Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ bằng thực vật thủy sinh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.17 KB, 58 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM VÂN ANH



Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY
HOÀNG VĂN THỤ BẰNG THỰC VẬT THỦY SINH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo
:
Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014






Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM VÂN ANH



Tên đề tài:
“ NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
GIẤY BẰNG THỰC VẬT THỦY SINH”

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Hệ đào tạo : Đại học chính quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trường
Khoa : Tài nguyên môi trường
Lớp : 42A Môi trường
Khoá học : 2010 - 2014
.Trần TThái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







PHẠM VÂN ANH



Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY
HOÀNG VĂN THỤ BẰNG THỰC VẬT THỦY SINH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014

Giáo viên hướng dẫn: T
h.
S Trần Thị Phả
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên






Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu khoa học là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên tìm tòi,
khám phá và vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường
vào thực tiễn giúp cho sinh viên có cơ hội phát triển tư duy và sáng tạo. Được
sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn đề tài Khoa
học ThS. Trần Thị Phả, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xử lý nước thải
nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ bằng thực vật thủy sinh”.
Thời gian nghiên cứu tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến
thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS. Trần Thị
Phả đã luôn chỉ bảo và cung cấp cho em rất nhiều kiến thức trong quá trình
làm đề tài cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa môi trường, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô cùng bạn bè người thân trong gia
đình đã động viên khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
cũng như hoàn thành báo cáo đề tài khoa học.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế lại bước đầu mới làm quen
với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và toàn
thể các bạn sinh viên để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày….tháng…năm2014
Sinh viên



Phạm Vân Anh


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu 9
Bảng 2.2. Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý 10
Bảng 3.1. Các phương pháp bảo quản mẫu nước trước khi đem phân tích 16
Bảng 3.2. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 16
Bảng 4.1. Kết quả mẫu phân tích nước thải của nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ 29
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi số cây trong thời gian thí nghiệm 30
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi số lá trong thời gian thí nghiệm 31
Bảng 4.4. Diễn biến pH qua các đợt xử lý 32
Bảng 4.5. Diễn biến hàm lượng BOD
5
qua các đợt xử lý 34
Bảng 4.6. Diễn biến hàm lượng COD qua các đợt xử lý 36
Bảng 4.7. Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng qua các đợt xử lý 38
Bảng 4.8. Diễn biến hàm lượng NO
3-
qua các đợt xử lý 40
Bảng 4.9. Diễn biến hàm lượng photpho tổng qua các đợt xử lý 42
















DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất bao gói xi măng 22
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất dăm mảnh 23
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ dây chuyền xeo giấy Duplex (Xeo VI) 25
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ dây chuyền tận thu bột thải của hệ thống xử lý
nước thải (dây chuyền Xeo V) 26
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất của Công ty CP giấy
Hoàng Văn Thụ 28
Hình 4.6. Kết quả phân tích nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 29
Hình 4.7. Biến động về số cây trong thời gian thí nghiệm 30
Hình 4.8. Biến động về số lá trong thời gian thí nghiệm 31
Hình 4.9. Diễn biến pH qua các đợt xử lý 33
Hình 4.10. Diễn biến hàm lượng BOD
5
qua các đợt xử lý 35
Hình 4.11. Diễn biến hàm lượng COD qua các đợt xử lý 37
Hình 4.12. Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng qua các đợt xử lý 39

Hình 4.13. Diễn biến hàm lượng nitrat qua các đợt xử lý 41
Hình 4.14. Diễn biến hàm lượng photpho tổng qua các đợt xử lý 43













DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
5

: Nhu cầu oxi sinh hóa trong 5 ngày
COD : Nhu cầu oxi hóa học
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
LSD : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH - MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
T-P : Photpho tổng
TSS : Chất rắn lơ lửng
TVTS : Thực vật thủy sinh

