Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.21 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




HOÀNG THỊ TRANG



Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN BỆNH THỐI RỄ CAO LƯƠNG NGỌT
TẠI THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Phương Oanh




Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thông qua những giờ học
trên lớp và thực hành thì thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối
với sinh viên. Đây là thời gian để sinh viên củng cố lại những kiến thức đã
học, qua đó sinh viên được tiếp xúc với thực tế đồng ruộng, vận dụng sáng
tạo những kiến thức đã học đồng thời rèn luyện tác phong làm việc nghiêm
túc, đứng đắn để trở thành người cán bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai có
trình độ chuyên môn cao, say mê tâm huyết với nghề, cống hiến cho sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Xuất phát từ từ cơ sở trên, được sự
đồng ý của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, chúng tôi đã tiến
hành đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh
thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Nông học
cùng thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Phương Oanh đã hướng dẫn,
động viên, giúp đỡ tận tình để tôi có được kết quả này.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học nên trong quá trình học tập không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất
mong nhận được đóng góp ý kiến của các quý thây cô và các bạn để chuyên
đề này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thị Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thành phần bệnh hại cao lương 10
Bảng 2.2. Sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm gần đây 15
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cao lương ở một số châu lục những năm gần đây . 16
Bảng 2.4. Thành phần bệnh hại cao lương tại Việt Nam 20
Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên (Thái Nguyên,
2014)
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao
lương vụ xuân 2014 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao
lương vụ xuân 2014 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao
lương vụ xuân 2014 36



















danh môc c¸c h×nh

Hình 4.1. Triệu chứng của một số loại bệnh phổ biến phát hiện được trên cao
lương ngọt 28
Hình 4.2. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến tỷ lệ bệnh thối rễ 31
Hình 4.3. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến chỉ số bệnh thối rễ 31
Hình 4.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ bệnh thối rễ 34
Hình 4.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến chỉ số bệnh thối rễ 34
Hình 4.6. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến tỷ lệ bệnh thối rễ 37
Hình 4.7. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến chỉ số bệnh thối rễ 37
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
CSB : Chỉ số bệnh
DT : Diện tích
ICRISAT : International Crop Research Institute for the Semi Arid
Tropies (Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn)
KL : Khối lượng
MĐ : Mật độ
NS : Năng suất
PB : Phân bón
SL : Sản lượng
TLB : Tỷ lệ bệnh
TV : Thời vụ









MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Đặc điểm thực vật học 5
2.1.2. Nguồn gốc, phân bố và điều kiện ngoại cảnh 6
2.1.3. Ứng dụng của cây cao lương trong sản xuất năng lượng sinh học 7
2.1.4. Kỹ thuật canh tác cao lương ngọt trên thế giới 8
2.1.5. Nghiên cứu bệnh hại cao lương trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam . 14
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới 14
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương tại Việt Nam 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng 21
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.2. Nội dung 21
3.3. Phương pháp theo dõi 21

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
3.3.2. Quy trình kỹ thuật 24
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 25
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 26
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 29
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 32
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 35
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
A. Tài liệu tiếng Việt 40
B. Tài liệu Tiếng Anh 40
C. Tài liệu Internet…………………………………………………………… 42


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước nông nghiệp và hàng năm phải nhập khẩu xăng
dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện
nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện
nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo
thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách. Đứng
trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách khuyến khích
sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng lượng như: năng lượng hạt nhân, năng

lượng nước, gió, mặt trời và đặc biệt là năng lượng sinh học.
Sử dụng nhiên liệu sinh học mang lại các lợi ích như giảm thiểu ô
nhiễm môi trường vì nhiên liệu sử dụng để sản xuất ra nhiên liệu sinh học là
cồn và dầu mỡ động thực vật, không chứa các hợp chất thơm, hàm lượng lưu
huỳnh thấp, không chứa chất độc hại, mặt khác nhiên liệu sinh học khí thải
vào đất có tốc độ phân hủy sinh học cao nhanh gấp 4 lần so với nhiên liệu dầu
mỏ và do đó giảm được rất nhiều tình trạng ô nhiễm nước ngầm. Nhiên liệu
sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học như ngũ
cốc, cây công nghiệp: Mía, cây cọc rào (jatropha) , chất béo của động vật:
Mỡ cá basa… Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại
nhiên liệu hóa thạch như có thể tái tạo, có tính thân thiện với môi trường, khí
thải của chúng ít độc hại hơn.
Tại Việt Nam, cao lương đang được xem là loại cây trồng phù hợp và
có ưu thế vượt trội hơn so với ngô và mía trong sản xuất năng lượng sinh học,
vì cao lương chỉ cần 1/2 lượng nước và 1/2 lượng phân bón so với ngô và mía.
Do vậy, cao lương có thể được trồng hiệu quả trên những vùng đất khô cằn,
thậm chí gần hoang hóa (khoảng 9,3 triệu ha đất hoang hóa và 4,3 triệu ha đất
đồi núi) nơi không thể trồng lúa gạo hoặc cây trồng khác (Ngân hàng Phát
triển Châu Á, 2009). Tuy nhiên, trong quá trình trồng thử nghiệm, cao lương

