Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất quả thanh long tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM
-----------------

MA THỊ ÁNH
Tên đề tài: “ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng
suất quả thanh long ruột đỏ tại Thái Ngun”
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành: Trồng Trọt
Khoa

: Nơng học

Khóa

: 2010-2014

Giảng viên hướng dẫn:
1. Ncs ThS. Nguyễn Hữu Thọ
2. PGS-TS. Ngơ Xn Bình
3. ThS. Lương Thị Kim Oanh

Thái Nguyên -2014


2



LỜI CẢM ƠN
Từ thực tiễn trong việc đào tạo mỗi sinh viên ở các trường đại học, cao
đẳng trong cả nước thì phương châm đào tạo “học đi đơi với hành, lí luận gắn
liền với thực tiễn” mới mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp
là một khâu hết sức quan trọng nhằm đưa những kiến thức đã nắm bắt được từ
trong nhà trường áp dụng vào thực tiễn để mỗi sinh viên có đầy đủ những kiến
thức, kĩ năng cơ bản để hành trang bước vào đời.
Là sinh viên năm cuối của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên thực hiện phương châm đào tạo của nhà trường, được sự nhất trí của
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa
nông học em đã tiến hành nghiên cứu đề tài với chuyên đề: “Nghiên cứu một số
biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất quả thanh long tại Thái
Ngun”.
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên và cũng là cơng trình đánh dấu bước
ngoặt mới của em sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nơng Lâm
Thái Ngun. Để hồn thành đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của mình
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị cá thể của nhà
trường, các thầy cơ giáo trong và ngoại khoa.
Xuất phát từ lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn hai thầy giáo
PGS.TS Ngơ Xn Bình, thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Thọ và cô giáo Th.S
Lương Thị Kim Oanh đã giành nhiều thời gian quý báu, trực tiếp tận tình giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài, em xin cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo
trong trường nói chung và trong khoa Nơng học nói riêng đã tạo giúp đỡ, dìu dắt
em trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình
bác Nguyễn Văn Bộ đã tạo mọi điều kiện cho em tiến hành thí nghiệm tại vườn
nhà để hồn thành đề tài của mình.
Với trình độ và năng lực của bản thân có hạn, mặc dù đã cố gắng hết sức
mình song chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
có sự cảm thơng và nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo cùng

các bạn để đề tài được hồn thiện hơn và giúp em có được những kinh nghiệm
quý báu, tạo điều kiện cho em có những bước đi vững chắc trong q trình cơng
tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Ma Thị Ánh


MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ............................................................. 3
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 5
2.2. Nguồn gốc, phân bố................................................................................ 5
2.3. Giá trị dinh dưỡng .................................................................................. 6
2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long........................................ 7
2.4.1. Đặc điểm thực vật học, sinh lý cây thanh long................................ 7
2.4.2. Yêu cầu sinh thái cây thanh long ..................................................... 8
2.4.3. Thu hoạch thanh long ...................................................................... 9
2.5. Những nghiên cứu về giống thanh long ................................................. 9

2.6. Những nghiên cứu về xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ ................... 11
2.6.1. Thời vụ xử lý thanh long ra hoa trái vụ ......................................... 11
2.6.2. Các kỹ thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ ................................. 12
2.7. Những nghiên cứu về phân bón lá trên cây thanh long........................ 13


4

2.8. Một số vấn đề về chế phẩm xử lý ra hoa và phân bón lá cho cây thanh
long .............................................................................................................. 15
2.9. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ............................................ 16
2.9.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới ................. 16
2.9.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở trong nước................ 18
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
3.3.1. Các thí nghiệm .............................................................................. 22
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................... 24
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................27
4.1. Điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu...................................................... 27
4.2. Kết quả nghiên cứu các thí nghiệm ...................................................... 28
4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý ra hoa đến khả năng nở hoa, đậu
quả trái vụ, năng suất và phẩm chất của thanh long ruột đỏ ................... 28
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đậu
quả và năng suất quả thanh long ruột đỏ chính vụ .................................. 38
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................45

5.1. Kết luận ................................................................................................ 45
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

Ctv

: Cộng tác viên

CT/LNL

: Công thức trên lần nhắc lại

Đ/c

: Đối chứng


LSD.05

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

P

: Xác suất

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TL

: Tỷ lệ


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số yếu tố khí hậu tỉnh Thái Nguyên (năm 2013 - 2014) ......... 27
Bảng 4.3: Tỷ lệ hoa nở của các cơng thức thí nghiệm .................................... 30
Bảng 4.4: Tỷ lệ đậu quả của các cơng thức thí nghiệm .................................. 31
Bảng 4.5: Đặc điểm và kích thước quả của các cơng thức thí nghiệm .......... 33
Bảng 4.6: Năng suất và phẩm chất quả của các cơng thức thí nghiệm........... 35

Bảng 4.7: Sơ bộ so sánh lãi thuần của thanh long trái vụ và chính vụ .......... 37
Bảng 4.8: Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm .................................. 39
Bảng 4.9: Đặc điểm và kích thước quả của các cơng thức thí nghiệm ........... 41
Bảng 4.10. Năng suất và phẩm chất quả của các công thức thí nghiệm ......... 43