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở pháp lý 3
2.2. Một số khái niệm cơ bản 4
2.3. Một số thông số nghiên cứu trong nước thải và các phương pháp xử lý
nước thải 5
2.3.1. Các thông số nghiên cứu trong nước thải 5
2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải 6
2.3.2.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học: 6
2.3.2.2. Xử lý bằng phương pháp lý học 7
2.3.2.3. Xử lý bằng phương pháp hóa - lý 7
2.3.2.4. Xử lý bằng phương pháp sinh học: 7
2.3.2.5. Xử lý bằng quá trình tự nhiên 8
2.4. Những nghiên cứu về thực vật thủy sinh trong xử lý ô nhiễm 8
2.4.1. Các loại thực vật thủy sinh chính 8
2.4.2. Các kết quả nghiên cứu về xử lý ô nhiễm của thực vật thủy sinh 10
2.4.3. Sơ lược về các loài thủy sinh trong xử lý nước thải 12
2.4.3.1. Bèo tây 12
2.4.3.2. Bèo cái 13
2.4.3.3. Rau ngổ 14
2.5. Những ưu và nhược điểm khi xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh 14
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1. Đối tượng nghiên cứu 15
3.1.1. Vật liệu thí nghiệm nghiên cứu 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - thời gian nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu 15
3.3.2. Phương pháp bảo quản mẫu 16
3.3.3. Phương pháp phân tích mẫu 16
3.3.4. Nghiên cứu bố trí thí nghiệm 16
3.3.5. Phương pháp theo dõi thí nghiệm 17
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 17
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Đánh giá chất lượng nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 18
4.1.1. Sơ lược về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 18
4.1.1.1. Vị trí địa lý của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 18
4.1.1.2. Lịch sử thành lập và tình trạng hiện tại của nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ 19
4.1.1.3. Một số dây chuyền, công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần giấy
Hoàng Văn Thụ 22
4.1.2. Đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ -
thành phố Thái Nguyên 29
4.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của thực vật thủy sinh 30
4.2.1. Diễn biến biến động về số cây 30
4.2.2. Diễn biến biến động về số lá 31
4.3. Khả năng xử lý nước thải của thực vật thủy sinh 32
4.3.1. Khả năng xử lý pH của thực vật thủy sinh 32
4.3.2. Khả năng xử lý BOD
5
của thực vật thủy sinh 34
4.3.3. Khả năng xử lý COD của thực vật thủy sinh 36

4.3.4. Khả năng xử lý TSS của thực vật thủy sinh 38
4.3.5. Khả năng xử lý NO
3-
của thực vật thủy sinh 40
4.3.6. Khả năng xử lý (T-P) của thực vật thủy sinh 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
I. Tài liệu tiếng Việt 45
II. Tài liệu từ internet 46


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp giấy chiếm một vai trò khá quan trọng ở nước ta. Cùng
với sự phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ khác thì nhu cầu của các
sản phẩm giấy ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đạt được to
lớn về kinh tế xã hội ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi
trường bức xúc cần phải được giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong
quá trình sản xuất bột giấy đây là loại nước rất khó xử lý. Hiện nay có khoảng
90 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước. Nước thải của ngành công
nghiệp giấy thường có độ pH trung bình 9-11, hàm lượng BOD
5
, COD, SS
cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt là nước thải có lignin
(dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm clo hóa là những hợp chất

có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân hủy trong
môi trường.
Sông là một trong những tài nguyên quan trọng, là cái nôi của sự hình
thành các nền văn minh nhân loại. Nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm môi
trường nước ở các lưu vực sông nói chung và sông Cầu nói riêng đang là vấn
đề cấp bách mà Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong khi đó sông Cầu lại là
nơi tiếp nhận nước thải của Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ, ngoài mục đích
sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế, xã hội khác, nước
sông Cầu còn phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Vì vậy nhất thiết Công ty CP
giấy Hoàng Văn Thụ phải xử lý triệt để nước thải của mình trước khi thải ra
môi trường, đảm bảo nước thải phải đáp ứng được tiêu chuẩn quy định tại các
tiêu chuẩn quy chuẩn về nước thải hiện hành trước khi thải ra môi trường.
Chính vì thế, việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp nhằm kiểm soát,
hạn chế và xử lý ô nhiễm là vấn đề đang được quan tâm.

Và một trong những
biện pháp xử lý môi trường có hiệu quả là biện pháp sinh học, trong đó có
biện pháp xử lý bằng thực vật thủy sinh. Đây là một biện pháp đã và đang
được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới là một trong những biện pháp xử lý
môi trường nước thải thân thiện với môi trường, có hiệu quả kinh tế cao, giá

2
thành xử lý thấp và thao tác tiến hành đơn giản dễ áp dụng, cải tạo cảnh quan
môi trường. Mặt khác Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm rất thích
hợp cho sự phát triển của các loại thực vật thủy sinh. Xuất phát từ thực tiễn
này, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn đề tài
tốt nghiệp Th.S Trần Thị Phả, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử
lý nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ bằng thực vật thủy sinh”.
1.2. Mục đích của đề tài

- Đánh giá chất lượng nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tại thành
phố Thái Nguyên.
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải do sản
xuất giấy bằng thực vật thủy sinh.
- Đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải của thực vật thủy sinh.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan.
- Phải phân tích các chỉ tiêu để so sánh được khả năng xử lý nước thải của
các loài thực vật thủy sinh khác nhau và so với không sử dụng thực vật thủy sinh.
- Các kết quả phân tích thông số môi trường phải được so sánh với tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế và khả thi.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết được khả năng sinh trưởng của cây bèo tây, bèo cái, rau ngổ
trong môi trường nước thải.
- Cơ sở cho việc lựa chọn loài thực vật có khả năng áp dụng tốt nhất
trong công cuộc bảo vệ tài nguyên và môi trường, thông qua đó đưa ra mô
hình ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.

