Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHÙNG THỊ THU HÀ

Tên đề tài:
XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI TÂY
BẮC KẠN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
CHUỐI TÂY BẮC KẠN NUÔI CẤY MÔ TẠI THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 - 2014


Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHÙNG THỊ THU HÀ



Tên đề tài:
XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI GIỐNG CHUỐI TÂY
BẮC KẠN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
CHUỐI TÂY BẮC KẠN NUÔI CẤY MÔ TẠI THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Cây trồng
Khoa : Nông học
Lớp : 42 - Trồng trọt
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Minh Quân





Thái Nguyên, 2014

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để giúp sinh viên tiếp
xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học. Xuất phát từ mong muốn của bản
thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Nông học tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng bản mô tả đặc trưng hình thái
giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chuối
tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự quan

tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn
ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy
giáo, cô giáo Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần Minh Quân,
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Hà Đức Thịnh thôn Khuổi
Trang, xã Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên,ngày 08 tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Phùng Thị Thu Hà
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại và sự phân bố của các chi thuộc Musa 6
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong quả chuối 11
Bảng 2.3. Hàm lượng vitamin trong một số loại quả 12
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng chuối của 12 nước có sản lượng lớn trên thế
giới giai đoạn 2010 - 2010 13
Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu chuối trên thế giới năm 2011 15
Bảng 2.6. Tình hình nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2011 16

Bảng 2.7. Diện tích chuối phân theo vùng (Đơn vị: 1000 ha) 17
Bảng 2.8. Liều lượng bón phân cho chuối (gam/cây/vụ) 19
Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu 5 tháng đầu năm 2014 ở tỉnh Thái Nguyên 24
Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên40
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 40
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây chuối tây Bắc
Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 42
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của
chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên 43

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng chuối trên thế giới năm 2012 14

Hình 4.1. Khu vực khởi nguồn của giống chuối tây Bắc Kạn 26

Hình 4.2. Dạng góc lá của của giống chuối tây Bắc Kạn 28

Hình 4.3. Bộ phận thân thật của chuối tây Bắc Kạn 29

Hình 4.4. Mặt cắt đường kính gốc chuối tây Bắc Kạn cách mặt đất 10cm 30

Hình 4.5. Màu của vỏ và lát cắt dọc thân giả 30

Hình 4.6. Vết đốm đặc trưng trên bẹ lá thứ 3 của giống chuối Bắc Kạn 31

Hình 4.7. Hình dạng ống cuống lá thứ 3 của giống chuối Bắc Kạn 32

Hình 4.8. Đặc trưng của rìa cuống lá thứ 3 giống chuối Bắc Kạn 32


Hình 4.9. Màu sắc mặt lá trên và dưới của giống chuối tây Bắc Kạn 33

Hình 4.10. Màu sắc và lớp phấn ở mặt dưới lá giống chuối tây Bắc Kạn 33

Hình 4.11. Sự cân xứng của hai bên phiến lá so với trục cuống lá 34

Hình 4.12. Đặc điểm màu sắc lá đọt (đọt xì gà) 34

Hình 4.13. Đặc điểm của hoa chuối khi nở 35

Hình 4.14. Đặc điểm của buồng chuối tây Bắc Kạn 35

Hình 4.15. Đánh giá các chỉ tiêu định tính và định lượng các bộ phận của
buồng chuối 36

Hình 4.16. Đặc điểm buồng chuối và vết sẹo ở đuôi cuống buồng 37

Hình 4.17. Đặc điểm của bi chuối 37

Hình 4.18. Hình dạng bầu nhụy hoa và noãn trước khi phát triển thành quả . 38
Hình 4.19. Đặc điểm của chuối tây Bắc Kạn khi chín 38

Hình 4.20. Góc mọc của cây con so với cây mẹ. 39

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CV% : Sai số thí nghiệm.
CS : Cộng sự.
EU : Liên minh châu Âu.

FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc.
LSD
05
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%.
TT : Thứ tự.
UNTACD : Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển.
USDA : Bộ nông nghiệp Mỹ.
Đ/C : Đối chứng

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

1.2.1. Mục đích 2

1.2.2. Yêu cầu 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3


2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 3

2.2. Nguồn gốc, sự phân bố và hệ thống phân loại chuối 4

2.2.1. Nguồn gốc 4

2.2.2. Phân loại và phân bố 4

2.3. Tình hình nghiên cứu về cây chuối trên thế giới và Việt Nam 7

2.3.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối 7

2.3.2. Nghiên cứu phân bón cho chuối. 7

2.4. Ý nghĩa kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây chuối 9

2.4.1. Ý nghĩa kinh tế 9

2.4.2. Giá trị dinh dưỡng 10

2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và trong nước 12

2.5.1. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới 12

2.5.2. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam 16

2.6. Kỹ thuật trồng mới cây chuối tây bằng nuôi cấy mô 18


2.6.1. Chuẩn bị giống 18

2.6.2. Chuẩn bị đất, đào hố, bón lót 18

2.6.3. Cách trồng 19

2.6.4. Quản lý và chăm sóc vườn chuối sau trồng 19

2.6.5. Phòng trừ sâu bệnh 19

2.6.6. Cắt tỉa, định cây, bao buồng 20

PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21

3.1. Vật liệu thí nghiệm 21

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21

3.3. Nội dung nghiên cứu 21

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 21

3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm đặc trưng của giống chuối tây Bắc Kạn tại xã
Nông Thượng, thị xã Bắc Kạn. 21