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý ra hoa đến tỷ lệ đậu quả
thanh long ruột đỏ trái vụ ........................................................... 32
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý ra hoa đến năng suất của
thanh long ruột đỏ trái vụ ........................................................... 36
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của thanh
long ruột đỏ chính vụ .................................................................. 40
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất thanh long ruột
đỏ chính vụ ................................................................................. 44


8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Cs

: Cộng sự


CT

: Công thức

Ctv

: Cộng tác viên

CT/LNL

: Công thức trên lần nhắc lại

Đ/c

: Đối chứng

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Cây thanh long (Hylocereus undatus, Haw), thuộc họ Xương rồng
(Cactaceae) là loại cây ăn quả có giá trị về nhiều mặt, đối với người tiêu dùng
quả thanh long được biết đến là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và là loại
quả đẹp rất phù hợp để thờ cúng tổ tiên trong những ngày lễ tết, cịn đối với
người trồng thanh long thì đây là loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế
cao, giúp người trồng có thu nhập ổn định trên đơn vị diện tích. Cây thanh
long sau trồng một năm đã bắt đầu cho quả, thời gian cho quả kéo dài từ 6 - 7
tháng trong năm và chia ra thành nhiều lứa quả, tránh hiện tượng quả bị ế
đọng trong mùa vụ. Là loại cây ăn trái nhiệt đới được ưa thích bởi trái có hình
dáng và màu sắc đẹp, thành phần dinh dưỡng cao và khác hẳn với thành phần
dinh dưỡng của các lồi khác, có vị ngọt, ăn mát và bổ dưỡng. Nhờ thịt quả có
màu sắc đẹp, đặc biệt là những quả có màu đỏ thẫm tự nhiên khơng có khả
năng bán để ăn tươi thì có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến rượu vang để
cho ra loại rượu có màu rất hấp dẫn.
Ngồi tác dụng ăn tươi, quả thanh long cịn có giá trị cao trong y học như
thịt quả thanh long có tác dụng chữa bệnh thiếu máu, huyết áp cao và xuất
huyết não. Hoa thanh long đem sắc lấy nước uống chữa bệnh ho. Vỏ quả được
chiết xuất lấy màu đỏ tự nhiên dùng trong chế biến công nghiệp thực phẩm.
Thân cành thanh long chữa bệnh thần kinh tọa và có thể là nguồn thức ăn cho
gia súc ở những nơi khô hạn, cỏ không thể mọc được [30].
Cây thanh long được xem là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng
thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta (Nguyễn Thơ và ctv, 2008) [16]. Đặc
biệt, Việt Nam là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới (Lê xuân Đính,
2006) [5].


2

Ở Việt Nam, cây thanh long phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam với
diện tích trồng lên đến hàng nghìn ha. Tuy nhiên, ở miền Bắc nước ta cây

thanh long được trồng rải rác từ lâu nhưng chưa được chú trọng do năng suất,
chất lượng thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng
suất chất lượng thanh long là để đưa cây thanh long vào cơ cấu giống cây
trồng ở miền Bắc.
Thành phố thái ngun có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.630 ha trong
đó gần 50% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, ngồi diện tích đất trồng cây
hàng năm thì diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm đại đa số trong tổng diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp, trên diện tích đất này trồng chủ yếu cây chè và
một số loại cây ăn quả và trong những năm qua nhận thấy hiệu quả kinh tế
trên diện tích đất trồng cây ăn quả của thành phố còn thấp nên thành phố chủ
trương chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, khuyến khích bà con nông dân
mạnh dạn chuyển đổi một số loại cây ăn quả hiệu quả thấp để trồng những
loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên diện
tích đất vườn đồi. Hiện nay diện tích đất trồng cây ăn quả của thành phố Thái
Nguyên khoảng trên 2000 ha trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là diện tích trồng
cây vải khoảng gần 700 ha và hơn 600 ha các loại cây ăn quả khác năng suất
thấp, giá trị kinh tế không cao. Do đó, cây thanh long đang được xem là
hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân trong khu vực thành phố
Thái Nguyên.
Diện tích trồng thanh long ở Thái Nguyên hiện nay đang dần phát triển.
Tuy nhiên, đây là cây trồng cịn mới nên chưa có nhiều nghiên cứu khoa học
về loại cây trồng này trong điều kiện tự nhiên của vùng do vậy hiệu quả kinh
tế cho người trồng thanh long còn chưa cao.
Cây thanh long là một loại cây rất dễ trồng, có thể sinh trưởng, phát triển
trên mọi loại đất nhưng để góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
ngoài việc mở rộng diện tích, tăng cường về giống thì vấn đề về các biện pháp


3


kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Nhằm đưa ra khuyến cáo cho bà con nông
dân, để người trồng thanh long hiểu rõ hơn về loại cây trồng mới này và áp
dụng một số biện pháp kĩ thuật có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm đạt năng
suất cao, chất lượng, mẫu mã tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và cũng
xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển cây thanh long cùng công tác nghiên
cứu chúng em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kĩ
thuật nâng cao năng suất quả thanh long ruột đỏ tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến năng suất quả
thanh long ruột đỏ tại Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lý ra hoa trái vụ và
phân bón lá lên cây thanh long ruột đỏ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, giúp sinh viên làm quen với
điều kiện thực tế, rèn luyện kĩ năng thực hành, bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu tiếp
theo để chọn lọc và xây dựng quy trình kĩ thuật thâm canh tăng năng suất cây
thanh long, góp phần bổ sung thêm tài liệu khoa học cho quá trình nghiên cứu
về cây thanh long ở nước ta.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kĩ thuật tăng
năng suất cho cây thanh long ruột đỏ trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái
Nguyên có thể áp dụng mở rộng cho các vùng trồng thanh long ở miền Bắc.


