Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX Đại học Thái Nguyên và biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 66 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


VŨ VĂN NAM

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI
SINH HOẠT TẠI KHU VỰC KTX ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH”



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : 42A – Khoa học môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ




Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN



“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng giúp học
sinh, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố, bổ sung hiểu biết về lý thuyết học
trên lớp và trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của Khoa Môi Trường, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại bộ mộn
Trắc địa - Bản đồ Khoa Quản lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Thời gian thực tập đã kết thúc và em đã có được kết quả cho
riêng mình.
Em xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thuỷ người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, người đã luôn cố
gắng hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô đang công tác tại Khoa Quản
Lý Tài Nguyên cũng như công tác tại bộ mộn Trắc địa - Bản đồ đã nhiệt tình
giúp đỡ, chỉ đạo để em có được thành công như ngày hôm nay.
Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, đồng
hành và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn cũng như khả năng của bản thân còn hạn chế, nên
khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự tham gia
đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để khoá luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Vũ Văn Nam
MỤC LỤC



Phần 1:

MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 3

1.3. Ý nghĩa 3

1.4. Yêu cầu của đề tài 3

Phần 2:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề quản lý môi trường 4

2.1.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.2 Cơ sở pháp lý 5

2.1.3. Cơ sở thực tiễn 7

2.2 Tổng quan về nước thải và nước thải sinh hoạt 7

2.2.1. Một số khái niệm 7

2.2.2. Thành phần và đặc tính của nước thải 9


2.2.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải (NT) 10

2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 12

2.3.1. Xử lý cơ học 12

2.3.2 Xử lý sinh học 12

2.3.3.Khử trùng nước thải 13

2.3.4 Xử lý cặn nước thải 13

2.4. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế
giới 14
2.4.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14

2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 18

2.4.3. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải sinh hoạt. 24

2.5. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng chế phẩm vi sinh 28

2.5.1. Khái niệm chế phẩm vi sinh xử lý nước thải 28

2.5.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh trên thế giới và Việt Nam trong bảo vệ
môi trường 29
2.5.3. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý nước thải sinh
hoạt 33
Phần 3:



ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36

3.1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu 36

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 36

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 36

3.3. Nội dung nghiên cứu 36

3.4. Phương pháp nghiên cứu 36

3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp 36

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích
trong phòng thí nghiệm 37

3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 38

3.4.4. Phương pháp tổng hợp so sánh với QCVN 08:2008 Bộ TN&MT 38

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

4.1 Điều tra và thông tin cơ bản 39

4.1.1 Vài nét về Đại học Thái Nguyên và khu KTX 39


4.2 Đánh giá thực trạng nước thải tại khu ký túc xá 43

4.2.1 Thực trạng số lượng sinh viên tại khu ký túc xá 43

4.2.2 Số lượng nước thải sinh hoạt tại khu KTX ĐH Thái Nguyên: 46

4.3 Sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước thái sinh hoạt khu ktx: 48

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56

5.1. Kết luận 56

5.2. Đề nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BOD
5
: Biochemical oxygen demand
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CBGD : Cán bộ giảng dậy
CLGD : Chất lượng giảng dậy
CNSH : Công nghệ sinh học
COD : Chemical oxygen demand
CSVC : Cơ sở vật chất
DO : Dessolved Oxygen

ĐHTN : Đại học Thái Nguyên
HSSV : Hoạc sinh sinh viên
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KLN : Kim loại nặng
KTND & BVMT : Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường
KTNN : Kỹ thuật nông nghiệp
KTX : Ký túc xá
NCKH : Nghiên cứu khoa học
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QHQT : Quan hệ quốc tế
TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
THCN : Trung học chuyên nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
VSV : Vi sinh vật
NT : Nước Thải
KTX : Ký Túc Xá
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 10
Bảng 2.2: Khối lượng chất bẩn có trong NTSH (g/người/ngày) 11
Bảng 2.3: Lượng chất bẩn có trong nước thải sinh hoạt thành phố 15
Bảng 2.4: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người 16
Bảng 2.5: Thành phần nước thải sinh hoạt theo các phương pháp của
APHA 17
Bảng 2.6: Tải lượng chất ô nhiễm do người thải vào môi trường hàng

