Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa Tulip vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.93 KB, 64 trang )


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA NÔNG HỌC



LÃ VIẾT PHƯƠNG



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014
TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Lớp : K42 - TT
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Tố Nga










Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong khung
chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học nói chung và Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho
sinh viên thực hành những kiến thức lý thuyết đã học và những kĩ năng sau
những giờ thực hành. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự
nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp
với tên: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống
hoa Tulip vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên”.
Đây là thời gian quý báu để em có thể học hỏi và rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu về thực tế sản xuất, đồng thời đây là khoảng thời gian
tốt nhất để em phát huy những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực
tế, rèn luyện và nâng cao kĩ năng làm việc, nắm được tác phong làm việc
đúng đắn, hiệu quả của một kĩ sư tương lai.
Có được kết quả này em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới sự chỉ bảo
giúp đỡ tận tình của cô giáo Tiến sĩ. Đặng Thị Tố Nga cùng các thầy cô giáo
trong khoa Nông học, gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian và năng
lực bản than còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm
khuyết. Vì vậy, em kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn .!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2014

Sinh viên




Lã Viết Phương

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CT : Công thức

NL : Nhắc lại

ĐH : Đại học

NN : Nông nghiệp

Nxb : Nhà xuất bản

N : Đạm

P : Lân

K : Kali

TP : Thành phố

LSD
05

: Giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức độ tin cậy 95 %

đ/c : Đối chứng









DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Diện tíchvà giá trị sản lượng hoa cây cảnhở Việt Nam năm 2003 . 15
Bảng 2.3. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994 – 2006 15
Bảng 2.4. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm ( % ) 16
Bảng 2.5. Các quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa Tulip và củ giống hoa
Lily trên thế giới ( 2002 – 2003 ) 18
Bảng 2.7. Diện tích trồng hoa tulip tại Hà Lan từ 2003 đến 2008 18
Bảng 4.1.Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên . 26
Bảng 4.2. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa tulip tham gia thí nghiệm 27
Bảng 4.3. Tỉ lệ mọc mầm của các giống tulip thí nghiệm 28
Bảng 4.4. Thời gian mọc mầm của các giống thí nghiệm 29
Bảng 4.5. Độ cao mầm của các giống Tulip thí nghiệm 29
Bảng 4.6.Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tulip thí nghiệm

31
Bảng 4.7. Động thái ra lá của các giống tulip thí nghiệm 33

Bảng 4.8. Động thái tăng trưởng chu vi thân các giống Tulip thí nghiệm 34
Bảng 4.9. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống Tulip thí nghiệm 36
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu về năng suất chất lượng các giống hoa tulip thí nghiệm 38
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế trồng hoa tulip vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014
tại Thái Nguyên 40


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học 2
1. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống 3
2. 1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa tulip 3
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa tulip 6
2. 1. 4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Tulip 7
2.1.5. Kĩ thuật trồng hoa Tulip 9
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam 12
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 12
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 14
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip trên Thế giới 17
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới 17
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip tại Việt Nam 19
2.5. Tình hình nghiên cứu hoa Tulip ở trên Thế giới và ở Việt Nam 19

2.5.1. Tình hình nghiên cứu hoa Tulip trên Thế giới 19
2.5.2. Tình hình nghiên cứu hoa Tulip tại Việt Nam 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3. 4. Phương pháp nghiên cứu 22
3. 4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 22
3.4.3. Các chỉ tiêu và Phương pháp theo dõi 23
3.4. Phương pháp xử lí số liệu 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên 25
4.2. Đặc điểm hình thái của các giống hoa tulip 27
4.3. Tỉ lệ mọc mầm của các giống hoa tulip tham gia thí nghiệm 28
4.4. Thời gian mọc mầm và độ cao mầm của các giống hoa tulip tham gia thí
nghiệm 28
4.5. Khả năng sinh trưởng của các giống hoa tulip 30
4.5.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 30
4.5.2. Động thái ra lá của các giống tulip tham gia thí nghiệm 32
4.5.3. Động thái tăng trưởng chu vi thân 34
4.6. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển các giống hoa tulip 35
4.7. Tình hình chống chịu sâu bệnh hại của các giống Tulip thí nghiệm 37
4.8. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của các giống hoa tulip tham gia
thí nghiệm 38
4.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế 40
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoa Tulip hay còn gọi là hoa Uất Kim Cương thuộc lớp một lá mầm
Liliopsida, bộ hành Liliales, họ hành Liliaceae, chi Tulipa.
Hoa tulip là biểu tượng của tình yêu hoàn hảo, của sự thắng lợi. Hoa
tulip có nhiều màu sắc như: Màu đỏ, màu vàng, màu kem, màu xanh,màu đỏ
viền vàng, màu vàng viền trắng, màu hồng… Hình dáng hoa cũng đa dạng
như: hình trụ, hình chén, hình vuông, hình tháp, hình lục lăng,…
Hoa tulip là một loài hoa đẹp được trồng rất nhiều ở Hà Lan, là loại hoa
có nhiều màu sắc và chủng loại, được người tiêu dùng ưa thích và đem lại giá
trị kinh tế cao. Ở nước ta hiện nay chỉ được trồng nhiều tại Mộc Châu và Đà
Lạt, tại Thái Nguyên những năm gần đây cũng được đưa ra trồng thử nghiệm
một số giống.
Thái Nguyên có vị trí gần thủ đô Hà Nội và là trung tâm của vùng trung
du Bắc bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi, nối liền các tỉnh thành phố phát
triển từ lâu, dân cư đông đúc, là nơi tập trung của nhiều trường Đại học và các
cơ quan Trung ương khác. Đây là thị trường tiềm năng và là đầu mối thuận
lợi cho việc tiêu thụ hoa, cây cảnh. Với địa hình đa dạng, có nhiều chủng loại
đất ở các độ cao khác nhau, có thể phát triển nhiều chủng loại hoa và có khí
hậu Á nhiệt đới có 4 mùa rõ rệt, có một số tiểu vùng khí hậu nhỏ, vì vậy có
thể phát triển một số loại hoa cây cảnh nhiệt đới, á nhiệt đới và cả ôn đới. Bên
cạnh đó được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và chỉ đạo của lãnh đạo các cấp
các ngành từ tỉnh đến huyện, xã, phường trên địa bàn Thái Nguyên trong việc
phát triển nghề hoa. Người dân trồng hoa tại Thái Nguyên đều có một số kinh
nghiệm nhất định trong lĩnh vực sản xuất hoa, cây cảnh. Việc sản xuất hoa đã
khẳng định được hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với các loại cây trồng khác trên

địa bàn, chính vì vậy thị trường hoa của Thái Nguyên trong những năm qua
đã có nhiều bước chuyển nổi bật nhưng vẫn còn chưa đa dạng về chủng loại
và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu chơi hoa của người dân.