4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Cơ sở khoa học về cây thanh long
Cây ăn quả nói chung và cây thanh long nói riêng là một trong những
cây có những nhu cầu nhất định về mơi trường và dinh dưỡng, do có tính đa
dạng về điều kiện sinh thái khí hậu của các mùa trong năm làm cho cây ngừng
sinh trưởng phát triển trong một thời gian nhất định, chưa phát huy được khả
năng ra hoa đậu quả của cây qua đó ảnh hưởng một phần đến năng suất của
thanh long khi thu hoạch.
Việc xây dựng vùng trồng thanh long phải phù hợp với điều kiện khí hậu
thời tiết, đất đai, giống và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Tuy vậy với các
yếu tố trên thì biện pháp kỹ thuật là yếu tố cần thiết nhất.
Ngồi năng suất khơng cao, khối lượng quả, trọng lượng quả của thanh
long cũng là vấn đề cần chú ý khi trồng trọt trong điều kiện sinh thái. Những
hạn chế này có thể do chế độ chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng chưa hợp lý.
Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu để xây dựng quy trình chăm sóc
hợp lý cho cây thanh long tại Thái Nguyên nói riêng và miền Bắc nói chung.
2.1.1.2. Cơ sở khoa học về chế phẩm xử lý ra hoa trái vụ
Thanh long có tập tính ra hoa tự nhiên từ tháng 4 - 9. Nếu được kích
thích bằng hóa chất (chế phẩm) có thể cho thêm một đợt quả trái vụ. Trong
mùa thuận, do điều kiện nhiệt độ khá thích hợp cho cây thanh long nên không
cần áp dụng biện pháp kỹ thuật nào cho thanh long. Tuy nhiên, trong mùa
nghịch, để giúp cho cây ra được hoa cần sử dụng một số chế phẩm để kích
thích ra hoa như: sử dụng VSL1 chấm vào mắt thanh long để kích thích vào
thời điểm mong muốn, phun KNO3 trên cây thanh long sẽ kích thích ra nụ
hoa, hoặc ethephon…



5

Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ sau 3 - 5 ngày nụ đã nhú ra và sau
22 - 25 ngày sẽ nở hoa. Sau khi hoa tàn, quả được hình thành thì tỷ lệ đậu quả
sẽ khá cao và cao hơn so với tỷ lệ đậu hoa.
2.1.1.3. Cơ sở khoa học về việc sử dụng phân bón lá
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây lớn qua bộ rễ để nuôi cây nhưng
trong đất hàm lượng cung cấp cho cây khơng đủ, lượng chất khống vào lá
phụ thuộc vào tốc độ khô của dinh dưỡng, khả năng tan của muối, tốc độ xâm
nhập ion. Nghiên cứu cải tiến các phương pháp bón phân bằng cách phun
phân lên lá để trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng qua các lỗ khí khổng đã thực
hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Tác dụng của phân bón qua lá cung
cấp nhanh và kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho
cây, đặc biệt tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, ni quả.
Phân bón lá gồm 3 thành phần chính: nguyên tố đa lượng, trung lượng và
vi lượng. Ngồi ra cịn một số chất kích thích sinh trưởng.
Để tăng khả năng đậu hoa, quả cần phun các chất dinh dưỡng lên lá vào
giai đoạn trước khi hình thành nụ, và lúc tàn hoa nhằm bổ sung kịp thời dinh
dưỡng cho cây, giảm bớt rụng quả sinh lý.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xác định được biện pháp kĩ thuật phù hợp với cây thanh long ruột đỏ
cho năng suất cao tại Thái Nguyên.
2.2. Nguồn gốc, phân bố
Cây thanh long có tên khoa học Hylocereus undatus (Haw), ngồi tên
phổ thơng là dragon fruit cịn có tên như pitahaya. Thanh long thuộc họ
xương rồng (Cactaceae), khác với các cây xương rồng có mủ trắng. Có nguồn
gốc ở Nam Mỹ nhưng được phát triển ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Trên
thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn quả mới được phát hiện
trong những năm gần đây. Cây thanh long được trồng ở Nicaragoa và vùng

khí hậu nhiệt đới ở một số nước, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan
(Tạ Minh Tuấn và ctv, 2005) [19].