2
ngọt do có sinh khối lớn và hàm lượng đường trong thân cao, nên cũng là loại
cây trồng bị nhiều đối tượng sâu bệnh phá hại, trong đó sâu đục thân, rệp
muội, bệnh thối rễ, bệnh thối thân là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm đối
với cây cao lương ngọt.
Cao lương ngọt là cây trồng mới ở Việt Nam, những nghiên cứu về cao
lương ngọt nói chung và về sâu bệnh hại nói riêng còn rất hạn chế. Bệnh thối
rễ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cao lương. Bệnh thối rễ xuất
hiện trên tất cả các giống nhập nội và ở tất cả các thời vụ trồng, có những
ruộng năng suất đã bị giảm tới 40%. Để có thể đưa cao lương ngọt vào sản

xuất đại trà tại Việt Nam, cần phải có những nghiên cứu về nguyên nhân, đặc
điểm, quy luật phát sinh gây hại của bệnh thối rễ, làm cơ sở xây dựng biện
pháp quản lý hiệu quả bệnh thối rễ, nâng cao năng suất và chất lượng của cao
lương ngọt.
Do đó, chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái
Nguyên”. Kết quả của đề tài sẽ góp phần đưa cao lương ngọt vào cơ cấu cây
trồng, mở rộng và phát triển sản xuất cao lương ngọt ở Việt Nam.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh
thối rễ trên cao lương ngọt nhằm xác định được thời vụ, mật độ và lượng phân
bón phù hợp tạo điều kiện cho cao lương sinh trưởng phát triển tốt hạn chế tối
đa mức độ gây hại của bệnh thối rễ.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương ngọt trong các
thời vụ trồng khác nhau.
- Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương ngọt trồng ở
các mật độ khác nhau.
- Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương ngọt trồng ở
các mức phân bón khác nhau.

3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Biết triển khai một đề tài nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.
- Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp sinh viên nắm bắt, hệ
thống kiến thức, đưa lý thuyết đã học vào thực tế đồng ruộng.
- Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu khoa
học đối với một cây trồng mới.

- Giúp sinh viên có điều kiện áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế
sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để chọn được thời vụ, mật độ, lượng phân
bón thích hợp nhằm hạn chế mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương từ đó
khuyến cáo áp dụng vào sản xuất đại trà trong điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên.

















4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cao lương ngọt là cây có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn tốt. Hạt cao
lương có thể làm thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, thân lá có thể làm

nguyên liệu điều chế nhiên liệu sinh học. Quá trình sản xuất ethanol từ cây cao
lương ngọt ít hao tốn điện hơn so với khi dùng sắn, ngô hoặc mía. Cao lương
ngọt có thân chứa mọng nước, được sử dụng làm thức ăn thô xanh và thức ăn ủ
chua hoặc để sản xuất xi-rô. Hạt cao lương ngọt có thành phần hóa học như
ngô gồm sucrose, fructose và glucose, có thể lên men trực tiếp thành ethanol
bằng nấm men. Cứ 16 tấn cây cao lương ngọt có thể sản xuất được 1 tấn
ethanol, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500 kg dầu diesel sinh học.
Thân cây sau khi được ép lấy nước có thể phơi khô dùng làm chất đốt để sản
xuất điện. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương ngọt
vẫn để dùng làm thực phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Để nâng cao năng suất chất lượng giống cây cao lương chúng ta cần quan
tâm đến công tác chọn tạo giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong
đó việc nghiên cứu phòng trừ các loại sâu bệnh hại là công việc hết sức quan
trọng. Trên cơ sở các nghiên cứu về cây cao lương từ đó đưa ra các biện pháp kỹ
thuật để phòng trừ, hạn chế sâu bệnh hại một cách hợp lý hiệu quả.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực Châu Á, thuộc khu vực nhiệt đới
nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh mẽ.
Đối với cây cao lương, thỗi rễ là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bệnh thối rễ
thường phát sinh gây hại ngay từ giai đoạn cây con làm cây chết hàng loạt
làm giảm mật độ cây, những cây bị nhẹ thường sinh trưởng phát triển kém, tỷ
lệ đổ cao do bộ rễ bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và
sản lượng. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của bệnh thối rễ cao lương ngot, nhất là các biện pháp về
thời vụ, mật độ và lượng phân bón. Việc xác định mức độ gây hại của bệnh
thối rễ ở các thời vụ trồng, mật độ trồng và ở các mức phân bón khác nhau là

5
công việc hết sức quan trọng. Xuất phát từ cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài này.
2.1.1. Đặc điểm thực vật học