2
Để lựa chọn các giống hoa tulip có chất lượng cao, phù hợp với điều
kiện sinh thái địa phương, đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người
tiêu dùng, đồng thời đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống hoa tulip, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển của một số giống hoa Tulip vụ Đông Xuân 2013 – 2014
tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa tulip
trong điều kiện vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại Thái Nguyên.
- Lựa chọn được giống tulip có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả
năng thích hợp với điều kiện vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa
tulip tham gia thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng cho năng suất và chất lượng của một số giống hoa
tulip thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học, đúc rút kinh nghiệm và củng cố những kiến
thức lý thuyết đã học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có
giá trị làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây hoa tulip trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
1. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Sự phù hợp của các giống hoa tulip với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái
Nguyên sẽ góp phần đa dạng hóa các chủng loại hoa của Thái Nguyên, từ đó
nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của ngành sản xuất
hoa.




3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống
Cây hoa Tulip mới được phát triển ở nước ta những năm gần đây,
giống Tulip đưa vào sản xuất chủ yếu được nhập nội từ Hà Lan. Hiện nay tại
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khảo nghiệm tại các vùng sinh thái một
cách hệ thống trước khi trồng nên dẫn đến một số giống có chất lượng hoa
kém, mẫu mã không đẹp, hoa nở không đúng dịp,… gây khó khăn cho người
sản xuất, hiệu quả kinh tế thấp, có khi dẫn đến sự thất bại. Nghiên cứu giống
sẽ giúp chúng ta nắm bắt được đặc điểm, khả năng sinh trưởng phát triển của
giống phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, từ đó có thể lựa chọn được những
giống phù hợp với điều kiện của địa phương trước khi đưa vào sản xuất.
2. 1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa tulip
2.1.2.1. Nguồn gốc của cây hoa tulip
Hoa tulip xuất xứ là một loài hoa dại, mọc ở Trung Á, lần đầu tiên
được trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1000 sau công nguyên. Các trung
tâm phát sinh của loài hoa này nằm ở dãy Thiên Sơn và dãy Pamir gần
Islamabad ngày nay, gần giữa Nga và Trung Quốc. Chính từ khu vực này, loài
hoa tulip đã phát triển mau chóng về phía Tây và phía Tây Bắc, về phía Đông

sang tận Trung quốc và Mông Cổ. Vùng đất thứ hai của tulip được hình thành
là vùng Azerbaijan và Armenia. Từ những khu vực này, loài hoa tulip đã phát
triển mạnh sang những vùng lân cận, trong đó có vùng đất bao la của Châu
Âu. Sau đó loài hoa này được Carolus Clusius ( một nhà sinh vật học nổi
tiếng người Áo ) đưa vào Tây Âu và Hà Lan khoảng thế kỉ 17, được trồng
trang trí trong vườn để chơi hoa tươi hoặc sử dụng làm thức ăn.
Năm 1578, hoa tulip xuất hiện ở Anh với các tên gọi là Tulipa hoặc
Tulipant, từ Tulip xuất hiện sớm nhất ở Anh.
Năm 1598 xuất hiện ở Pháp với tên gọi Tulipe.
Năm 1593, Clusius đã làm tên tuổi của loài hoa tulip gắn liền với tên
đất nước Hà Lan nhờ vào sự giúp đỡ của người bạn thân thiết – Oghier

4
Ghislain de Busbecq. Chính ông đã gửi một ít củ giống hoa về cho Clusius để
trồng chúng tại vườn hoa Leiden. Vào năm 1554, ông gửi những củ tulip về
triều đình tại Wien. Năm 1973, Carolus Clusius đã trồng hoa tulip tại Vườn
dược thảo Hoàng gia Wien. Đến năm 1593, ông được chỉ định sang Hà Lan
để điều hành vườn thực vật tại Leiden. Khi thuyên chuyển đến sở nhiệm mới,
Carolus Clusius mang theo những cây sưu tầm của ông và đã trồng tulip ở
vườn thực vật Hortus Botanicus mới thành lập của Đại học Leiden vào cuối
năm 1593, nơi ông được bổ nhiệm làm giám đốc [15]. Năm 1594 được coi là
năm chính thức đầu tiên của hoa tulip ở Hà Lan.
Từ 1847 – 1865, hoa tulip được trồng ở Mỹ do một chủ đất giàu có tên
là Richard Sullivan Fay.
Những năm 1936 – 1937 , tulip bắt đầu nổi tiếng, thậm chí hoa
còn được bán theo cân khi vẫn còn nguyên cây trong vườn. Nhiều loại
tulip rất đắt giá, một vườn hoa đắt ngang một căn nhà ở thủ đô
Amsterdam. Tulip nổi tiếng bởi màu sắc tươi sáng trông như những đốm
lửa kết thành hình khóm hoa.
Ngày nay, chúng ta vẫn tìm thấy loài hoa này mọc tự nhiên rất nhiều

nơi trên các quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Vịnh Baikal, Thụy Sĩ, Pháp,
Italia. Tại Hà Lan có đến 75 % sản lượng hoa tulip được trồng dành cho việc
xuất khẩu.
2.1.2.2. Phân loại thực vật học của cây hoa Tulip
Tulip là một loại hoa thuộc chi Tulipa gồm 150 loài, trong họ Liliaceae
( Jaap và các cộng sự, 2007 ). Hiện nay có hơn 3.500 giống được đặt tên ( J.
Van Scheepen, 1996 ).
Theo
Phân loại thực vật học [17]:
- Thuộc giới Plantae
- Thuộc lớp Liliopsida
- Thuộc bộ Liliales
- Thuộc họ Liliaceae
- Thuộc chi Tulipa