6

Theo Peter Lo (2001), thanh long được người Pháp du nhập vào Việt
Nam cách đây trên 100 năm nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập
niên 1980. Trước đây thanh long chỉ được trồng dành cho nhà vua và các gia
đình quý tộc.
2.3. Giá trị dinh dưỡng
Thanh long là một trong những loại trái cây nghèo năng lượng, giàu chất
dinh dưỡng như kali, phospho, sorbitol, nhiều vi lượng, đây là loại trái cây
cho tất cả các chế độ ăn có bổ sung chất xơ mà rất tốt cho gan, nhuận tràng.
Quả thanh long có nhiều nước, chứa nhiều lycopene - một chất chống oxy hóa
tự nhiên có thể chống ung thư, bệnh tim, huyết áp thấp và loại thanh long có
thịt màu đỏ tươi chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống lão hóa và rất phù
hợp với người có tuổi và béo phì (Nguyễn Thơ và ctv, 2008) [16]. Và đặc biệt
là có cholesterol tốt cho tiêu hóa, hạn chế táo bón, giải độc cơ thể. Thành
phần dinh dưỡng của trái thanh long được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long trong 100 g thịt trái
Thành phần
Độ ẩm (%)
Năng lượng (kcal)
Protein (g)
Chất bo (g)
Cacbohydrates (g)
Chất xơ (g)
Canxi (mg)
Phospho (mg)

Natri (mg)
Magie (mg)
Kali (mg)
Sắt (mg)
Kẽm (mg)

Trong 100 g thịt trái
85,30
67,70
1,10
0,57
11,20
1,34
10,20
27,50
8,90
38,90
2,72
3,37
0,35

Sorbitol (mg)
32,70
(Nguồn: Viện Công nghệ thực phẩm Singapore, (Nguyễn Thơ, 2008)) [16].


7

2.4. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long
2.4.1. Đặc điểm thực vật học, sinh lý cây thanh long

2.4.1.1. Rễ
Rễ thanh long khơng phải là tích lũy nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh
long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh là loại rễ chính phát sinh
từ phần lõi của gốc hom, nhưng rễ lớn đạt đường kính từ 1 - 2 cm, có nhiệm
vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, tập trung chủ yếu ở lớp
đất mặt từ 0 - 30 cm. Rễ khí sinh là loại rễ mọc dọc theo đoạn thân cây phần
trên mặt đất, có nhiệm vụ giữ cho cây bám chặt và giúp cây leo lên giá đỡ,
góp phần vào việc hút nước, chất dinh dưỡng ni cây. Những rễ khí sinh
mọc gần mặt đất thường đi vào trong đất và trở thành rễ địa sinh (Nguyễn
Như Hiến, 1998) [9].
2.4.1.2. Thân, cành
Thân chứa nhiều nước nên có thể chịu hạn trong một thời gian dài. Thân,
cành thanh long bò trên trụ đỡ. Thân cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm
khi bốn cánh. Mỗi cánh chia làm nhiều thùy có chiều dài 3 - 4 cm. Đáy mỗi
thùy có từ 3 - 5 gai ngắn. Mỗi năm cây có từ 3 - 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất
là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp từng lớp trên đầu trụ.
Khoảng cách giữa hai đợt ra cành là 40 - 50 ngày. Số lượng cành trên cây
tăng theo độ tuổi của cây: cây 1 tuổi trung bình có 30 cành, 2 tuổi 70 cành, 3
tuổi 100 cành, 4 tuổi 130 cành, ở cây 5 - 6 tuổi chỉ duy trì 150 - 170 cành.
(Nguyễn Văn Kế, 1998) [12].
2.4.1.3. Hoa
Sau khi trồng 1 - 2 năm, thanh long bắt đầu ra hoa, Từ năm thứ 3 trở đi,
cây ra hoa ổn định. Hoa mọc từ các đoạn cành trưởng thành, là những cành có
thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày tuổi, hoa chủ yếu tập trung ở các mắt
đến ngọn cành (Nguyễn Như Hiến,1998) [9].


8

Hoa thanh long là hoa lưỡng tính, rất to, cánh hoa màu trắng ngà, có

chiều dài trung bình 25 - 35 cm, hoa nở về đêm (Trương Thị Đẹp, 1994) [2].
Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Thời
gian từ hoa nở đến tàn từ 2 - 3 ngày, từ khi xuất hiện nụ đến hoa tàn khoảng
20 ngày (Nguyễn Văn Kế, 1998) [12]. Hoa xuất hiện rộ nhất từ tháng 4 - 9
dương lịch, trung bình có 4 - 6 đợt hoa rộ mỗi năm (Lê Thị Điểu, 2007) [4].
2.4.1.4. Quả
Quả thanh long hình thành sau khi hoa được thụ phấn. Trong 10 ngày
đầu quả lớn chậm, sau đó quả lớn rất nhanh. Thời gian từ khi hoa thụ phấn
đến thu hoạch chỉ từ 22 - 25 ngày. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai
lá xanh do phiến hoa còn lại, đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Lúc cịn
non vỏ màu xanh, khi chín vỏ chuyển sang màu đỏ tím rồi đỏ đậm (Nguyễn
Văn Kế và ctv, 2000) [13].
Thịt quả màu trắng đục hoặc màu hồng đậm xen những hạt đen như mè,
có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải, ít cung cấp Calo. Vỏ thanh long chiếm 5 7% khối lượng hạt. Trọng lượng quả trung bình từ 200 - 700 g, hiện nay do bà
con nhà vườn thâm canh cao nên có nhiều trái lớn trên 1 kg (Lê Thị Điểu,
2007) [4].
2.4.2. Yêu cầu sinh thái cây thanh long
2.4.2.1. Nhiệt độ
Thanh long là cây nhiệt đới, chịu hạn giỏi và không chịu được giá lạnh,
không chịu úng. Theo Nguyễn Thơ (2008) [16], thanh long thích hợp với
nhiệt độ từ 210C - 290C và giới hạn tối đa là 38 - 400C.
2.4.2.2. Độ dài ngày
Cây thanh long là cây có quang kì, nở hoa trong điều kiện ngày dài. Cây
không đủ ánh sáng ban ngày phát triển kém, thân yếu và cây khơng cho trái.
Chúng thích hợp khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh (Nguyễn
Văn Kế và ctv, 2000) [13].