ngày (g/người/ngày) 20
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu ở các sông của Việt Nam 21
Bảng 2.8: Chất lượng nước các sông, ao hồ, kênh mương vùng đô thị 22
Bảng 2.9: Dự báo tải lượng một số chất ô nhiễm có trong nước thải sinh
hoạt tại huyện Bến Lức đến năm 2015 – 2020 23
Bảng 2.10: Nồng độ giới hạn cho phép của các chất trong nước thải để xử
lý theo biện pháp sinh học 29
Bảng 2.11: Kết quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng một số chế phẩm
vi sinh vật 32
Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích 38
Bảng 4.1: KTX ĐH Nông Lâm và số lượng sinh viên 44
Bảng 4.2: KTX ĐH Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và số lượng sinh viên 44
Bảng 4.3: KTX Khoa Ngoại Ngữ và số lượng sinh viên 45
Bảng 4.4: KTX ĐH Khoa Học và số lượng sinh viên 45
Bảng 4.5: Số lượng nước thải của toàn khu KTX ĐH Thái Nguyên 46
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu của nước thải sinh hoạt khu KTX ĐH Thái
Nguyên 48
Bảng 4.7: Diễn biến hàm lượng Nitơ tống số trong nước thải sinh 49
Bảng 4.8: Diễn biến hàm lượng Phốtpho tống số trong nước thải sinh
hoạt 49
Bảng 4.9: Diễn biến hàm lượng BOD
5
trong nước thải sinh hoạt qua 50
Bảng 4.10: Diễn biến hàm lượng Coliform tống số trong nước 51




DANH MỤC CÁC HÌNH




Hình 2.1: Thành phần chất thải rắn trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý 25
Hình 2.2: Chế phẩm vi sinh BICICO 33
Hình 2.3: Chế phẩm vi sinh DW.09 34
Hình 4.1: Đồ thị so sánh số lượng sinh viên của các trường tại KTX ĐH Thái
Nguyên 45
Hình 4.2: Đồ thị diễn biến hàm lượng của các chất trong nước thải sau 52
Hình 4.3: sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt [17] 54




1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính chất
toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kỹ thuật vào những
năm cuối thế kỷ XX đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống
của loài người. Mấy chục năm gần đây thế giới đã không ngừng đẩy mạnh các
hoạt động bảo vệ môi trường. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện
và đã đạt được không ít những thành tựu trong lĩnh vực này. Tuy vậy thế giới
vẫn đang đứng trước những thách thức gay gắt về môi trường. Quá trình đô
thị hoá tại Việt Nam diễn ra rất nhanh, những đô thị lớn tại Việt Nam như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô
thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không
cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt lại vô cùng thô sơ. Có

thể nói rằng, người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng
nước sinh hoạt thải ra hàng ngày [1]. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi
trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số
nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô
nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Ước tính, hiện
chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý. Một báo cáo toàn cầu
mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2012 cho thấy,
mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và
vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các
bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông
thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường
nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng. [2]
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 365.282 ha. Dân số tỉnh Thái
Nguyên theo điều tra tới ngày 01/04/2010 là 131.300 người. Dân cư phân bố




2

không đều. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất
là TP Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km². Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp
tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí
địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của vùng trung du
miên núi phía Bắc. TP Thái Nguyên là nơi đông dân cư và tập trung nhiều trường
đại học trong cả nước. Sự tập trung một số lượng lớn sinh viên tại các khu KTX
đã và đang gây ra sự quá tải về việc sử dụng nước và thoát nước, cũng như khó
khăn trong công tác quản lý và xử lý nguồn nước đó.
Thực hiện Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24-04-2009 Thủ tướng