5
Hoa Tulip có nhiều kiểu dáng hoa khác nhau. Qua sự lai giống người
ta tạo được nhiều giống hoa mới, và chỉ trong vòng 400 năm, nếu kể cả đến
tulip hoang dại, tổng số hoa hiện nay có đến 4000 loại. Tuy nhiên trên thị
trường tulip ngày nay chỉ có khoảng vài trăm loại là thật sự được phổ biến.
Dựa vào quy định quốc tế tùy theo nguồn gốc, đặc điểm của hoa và
thời gian nở hoa, người ra chia tulip thành 4 nhóm ( Gruppen ) A, B, C, D và
sắp chúng thành 15 giống ( Klassen ) [11].
Nhóm A: gồm những loài nở sớm, từ giữa đến cuối tháng 4 và được
phân ra làm 2 giống. Giống 1 với hoa có tràng hoa đơn giản ( einfache Tulpe )
như Tulip Princessin Irene, màu cam óng vàng điểm những vệt như ánh lửa
màu đỏ đậm. Hoa giống 2 có nhiều tràng hoa ( gefullte Tulpe ) như Tulip
Hoangho màu vàng đậm. Nhóm tulip này có cuống hoa ngắn ( kurzstielig ),
dễ trồng và cao khoảng 25 – 35 cm.
Nhóm B: có 3 giống, gồm những hoa nở giữa mùa, từ khoảng cuối

tháng 4 đến đầu tháng 5, có khi đến tháng 6; với hoa lớn, cánh đơn và thường
nhiều màu như Tulip Olga màu đỏ với phần trắng trên đầu, Tulip Prince
Charles với màu tím thật đậm hoặc Tulip Apeldoorn màu đỏ cam. So với
nhóm A, Tulip nhóm B cao hơn khá nhiều, từ 35 – 60 cm.
Nhóm C: có 6 giống, gồm những hoa nở muộn, từ tháng 5, có khi đến
tháng 6. Nhóm tulip này có đặc tính là tăng trưởng tốt, chịu đựng được mưa
to, hoa trổ lâu dài có khi hơn cả tháng, và tùy giống cao từ 30 – 75 cm, như
Tulip Queen of Night ( 75 cm ) màu thật đậm gần như đen, Tulip West Point
( 50 cm ) màu vàng tươi, Tulip Fantasy màu đỏ hồng, Tulip Mount Tascona
với nhiều tràng hoa màu trắng ngà ( 45 cm )…hay Tulip Cottage – Tulpen chỉ
cao 30 cm với cánh hoa màu vàng ánh điểm những sọc xanh lá cây.
Nhóm D: gồm những giống nguyên thủy hoang dại và các loại giống
lai ( Hydriden ). Năm 1958, nhóm D được chia ra làm 4 giống. Tùy theo
giống, hoa có thời gian trổ bông khác nhau, kéo dài từ đầu đến cuối mùa
( giữa tháng 4 đến cuối tháng 6 ).Tulip nhóm này cao khoảng 15 – 40 cm như
Tulip Giuseppe Verdi màu đỏ đậm với viền vàng ( 30 cm ), Tulip Rosa
Empress màu hồng tươi ( 30 cm ), Tulip Red Riding Hood màu đỏ tươi ( 30
cm ),… Và điều đặc biệt cũng nên nhắc tới Tulip Tarda, một loại tulip dại có

6
chiều cao thấp, có nhiều hoa trên một cây, không như những tulip trong nhóm
thường chỉ có một bông.
Sự hệ thống hóa, phân loại về tulip đầu tiên được ghi nhận vào năm
1914 – 1915, tuy nhiên đến nay sự việc này vẫn chưa hoàn hảo vì cứ có thêm
nhiều giống mới. Dẫu sao sự thống kê hóa này cũng giúp ta dễ dàng hơn trong
việc lựa chọn tulip thích hợp để trồng trọt [11].
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa tulip
Hoa tulip là cây thân thảo lâu năm, phần thân ngầm dưới đất gồm thân
hành và rễ, phần trên mặt đất là thân giả, lá và hoa.
2.1.3.1. Củ

Củ được tạo thành từ một vài lá vảy, trắng và mọng, chứa nước và các
chất dinh dưỡng, sắp xếp thành các vòng tròn đồng tâm. Chính giữa củ là mô
phân sinh đỉnh, ở đáy củ là đĩa sơ cấp. Bên ngoài củ có một lớp vỏ áo bao bọc
( áo củ ), đa số vỏ củ của các loài có lông ở mặt trong. Đây là đặc điểm quan
trọng nhất để phân biệt giữa các loài. Trong quá trình phát triển hình thành
các chồi bên từ gốc củ, mầm chồi chính và đầu chính là cơ sở hình thành củ
giống mới cung cấp cho nhân giống.
2. 1.3.2. Rễ
Là cơ quan để hút nước và dinh dưỡng cho cây. Rễ tulip có màu trắng
như màu củ, hình ống, rễ phát triển thành búi chùm, rất nhiều rễ do vậy tulip
hút được rất nhiều nước và ưa ẩm. Chiều dài thay đổi tùy theo giống, điều
kiện thời tiết và điều kiện canh tác. Rễ mọc ra từ đĩa củ.
2. 1.3.3. Thân
Thân của cây tulip thuộc loại thân thảo, có chiều dài thay đổi qua các
thời kì sinh trưởng có thể từ 10 – 70 cm. Khi nhiệt độ cao, thân cây sinh
trưởng nhanh, lóng cây vươn dài. Thân cây có màu xanh giống màu lá hay có
màu đậm hơn, nhất là phần thân gần với hoa, có lông hoặc không có lông.
2. 1.3.4. Lá
Lá có rất nhiều hình dạng khác nhau. Từ dạng dài, dạng mũi mác, elip,
ovan hay hình trứng; dạng hình trứng ngược hoặc mác ngược cho đến dạng chữ
nhật. Màu sắc của lá thường là màu xanh lá cây sáng, một vài loài có đốm đen trên
lá, dạng sọc dọc hay ngang, thỉnh thoảng cũng có vạch lông ngắn mép lá.