9


2.4.2.3. Nước
Cây có khả năng chịu hạn nhưng khơng chịu được úng. Cung cấp đầy đủ
nước cây tăng trưởng và phát triển tốt, cho nhiều quả. Nước đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn đầu ra hoa, nở rộ và giai đoạn hình thành trái. Nhu cầu
về lượng mưa trung bình từ 600 - 2.000 mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới
hiện tượng rụng hoa và thối trái.
2.4.2.4. Đất
Theo Nguyễn Văn Kế và ctv (2000) [13], thanh long mọc được trên
nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu, đất phèn hoặc đất đỏ latosol…
ngồi ra cây cịn có khả năng thích ứng với các độ chua (pH) của đất rất khác
nhau. Tuy nhiên để trồng thanh long đạt hiệu quả cao nên chọn các chân đất
có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm, đất phải tơi xốp, thơng thống, thốt
nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có PH từ 5,5 - 6,5.
Hàm lượng hữu cơ cao, không bị ô nhiễm và để có năng suất cao nên tưới và
giữ ẩm cho cây vào mùa khô.
2.4.3. Thu hoạch thanh long
Trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày không được tưới nhiều nước, bón
nhiều phân và khơng phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn
thực phẩm cho người tiêu dùng.
Khi trái thanh long chuyển màu hoàn toàn là thu hoạch được. Thời gian
sinh trưởng của trái thanh long khác nhau về chế độ chăm sóc, thời tiết vụ
mùa, do đó việc thu hoạch cũng có sự chênh lệch về thời gian. Vì vậy, nên thu
hoạch lúc quả chín sau khi hoa nở khoảng 28 - 32 ngày để có chất lượng tốt
nhất và bảo quản được lâu hơn.
2.5. Những nghiên cứu về giống thanh long
Quả thanh long được phân biệt qua sự khác nhau của ruột và vỏ quả.
Theo tác giả của nhiều tài liệu cho rằng:


10


Giống vỏ đỏ ruột trắng (Hylocerus undatus Britt & Rose): là giống thuộc
họ xương rồng, có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới ẩm của miền Trung và miền
Bắc Nam Mỹ. Trước đây, cây thanh long được coi là hoang dại, sử dụng như
cây cảnh vì có nhiều hoa với kích thước lớn, có mùi thơm và nở vào ban đêm.
Hiện nay, giống này được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt ở Israel, Việt
Nam… Bởi vì quả thanh long ăn rất hấp dẫn, có mùi vị khác biệt so với các
loại quả khác. Giống này có thân hình tam giác, ít gai, thường cho quả rất to,
nặng từ 500 g - 1 kg, thậm chí cịn cao hơn. Vỏ quả có màu đỏ sáng đẹp, thịt
quả trắng đục và có nhiều hạt nhỏ màu đen như hạt vừng.
Giống vỏ đỏ ruột đỏ (Hylocerus polyrhizus): giống này có thân 3 - 4
cánh dẹp, nhiều gai, quả nhỏ hơn giống vỏ đỏ ruột trắng, thường dưới 600 g.
Vỏ màu đỏ thẫm, thịt quả màu đỏ thẫm và cũng có nhiều hạt nhỏ màu đen.
Giống vỏ vàng ruột trắng ( Selenicereus megalanthus): thân cây gầy hơn
thân cây của hai giống trên, có nhiều gai nhưng gai to và ngắn. Quả nhỏ
thường chỉ 200 - 300 g/quả, vỏ quả màu vàng và có nhiều gai. Thịt quả màu
trắng trong, rất nhiều hạt màu đen. Quả có chứa hàm lượng đường rất cao.
Theo Mzahi và ctv (1996) [28], thanh long được trồng với các loại khác
nhau, thanh long vàng, có vỏ vàng và thịt trắng, nguồn gốc Trung và Nam
Mỹ, được trồng với diện tích giới hạn tại Colombia, quả được xuất khẩu sang
châu Âu và Canada. Giống có vỏ đỏ ruột trắng được trồng phổ biến ở châu Á,
đặt biệt Việt Nam có thị trường lớn ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Giống có
vỏ đỏ ruột đỏ được trồng phổ biến ở Nicaragua và Guatemala có thị trường
lớn ở châu Âu và châu Mỹ.
Một số tác giả cho rằng ở Việt Nam có ba giống: dạng quả trịn, dạng
quả dài, dài, dạng quả nhỏ. Thực tế, trên cùng một cây có cả 3 dạng quả trên
cùng một cành và cùng một cây. Dạng quả tùy thuộc vào điều kiện sinh thái,
nhất là ánh sáng và chế độ chăm sóc (Nguyễn Văn Kế, 1998) [12]. Thanh