3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón dùng bón lót đến sinh
trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô. 21


3.5. Phương pháp xử lý số liệu 23

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên 5 tháng đầu năm 2014 24

4.2. Nghiên cứu mô tả đặc trưng giống chuối tây Bắc Kạn 25

4.2.1. Thông tin chung về giống chuối 25

4.2.2. Nguồn gốc, phân bố giống chuối 25

4.2.3. Đặc điểm đặc trưng về hình thái 27

4.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối tây Bắc Kạn được nuôi
cấy mô tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 39

4.3.1. Tỷ lệ sống 39

4.3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả 40

4.3.3. Động thái ra lá 41

4.3.4. Động thái tăng trưởng chu vi gốc 43

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1. Kết luận 45

5.2. Đề nghị 45


TÀI LIỆU THAM KHẢO 46


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam cây chuối đã được trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong
các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có vai
trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm lương
thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ
em…Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng
vào mục đích khác như thân giả dùng để chăn nuôi, cây non và hoa dùng làm
rau, các phần khác có thể làm phân bón…hoặc phơi khô làm chất đốt.
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và
vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
thương mại rau quả của toàn cầu. Nó là một trong năm loại cây ăn quả phổ
biến nhất thế giới, đồng thời chuối còn là một trong số những mặt hàng chủ
lực của nhiều nước đang phát triển.
Song song với việc phát triển cây trồng theo hướng hàng hóa, đem lại
hiệu quả kinh tế cao, việc bảo tồn nguồn gen là một trong những nhiệm vụ
quan trọng. Những năm trở lại đây, công tác bảo tồn nguồn gen trên địa bàn
đã được UBND tỉnh Bắc Kạn quan tâm chỉ đạo mà trọng tâm là lưu giữ, phát
triển những giống cây trồng đặc sản có thương hiệu, trong đó có cây chuối tây bản
địa. Nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 11- CTR/TU năm 2013 của
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các
đơn vị liên quan xây dựng Đề án khung nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực
hiện giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (Vũ Tuấn Sơn 2013) [9].
Để đảm bảo mục tiêu phát triển đi đôi với bảo tồn, góp phần triển khai

hiệu quả chương trình hành động của tỉnh, việc nghiên cứu đặc điểm đặc
trưng của giống chuối tây bản địa Bắc Kạn là hêt sức cần thiết.
Tại thị xã Bắc Kạn nhân dân có truyền thống trồng chuối từ lâu đời và
cây chuối được trồng chủ yếu tại 2 xã là Xuất Hoá và Nông Thượng, từ chỗ
chủ yếu lấy thân làm thức ăn cho chăn nuôi, hiện nay việc trồng cây chuối đã
đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân. Tuy nhiên, việc phát

2
triển cây chuối còn mang tính tự phát, chưa chú trọng trong việc áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong việc thâm canh loại cây ăn quả này. Do vậy, để
góp phần vào việc khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo ra nguồn
hàng hoá phục vụ nhu cầu trong tỉnh và cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo,
từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn,
đồng thời mở rộng vùng sản xuất của giống chuối tây bản địa Bắc Kạn cho các
tỉnh miền núi phía Bắc. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng bản mô
tả đặc trưng hình thái giống chuối tây Bắc Kạn và nghiên cứu khả năng
sinh trưởng của cây chuối tây Bắc Kạn nuôi cấy mô tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen giống chuối tây bản địa cho
tỉnh Bắc Kạn và cho khu vực có cùng điều kiện sinh thái.
- Lựa chọn được công thức phân bón phù hợp.
1.2.2. Yêu cầu
- Xây dựng bản mô tả đặc trưng giống chuối tây bản địa Bắc Kạn.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống chuối tây nuôi cấy mô ở
xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học áp dụng kiến thức đó vào
công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn.

- Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kinh nghiệm sản xuất trồng trọt
một cách có kết quả.
- Giúp cho sinh viên nắm được quy trình trồng chuối tây, cụ thể là cây
chuối tây nuôi cấy mô.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài giúp bổ sung tài liệu cho sản xuất và nghiên cứu.
- Kết quả của đề tài là cơ sở để mở rộng, phổ triển ra sản xuất.