7
Về kích thước lá cũng có sự biến động khá lớn. Chiều rộng biến động
từ dưới 1 – 16 cm, chiều dài biến động từ 10 – 25 cm, có khi lớn hơn 30 cm.
Những lá có dạng bản thường có thịt lá dày, có bẹ ôm vào thân cây.
2. 1.3.5. Hoa
Phần lớn mỗi cây tulip chỉ mang một hoa trên thân chính, tuy nhiễn
cũng có một vài loài có đến 4 hoa. Hoa có thể là hoa đơn hoặc hoa kép. Cánh

đài cùng màu với cánh tràng. Hoa có hình cốc hay hình chén với một đế hoa
dạng tròn hay hình phễu, một số giống hoa tulip có hoa hình ngôi sao, hoa
kép hoặc một số giống hoa có cánh hoa kéo dài, hoặc tua… Một đặc điểm của
hoa tulip là không có tuyến mật.
Về cấu tạo hoa bao gồm đế hoa, nhị hoa và bầu nhụy. Đế hoa tulip có
nhiều màu sắc khác nhau với các phần còn lại của hoa., có mép màu trắng
hoặc màu vàng ở chỗ tiếp giáp với màu sắc hoa. Nhị hoa có 6 cái riêng biệt
được xếp thành vòng tròn xung quanh bầu nhụy. Đầu chỉ nhị mang bao bao
phấn, chỉ nhị thường rất ngắn hoặc một vài giống chỉ có chỉ nhị tiêu biến. Bao
phấn được đính gốc hoặc đính chung trụ với chỉ nhị, có dạng hình thoi đến
gần elip. Một nửa các giống tulip có chỉ nhị không có lông. Còn một nửa chỉ
có chỉ nhị được bao phủ bằng một lớp lông tơ. Về bầu nhụy thường có màu
xanh, vàng hay trắng; đầu vòi được chia làm 3 thùy, trên đầu vòi nhụy có chất
nhày để giữ hạt phấn khi thụ phấn.
2. 1.3.6. Quả
Quả tulip thuộc loại quả nang với một lớp vỏ bằng da bao bọc và có
hình elip đến hình cầu. Trong mỗi quả nag đó có chứa nhiều ngăn, hình đĩa và
hạt giống xếp thành 2 hàng trong mỗi phòng.
2. 1.3.7. Hạt
Hạt chuyển từ màu sáng đến màu nâu đen. Vỏ hạt rất mỏng và hạt
không nội nhũ. Hạt phẳng, được chứa trong 3 ngăn.
2. 1. 4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa Tulip
2. 1.4.1. Nhiệt độ
Theo Hoàng Ngọc Thuận ( 2005 ) [8], nhiệt độ có ảnh hưởng đến
cường độ thoát hơi nước, hàm lượng nước trong lá, sức hấp thu các chất dinh
dưỡng và cường độ quang hợp của cây hoa, thời gian sinh trưởng, quá trình

8
phân hóa mầm hoa, thời gian nở hoa và độ bền hoa cắt, cũng như độ bền hoa
tự nhiên ở hầu hết các loài hoa. Một khoảng nhiệt độ thấp là yêu cầu thiết yếu

của nhiều loại củ thực vật.
Trong hoa tulip, hoa được hình thành qua cảm ứng ở nhiệt độ 20 –
25
o
C, sự kéo dài của cuống hoa và nở hoa đúng đúng phụ thuộc vào sự kéo
dài của khoảng thời gian nhiệt độ thấp ( < 10
o
C ) [18]. Nhiệt độ cao thường
gây ra đột biến tạm thời, như số nhân của những cánh hoa. Ở nhiệt độ dưới
8
o
C hoa phát triển nhưng không mở. Hoa tulip cần khoảng 3 tuần có nhiệt độ
ban ngày trên 10
o
C để đảm bảo cho rễ phát triển thích hợp. Nhiệt độ ban đêm
từ 4 – 10
o
C.
Khi bảo quản củ giống ở 5
o
C trong một thời gian dài hơn 20 tuần,
mầm hoa tulip trong củ giống bị hoại tử ( De Hertogh và Le Nard, 1993 ).
Hoa phát triển bình thường sau 12 tuần lưu trữ khô ở nhiệt độ làm lạnh là 5
o
C,
từ 18 – 24 tuần hoa bị hoại tử rõ ràng và tỉ lệ tăng từ 36 % lên 95 % khi lưu
trữ đến 6 tuần và khi bảo quản đến 28 tuần thì hoại tử mầm trực tiếp sau khi
trồng ( M.G Van Kilsdonk, K. Nicoky, J.M Franssen, Kolloffel, 2001 ).
2. 1.4.2. Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò quyết định đối với sự sống của cây hoa và cây

cảnh, trong tạo năng suất và đặc biệt là chất lượng của hoa nói chung và hoa
cắt nói riêng. Theo Haw ( 1986 ), xác định thời gian chiếu sáng thích hợp cho
các thời kì mọc 10h /ngày; trong điệu kiện nhiệt độ 18
o
C thì chất lượng hoa
tăng khi thời gian chiếu sáng là 11h. Cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng đến
sự phát triển của nấm bệnh và côn trùng dịch hại cũng như tính chống chịu
của cây hoa, độ bền hoa cắt.
2. 1.4. 3. Nước
Hoa tulip tuy thích hợp đất khô những vẫn cần được cung cấp đủ độ
ẩm trong suốt mùa xuân. Tránh tưới vào thân cây và hoa sẽ gây ra bệnh thối
do nấm. Củ hoa cần phải được giữ khô trong suốt mùa hè và mùa đông.
Giống ra hoa vào mùa Thu: Tránh nước đọng trên bề mặt đất trong thời gian
giâm. Giống tulip Xuân và Hè: Bắt đầu tưới khi nụ hoa đầu tiên xuất hiện
trên cây nếu đất bị khô, tưới ngấm để nước ngấm sâu xuống 15 – 20 cm. Khi
cây ra nụ giữu mực nước khoảng 2,5 cm trong một tuần.