Chính phủ về phát triển nhà ở cho HS, SV các trường ĐH, CĐ, THCN. Cụm
công trình nhà sinh viên ĐH Thái Nguyên bao gồm 16 công trình 5 tầng xây
dựng trên diện tích 35000m
2
.[3] Hiện nay, công trình đã đi và hoạt động, khi
hoạt động chính thức sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho gần 5000 sinh viên, tạo
môi trường sống ổn định, hiện đại và lành mạnh. Vấn đề đặt ra là đáp ứng nhu
cầu nước cho hoạt động sinh hoạt của số sinh viên kể trên và xử lý lượng
nước đó như thế nào.
Hiện nay, con người đang khai thác, sử dụng quá mức dẫn đến cạn kiệt
và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng như nguồn nước mặt. Cùng với sự
phát triển của KH&CN, nước thải sinh hoạt có thể được xử lý, tái chế, tái sử
dụng trở thành nước phục vụ cho các hoạt động khác. Sự phát triển của
KH&CN cũng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các chế phẩm vi sinh
trong việc xử lý nước thải mà thân thiện với môi trường. Tuy nhiên việc
tiếp cận và sử dụng các chế phẩm vi sinh hiện nay còn gặp nhiều khó
khăn do giá thành cao, thiếu hiểu biết về công dụng cũng như hoài nghi về
khả năng xử lý của từng loại chế phẩm.
Xuất phát từ thực trạng trên, để giúp cho mọi người nắm được tình hình ô
nhiễm nước thải sinh hoạt, có thêm hiểu biết và sử dụng được các chế phẩm vi




3

sinh trong xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ môi
trường. Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, khoa Môi Trường trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng ô
nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX Đại học Thái Nguyên và biện pháp

xử lý bằng chế phẩm vi sinh”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu KTX ĐH
Thái Nguyên thuộc khuôn viên trường ĐH Nông Lâm
- Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm VSV để xử lý nước thải sinh
hoạt có hiệu quả cao, chọn được chế phẩm tối ưu cho sử lý.
- Đề xuất biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng chế phẩm VSV một
cách hiệu quả, thân thiện và an toàn với môi trường.
1.3. Ý nghĩa
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
+ Giúp cho bản thân biết được cách làm thí nghiệm khoa học cũng như có cơ
hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản
về thực tế ô nhiễm nước thải sinh hoạt, phục vụ cho công tác quản lý, xử lý và
bảo vệ môi trường nước được tốt hơn.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng thực trạng ô nhiêm nước thải sinh hoạt tại KTX ĐH
Thái Nguyên.
- Số liệu thu được đánh giá trung thực, khách quan chất lượng nước.
- Kế quả phân tích thông số chất lượng nước thải, so sánh với TCVN.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện ở địa phương.






4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của vấn đề quản lý môi trường
2.1.1 Cơ sở lý luận
a, Cơ sở Khoa học – Công nghệ
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý
môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các
phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình
thành và phát triển của các ngành khoa học môi trường.
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong
thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi
trường đã được tổng kết, biên soạn. Trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương
pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ
thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ
thống tự nhiên – con người – xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của
các môn chuyên ngành có liên quan. [4]
b, Cơ sở kinh tế
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản suất của cải vật
chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa





5

có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó , loại
hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy ,chúng ta có
thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt
động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, Cota ô
nhiễm, qui chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống
tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và
môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho một hoạt động sản xuất có sinh
ra ô nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên…[5]
2.1.2 Cơ sở pháp lý
a, Các văn bản luật
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 do Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nước năm 1998.
b, Các văn bản dưới luật
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc
thu tập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/12/1999 quy
định việc thi hành luật Tài nguyên nước.
- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.