3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở pháp lý

Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên văn bản
pháp luật, pháp quy của các cơ quan quản lý nhà nước từ năm 1993 đến
nay đã có các văn bản chính sau trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi
trường (BVMT).
- Hiến pháp 1992.
- Luật bảo vệ môi trường 1993.
- Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định của Chính Phủ số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật BVMT 2005.
- Thông tư số 125/2003TTLT-BTC-BTNMT V/v hướng dẫn thực hiện
nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về Bảo Vệ Môi Trường
trong thời kì đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết liên tịch số 01/2005 NQLT- HPN- BTNMT ngày
07/01/2005 về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển
bền vững.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT Về việc bắt buộc áp dụng tiêu
chuẩn Việt Nam về môi trường.
- QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp giấy và bột giấy.

4
- QCVN 40:2011-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp.
2.2. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường: Trong Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005 định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [10].
* Ô nhiễm môi trường: Theo điều 6 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam
2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật” [10].
* Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi thành phần và chất lượng
nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu
chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật [10].
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Nước ngầm,
nước ở các sông hồ, tồn tại ở thế hơi trong không khí… Nước bị ô nhiễm
nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm
thường khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
* Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động
sản xuất
Trong quá trình công nghệ các nguồn nước thải được phân chia thành:
Nước hình thành do các phản ứng hóa học tách ra trong quá trình chế biến
Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm thiết bị
Nước hấp thụ, nước làm nguội.
* Tiêu chuẩn môi trường: Luật bảo vệ môi trường 2005: “Là giới hạn
cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm
lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” [10].


5
2.3. Một số thông số nghiên cứu trong nước thải và các phương pháp xử
lý nước thải
2.3.1. Các thông số nghiên cứu trong nước thải
+ Độ pH: là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng
nước cấp và nước thải. Giá trị pH cho phép xác định xử lý nước theo phương
pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý nước
đông tụ hóa học khử trùng hoặc trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học. Sự thay đổi pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần
các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn
chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước [7].
+ Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand): Là lượng
oxy thể hiện bằng gam hoặc miligam O
2
trên một đơn vị thể tích cần cho vi
sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ và
thời gian xác định. Giá trị BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học có trong mẫu nước .
Thông số BOD có tần quan trọng thực tế: BOD là cơ sở để thiết kế vận
hành trạm xử lý nước thải, BOD còn là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô
nhiễm của nguồn nước. Giá trị BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu
cơ càng cao. Giá trị BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian nên để xác định
BOD cần tiến hành ở điều kiện chuẩn, thường ở nhiệt độ 20
0
C [7].
+ Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
Chỉ số COD trong kiểm soát nước ô nhiễm là lượng oxy cần thiết cho
quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO
2
và H

2
O.
COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Trong
thực tế COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ
trong nước ô nhiễm. Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả
lượng chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật [7].
+ Hàm lượng photpho tổng
Hợp chất photpho trong nước tồn tại dưới các dạng H
2
PO
-
4
, HPO
4
2-
,
PO
4
3-
và các polyphosphate như Na
3
(PO
3
)
6
và phosphor hữu cơ. Đây là một
trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và thúc
đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực.

6

Hàm lượng phosphor thừa trong nước thải làm cho các loại tảo, các loại
thực vật lớn phát triển mạnh làm gây tắc các thủy vực. Hiện tượng tảo sinh
trưởng phát triển mạnh (hiện tượng phú dưỡng) do nước thừa dinh dưỡng,
thực chất là do hàm lượng phosphor ở trong nước cao. Sau đó tảo và vi sinh
vật bị tự phân hủy, thối rữa làm cho nước bị ô nhiễm thứ cấp, thiếu õi hòa tan
và làm cho tôm, cá bị chết, trong nước thải người ta xác định hàmlượng
phosphor tổng để xác định tỉ số BOD
5
:N:P phục vụ cho việc lựa chọn phương
pháp xử lý nước thải. Ngoài ra cũng có thể xác lập tỉ số giưuã P và N để đánh
giá mức dinh dưỡng có trong nước [15].
+ Hàm lượng nitrat (NO
3-
)
Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự
nhiên, do việc sử dụng phân bón hóa học và từ các quá trình phân giải các hợp
chất chứa nitơ trong nước cống và nước thải công nghiệp.
Nước uống có chứa nhiều nitrat sẽ gây bệnh ung thư thanh quản. Nước
mặt chứa nhiều nitrat sẽ xuất hiện hiện tượng “trẻ xanh” [1].
+ Chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất
lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn trong nước thấp làm
hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thủy sinh.
Phân tích chất rắn lơ lửng để kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh
giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với
tiêu chuẩn giới hạn cho phép [1].
2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải
2.3.2.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học:
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng nhằm mục đích tách hạt rắn lơ
lửng mà có thể ảnh hưởng đến đường ống. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp

là phụ thuộc kích thước và tính chất hóa lý hạt lơ lửng, hàm lượng chất rắn lơ
lửng, lưu lượng chất thải và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất
không hòa tan trong nước thải sinh hoạt và giảm BOD (nhu cầu Ôxy sinh hóa)
đến 20%. Thông thường, xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý trước cho quá
trình xử lý sinh học.

7
2.3.2.2. Xử lý bằng phương pháp lý học
Lưu lượng kế (Flow mettering device)
Bể điều lưu (Flow equalization lank)
Song chắn rác (Bar racks)
Bể lắng cát (Grit-Chamber)
Khuấy trộn (Mixing devices)
Bể lắng sơ cấp (Primary sedimentation lank)
Bể keo tụ và tạo bông cặn (Coagulation and Floculation)
Bể tuyển nổi (Floatation-Chamber)
Bể lọc nước thải bằng các hạt lọc (Filtration)
2.3.2.3. Xử lý bằng phương pháp hóa - lý
Thực chất của phương pháp xử lý hóa - lý là đưa vào nước thải chất
phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, bến đổi hóa học tạo
thành chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại, không
gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ phương pháp trung hòa nước thải chứa axit,
bazơ, phương pháp oxy hóa…
Phương pháp hóa - lý có thể là giải pháp cuối cùng hoặc là giai đoạn xử
lý sơ bộ cho giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp hóa - lý gồm:
Trung hòa nước thải
Phương pháp kết tủa
Phương pháp oxy hóa khử

Phương pháp quang xúc tác
Phương pháp hấp phụ
Khử trùng
2.3.2.4. Xử lý bằng phương pháp sinh học:
Phương pháp này thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ keo và
hữu cơ hòa tan (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Nguyên lý của phương pháp
là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân hủy, bẻ gẫy
các đa phân tử hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, đồng thời chúng cũng sử
dụng các chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như: Cacbon, Nitơ,
Photpho, Kali…. Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt
mức hoàn toàn (xử lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90-95% và

8
không hoàn toàn với BOD giảm tới 40-80%. Phương pháp sinh học là phương
pháp triệt để nhất, nó tạo ra những sản phẩm thân thiện với thiên nhiên hoặc
biển đổi những chất có hại thành những chất hữu ích. Ngày nay, phương pháp
sinh học đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để xử lý ô nhiễm môi trường.
Phương pháp sinh học gồm:
- Các công trình xử lý nước thải hiếu khí
- Sử dụng các ao hồ để xử lý nước thải bằng sinh vật thủy sinh
- Các hệ thống xử lý yếm khí
2.3.2.5. Xử lý bằng quá trình tự nhiên
Cánh đồng lọc chậm
Cánh đồng lọc nhanh
Cánh đồng chảy tràn
Xử lý nước thải bằng thủy sinh thực vật
Xử lý bùn
2.4. Những nghiên cứu về thực vật thủy sinh trong xử lý ô nhiễm
2.4.1. Các loại thực vật thủy sinh chính
Để đối phó với vấn đề ô nhiễm nguồn nước, phương pháp lọc sinh học

đã được biết từ lâu, song mãi đến thế kỷ XIX mới được chú ý và được thực
hiện ở một số nước. Lọc sinh học lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ năm 1983.
Về nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình
hoạt động của vi sinh vật ở màng lọc, oxy hóa chứa các chất bẩn hữu cơ
trong nước [ 8].
“Trong đó thủy sinh thực vật đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng sinh học” [12].
Thực vật thủy sinh (TVTS) là các loại thực vật sống trong môi trường
nước, bao gồm những loài cơ thể ngập hoàn toàn trong nước, hoặc những loài
chỉ ngập từng phần cơ thể. Do sống trong môi trường nước, TVTS có những
đặc điểm thích nghi cả về hình thái cấu tạo lẫn phương thức sống. Để tăng
cường khả năng hấp thụ oxy, tăng bề mặt tiếp xúc, lá của chúng có bản lớn
hoặc chẻ nhỏ thành dạng sợi, xoang khí và gian bào phát triển mạnh. Lá có
thể khác nhau về hình dạng và cấu tạo tùy theo vị trí tiếp xúc với nước. Mô đỡ
(thân, cành) kém phát triển, thường là mềm yếu. Một số loài sống ở đáy, ở
ven bờ như rong, khoai nước, một số sống trôi nổi trong nước như tảo lam,