9
2. 1.4.4. Đất
Độ chua pH thuận lợi cho sự phát triển của hoa tulip là 6 – 7. Đất phải
thoát nước tốt, kết cấu hạt đất khoảng 30 cm ( 45 cm thì càng tốt ). Nên trồng
ở nơi không có cạnh tranh của những cây khác. Không nên trồng tulip ở đất
đã trồng tulip 2 – 3 năm.
2. 1.4.5. Dinh dưỡng
Kali và photpho có vai trò lớn trong việc nâng cao giá trị hoa tulip
còn nitơ thì sử dụng ít hơn. Nếu thừa dinh dưỡng sẽ gây hiện tượng sinh
trưởng quá mức dẫn đến cây dễ phát sinh nấm bệnh.
N, P, K đều có xu hướng làm tăng chiều cao cây. N làm cho lá xanh
đậm, tăng K làm trì hoãn quá trình ra hoa. Trọng lượng và số lượng của củ
giống là do N quyết định. Sự khác biệt giữa các chồi được nâng cao bởi N và

P mặc dù không bằng K.
2.1.5. Kĩ thuật trồng hoa Tulip
Theo Đặng Văn Đông ( 2003 ) [6]:
2. 1.5.1. Chuẩn bị củ giống
Nên chọn các củ giống có nguồn gốc xuất xứ và yêu cầu ngoại cảnh
phù hợp với điều kiện sản xuất tại khu vực trồng. Chọn những củ giống có áo
vỏ mỏng, hoặc hơi dài, áo củ phải còn nguyên vẹn, không rách không hư
hỏng hoặc bị bong ra. Các củ giống phải đồng màu, không có những vết màu
lạ trên củ, tránh trồng những củ có vết trầy xước hoặc vết cắt. Củ hoa tulip
cần 6 – 8 tuần lạnh để có thể ra rễ và nở hoa đúng cách.
2. 1.5.2. Làm đất, lên luống
Đất trồng hoa tulip phải được thoát nước tốt và đất kiềm là tốt nhất.
Nếu đất có tính axit thì phải bón vôi trước khi trồng. Đào xới đất kĩ lưỡng,
nhỏ mịn, thêm những loại phân hữu cơ mục nát hoặc là trộn than bùn cho
những nơi đất còn nghèo dinh dưỡng. Đất phải có đủ độ sâu. Đất thoát nước
tốt nhưng vẫn có khả năng giữ ẩm tốt. Trước khi trồng 10 ngày hoặc 1 tuần
nên xử lí đất bằng hóa chất để loại trừ cỏ dại và mầm mống gây bệnh.
Lên luống: Việc lên luống là cần thiết để vừa tiện cho việc chăm
sóc và vừa tạo không gian cho củ tulip phát triển tối ưu. Làm luống rộng 45 –
60 cm, cao 30 cm tạo điều kiện cho rễ có không gian phát triển.

10
Thời vụ trồng: Tiến hành trồng củ giống hoa vào thời điểm khi
nhiệt độ ban đêm chênh lệch khoảng 4,4 – 10
o
C. Điều này tùy thuộc vào địa
điểm trồng hoa. Nếu trồng quá sớm sẽ dẫn đến sự tăng trưởng mầm sớm và dễ
bị thiệt hại bởi sương giá.
2. 1.5. 3. Mật độ, khoảng cách
Tùy thuộc vào kích thước củ giống hoa mà trồng với khoảng cách

từ 12 – 30 cm giữa các củ. Trồng trên luống rộng 1 m. Nếu chu vi củ từ 8
– 9 cm thì mật độ là 2 triệu củ /ha, nếu chu vi củ từ 10 – 11 cm thì mật độ
là 500.000 củ/ha.
2. 1.5.4. Cách trồng
Trước khi trồng, đưa củ tulip vào tủ lạnh khoảng 8 – 10 tuần ở nhiệt
độ dưới 5
o
C, sau khi trồng thì duy trì nhiệt độ 13
o
C trong 2 – 3 tuần đầu cho
đến khi ra rễ. Điều này giúp củ có được độ lạnh cần thiết để “khởi động” mầm.
Củ giống phải được xử lý bằng các chế phẩm diệt nấm. Phổ biến nhất là
Captan 50 WP, hoặc cũng có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Biosept
( bưởi ) và Bio.
Đào hố sâu khoảng 10 cm, lót phân xuống dưới, trộn nhẹ phân với
đất. Đặt củ hoa xuống đất, giữu phần mềm ở trên, phần rẽ ở dưới. Lấp đầy đất
lại. Chú ý nên bỏ lớp áo củ trươc khi trồng. Che chắn để tránh bị phá hoại bởi
động vật, đặc biệt là chuột.
2. 1.5.5. Chăm sóc
Tưới nước: sau trồng tưới nước đẫm vào đất, nếu thời tiết mưa đủ
ẩm thì không cần tưới. Nếu thời tiết khô hanh thì tưới 1 lần/ngày trong tuần
đầu. Chú ý tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều sẽ gây thối củ. Khi hoa nở phải
cung cấp thường xuyên.
Bón phân: bón photpho và kali, một ít nitơ. Trộn bột xương hoặc
Super phosphate với đất làm túi bầu để chuẩn bị cho củ. Bón vôi nếu đất có
tính axit.
Quy trình bón phân:
+ Giống ra hoa vào mùa Xuân:
Trộn vào trong đất 5 thìa đầy phân hòa tan với tỉ lệ 10 – 10 – 10
cộng với 2 cốc bột xương.