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trồng cây ăn quả nói chung muốn có năng xuất cao, phẩm chất quả tốt,
kéo dài chu kỳ kinh tế của cây cần áp dụng đúng kỹ thuật của từng loại cây.
Không những thế, mỗi loại giống lại có những yêu cầu, đòi hỏi riêng, chỉ khi
đáp ứng được những yêu cầu đó thì giống cây mới phát huy đầy đủ những đặc
tính tốt của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa
hiện nay thì chuối là cây có ưu điểm hơn cả vì trồng chuối nhanh cho thu
hoạch nên quay vòng vốn nhanh, dễ chuyển đổi theo yêu cầu sản phẩm của thị
trường hàng hoá. Chuối là sản phẩm đặc trưng chỉ vùng nhiệt đới mới có nên
có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Quả chuối có thể ăn tươi hay chế biến thành
nhiều loại sản phẩm như chuối khô, mứt chuối là sản phẩm rất dễ tiêu thụ
hiện nay. Cây chuối cũng như tất cả các loại cây ăn quả khác, có yêu cầu
ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác riêng. Nghiên cứu về đặc trưng hình thái và
yêu cầu ngoại cảnh đối với cây chuối có ý nghĩa vô cùng quan trọng để từ đó
có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật thâm canh, mở rộng vùng sản xuất của
giống chuối bản địa Bắc Kạn cho khu vực miền núi phía Bắc nhằm mang lại
hiệu quả là cao nhất.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
• Kết quả nghiên cứu góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen
của giống chuối thí nghiệm;
• Kết quả nghiên cứu giúp xây dựng bản mô tả đặc trưng của giống
chuối tây Bắc Kạn và xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp để đạt được
hiệu quả sản xuất cao nhất;
• Đề tài được triển khai sẽ góp phần giải quyết các khó khăn đồng thời
nâng cao sản lượng chuối và thu nhập cho người dân.

4
2.2. Nguồn gốc, sự phân bố và hệ thống phân loại chuối
2.2.1. Nguồn gốc
Khoảng 8000 năm trước Công Nguyên, nghề nông đã có sớm nhất ở
châu Đại Dương. Ở vùng này đă thấy xuất hiện chuối Austramusa và loài này
đã được coi là một trong những cây nông nghiệp đầu tiên. Người ta tìm thấy
chúng đầu tiên ở New guinea (Simmonds 1960) và được di chuyển đến Thái
Bình Dương từ thời tiền sử (Krich 1978).
Ở châu Á, chuối được xem là bắt nguồn từ Malaysia cách đây khoảng
4000 năm trước Công Nguyên (Yen 1990). Cây phát sinh chủng loài của họ
Chuối, bộ Gừng.
Theo phân loại của Võ Văn Chi (1978) các loài chuối thuộc ngành
Ngọc Lan (Mangolophya), lớp Hành (Liliopsida), phân lớp Hành (Lilidae), bộ
Gừng (Zingibereles), họ Chuối (Musacea). Họ chuối gồm 2 chi với 70 loài,
trong đó: Chi Ensete gồm 10 loài, phân bố chủ yếu vùng Châu Phi; chi Musa
gồm 60 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới [2].
Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó được di thực sang
Châu Úc rồi tới các nước Trung và Nam Mỹ. Một số tác giả còn cho rằng từ
Đông Nam Á cây chuối được chuyển qua Madagasca vào lục địa Châu Phi,
sau đó tới các đảo Canari và Santodomigo (Champion J.,1976) [1].
2.2.2. Phân loại và phân bố

Theo Simmond N. W, (1962) số lượng giống chuối hiện trồng trên thế
giới là 100 - 300 giống và tất cả các giống chuối ăn được đều thuộc nhóm
Eumusa, được hình thành do sự kết hợp di truyền giữa 2 loài chuối dại là
M.acuminata (A) và M.balbisiana (B), trong đó, những kiểu gen đều có gen A
và gen B, bên cạnh một số ít ngoại lệ. Đại bộ phận các giống chuối hiện nay
là tam bội thể (AAA, AAB, ABB), nhị bội thể (AA, AB, BB),còn tứ bội thể
thì rất hiếm (chỉ một số giống ở Thái Lan) [15].
Theo hệ thống phân loại của Simmond N. W, dựa trên cơ sở số lượng
nhiễm sắc thể và cho điểm các đặc điểm hình thái của 2 loài M. acuminata
(A) và M. balbisiana (B) theo 15 đặc điểm thực vật học. Theo hệ thống phân
loại này các giống chuối hiện nay được phân nhóm theo kiểu gen như sau
(Nguyễn Thị Việt Nga, 1996) [7].