6

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 31/12/2008 ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 hướng dẫn phân loại
và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 quy định tiêu chí xác
định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/7/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 102/2008/NĐ-
CP ngày 15/9/2008 của Chính phủ về việc thu tập, quản lý, khai thác và sử
dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 quy định quản lý và
bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm

công nghiệp.
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết thực hiện một số nội dung của nghị định số 88/2007 ngày
28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.




7

- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường
nước mặt lục địa.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay tình trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đang ngày càng trở
nên đáng lo ngại. Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự gia tăng
dân số kéo theo nhu cầu sử dụng nước tăng và lượng nước thải cũng tăng
tương ứng.
Nước thải nếu không được xử lý an toàn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường, đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí. Quá trình nước thải ngấm vào nước mặt và nước ngầm sẽ
gây ô nhiễm môi trường nước, gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng.
Nước thải ngấm vào đất làm phá hủy cấu trúc của đất và tích tụ các chất nguy
hại vào thực vật, môi trường không khí, môi trường nước bị ô nhiễm là
nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về đường hô hấp, tuần hoàn, đường
ruột, lao, ung thư… Đặc biệt con số người mắc bệnh ung thư đang ngày một
tăng lên trở thành vấn nạn cho loài người.
2.2 Tổng quan về nước thải và nước thải sinh hoạt
2.2.1. Một số khái niệm
- Khái niệm môi trường:

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật ”[5].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trưòng Việt Nam 2005: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”[5].




8

- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”.[5]
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2005: “Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường”[5].
- Khái niệm nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra sau khi sử dụng cho các mục
đích sinh hoạt cộng đồng như tắm, tẩy rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân,…chúng
thường được thải ra từ các căn hộ, trường học, cơ quan, bệnh viện, chợ và các

công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt trên một địa bàn phụ
thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và hệ thống thoát nước.
- Khái niệm chỉ thị môi trường:
Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay
một giá trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả
tình trạng của một hiện tượng/ môi trường/ khu vực, nó là thông tin khoa
học về tình trạng và chiều hướng của các thông số liên quan môi trường.
Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ
hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ
thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong
các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng, Các chỉ thị này kết
xuất từ các biến số, dữ liệu.




9

Theo thông tư 08/2010/TT-BTNMT: “Chỉ thị môi trường là thông số cơ
bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá,
theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường”.
2.2.2. Thành phần và đặc tính của nước thải
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học,
ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh và vi trùng gây bệnh rất nguy
hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các hợp chất như
protein (40 -50%) gồm tinh bột đường xenlulo và các chất béo (5-10%), nồng
độ chất hữu cơ trong nước thải dao động trong khoảng 150 – 400 mg/ L theo
trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.
Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém nước thải sinh hoạt
không được xử lý thích đáng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Các chất chứa trong nước thải bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh
vật.Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 – 60% tổng
các chất gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy và
các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người, động vật, xác động
vật phân hủy, Các chất hữu cơ trong nước thải theo tính chất hóa học bao
gồm: chủ yếu là protein (40 – 60%), hydrat cacbon (25 – 50%), các chất béo,
dẫu mỡ (10%), ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong thành phần của nước
thải sinh hoạt. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ
tiêu BOD, COD và một số chỉ tiêu khác. Bên cạnh các chất trên, nước thải
còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp, các chất hoạt tính bề mặt mà điển hình
là chất tẩy tổng hợp Ankal benzen sunfonat – ABS, gây nên hiện tượng sủi
bọt trong các trạm xử lý nước thải cũng như trên bề mặt các nguồn tiếp nhận
nước thải. Các chất vô cơ trong nước thải chiếm khoảng 20 – 40% gồm chủ
yếu là cát, đất sét, các axit, bazo vô cơ, dầu khoáng. Trong nước thải có mặt
nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, virut, rong, tảo, trứng giun sán,…Trong
số các loại vi sinh vật đó có cả vi trùng gây bệnh. Về thành phần hóa học thì
các vi sinh vật thuộc các chất hữu cơ.