11
+ Giống nở vào mùa Hè và mùa Thu:
Nên bón phân hàng tháng từ khi chồi bật lên cho tới cây ra hoa.
Bón 7 thìa đầy phân hòa tan tỉ lệ 10 – 10 – 10 chia ra làm 2 – 3 lần
Sau khi cây nở hoa, bón thúc bằng phân N – P – K 5–10–10 với
một lượng thấp , tránh bón nhiều đạm.
Lớp phủ: Sau khi trồng nhiệt độ nên duy trì ở mức 13
o
C. Phạm vi
nhiệt độ cho phép để cây hoa tulip phát triển tốt là 17
o
C vào ban đêm và 24
o
C vào ban ngày. Nếu nhiệt độ quá lạnh thì phải có lớp phủ trên bề mặt hoặc
sử dụng màng phủ.
Tỉa hoa: Sau khi hoa phai thì cắt chúng đi để ngăn chặn sự hình
thành hạt giống vì hạt giống sẽ sử dụng dinh dưỡng trong củ, không có lợi
cho vụ sau.
Loại bỏ lá: Với những củ giống mà để lại trong đất để năm sau
cho ra hoa tiếp thì không nên cắt bỏ lá mà để lá tự héo khô. Lá xanh sản xuất
dinh dưỡng tích lũy vào củ để năm sau ra hoa tiếp.
Đào và lưu trữ củ giống: Khi các lá trên cây chuyển màu vàng thì
tiến hành đào củ giống lên, rửa sạch và phơi khô. Sau đó cất vào nơi mát mể,
không có ánh sang trực tiếp. Chú ý khi bảo quản không để cùng hoa quả trái
cây nếu không sẽ rất dễ lây bệnh nấm. Củ giống được bảo quản ở nơi có nhiệt
độ từ 10 – 15
o
C.
2. 1.5.6. Thu hoạch và bảo quản



Thời gian thu cắt tốt nhất với hoa tulip là nụ đã hình thành màu hoàn
toàn nhưng chưa hé nở. Nếu thu cắt muộn thì khó khăn hơn cho việc vận
chuyển và bảo quản, thời gian bảo quản và sử dụng hoa ngắn. Nếu thu cắt quá
sớm thì hoa nở không được đẹp, mất giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế.
Cách cắt: Để thu được kết quả tốt nhất thì luôn luôn cắt hoa vào buổi sáng
sớm, tốt nhất là khi còn sương. Dùng dao sắc để cắt và cắt đến điểm giao với lá trên
cùng nếu có ý định để củ trong đất đến năm sau và hoa có cuống hoa dài, cắt đến
gần sát mặt đất gồm cả lá với những cây tulip có độ dài cuống hoa ngắn và không
có ý định để củ trong đất đến năm sau. Sau khi cắt chon gay vào xô nước sạch để
tránh mất nước. Lưu trữ ở nơi thoáng mát cho đến khi chúng ta tiến hành các hoạt
động tiếp theo, điều này sẽ duy trì độ mở từ từ của hoa.

12
Bảo quản hoa cắt:
Đối với hoa cắm bình:
Luôn luôn cắt gốc và thay nước, phải rửa lọ cắm hoa thường xuyên.
Thả đá lạnh + 2 thìa đường vào bình.
Thay nước 1 lần/ngày
Buổi tối nên cho vào phòng lạnh
Đối với hoa vận chuyển đem đi tiêu thụ:
Phải để trong kho lạnh. Tiến hành phân loại đóng gói để dễ dàng bảo quản
và vận chuyển hơn. Xử lí qua các chất khử trùng để tăng tuổi thọ của hoa. Theo
nghiên cứu của Văn Dĩnh Cường và các nghiên cứu khác chỉ ra rằng dung dịch
bảo quản tươi cho them 8 – HQC ( 200 mg/l ) hoặc 6 – BA ( 15 mg/l, là chất ức
chế ethylene ) thì không những làm tuổi thọ hoa tulip cắm bình dài hơn 3 ngày so
với giống đối chứng, đồng thời làm tăng độ nở và thời gian nở mỗi ngày của hoa,
nâng cao tuổi thọ hoa cắm bình phẩm chất hoa tốt [2].
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Hiện nay việc sản xuất hoa và cây cảnh trên thế giới đang phát triển mạnh
và mang tính thương mại cao. Ngành sản xuất hoa cây cảnh mang lại nhiều thuận
lợi cao cho nền kinh tế của một số nước, đặc biệt là những nước phát triển.
Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lượng hoa cây cảnh của
toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỉ USD, đến năm 2004 tăng lên 66 tỉ USD ( tốc
độ tăng bình quân năm 20% ) trong đó giá trị xuất khẩu đạt từ 20 - 50 tỉ
USD/năm [4].
Theo số liệu thống kê của FAO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm nhiều
hơn 13,362 tỉ USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỉ USD chiếm
45,9% hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỉ USD chiếm 43,3% ; loại chỉ
dùng lá để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7 % và các loại hoa khác là 559
triệu USD chiếm 4,1 % [12].
Những nước có ngành hoa phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ, Colombia,
Kenia… Một số nước đang có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ, đưa hoa
lên thành một ngành kinh tế quan trọng như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Italia…[12]

13
Trong các nước châu Âu, Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu thế giới
về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn 80
nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây trang
trí. Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỉ bó hoa tươi và
600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỉ
USD/năm. Tiếp đến là Mỹ, ngành trồng hoa có thể xem như một thành phần
trong nền kinh tế Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu là 10 tỉ USD/năm; bao gồm
hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và các loại lá để trang trí. Ở các nước
châu Á thì Nhật Bản là nước dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thế mạnh của
nước này là cây Bonsai, nghệ thuật cắm hoa và lối trang trí độc đáo cho các

vườn hoa công viên.
Sau hai thập kỉ phát triển, ngành sản xuất hoa Trung Quốc đã trở thành
một ngành có hứa hẹn bởi sản xuất hoa phát triển hàng năm. Diện tích trồng
hoa của Trung Quốc là 117.000 ha vào năm 2000, số lượng hoa cắt cành
được bán là 3,22 tỉ cành và hoa chậu, hoa thảm là 810 triệu cây. Trung Quốc
đang phấn đấu đẩy nhanh ngành công nghiệp hoa hoa phát triển và sẽ trở
thành một trong những nước dẫn đầu châu Á về sản xuất, tiêu thụ và xuất
khẩu hoa.
Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số một nước rất chú
trọng đầu tư, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng thành tựu tiên tiến
nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan như: Công nghệ sinh học,
tin học, tự động hóa, vật lí, hóa học, ngành công nghiệp làm nhà kính – nhà
lưới, ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu
bệnh,…
Kết quả mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và
giống hoa mới, đã xây dựng được nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng tỉ
bông hoa chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy
rất nhiều ngành nghề khác phát triển.
Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất
kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển
cao ( từ 12 – 15 % ) trong những năm tới.