Cây cao lương (Sorghum Bicolor L.Moench) thuộc chi lúa miến hay chi
cao lương (chisorghum) là một trong 30 loài thực vật thuộc họ hòa thảo (họ
Poaceae). Cao lương ngọt đứng thứ 4 về sản lượng và đứng thứ 5 về diện tích
sau lúa mì, lúa, ngô và lúa mạch trên toàn thế giới (Rao et al., 2009). Là một
loại cây có chiều cao từ 0,6 – 5 m, có từ 7 - 18 lá hoặc hơn, đường kính thân từ
5 – 50 mm tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và môi trường (Leonard and
Martin, 1963). Đặc điểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây
cao lương tương tự như cây ngô và các cây ngũ cốc khác. Số lượng lá trên cây
tương quan với thời gian sinh trưởng, thông thường trên thân có từ 7 - 18 lá hoặc
hơn (Leonard và cs, 1963).
Lá ngắn và rộng hơn lá ngô. Mỗi lá được sinh ra từ một đốt, số lá ở thời
kỳ trưởng thành tương đương với số đốt trên thân. Số lá trên thân 15 - 30 lá
tùy theo loài và điều kiện môi trường. Thân gồm các lóng và đốt tương tự như
mía, chồi mọc có thể mọc ra từ các đốt thân. Sau khi thu hoạch có thể để gốc
như mía để tận thu vụ sau mà không cần phải trồng lại (Wilson, 1955).
Rễ cao lương thuộc loại rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút nước
hiệu quả. Rễ đâm rộng nhờ đặc điểm này mà cao lương có thể sống ở những nơi
khô hạn hơn ngô (Wlison, 1995). Rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ bên, rễ
chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt, rễ chính có thể đâm sâu tới 1,5 m.
Cao lương là cây tự thụ phấn (tỷ lệ giao phấn thường nhỏ hơn 6%)
(Conley, 2003). Hạt cao lương nhỏ hơn hạt ngô, có nhiều màu sắc khác nhau
từ màu vàng nhạt, màu nâu đỏ nhạt đến màu nâu sẫm tùy thuộc vào từng
giống cây. Kích thước hạt rất bé (nhỏ hơn 1 g/100 hạt đến lớn 5 - 6 g/100 hạt)
(Vũ Tuyết Mai, 1995). Thường hạt bao phủ bởi lớp mày, đường kính hạt 3 – 4
mm (Đỗ Thị Thu Huyền, 2010).
Cao lương là một trong những cây trồng có khả năng chuyển CO
2
thành
đường hiệu quả nhất trên những vùng đất khô hạn (Schaffert and Gourley,
1982), quang hợp theo chu trình C4, có chiều cao cây có thể đạt tới 5 m, vì


6
vậy có hiệu suất quang hợp rất cao từ 1,3 - 1,7 g MJ
-1
do tận dụng được ánh
sáng khếch tán từ các tầng lá (Rao et al., 2009). Cao lương ngọt tương tự như
cao lương hạt nhưng sinh trưởng nhanh hơn, tạo ra khối lượng sinh khối lớn
hơn và đặc biệt khác cao lương hạt là hàm lượng đường trong thân lớn hơn
nhiều (Reddy et al., 2005). Từ giai đoạn trỗ cho đến chín, hàm lượng đường
Brix trong thân của cao lương ngọt là 10 - 18% trong khi đối với cao lương
hạt chỉ khoảng 9 - 10% (Anonymous, 2008). Cao lương ngọt ngày càng
chứng tỏ là một trong những cây trồng hiệu quả nhất về khả năng sản xuất
sinh khối.
2.1.2. Nguồn gốc, phân bố và điều kiện ngoại cảnh
Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng đất khô
hạn lượng mưa hàng năm rất thấp. Có thể cao lương được trồng đầu tiên ở
Ethiopia sau đó lan rộng ra nhiều nước ở châu Phi (Martin, 1970). Cao lương
được trồng ở Hoa Kỳ vào năm 1850. Hiện nay cao lương được phân bố rộng
khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các khu vực ôn đới ấm của thế giới.
Cao lương được trồng chủ yếu ở những vùng nhiệt đới bán khô hạn của
thế giới, nơi mà sản xuất nông nghiệp bị hạn chế rất nhiều bởi đất đai nghèo kiệt,
lượng mưa thấp và đầu tư sản xuất thấp. Cao lương thích nghi rất tốt với vùng
đất bán khô hạn và là một trong những cây trồng chuyển CO
2
thành đường hiệu
quả nhất trên những vùng đất khô hạn (Schaffert và Gourley, 1982).
Cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu rộng lớn từ những
vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những nơi khô hạn. Mặc dù lượng mưa
và các yếu tố khác quyết định mùa vụ và thời gian sinh trưởng của cao lương
nhưng cao lương vẫn có thể trồng và phát triển ở những nơi có điều kiện khắc

nghiệt và trình độ thâm canh hạn chế. Cao lương rất thích nghi với vùng đất
nóng, khô hạn và bán khô hạn và là cây trồng chính ở châu Phi, châu Á, Nam
Mỹ và châu Đại Dương. Ngưỡng nhiệt độ phù hợp cho cao lương phát triển là
15 - 37
0
C với nhiệt nhiệt độ tối thích là 32 - 34
0
C. Ngày nay cao lương được
phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các khu vực ôn đới
ấm của thế giới. Cao lương có thể được trồng trải dài trên vĩ độ từ 40
o
vĩ Bắc

7
đến 40
o
vĩ Nam, ở độ cao từ 0 – 1500 m so với mặt nước biển (Rao và cs,
2009).
Cao lương có thể chịu đựng được trong điều kiện pH đất từ 5 - 8,5 và
khả năng chịu mặn hơn ngô. Cây cao lương xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên
điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Đa số các
giống cao lương hiện nay không phản ứng với ánh sáng tuy nhiên cao lương
là cây trồng ngày ngắn.
2.1.3. Ứng dụng của cây cao lương trong sản xuất năng lượng sinh học
Thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21 là giảm phát thải khí
nhà kính, tìm một nguồn năng lượng sạch, rẻ, dồi dào và bền vững để thay thế
cho nguồn nhiên liệu hóa thạch, được coi là bẩn và đang được dự báo là sẽ
cạn kiệt trong nay mai. Sử dụng năng lượng sinh học đang là một hướng đi
mà nhiều quốc gia đã lựa chọn. Nhiều chuyên gia kinh tế - môi trường có
chung nhận xét: Mẫu hình vận hành phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa

vào năng lượng hoá thạch là mẫu hình phát triển không bền vững. Do vậy,
nhiều quốc gia đã có chính sách kết hợp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các
dạng năng lượng hiện có, với chính sách sử dụng năng lượng thân thiện môi
trường. Tại hội nghị quốc tế do APEC tổ chức tại Vancouver (Canada) từ
ngày 27/04/2005 đến 29/04/2005, quyết định sử dụng năng lượng sinh học để
thay thế xăng dầu khoáng trong ngành giao thông đã được nhiều hãng ôtô
chấp nhận. Hiện nay có khoảng 50 nước ở khắp các châu lục khai thác và
sử dụng năng lượng sinh học ở các mức độ khác nhau. Năng lượng sinh
học được hiểu là nhiên liệu tái tạo (Renewable Fuel) được sản xuất từ
nguyên liệu sinh học và được dùng làm nhiêu liệu cho ngành giao thông
bao gồm: dầu thực vật sạch, ethanol, diesel sinh học, dimetyl ether (DME),
ethyl tertiary butyl ether (ETBE) và các sản phẩm từ chúng. Brazil là quốc
gia đầu tiên sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp từ năm
1970. Ở Nhật Bản, Chính phủ nước này đã ban hành Chiến lược năng lượng
sinh khối (Nippon Biomas Strategy) từ năm 2003 và hiện nay đang tích cực
thực hiện. Dự án phát triển các đô thị sinh khối (biomass towns) và đã có 208
đô thị đạt danh hiệu này, mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 300 thành phố/đô thị. Ấn

8
Độ đang tiêu thụ khoảng 2 triệu thùng dầu mỏ/ngày nhưng có tới 70% phải
nhập khẩu. Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD cho phát triển nhiên
liệu tái tạo, mỗi năm sản xuất khoảng 3 tỷ lít ethanol. Từ tháng 1/2003, 9
bang và 4 tiểu vùng đã sử dụng xăng E5, thời gian tới sẽ sử dụng ở các bang
còn lại, sau đó sử dụng trong cả nước.
2.1.4. Kỹ thuật canh tác cao lương ngọt trên thế giới
Theo báo cáo về kỹ thuật trồng trọt cao lương ngọt của Blade Energy
Crop (2010), những giống cao lương ngọt cao sản thường là các giống lai trỗ
muộn hoặc không trỗ do phản ứng với ánh sáng. Thời gian sinh trưởng của
cao lương biến động nhiều phụ thuộc vào giống, có giống dài hơn 200 ngày,
hoặc từ từ 60 đến 90 ngày. Cao lương ngọt có khả năng thích ứng tốt trên

nhiều loại đất từ đất sét nặng cho đến đất nhẹ hoặc đất cát pha (Smith and
Frederiksen, 2000). Cao lương ngọt sinh trưởng tốt trong phạm vi pH từ 5,0 -
8,5 (Smith and Frederiksen, 2000), chịu được mặn và chịu được đất kiềm ở
một mức độ nhất định (Almodares et al., 2008), ưa đất thoát nước tốt, tầng đất
dày để hệ rễ phát triển mạnh; ẩm độ đất cao sẽ làm giảm khả năng nảy mầm
và gây chết cây (Blade Energy Crop, 2010). Cần làm đất sâu nhưng không
nên làm đất kỹ quá đặc biệt ở những nơi đất dốc để tránh xói mòn đất.
Khoảng cách hàng từ 50 - 75 cm là phù hợp nhất với nhiều hệ thống canh
tác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác và tạo được năng suất tối ưu.
Đối với đất trung bình tới đất nặng, độ sâu gieo hạt phù hợp là từ 2 - 3 cm.
Nên gieo hạt khi đất ẩm để đảm bảo cung cấp đủ ẩm độ cho hạt nảy mầm,
sẽ giảm nguy cơ hạt đang nảy mầm hoặc cây con bị chết do bị khô. Đối với
đất nhẹ và đất cát, cần gieo hạt ở độ sâu 5 cm và phải đảm bảo đủ ẩm
(Blade Energy Crop, 2010).
Thời vụ trồng cao lương ngọt thường bắt đầu khi nhiệt độ trên 12
o
C
(Almodares et al., 2008) và nên bắt đầu sau khi đã qua những tháng lạnh có
sương giá. Đối với những giống cao lương ngọt phản ứng mạnh với độ dài
ngày chỉ nên trồng vào thời vụ có độ dài chiếu sáng trong ngày trên 12 giờ.
Trồng sớm hoặc trồng muộn đều có thể gây ra hoa sớm làm giảm năng suất