5
Nhóm 1: Kiểu gen AA
Trong nhóm này có các giống: chuối Ngự, chuối Cau, chuối Pisang
Mas (Malaixia), Ladies Finger (Hawai), các giống này thường có quả nhỏ, vỏ
mỏng, chất lượng cao, năng suất thấp, kháng bệnh Panama nhưng mẫn cảm
với bệnh Sigatoka.
Nhóm 2: Kiểu gen AAA
Trong nhóm này có các giống: chuối Tiêu, Pingsa Embun (Malaixia),
Chinese (Hawai)… Các giống thuộc nhóm này có năng suất, chất lượng tốt
được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ngoài ra, dễ tiêu thụ và xuất khẩu, thích
hợp với trồng ở vùng vĩ tuyến cao, mùa đông lạnh, có khả năng kháng bệnh
Panama nhưng mẫn cảm với bệnh Sigatoka.
Nhóm 3: Kiểu gen ABB
Nhóm này bao gồm rất nhiều chủng loại đa số là chuối ưa nóng như
chuối Tây, chuối Sứ, chuối Sừng, chuối Bom… Những giống này có chứa
nhiều tinh bột. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ trồng để ăn tươi đôi khi nấu chín,
chiên. Nhóm này có đặc điểm là cây cao, sinh trưởng khoẻ, không kén đất có

thể trồng không tưới, không bón phân trên những đồi dốc mới khai phá (đặc
biệt là chuối Bom). Ngoài ra, thân non, hoa chuối ít có vị chát, có thể dùng ăn
sống như chuối Tây.
Nhóm 4: Kiểu gen BB
Đại diện nhóm này là chuối Hột, cây sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, chịu
hạn khá, chống chịu sâu bệnh rất tốt, quả có chứa nhiều hạt, nhiều tinh bột,
thân dùng làm rau sống có chất lượng cao.
Theo hệ thống phân loại của Simmond N. W., chi Eumusa gồm 9 - 10
loài, số lượng nhiễm sắc thể cơ sở là 11, số lượng giống lên tới 131 và phân
bố như sau:

6

Bảng 2.1. Phân loại và sự phân bố của các chi thuộc Musa
Chi
Số nhiễm sắc
thể cơ sở
Số loài Phân bố
Australimusa 10 5 - 6 Queensland đến Philippin
Callimusa 10 5 - 6 Đông Dương và Indonesia
Eumusa 11 9 - 10 Nam Ấn Độ đến Nhật Bản
Rhodochiamys

11 5 - 6 Ấn Độ đến Đông Nam Á
Ingentinusa 14 1 New Guinea
Theo Trần Thế Tục (1998) các giống chuối chính ở miền Bắc nước ta
được xếp thành 4 nhóm như sau [10]:
Nhóm chuối Tiêu
Nhóm này có 3 giống là Tiêu lùn, Tiêu vừa và Tiêu cao, các giống
trong nhóm này có chiều cao thấp đến trung bình (2,0 - 3,5 m), năng suất quả

từ trung bình đến rất cao, phẩm chất thơm ngon thích hợp để xuất khẩu quả
tươi, sinh trưởng khoẻ, thích hợp với các vùng có khí hậu mùa đông lạnh.
Nhóm chuối Tây
Bao gồm các giống: chuối Tây hồng, chuối Sứ và được trồng phổ biến
ở nhiều nơi. Cây cao, sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn nóng, khả
năng chịu rét khá song dễ bị héo vàng (Banama), quả to mập, ngọt đậm nhưng
kém thơm hơn so với các giống khác.
Nhóm chuối Ngốp
Bao gồm giống chuối Ngốp cao, Ngốp thấp. Nhóm này có chiều cao
cây từ 3 - 5 m, sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn khá, đẻ con
Musaceae
Musa

Ensete
Australimusa
Callimusa
Eumusa

Rhodochiamys
Ingentinus
Zingiberaceae
Marantaceae

7
ở vị trí thấp nên trồng thích hợp ở vùng đồi. Quả tương đối lớn, vỏ dày, vỏ
nâu đen khi chín, thịt quả nhão, hơi chua.
Nhóm chuối Ngự
Bao gồm các giống: Chuối Ngự, Ngự Tiến, Ngự Mắn … các giống
trong nhóm này có chiều cao cây trung bình 2,5 - 3 m, thân mảnh, quả nhỏ,
màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt nhưng năng suất thấp.