10
Một số chất ô nhiễm chứa trong nước thải đáng được quan tâm nữa là
kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ và một số chất độc hại khác.
Mức độ tác hại phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm, nồng độ của chúng. Đặc
điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối
ổn định.
Bảng 2.1: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý
Các chỉ tiêu
Nồng độ

Nhẹ Trung bình Nặng
Chất rắn tổng cộng (mg/l) 350 720 1200
Tổng chất rắn hòa tan (mg/l) 250 500 850
Chất rắn lơ lửng (mg/l) 100 220 350
Chất rắn lắng được (mg/l) 5 10 20
BOD
5
(mg/l)

110 220 400
Tổng cacbon hữu cơ (mg/l) 80 60 210
COD
5
(mg/l) 250 500 1000
Tổng nito theo N (mg/l) 20 40 800
Tổng photphat theo P (mg/l) 4 8 15
Clorua (mg/l) 30 20 100
Sunfat (mg/l) 20 30 50
Độ kiềm theo CaCO
3
(mg/l) 50 100 200
Dầu mỡ (mg/l) 50 100 150
Colifom (mg/l) 10
6
– 10
7

10
7
– 10

8
10
7
– 10
9

Chất hữu cơ bay hơi (µ g/l) <100 100 – 400 >400
(Nguồn 18)
2.2.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải (NT)
a, Các chất rắn trong NT
NT là hệ đa phân tán bao gồm nước và các chất bẩn. Các nguyên tố chủ
yếu có trong thành phần của nước thải sinh hoạt là C, H, O, N. Các chất bẩn
trong NT gồm cả vô cơ và hữu cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn
không lắng được là các chất hòa tan và dạng keo.




11
Bảng 2.2: Khối lượng chất bẩn có trong NTSH (g/người/ngày)
Thành phần Cặn lắng
Chất rắn
không lắng
Chất hòa tan

TC
Hữu cơ 30 10 50 90
Vô cơ 10 5 75 90
Tổng cộng 40 15 125 180
(Nguồn 18)

Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của NT. Các chất rắn không
hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng (SS)
được giữ lại trên giấy lọc kích hước lỗ 1,2 micromet (bao gồm chất rắn lơ
lửng lắng được và chất rắn lơ lửng không lắng được).
b, Các hợp chất hữu cơ trong nước thải
Trong nước thiên nhiên và NT tồn tại nhiều tạp chất hữu cơ nguồn gốc
tự nhiên hay nhân tạo: protein, hợp chất hữu cơ chứa nitơ, các loại phụ gia
thực phẩm, chất thải của người và động vật, các hợp chất hữu cơ có thể
tồn tại dưới các dạng hòa tan, keo, không tan, bay hơi, không bay hơi, dễ phân
hủy, khó phân hủy, Phần lớn các chất hữu cơ trong nước đóng vai rò là cơ
chất đối với vi sinh vật. Nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và tạo năng
lượng cho vi sinh vật.
Xác định riêng rẽ từng loại chất hữu cơ là rất khó và tốn kém, vì vậy
người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ. Các thông số thường được
chọn là: TOC, DOC, COD; BOD trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ
chủ yếu là cacbon hydrat (CHO). Việc xác định riêng biệt các thành phần hữu
cơ riêng biệt là khó khăn, người ta thường xác định tổng các chất hữu cơ
thông qua chỉ tiêu COD, BOD. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD là lượng oxy yêu
cầu để vi khuẩn oxy hóa các chất hữu cơ có trong NT. Trong thời gian 5 ngày
đầu với 20
0
C các vi khuẩn hiếu khí sử dụng oxy để oxy hóa các chất hữu cơ
BOD, sau đó trong điều kiện dư oxy các loại vi khuẩn nitrit, nitrat bắt đầu