9
(Almodares et al., 1994) và có thể là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại
nhiều hơn vào cuối vụ (Almodares et al., 2008).
Mật độ trồng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, độ lớn của thân cây và
khả năng lưu gốc sang vụ tiếp theo. Ở Trung Quốc, mật độ trồng là 61.500 -
78.000 cây/ha đối với cao lương ngọt và 93.750 - 119.445 cây/ha đối với cao
lương lấy hạt (FAO, 1994). Theo khuyến cáo của ICRISAT, mật độ trồng cao
lương ngọt nên đạt được 100.000 - 120.000 cây/ha (khoảng 8 kg hạt

giống/ha). Hiện nay, trong kỹ thuật canh tác các giống cao lương ngọt lai của
mình, Earthnote áp dụng mật độ khoảng 80.000 - 100.000 cây/ha (khoảng
cách hàng là 65 cm và khoảng cách cây là 15 cm), đây là mật độ cho hiệu quả
cao nhất tại Okinawa, Nhật bản. Nhìn chung mật độ trồng còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như giống, điều kiện đất đai, ngoại cảnh. Vì vậy cần có
những nghiên cứu cụ thể ở từng nơi, với từng giống để xác định mật độ cho
phù hợp.
Cao lương ngọt có sinh khối lớn, và có yêu cầu dinh dưỡng cao, mức
trung bình là 80-120 kg N, 60 kg P và 40 kg K cho một hecta. Nhiều nhà khoa
học khuyến cáo cần bón trung bình 5 kg N cho 1 tấn sinh khối khô và lượng
phân bón hợp lý nhất sẽ phải căn cứ vào các yếu tố đất đai, môi trường và
giống. Đối với đất tốt trong điều kiện thuận lợi, lượng bón có thể ít hơn và
ngược lại đối với đất pha cát giữ dinh dưỡng kém, mưa nhiều và tập trung,
lượng bón có thể lên tới 10 – 15 kg N/1 tấn sinh khối khô. Hiện nay đối với
những giống cao lương cao sản được trồng tại Okinawa, công ty EarthNote
của Nhật bản đã bón tới 50 tấn phân chuồng, 600 kg phân chậm tan NPK tổng
hợp (Theo EarthNote).
2.1.5. Nghiên cứu bệnh hại cao lương trên thế giới và ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bệnh thực vật Hoa Kỳ (*), có 45 loại
bệnh trên cây cao lương trong đó có 3 loại bệnh do vi khuẩn, 26 loại bệnh do
nấm, 12 loại bệnh do tuyến trùng, 3 loại bệnh do virus và một loại bệnh do
phytoplasma gây ra (Bảng 2.1).



10
Bảng 2.1. Thành phần bệnh hại cao lương(*)

STT
Tên bệnh

Tiếng Việt Tiếng Anh Khoa học

Bệnh vi khuẩn
1
Đốm lá vi
khuẩn
Bacterial leaf spot Pseudomonas syringae pv. syringae. van Hall
2
Đốm vạch vi
khuẩn
Bacterial leaf
stripe
Pseudomonas andropogonis (Smith) Stapp
3
Đốm sọc vi
khuẩn
Bacterial leaf
streak
Xanthomonas campestris pv. holcicola (Elliott) Dye


Bệnh nấm
4
Héo
Cremonium
Acremonium wilt

Acremonium strictum W. Gams
= Cephalosporium acremonium Auct. non Corda
5

Thán thư (lá,
bông, thối rễ
và thân)
Anthracnose
(foliar, head, root
and stalk rot)
Colletotrichum graminicola (Ces.) G.W. Wils.
(teleomorph: Glomerella graminicola Politis)

6
Thối than Charcoal rot Macrophomina phaseolina (Tassi) Goidanich
7
Sương mai Crazy top downy
mildew
Sclerophthora macrospora (Sacc.) Thirumalachar
et al.
= Sclerospora macrospora Sacc.
8
Chết ẻo và thối
hạt
Damping-off and
seed rot
Aspergillus spp., Exserohilium sp., Fusarium spp.,
Penicillium spp., Pythium spp., Rhizoctonia spp.,
and other species.
9
Cửa gà Ergot

Sphacelia sorghi McRae
(teleomorph: Claviceps sorghi P. Kulkarni et al.)

10
Cháy bông,
thối hạt và
thân Fusarium
Fusarium head
blight, root and
stalk rot

Fusarium moniliforme J. Sheld.
(teleomorph: Gibberella fujikuroi (Sawada) Ito in
Ito & K. Kimura); Fusarium spp.
11
Mốc hạt trong
kho
Grain storage mold

Aspergillus spp., Penicillium spp. and other species.


12 Đốm xám lá Gray leaf spot Cercospora sorghi Ellis & Everh.
13 Đốm muộn lá Latter leaf spot Cercospora fusimaculans Atk.
14
Cháy lá Leaf blight

Setosphaeria turcica (Luttrell) K.J. Leonard & E.G.
Suggs
(anamorph: Exserohilum turcicum (Pass.) K.J.
Leonard
& E.G. Suggs
= Helminthosporium turcicum Pass.)



11
15 Milo (thối
Periconia)
Milo disease
(Periconia root rot)

Periconia circinata (M. Mangin) Sacc.