11

long trồng ở nước ta chưa phong phú về giống và chủng loại giống. Giống
thanh long trồng phổ biến hiện nay là thanh long ruột trắng (Hylocereus
undatus) với hai giống/dòng là thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo
(Nguyễn Hữu Hoàng, 2006) [12].
Giống thanh long ruột đỏ được Viện Nghiên cứu nông nghiệp Đài Loan
tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống thanh long ruột trắng và một
giống thanh long của Mêhicô. Kể từ khi giống này được ra đời, nó đã được
thay thế dần giống thanh long ruột trắng. Hiện tại ở Đài Loan, giống thanh
long ruột trắng cịn trồng khơng đáng kể.
Năm 1995, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã nhập hai giống
thanh long ruột đỏ và thanh long ruột vàng từ Colombia và 6 giống thanh long
từ Đài Loan (Trần Thị Oanh Yến, 2006) [23]. Năm 2004, giống thanh long
ruột đỏ Long Định 1 với nhiều ưu điểm được Viện Nghiên cứu cây ăn quả
miền Nam lai tạo thành công và trồng thử nghiệm tại Tiền Giang, Long An và
Bình Thuận, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận tạm
thời, cho phép đưa vào sản xuất tại các tỉnh phía Nam vào tháng 12 năm 2005
(Trần Thị Oanh Yến, 2006) [23]. Đến năm 2011, giống thanh long ruột tím
hồng được đưa vào sản xuất thử và được công bố vào năm 2012 (Bộ
NN&PTNT).
Hiện nay các giống thanh long đã được trồng và phát triển tại các tỉnh
thành phía Bắc trong đó có Thái Nguyên.
2.6. Những nghiên cứu về xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ
2.6.1. Thời vụ xử lý thanh long ra hoa trái vụ
Do áp dụng được tiến bộ kỹ thuật thắp đèn và tác động chất kích thích
sinh trưởng, nhà vườn trồng thanh long đã điều khiển cây thanh long cho trái
và thu hoạch quanh năm. Thu hoạch vào mùa mưa từ tháng 5 - 10 gọi là chính
vụ, mùa khơ từ tháng 11 - 04 (năm sau) gọi là trái vụ. Kết quả điều tra 300 hộ



12

nông dân thuộc hai huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình
Thuận trong năm 2007 cho thấy người sản xuất thanh long đã thu hái thanh
long được quanh năm, bình quân 8 lần/năm, nhiều ruộng đã thu hoạch có đến
12 lần/năm (Nguyễn Thơ và ctv, 2008) [16].
Bảng 2.2: Số lần thu hoạch thanh long/năm
Số lần thu hoạch (lần/năm)
Trái vụ
(Tháng 11 -

tháng 10)

Địa phương

Chính vụ
(tháng 4 -

TT

tháng 3)

Tổng số

1

Hàm Thuận Nam

6-7


1-2

7-9

2

Hàm Thuận Bắc

6-7

2

8-9

(Nguồn: Số liệu điều tra 300 hộ nông dân, 2007); (Nguyễn Thơ và ctv, 2008) [16]
Theo kết quả điều tra của Trần Minh Trí (2005) [18], thời điểm để xử lý
thanh long ra hoa trái vụ ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận từ cuối
tháng 9 đến cuối tháng 2 năm sau, chia làm 3 lứa: lứa sớm bắt đầu thắp điện
đèn từ tháng 9 - 10, lứa tết thắp điện từ tháng 11 - 12, lứa muộn thắp điện từ
tháng 1 - 2, trên cùng một diện tích chỉ thắp điện đèn được tối đa là 2 lứa/vụ.
2.6.2. Các kỹ thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ
Trong sản xuất, việc hiểu biết các đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây
trồng nói chung và cây thanh long nói riêng là cơ sở quan trọng để con người
tác động bằng biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho cây trồng có năng
suất cao, phẩm chất tốt. Do đó, cần thiết phải có hiểu biết về đặc điểm sinh
trưởng phát triển của cây.
Có thể nói, cây thanh long mới được phát triển ở Việt Nam cũng như
một số nước trên thế giới nên công tác nghiên cứu các biện pháp thâm canh
thanh long giúp tăng năng suất, phẩm chất còn hạn chế. Cây thanh long thuộc



13

nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng bởi quang chu kỳ. Ở miền Nam,
thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9 vì thời điểm đó, số giờ
chiếu sáng trong ngày > 12 giờ. Vì vậy, muốn thanh long ra hoa trái vụ vào
đêm dài ngày ngắn cần tạo ra sự chiếu sáng nhân tạo bằng cách thắp điện bổ
sung trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt. Để nâng
cao năng suất thanh long, ngoài những biện pháp sử dụng phân bón hợp lý đã
có một số nghiên cứu biện pháp điều khiển thanh long ra hoa trái vụ như sử
dụng hóa chất (KNO3) hoặc bằng ánh sáng đèn. Hiện nay, người trồng thanh
long ở nhiều nơi đang áp dụng kỹ thuật chấm thuốc VSL1 cho cây thanh long
ra quả trái vụ có hiệu quả cao. Đây là một tiến bộ kỹ thuật khi áp dụng công
nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả và tính an tồn cho người trồng thanh
long (Nguyễn Thơ, 2008) [16].
Theo kinh nghiệm một số nhà vườn ở xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo,
Tiền Giang) xử lý thanh long ra hoa trái vụ, vào đầu tháng 8 âm lịch, chặt bỏ
những cành vừa cho thu hoạch trái, mỗi cành chỉ để lại một đoạn dài 25 - 30
cm, dùng máy bơm nước phun nước rửa sạch thân chính, xới nhẹ đất xung
quanh gốc, bón cho mỗi trụ 5 - 10 kg phân chuồng mục, 0,5 kg DAP, 0,4 kg
super lân và 0,2 kg urê. Đến đầu tháng chạp thì ngưng tưới nước. Sau tết
Nguyên Đán bón cho mỗi trụ 0,5 kg NPK (16 - 16 - 8), 0,2 kg super lân, 0,2
kg kali và 0,1 kg urê, rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Đến đầu tháng 2
cây bắt đầu ra nụ và đến rằm tháng 3 sẽ cho thu hái trái (Nguyễn Thị Thanh
Liêu, 2008) [14].
2.7. Những nghiên cứu về phân bón lá trên cây thanh long
Một số kết quả trong và ngoài nước đã cho thấy, trong quá trình ra hoa,
đậu quả, phun các loại phân bón lá có tác dụng làm tăng tỉ lệ đậu quả, tăng
trọng lượng quả và năng suất ở trên cây.