12
hoạt động để oxy hóa các hợp phần nitơ thành nitrit và nitrat. Giữa đại lượng
COD, BOD có mối quan hệ với nhau và liên hệ theo một tỉ lệ phụ thuộc vào

loại NT, nước nguồn và cả trong quá trình xử lý. [6]
Bình thường tỷ lệ COD (Cr
2
O
7
-
) : BOD
20
: COD (MnO
4
-
) : BOD
5
=
0,95:0,71:0,65:0,48.
c, Độ bẩn sinh học của NT
NT có chứa nhiều vi sinh vật trong đó có nhiều vi sinh vật gây hại, các
loại trứng giun. Người ta xác định sự tồn tại của 1 loại vi khuẩn đặc biệt là:
trực khuẩn E. coli để đánh giá độ bẩn sinh học của NT.
-Tổng số Coliform: Số lượng vi khuẩn dạng E.coli trong 100 ml nước
(tính bằng cách đếm trực tiếp số lượng coli hoặc xác định bằng phương pháp
MPN). [7]
2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
2.3.1. Xử lý cơ học
Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước
thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể
lắng, bể lọc các loại.
- Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích
thước lớn có nguồn gốc hữu cơ.
- Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ

các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải.[8]
- Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa
trong nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao (xử lý bổ sung) có thể sử dụng
các bể lọc, lọc cát,… [8]
Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.
2.3.2 Xử lý sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng
oxy hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật –
chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.




13
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:
 Hồ sinh vật
 Hệ thống xử lý bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy, rong- tảo, )
 Cánh đồng tưới
 Cánh đồng lọc
 Đất ngập nước
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:
 Bể lọc sinh học các loại
 Quá trình bùn hoạt tính
 Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC)
 Hồ sinh học thổi khí
 Mương oxy hoá,….[8]
2.3.3.Khử trùng nước thải
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùngcủa công nghệ xử lý nước thải
mhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước.
Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có

thể tiến hành khử trùng bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc, nhưng cần phải
cân nhắc kỹ về mặt kinh tế.
2.3.4 Xử lý cặn nước thải
Nhiệm vụ của xử lý cặn ( cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước
thải) là:
 Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
 Ổn định cặn
 Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau
Rác (gồm các tạp chất không hoà tan kích thước lớn: cặn bã thực vật,
giấy, giẻ lau, ) được giữ lại ở song chắn rác có thể được chở đến bãi rác( nếu
lượng rác không lớn) hay nghiền rác và sau đó dẫn đến bể mêtan để tiếp tục
xử lý.




14
Cát từ các bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và chở đi
sử dụng vào mục đích khác. Cặn tươi từ bể lắng cát đợt một được dẫn đến bể
mêtan để xử lý. Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng đợt 2
được dẫn trở lại aeroten để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (gọi là bùn hoạt
tính tuần hoàn) , phần còn lại ( gọi là bùn hoạt tính dư) được dẫn đến bể nén
bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó được dẫn vào bể mêtan để tiếp tục
xử lý.
Đối với các trạm xử lý nước thải xử dụng bể biophin với sinh vật dính
bám, thì bùn lắng được gọi là màng vi sinh và được dẫn đến bể mêtan.
Cặn ra khỏi bể mêtan có độ ẩm 96-97%. Để giảm thể tích cặn và làm ráo
nước có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên như: sân
phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo: thết bị lọc chân không,
thết bị lọc ép, thiết bị li tâm cặn,… Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55-75%.