9
tảo đỏ,… TVTS có số lượng loài lớn và tăng nhanh về sinh khối nên rất nhiều
loài được khai thác, phục vụ cho đời sống. Nhiều loài rong dùng làm thức ăn
cho gia súc, gia cầm, làm nguyên liệu cho công nghiệp (rong câu, rong mơ ),
làm cảnh (thủy tiên ), làm thức ăn cho cá, chim. Nơi cư trú và đẻ trứng cho
nhiều loài động vật thủy sinh. TVTS còn có vai trò quan trọng trong xử lý
nước thải, tăng khả năng tự làm sạch thủy vực. Nhưng trong một số điều kiện
môi trường cụ thể, một số loài có thể trở thành loài gây hại do phát triển quá
dày làm tắc nghẽn kênh mương, hồ chứa.
Các loài thủy sinh chính
Thủy sinh thực vật sống chìm: Loài thực vật này phát triển dưới mặt
nước và chỉ có thể phát triển được ở nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây
nên tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của

ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả
trong việc làm sạch các chất thải.
Thủy sinh thực vật sống trôi nổi: Rễ của loài thực vật này không bám
vào đất mà lơ lửng trên mặt nước. Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và theo
dòng nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy
các chất thải.
Thủy sinh thực vật sống nổi: Loại thực vật này có rễ bám vào đất nhưng
thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nơi có chế
độ thủy triều ổn định.
Bảng 2.1. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu
Loại Tên thông thường Tên khoa học
Thủy sinh thực vật
sống chìm
Hydrilla Hydrilla verticillata
Water Mifoil Myriophyllum spicatum
Blyxa Blyxa aubertii
Thủy sinh thực vật
sống trôi nổi
Lục bình Eichhornia crassipes
Bèo tấm Wolfia arrhiga
Bèo tai tượng Pistia stratiotes
Salvinia Salvinia spp
Thủy sinh thực vật
sống nổi
Cattails Typha spp
Bulrush Scirpus spp
Sậy Phragmites communis

10
Bảng 2.2. Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý

Rễ và thân gốc Nhiệm vụ
Rễ và/ hoặc thân
Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
Lọc và hấp thu chất rắn
Thân và/ hoặc lá ở mặt nước hoặc ở
phía trên mặt nước
Hấp thu ánh sáng mặt trời do đó cản
trở sự phát triển của tảo
Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề
mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và
khí quyển
Chuyển oxi từ lá xuống rễ
(Nguồn: Lê Văn Bình (2007)) [3]
2.4.2. Các kết quả nghiên cứu về xử lý ô nhiễm của thực vật thủy sinh
Hiện nay việc xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề cấp thiết mà
để xử lý sao cho hiệu quả cao với chi phí thấp lại không đơn giản. Vì vậy việc
sử dụng các loại thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả
xử lý cao, giá thành thấp và là biện pháp sinh học thân thiện với môi trường.
Gần đây, nhóm nghiên cứu trường Đại học Xây Dựng Hà Nội đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây
dòng chảy đứng trong điều kiện Việt Nam” (Theo Nguyễn Việt Anh, 2007). Các
kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lý nước thải trong bãi lọc ngầm trồng
cây dòng chảy đứng, sử dụng vật liệu lọc là sỏi và gạch vỡ, luôn ngập nước là rất
tốt. Hệ thống làm việc ổn định, dao động chất lượng nước đầu ra không lớn. Với
sơ đồ 1 bậc, chất lượng nước đầu ra của bể lọc trồng cây cho phép đạt được tiêu
chuẩn cột B, TCVN 5945-1995 đối với các chỉ tiêu COD, SS. Với sơ đồ 2 bậc
nối tiếp chất lượng nước đầu ra của hệ thống bể lọc đạt tiêu chuẩn cột A, TCVN
5945 hay mức 1, TCVN 6772-2000 theo COD, SS [2].
Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đã

quyết định ứng dụng thực vật thủy sinh trong việc xử lý ô nhiễm nước hồ.
Theo GS.TS Đặng Đình Kim, Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ cho
biết thực vật thủy sinh có thể giúp loại bỏ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng.
Nitơ, photpho và các kim loại nặng trong hồ. Chính vì vậy việc sử dụng thực
vật thủy sinh để xử lý ô nhiễm nước hồ rất tiện lợi, bởi đây không chỉ là biện

