp chiếm 23%. Cây ngô chủ yếu được trồng trên đất 2 lúa:
Vụ Đông trên đất đồi dốc và vụ Xuân hè. Trước năm 1995, diện tích trồng
ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ phấn tự do giống địa phương có năng
suất thấp. Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được

nhiều kết quả khả quan. Nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, được
nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô nên diện tích, năng suất và sản
lượng ngô ở Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm gần đây.
Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy: Từ năm 2005 đến 2008, diện tích ngô của
tỉnh Thái Nguyên tăng từ 15,9 nghìn ha lên 20,6 nghìn ha, đến năm 2009 thì
diện tích giảm (17,4 nghìn ha). Năm 2008 diện tích trồng ngô của tỉnh đạt cao
nhất từ trước tới nay (20,6 nghìn ha). Năm 2009, 2010 diện tích giảm so với
năm 2008. Năm 2011, diện tích ngô lại tăng đạt 18,6 nghìn ha. Năm 2012
diện thích ngô lại giảm so với năm 2011 (17,9 nghìn ha). Năng suất ngô của tỉnh
tăng đều từ năm 2005 đến năm 2007 (34,7 - 42,0 tạ/ha). Năm 2011, năng suất
ngô của tỉnh đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 43,2 tạ/ha cao hơn trung bình cả
nước (42,9 tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2008 đạt 84,7 nghìn tấn (cao nhất từ trước
tới nay). Sang năm 2009, 2010 lại giảm xuống. Năm 2011 sản lượng ngô đã tăng
15
đạt 80,4 nghìn tấn. Năm 2012 lại giảm xuống (75,5 nghìn tấn). (Nguồn: Tổng
cục thống kê, 2014) [7]. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2005 - 2012 được trình bày trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2005 15,9 34,7 55,1
2006 15,3 35,2 53,9
2007 17,8 42,0 74,9
2008 20,6 41,1 84,7

2009 17,4 38,6 67,2
2010 17,9 42,0 75,2
2011 18,6 43,2 80,4
2012 17,9 42,2 75,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014) [7].
Điều này chứng tỏ ở tỉnh Thái Nguyên, cây ngô đã được Đảng và Chính
quyền địa phương chú trọng đầu tư phát triển. Và đạt được thành tựu như vậy
là nhờ áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như
giống mới, kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên, sản xuất ngô ở tỉnh cần được đầu tư
phát triển nhiều hơn nữa như tăng vụ, mở rộng diện tích, sử dụng giống mới,
thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của tỉnh.
Những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các
giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99 và một số
giống ngô nhập nội như: Bioseed9607, DK999, NK4300, C919 vào sản xuất.
16
2.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế
giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trên thế giới
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của
các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải
thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Theo Banzinger và cs (2000);
Hallauer (1991), [9], [15] và nhiều tác giả khác, các giống ngô lai mới tạo ra
hiện nay có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 - 3 lần so với các giống lai
tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn.
Năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua tăng thêm 58% là nhờ
đóng góp của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp
khoảng cách hàng (Minh Tang Trang và Peter, 2005) [16].
Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được
nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô. Rất nhiều
thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng cách ở vành đai ngô nước Mỹ và

nhiều khu vực trên thế giới. Trước năm 1988, mật độ và khoảng cách trồng ngô
đã được đánh giá khá hệ thống trong cuốn sách do các nhà khoa học nổi tiếng
thế giới biên tập “Corn and Corn Improvement” (Sprague và Dudley, 1988)
[20]. Người ta đã nghiên cứu với khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30 cm đến
hơn 200 cm và mật độ từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha. Giai đoạn trước 1940, khoảng
cách giữa các hàng chủ yếu phụ thuộc vào kích thước của ngựa (vốn được dùng
chủ yếu trong canh tác ngô ở Mỹ thời đó), và khoảng cách thuận lợi cho việc
canh tác là 100 - 112 cm.
Theo Barbieri và cs (2000) ở Argentina đã công bố kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của khoảng cách hàng gieo 35 cm và 70 cm với cùng mật độ 7,6
vạn cây/ha ở 2 giống ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996 và 1997
cho thấy: Trong điều kiện gieo hàng hẹp (35 cm) năng suất cao hơn hẳn so
với khoảng cách truyền thống. William và cs (2002) [22] đã làm thí nghiệm
17
với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp
và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với 5
mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76
cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạt cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm
và mật độ 90.000 cây/ha.
Babu và Mitra (1999) [8] thí nghiệm 2 giống ngô với 3 mật độ: 33.333,
66.666, 99.999 cây/ha, thu được năng suất tương ứng là 35,8; 46,3; 52,2 tạ/ha.
Các yếu tố cấu thành năng suất: Chiều dài bắp, hạt/hàng, số hạt/bắp, đạt cao
nhất ở mật độ 33.333 cây/ha và khi mật độ tăng thì các chỉ tiêu trên giảm.
Thí nghiệm ở Rawalpina với lượng phân bón 90N + 40P
2
O
5
/ha; 46N +
30P
2

O
5
/ha và mật độ trồng 55.000 cây/ha và 110.000 cây/ha với giống ngô
Faisal và giống ngô địa phương. Giống Faisal cho số hạt/bắp, trọng lượng
1000 hạt và năng suất cao ở tất cả các thí nghiệm (Chaudhry và Khan,
2003) [12].
Neradic và Slovic (1999) [17], đã thí nghiệm trên giống ngô lai ZPSP 704
với mật độ 40.016 - 90.416 cây/ha và được bón 100 - 125 N/ha. Kết quả cho
thấy năng suất ngô tăng khi mật độ tăng, và đã đạt năng suất cao nhất 12,2 tấn/ha
ở mật độ 80.256 cây/ha. Việc năng suất tăng ở khoảng cách hàng hẹp so với
hàng rộng, đặc biệt ở mật độ cao, được giải thích là do tiếp nhận năng lượng
mặt trời tốt hơn, giảm bốc hơi nước và hạn chế cỏ dại phát triển do sớm che
phủ mặt đất. Prasad và cs cũng cho rằng tăng mật độ làm cho năng suất hạt
tăng, nguyên nhân do diện tích lá cao hơn đặc biệt lá ở tầng trên, những lá
dưới mọc thẳng hơn và không ảnh hưởng tới lá trên (Prasad và
Krishnamarthy, 1990) [19].
Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng suất ngô. Tại vùng
Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu về mật độ gieo
trồng đã được tiến hành với các giống ngô lai Fundulea 475, Kamelias,
Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty. Trong cả hai năm ngô được gieo

×