Để tiếp tục xử lý cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều dạng thiết
bị khác nhau: thiết bị sấy dạng ống, dạng khí nén, dạng băng tải,…Sau khi
sấy độ ẩm còn 25-30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý công suất nhỏ, việc xử lý cặn có thể tiến hành đơn
giản hơn: nén và sau đó làm ráo nước ở sân phơi cặn trên nền cát.[8]
2.4. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế giới
2.4.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong hoạt động sống của mình con người cần một lượng nước rất lớn,
xã hội càng phát triển, nhu cầu dùng nước càng tăng. Cư dân sống trong điều
kiện nguyên thuỷ chỉ cần 10 lít nước/người ngày đêm nhưng hiện nay tại các
đô thị nước sinh hoạt cần gấp hàng chục lần như vậy.
Nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi lớn, tuỳ thuộc vào mức sống
và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được
cấp. Ở Mỹ và Canada là nơi nhu cầu cấp nước lớn nên lượng nước thải
thường tới 200-400 l/người/ngày (số liệu 2012). Tiêu chuẩn cấp nước sinh




15
hoạt hiện nay trong các đô thị của Mỹ là 380-500 lít/người/ngày đêm, Pháp
200-500 lít/người/ngày đêm và Singapo 250-400 lít/người/ngày đêm…[19]
Trong các đô thị nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, các công trình
công cộng. Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ
không bền vững tính theo BOD
5
cao, là môi trường cho các loài vi khuẩn gây
bệnh. Trong nước thải còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng có khả năng gây
hiện tượng phì dưỡng (eutrification) trong nguồn nước. Lượng chất bẩn trong
nước thải sinh hoạt của thành phố, tính theo gam/người/ngày đêm, nêu trong

bảng 2.3.
Bảng 2.3: Lượng chất bẩn có trong nước thải sinh hoạt thành phố
(gam/người/ngày đêm)
STT Chất bẩn
Theo X,N,
Stroganov
Theo S,Jarceiwa
(1985)
1
2
3
4
5
6
7
8
Lượng cặn lơ lửng
BOD
5

Nitơ amôn (NH
4
+
)
Clorua Cl
-

Phốtphát (PO
4
3-

)
Kali
Sunphát (SO
4
2-
)
Dầu mỡ
35-50
30-50
7-8
8,5-9
1,5-1,8
3,0
1,8-4,4
70-145
45-54
6-12
4-8
0,8-4,0
2-6
-
10-30
(Nguồn 18)
Trong tiêu chuẩn thoát nước đô thị của một số nước như Bỉ, Hà Lan,
cộng hoà liên bang Đức,… lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính cho 1
người trong một ngày đêm theo chất lơ lửng là 90g và theo BOD
5
là 54 - 65g,
Tiêu chuẩn thoát nước đô thị của Việt Nam TCVN-5172 quy định các chỉ tiêu
này là 65 đến 40g .

Nước thải sinh hoạt ở các vùng khác nhau cũng sẽ có thành phần khác
nhau. Ví dụ, theo một số nghiên cứu ở Israel, đối với vùng đô thị lượng amoni




16
là 5,18 g/người/ngày đêm, kali - 2,12 g/người/ngày đêm, P - 0,68 g/người/ngày
đêm; Đối với vùng nông thôn các chỉ tiêu tương ứng này là 7,00; 3,22 và 1,23
g/người/ngày đêm.
Trong vùng dân cư đô thị, ngoài nước thải sinh hoạt, nước mưa cũng có
thể gây ô nhiễm sông, hồ. Nồng độ chất bẩn trong nước mưa phụ thuộc vào
hàng loạt yếu tố như cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, đặc
điểm mặt phủ, độ bẩn đô thị và không khí… Nước mưa của trận đầu tiên
trong mùa mưa và của đợt đầu tiên thường có nồng độ chất bẩn rất cao. Hàm
lượng chất lơ lửng có thể từ 400-1800 mg/l, BOD
5
, từ 40-120 mg/l.
Nước thải đô thị và nước mưa đợt đầu còn chứa một lượng lớn vi khuẩn
(hàng trăm triệu đơn vị tế bào/cm
3
), trong số đó có nhiều loại vi khuẩn gây
bệnh, Tổng số vi khuẩn gây bệnh tính theo coliform có thể tới hàng trăm ngàn /lít.
Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng ( biểu thị bằng các chất lắng
hoặc DOB
5
) có một mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính
theo đầu người ở điều kiện của Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/người, ngày được
trình bày trong bảng 1.4
Bảng 2.4: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người