16 Đốm oval lá Oval leaf spot Ramulispora sorghicola E. Harris
17 Pokkah Boeng
(xoắn đỉnh lá)
Pokkah Boeng
(twisted top)

Gibberella fujikuroe var subglutinans Edwards
(anamorph: Fusarium moniliforme var. subglutinans

Wollenweb. & Reink.)
18 Thối rễ
Pythium
Pythium root rot

Pythium spp.
P. graminicola Subramanian
19 Đốm lá ghồ
ghề
Rough leaf spot Ascochyta sorghi Sacc.
20 Rỉ sắt Rust Puccinia purpurea Cooke

21 Thối cây con
và hạt
Seedling blight
and seed rot
Colletotrichum graminicola (Ces.) G.W. Wils.
Exserohilum turcicum (Pass.) K.J. Leonard and E.G.
Suggs
Fusarium moniforme J. Sheld.
Pythium spp.
P. aphanidermatum (Edson) Fitzp.
22 Muội đen phủ
hạt
Smut, covered
kernel

Sporisorium sorghi Link in Willd.
= Sphacelotheca sorghi (Link) G.P. Clinton
23 Muội đen
bông
Smut, head

Sphacelotheca reiliana (Kühn) G.P. Clinton
= Sporisorium holci-sorghi (Rivolta) K. Vanky
24 Muội đen Smut, loose kernel


Sporisorium cruentum (Kühn) K. Vanky
= Sphacelotheca cruenta (Kühn) A.A. Potter
25 Đốm vạch
muội đen

Sooty stripe

Ramulispora sorghi (Ellis & Everh.) Olive &
Lefebvre in Olive et al.
26 Sương mai cao
lương
Sorghum downy
mildew
Peronosclerospora sorghi (W. Weston & Uppal)
C.G. Shaw
= Sclerospora sorghi W. Weston & Uppal
27 Đốm đen Tar spot Phyllachora sacchari P. Henn.
28 Đốm lá Target leaf spot

Bipolaris cookei (Sacc.) Shoemaker =
Helminthosporium cookei Sacc.
29 Đốm khoang
lá và cháy bẹ
Zonate leaf spot
and sheath blight
Gloeocercospora sorghi Bain & Edgerton ex
Deighton
Tuyến trùng ký sinh
30 Giùi Awl Dolichodorus spp.
31 Chữ thập Dagger, American

Xiphinema americanum Cobb
32 Tổn thương Lesion Pratylenchus spp.
33 Kim Needle Longidorus africanus Merny và một số loài khác
34 Ghim Pin Paratylenchus spp.

35 Reniform Rotylenchus spp.
36 Nhẫn Ring Criconemella spp.
37 Sưng rễ Root-knot Meloidogyne spp.
38 Xoắn ốc Spiral Helicotylenchus spp.
39 Châm Sting Belonolaimus longicaudatus Rau
40 Mập rễ Stubby-root Paratrichodorus spp.; P. minor (Colbran) Siddiqi

12
41 Lùn Stunt Tylenchorhynchus spp.; Merlinius brevidens (Allen)
Siddiqi
Virus, phytoplasma
42 Lùn vàng ngô Maize chlorotic
dwarf
Maize chlorotic dwarf virus
43 Khảm lùn ngô Maize dwarf
mosaic
Maize dwarf mosaic virus
44 Khảm mía Sugarcane mosaic Sugarcane mosaic virus
45 Vàng lùn cao
lương
Yellow sorghum
stunt
Yellow sorghum stunt phytoplasma
*
/>
Bệnh thối rễ cao lương: Có nhiều loài vi sinh vật thường được phân lập
từ rễ cây cao lương bị bệnh thối rễ bao gồm Fusarium moniliforme, Periconia
circinata và Pythium spp
2.1.5.1. Bệnh thối rễ Fusarium
Bệnh thối rễ Fusarium trên cây cao lương có liên quan mật thiết đến mô

vỏ và mô mạch dẫn của rễ. Rễ mới sinh ra có thể biểu hiện vết bệnh riêng biệt
với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bệnh thối rễ tiếp tục phát triển,
do đó rễ già hơn thường bị phân hủy, làm cho cây còi cọc; khi bộ rễ cây cao
lương bị thối nặng, thì cây dễ bị bật gốc. Nấm Fusarium tham gia vào phức hệ
vi sinh vật gây bệnh thối rễ cây cao lương, xuất hiện ở tất cả những nơi trồng
cao lương trên thế giới và cũng có khả năng lây bệnh cho ngô, lúa và mía
(Zummo, 1983). Thực tế cho thấy một số biện pháp canh tác như biện pháp
canh tác tối đa, sử dụng hàm lượng phân bón cao, và trồng với mật độ cao có
thể làm tăng mức độ phổ biến của phức hệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ và cao
lương. Do đó, cần hiểu rõ triệu chứng, đặc điểm sinh học, sinh thái để quản lý
bệnh được hiệu quả hơn.
2.1.5.2. Bệnh thối rễ Pythium
Pythium spp. gây bệnh thối rễ của cây con trong điều kiện đất lạnh, ướt
và làm thối rễ cây trưởng thành trong điều kiện đất ẩm và ướt. Việc xác định
tên khoa học của loài Pythium chưa được hoàn chỉnh vì sự thay đổi trong hệ
thống phân loại, sự biến đổi nguồn bệnh, và sự khác nhau về cấu trúc nấm
trên môi trường nhân tạo (Odvody and Forbes, 1983). Pythium có thể gây