14
Đặc điểm cơ bản của các nước trồng hoa tiên tiến là nhà nước chỉ tạo
cơ chế chính sách, đầu tư hỗ trợ phát triển ban đầu cho việc nghiên cứu phát
triển sản xuất ( kể cả việc chọn tạo giống, nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ
thuật ) đều do các công ty tư nhân đảm nhiệm [12].
Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vai trò quan trọng là mang
lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể
trong việc cải tạo môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng,

xây dựng, trang trí công cộng và làm cho con người gần gũi thiên nhiên hơn.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời nhưng nó chỉ
được coi là một ngành kinh tế và có giá trị hàng hóa từ những năm 1980.
Cũng như một số ngành trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển
khá nhanh.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích
đất trồng hoa vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 0,02 % diện tích đất
trồng trọt. Diện tích trồng hoa tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống
như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu ( Hà Nội ); Đằng Hải, Đằng
Lâm ( Hải Phòng ); Hoành Bồ, Hạ Long ( Quảng Ninh ); Triệu Sơn, Thành
phố Thanh Hóa ( Thanh Hóa ); Gò Vấp, Hoóc Môn ( Thành phố Hồ Chí
Minh ); Đà Lạt ( Lâm Đồng )… với diện tích trồng hoa khoảng 3.500 ha [6].
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2003 cả nước có 9.430 ha hoa và
cây cảnh các loại với giá trị sản lượng đạt 482,6 tỉ đồng.
So với năm 1994, diện tích hoa năm 2009 đã tăng 4, 3 lần, giá trị sản
lượng tăng 8,2 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ha là 182 %. Tốc độ tăng
trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác. Sự tăng trưởng của
ngành sản xuất hoa cây cảnh luôn ổn định và theo cấp số cộng trong suốt 15
năm qua.



15

Bảng 2.1. Diện tíchvà giá trị sản lượng hoa cây cảnhở Việt Nam năm 2003
Diện tích ( ha ) Giá trị sản lượng ( Tr.đ )

Cả nước 9.430 482.606
Hà Nội 1.642 81.729

Hải Phòng 814 12.210
Vĩnh Phúc 1.029 38.144
Hưng Yên 658 26.320
Nam Định 547 8.585
Lào Cai 52 12.764
TP. Hồ Chí Minh 572 24.194
Lâm Đồng 1.467 193.500
Bình Thuận 325 6.640
Các tỉnh khác 2.325 78.52
Nguồn: Số liệu Cục thống kê, 2003
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được
chú ý phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Nhờ giá trị mà cây hoa đem lại nên
phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm đây đã tăng rất nhanh,
tăng theo từng năm cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Tốc độ sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 1994 – 2006
Chỉ tiêu
Năm
1994
Năm
1997
Năm
2000
Năm
2003
Năm
2006
Tổng diện tích ( ha ) 3.500 4.800 7.600 10.300 13.400
Giá trị sản lượng

( Triệu đồng )

175.000 268.800 463.600 964.800 1.045.200

Giá trị thu nhập TB

( Tr. đồng / ha / năm )
51 56 61 72 78
Mức tăng diện tích so
với 1994 ( lần )
1,0 1,38 2,17 2,94 3,83
( Số liệu thống kê và điều tra của Viện nghiên cứu rau quả năm 2010 )


16
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam
có trên 8.000 ha trồng hoa. Năm 2010, lượng hoa cung ứng ra thị trường
khoảng 4,5 tỉ cành, trong đó xuất khẩu 1 tỉ cành, đạt kim ngạch 60 triệu USD.
Hoa xuất khẩu có 85 % hoa hồng, cúc và lan. Sản xuất hoa cành của Việt
Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt,… Theo các
chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất lớn, có nơi lợi
nhuận lên đến 2 tỉ đồng/ha/năm.
Về cơ cấu chủng loại hoa, cây cảnh ở Việt Nam: trước 1995, Việt
Nam chủ yếu sử dụng những loại hoa, cây cảnh truyền thống, thông dụng như
quất, đào, mai, hồng, cúc, layơn, thược dược, huệ,… Những năm gần đây một
số chủng loại hoa, cây cảnh mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang có
xu hướng tăng dần về số lượng và giá trị. Bảng 2.4 dưới đây thể hiện được sự
thay đổi đó .
Bảng 2.4. Cơ cấu số lượng, chủng loại hoa ở Việt Nam qua các năm ( % )
Chủng loại Năm 1995 Năm 2000 Năm 2009
Cây cảnh 100 100 100