11
pháp sinh học thân thiện với môi trường, giá thành xử lý hạ hơn so với các
phương pháp khác mà còn có thể tận dụng thực vật thủy sinh làm thức ăn chăn
nuôi hoặc sản xuất phân bón. Tại thời điểm này ý tưởng tận dụng thực vật thủy
sinh để xử lý ô nhiễm nước hồ đã được Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây xây
dựng dự án áp dụng cho Hồ Tây. Theo đó dự án này với số tiền đầu tư trên 5 tỷ
đồng sẽ được trồng ở ven hồ các loại sen, súng, rong đuôi chó vừa có tác dụng
xử lý ô nhiễm, làm đẹp cảnh quan lại khai thác được giá trị kinh tế từ các loại
thực vật thủy sinh.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Sinh học đã sử dụng
rong tảo và phế liệu của một số ngành chế biến thủy sản để tách kim loại
nặng ra khỏi nước thải của phân xưởng mạ điện thuộc Công ty Dụng cụ
cơ khí xuất khẩu Hà Nội.
Viện Công nghệ Sinh học và Viện Hóa học (Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ quốc gia) đã phối hợp nghiên cứu thành công quy trình xử
lý nước thải chứa kim loại nặng bằng phương pháp hóa học và sinh học. Quy
trình này sử dụng các chất có nguồn gốc sinh học để làm chất hấp thụ và một
số thực vật thủy sinh để xử lý ở công đoạn cuối cùng. Từ đó không gây ảnh
hưởng đến môi trường và ngược lại môi trường trong sạch hơn vì thực vật.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học khoa học tự nhiên (Đại học
Quốc gia Hà Nội) đã bước đầu thành công trong việc sử dụng bèo tây, rau
muống để xử lý đất bị ô nhiễm chì. Nhóm nghiên cứu này vẫn lấy mẫu đất tại
ruộng trồng lúa thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
để tiến hành nghiên cứu. “Kết quả cho thấy, hàm lượng chì trong đất giảm

dần theo thời gian: Sau 20 ngày trồng rau, giảm 4,1% sau 40 ngày, giảm
7,3%, sau 60 ngày giảm 9%. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, khả năng hút
chì của bèo gấp 7,5 lần rau muống [6].
Những vật liệu rễ kiếm và rẻ tiền lại phù hợp với điều kiện kinh tế ở
nước ta như: rong, rêu, bèo, tảo biển, rau muống, rau ngổ, phụ phế liệu nông
thủy sản… Điều đặc biệt là quy trình này ở nước ngoài hầu như không có, đa
số các nước trên thế giới đều dùng phương pháp trao đổi Ion - một phương
pháp hiện đại nhưng giá thành rất cao. Một ưu điểm nữa là không gian dành
cho quy trình xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh là không cần quá lớn.
Có thể kể đến một số thành tựu nghiên cứu về thực vật thủy sinh trong xử lý
nước thải như sau:

12
- Dùng hệ thống thực vật để chủ yếu là cây ngổ dại làm giảm thiểu
nguồn nước thôn La Dương của Triệu Tiến Chuẩn.
- Nghiên cứu của trường ĐH Khoa học ĐH Huế cho thấy bèo Nhật
Bản, bèo tấm, bèo cái nuôi trồng trong các hồ chứa nước thải có tác dụng làm
sạch môi trường.
- Nguyễn Thị Thu Trang đã “Sử dụng hệ thống sậy để cải tạo nguồn
nước thải ở nông thôn”.
- “Sử dụng xơ dừa tạo lớp xốp dùng để tăng mật độ vi sinh vật và làm lớp
nền để tăng mật độ vi sinh vật và làm lớp nền để trồng các loại thực vật thủy sinh
làm sạch nguồn nước thải của thành phố đổ vào sông hồ”. Do Trung Tâm Khoa
học Công nghệ trẻ chủ trì và CN. Lê Thị Hồng Nhung là chủ nhiệm đề tài.
- Lê Thế Trung đã “Dùng thủy trúc, rau chai xử lý nước thải trong chăn
nuôi” đề tài đoạt giải Nhì trong cuộc thi cấp Quốc Gia: “Cải thiện việc sử
dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 3 năm 2006.
+ Một số báo cáo:
- “Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải bằng các loại thực vật thủy
sinh phổ biến và ngưỡng chịu đựng của chúng đối với thành phần ô nhiễm”

(Chủ nhiệm PGS.TS Bùi Xuân An, Cơ quan chủ trì trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM 2007).
- “Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng của bèo sen (Eichhornia
crassipes) góp phần xử lý nước thải công nghiệp bằng biện pháp sinh học” (Tác
giả Nguyễn Quốc Thông, Đặng Đình Kim, Lê Lan Anh, Nguyễn Hiểu Mai).
2.4.3. Sơ lược về các loài thủy sinh trong xử lý nước thải
2.4.3.1. Bèo tây
- “Bèo tây (Eichhornia crassipes) còn được gọi là bèo Lục Bình hay bèo
Nhật Bản là một loài thực vật thủy sinh nổi theo dòng nước thuộc về chi
Eichhornia của họ Cỏ cá chó (Pontederiaceae) [8].
- Cây bèo mọc cao khoảng 30cm với dạng lá hình tròn, màu xanh
lục,láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau trông như những cánh hoa. Cuống lá
nở phình ra như bong bóng xốp giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Rễ bèo trông
như long vũ sắc đen buông xuống nước, dài đến 1m.
- Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, nhụy hoa
sắc vàng. Cây bèo sinh sản rất nhanh nên rất rễ làm tắc nghẽn ao hồ, kênh
rạch. Thành phần hóa học: Bèo tây có thành phần hóa học theo tỉ lệ phần