13
chết cây con và cây trưởng thành. Sự xuất hiện của nấm Pythium spp. trên rễ
của cây cao lương được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1937, khi đó loài P.
arrheno-manes được cho là nguyên nhân của “bệnh milo” ở Texas và một số
nơi khác của Hoa Kỳ (Elliot et al., 1937). Cây cao lương bị nhiễm nặng ở
miền Bắc Cao nguyên Texas vào năm 1971 - 1972 (Frederiksen et al., 1973)
do nấm P. graminicola gây ra (Pratt and Janke 1980). Triệu chứng trên rễ bị
nhiễm là những vết bệnh có màu đen và tối (Frederiksen et al., 1973) và có
nhiều vết màu nâu đỏ, đen trên rễ và thỉnh thoảng ở những rễ bị chết, toàn bộ
vết bệnh hoặc rễ có màu nâu (Pratt and Janke, 1980).
2.1.5.3. Bệnh thối rễ Periconia (Periconia circinata (Mang.) Sacc.
Bệnh thối rễ Periconia, hay còn gọi là bệnh Milo, do nấm Periconia

circinata (Mang.) Sacc. gây ra, được ghi nhận lần đầu tiên ở Texas năm 1924
và ở Kansas vào năm 1926 (Elliott et al., 1937; Leukel, 1948; Tarr, 1962).
Bệnh Milo gây thối rễ, phần gốc và mầm (Elliott et at., 1932). Giống
nhiễm, nếu được trồng trên đất có nhiều nguồn bệnh, bắt đầu xuất hiện triệu
chứng giống như bị khô trong vòng một vài tuần sau khi trồng. Lá bị héo,
rụng và bị cuộn lại, lá già chuyển thành màu vàng với đầu lá và mép lá khô và
hoại tử. Lá non nhất thường là lá cuối cùng bị biến màu và chết. Cây thường
bị lùn và bị chết. Trong điều kiện nguồn bệnh ít và môi trường không thích
hợp cho bệnh phát triển thì giống nhiễm bệnh thường xuất hiện triệu chứng
ban đầu vào giai đoạn phát triển muộn hơn; và mặc dù sự phát triển của cây
tốt hơn nhưng ít bông và hạt. Trên một số loại đất, cây biểu hiện bình thường
hoặc gần như là bình thường trong suốt mùa vụ nhưng rễ bị tổn thương và
phần gốc phía trong bị thối đỏ. Do triệu chứng trên lá được biểu hiện thông
qua sự tổn thương từ bộ rễ, nên rễ thường bị tấn công trước khi triệu chứng
xuất hiện trên lá (Tarr 1962; Wagner, 1936). Rễ của cây bị nhiễm bệnh có
biểu hiện ướt, phần vỏ và mô mạch dẫn có màu đỏ. Cùng với sự già của cây
và sự phát triển của bệnh, rễ con bị tổn thương và rễ lớn hơn chuyển thành
màu đỏ hoặc nâu, cuối cùng triệu chứng bệnh phát triển sang phần gốc.

14
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu cao lương trên thế giới
Nhận thức được vai trò quan trọng của cao lương cũng như nhu cầu
tiêu thụ cao lương của con người không ngừng tăng lên. Nhiều nước đã đầu tư
cho việc tăng năng suất và diện tích trồng cao lương. Vấn đề đặt ra là chúng
ta phải tăng năng suất hạt cao lương bằng cách sử dụng các giống có tiềm
năng năng suất cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Ở châu Phi dự án nghiên cứu cao lương cấp nhà nước được phê duyệt
năm 1984, bắt đầu hoạt động từ năm 1986 đến 1991 dưới nguồn vốn tài trợ

của chính phủ Mỹ.
Công tác nghiên cứu cao lương trên thế giới đang ngày càng được mở
rộng với các tổ chức và nhiều chương trình nghiên cứu như:
ICRISAT: Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn.
NRCS: Trung tâm nghiên cứu cao lương quốc tế.
INTSORMIL - CRSP: Chương trình hỗ trợ nghiên cứu hợp tác quốc tế
về cây cao lương và cây kê.
INRAN: Viện nghiên cứu nông nghiệp Niger.
SAFGRAD: Tổ chức nghiên cứu và phát triển cây ngũ cốc vùng bán
khô hạn.
CGIAR: Trung tâm nghiên cứu tư vấn nông nghiệp quốc tế.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới
Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế giới, cung
cấp thực phẩm, thức ăn, chất xơ, nhiên liệu, sợi… Cung cấp lương thực cho
750 triệu người trên hành tinh, đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới của châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh (Borrell, 2000). Xuất phát từ giá trị đó
mà cây cao lương được nhiều châu lục trên thế giới quan tâm và đầu tư sản xuất.

15
Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới những năm gần đây được
thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất hạt
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

2008 45,28 14,69 66,51
2009 40,70 13,96 56,82
2010 41,29 14,52 59,96
2011 42,32 13,80 58,41
2012 38,16 14,94 57,00
( Nguồn FAOSTAT, 2014)
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng cao lương trên
thế giới có xu hướng giảm giai đoạn 2008 – 2012, trong vòng 5 năm diện tích
trồng cao lương giảm 7,12 triệu ha, giảm 15,72% so với năm 2008. Năm 2008
diện tích trồng cao lương của thế giới đạt cao nhất 45,28 triệu ha.
Về năng suất: Năng suất cao lương trên thế giới những năm gần đây
tương đối ổn định dao động từ 13,80 – 14,94 tạ/ha. Năm 2012 mặc dù diện
tích cao lương giảm tuy nhiên năng suất cao nhất đạt 14,94 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng cao lương trong những năm gần đây có những
biến động nhỏ trong vòng 5 năm, từ năm 2008 – 2012 sản lượng cao lượng
giảm 9,51 triệu tấn tương đương với 14,30%. Năm 2008 sản lượng cao lương
đạt lớn nhất 66,51 triệu tấn và năm 2012 sản lượng cao lương thấp nhất đạt
57,00 triệu tấn.
Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bố ở cả 6 châu lục
tập trung chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ. Cây cao lương được ví như một cây
trồng đa tác dụng, sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy

16
vào mục đích sử dụng: hạt là thực phẩm cho người và gia súc, thân lá được sử
dụng làm chất đốt hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cao lương ở một số châu lục những năm gần đây
Năm

Châu lục
2008 2009 2010 2011 2012

Châu Phi

DT (triệu ha) 27,70
24,74
24,93 19,56 23,16
NS hạt (tạ/ha) 9,25 8,95 9,46 10,62 10,06
SL (triệu tấn) 25,61
22,14
23,60 20,78 23,31
Châu Mỹ


DT (triệu ha) 7,00
5,90
5,92 5,93 6,18
NS hạt (tạ/ha) 35,90
35,54
37,92 33,66 34,23
SL (triệu tấn) 25,10
20,96
22,54 19,96 21,17
Châu Á
DT (triệu ha) 9,36
9,14
9,50 9,10 7,92
NS hạt (tạ/ha) 11,66
11,03
10,34 11,64 11,98
SL (triệu tấn) 10,92
10,08

9,81 10,59 9,50
Châu Âu

DT (triệu ha) 0,28
0,15
0,15 0,26 0,23
NS hạt (tạ/ha) 30,15
44,52
44,59 35,94 33,64
SL (triệu tấn) 0,83
0,67
0,71 0,92 2,24
Châu
Đại
Dương
DT (triệu ha) 0,94
0,77
0,51 0,63 0,65
NS hạt (tạ/ha) 40,24
35,10
30,95 30,58 34,45
SL (triệu tấn) 3,80
2,70
1,60 1,94 2,24
( Nguồn FAOSTAT, 2014)
Qua bảng 2.3 ta thấy:
Châu Phi là châu lục sản xuất cao lương lớn nhất với diện tích đạt 23,16
triệu ha và sản lượng đạt 23,31 triệu ha.
Về diện tích: Từ năm 2008 đến 2012 diện tích trồng cao lương của châu
Phi dao động từ 19,56 đến 27,70 triệu ha, trong đó diện tích trồng cao lương

năm 2008 là lớn nhất đạt 27,70 triệu ha. Qua bảng số liệu ta thấy diện tích
trồng cao lương trong vòng 4 năm từ năm 2008 đến 2011 giảm 8,16 triệu ha,

17
tương ứng với 29,39%. Tuy nhiên đến năm 2012 diện tích trồng cao lương lại
tăng lên 3,6 triệu ha so với năm 2011.
Về năng suất: Từ bảng trên ta thấy năng suất cao lương ngày càng tăng
lên và dao động trong khoảng 8,95 đến 10,62 tạ/ha, cao nhất là năm 2011 đạt
10,62 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng cao lương của châu Phi trong những năm gần
đây có những biến động nhỏ, dao động từ 22,14 đến 25,61 triệu tấn. Năm
2008 sản lượng đạt cao nhất là 25,61 triệu tấn và năm 2009 thấp nhất đạt
22,14 triệu tấn.
Như vậy năm 2008 là năm đạt cao nhất trong những năm gần đây về
diện tích và sản lượng tuy nhiên năng suất lại đạt thấp hơn năm 2011 là 0,56
triệu ha.
Châu Mỹ tuy không phải là châu lục đứng đầu về sản xuất cao lương
nhưng lại là châu lục có năng suất cao lương cao nhất.
Về diện tích: Trong vòng 5 năm từ 2008 đến 2012 diện tích cao lương ở
châu Mỹ giảm 0,82 triệu ha. Từ năm 2009 đến 2011 diện tích cao lương
tương đối ổn định. Tuy nhiên đến năm 2012 diện tích cao lương lại tăng lên
0,25 triệu ha, từ 5,93 triệu ha (năm 2011) lên 6,18 triệu ha (năm 2012).
Về năng suất: Nhìn chung năng suất cao lương trong những năm gần
đây có sự biến động nhưng không đáng kể, trong vòng 3 năm từ 2008 đến
2010 năng suất cao lương tăng 2,02 tạ/ha. Tuy nhiên đến năm 2011 năng suất
cao lương lại giảm xuống còn 33,66 tạ/ha, tương ứng với 11,23%.
Về sản lượng: Cùng với diện tích có những biến đổi dẫn đến sản lượng
cao lương có những biến động nhỏ. Năm 2008 sản lượng cao lương cao nhất
đạt 25,10 triệu tấn. Đến năm 2011 sản lượng thấp nhất đạt 22,54 triệu tấn.
Đứng thứ 3 sau châu Phi và châu Mỹ về sản xuất cao lương là châu Á.

Tại châu lục này diện tích cao lương có xu hướng giảm từ 9,5 triệu ha (năm
2010) xuống 7,92 triệu ha (năm 2012) tuy nhiên năng suất lại tăng lên dao
động từ 10,34 tạ/ha (năm 2010) lên đến 11,93 tạ/ha (năm 2012).


2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương tại Việt Nam
Cây cao lương là cây trồng khá mới, chưa được nước ta chú trọng quan
tâm nghiên cứu nhiều, do còn nhiều hạn chế nên cây cao lương ngọt chưa được

×