1. Đào 25 24 22

2. Quất 32 32 30

3. Mai 24 23 22

4. Cây cảnh khác 19 21 26
Cây hoa 100 100 100

1. Hồng 25 24 20

2. Cúc 24 23 21

3. Lay ơn 15 14 14

4. Thược dược 6 4 2

5. Huệ 11 11 9

6. Đồng tiền 5 7 8

7. Lily 2 3 6

8. Cẩm chướng 3 3 3

9. Lan 2 3 7
10.Hoa khác 7 8 10
( Số liệu thống kê và điều tra của Viện Nghiên cứu rau quả năm 2010 )



17
Trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO thì ngoài việc tăng diện tích,
sẽ có nhiều doanh nghiệp ( trong và ngoài nước ), các trang trại đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh hoa cây cảnh, đồng thời những giống hoa truyền
thống có phẩm chất kém, nhanh tàn sẽ được thay thế bằng các giống hoa cây
cảnh mới có chất lượng cao như Lily, lan, hồng, tulip, phăng, cúc lá nho,…
Đến năm 2015 sẽ chỉ còn những hộ gia đình sản xuất hoa cây cảnh
nhỏ lẻ ( chủ yếu cây trang trí, cây bonsai, cây dễ làm ) còn các loại hoa cao
cấp sẽ chuyển dần cho các công ty, các chủ trang trại có đầy đủ cơ sở vật chất,
công nghệ về thị trường đảm nhận [12].
Hiện nay vấn đề quan tâm không chỉ là đảm bảo mục tiêu về diện tích
trồng hoa mà còn là chất lượng và hiệu quả bền vững, cần phải đa dạng các
loại hoa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip trên Thế giới
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tulip trên thế giới
Tình hình sản xuất củ hoa giống trên thế giới, nhập khẩu và sử dụng
hoa cắt cành, hoa phát triển từ củ như hoa tulip và hoa huệ hiện nay chiếm
một vị trí rất xác định. Tình hình sản xuất hoa tulip diễn ra trong tại hơn 15
quốc gia trên toàn thế giới với diện tích sản xuất lớn nhất là ở Hà Lan với
10.800 ha ( chiếm 88 % ), 5 quốc gia tiếp theo chính là Nhật Bản ( 300 ha;
2,5 % ), Pháp ( 293 ha; 2,4 % ), Mỹ ( 280 ha; 2,4 % ), Ba Lan ( 200 ha; 1,6 % )
và cuối cùng Đức ( 155 ha; 1, 3 % ) [13]. Các quốc gia và vị trí được thể hiện
ở bảng dưới:


18
Bảng 2.5. Các quốc gia sản xuất nhiều củ giống hoa Tulip và củ giống hoa
Lily trên thế giới ( 2002 – 2003 )
STT Các quốc gia
Diện tích trồng

hoa tulip ( ha )
Diện tích trồng
hoa lily ( ha )
1 Hà Lan 10.800 4.280
2 Nhật Bản 300 189
3 Pháp 293 401
4 Mĩ 280 170
5 Ba Lan 200 -
6 Đức 155 -
7 New Zealand 122 110
8 Australia 70 25
9 Đan Mạch 56 -
10 Vương quốc Anh 50 -
11 Isrelia 50 100
12 Chile 35 205
13 Argentina 22 -
14 Nam Phi 20 20
15 Trung quốc 10 100
Tổng số 12.463 5.600
( Nguồn Buschman, 2005 )
Bảng 2.5 cho ta thấy quốc gia sản xuất hoa tulip lớn nhất là Hà Lan với
diện tích là 10.800 ha. Chiếm 88 % diện tích trồng tulip trên toàn thế giới. Củ
hoa tulip còn được sản xuất ở 14 quốc gia khác, đứng đầu là Nhật Bản, Pháp
và Mỹ. Hầu hết các quốc gia này chỉ sử dụng củ giống hoa cho sản xuất hoa
diễn ra trong nước và một phần bán khô ( Thông qua các cửa hàng bán lẻ đến
tay người tiêu dùng dể sử dụng cho các khu vườn ).
Bảng 2.7. Diện tích trồng hoa tulip tại Hà Lan từ 2003 đến 2008
Giai đoạn 2003 – 2004 2004 – 2005 2007 - 2008
Diện tích trồng hoa 10.982 10.034 9.885
( Nguồn: PT / BKD năm 2008 )


19
Ở Hà Lan có 1778 giống được trồng trong sản xuất củ giống thương
mại trong suốt giai đoạn 2006 – 2007 [13].
Tuy nhiên chỉ có 18 giống được trồng với diện tích hơn 100 ha và
những giống này chiếm khoảng 31 % tổng diện tích ( 3.240 ha trong tổng số
10.071 ha ). Còn lại được trồng với những diện tích nhỏ hơn.
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Tulip tại Việt Nam
Ở nước ta hoa tulip tuy đã được trồng ở một số nơi, loài hoa này vẫn
chưa được phổ biến vì nhiều hạn chế của điều kiện tự nhiên và kĩ thuật. Hoa
tulip xuất hiện ở nước ta từ mùa xuân năm 1996 do công tu hoa Đà Lạt
Hasfarm cung cấp. Càng ngày hoa tulip càng có sự đa dạng về chủng loại và
dần được biết đến. Ở Việt Nam hiện nay có 2 nơi sản xuất hoa tulip lớn nhất
là Đà Lạt Hasfarm ở Đà Lạt – Lâm Đồng và công ty Hoa nhiệt đới ở Mộc
Châu – Sơn La. Năm 2004, hoa tulip bắt đầu được trồng ở Mộc Châu – Sơn
La với 15 giống có đủ màu sắc ( duy nhất ở Việt Nam ). Mùa xuân năm 2007,
công ty này cung cấp ra thị trường miền Bắc gần 300.000 cành tulip với giá
dao dộng từ 15.000 – 30.000 VND/cây. Còn lại trồng với mục đích phi
thương mại không đáng kể.
2.5. Tình hình nghiên cứu hoa Tulip ở trên Thế giới và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình nghiên cứu hoa Tulip trên Thế giới
Từ khi hoa tulip xuất hiện và trở thành cây trồng thương mại đã có
rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về loài hoa đẹp này. Trước tiên phải kể
đến sự phân loại thực vật học của chi bởi Hall ( 1940 ) dựa trên đặc điểm
hình thái học và tế bào học. Sau đó, Botschantzeva ( 1982 ) đã xuất bản
một luận án toàn diện về hoa tulip. Gần đây một sự sửa đổi của chi Tulip
dựa trên các đặc điểm về hình thái học và di truyền học tế bào, vượt qua
dữ liệu đó, dữ liệu về việc phân bố địa lí đã được đề xuất bởi Van
Raamsdonk và các cộng sự ( 1997 ).
Ngoài ra sản xuất hoa hạt phấn 2n cũng được báo cáo ở Nhật bản bởi

Okazaki ( 2005 ). Các chương trình mở rộng cũng được phát triển để điều tra
tính khả thi của lai tạo và chọn giống với những đặc điểm quan trọng cho
những người trồng và sản xuất củ giống hoa. Đặc biệt những nỗ lực được đặt
tính kháng bệnh, chủ yếu là nấm và các virus phá vỡ hoa tulip (TBV). Nghiên

×