Các chất
Tổng chất thải
g/người, ngày
Chất thải
hữu cơ
g/người/ngày
Chất thải vô cơ

g/người,ngày
Tổng lượng chất thải
Các chất tan
Các chất không tan
Chất lắng
Chất không lắng
190
100
90
60
30
110
50
60
40
20
80
50
30
20
10
(Nguồn 19)





17
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau,
trong đó khoảng 52% là chất hữu cơ, 48% là chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật.
Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virus và vi khuẩn gây
bệnh như tả, lỵ, thương hàn… Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn
không có tác dụng phân huỷ các chất thải. Bảng 1.4 phân loại mức độ ô nhiễm
theo thành phần hoá học điển hình của nước thải sinh hoạt.
Bảng 2.5: Thành phần nước thải sinh hoạt theo
các phương pháp của APHA
Các chất
Mức độ ô nhiễm
Nặng Trung bình

Thấp
Tổng chất rắn mg/l
Chất rắn hoà tan mg/l
Chất rắn không tan mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng mg/l
Chất rắn lắng ml/l
BOD
5
, mg/l
Oxy hoà tan, mg/l
Tổng nitơ, mg/l
Nitơ hữu cơ, mg/l
Nitơ ammoniac

Nitơ, NO
2
, mg/l
Nitơ NO
3
, mg/l
Clorua, mg/l
Độ kiềm, mg CaCO
3
/l
Chất béo, mg/l
Tổng phospho (theo P), mg/l

1000
700
300
600
12
300
0
85
35
50
0,1
0,4
175
200
40
-
500

350
150
350
8
200
0
50
20
30
0,05
0,20
100
100
20
8
200
120
8
120
4
100
0
25
10
15
0
0,1
15
50
0

-
(Nguồn [18])




18
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau:
COD = 500 mg/l; BOD
5
= 250 mg/l; SS = 220 mg/l; photpho = 8 mg/l; nito
NH
3
và nitơ hữu cơ = 40 mg/l; pH = 6,8; TS = 720 mg/l.
Như vậy nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao,
đôi khi vượt yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình
xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD
5
: N : P = 100 : 5 : 1
(nghĩa là 100mg/l BOD
5
, 5mg/l N và 1mg/l P). Một tính chất đặc trưng nữa của
nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân huỷ
bởi các vi sinh vật và khoảng 20 đến 40% BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý
sinh học cùng với bùn.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Các thông số đặc trưng nhất để đánh giá đặc điểm nước thải sinh hoạt là
chất hữu cơ (qua BOD
5
), các chất dinh dưỡng (N, P) và chất rắn. Theo kinh

nghiệm, tỉ lệ nồng độ (mg/l) giữa BOD
5
/N/P cần thiết xử lý sinh học là
100/5/1, Nước thải sinh hoạt chưa xử lý có tỉ lệ là 100/7/5 và sau xử lý là
100/23/7. Như vậy, nước thải sau xử lý còn dư thừa N và P tạo điều kiện cho
phát triển vi sinh và rong tảo, do đó việc xử lý tiếp tục N và P (xử lý bậc 3)
trước khi đổ ra sông, hồ là cần thiết. [9]
Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ
có các chất hữu cơ dễ phân huỷ do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước
mà còn có các chất khó phân huỷ tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải
sinh hoạt chưa được xử lý vào kênh, rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước với các biểu hiện chính là: Gia tăng hàm lượng chất lơ lửng, độ
đục, màu, hàm lượng chất hữu cơ, dẫn tới làm giảm oxy hoà tan trong nước,
từ đó có thể gây chết tôm, cá và các thuỷ sinh khác, gia tăng hàm lượng các
chất dinh dưỡng tạo ra sự bùng nổ rong, tảo, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho
phát triển thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan, gia tăng vi

×