Ngoài các giống trên còn có một số giống: Mắn, Bột, Lá, chuối Hột… Trên
cả nước có trên 30 giống khác nhau về hình thái, năng suất và phẩm chất.
2.3. Tình hình nghiên cứu về cây chuối trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối
Thời vụ trồng chuối rất khác nhau tùy thuộc vào các vùng trồng nhưng
được xác định là thích hợp nhất từ cuối mùa khô đến đầu mùa mưa. Ở
Puertorico và một số vùng trồng lý tưởng có thể trồng chuối quanh năm.
Trong khi đó, ở những vùng khác thời vụ trồng cần phải sắp xếp sao cho tránh
được nắng gắt đầu vụ và nhất là tránh rét khi trỗ buồng. Nhiều kết quả nghiên
cứu đã khẳng định thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian
từ trồng đến thu hoạch, năng suất và chất lượng quả.
Mật độ và khoảng cách trồng thay đổi giữa các giống, tùy thuộc độ màu
mỡ của đất trồng và nhiều yếu tố khác. Trồng dày giúp vườn chuối tăng khả
năng chống gió bão nhưng hạn chế ra chồi, khó phòng trừ sâu bệnh và chỉ đạt
lợi nhuận cao ở vụ đầu. Những vụ sau, quả nhỏ dần, hay bị chín ép và thịt quả
nhão. Mật độ trồng phổ biến ở các nước vùng Trung Mỹ là 1235 cây/ha.
Trồng dày đến 1976 cây/ha, năng suất tăng 4 tấn/ha. Tuy nhiên, nếu tăng mật
độ đến 3212 cây/ha năng suất có chiều hướng giảm. Mật độ trồng ở Surinam
biến động rất lớn trong khoảng từ 600-4400 cây/ha nhưng mật độ 2000-2500
cây/ha được xác định là thích hợp nhất.
2.3.2. Nghiên cứu phân bón cho chuối.
Nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây chuối là công việc thường
xuyên của những nước trồng chuối tiên tiến trên thế giới. Vì sự thiếu hụt dinh
dưỡng trong đất luôn diễn ra theo thời gian. Trên cơ sở đó người ta đã xây
dựng công thức phân bón phù hợp với điều kiện sinh thái và hoàn cảnh cụ thể
ở mỗi vùng chuối.

8
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chuối Đài Loan với
giống Pei chiao vòng đời 11 - 12 tháng trọng lượng buồng 25 - 30 kg, mật độ

trồng 2.200 cây/ha thì bón với tỷ lệ N:P:K = 11 : 5,5 : 22 = 38,5 đơn vị; 1 đơn
vị bằng 52gam. Lượng phân nguyên chất sẽ là 572g N + 286g P
2
O
5
+ 1.144g
K
2
O [68; 20]. Có thể nói rằng tùy điều kiện đất đai ma người ta “điều chỉnh”
chế độ phân bón cho phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Các kết quả nghiên cứu ở Ecuador đã xác định với lượng bón N – P
2
O
5

– K
2
O tính cho 1 ha là 600 – 100 – 600 kg, năng suất quả vụ 1 chỉ đạt 30 tấn ở
mật độ trồng 1500 cây/ha nhưng lại đạt tới 55 tấn nếu trồng dày đến 3000
cây/ha. Năng suất quả vụ 2 cao hơn với các giá trị tương ứng là 47 tấn và 65
tấn. Không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu chất lượng quả giữa các
mật độ trồng kể trên. Để duy trì năng suất cao ở những vụ tiếp theo thì cần
chú trọng đánh tỉa chồi và đối với mật độ trồng dày hơn thì lượng phân bón
phải nhiều hơn. Tuy nhiên, mật độ trồng quá dày thì lợi nhuận có xu hướng
giảm. Những năm gần đây, ở Philippine, Úc, Đài Loan và nhiều nước trồng
chuối xuất khẩu bắt đầu chú trọng thiết kế vườn chuối theo kiểu trồng hàng
kép gồm 2- 4 hàng đơn và để đường đi rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển.
Việc xác định liều lượng và phương pháp bón phân đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều

chỉ ra rằng cây chuối rất phàm ăn và nhấn mạnh sự cần thiết phải bón phân
cân đối. Ở Puerto Rico, lượng bón phổ biến 1 ha là 250 – 325 kg đạm, 125 –
163 kg lân và 500 – 650 kg kali. Tuy nhiên, lượng bón thích hợp đối với mỗi
vùng phải qua nghiên cứu mới xác định được do tùy thuộc rất nhiều vào đặc
điểm giống, loại đất và mật độ trồng … Vì vậy, liều lượng và phương pháp
bón thích hợp ở vùng này đôi khi lại không đạt hiệu quả cao ở nhiều vùng
khác. Mặc dù vậy, tỷ lệ bón NPK được khuyến cáo ở nhiều nước là 8:10:8.
Các loại phân vô cơ đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện bón cân đối kết hợp
với bón phân hữu cơ và tưới nước.
Nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối khác đã được xác định có
tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng quả như bón phân vi sinh, phun

9
chất điều tiết sinh trưởng. Che phủ nilon đen kết hợp với tưới nước đã làm
tăng nhiệt độ của đất trong mùa đông lên 2 – 3
0
C và có tác dụng làm cho một
số giống chuối thuộc nhóm phụ Cavendish ra hoa sớm hơn 16 ngày.
2.3.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Ở nước ta chuối đã được trồng và sử dụng ăn tươi, ăn luộc, chuối sấy,
làm cảnh… từ lâu đời và khắp mọi nơi, từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc.
Song việc nghiên cứu về cây chuối chưa nhiều và chưa cơ bản
- Theo Vũ Công Hậu (1996), lượng phân bón thích hợp tính cho 1 gốc
chuối vụ 1 là 50-60 g đạm, 30-40 g lân và 70-80 g kali.
- Theo các nghiên cứu của Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn
Côn, Hoàng Ngọc Thuận và Đoàn Văn Lư, lượng phân bón tính cho 1 gốc
chuối trong 1 chu kỳ là 100-200 g đạm, 20-40 g lân và 250-300 g kali.
- Nghiên cứu sâu đục thân chuối, tác giả Nguyễn Duy Trang và cộng sự
xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao là sử dụng bẫy thân giả, vệ
sinh đồng ruộng và luân canh.