13
trăm; nước 92,6%; protid 2,9%; glucit 0,9%xơ 22%; tro 1,4%; calcium
40,8%; phosphor 0,8%, caroten 0,66% và vitamin C 20%
- Bèo tây được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm nấm rơm, làm
phân chuồng, dung bèo trong y học, trong thủ công nghiệp…. Đặc biệt bèo
tây chống ô nhiễm nguồn nước như: Bèo làm sạch nước nơi chúng mọc, có
khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3ha bèo mỗi ngày đủ
để lọc 2.225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và hóa chất. Bèo này
còn loại được các kim loại nặng gây độc như thủy ngân, chì bạc, vàng.
2.4.3.2. Bèo cái
- Bèo cái có tên khoa học là Pistia Stratites. Pistia là một chi thực vật
thủy sinh trong họ ráy (Araceae).

- Bèo cái sống trôi nổi trên mặt nước trong khi rễ của nó chìm dưới
nước gần các đám lá trôi nổi. Nó là một loại cây lâu năm với một lá mầm với
các lá dầy, tạo hình dáng như một cái nơ. Các lá có thể dài đến 14cm và
không có cuống, có màu xanh lục nhạt. Nó là một loại thực vật đơn tính,
có các hoa nhỏ ẩn đoạn giữa của cây trong các đám lá, các quả mọng màu
lục có kích thước nhỏ được tạo ra khi hoa được thụ phấn. Loài này có thể
sinh sản vô tính, các cây mẹ cây con liên kết với nhau bằng một thân bò
ngắn, tạo ra các cụm bèo cái dày đặc.
Thành phần hóa học: Bèo cái chứa 93,13%nước; 6,87% chất khô;
5,09% chất hữu cơ; 0,63% protid thô; 0,29% chất béo thô; 1,24% cellulose;
2,93% chất không chứa nitrogen; 1,185% tro; 1,185% phosphor; 1,8%
calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (76% kalichlorua, 25% kali sunfat).
Toàn cây bèo chứa một chất gây ngứa tan trong nước.
- Bèo cái thông thường được sử dụng trong các ao nuôi cá trong các
vùng nhiệt đới để tạo nơi trú ẩn cho cá bột và các nhỏ. Bèo cạch tranh thức ăn
với loại tảo trong nước vì thế nó có ích trong việc ngăn ngừa sự bùng nổ của
loài cây này. Bèo cái là một vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh như:
Mẩn ngứa, tiêu độc, mụn nhọt, ho, hen suyễn,
- Một số tác giả cho rằng cây bèo cái có tác dụng hấp phụ các kim loại
nặng và một số chất dinh dưỡng trong môi trường nó.Vì thế họ cho rằng nó có
tính chất chống ô nhiễm nước mặt đặc biệt quan trọng trong các vùng đô thị,
vùng nông thôn, ở một số các quốc gia đang phát triển và có hệ thống dẫn và
xử lý nước thải còn kém.

14
2.4.3.3. Rau ngổ
- Rau ngổ có tên gọi là rau mò om, có tên khoa học là Limnophila
aromatic, thuộc loại hoa mõm sói Scrophulariaceae. Là cây cỏ mọc bò, thân
rỗng giòn, dài 20 đến 30cm, có nhiều lông mùi rất thơm, lá nhẵn mọc bò,
không cuống, phần lá gần than nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa, hoa mọc