14

Hiện nay, phân bón lá và chất điều hịa sinh trưởng được nơng dân Bình
Thuận sử dụng trên cây thanh long rất phổ biến, và được sử dụng liên tục từ
khi cây nảy nụ đến khi thu hoạch quả là 5 - 7 lần phun chất điều hòa sinh
trưởng và phân bón lá, mỗi lần phun kết hợp từ 3 đến 5 loại sản phẩm pha
chung và phun cho nụ, búp, trái, khơng phun cho tồn thân cây.
Theo Nguyễn Như Hiến 1998 [9], phun GA3 7 ngày/lần đã làm tăng số
quả/trụ từ 36,25 lên 41,0 quả/trụ, tăng khối lượng quả, tăng tỷ lệ quả có khối
lượng > 400 g và quan trọng là làm tăng năng suất từ 6,30 đến 17,97%.
Nguyễn Văn Kế đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá
đến sự đậu quả, năng suất và phẩm chất của thanh long. Các phân bón lá trong
thí nghiệm đều cho số quả và các yếu tố cấu thành năng suất tăng rõ rệt.
Các loại phân bón lá có tác dụng nâng cao năng suất và phẩm chất quả
thanh long, khoảng 40% khi phun ở thời điểm đầu vụ, cuối vụ và trái vụ. Hơn
nữa, việc bổ sung phân hữu cơ đã làm tăng số nụ/cây, tỷ lệ nụ hữu hiệu và
tăng khối lượng trung bình quả, hơn hẳn việc sử dụng ngun phân khống.
Ngồi ra, cịn có tác dụng tăng phẩm chất quả thanh long như mẫu mã đẹp,
tăng độ cứng của quả và tổng hàm lượng chất rắn hịa tan, đường tổng số.
KNO3 có tác dụng kích thích sự ra hoa ở thanh long nhưng KNO3 có
hiệu quả hơn nếu xử lý ở nồng độ 200 g pha với 8 lít nước đã làm tăng số
nụ/cây.
Việc nghiên cứu bổ sung các nguyên tố vi lượng và đa lượng cho cây đã
có nhiều kết quả thành công trong sản xuất, các nguyên tố bổ sung thường sử
dụng là N, P, K, S, Zn, Cu…
Nhìn chung các nghiên cứu đều khuyến cáo tập trung bón phân cung cấp
dinh dưỡng cho thanh long vào các giai đoạn: tạo cành mới, thúc đẩy cành
mới phát triển, thúc đẩy tạo nụ hoa, hình thành và thúc đẩy quả phát triển.

Tuy nhiên chỉ tập chung nhiều vào phần bón gốc, thực trạng hiện nay nông


15

dân sử dụng phân bón lá và chất điều hồ sinh trưởng khá nhiều, việc lạm
dụng thuốc hóa học BVTV, phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng làm
cho trái thanh long mau hư khó bảo quản (Nguyễn Thơ, 2008) [16].
2.8. Một số vấn đề về chế phẩm xử lý ra hoa và phân bón lá cho cây
thanh long
Chế phẩm VSL1: nhà vườn có thể sử dụng chế phẩm VSL1 chấm vào
mắt trên cây thanh long, để kích thích ra hoa vào thời điểm mong muốn
(phương pháp do Công ty cây ăn quả Đồng Nai nghiên cứu). Theo cách này,
cây được phun dung dịch VSL2 kết hợp với KNO3 để kích thích mắt nở to và
đồng đều, sau đó bóc mắt và lựa chọn mắt có khả năng nở hoa để chấm
VSL1. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ sau 3 ngày cây đã nhú nụ và nở
hoa sau khoảng 22 ngày. Tuy nhiên, để thanh long ra hoa, đậu quả và có hình
dáng quả đẹp cần phải biết kỹ thuật bóc mắt và chấm chế phẩm dinh dưỡng
đúng thời kỳ thì cây có khả năng tập trung dinh dưỡng ra hoa, kết quả. Chế
phẩm VSL1 đã được Bộ NN&PTNT cơng nhận là loại phân bón có chất kích
thích sinh trưởng cây trồng ra hoa 2002, nhưng đến nay mới được triển khai ở
một số tỉnh trên địa bàn phía Nam.
Chế phẩm Ethephon: với cơng thức hóa học là 2 - cloethylen phosphoric
acid, điều khiển quá trình ra hoa kết trái nhằm rải vụ hoặc nghịch vụ.
Chế phẩm KNO3: phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm hoa, gây ra sự phân hóa
mầm hoa thành hoa, hiệu quả kích thích hoa của KNO3 thuộc cơ chế ethylen
trung gian. Dung dịch KNO3 phun lên cây (4000 ppm) thì hoa sẽ xuất hiện so
với khi khơng xử lý. Ngồi ra có thể phối hợp với VSL2 để kích thích cho
mắt nở to và đồng đều.
Phân bón lá VSL2: làm cho cây khỏe mạnh, tạo mắt mầm hoa, giúp cây

ra hoa nhiều, đồng loạt, tỷ lệ trái cao, tăng chất lượng mẫu mã quả.
Pha 200cc cho bình 8 lít nước.