- Kết quả nghiên cứu bước đầu của Đoàn Thị Thanh xác định các giống
chuối tiêu vừa, tiêu lùn, tiêu cao, tiêu Đài Loan và FHIA 03 có chứa gen
kháng bệnh héo rũ Fusarium (FOC).
2.4. Ý nghĩa kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây chuối
2.4.1. Ý nghĩa kinh tế
Chuối là cây ăn quả nhiệt đới, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu
hoạch, dễ trồng, cho sản lượng khá cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn (Trần
Thế Tục và cs, 1998) [11].
Trong chiến lược xuất khẩu hàng nông sản đến năm 2020, Bộ Công
Thương có đề cập đến việc xuất khẩu chuối và xem đây là một mặt hàng quan
trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế.
Chuối Việt Nam theo đề án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây
cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, chuối được nhiều địa phương chọn làm cây trồng chủ lực. Chuối Việt
Nam, theo ông Vũ Mạnh Hải, viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả Trung
ương, chuối là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Ở nước ta, chuối là cây ăn quả quen thuộc với mọi miền của đất nước
từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng tới miền núi. Vì chuối là cây có khả năng thích

10
ứng tốt với nhiều loại đất, nhiều vùng khí hậu và yêu cầu kỹ thuật không phức
tạp như những cây ăn quả khác.
Từ khi trồng đến khi thu hoạch quả chỉ trên dưới 1 năm. Do đó hiệu
quả quay vòng vốn nhanh. Chuối là cây trồng có năng suất cao, bình quân
1ha trồng chuối có thể cho thu hoạch 20 - 30 tấn/ha. Một số vung thâm
canh cao có thể cho thu hoạch 50 tấn/ha cao như ở Braxin (Trần Như Ý và
cs, 2000) [12]
Chuối là cây ăn quả chỉ có vùng nhiệt đới mới có nên địa bàn xuất khẩu
rộng lớn và luôn là mặt hàng có giá trị cao.
2.4.2. Giá trị dinh dưỡng

Chuối là một trong 5 loại quả trao đổi chủ yếu trên thị trường thế giới,
bên cạnh giá trị là loại quả cho khối lượng sản phẩm lớn, chuối còn có hàm lượng
dinh dưỡng khá cao, tại một số nước Châu Á, Châu Phi, chuối là lương thực, thực
phẩm chủ yếu, được sử dụng như khoai tây ở các nước có khí hậu ôn đới.
Theo phân tích của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) thành phần dinh
dưỡng trong 100 gam phần ăn được của quả chuối nhóm Cavendish (chuối
tiêu) được xuất khẩu chính trên thị trường thế giới như sau:

11
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong quả chuối
Quả chuối chín

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g phần ruột ăn được
Năng lượng 510 kJ (120 kcal)
Carbohydrate 31,89 g
- Đường 15 g
- Chất xơ thực phẩm 2,3 g
Chất béo 0,37 g
Protein 1,3 g
Vitamin A equiv. 56 µg (7%)
- beta-carotene 457 µg (4%)
Thiamine (vit. B
1
) 0,052 mg (5%)
Riboflavin (vit. B
2
) 0,054 mg (5%)
Niacin (vit. B
3
) 0,686 mg (5%)

Pantothenic acid (B
5
) 0,26 mg (5%)
Vitamin B
6
0,299 mg (23%)
Folate (vit. B
9
) 22 µg (6%)
Choline 13,5 mg (3%)
Vitamin C 18,4 mg (22%)
Vitamin E 0,14 mg (1%)
Vitamin K 0,7 µg (1%)
Calcium 3 mg (0%)
Iron 0,6 mg (5%)
Magnesium 37 mg (10%)
Phosphorus 34 mg (5%)
Potassium 499 mg (11%)
Sodium 4 mg (0%)
Zinc 0,14 mg (1%)
(Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng)
Theo Anon (1963), thành phần dinh dưỡng trong quả tính theo trọng
lượng tươi và khô đối với chuối ăn và chuối nấu như sau (dẫn theo Đặng Thị
Mai (2001)) [5].
Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các Vitamin
nhóm A và C. Tuỳ thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các
giống chuối ăn được thường giàu vitamin C và B6, còn các giống chuối trong
nhóm chuối nấu lại giàu vitamin A. Nói chung, hàm lượng vitamin trong
chuối phong phú và cao hơn một số loại quả khác như cam, táo…(bảng 2.3)