đơn độc ở nách lá.
* Thành phần hóa học:
Nước 93% và protid 2,1%; glucid 1,2% cellulose 2,1% vitamin B
0,29% và một ít vitamin C, … có ít tinh dầu.
Rau ngổ được dùng như rau gia vị, ăn uống, chế biến được nhiều món.
Theo đông y rau có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu tiêu độc, chữa băng huyết
trị bệnh ngoài da.
2.5. Những ưu và nhược điểm khi xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh
+ Ưu điểm:
- Xử lý bằng thực vật thủy sinh đơn giản, rễ kiếm, dễ làm, dễ sống và
phát triển mạnh trong môi trường nước.
- Xử lý ô nhiễm trong các ao, hồ chứa nước thải bằng thực vật thủy
sinh chi phí thấp dễ dàng áp dụng.
- Phương pháp xử lý không độc hại, an toàn.
- Thực vật thủy sinh có khả năng làm giảm hàm lượng BOD
5,
COD,TSS, NO
3-
, T-P,
- Tận dụng được nguyên liệu là thực vật thủy sinh, làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm, ủ phân bón, sản phẩm thủ công mĩ nghệ…
+ Nhược điểm:
- Thực vật thủy sinh phát triển với tốc độ nhanh chóng làm ảnh hưởng
đến nhu cầu sử dụng oxy của các sinh vật khác sống dưới nước.
- Xác thực vật thủy sinh sau xử lý có thể tái gây ô nhiễm môi trường, vì
vậy cần phải vớt thường xuyên và có các nghiên cứu để có thể sử dụng lại
thân lá của các loài thực vật thủy sinh.
- Quá trình xử lý nước thải tự nhiên này khá dài và chậm.





15
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Vật liệu thí nghiệm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các cây tham gia thí nghiệm: Bèo tây, bèo
cái, rau ngổ.
- Nước thải sử dụng là nước thải tại cống thải của nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ.
- Vật liệu sử dụng: Thùng xốp, bạt che,…
- Dụng cụ: Các dụng cụ tại phòng thí nghiệm.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khu nhà lưới Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 20/2/2014 đến ngày 30/4/2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật thủy sinh
trong nước thải.
- Đánh giả khả năng xử nước thải bằng thực vật thủy sinh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu
- Dụng cụ lấy mẫu: Can đựng mẫu bằng nhựa có nút đậy, được rửa sạch
và tráng bằng nước cất.
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Vị trí lấy mẫu: Lấy mẫu tại cống thải của nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ.

+ Tiến hành lấy mẫu: Lấy mẫu nước thải theo (ISO 05667-10:1992.
TCVN 5999- 1995).

16
3.3.2. Phương pháp bảo quản mẫu
Bảng 3.1. Các phương pháp bảo quản mẫu nước trước khi đem phân tích
Cách bảo
quản


Chỉ tiêu
Bảo quản
lạnh
H
2
SO
4
đặc Dụng cụ đựng mẫu
pH × Chai polime
BOD
5

× Chai polime để ở nơi tối
COD × × Chai polime

để ở nơi tối
TSS × Chai polime
NO
3-
× Chai polime

T-P × Chai polime

3.3.3. Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 3.2. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
pH Đo nhanh bằng máy đo chất lượng nước đa
chỉ tiêu
BOD
5

Phương pháp pha loãng
COD Phương pháp chuẩn độ bằng KMnO
4

TSS Phương pháp khối lượng
NO
3-
Phương pháp so màu
T-P Phương pháp so màu
3.3.4. Nghiên cứu bố trí thí nghiệm
- Bố trí 4 thí nghiệm và 3 lần nhắc lại.
+ Công thức 1: Đối chứng. Không trồng thực vật thủy sinh.
+ Công thức 2: Xử lý nước thải bằng bèo tây.
+ Công thức 3: Xử lý nước thải bằng bèo cái.
+ Công thức 4: Xử lý nước thải bằng rau ngổ.
- Thực vật thủy sinh thả trong thùng xốp có chứa nước thải nhà máy
giấy, kích thước thùng 60 x 50 x 50cm. Thùng xốp được đặt dưới mái nhà có
lợp tấm nhựa trắng để tránh mưa đồng thời cũng cho nắng mặt trời chiếu qua.

17

- Phân tích nước thải khi bắt đầu thí nghiệm, sau khi xử lý sau 7 ngày,
14 ngày, 21 ngày để qua đó thấy được khả năng xử lý, làm sạch nước thải của
các loại thực vật thủy sinh này.
- Lấy mẫu nước thải sau 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày xử lý và phân tích tại
phòng thí nghiệm Khoa Môi trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
3.3.5. Phương pháp theo dõi thí nghiệm
+ Theo dõi sinh trưởng của cây bèo tây, bèo cái, rau ngổ
- Theo dõi số cây: Kể từ khi trồng 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày sẽ tiến
hành lấy thông tin: Đếm số cây trên mỗi thùng xốp
- Theo dõi số lá: Kể từ khi trồng 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày sẽ tiến hành
lấy thông tin: Đếm số lá trên mỗi thùng xốp
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả nghiên cứu được tổng hợp và xử lý theo các phương pháp sau:
- Tổng hợp trên phần mềm Excel.
- Các số liệu thí nghiệm sẽ được phân tích biến động ANOVA, sai số
chuẩn SD, sai khác LSD ở mức ý nghĩa 0,05 trên phần mềm thống kê SAS 9.0







.

×