16

Phân bón lá VSL3: để cho trái thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trái to
đồng đều, có bộ tai dài, to, dày, cứng, quả có màu đỏ bóng đẹp. Cần phun
thuốc trước khi bông nở, sau khi lặt râu với liều lượng pha 2,5cc + 1 lít nước
sạch (20cc pha với 8 lít nước), phun sương lên nụ hoặc bơng.
Phân bón Năm sao ni trái: sử dụng bón trong các thời kỳ như thời kỳ
trước khi ra hoa, thời kỳ nuôi trái.
Đối với thời kỳ trước khi ra hoa, cần bón với liều lượng 0,5 - 1 kg/cây,
nhằm tăng khả năng ra hoa, đậu quả của cây.
Đối với thời kỳ ni trái, cần bón với liều lượng 0,5 - 1 kg/cây, giúp lớn
quả, chống rụng trái non, tăng hàm lượng đường cho thanh long, màu sắc
sáng, bóng đẹp hơn.
Phân bón Tin Super Bor:
Xuất xứ: vinacal USA
Dung tích: 500ml
Thành phần: Axit Humic 4,5%, N - P2O5 - K2O 5% - 3% - 4%; Fe
0,05%; Mn 0,01%; Cu 0,03%; Zn 0,03%; Mg 0,1%, Bo > 800ppm.
Giúp cây phát triển khỏe mạnh, ra hoa đồng loạt, chống rụng trái non, tai
xanh cứng, tăng sức đề kháng cho mắt, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
giảm được lượng phân bón gốc khoảng 25 - 30%. Dùng phục hồi cây sau thu
hoạch, dùng để ra hoa và lớn trái, phun đều lên thân trụ trước khi ra hoa, và
sau khi đậu trái.
2.9. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long
2.9.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới
* Thái Lan: Thái Lan đang là đối thủ cạnh tranh lớn của trái thanh long

Việt Nam. Khoảng 6 - 7 năm về trước, Thái Lan chưa có trái thanh long,
nhưng mới đây, nước này xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ được tập
trung phát triển thành cây xuất khẩu chủ lực. Trong khi thị phần trái thanh
long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy năm qua giảm. Từ vị trí gần như


17

chiếm lĩnh thị trường, nay thị phần trái thanh long Việt Nam xuất khẩu vào
châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%. Trong khi thị phần thanh long của Thái Lan
xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã vươn lên vị trí thứ hai do
tạm nhập, tái xuất thanh long Việt Nam. Có thời điểm 48% lượng thanh long
xuất khẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan. Không chỉ mua thanh long Việt
Nam, Thái Lan cũng mua thanh long ruột đỏ Đài Loan để chào hàng, dọn
đường xuất khẩu cho thanh long của chính nhà vườn Thái Lan sản xuất trong
tương lai.
* Đài Loan: Hơn 10 năm qua, thanh long (Hylocereus undatus) đã nổi
lên như một trong những loài cây ăn quả được trồng phổ biến nhất ở Đài
Loan. Nó được trồng trong cả nước trên tổng diện tích hơn 800 ha. Ở trung
tâm và phía Nam của đất nước là các nơi trồng thanh long chính với diện tích
lớn nhất. Sản lượng thanh long hàng năm của Đài Loan đạt khoảng 15.158 tấn
và thu về một lượng ngoại tệ là $ 420,000,000 (US $ 13.380.000).
Về giống, kỹ thuật trồng trọt và công nghệ quản lý... thì thanh long Đài
Loan chiếm ưu thế cao hơn hẳn những nước trồng thanh long Đông Nam Á.
Biểu hiện là hương vị, màu sắc và kết cấu quả thanh long ở Đài Loan được
đánh giá cao hơn hẳn ở các nước khác.
Tuy nhiên trước năm 2000, thanh long Đài Loan chưa được xuất khẩu
rộng khắp, nhất là với các nước có hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt như Nhật
Bản vì trong ruột quả thanh long ở Đài Loan người ta phát hiện ra có ruồi
giấm. Với nỗ lực cải thiện sản phẩm để xuất khẩu, trong năm 2001, văn

phòng kiểm dịch quản lý của Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu, phát triển
công nghệ khử trùng thanh long và tới năm 2003 Đài Loan đã phát triển thành
công công nghệ thấp ở nhiệt độ cao để diệt ruồi giấm trong thanh long. Năm
2004, Đài Loan đã mạnh dạn nộp đơn với Nhật Bản xin cho xuất khẩu thanh
long sang thị trường này nhưng mãi tới năm 2010 thì thanh long Đài Loan
mới thông qua được các kỳ thi nghiêm ngặt về kiểm định thực vật của Nhật


×