12
Bảng 2.3. Hàm lượng vitamin trong một số loại quả

Loại
quả
Caroten A
(Tiền vitamin C)
Thiamin
(Vitamin B1)
Riboflavin
(Vitamin B2)
Axit ascobic
(Vitamin C)
Chuối 0,24 0,05 0,06 10,00
Táo 0,05 0,03 0,07 5,00 - 8,00
Cam 0,04 - 0,17 0,08 0,03 - 0,05 52,00 - 53,00
(Theo Anon, 1963)
Tác giả Champion J. cho rằng quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thể
hiện khi ăn 100 g thịt quả cho mức năng lượng 110 - 120 calo. Trong khi đó,
100g táo cho mức năng lượng 64 calo, 100 g cam cho 52 calo, 100g đào cho
45 calo… Măt khác, các thành phần dinh dưỡng trong quả chuối được cơ thể
hấp thụ nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả lý tưởng cho người già, sức
khỏe yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi… Ngoài ra, quả chuối cũng có vị trí đặc
biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesteron và muối Natri…[1]
Một số phát hiện gần đây cho biết, chuối là sản phẩm có hiệu quả trong
việc chữa các bệnh về phủ tạng như đường ruột… Ngoài ra, quả chuối rất có
lợi cho những người nhiễm độc than chì, có tác dụng chống các vết loét gây ra
bởi những người bệnh dùng thuốc aspirin và có tác dụng làm lành các vết loét
này, đồng thời, trong thành phần chuối còn có đầy đủ các axit amin.

Như vậy, chuối là cây trồng mang lại lợi ích rất lớn không chỉ có ý
nghĩa kinh tế mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và là cây trồng quen thuộc của
nhiều người dân Việt Nam và người nông dân vùng nhiệt đới trên thế giới.
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới và trong nước
2.5.1. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới
Chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng
miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại
rau quả của toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về
kim ngạch sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây ở thế giới. Thích hợp với khí
hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ở những nước đang phát triển.
Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát
triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2007, tổng cộng có 130

13
nước sản xuất chuối. Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối
thường là tập trung vào một số nước nhất định .10 nước sản xuất chính chiếm tới
76% sản lượng chuối thế giới vào năm 2012. Trong đó thì Ấn Độ, Trung Quốc,
Philippin, Ecurado và Braxin chiếm 58% sản lượng chuối thế giới. Điều này càng
ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung hoá về phân phối chuối trên toàn thế giới.
Trong năm 2012, Ấn Độ dẫn đầu thế giới trong sản xuất chuối,chiếm
khoảng 24% tổng sản lượng chuối trên thế giới. Nhưng sản xuất chuối ở Ấn Độ
chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo sau Ấn Độ là Trung
Quốc, Philippin, Ecuado và Brazil như Bảng 2.4 và Hình 2.1 dưới đây:
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng chuối của 12 nước có sản lượng lớn trên
thế giới giai đoạn 2010 - 2010
Năm

Nước
Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
2010 2011 2012 2010 2011 2012

Thế giới 5162215 5255172 4953315

105726175 106058471

101992743

Ấn Độ 830000 796500 721790 29780000 28455100 24869490
Trung Quốc 373453 403257 412800 9848895 10705740 10845265
Philippin 449443 450125 454179 9101341 9165043 9225998
Ecuador 215647 191973 210894 7931060 7427776 7012244
Brazil 487790 503354 481116 6969306 7329471 6902184
Indonesia 101276 104156 105000 5755073 6132695 6189052
Angola 108740 104750 115749 2047955 2646073 2991454
Mêxicô 76927 74284 72617 2103361 2138687 2203861
Costa Rica 43031 42026 42426 2019826 2125201 2136437
Colombia 78089 78567 79301 2019625 2042926 1982702
Thái Lan 133527 133000 136000 1489740 1523428 1650000
Việt Nam 99627 99489 100000 1489740 1523428 1560000
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)[17]
Qua bảng số liệu 2.4:
Ta thấy 12 nước sản xuất chính chiếm tới 76% sản lượng chuối thế
giới năm 2012. Trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Ecudor, Brazil có
sản lượng lớn.
Sản xuất chuối ở các nước này ngày càng tăng lên cho thấy sự tập trung
hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới. Diện tích và sản lượng chuối của
các nước đều có sự biến động qua các năm không theo quy luật nào cả. Đa
phần diện tích, sản lượng có sự tăng lên qua các năm cho thấy vai trò của
chuối ngày càng được nhận thức và quan tâm nhiều hơn.

14


Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng chuối trên thế giới năm 2012
(Theo FAO STAT,2014) [17]
Xuất khẩu chuối
Theo đánh giá của FAO tổng kim ngạch xuất khẩu chuối đạt trên 18
triệu tấn vào năm 2011, trung bình tăng sẽ là 1 - 2%/năm. Chuối cũng là một
trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển Mỹ La Tinh,
Caribê, cũng như là châu Á và châu Phi - Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả
thế giới đạt được trên 8,9 tỷ/1 năm đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước
(FAO STAT, 2014) [17]

15
Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu chuối trên thế giới năm 2011
Chỉ tiêu
Nước
Số lượng (tấn) Giá trị(1000$)
Thế giới 18720855 8945885
Ecuador 5778170 2246351
Bỉ 1272098 1294403
Colombia 1828281 775275
Costa Rica 1913808 719445
Philippin 2046743 471152
Mỹ 516119 437017
Guatemala 1425584 435484
Honduras 489029 397778
Đức 366895 388278
(Nguồn: FAO Stat, 2014)[17]
Qua bảng 2.5:
Ta thấy xuất khẩu chuối nhiều nhất trên thế giới tập trung chủ yếu vào
9 nước chiếm 84% tổng số lượng chuối xuất khẩu trên thế giới. Riêng Philippin

là nước xuất khẩu chuối lớn thứ 2 trên thế giới sau Ecuador khoảng 3.731.427
tấn, đem lại kim ngạch 471 triệu USD (FAO Stat, 2011) [18]. Năm 2011,xuất
khẩu chuối của Honduras đạt 397 triệu USD, xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ
chiếm 90%. Costa Rica cũng là nước xuất khẩu chuối lớn với trên 1 triệu
tấn/năm, tăng trưởng xuất khẩu chuối của nước này trong năm 2010 đạt 20% so
với năm 2009 và kim ngạch xuất khẩu đạt 719,4 triệu USD (Theo FAO STAT,
2014) [17].
Nhập khẩu chuối
Tổng nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2011 đạt 18,9 triệu tấn. Trong
đó, nước Mỹ chiếm 22% tổng số lượng chuối nhập khẩu là nước nhập khẩu
chuối lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó là các nước EU( Bỉ, Anh, Đức,
Pháp ) có truyền thống nhập khẩu chuối .
Chỉ riêng Mỹ, các nước EU và Nga đã chiếm 51% lượng chuối nhập
khẩu trên toàn thế giới năm 2011.

16
Tổng giá trị nhập khẩu chuối trên thế giới lên tới 13,06 tỷ USD. Mặc dù
sự tập trung về mặt địa lý vẫn khá cao nhưng xu hướng đa dạng hóa ngày càng
tăng, đặc biệt là từ những năm 1990 khi có sự xuất hiện của một số nước nhập
khẩu mới. Điều này cho thấy nhuu cầu nhập khẩu chuối ngày càng lớn của một
số thị trường mới nổi như Liên bang Nga, Trung Quốc, Đông Âu… Trong khi
đó mức nhập khẩu của khu vực EU vẫn tương đối ổn định.
Bảng 2.6. Tình hình nhập khẩu chuối trên thế giới năm 2011
Chỉ tiêu

Nước
Số lượng (tấn) Giá trị (1000$)
Thế giới 18918792 13068904
Mỹ 4122683 2161339
Bỉ 1340044 1570223

Nga 1306794 948092
Đức 1288293 979249
Nhật 1064125 902868
Anh 1019227 796800
Italia 661937 544168
Pháp 567207 443164
(Nguồn: FAO STAT, 2014) [17]
2.5.2. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam
Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc
đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.
Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản
lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn
xuất khẩu một lượng khá lớn. Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong
những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: Chuối tiêu, chuối
tây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng
(Nam Định), từng là đặc sản tiến vua.
Chủng loại: các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng như chuối
tiêu, chuối lá, chuối xiêm và chuối ngự… được trồng rải rác khắp các tỉnh
thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về

17
kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp
nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm
ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao. Chuối tiêu, chuối gòn có sản
lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày
càng được cải tiến.
Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu
của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau. Viện Nghiên cứu
Cây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây
giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang

màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan
vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng
Nai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển
cây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối (Nguyễn Văn Luật, 2010) [4].
Trong chiến lược xuất khẩu hàng nông sản đến năm 2020, Bộ Công
thương có đề cập đến việc xuất khẩu chuối và xem đây là một mặt hàng
quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Mặt khác chuối Việt Nam theo đề
án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn
2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuối được nhiều địa
phương chọn làm cây trồng chủ lực. Chuối Việt Nam theo ông Vũ Mạnh
Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương, chuối là loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao.
Bảng 2.7. Diện tích chuối phân theo vùng (Đơn vị: 1000 ha)
Năm

Vùng
2009 2010 2011
Cả nước 116,2 119,5 122,6
Đồng bằng sông Hồng 17,3 17,7 17,8
Trung du và miền núi phía Bắc 14,6 15,3 16,7
Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 31,3 32,8 33,1
Tây Nguyên 4,3 4,5 4,8
Đông Nam Bộ 10,8 10,6 10,6
Đồng bằng sông Cửu Long 37,9 38,6 39,6
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
năm 2014[18]

×